Đối với các CSCB thủy sản

Một phần của tài liệu Đồ án xử lý nước chế biến thủy sản (Trang 25 - 26)

Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng và vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm theo cam kết; các cơ sở mới phải xây dựng các phương án bảo vệ môi trường và trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ thực hiện và giám sát.

Phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải nếu CSCB chưa có hoặc phải sửa chữa, thay thế, nâng cấp, mở rộng cho phù hợp với công nghệ xử lý nước thải; các cơ sở CBTS cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường chuyên trách để có thể quản lý, vận hành hệ

Đại diện cho cộng đồng các nhà chế biến và XK thủy sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng đã khảo sát thực tế tại các CSCB và tập hợp ý kiến các DN để kiến nghị với các cơ quan chức năng của các bộ ngành có liên quan, trong đó có đề nghị:

- Xem xét nâng mức cho phép một số thông số trong QCVN 40:2011/BTNMT ngang bằng với các nước trong khu vực, nhất là chỉ tiêu phốt pho, amoni, TSS, COD và tổng nitơ…;

- Chính thức xác nhận bùn thải của CBTS không phải là bùn thải nguy hại;

- Xây dựng chỉ tiêu và đánh giá để công bố các đơn vị đủ năng lực tư vấn và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo chất lượng;

- Cho phép các khu công nghiệp tự quản lý về xử lý chất thải, nước thải để dễ dàng trong việc quản lý.

- Cần có các giải pháp hỗ trợ các DN thủy sản trong việc giải quyết các chất rắn và các hoá chất độc hại nếu địa phương không có cơ sở xử lý chất thải có giấy phép hoạt động và có đủ năng lực.

Những kiến nghị trên đã được gửi tới Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và sửa đổi nhằm hỗ trợ các DN giảm bớt khó khăn, giữ vững hoạt động XK trong bối cảnh khó khăn chồng chất như hiện nay.

Một phần của tài liệu Đồ án xử lý nước chế biến thủy sản (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w