b Đề xuất các phương pháp giúp ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất, sử dụng tài nguyên đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu về đất
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Trang 2Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
1 H ọ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
MSSV: 0951080008 Lớp: 09DMT1
Ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
2 Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng sử dụng đất Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh và
đề xuất các giải pháp sử dụng đất đai hợp lý đến năm 2020
3 Các d ữ liệu ban đầu :
a) Tình hình đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
b) Tình hình quản lý và sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, theo đơn vị hành chính.Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Quận 4
c) Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của Quận 4
d) Báo cáo hiện trạng sử dụng đất của Quận 4 năm 2011, 2012
e) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Quận 4 đến năm 2020
f) Các số liệu thống kê, kiểm kê đất qua các thời kì
g) Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4 Các yêu c ầu chủ yếu :
a) Tìm hiểu công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn Quận 4
b) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị tại Quận 4
c) Dựa vào hiện trạng và các căn cứ pháp lý về quản lý sử dụng đất, từ đó đề
xuất các phương pháp khắc phục nhược điểm, giúp việc quản lý đạt hiệu quả cao
Trang 35 K ết quả tối thiểu phải có:
a) Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất tại Quận 4
b) Đề xuất các phương pháp giúp ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất, đảm
bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất, sử dụng tài nguyên đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
quận 4 với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái
Ngày giao đề tài: 18/ 04 / 2013 Ngày nộp báo cáo: 17/ 07 /2013
Trang 4L ỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Thái Văn Nam, người đã hướng dẫn
em tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên
Trang 5L ỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đồ án tốt nghiệp này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy Thái Văn Nam, không sao chép từ bất cứ đồ án nào khác
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trong bài là trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Sinh viên
Nguy ễn Thị Trâm Anh
Trang 6M ỤC LỤC
L ời cảm ơn
L ời cam đoan
Danh m ục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh m ục hình ảnh
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp luận 3
4.2 Phương pháp thực tế 4
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
5.1 Đối tượng nghiên cứu 18
5.2 Ph ạm vi nghiên cứu 18
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 18
6.1 Ý nghĩa khoa học 18
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 18
7 Kết cấu của đồ án 18
CHƯƠNG 1 TỒNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN 4 20
1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 20
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
1.1.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên .22
1.1.3 Thực trạng môi trường 24
1.1.4 C ảnh quan 33
1.2 Tổng quan về kinh tế - xã hội Quận 4 35
1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 35
Trang 71.2.2 Dân s ố 37
1.2.3 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội 38
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ 39
2.1 Quy hoạch và quản lý sử dụng đất đô thị 39
2.1.1 Đất đô thị 39
2.1.2 Quy ho ạch đất đô thị 40
2.1.3 Quản lý đất đô thị 41
2.2 Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai 42
2.2.1 T ổng quan về GIS 42
2.2.2 Hiện trạng nghiên cứu, ứng dụng GIS trong quản lý đất đai 52
2.2.3 Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai .52
2.3 Quản lý sử dụng đất đô thị Quận 4 .54
2.3.1 Tình hình qu ản lý .54
2.3.2 Quy ho ạch sử dụng đất Quận 4 55
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN 4 VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH 60
3.1 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch .60
3.1.1 So sánh s ố liệu thực tế năm 2010 với kế hoạch sử dụng đất năm 2010 60
3.1.2 Tình hình thực hiện 61
3.2 Thực trạng phát triển đô thị Quận 4 65
3.3 Biến động sử dụng đất 68
3.4 Đánh giá tiềm năng đất đai .71
3.4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 71
3.4.2 Ti ềm năng đất đang sử dụng 72
3.5 Đánh giá các tác động của quy hoạch sử dụng đất 73
3.5.1 Tác động tích cực 73
3.5.2 Tác động tiêu cực 74
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HỢP LÝ TẠI QUẬN 4 VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 82
Trang 84.1 Định hướng sử dụng đất đến năm 2015 – 2020 82
4.1.1 Định hướng sử dụng đất dài hạn 82
4.1.2 Quy hoạch sử dụng đất tại Quận 4 84
4.1.3 Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận 4 93
4.2 Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình triển khai quy hoạch 94
4.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất 94
4.2.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước 94
4.2.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động từ chất thải rắn 94
4.2.4 Biện pháp giảm ô nhiễm không khí 95
4.2.5 Biện pháp phòng chống cháy nổ 96
4.3 Các biện pháp, giải pháp đối với hoạt động quy hoạch sử dụng đất 96
4.3.1 Các bi ện pháp sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường, đảm bảo sử d ụng hiệu quả theo phương án quy hoạch, sử dụng đất 96
4.3.2 Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 97
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 100
1 Kết luận 100
2 Kiến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PH Ụ LỤC
CSDL : Cơ sở dữ liệu
CTSN : Công trình sự nghiệp
DT : Diện tích
ĐDD : Đất dân dụng
ĐKTDD : Đất khác trong dân dụng
ĐNDD : Đất ngoài dân dụng
GIS : Geographie Information System: Hệ thống thông tin địa lý
Trang 9GDĐT : Giáo dục đào tạo
Trang 10DANH M ỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu tại trạm quan trắc Phú An 22
Bảng 1.2: Chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn quận 4 24
Bảng 1.3: Chất lượng nước mặt khu vực quận 4 26
Bảng 1.4: Chất lượng nước mặt khu vực quận 4 27
Bảng 1.5: Phân bố dân cư theo phường 36
Bảng 2.1: Quy hoạch sử dụng đất năm 2010 57
Bảng 3.1: Hiện trạng thực hiện quy hoạch 2005-2010 60
Bảng 3.2: Bảng biến động sử dụng đất 2011-2012 67
Bảng 3.3: Bảng hiện trạng sử dụng đất Quận 4 năm 2012 70
Bảng 3.4: Tóm tắt các tác động tiềm tàng 79
Bảng 4.1:Khoảng cách trồng cây theo tiêu chuẩn cho phép của Công ty Cây xanh TPHCM Bảng 4.2: Bảng dự báo phát triển quy mô dân số 85
Bảng 4.3: Bảng dự báo phát triển quy mô dân số theo phường 85
Bảng 4.4: Bảng dự báo quy mô dân số theo cụm dân cư qua các giai đoạn 86
Bảng 4.5: So sánh các chỉ tiêu đất đai của Quận 4 và Tp HCM 87
Bảng 4.6: Nhu cầu dùng đất của các cụm dân cư 89
Bảng 4.7: Bảng cân bằng sử dụng đất đến năm 2015 89
Bảng 4.8: Bảng cân bằng sử dụng đất đến năm 2020 91
Trang 11DANH M ỤC HÌNH ẢNH
Hình 0.1: Color 42, mã loại đất là ODT, tên loại đất là đất ở đô thị 5
Hình 0.2: Các loại đất khác nhau trong đất ở đô thị 6
Hình 0.3: Xuất dữ liệu sang các trường mới 6
Hình 0.4: Xuất Annotation sang lớp mới 7
Hình 0.5: Chọn màu và gắn mã cho các loại đất 7
Hình 0.6: Chọn mã loại đất 8
Hình 0.7: Kết quả chọn loại mã đất 8
Hình 0.8: Gán tên cho các loại đất 9
Hình 0.9: Kết quả gán tên các loại đất 10
Hình 0.10: Gom nhóm các đối tượng và đặt tên theo quy định 9
Hình 0.11: Chọn layer và tên trường cần hiển thị 11
Hình 0.12: Bản đồ hiển thị hoàn chỉnh 11
Hình 0.13: Hiển thị tên loại đất 12
Hình 0.14: Gán màu cho các loại đất 13
Hình 0.15: Bản đồ đã gán màu cho các loại đất 13
Hình 0.16: Bản đồ ở chế độ Layer view 14
Hình 0.17: Chọn lưới chiếu 14
Hình 0.18: Chọn loại lưới chiếu tick marks and labels 15
Hình 0.19: Bản đồ thể hiện trên lưới tọa độ 15
Hình 0.20: Chèn kim chỉ nam, chú giải, tỷ lệ cho bản đồ 16
Hình 0.21: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Quận 4 năm 2010 16
Hình 0.22: Lưu và xuất bản đồ 17
Hình 1.1: Mảng xanh dọc bờ kênh 33
Hình 1.2: Cây xanh đường phố 34
Hình 2.1: Các thành phần của GIS 42
Hình 2.2: Các chức năng của GIS 43
Hình 2.3: Sơ đồ nhập dữ liệu 44
Trang 12Hình 2.4: Mô hình của modul quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu 44
Hình 2.5: Mô hình vector 46
Hình 2.6: Mô hình Raster 46
Hình 2.7: Các loại hình sử dụng đất thể hiện các giá trị rời rạc dạng số nguyên 47
Hình 2.8: Độ cao thể hiện các giá trị liên tục dạng thập phân 47
Hình 2.9: Cơ sở dữ liệu nền GIS 47
Hình 2.10: Thành phần của bản đồ nền GIS 48
Hình 4.1: Quy trình tích hợp GIS xây dựng bản đồ quy hoạch 93
Trang 13M Ở ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
Quá trình sử dụng đất luôn là tiền đề tạo ra những thay đổi quan trọng trong mọi lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường…Có thể nói quá trình sử dụng đất đóng vai trò vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng là tác nhân gây ra những vấn đề môi trường tiêu cực Chính vì thế, việc đánh giá mức độ thích hợp của sử dụng đất là một vấn đề có ý nghĩa thực tế, giúp cho các nhà quản
lý và quy hoạch vùng có thể điều chỉnh kịp thời và đề xuất các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và môi trường tốt hơn trong tương lai
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển Theo định hướng phát triển
đô thị Việt Nam đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 103 triệu người trong đó dân
số đô thị khoảng 46 triệu người Với tốc độ đo thị hóa như hiện nay, dân số tập trung ở các đô thị ngày một tăng nhanh Sự quá tải ở một số đô thị lớn như Hà Nội,
Hồ Chí Minh cùng với các yêu cầu về nhà ở, việc làm, chất lượng môi trường sống ngày càng trở nên cấp thiết và đói hỏi phải có hướng giải quyết đúng đắn
Để đáp ứng được yêu cầu đô thị hóa nêu trên, việc quản lý đô thị nói chung, quản lý
và phát triển quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất nói riêng là việc hết sức quan trọng Trong những năm qua, công tác này đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả, việc quản lý và phát triển quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt, việc
sử dụng quỹ đất không đúng mục đích, lãng phí là tình trạng mang tính phổ biến trên cả nước nói chung Nguyên nhân chính là do công tác quản lý về quy hoạch-
kiến trúc chưa đáp ứng được nhu cầu; công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy
hoạch còn nhiều bất cập, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn yếu
Quận 4 là một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý thuận lợi và
Trang 14nhỏ nhất so với 24 quận huyện của thành phố, tuy nhiên mật độ dân số trung bình
rất cao 43.423 người/km2
, tất cả các loại hoạt động kinh tế được tiến hành trên cùng
một diện tích đất, do đó áp lực đối với quỹ đất eo hẹp của quận là rất lớn Trong trường hợp sử dụng không hợp lý diện tích đất đô thị của quận sẽ mang đến những
tổn thất không lường được cho sự phát triển kinh tế và môi trường Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc quản lý, sử dụng hợp lý đất đô thị tại quận 4,
đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp sử dụng đất đai hợp lý đến năm 2020” được đề xuất giúp có cái nhìn chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất, cơ cầu của từng loại đất nhằm chỉ ra sự
hợp lý cũng như những bất cập trong việc bố trí, sử dụng quỹ đất trong thực tế, từ
đó có thể khai thác quỹ đất hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung vào hai mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất tại Quận 4
- Đề xuất các phương pháp giúp ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất, đảm bảo
mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất, sử dụng tài nguyên đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 4 với sử
dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái
3 N ội dung
Tìm hiểu công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn Quận 4
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị tại Quận 4
Dựa vào hiện trạng và các căn cứ pháp lý về quản lý sử dụng đất, từ đó đề xuất các
phương pháp khắc phục nhược điểm, giúp việc quản lý đạt hiệu quả cao
Trang 154 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
Quy hoạch sử dụng đất là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, thay đổi sử
dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội chọn lọc và thực hiện những sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất, phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong trong lai
Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất dựa vào số liệu kiểm đất đai thực tế mới nhất
của Quận 4 nhằm có cái nhìn tổng quát đối với tiềm năng đất đai tại địa bàn quận; trên cơ sở đó quy hoạch, phân phối lại quỹ đất trong tương lai sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của người dân mà vẫn đảm bảo khía cạnh môi trường
và phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Phương pháp thực tế
4.2.1 Phương pháp kế thừa
Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn, các quy hoạch của các ngành có liêna quan đến việc sử dụng đất đai để rút ra quy luật phát triển, biến động đất đai
4.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Thu thập và phân tích các thông tin về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã
hội, hiện trạng môi trường, sử dụng đất, quy hoạch…như:
- Tình hình đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
- Tình hình quản lý và sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, theo đơn vị hành
Trang 16- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Quận 4
- Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của Quận 4
- Kiển kê đất đai của Quận 4 năm 2011, 2012
- Các số liệu thống kê, kiểm kê đất qua các thời kì
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Thu thập và phân tích các thông tin về sử dụng và quản lý đất đô thị
4.2.3 Phương pháp bản đồ
ất cả các nhu cầu sử dụng đất của được thể hiện trên bản đồ điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất năm 2020, các bản đồ này có thể được chồng ghép với bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2020 để trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý phát hiện, xử lý
chồng lấn và các điểm bất hợp lý
Dữ liệu lấy về thuộc 2 định dạng khác nhau là microstation và AutoCad Sử dụng
phần mềm ArcGis để biên tập lại dữ liệu và thành lập bản đồ
Bước 1: Khảo sát dữ liệu
Mục đích là tìm xem những đối tượng giống nhau thì có cùng trường chung nào không
Sau khi khảo sát dữ liệu ta thấy:
- Đối với dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010, cùng một đối tượng sẽ có cùng màu Tuy nhiên phần thuộc tính nằm ở lớp annotation, phần không gian
Trang 17nằm ở lớp polyline và polygon Mục đích là liên kết phần không gian và thuộc tính và gán mã loại đất và tên loại đất cho từng vùng
- Đối với dữ liệu quy hoạch sử dụng đất năm 2020 là dữ liệu bên AutoCad,
quản lí theo layer và màu sắc, những đối tượng giống nhau nằm trong cùng 1 layer sẽ có cùng một màu Mỗi layer là một loại đất khác nhau
- Trong lớp polyline và polygon tên loại đất nằm trong trường layer Tuy nhiên, cùng là đất ở tại đô thị nhưng lại phân ra làm nhiều loại khác nhau như đất dân cư hiện hữu kết hợp xây dựng, đất dân cư hiện hữu cải tạo kết
hợp xây dựng, đất dân cư kết hợp xây dựng Vì vậy, cần gom nhóm các đối tượng lại với nhau
Trang 18Hình 0.2: Các lo ại đất khác nhau trong đất ở tại đô thị
Bước 2: Xuất dữ liệu
Sau khi khảo sát xong các trường cần thiết, xuất dữ liệu sang trường mới để dễ dàng biên tập
Bấm chuột phải vào lớp dữ liệu chọn data/ Data Export, sau đó chọn đường lưu file
Đối với dữ liệu hiện trang sử dụng đất, trường thuộc tính nằm trong lớp Annotation
vì vậy cần xuất Annotation ra một lớp mới Vào Arccatalog, chọn Coversion
Trang 19Tools/To Geodatabese/Import CAD Annotation Thanh công cụ hiện ra chọn lớp Annotation, chọn tỉ lệ và chọn đường lưu
Bước 3: Biên tập dữ liệu mã loại đất và gán tên loại đất
Đối với dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
- Hiển thị level 33 của annotation là mã loại đất để gán mã cho vùng
- Chọn các màu giống nhau và gán mã loại đất
Trang 20- Từ mã loại đất gán tên loại đất
• Chọn mã loại đất
Kết quả
Trang 21• Gán tên loại đất
Kết quả
Trong AutoCad những trường giống nhau có cùng màu sắc, xem thuộc tính trong trường layer từ đó gán tên loại đất, gom nhóm các đối tượng, đặt tên theo thông tư quy định về kí hiệu bản đồ của bộ tài nguyên môi trường năm 2011
Trang 22Hình 0.10 : Gom nhóm các đối tượng và đặt tên theo quy định
Bước 4: Hiển thị bản đồ trước khi trình bày trang in
Chọn tất cả các lớp dữ liệu cần thiết
Các lớp dữ liệu sử dụng gồm:
- Dữ liệu sử dụng đất Quận 4, dữ liệu mạng lưới giao thông Quận 4 và dữ liệu
thủy hệ biện tập từ dữ liệu do Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 4 cung cấp
- Dữ liệu thành phố Hồ Chí Minh quận huyện: mục đích lấy ranh giới với
Quận 4
- Dữ liệu Quận 4 gồm các phường, nhằm hiển thị tên các phường trong Quận
4 (lấy từ phòng GIS – Trường Đại học Nhân văn TP HCM)
Hiển thị tên các phường tại Quận 4:
- Bấm chuột phải vào dữ liệu hành chính Quận 4, chọn properties, màn hình
hiện ra chọn layer, chọn tên trường hiển thị và chọn OK
Trang 23Hình 0.11: Ch ọn layer và tên trường cần hiển thị
Kết quả
ản đồ hiển thị hoàn chỉnh
Trang 24- Đối với lớp thủy hệ làm tương tự, click chuột phải vào trường thủy hệ chọn properties, chọn mục label, đánh dấu vào ô label và chọn trường tên sông
Hiển thị tên loại đất, gán màu cho các đối tượng tên loại đất theo quy định của bộ tài nguyên và môi trường về kí hiệu bản đồ sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất:
- Vào properties của lớp SDD, chọn thẻ symbol/Categories/Unique values
- Tại Value Fiel chọn loại đất
- Hiển thị màu theo quy định: double click vào màu sắc hiển thị mặc định cho
mỗi loại đất và gán lại giá trị màu bằng cách vào thẻ more color và gán các giá trị red, green, blue → OK
Trang 25Hình 0.14: Gán màu cho các lo ại đất
Kết quả
Trang 26Bước 5: Trình bày trang in và xuất bản đồ
- Chọn sang chế độ Layer view
Trang 27• Chọn loại lưới chiếu
Kết quả
Trang 28- Ghi tên bản đồ, chèn kim chỉ nam, thước tỉ lệ, chú giải cho bản đồ
Kết quả
Trang 29- Xuất bản đồ
4.2.4 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đất đai, xây dựng, kinh tế…
4.2.5 Phương pháp mô hình toán
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP, kết quả dự báo dân số để tính toán nhu cầu sử
dụng đất và bố trí quy hoạch theo quy chuẩn, định mức sử dụng đất của các cấp, các ngành cho từng lĩnh vực
Quỹ đất được phân bố theo từng cụm dân cư Phần tính toán chi tiết được trình bày trong mục 4.1.2
Diện tích các loại đất tính theo công thức:
Diện tích (ha) = Chỉ tiêu (m 2 /người) x 10 -4
x S ố dân (người)
Trang 305 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đất đô thị trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất các giải pháp sử dụng đất đai hợp lý đến năm 2020
Thời gian: đồ án được thực hiện trong 03 tháng
Nội dung: do giới hạn của số liệu thống kê đất đai tại Quận 4, đề tài chỉ đánh giá
hiện trạng sử dụng đất năm 2012 trên địa bàn Quận 4
Phạm vi: toàn bộ đất đai của Quận 4, Tp HCM
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội của
Quận 4 Nội dung của chương 1 là khái quát những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường của Quận 4; sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận
Trang 31- Chương 2: Tổng quan về quy hoạch và quản lý đất đô thị Nội dung của chương 2 là tiếp cận các khái niệm, nội dung, mục tiêu của quy hoạch và
quản lý sử dụng đất; tìm hiểu về GIS, những hiệu quả GIS mang lại hoạt động trong quản lý đất đai; hiện trạng quy hoạch, quản lý sử dụng đất tại
Quận 4
- Chương 3: Đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại
Quận 4 và tác động của hoạt động quy hoạch Nội dung chương 3 là so sánh
kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 với hiện trạng sử dụng đất thực tế năm
2010 trên cơ sở đó đánh giá tình h ình triển khai thực hiện quy hoạch tại
Quận 4; ứng dụng GIS chạy bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; thống
kê số liệu biến động của các loại đất trên địa bàn Quận 4; đánh giá tiềm năng đất đai và các tác động của hoạt động quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở đề
xuất biện pháp, giải pháp trong chương 4
- Chương 4: Đề xuất các biện pháp, giải pháp Nội dung chương 4 là định hướng sử dụng đất hợp lý đến năm 2015, năm 2020 tại Quận 4; ứng dụng GIS chạy bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 Đề xuất các biện pháp
giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch
- Kết luận – Kiến nghị
- Phụ lục
Trang 32CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI QUẬN 4
1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
1.1.1.1 V ị trí địa lý
Quận 4 là một quận giáp ranh với trung tâm thành phố, có hình dạng như một cù lao tam giác với tổng diện tích 417,08km2, tỉ lệ diện tích so với thành phố là 0,1995% (xếp thứ 24/24 quận huyện) Tổng số dân là 204.408 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm 92,91%, dân tộc Hoa chiếm 4,08%, còn lại là các dân tộc khác Mật độ dân
số 48.791 người/km2đứng thứ 2/24 quận huyện
Địa giới hành chính được chia thành 15 phường, 51 khu phố và 661 tổ dân phố Địa
giới hành chính của Quận 4 được giới hạn bởi:
- Phía Đông giáp Quận 2
- Phía Tây giáp Quận 1
- Phía Nam Giáp Quận 7
- Phía Bắc giáp với Quận 1 và Quận 2
Quận 4 có 3 mặt thủy đạo: đoạn sông Sài Gòn dài 2.300m, kênh Tẻ dài 4.400m và
rạch Bến Nghé dài 2.300m, đều áp sát ngay bờ đất quận, làm ranh giới chia cắt với các quận 1, 2, 7 và 8
1.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình quận 4 tương đối bằng phẳng và thấp, có cao độ trung bình từ 0,5-2m, bị phân cách bởi hệ thống kênh rạch tự nhiên (rạch Cầu Dừa, rạch Cầu Chông) và các đầm trũng Đặc điểm nổi bật nhất của địa hình Quận 4 là có những nơi thấp hơn 30cm so với đỉnh chiều cao nhất, nhiều nơi bị ngập nước khi thủy triều lên cao hoặc mưa lớn
Trang 33Khu vực Quận 4 có đất nền phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét pha lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, sức chịu tải của nền đất nhỏ thấp hơn 1,0kg/cm2
- Nhiệt độ: tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình trong năm khoảng 28o
C
- Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.321mm Các tháng mùa mưa chiếm 88% tổng lượng mưa hàng năm Lượng mưa trong các tháng mùa khô không đáng kể
- Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 73% và thay đổi theo mùa Mùa mưa độ ẩm không khí cao, mùa khô độ ẩm không khí thấp
- Bão rất ít xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa hay áp thấp nhiệt đới gây giông và mưa nhiều
- Lũ lụt hầu như không có
1.1.1.4 Thủy văn
Địa bàn Quận 4 được bao bọc bởi sông Sài Gòn và 2 hệ thống sông chính:
- Sông Sài Gòn: nằm ở phía Đông Bắc của Quận 4, chiều dài đoạn sông chảy trong phạm vi quận khoảng 2.300m, lòng sông rộng từ 200-300m, độ sâu từ 10-20m
- Kênh Tẻ: nằm ở phía Nam của Quận 4, chiều dài đoạn kênh chảy trong phạm
vi quận khoảng 4.400m, lòng kênh rộng từ 100-150m, chiều sâu từ 6-8m
- Kênh Bến Nghé: nằm ở phía Tây Bắc của Quận 4, chiều dài chảy trong phạm
vi của quận khoảng 2.300m, lòng kênh rộng từ 80-100m, chiều sâu từ 4-6m
Trang 34- Các kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai Chế độ thủy văn của cả hai sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán
nhật triều biển Đông
- Theo các số liệu tại trạm quan trắc tại trạm Phú An, mực nước cao nhất (Hmax) và mực nước thấp nhất (Hmin) tương ứng với các tần suất (P) khác nhau như trong bảng 1.1
Tần suất (P) 1% 10% 25% 50% 75% 99%
Hmax 1.53 1.45 1.40 1.36 1.31 1.22
Hmin -1.58 -1.39 -2.09 -2.23 -2.34 -2.50
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.1.2.1 Tài nguyên đất
Khu vực Quận có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét pha lẫn nhiều tạp chất hữu cơ Sức chịu tải của nền đất nhỏ, thấp hơn 1,0 kg/cm2
Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất từ 0,5m đến 1m
Diện tích đất tự nhiên: Quận 4 có diện tích tự nhiên là 417,08ha, chiếm 0,20% diện tích tự nhiên của thành phố, là quận có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 24 quận, huyện Diện tích tự nhiên bình quân đạt 22,51m2/người cũng là mức thấp nhất so
với các quận, huyện
1.1.2.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Quận 4 là một bán đảo được bao quanh bởi kênh Bến Nghé, kênh
Tẻ và sông Sài Gòn, có nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú Nước sông Sài
Gòn thường bị nhiễm phèn và nhiễm mặn
Nguồn nước ngầm: dựa vào thành phần thạch học, cấu trúc địa chất, đặc điểm thủy
lực, cách lưu thông và lưu trữ nước, tài nguyên nước ngầm Quận 4 được chia thành:
- Tầng chứa Holoxen (Q2): phân bố rộng trên toàn Quận, chiều dày trung bình khoảng 17m, có xu hướng chìm dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang
Trang 35Tây Chiều sâu đáy tầng chứa nước từ 12-22m tầng này chứa nước kém, nước đục có màu hơi vàng, trên mặt có váng rỉ sắt, mùi tanh, vị chua
- Tầng chứa nước Pleitoxen (Q1): phân bố rộng trên toàn Quận, bị tầng chứa nước Holoxen phủ lên Chiều dày trung bình khoảng 42m, có xu hướng chìm
dần từ Bắc xuống Nam, chiều sâu đáy từ 63-76 m Tầng này có chiều dày lớp
chứa nước lớn, khả năng chứa nước trung bình song có chất lượng nước xấu,
bị nhiễm mặn và phèn
- Tầng chứa nước Plioxen trên (N22): phân bố rộng khắp, chiều dày trung bình khoàng 65m, độ sâu từ 135-142m tuy có khả năng chứa nước lớn nhưng
chất lượng nước bị nhiễm mặn không đạt chuẩn dùng cho sinh hoạt
- Tầng chứa nước Plicoxen dưới (N12): phân bố rộng trên toàn Quận, có độ sâu
từ 250-270m, chiều dày trung bình 95m Khả năng chứa nước lớn, nước nhạt phân bố ở phía Tây của Quận, diện tích khoảng 2km2
, chất lượng nước cơ
bản đáp ứng tiêu chuẩn ăn uống, sinh hoạt, tĩnh nông, áp lực lớn, chiều sâu khai thác vừa phải nên có thể khai thác được dễ dàng
- Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi (Mz): Phân bố rộng khắp trên toàn Quận, bị tầng chứa nước Pliocen dưới phủ trực tiếp lên có chiều dày khoảng 2000 m Trong tầng chứa nước này chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào, tuy nhiên do mức độ nứt nẻ kém nên khả năng chứa nước rất hạn chế
Tài nguyên nước ngầm Quận 4 chỉ có tầng chứa nước Plicoxen dưới (N2) là có triển
vọng khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất Tuy nhiên vùng nước nhạt chỉ tập trung ở phía Tây, phía Đông nước hoàn toàn không sử dụng được do bị nhiễm mặn
1.1.2.3 Tài nguyên sinh học
Thực vật phiêu sinh (Phytoplanktons): có 151 loài tảo thuộc 6 nhóm, loài đặc trưng thuộc bộ Bacillariophyta (72 loài chiếm 47,7%) Các loài đặc trưng cho môi trường
ô nhiễm trung bình (mesosaprobic) được tìm thấy gồm: Oscillatoria limnetica, Oscillatoria nigroviridis, Oscillatoria subbrevis, Arthrospira gomotiana, cyclotella
Trang 36meneghiniana, coscinodiscus rothii, pleurosigma fasciola, Nitzschia sigma, closteriopsis longgissgma, euglena acus Các loài đặc trưng cho nước lợ bao gồm: Leptocylindrus danicus, chactoceros, compactum, synedra ulna, thalassiothric frauenfeldii Các loài đặc trưng cho nước phèn nhẹ bao gồm: Eunotia tautoniensis,
Eunotia lunaris, Eunotia sudentica, Pinnularia braunii, Ankistrodesmus falcatus,
Scenedesmus closterium Cấu trúc số lượng: mật độ cá thể của các loài thực vật phiêu sinh trong khu vực khảo sát là 20.500.000-4.690.000 tế bào/m3, trong đó mật
độ thấp nhất là ở kênh Bến Nghé (20.500.000 – 88.000.000 tế bào/m3
) và loài Cycotella Meneghiniana là phổ biến nhất
Động vật phiêu sinh (Zooplanktons): có 35 loài động vật phiêu sinh khu vực sông Sài Gòn (địa bàn quận 4) Các loài chỉ thị cho môi trường nước chua như: Lecane Hastata, Brachionus Quadridentatus, Macrothric Triserialis đã được tìm thấy ở kênh Bến Nghé Các loài chỉ thị cho môi trường nhiễm bẩn vừa như: Rotaria Neptunia, Rotaria Rotaria, P hilodina Reseola, Polyarthra Vulgaris, Diplois Davesi, Brachionus
Angularis, Brachionus Plicatilis (Rotaria), Moina Dubia (Cladocera), Mesocyclops
Leuckarti, Thermocyclops Hyalium (Copepoda), Zoothamium Arbuscula (Protozoa) Cấu trúc số lượng: số lượng động vật phiêu sinh khu vực khảo sát từ 2.100 – 510.600 cá thể/m3
, trong đó loài Limmnodrilus Hoffmeisteri (Oligochaeta - Tubificidae) chiếm ưu thế tuyệt đối về số lượng (84,0-96,5%)
Đề tài tập trung đánh giá hiện trạng môi trường không khí và môi trường nước
1.1.3.1 Môi trường không khí
Nồng độ của một số chỉ tiêu trong không khí trên địa bàn Quận 4 được trình bày trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn Quận 4
Trang 372 SO 2 mg/m 0,202 0,131 0,128 0,103 0,108 0,35
3 NO 2 mg/m3 0,467 0,308 0,124 0,145 0,098 0,2
4 CO mg/m3 14,6 13,9 10,4 9,8 9,5 30
KK1: Ngã tư Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành
KK2: Ngã ba Tôn Thất Thuyết – Nguyễn Tất Thành
KK3: Ngã ba Tôn Đản – Vĩnh Hội
KK4: Ngã ba Nguyễn Thái Học Hoàng Diệu
KK5: Ngã ba Bến Vân Đồn – Nguyễn Khoái
Đánh giá:
- Bụi lơ lửng: Nồng độ bụi lơ lửng CO tại các vị trí đo đều đạt QCVN cho
phép có giá trị nằm trong khoảng từ 0,22-0,3 mg/m3 Tuy nhiên, tại vị trí ngã
tư Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi với giá trị là 0,38mg/m3 vượt giới hạn cho phép của QCVN 05-2009 quy định là 0,3 mg/m3 Điều này chứng tỏ tại khu vực này đã bị ô nhiễm bụi do ảnh hưởng
của hoạt động giao thông
- Nồng độ NO2: Nồng độ NO2 tại các vị trí đo đều đạt QCVN cho phép có giá trị nằm trong khoảng từ 0,098-0,145 mg/m3 Tuy nhiên, tại vị trí ngã tư Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành giá trị là 0,467mg/m3 và ngã ba Tôn Thất Thuyết-Nguyễn Tất Thành giá trị là 0,308 mg/m3 vượt giới hạn cho phép của QCVN 05-2009 quy định là 0,2 mg/m3 điều này chứng tỏ tại khu vực này đã
bị ô nhiễm NO2 do ảnh hưởng của hoạt động giao thông
- Nồng độ SO2: nồng độ SO2 tại các vị trí đo có giá trị từ 0,103-0,202 mg/m3
và đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05-2009 quy định là 0,35mg/m3
- Nồng độ CO: nồng độ CO tại các vị trí đo có giá trị từ 9,5-14,6 mg/m3, đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 05-2009 quy định là 30 mg/m3
- Qua kết quả trên cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại quận 4 có dấu hiệu
ô nhiễm Một số chỉ tiêu đo đạt như bụi, NO2 đã vượt quá tiêu chuẩn cho
Trang 38phép chất lượng không khí xung quanh của Việt Nam Do vậy ô nhiễm do giao thông là vấn đề cần thiết được quan tâm trong quy hoạch để bảo vệ môi
trường đô thị, vì nó ảnh hưởng đến chất lượng không khí chúng ta đang sống
1.1.3.2 Môi trường nước
a) Nước mặt
Từ kết quả phân tích chất lượng nước mặt kênh Bến Nghé và kênh Tẻ thuộc địa bàn quận 4 của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Quản lý Môi trường (CENTEMA) cho ta thấy hai kênh này đã bị ô nhiễm nặng Một số chỉ tiêu quan trọng đã vượt qua nồng độ cho phép nhiều lần, đặc biệt là một số chỉ tiêu nêu trong bảng 1.3
Bảng 1.3: Chất lượng nước mặt khu vực quận 4
Thông s ố Đơn vị Trung bình Th ấp nhất Cao nhất QCVN 08:2008
Chất lượng môi trường môi trường nước tại Kênh Bến Nghé và Kênh Tẻ ngày càng xấu do phải tiếp nhận nước thải từ quận 1,4,7,8
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Quận 4 các giá trị COD, BOD,
DO, As, Coliform, E-coli, SS đều không đạt chuẩn QCVN 08-2008 qui định đối
Trang 39với nguồn loại B Chỉ số pH thấp, dao động từ 3,4-3,9 so với giới hạn cho phép 9,0 Hiện nay các kênh này không còn khả năng tự hóa giải vì luôn phải tiếp nhận các nguồn chất hữu cơ mới, mà quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra chậm hơn nhiều so với tốc độ xả chất thải xuống kênh
5,5-Hệ thống kênh rạch của quận chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều nền chất lượng nước vào lúc triều cường tốt hơn so với chất lượng nước vào lúc triều kiệt Các chỉ tiêu vượt ngưỡng điều này chứng tỏ nước mặt đã bị ô nhiễm nặng
Giá trị đo DO nằm trong khoảng 0-0.6mg/l (QCVN 08-2008 là 2mg/l) không đạt tiêu chuẩn quy định làm cho các sinh vật dưới nước không thể sống và phát triển được
Chỉ tiêu tổng Coliform lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn, do vậy nước kênh là một trong những nguồn gây nên bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như dịch tả, sốt huyết…
Đoạn kênh Bến Nghé và kênh Tẻ chảy qua Quận 4 hiện đã bị ô nhiễm nặng do tiếp
nhận nước thải sinh hoạt chưa được xử lý Việc cải tạo và nâng cấp Kênh Bến Nghé đang nằm trong Dự án cải thiện môi trường nước Thành Phố Hồ Chí Minh
b) Nước ngầm
Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại Quận 4 được trình bày trong bảng 1.4
Bảng 1.4: Chất lượng nước ngầm tại Quận 4
Trang 407 Cl mg/l 650 540 480 250
8 Tổng Fe mg/l 35,5 11,2 10 5
Vị trí lấy mẫu:
- N1:Nước giếng khoan (60m) tại Trạm trung chuyển rác Tôn Thất Thuyết
- N2: Nước giếng khoan (45m) tại Cty TNHH Mai Trinh
- N3: Nước giếng khoan (40m) tại Vườn ươm Quận 4
Đánh giá qua kết quả khảo sát của Liên Đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam, Viện Kỹ
thuật nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP) tại các vị trí lấy mẫu cho thấy:
- Kết quả pH rất thấp từ 3,4-3,6 (QCVN 09:2008/BTNMT là 6,5-8,5) giá trị
pH thấp và không nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
- Giá trị Fe tổng rất cao và nằm ngoài phạm vi giới hạn cho phép và cao hơn QCVN từ 2-18 lần
- Riêng mẫu N1 lấy tại giếng khoan ở Trạm trung chuyển rác đường Tôn thất thuyết có hàm lượng TDS và Cl- cao nhất trong 3 mẫu đo, TDS gấp 1,8 lần
và Cl- gấp 1,1 lần so với tiêu chuẩn cho phép
1.1.3.3 Các nguồn gây ô nhiễm
Khu dân cư chất lượng thấp, khu nhà ổ chuột: hiện nay, Quận đã di dời được 714 căn nhà trên và ven rạch và giải quyết được 1.906 căn hộ tái định cư phục vụ cho chương trình chỉnh trang và xây dựng đô thị của Quận Tình trạng nhà trên kênh rạch vẫn còn nhiều tại các phường 1, 2, 3, 5 Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường
và làm vẻ mỹ quan của đô thị Các hộ dân sống trong khu vực này không đảm bảo
vệ sinh môi trường Các chất thải bị xả trực tiếp các chất thải xuống kênh rạch làm ô nhiễm môi trường trong nội khu vực và khu vực lân cận
Hoạt động công nghiệp: Quận có 93 cơ sở sản xuất công nghiệp, tổng diện tích
khoảng 38,24 ha Hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu trên địa bàn quận là may,
da, chế biến và sản xuất lượng thực thực phẩm Các ngành nghề trên phát sinh nước thải từ các hoạt động sản xuất (trong đó các cơ sở chế biến thủy hải sản là gây ô