Sự phân mảnh và ghép lại IP

Một phần của tài liệu dynamic source routing (dsr) giao thức định tuyến nguồn động (Trang 37 - 39)

Khi một nút sử dụng DSR mong muốn phân mảnh một gói tin mà chứa một header DSR mà không chứa lựa chọn RREQ, nó phải thực hiện theo các bước sau:

- Bỏ header các lựa chọn DSR từ gói tin.

- Phân mảnh gói sử dụng xử lý phân mảnh IP thông thường. Tuy nhiên, khi xác định kích cỡ của mỗi mảnh tạo ra từ gói gốc, kích thước phân mảnh phải được giảm bớt bởi header các lựa chọn DSR từ gói tin ban đầu.

- Đóng gói IP- in- IP cho mỗi phân mảnh. Địa chỉ IP đích của gói ở ngoài (sự đóng gói) phải được thiết lập bằng địa chỉ đích của gói ban đầu.

- Thêm header các lựa chọn DSR từ gói tin ban đầu vào mỗi gói được đóng. Nếu một header tuyến nguồn hiện nay ở trong header các lựa chọn DSR, tăng trường Salvage.

Khi một nút sử dụng giao thức DSR nhận một gói được đóng theo IP- in- IP đã được xác định trước bởi nó, nó nên mở gói tin và xử lý gói trong theo chuẩn xử lý ghép IP.

2.4. Vị trí của chức năng định tuyến DSR trong mô hình tham khảo ISO

Khi thiết kế DSR, phải xác định rõ tại lớp nào giao thức định tuyến sẽ được thực hiện. Có thể cân nhắc hai lựa chọn: định tuyến tại lớp liên kết ( ISO lớp 2) và định tuyến tại lớp mạng (ISO lớp 3). Đầu tiên, người ta lựa chọn định tuyến tại lớp liên kết vì những lý do sau:

• Thực tế, sự vận hành giao thức DSR tại lớp liên kết làm cực đại hóa số lượng các nút di động mà có thể tham gia vào các mạng ad hoc. Ví dụ, giao thức có thể định tuyến khá đều nhau giữa các nút IPv4, IPv6, IP X.

• Về mặt lịch sử, DSR được phát triển từ phiên bản quảng bá nhiều chặng của giao thức ARP, nó như một dạng kĩ thuật định tuyến được sử dụng trong IEEE 802. Đó là giao thức lớp 2.

• Về kĩ thuật sử dụng, DSR được thiết kế đủ đơn giản để có thể là phương tiện trực tiếp trong vi chương trình bên trong các card giao diện mạng, phần mềm nằm ở lớp dưới lớp 3 trong nút di động. Người ta nhận thấy tiềm năng lớn trong sự hoạt động của DSR trong vòng phủ sóng của nút di động xung quanh trạm cơ sở cố định. Các nút di động mặt khác có thể không kết nối được với trạm cơ sở bởi các yếu tố như khoảng cách, fading, hoặc do các nguồn nhiễu.

Tuy nhiên, cuối cùng, người ta đã quyết định rõ và thực hiện DSR như giao thức ở lớp 3, bởi vì nó là lớp duy nhất mà tại đó người ta có thể thực hiện hỗ trợ các nút với nhiều giao diện mạng khác loại nhau.

39

Một phần của tài liệu dynamic source routing (dsr) giao thức định tuyến nguồn động (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w