Hỗ trợ nhiều giao diện mạng

Một phần của tài liệu dynamic source routing (dsr) giao thức định tuyến nguồn động (Trang 35 - 37)

DSR tự động hỗ trợ các tuyến nối trong các cấu hình hỗn tạp, xuyên suốt các kiểu địa chỉ logic của nó. Quy ước sử dụng địa chỉ IP, mỗi nút của mạng ad hoc có thể cấu hình một địa chỉ IP khác nhau cho mỗi giao diện mạng có thể của nó, mỗi nút sử dụng DSR chọn một trong các địa chỉ này để làm địa chỉ nhà của mình để sử dụng trong tất cả truyền thông trong mạng ad hoc. Việc sử dụng một địa chỉ IP đơn cho mỗi nút này mang đến cho DSR khả năng xem xét toàn bộ mạng như một miền tuyến đơn. Để phân biệt các giao diện mạng khác nhau trên một nút, mỗi nút quy định độc lập chỉ số giao diện cục bộ duy nhất cho mỗi giao diện mạng của nó.

Một nút sử dụng DSR có thể có nhiều giao diện mạng mà hỗ trợ định tuyến DSR trong mạng ad hoc. Nút này phải có một vài cách để xác định giao diện nào được dùng để chuyển tiếp các gói RREQ. Ví dụ, một nút có thể chọn chuyển tiếp tất cả các RREQ qua tất cả các giao diện mạng.

Khi một nút với nhiều các giao diện mang cái mà hỗ trợ DSR quảng bá một RREQ trên một giao diện mạng và nhận một RREQ trên một giao diện mạng khác, trong trường hợp đặc biệt này nó phải sửa đổi danh sách điạ chỉ trong RREQ như sau:

• Gắn địa chỉ IP của node cho giao diện mạng đến. • Gắn địa chỉ IP của node cho giao diện mạng đi.

Khi một nút chuyển tiếp một gói tin chứa một tuyến nguồn, nó phải cho rằng nút chặng tiếp có thể tới được trên giao diện đến, trừ jhi chặng tiếp là địa chỉ của một trong các giao diện khác của nút này, trong trường hợp này nút phải bỏ qua địa chỉ này trên tuyến nguồn và xử lý gói tin trong cùng đường nếu như nó vừa nhận gói tin từ giao diện mạng đó.

Mạng ad hoc bao gồm các nút với các giao diện mạng hỗn tạp

Ví dụ, một mạng ad hoc đơn giản với 4 nút, trong đó nút A sử dụng một loại giao diện mạng (được miêu tả như hình tam giác trong hình), nút C và nút D cùng sử dụng một giao diện mạng khác (được mô tả là hình tròn), và nút B được cấu hình với cả hai loại giao diện mạng trên và có thể chuyển tiếp gói tin giữa hai loại kĩ thuật vô tuyến khác nhau. Sự đánh nhãn số mỗi giao diện mạng chỉ ra chỉ số giao diện được chọn bởi nút tương ứng với giao diện đó. Từ các chỉ số giao diện mạng được chọn độc lập bởi mỗi nút, ví dụ, ở nút B và D đều chọn chỉ số là 1 cho giao diện mạng tròn của nó, nhưng ở C lại chọn là 4.

Chỉ số giao diện được sử dụng như một phần của mỗi chặng trong mỗi tuyến nguồn được khám phá và sử dụng bởi DSR. Một cách cụ thể, một phần xuyên suốt trong mạng ad hoc từ nút nguồn N0 tới một nút đích Nm được mô tả đầy đủ như chuỗi các chặng N0/i0 → N1/i1 →N2/i2 → …→ Nm/im ở đó kí hiệu Nk/ik được sử dụng để chỉ ra rằng nút Nk phải truyền gói tin sử dụng giao diện mạng ik của nó trong thứ tự phân phát gói tin qua nút chặng tiếp tới nút Nk+1.

37

Trong việc gửi một bản tin RREQ, một nút thêm vào bản ghi tuyến trong bản tin không chỉ là địa chỉ của chính nó mà còn thêm vào chỉ số giao diện của giao diện mạng của nó mà tại đó bản tin được chuyển tiếp. Cho phép sự đảo chiều trong chuỗi các chặng để tạo ra một tuyến ngược trở lại nút nguồn, nút chuyển tiếp bản tin RREQ cũng thêm vào trong bản ghi tuyến của bản tin chỉ số giao diện tại giao diện mạng mà nó nhận gói tin RREQ. Ví dụ, tuyến nguồn được thể hiện trong hình 8 là A/1 → B/1 → C/4 → D/1. Tuyến đảo ngược tương ứng là D/1 → C/4 → B/2 → A/1. Các chỉ số giao diện đại diện cho một tuyến được mang trong bản tin RREQ, RREP và trong tuyến nguồn ở header của gói dữ liệu.

Nếu một nút mà có nhiều giao diện mạng trước đây hỗ trợ DSR nhận gói tin gửi với một tuyến nguồn định rõ một sự thay đổi giao diện mạng, mà không sẵn sàng nữa, nó có thể gửi một RERR tới nguồn của gói tin mà không có sự cố gắng chuyển tiếp gói tin trên giao diện mạng đến, trừ khi mạng dử dụng một kĩ thuật tự động cấu hình cái mà có thể cho phép nút khác thu được địa chỉ chưa được dùng hiện tại của giao diện mạng không được dùng.

Một phần của tài liệu dynamic source routing (dsr) giao thức định tuyến nguồn động (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w