Một số đề xuất của nhóm:

Một phần của tài liệu Đồ án xử lý nước chế biến thủy sản (Trang 26 - 28)

Đề xuất một số công cụ quản lý chất thải chế biến thủy sản.

Chỉ huy kiểm soát • Áp dụng các điều luật

• Nghị định

• Áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản (QCVN11:2008/BTNMT)

• Áp dụng QC KTQG về ngưỡng chất thải nguy hại

(QCVN 07:2009/BTNMT)

• Áp dụng QC KTQG về nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT)

• Áp dụng QC KTQG về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT)

• Áp dụng QC KTQG về độ rung (QCVN 27:2010/BTNMT)

Áp dụng QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA KHO

LẠNH THUỶ SẢN (QCVN 02 - 09: 2009/BNNPTNT)

• Thực hiện việc đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện dự án theo hướng dẫn cụ thể của Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học,Công nghệ và Môi trường.

• Thực hiện việc quy hoạch môi trường, giải phóng bố trí mặt bằng đúng vị trí, địa điểm đã được quy định.

• Lựa chọn công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễmmôi trường của cơ sở và khu vực xung quanh.

• Tổ chức thanh tra, giám soát các doanh nghiệp chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường, yêu cầu các cơ sở gây ô nhiễm tiến hành nâng cấp nhà xưởng,cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn.

• Yêu cầu các cơ sở đang hoạt động phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định (Thông tư số1420/Mtg ngày 26/11/1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫnđánh giá tác động môitrường đối với các cơ sở đang hoạt động)

• Yêu cầu Các cơ sở nhỏ do địa phương quản lý, các tổ hợp, hợp tác xã chế biến thủy sản,các hộ gia đình chế biến thủy sản bán buôn ở lẫn trong khu vực dân cư phải có bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường ((Thông tư số1420/Mtg ngày 26/11/1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫnđánh giá tác động môitrường đối với các cơ sở đang hoạt động)

• Thực hiện việc quản lý chất thải theo đúng quy định: - Chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại…phải

- Đối với các loại nước thải phải có hệ thống thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.

- Các chất thải khí gây mùi hôi, độc hại phải được xử lý

trước khi thải ra môi trườngxung quanh.

- Các loại dung môi làm lạnh (CFC, NH3….) phải có kế hoạch

thay thế, tiến đến loại trừ việc sử dụng chúng.

- Áp dụng các công nghệ xử lý chất thải phải đáp ứng được

các yêu cầu quy định tại các tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5989-1995"Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và cácchất vô cơ"; TCVN 5945- 1995 "Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩnthải"; các tiêu chuẩn ngành và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềnchấp thuận.

Công cụ kinh tế • Thực hiện thu phí môi trường đối với nước thải ( nghị định 67/2003/NĐ-CP), chất thải rắn nguy hại ( nghị định 174/2007/NĐ-CP)….

• Thu thuế từ các sản phẩm,nguyên liệu chế biến thủy sản.

• Thực hiện thu phí không tuân thủ đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản gây ô nhiễm khi họ xả thải ô nhiễm vượt mức quy định

• Thực hiện ký quỹ môi trường đối với các doanh nghiệp sắp và đang hoạt động.

• Thực hiện việc giảm thuế đối với một số mặt hàng, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu.

• Yêu cầu các doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường đền bù thiệt hại cho người dân, cho việc cải tạo môi trường.

Công cụ giáo dục • Cử những cán bộ có chuyên môn đi học tập, tập huấn về môi trường.

• Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên.

• Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về môi trường cho ban lãnh đạo công ty.

Chương 5. CHỈ SỐ CHO PHÉP VÀ MỨC XỬ PHẠT TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Đồ án xử lý nước chế biến thủy sản (Trang 26 - 28)