BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC DÂN LẬP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MƠI TRƯỜNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Trang 2
BO GIAO DUC VA DAO TAO CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM ĐẠI HỌC DLKTCN TPHCM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA: Mơi Trường
BỘ MƠN: Kỹ Thuật Môi TrườngP
HỌ VÀ TÊN: Hoàng Trọng Vũ MSSV: 10107137 NGÀNH: Kỹ Thuật Môi Trường LỚP: 0IĐMTI
1 Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:
“Khảo Sát Hiện Trạng Xử Lý Nước Thải Tại Các Bệnh Viện Trên
Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Và Đề Xuất Giải Pháp Khắc
Phục ”
2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM; - Đánh giá những tác động của nước thải bệnh viện đến môi trường TP.HCM và vùng lân cận; - _ Để xuất các biện pháp quan lý, khắc phục và xử lý một cách có hiệu quả
._ Ngày giao Đề án tốt nghiệp : 30/09/2005
4 Ngày hoàn thành nhiệm vu : 01/12/2005
Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn
1/ThS Doan Thanh Vũ
Nội dung và yêu cầu Đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn
Ngày tháng năm 20 _
CHU NHIEM BO MON NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
Trang 3
NHAN XET CUA GIAO VIEN HUGNG DAN
Đề tài : ''Khảo Sát Hiện Trạng Xử Lý Nước Thải Tại Các Bệnh Viện
Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Và Để Xuất Giải Pháp Khắc
Phục”? tuy không phải là mới nhưng để khảo sát, thu thập số liệu và đánh
giá là vấn để hết sức khó khăn và tế nhị Để tài này nghiên về quản lý
môi trường nên tác giả đã không đi sâu vào nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện mà chỉ dựa trên hệ thống đã có sẵn và kết quả kiểm nghiệm nước thải để đánh giá hiệu quả xử lý của từng bệnh viện nói riêng và tất cả các bệnh viện nói chung
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài Vũ luôn thể hiện cách làm việc độc lập, tự tin, chịu khó tìm tòi học hỏi nên thời gian thực hiện dé tài tương
đối ngắn, không có kinh phí cho sinh viên Hoàng Trọng Vũ trực tiếp lấy mẫu nước thải bệnh viện phân tích nhưng Vũ đã rất cố gắng, không ngại khó khăn, gian khổ đến từng bệnh viện, trung tâm y tế và các đơn vị liên quan để xin số liệu để từ đó thực hiện được mục tiêu để tài dé ra trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 03 tháng)
Trang 4
LOI CAM ON
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Đoàn Thanh Vũ đã tận tình chỉ day va
hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Ngô Cao Lẫm, khoa Sức Khoẻ Môi Trường - Trung Tâm Y Tế Dự Phòng TPHCM đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình thu thập và phân tích tài liệu để hoàn thành đồ án
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Thái Văn Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em
để hoàn thành đồ án tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị trong Trung Tam Y Tế
Dự Phòng TPHCM đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các số liệu giúp em hoàn
thành đồ án tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi Trường - Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM đã tận tình chỉ dạy, giúp em thu thập
những kiến thức bổ ích trong những năm học vừa qua
Xin được gởi lời cảm ơn đến gia đình và tất cả các bạn của tôi đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình tôi thực hiện cuốn đồ án này
Xin chân thành cảm ơn! SV: Hoàng Trọng Vũ
Trang 6GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa ban TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục MUC LUC Trang Chuong 1: TONG QUAN Ld, Dat Va na 6
1.2 Mục tiêu cla dé tai occ ccc ccscescssecscseesseeeeceeceesneenseeseseessecseeseeneeses 7 1.3 Nội dung nghiÊn CỨU - - - - G111 112223 12882191 th Hư 7 1.4 Pham vi nghiÊn CỨU - E2 Hư TH tk khe g 7 1.5 Phương pháp nghiên cỨU - L2 HH nh hư hưng 8 1.5.1 Phuong phap luan a 8
1n 0711.611 8
1.6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn . - 5222 Stererrerrrerrre 9
1.6.1 Ý nghĩa khoa hỌC ¿22:21 32t E222 t2 re 9
án ga n7 9
1.7 Phương hướng phát triển của để tài - che 9
Chuong 2: TONG QUAN VE NUGC THAI BENH VIEN VA CAC BIEN
PHAP XU LY
2.1 Khái quát về ngành y tẾ L1 vn TH HH ngà Hà 11
2.2 Nhu câu nước trong sinh hoạt, y tế và nguồn gây ô nhiễm 11 2.2.1 Nhu cầu nước trong sinh hoạt VA y tẾ, sec 11 2.2.2 Khái quát về nước thải . - -Ă + ST khen ng ren 11 2.3 Định nghĩa, nguồn gốc, thành phần - tính chất đặc trưng và khả năng gây ô
nhiễm của nước thải bệnh viỆn - k1 11223111 2811111183111 111 ng ven kg 12
2.3.1 Định nghĩa nước thải bệnh vIiỆn .-Ăc se nhhhhHHhrhre 12
2.3.2 Nguồn gốc nước thải bệnh viện - - teeters teetseteeeeeeeeeees 12
2.3.3 Thành phan - tính chất đặc trưng và khả năng gây ô nhiễm của nước
thải bệnh VIỆN - - L Lọ ng Họ TT ng nh kh 13
2.3.3.1 Nước thải là nước mưa . - - cc nghe the he 13
2.3.3.2 Nước thải sinh hoạt -cn vn * 31 nh kh re 13
2.3.3.3 Nước thải khám và điều trị bệnh 22222ccvvzrrrtrrtrrrErtke 14 2.4 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hiện nay 15
2.4.1 Khái quát hệ thống xử lý nước thải bệnh viện . - 15
2.4.2 Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện thường gặp 15 2.4.3 Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện của ban chỉ đạo quốc gia TH T11 111 11110 100 0k TT 010 1141111100 22
Trang 7
GVHD: ThS Doan Thanh Vũ Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục Chương 3: HIỆN TRẠNG XỬ LÝ TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế — xã hội TPHCM cccsiesee 30
BLA Vi tri dia LY ooo eee ẻ ẻ Ồ ẽ 30 3.1.2 Diện tich tu nhién ec ceeecccceeeeeeeeueeeceeseeeeeessaaseeeesseeesegaaeeeeeenal 30 3.1.3 DAM SO cccccccccccccccececceecccessccssasccesccessecenseceseccsseeesnaeeseeeeseneeeesensenseeens 31
3.1.4 Dia Wink woo 32
3.1.5 Nguén nu6c — thuy Van ccccecceecseseeteeeeersenseessesenesseseseesasseenessenens 32
3.1.6 Thai ti€t — khi haw 33 3.1.7 Giao thông vận tải ác nHnn HH HH1 1 Hà thư g 34
3.2 Khái quát tình hình về tiêu chuẩn nước thải hiện nay - 35
3.3 Hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM 40 3.3.1 Tình hình chung - - + sssk* Hs 28211 1k khe 40 3.3.2 Bệnh viện Thống Nhấtt - - 6 5+ 2+ ‡rhrrhrtrrrrrrrrrrrre 44
3.3.3 Trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình . 5252 +++++ >> 49
EK.N: 002/0) 01625017 51
3.3.5 Bệnh viện Nhân Dân I]5 nành hư Hn 54
3.3.6 Bệnh viện Da LIỄU - +1 E 2312213223111 5511 111 kg net 55
3.3.7 Bệnh viện Nguyễn 'TTãi 22.32 ng nh HH HH 56
3.3.8 Bệnh viện Nhi Đồng l 22ccccct222111111E22222 1.2221 eeertee 57
3.3.9 Bệnh viện Nhân Dân Gia Định -. - nành evưg 58
3.3.10 Két qua kiểm nghiệm về nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn
11102) 0117 60
Chương 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THÁI BỆNH VIỆN ĐẾN
MOI TRUONG TPHCM VA CAC VUNG LAN CAN
4.1 Tác động của nước thải bệnh viện đối với môi trường sinh thái 67 4.1.1 Tác động đối với môi trường không khí -.++ccccs sec: 67
4.1.2 Tác động đối với môi trường nưỚC ¿- 55+ 2c +Ssherrerrrerree 67
4.1.3 Tác động lên động thực vật Ăn neeeeeheehhHhhrrrrreee 70
4.1.3.1 Tác động của dau trong nước thải bệnh viện - 70
4.1.3.2 Tác động của kim loại nặng trong nước thải bệnh viện 72
4.2 Tác động của nước thải bệnh viện đối với sức khoẻ cộng đồng 76 4.2.1 Đối tượng chịu ảnh hưởng trực tIẾP - cài 76
4.2.2 Tính chất nguy hại của nước thải bệnh viện đối với sức khoẻ 76
4.2.2.1 Nguy cơ và tác động của nước thải nhiễm khuẩn 76
Trang 8
GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục 4.2.2.2 Nguy cơ và tác động của chất thải hoá học và dược phẩm có mặt 9100/0777 .- ai 78 4.2.2.3 Nguy cơ và tác động của nước thải có chứa thành phần gây độc tế 1: an ăă ố.ố.ố 78
4.2.2.4 Nguy cơ và tác hại của nước thải có chứa các phóng xạ 81
Chương 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
CHO NƯỚC THÁI BỆNH VIỆN TPHCM
5.1 Định hướng về vấn đề quản lý nước thải bệnh viện trên địa bàn TPHCM
HH th nọ TT TK KT Ti 800 1 E0 82
5.2 Nâng cao chất lượng phục vu nganh y té cccccecceseseeseseeseeeeeeeeteeteteeee 84 5.3 Đề xuất kế hoạch thực hiện phương án quan lý nước thải bệnh viện trên địa
bàn TPHCM HT gọt cà tà ch 85
5.3.1 Xây dung — xây dựng lại - và nâng cấp các khu xử lý nước thải tại các
DENH VIED - A 85
5.3.2 Bước đầu xây dựng một khu xử lý nước thải tập trung cho các TTYT, các trạm y tế cấp phường, phòng khám đa khoa, phòng khám khu vực 86
5.3.2.1 Lựa chọn địa điểm cho khu xử lý tập trung -.-. 87
5.3.2.2 Lựa chọn quy trình công nghệ cho khu xử lý tập trung 88 5.3.2.3 Diện tích xây dựng khu xử lý tập trung -.‹ +-+>>5 91
5.3.2.4 Kinh phi cho khu xử lý oo ceccccccccccsseeceeeeeessnneseesneenneeeeeeteeas 91
Trang 9GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục DANH MUC CAC BANG Trang
Bang 3 — 1 Dién tich — Dan số TPHCM . 2 2+2 +Sx+evxexersrrea 3l Bảng 3 - 2 Nước thải công nghiệp - giá trị giới hạn các thông số và nồng độ
21988 017777 -.aalia 35
Bảng 3 — 3 Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nưỚC mặt <1 E123 51118111 1321101 101111011 E111 1g 37 Bảng 3 - 4 Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong 0\99000-10512i1i05212 00070707 aaaả 38 Bảng 3 - 5 Hiện trạng xử lý nước thải và sự phân bố các bệnh viện trên địa bàn ¡0.9 nDỪDD .®.V.ăäăằ 41 Bảng 3 - 6 Thông số nước thải đầu vào và đầu ra của bệnh viện Thống Nhất
LH 11kg TK TH TK HE TK E11 KH TH TH E1 E11 E111111E1111E711T1117111E71 7E 46 Bảng 3 — 7 Quy định về liều lượng chất keo tụ ¿ ¿Set se 48 Bảng 3 - 8 Kết quả kiểm nghiệm nước thải bệnh viện Chấn Thương Chỉnh lì 60
Bảng 3 - 9 Kết quả kiểm nghiệm nước thải bệnh viện Thống Nhất 61
Bảng 3 - 10 Kết quả kiểm nghiệm nước thải bệnh viện Nhi Đồng 1 61
Bảng 3 — 11.1 Kết quả kiểm nghiệm nước thải bệnh viện Nhi Đồng 2 62
Bang 3 — 11.2 Kết quả kiểm nghiệm nước thải bệnh viện Nhi Đồng 2 63
Bảng 3 - 12 Kết quả kiểm nghiệm nước thải bệnh viện Nguyễn Trãi 64
Bảng 3 - 13 Kết quả kiểm nghiệm nước thải TTYT Quận 4 -.- 64
Trang 10GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1) TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
2) TTYT: Trung tâm y tế
3) TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
4) BV: Bệnh viện
5) WHO: Tổ chức Y Tế Thế Giới
Trang 12
GVHD: ThS Đoàn Thanh Vũ Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề:
Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa
chảy trên các mái nhà, mặt đường, sân vườn chứa nhiều hợp chất vô cơ hay
hữu cơ dễ bị phân huỷ thối rửa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh, truyền bệnh rất
nguy hiểm cho người và động vật Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi thì không những là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm
môi trường, nảy sinh và lan truyền các thứ bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng tới điều
kiện vệ sinh, sức khoẻ của nhân dân Mặt khác còn gây nên tình trạng ngập lụt
trong các điểm dân cư và xí nghiệp công nghiệp, làm hạn chế đất đai xây dựng,
ảnh hưởng đến nền móng công trình, gây trở ngại cho giao thông và tác hại đến
một số ngành kinh tế khác
So với các loại nước thải trên, thì nước thải từ bệnh viện thường mang
tính chất nguy hại do trong nước thải thường lẫn các hoá chất độc hại như chì,
thuỷ ngân, Cadmi, Arsen, Xianua và dung dịch máu từ quá trình tẩy rửa vết thương của bệnh nhân
Nước thải bệnh viện có nhiều loại khác nhau Tuỳ theo tính chất và
nguồn gốc của nó mà người ta phân loại chúng thành 2 loại chính sau đây:
-_ Nước thải không nguy hại: nước thải sinh hoạt, thải ra từ các chậu rửa, buồng tắm, xí, tiểu chứa nhiễu chất bẩn hữu cơ và vi trùng
-_ Nước thải nguy hại: có lẫn các hoá chất độc hại từ quá trình tẩy rửa dụng cụ y khoa, tẩy rửa vết thương cho bệnh nhân
Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống thoát nước bệnh viện là vận chuyển nhanh
chóng mọi loại nước thải đến khu xử lý, đồng thời xử lý và phải khử trùng trước
khi xả vào nguồn nước(sông, hồ, ao )
Vấn dé xử lý nước thải từ các bệnh viện là một vấn để cấp bách Tuy nhiên việc này lại khó và đòi hỏi kỹ thuật cao Đối với thành phố Hồ Chí Minh
việc xử lý lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, do các bệnh viện tại TP thường là
Trang 13
GVHD: ThS Doan Thanh Vi
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
tuyến cuối cùng, là nơi tiếp nhận rất đông bệnh nhân, đa số là người bị bệnh nặng từ các nơi khác chuyển về Do đó, việc xử lý nước thải tại các bệnh viện
này không phải lúc nào cũng tốt và đạt chất lượng Chính vì vậy, việc đánh giá
hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện tại TPHCM là việc làm cần thiết để từ đó có thể đưa ra các phương án, giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước thải từ bệnh viện, góp phần làm cho thành phố ngày càng xanh - sạch - đẹp
1.2 Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện TPHCM, nhằm đưa ra phương án xử lý nước thải một cách hợp lý và hiệu quả phù hợp với định
hướng quy hoạch các bệnh viện tại TPHCM Góp phần cải thiện chất
lượng môi trường của thành phố, đáp ứng mục tiêu phát triển một đô thị
lớn nhất nước, phục vụ tốt cho việc bảo vệ môi trường và cảnh quan, một yếu tố sống còn cho sự phát triển
-À Làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng và công tác chuẩn bị đầu tư từng bước theo quy hoạch
1.3 Nôi dung nghiên cứu: 2
- _ Căn cứ trên đặc tính nước thải từ các bệnh viện, tiêu chuẩn quy định thiết
kế kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải bệnh viện %
- _ Căn cứ trên số lượng bệnh nhân trung bình của từng bệnh viện, lưu lượng nước thải ra hàng ngày 7
- _ Căn cứ trên cơ sở định hướng phát triển các bệnh viện tại TPHCM ? - Dvya vao hiéu qua xv ly nước thải tại các bệnh viện
1.4 Pham vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng hợp tập trung vào hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện tại TPHCM và các phương án cải thiện
Trang 14
GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục 1.5 Phương pháp nghiên cứu: 1.5.1 Phương pháp luận: Những nguyên tắc cơ bản nhất được áp dụng trong nghiên cứu khoa học như:
Nguyên tắc về tính khách quan: Trong nghiên cứu nước thải bệnh viện
đòi hỏi phải xem xét đối tượng một cách khách quan, không thêm bớt, không bịa đặt Để thực hiện công tác quản lý nước thải bệnh viện một cách có hiệu quả, các dữ liệu về nước thải phải được nghiên cứu thu thập
một cách chính xác, khách quan dựa vào diễn biến hiện trạng nước thải
bệnh viện trên thực tế
Nguyên tắc xem xét sự vật một cách có hiệu quả: Tức là xem xét hiện
trạng nước thải bệnh viện một cách tổng thể với đầy đủ những yếu tố cấu thành, liên quan trong mối quan hệ với các thành tế khác của môi trường sống tự nhiên — kinh tế — xã hội Để đạt được kết quả tích cực nhất trong
hoạt động nghiên cứu hiện trạng nước thải bệnh viện trên địa bàn
TPHCM Các số liệu nghiên cứu phải chính xác và thống nhất, các nội
dung nghiên cứu phải phù hợp với yêu cầu thực tế, các kết luận đánh giá về nước thải bệnh viện đưa ra phải có căn cứ, đáp ứng được yêu cầu thực tiền
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu cu thể:
Trang 15GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục 1.6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thưc tiễn: 1.6.1 Ý nghĩa khoa học:
Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày một gia tăng và gây ra những hậu quả to lớn đối với môi trường thiên nhiên, sức khoẻ và cuộc sống con
người, đặc biệt là đối với nước thải từ các bệnh viện Vì vậy, việc đánh giá hiệu
quả xử lý nước thải ở một số bệnh viện tại TPHCM sẽ giúp cho chúng ta biết rõ
hơn về hiện trạng xử lý nước thải bệnh viện tại TPHCM, góp phần làm tăng
hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người Do đó, nội dung của bài luận văn này nhằm đánh giá một cách đầy đủ và chính xác về hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện TPHCM
1.6.2 Ý nghĩa thưc tiễn:
Với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay thì việc đánh giá hiệu quả xử
lý nước thải bệnh viện TPHCM là cần thiết Việc không có những biện pháp
thích hợp và hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường, con người và các hoạt động kinh tế - xã hội của các bệnh viện nói riêng và TPHCM nói
chung Do đó, luận văn này với ý nghĩa là để xuất các phương án cải thiện có
hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn 1.7 Phương hướng phát triển của đề tài: 9
Đề tài được xây dựng va phát triển trên phương hướng bám sát nội dung
đề ra bằng cách:
- Xem xét thật kỹ vị trí địa lý của các bệnh viện tại thành phố
- Khảo sát thực tế: lấy mẫu, đo đạc, thu thập số liệu, thông tin có liên quan
đến nội dung để tài
- Xem xét hiệu quả xử lý nước thải tại các bệnh viện
Trang 16
GVHD: ThS Doan Thanh Vũ
Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
- Tìm ra hướng giải quyết tích cực có hiệu quả
- Tổng hợp lại các số liệu, thông tin đã thu thập được về hiện trạng xử lý nước
thải ở một số bệnh viện tại TPHCM
Trang 18
GVHD: ThS Doan Thanh Vii
Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÁC BIEN
PHÁP XỬ LÝ
2.1 Khái quát về ngành v tế:
Y tế là một ngành có truyền thống lâu đời, sự kết hợp giữa y học cố
truyền và y học hiện đại đã tạo nên đặc trưng cơ bản của ngành y tế
Ngành y tế là một ngành then chốt trong lĩnh vực bảo đảm cho con người
về mặt thể chất và là ngành độc lập có nhiều đối tượng (bệnh nhân) nhất, vì thế đây là ngành có cơ sở hoạt động rộng khắp toàn quốc Riêng TPHCM đã có trên 70 bệnh viện lớn nhỏ khác nhau, với số bệnh nhân ngày một tăng Bởi thế, mà thực tế hoạt động của bệnh viện với nhu cầu nước rất lớn, lượng nước cung cấp
luôn có tỉ lệ thuận với nước thải
Y tế là ngành có mối quan hệ mật thiết với xã hội và là ngành có vai trò
quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ công cộng, giải quyết các hậu quả xã hội, an toàn lao động Vì thế là một ngành luôn được quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường trong sạch
2.2 Nhu cầu nước trong sinh hoạt y tế và nguồn gây ô nhiễm:
2.2.1 Nhu cầu nước cho sinh hoạt và y tế:
Nước dùng cho y tế chủ yếu là dùng cho sinh hoạt, khám chữa bệnh, vi
sinh phòng thí nghiệm hoặc giặt tẩy theo chỉ tiêu sử dụng thì nước phục vụ là 3001/g1ường theo TCVN 4513-88
2.2.2 Khái quát về nước thải:
Nước bị ô nhiễm bởi các chất khác nhau làm cho chất lượng nước bị thay đổi theo khuynh hướng xấu đi:
- Giảm độ pH của nước ngọt do bị nhiễm bởi các acid vô cơ
x À ^ 2 : 2 4 a ` 4 A
-_ Tăng nồng độ các ion Ca””, Mg””, trong nước nguồn và nước sông
Trang 19
GVHD: ThS Doan Thanh VO
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
- _ Tăng hàm lượng các ion kim loai nang trong nước tự nhiên
- Tang ham lượng muối trong nước bể mặt và nước nguồn
- Tang ham lượng các chất hữu cơ trong nước, đặc biệt là các chất bển sinh
học
- _ Giảm hàm lượng oxi trong nước tự nhiên
- _ Giảm độ trong suốt của nước - _ Nhiễm các chất phóng xạ hoá học
2.3 Định nghĩa, nguồn gốc thành phẩn-tính chất đặc trưng và khả năng gây Ô nhiễm của nước thải bênh viện:
2.3.1 Định nghĩa nước thải bệnh viện:
Nước thải bệnh viện là loại nước thải phát sinh trong quá trình điều trị và
các hoạt động khác trong bệnh viện
2.3.2 Nguồn gốc nước thải bênh viên:
Nước thải sinh ra trong toàn bộ khuôn viên bệnh viện bao gồm các loại
khác nhau với nguồn thải tương ứng như sau:
- - Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên bệnh viện
- - Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong bệnh viện, của
bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh
- _ Nước thải phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh
- - Nước thải ra từ các công trình phụ trợ(thiết bị xử lý khí thải, giải nhiệt máy phát điện dự phòng, giải nhiệt cho máy điều hoà không khí )
Trang 20
GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục 2.3.3 Thanh phan-tinh chat đặc trưng và khả năng gây ô nhiễm của nước thải bệnh viện:
Thông thường nước thải bệnh viện, trung tâm y tế có thành phần tính chất gần giống như nước thải sinh hoạt ngoại trừ hàm lượng vi sinh vật có hàm lượng
khá cao
2.3.3.1 Nước thải là nước mưa:
a Nước mưa quy ước sach:
Loại nước thải này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên khuôn viên bệnh
viện Chất lượng nước mưa khi chảy vào hệ thống thoát nước phụ thuộc vào nồng độ trong sạch của khí quyển tại khu vực đang xét và đặc điểm mặt bằng bị
rửa trôi Trong các bệnh viện, các khu vực sân bãi, và đường giao thông nội bộ đều tráng nhựa, khơng để hàng hố hoặc rác rưởi tích tụ lâu ngày trên khu vực sân bãi Do đó nước mưa khi bị chảy tràn qua khu vực này có mức độ ô nhiễm không đáng kể và được xem là nước thải “quy ước sạch” cùng với nước mưa thu gom trên mái các khu nhà trong các bệnh viện
b Nước mưa bi nhiễm bẩn:
Nước mưa có khả năng bị nhiễm bẩn khi chẩy qua một số vị trí và khu
vực đặc biệt như: các giỏ rác đặt ngoài đường, khu vực đặt bồn chứa nhiên liệu
cho máy phát điện dự phòng Thành phần nước mưa trong trường hợp này sẽ có
khả năng chứa các chất gây bẩn và váng dầu mỡ
2.3.3.2 Nước thải sinh hoạt:
Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt trong bệnh VIỆn: ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh từ các khu nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh,
nhà ăn, căn tin Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt trong bệnh viện
cũng như nước thải sinh hoạt từ các cụm dân cư đô thị khác: có chứa các chất
cặn bã, các chất hữu cơ hồ tan (thơng số các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) và vi trùng Chất lượng nước thải sinh hoạt này vượt quá tiêu chuẩn quy định hiện hành và có khả năng gây ô nhiễm hữu cơ, làm
Trang 21GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục giảm lượng oxi hoà tan vốn rất quan trọng đối với đời sống của thuỷ sinh vật tại nguồn tiếp nhận
2.3.3.3 Nước thải khám và điều tri bênh:
Loại nước thải này có thể nói là loại nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong số các dòng thải nước của bệnh viện Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong
bệnh viện: giặt tẩy áo quân bệnh nhân, khăn lau, chăn, mền, drap cho các
giường bệnh, súc, rửa các vật dụng cụ y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản nhi, vệ
sinh lau chùi các phòng bệnh và các phòng làm việc Tuỳ theo từng khâu và quá
trình cụ thể mà tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm khi đó sẽ khác nhau
Nhìn chung, nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiễu mâm bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm
Một số khu vực có mức độ nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lững, các chất hữu cơ rất cao như:
- Nước thải khu mề: chứa máu và các bệnh phẩm
- Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh khác
Giá trị BOD, COD, cặn ở khu này vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép
Ngoài ra nước thải còn có khả năng nhiễm xạ từ các khu X - Quang, rửa phim Việc xử lý nước thải bị nhiễm phóng xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kỳ
phân huỷ các chất phóng xạ khá lâu)
Một số bệnh viện tại TPHCM hiện nay cũng đã tiến hành các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước bằng cách tập trung toàn bộ tất cả các loại nước
thải khám chữa bệnh và nước thải sinh hoạt sau khi xử lý cục bộ trên các bể tự
hoại dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra mơi trường ngồi
2.4 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hiện nay:
Trang 22
GVHD: ThS Doan Thanh Vii
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện tương tự như các phương
pháp xử lý nước thải sinh hoạt ở các đơ thị Ngồi ra, còn dùng các biện pháp hoá học, lý học như trong công nghiệp xử lý nước thiên nhiên và công nghệ hoá
học
2.4.1 Khái quát hệ thống xử lý nước thải bênh viên:
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện được thiết kế nhằm bảo đảm các tiêu
chuẩn sau:
- _ Giảm nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam đã ban hành
- Phi hợp với điều kiện mặt bằng và diện tích cho phép, với địa hình của
bệnh viện so với môi trường xung quanh
- _ Phù hợp với khả năng đầu tư
2.4.2 Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện thường gap: *+ Điều hoà về lưu lượng và nồng đô nước thải:
Lưu lượng, thành phần tính chất nước thải của các trung tâm, bệnh viện
tuỳ thuộc vào hệ thống quản lý, hoá chất sử dụng, thành phẩm thường không
đều theo các giờ trong ngày đêm Sự dao động lưu lượng, nồng độ nước thải sẽ
dẫn đến những hậu quả tai hại về chế độ công tác của mạng lưới và các công
trình xử lý, đồng thời gây tốn kém nhiều về xây dựng và quần lý Khi lưu lượng
dao động thì rõ ràng phải xây dựng mạng lưới bên ngoài với tiết điện ống hay kênh lớn hơn vì phải ứng với lưu lượng giờ lớn nhất Ngoài ra, điểu kiện công _ tác về mặt thuỷ lực sẽ kém đi Nếu lưu lượng nước thải chảy đến trạm bơm thay
đổi thì dung tích bể chứa, công suất máy bơm, tiết điện ống cũng phải lớn hơn Khi lưu lượng, nồng độ nước thải thay đổi thì kích thước các công trình
(các bể lắng, bể trung hồ, các cơng trình xử lý sinh học) cũng phải lớn hơn, chế độ làm việc của chúng mất ổn định Nếu nồng độ các chất bẩn chảy vào công
trình xử lý sinh học đột ngột tăng lên, nhất là các chất độc hại đối với vi sinh vật
Trang 23GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
có thể làm công trình hoàn toàn mất tác dụng Ngồi ra, các cơng trình xử lý hoá học cũng sẽ làm việc kém đi khi lưu lượng và nồng độ thay đổi, hoặc muốn
làm việc tốt thì thường xuyên phải thay đổi nồng độ hoá chất cho vào Điều này
thực sự khó khăn khi quá trình tự động hoá chưa cho phép
+ Xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp cơ hoc:
Mục đích của phương pháp này là loại bỏ tất cả các chất khô không tan
và một phần các chất khơng hồ tan ở dạng lơ lửng bằng các quá trình gạn, lọc,
và lắng Các tạp chất lơ lửng có thể ở dạng rắn hoặc lỏng, chúng tạo với nước
thành hệ huyền phù Tuỳ theo tính chất hoá lý, nồng độ hạt lơ lửng, kích thước
hạt, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch cần thiết mà ta có thể áp dụng cho
các công trình xử lý cơ học cho phù hợp
Những công trình xử lý cơ học bao gồm: a Song chắn rác:
Song chắn rác thường dùng để giữ rác và các tạp chất có kích thước lớn
hơn 5mm có trong nước thải, còn tạp chất có kích thước nhỏ hơn thì sử dụng lưới chắn rác
Song chắn rác được đặt trên các máng dẫn nước thải khi vào trạm bơm hoặc công trình xử lý nước thải khác tiếp theo
Song chắn rác có thể được chia làm 2 loại di động và cố định Song chắn
rác được làm bằng kim loại, đặt nghiêng một góc 60 - 90° theo hướng dòng
chảy
Dựa vào khoảng cách giữa các thanh, người ta có thể chia song chắn rác thành:
- _ Song chắn thô khoảng cách giữa các thanh 40 - 100mm
- _ Song chắn rác trung bình khoảng cách giữa các thanh 10 - 40mm - _ Song chắn tinh khoảng cách giữa các thanh nhỏ hơn 10mm
Trang 24
GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nưóc thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục b Các loại bể lắng: > Bể lắng cát:
BỂ lắng cát dùng tách các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn hơn
nhiều trọng lượng của nước thải như xỉ than, cát ra khỏi nước thải Cát từ bể lắng cát đem đi phơi khô và cát thương được sử dụng lại trong mục đích xây
dựng
2
> Bé lang:
Bể lắng để tách các chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi nước Sự lắng của
các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực
Dựa vào chức năng, vị trí có thể chia bể lắng làm 2 loại: bể lắng đợt I trước công trình xử lý sinh học, bể lắng đợt II sau công trình xử lý sinh học
Theo cấu tạo ta có thể phân biệt bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng ly
Bể lọc nhằm để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ ra khỏi nước thải mà các bể lắng không thể loại được chúng Người ta tiến hành quá trình lọc
này nhờ vào các vách ngăn xốp, cho phép chất thải lỏng đi qua và giữ pha phân
tán lại Quá trình lọc có thể xảy ra dưới tác dụng của áp suất thuỷ tĩnh của cột
Trang 25GVHD: ThS Doan Thanh Vũ
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM va đề xuất giải pháp khắc phục
Nhược điểm của phương pháp này là chỉ loại bỏ được các tạp chất rắn
thô, 60% hạt huyền phù và giảm đến 20% nhưng không tách được các chất gây ô nhiễm ở dạng keo và hồ tan
Phương pháp hố — lý:
Thực chất của phương pháp này là áp dụng các quá trình vật lý hoá học để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành chất khác dưới dạng cặn hoặc hoà tan nhưng không độc hại hay gây ô nhiễm môi trường
a Phương pháp đông tụ và keo tu:
> Đông tu: La q trình thơ hố các hạt phân tán và các chất nhũ tương Quá trình náy tách các hạt nhân keo phân tán có kích thước từ 1 - 100um Sự
đông tụ xảy ra dưới tác động của chất bổ sung gọi là chất đông tụ Chất đông tụ thường được sử dụng là phèn nhôm, phèn sắt hoặc hỗn hợp của chúng Các chất
này Ở trong nước trung hoà điện tích và tạo thành các bông hydroxyt kim loại lắng nhanh
> Keo tụ: Là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng, khi cho các hợp chất cao
phân tử vào nước, sự keo tụ được tiến hành để thúc đẩy quá trình tạo bông hydroxyt nhôm và sắt với mục đích tạo thành những bông lớn hơn làm tăng vận
tốc lắng Chất keo tụ có thể là hợp chất tự nhiên và tổng hợp
> Quá trình tuyển nổi:
Quá trình này được ứng dụng để loại ra khỏi nước các tạp chất phân tán không tan và khó lắng Người ta sử dụng phương pháp này để xử lý nước thải
trong các ngành sản xuất như chế biến dầu mỡ, da và dùng để tách bùn hoạt
tính sau xử lý hoá sinh
Quá trình này được thực hiện bằng cách súc các bọt khí nhỏ vào pha lỏng Các khí đó kết dính với các hạt lơ lửng và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ theo hạt cùng nổi lên trên mặt nước tạo thành lớp bọt có nồng độ cao hơn trong nước lúc ban đầu
Trang 26
GVHD: ThS Doan Thanh Vũ
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
> Quá trình hấp phụ:
Quá trình này được sử dụng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi
các chất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ Các chất
hấp phụ gồm: than hoạt tính, các chất tổng hợp và chất thải của một số quá trình
(tro xỉ, mạt cưa )
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ tiến hành với sự khuấy trộn mãnh liệt chất hấp phụ với nước, lọc nước trong lớp chất hấp phụ đứng yên hoặc trong lớp giả lỏng, trong các thiết bị hoạt động gián đoạn hay
liên tục
> Quá trình trao đổi ion:
Phương pháp này ứng dụng để làm sạch nước thải khỏi các kim loại như:
Kẽm, đồng, Crôm, thuỷ ngân cũng như các hợp chất của Asen, phốtpho và các chất phóng xạ Phương pháp này cho phép thu hồi các chất có giá trị với độ làm sạch tương đối cao
Bản chất của quá trình trao đổi ion là một quá trình tương tác của dung
dịch với pha rắn trong nước thải, mà nó có tính chất trao đổi ion Các chất cấu
thành pha rắn này được gọi là ionit, chúng không tan trong nước Trong đó, các
ionit trên bể mặt của chất rắn có khả năng hấp thu các ion dương được gọi là
catiomt và các ion có khả năng hấp thu các ion âm gọi là amionit
> Quá trình trích ly:
Trích ly pha lỏng được ứng dụng để làm sạch nước thải chứa phenol, dầu, axit hữu cơ và các ion kim loại Phương pháp này được áp dụng khi néng độ chất thải lớn hơn 3 - 4g/1, vì khi đó giá trị chất thu hổi mới bù đắp chi phí cho
quá trình trích ly
Lam sạch nước thải bằng trích ly gồm 3 giai đoạn:
- _ Giai đoạn 1: Trộn mạnh nước thải với chất trích ly (dung môi hữu cơ) trong điều kiện bể mặt tiếp xúc phát triển giữa các chất lỏng hình 2 pha lỏng Một pha là chất trích còn pha kia là nước thải với chất trích
Trang 27
GVHD: ThS Doan Thanh Vi
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
Giai đoạn 2: Phân chia 2 pha lỏng nói trên
Giai đoạn 3: Tái sinh chất trích
+ Phương pháp hoá học:
a Phương pháp trung hoà:
Nước thải có chứa acid hoặc kiểm cần được trung hoà với độ pH = 6,5 —
8,5 trước khi thải vào hệ thống cống chung hoặc trước khi dẫn đến các công
trình xử lý khác Trung hoà nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:
Trung hoà bằng cách trộn lẫn chất thải: Khi có 2 loại nước thải một mang
tính acid và một mang tính chất kiểm ta có thể hoà trộn 2 dòng nước thải
ấy lại với nhau bằng cách có hoặc không có cánh khuấy, cũng có thể hoà trộn bằng cách sụt khí với vận tốc đường ống cấp vào khoảng từ 20 -
40m/s
Trung hoà bằng cách bổ sung tác nhân hoá học: Tuỳ thuộc vào tính chất,
nồng độ của từng loại nước thải mà ta lựa chọn các tác nhân để trung hoà cho phù hợp
Trung hoà nước thải acid bằng cách lọc qua vật liệu có tác dụng trung
hồ: thường dùng đá vơi, các chất thải rắn như xì và xỉ tro
b Phương pháp oxi hoá — khử:
Để làm sạch nước thải người ta có thể sử dụng các chất oxi hoá mạnh như clo ở dạng khí và hoá lỏng, dioxyt clo, clorat canxi, hypoclorit canxi và natri, oxi không khí, ozon
Trong quá trính oxi hoá các chất độc hại có trong nước thải để chuyển
thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước Quá trình này tiêu tốn một năng
lượng lớn các tác nhân hoá học Do đó quá trình oxi hoá hoá học chỉ được dùng
Trang 28GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục trong các trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác % Phương pháp sinh học:
Người ta sử dụng phương pháp sinh học để làm sạch nước thải khỏi các chất hữu cơ hoà tan và một số chất vô cơ như H;§, các sunfit, amoniac, nitơ
Phương pháp này dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật để
phân huỷ các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải Các vi sinh vật sử
dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng
lượng Trong quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây
dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng được tăng lên
Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình ox1 hoá sinh
hoá Kết quả của quá trình này là loại khỏi nước những chất bẩn hữu cơ
Dựa vào hoạt động của vi sinh vật người ta chia ra làm 2 loại:
- Phương pháp hiếu khí: Sử dụng các vi sinh vật hiếu khí có sẵn trong tự
nhiên với hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxi và nhiệt độ duy trì
từ 20 - 40°C Khi thay đổi chế độ cung cấp oxi và nhiệt độ thì thành phần và số lượng vi sinh vật được gieo cấy trong bùn hoạt tính tạo thành màng
sinh học
- Phuong pháp yếm khí: Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí hoạt động sống của chúng không có sự cung cấp oxi Phương pháp này áp
dụng chú yếu để khử độc cặn
Các phương pháp sinh học làm sạch có những ưu điểm sau:
- C6 thể xử lý nước thải có nhiễm bẩn hữu cơ tương đối rộng
Trang 29
GVHD: ThS Doan Thanh Vũ
Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
- _ Đầu tư cơ bản cho việc xây dựng khá tốn kém
- _ Phải có chế độ công nghệ làm sạch đồng bộ và hoàn chỉnh
- _ Các chất hữu cơ khó phân huỷ cũng như các chất có độc tính ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm sạch Các chất có độc tính tác động đến
quần thể sinh vật nói chung và trong bùn hoạt tính làm giảm hiệu suất xử
lý của quá trình
- _ Có thể làm loãng nước thải có nồng độ chất bẩn cao, như vậy sẽ làm tăng lượng nước thải
2.4.3 Các phương pháp xử lý nước thải bênh viện của ban chỉ đao quốc øia: Các số liệu khảo sát tại các bệnh viện của PGS TS KHKT Nguyễn Xuân Nguyên (khảo sát tình trạng quản lí chất thải, xây dựng hệ xử lý chất thải
cho các bệnh viện trong chương trình dự án điểm toàn quốc) cho thấy các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu có mặt trong nước thải bao gồm nồng độ chất rắn lơ
hing SS (mg/l), cdc chat hữu cơ théng qua BOD, COD (mg/l) và số lượng các vi
trùng gây bệnh có giá trị trung bình như sau: Chỉ tiêu Khoảng giá trị Giá trị điển hình BOD,, mg/l 120 — 200 (250) 150 - 170 COD, mg/l 150 - 250 200 SS, mg/l 150 — 200 160 Téng Coliform, 10° - 10° 10° - 10’ MPN/100ml Như vậy, nhìn chung nước thải của bệnh viện có chứa nhiều tạp chất hữu
cơ hàm lượng BOD; tương đối cao và tỉ số BOD/COD > 1⁄2 Ngoài ra, nước thải bệnh viện còn chứa nhiều chất tẩy rửa, mâm bệnh vi khuẩn và một số hoá chất sử dụng trong xét nghiện hằng ngày đều là nhân tố gây ô nhiễm môi trường nước Do đó, đối với nước thải bệnh viện nói chung, phương pháp xử lý bằng vi
sinh vật hiếu khí kèm theo khử trùng là phù hợp Để tăng cường quá trình thuỷ phân (tiền phân huỷ) các tạp chất hữu cơ và tăng cường mật độ vi sinh có ích
cho quá trình phân huỷ chất thải cần sử dụng chế phẩm BIOWC 96 và DW 97 là
Trang 30
GVHD: ThS Doan Thanh Vũ
Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
tổ hợp vi sinh và enzime được sản xuất tại Việt Nam có tác dụng phân huỷ
nhanh các chất hữu cơ trong nước thải bệnh viện
a Phương pháp thứ nhất:
Bổ sung BIOWC 96, DW 97
=> Nước thải => Sàng rác => Điều hoà lưu lượng có trộn khí =>
Lắng sơ cấp kết hợp keo tụ PACN 95 => Lọc sinh học => Lắng thứ cấp => Khử trùng
Xử lý bùn bằng phương pháp nén
b Phương pháp thứ hai:
Bổ sung BIOWC 96, DW 97
= Nước thải => Sàng rác => Điều hoà lưu lượng => Lắng sơ cấp (không dùng chất keo tụ) => Tiếp xúc sinh học => Lắng thứ cấp => Khử trùng
c Phương pháp thứ ba: Bổ sung BIOWC 96, DW 97
Trang 31
GVHD: ThS Doan Thanh Vi
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
Chúng ta nhận thấy trong các sơ đồ công nghệ của 4 phương pháp xử lý
nước thải bệnh viện đều cần bổ sung tổ hợp vi sinh thuỷ phân nhanh chất thải
hữu cơ kể cả phân Điểu này xuất phát từ thực tế: các bệnh viện hầu hết đều
quá tải về hố xí và bể phốt Sử dụng chế phẩm BIOWC 96, DW 97 cho phép
giải toả sự quá tải này vì nó làm cho quá trình thuỷ phân diễn ra nhanh hơn quá trình thuỷ phân bình thường gấp 7 - 8 lân Mặt khác BIOWC 96 và DW 97 có tác dụng diệt trứng giun sán và phần lớn vi khuẩn gây hại Các bể Aeroten với
bùn hoạt hoá khi sử dụng BIOWC 96 và DW 97 không cần có giai đoạn cấy bùn
hoạt hoá, điều này thường đòi hỏi thời gian dài (từ vài ngày đến 20 ngày tuỳ
theo điều kiện thực tế) và làm bể điều hoà cổng kểnh hơn
°
of Ưu điểm của phương pháp I:
Trong các phương pháp nói trên, phương pháp 1 cần đầu tư kinh phí ban
đầu lớn hơn nhưng phương pháp này đẩm bảo xử lý triệt để các chất ô nhiễm có
trong nước thải bệnh viện với kết cấu gọn nhẹ nhất Do áp dụng phương pháp
lọc sinh học kết hợp với cơng đoạn xử lý hố lý khác Phương pháp 1 có sử dụng
BIOWC 96, DW 97 và PACN 95 có hiệu suất xử lý cao, có thé dat téi > 90 —
96% với BOD, 90% với SS và tiêu diệt gần như hoàn toàn các loại vi khuẩn
Công đoạn lắng sơ cấp kết hợp keo tụ làm giảm đáng kể lượng SS trong nước
thải Do đó hạn chế tối đa khả năng tắc đệm trong bể sinh học do vi sinh vật phát triển Trong phương pháp này có dùng lắng thứ cấp nên đảm bảo lượng lớn
SS sau công đoạn lọc sinh học Bể lọc sinh học cao tải dạng tháp đệm có bề mặt
tiếp xúc pha lớn, đảm bảo hiệu suất xử lý cao nhưng chiếm diện tích nhỏ và gọn
nhẹ hơn so với bể Aeroten và bể tiếp xúc vi sinh Cấu tạo của bể đơn giản nên thuận tiện cho khâu quản lý, vận hành, không yêu cầu cao với người vận hành
hệ thống xử lý nước thải Mặt khác, bùn được xử lý bằng phương pháp nén có
thể giảm thể tích khoảng 4 lần mà không phát sinh ô nhiễm trong quá trình xử lý
“se Nhược điểm của phương pháp 1: Đầu tư kinh phí ban đầu lớn
oe Ưu điểm của phương pháp 2:
Trang 32
GVHD: ThS Đoàn Thanh Vũ
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
Phương pháp 2 có ưu điểm là các thiết bị tương đối đơn giản, dễ dàng
trong thi công và vận hành
fs Nhược điểm của phương pháp 2:
Phương pháp 2 có nhược điểm về mặt công nghệ là do lắng sơ bộ được
kết hợp ở bể điều hoà nên hiệu suất lắng thấp, dẫn tới khả năng làm giảm hiệu suất của quá trình xử lý Bể tiếp xúc vi sinh có bể mặt tiếp xúc pha nhỏ, do đó khối lượng đệm và thể tích cân thiết của bể là rất lớn nên tốn nhiều năng lượng cho cấp khí
s Ưu điểm của phương pháp 3 và 4:
Phương pháp 3 và 4 đều có ưu điểm là hiệu suất xử lý có thể đạt tới 85 —
95% BOD, vốn đầu tư ban đầu nhỏ
s Nhược điểm của phương pháp 3 và 4:
Hai phương pháp này đều xử dụng phương pháp xử lý bằng Aerotank mà hạn chế chính của nó là khó vận hành do phải khống chế một lượng bùn cần
thiết nhất định trong bể lọc sinh học, bể Aerotank cần nhiều năng lượng hơn cho
việc thống gió trong bể
s Mơ tả chỉ tiết giây chuyển công nghệ xử lý nước thải theo phương
pháp ]:
Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo phương pháp 1
gồm các công đoạn sau:
-_ Bổ sung tổ hợp vi sinh Enzime BIOWC 96 va DW 97 dé phan huy chat
thai, phan thai
- Cong đoạn làm sạch cơ học sơ cấp có sử dụng chất keo tụ PACN 95 để
loại bỏ chất rắn lơ lửng (SS)
Trang 33
GVHD: ThS Doan Thanh Vi
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
-_ Công đoạn xử lý sinh học: Loại bỏ các chất hữu cơ đã được phân huỷ trên cơ sở lọc sinh học cao tải
- _ Công đoạn làm sạch cơ học thứ cấp: Loại bỏ chất rắn lơ lửng và sinh khối
tạo ra trong công đoạn xử lý sinh học
- Công đoạn khử trùng: Loại bỏ vi sinh vật gây bệnh bằng Cl; hoặc NaOCI, Ca(OCI); -_ Công đoạn xử lý bùn: Giảm thể tích bùn sinh ra trong các công đoạn làm sạch cơ học và xử lý sinh học ae Các thiết bị chính trọng dây chuyển xử lý nước thải bênh viên bao > Sang rac:
Sàng rác là thiết bị đầu tiên trong dây chuyển công nghệ xử lý Sàng
được đặt trong hố thu gom nước thải, có tác dụng loại bó các tạp vật kích thước
lớn cuốn theo nước
Các thông số sử dụng trong tính toán thiết bị này gồm có lưu lượng nước
thải, tốc độ nước thải qua sàng và kích thước của hố đặt sàng rác
> Bé diéu hoa:
Bể có nhiệm vụ cân bằng lưu lượng và nồng độ nước thải nhằm đảm bảo
hiệu suất cho các công đoạn xử lý tiếp theo
Một đặc trưng của nước thải bệnh viện là hàm lượng BOD khá cao nên thường có mùi khó chịu do những khí sinh ra trong quá trình của chất hữu cơ
Trong bể điều hoà có lắp đặt hệ thống sục khí, ngoài nhiệm vụ khuấy trộn làm đông đều nồng độ của các chất ô nhiễm còn có tác dụng khử mùi nước thải
> Bể keo tu là lắng sơ cấp:
Bể này được thiết kế dựa trên nguyên tắc hợp khối giữa thiết bị keo tụ và thiết bị lắng đứng, việc kết hợp này cho phép tăng hiệu suất lắng lên 30% so với thiết bị lắng đơn
Trang 34
GVHD: ThS Doan Thanh Vũ
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
Hoá chất keo tụ được sử dụng là PACN 95 (sản phẩm của Liên hiệp Khoa học - Sản xuất Cơng nghệ hố học) có tác dụng nhanh các chất lơ lửng trong nước thải với hiệu suất cao Nhờ kết hợp sử dụng PACN 95 trong công
đoạn lắng sơ cấp mà hiệu suất lắng có thể đạt tới 90 — 95%
Thiết bị được thiết kế trên cơ sở của bể lắng đứng có kết hợp ngăn phản ứng và ngăn tạo bông Việc lựa chọn thiết bị lắng đứng là giảm thiết bị mặt bằng của hệ thống xử lý, đảm bảo phù hợp với điểu kiện của bệnh viện Các thông số thiết kế chính bao gồm: lưu lượng, hàm lượng SS của nước thải, tải
trọng bề mặt trong thời gian lưu thuỷ lực tại các ngăn phản ứng, tạo bông và
ngăn lắng
Đối với chất keo tụ PACN 95, yêu cầu thời gian lưu trong ngăn phản ứng là 5 phút, ngăn tạo bông là 20 phút và trong vùng lắng là 1 giờ Nếu không sử
dụng PACN 95 thì thời gian lắng là 45 phút > Thiết bị xử lý sinh học:
Một đặc trưng quan trọng của nước thải bệnh viện là tỉ lệ BOD/COD > 0,5 va hàm lượng BOD dao động từ khoảng 120 — 200mg/1, do đó để giảm hàm
lượng các chất hữu cơ có trong nước thải phương pháp xử lý hiếu khí bằng sinh
vật là thích hợp Để phù hợp với điều kiện mặt bằng hạn hẹp của bệnh viện,
thiết bị được lựa chọn trong công đoạn này là bể lọc sinh học cao tải
Nguyên lí hoạt động của bể dựa trên khả năng của các vi sinh vật sử
dụng chất hữu cơ chứa trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sống và biến đổi chất, giải phóng các chất vô cơ vô hại Hệ sinh vật phân huỷ chất hữu cơ
được bao phủ trên bể mặt của lớp đệm Đệm cấu tạo từ vật liệu PVC dạng tấm được kết thành khối tạo diện tích bể mặt lớn và thuận tiện trong lắp đặt cũng
như duy trì, bảo dưỡng Nước thải được tưới liên tục xuống lớp đệm bằng hệ thống quay dàn phản lực Oxi cần thiết trong quá trình oxi hoá các chất hữu cơ
cũng được cung cấp liên tục nhờ máy nén và dàn ống sục khí Quá trình vận
hành của bể dựa trên nguyên tắc chuyển động ngược chiều của hai dòng khí và
lỏng Bùn vi sinh tạo ra được tách ở bể lắng thứ cấp và một phần được tuần hoàn Khi sử dụng BIOWC 96 và DW 97 các chất hữu cơ bị huỷ phần trước trở
Trang 35
GVHD: ThS Doan Thanh Vi Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục nên “dễ tiêu” cho vi sinh vật, nhờ đó năng suất xử lý của thiết bị sẽ tăng lên gấp nhiều lân
Các thông số thiết kế chính bao gồm lưu lượng, nhiệt độ và hàm lượng BOD của nước thải, các đặc trưng của đệm, yêu cầu hiệu suất quản lý (hàm
lượng BOD dòng ra) và một số thông số chọn lựa khác Hiệu suất khử BOD của
thiết bị có thể đạt trên 90 ~ 95% (do sử dụng BIOWC 96 và DW 97) hoặc §0 —
85% (trong trường hợp bình thường) > Bể lắng thứ cấp:
Bể lắng thứ cấp được đặt ngay sau thiết bị lọc sinh học, có tác dụng tách các màng vi sinh vật lơ lửng tạo ra trong quá trình xử lý các chất hữu cơ Bể cũng được thiết kế theo nguyên tắc của thiết bị lắng đứng nhằm tiết kiệm mặt bằng Các thông số chính được sử dụng trong tính toán là: lưu lượng nước thải,
tải trọng bề mặt và thời gian lưu thuỷ lực Thời gian lưu được lựa chọn nhằm đạt tới hiệu suất yêu cầu là 1,5h (nếu sử dụng PACN 95 khoảng 45 phút)
> Bể khử trùng:
Đây là thiết bị cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải Bể được đặt trước
cống xả của bệnh viện nhằm diệt trừ các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải
trước khi thải ra môi trường Khi có sử dụng BIOWC 96 và DW 97 lượng Coliform sẽ giảm so với bình thường hàng trăm lần
Hoá chất sử dụng để khử trùng là Clo, được bơm định lượng vào bể để
hoà trộn với nước thải Bể được thiết kế theo nguyên tắc khuấy trộn thuỷ lực
nhờ các vách ngăn, bảo đảm sự tiếp xúc giữa Clo lỏng với nước thải Các thông số chính sử dụng trong thiết kế là lưu lượng nước thải và thời gian lưu nước thải
trong bể Đạt tới hiệu suất khử trùng trên 90%, yêu câu thời gian tiếp xúc giữa
Clo với nước thải là 30 phút Liểu lượng Clo sử dụng được tính theo chỉ số
Coliform
> _ Bểnén bùn:
Bể được đưa vào dây chuyển sử lý nhằm làm giảm thể tích bùn tạo thành
trong các công đoạn xử lý cơ học và sinh học Việc thiết kế bể cũng dựa trên
nguyên tắc của một thiết bị lắng đứng Các thông số được sử dụng là: tổng thể
Trang 36GVHD: ThS Doan Thanh Vi
Tén dé tai: Khdo sdt hién trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
tích bùn tạo thành, độ ẩm, tỷ trọng bùn, thời gian lưu và tải trọng bể mặt Nhờ
thiết bị này, thể tích bùn có thể giảm tới 4 lần Bùn sau khi nén có thể sử dụng
để cải tạo đất hoặc làm phân hữu cơ
Trang 38
GVHD: ThS Doan Thanh Va Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục Chương 3: HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THÁI TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
3.1 Điều kiện tự nhiên _ kinh tế — xã hồi TPHCM:
3.1.1 Vi tri dia ly:
TPHCM thuộc miền Đông Nam Bộ của nước ta Ranh giới của TPHCM
như sau:
- Hướng Đông: Tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương
- Hướng Tây: Tỉnh Long An
- Hướng Nam: Tỉnh Tiền Giang
- Hướng Bắc: Tỉnh Tây Ninh
Toa độ địa lý:
- Điểm cực Bắc: 11°20° độ vĩ Bắc
- Điểm cực Nam: 10°20' độ vĩ Bắc - Điểm cực Đông: 107°00° độ kinh Đông
- Điểm cực Tây: 106°20' độ kinh Đông
3.1.2 Diên tích tự nhiên:
Diện tích của TPHCM là 2093,7 km”, được chia thành 19 quận là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, II, 12, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Binh Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân và 5 huyện là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà
Bè, Cần Giờ Trong đó, huyện Cần Giờ có diện tích lớn nhất là 714,0 km; còn
quận có diện tích nhỏ nhất là quận 4 với diện tích 4,0 km
Trang 39
GVHD: ThS Doan Thanh Vi
Tên để tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục 3.1.3 Dân số:
Dân số TPHCM là khoảng trên 5 triệu người (01 — IV — 1999)
Trang 40GVHD: ThS Doan Thanh Vi
Tên đề tài: Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại các bệnh viện trên địa bàn
TPHCM và đề xuất giải pháp khắc phục
3.1.4 Địa hình:
TPHCM có địa hình tương đối bằng phẳng, phía Bắc thành phố là vùng đôi và đồng bằng, còn phía Nam có hệ thống sông rạch chằng chịt Hai con sông lớn Sài Gòn, Đồng Nai chảy qua thành phố
3.1.5 Nguồn nước ~ Thuỷ Văn:
TPHCM có 2 con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai
Các kênh rạch trong thành phố (kênh Nhiêu Lộc, kênh Thị Nghè, kênh Bàu
Cát, rạch Lị Gốm, rạch Ơng Bng, kinh Tàu Hủ, rạch Bến Bồi, rạch Cầu
Bông ) chủ yếu là để thoát nước Nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh
hoạt cho nhân dân dựa vào 3 nguồn nước chính sau đây:
- Nguồn nước mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa bình quân hàng năm là 1949mm, cao nhất 2718mm (năm 1908), thấp nhất
1392mm (1958)
- Nguồn nước do hệ thống cấp nước thành phố,
- Nguồn nước ngầm Gồm 4 tầng chính:
se Tầng nước ngầm cạn gần mặt đất: sâu từ 3 — 4m, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết Tuỳ theo mùa, địa hình cao thấp mực thuỷ tĩnh nằm sâu từ 1 -
6,5m, có nơi mùa khô sâu đến 10 — 11m Mạch nước ngầm có hướng dao
động từ địa hình cao xuống thấp, chất lượng nước khá tốt, pH = 4,5 - 5,5
e Tầng thứ hai (bán áp): phân bố ở độ sâu 20 — 40m là tầng có áp lực nhẹ,
chất lượng nước tương đối tốt, pH = 5,5 Tầng này có thể khai thác với lưu
lượng 50 — 601/s/kmỶ