HỒ CHÍ MINH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÁC LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP ĐANG GIEO ƯƠM TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP... NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHÍN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÁC LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP ĐANG GIEO ƯƠM TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP
Trang 2NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÁC LOÀI CÂY LÂM NGHIỆP ĐANG GIEO ƯƠM TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM
LÂM NGHIỆP TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thành quả hôm nay không chỉ là kết quả của những năm tháng học tập miệt mài, mà bên cạnh đó luôn có sự giúp đỡ, ủng hộ, động viên của gia đình, thầy cô, nhà trường, bạn bè, cơ quan ban ngành, đoàn thể
Xin gởi thành quả nhỏ bé này như một biểu hiện tình cảm sâu đậm của tôi đến:
Ba mẹ, Người đã sinh thành, dưỡng dục và luôn đặt niềm tin hy vọng vào tôi Các thầy các cô đã khai trí, mở mang kiến thức và nâng đỡ tôi từng bước trưởng thành Đặc biệt là Th.s Nguyễn Thị Bình - giảng viên chính, khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt những kinh nghiệm quí báu, tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường
Ban lãnh đạo, các cô chú ở Chi Cục kiểm dịch Thực vật vùng II TPHCM
Cô Liệu chủ vườn ươm cây giống Lâm Nghiệp – Trạm thực nghiệm LN Trảng Bom tỉnh Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập công tác ngoại nghiệp chuẩn bị cho luận văn này
Tập thể lớp DH05QR, và bạn bè những người đã luôn kề vai sát cánh bên tôi trong những năm tháng sinh viên đầy khó khăn, thử thách
Xin chân thành cảm ơn
TP Hồ Chí Minh 28/06/2009 Nguyễn Ngọc Quuyên
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra thành phần bệnh hại chính trên một số loài cây con lâm nghiệp tại vườn ươm Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và bước đầu thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ ”, được tiến hành tại vườn ươm cây giống lâm nghiệp, trạm Thực nghiệm lâm nghiệp Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và một số vườn ươm tư nhân lân cận thời gian thực hiện từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 02 năm 2009 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên
Trong quá trình tiến hành điều tra chúng tôi quan sát và theo dõi tình hình bệnh hại theo từng tháng trên các loài cây con lâm nghiệp tại vườn ươm qua những ô dạng bản được lập ngẫu nhiên cố định, mỗi luống cây bệnh lập ba ô dạng bản với kích thước ô là 1m2
Thu thập mẫu bệnh và tiến hành nuôi cấy tại phòng thí nghiệm khoa Lâm Nghiệp, chi Cục kiểm dịch Thực vật vùng II TPHCM (28 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa
Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh), để xác định, phân lập mấm bệnh nhằm tạo ra dòng
nấm thuần, phục vụ cho quá trình xác định tác nhân gây bệnh và lây nhiễm kiểm chứng trên cây con
Đồng thời tiến hành thử nghiệm một số loại thuốc hoá học nhằm xác định hiệu quả
phòng trừ nấm bệnh trong phòng thí nghiệm và ngoài vườn ươm, để tìm ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất
Kết quả thu được như sau:
Xác định được 6 loại bệnh khác nhau do 6 loại nấm 2 giống vi khuẩn và một
loài tảo gây ra, trên 5 loài cây con: sao đen, dầu rái, bằng lăng, gõ đỏ và xà cừ
Mô tả triệu chứng cây bị nhiễm bệnh và đặc điểm của nấm gây hại
Quan sát, theo dõi, ghi nhận quá trình hình thành và phát triển của nấm bệnh trong phòng thí nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nuôi cấy đến các loài nấm bệnh
Trang 5Tiến hành thử nghiêm, so sánh khả năng phòng trừ nấm bệnh của 10 loại thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm để tìm ra loại thuốc và nồng độ thích hợp là cơ sở cho việc áp dụng ngoài thực tế.
Trang 6MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Danh mục các hình vii
Danh mục các bảng viii
Danh các biểu x
Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích - ý nghĩa và giới hạn đề tài 2
1.2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài .2
1.2.2 Giới hạn của đề tài 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 4
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, tài nguyên 4
2.1.2 Khí tượng thủy văn 5
2.1.3 Tình hình dân sinh kinh tế 6
2.1.4 Tài nguyên rừn của tỉnh Đồng Nai .6
2.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về vườn ươm 7
2.3 Đặc điểm của một số loại thuốc phòng trừ bệnh, sử dụng trong nghiên cứu 8
2.3.1 Aliette 80WP 8
2.3.2 Bentotigi 50WP .8
2.3.3 Carbendazim 9
2.3.4 Dithanece M45-80WP .9
2.3.5 Kasumin MZ 9
2.3.6 Methydation 9
2.3.7 Ridomil MZ .10
2.3.8 Tilt super 300 EC 10
2.3.9.Topsin M80WP .11
2.3.10.Viben C50BTN 11
Chương 3 VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIêN CỨU 12
3.1 Vật liệu nghiên cứu 12
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 12
3.2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu 12
3.2.2 Thời gian nghiên cứu 12
3.3 Nội dung nghiên cứu 13
3.4 Phương pháp nghiên cứu 13
3.4.1 Điều tra thành phần bệnh hại trên cây con ở giai đoạn gieo ươm 13
3.4.2 Phương pháp điều tra diễn biến một số bệnh hại chính 14
3.4.3 Phương pháp thu thập nuôi cấy, phân lập và định danh vật gây bệnh 16
3.4.4 Phương pháp lây nhiễm nhân tạo theo qui tắc Koch 20
3.4.5 Thử nghiệm thuốc hóa học phòng trừ nấm gây bệnh 22
Trang 7Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Tình hình thời tiết tháng 09/2008 đến tháng 02/2009 tại khu vực nghiên cứu 24
4.2 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh trên một số loài cây con lâm nghiệp tại trạm thực nghiệm cây giống lâm nghiệp Trảng Bom, Đồng Nai .24
Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên một số loài cây con 25
4.3 Đặc điểm xâm nhiễm của một số loại bệnh hại chính 26
4.3.1 Bệnh cháy lá trên cây dầu rái (Pestalotia sp) 26
4.3.2 Bệnh trên cây gõ đỏ 28
4.3.3 Bệnh bứu thân cành trên cây bằng lăng 1 năm tuổi (Corynebacterium và Bacterium) 32
4.3.4 Bệnh đốm rong đỏ trên cây sao đen (Cephaleuros sp ) 33
4.3.5 Bệnh cháy lá trên trên cây xà cừ do hai loại nấm Collectotrichum sp, và Phoma sp 35
4.4 Diễn biến tình hình bệnh hại trên một số loài cây con lâm nghiệp trong 37
4.4.1 Biến động tác hại của bệnh cháy lá, do nấm Pestalotia sp trên cây dầu rái 37
4.4.2 Biến động tác hại của bệnh cháy mép lá (Colletotrichum sp) trên cây gõ đỏ 38
4.4.3 Biến động tác hại của bệnh cháy đầu lá (Fusarium sp, Curvularia sp, Alternaria sp) trên cây gõ đỏ 40
4.4.4 Biến động tác hại của bệnh bứu thân cành (Corynebacterium và Bacterium) trên cây bằng lăng 41
4.4.6 Biến động tác hại của bệnh cháy lá (Phoma sp) trên cây xà cừ 43
4.4 Đặc điểm sinh học của một số nấm gây bệnh .44
4.4.1 Đặc điểm hình thái của một số loài nấm gây hại trên môi trường nuôi cấy .44
4.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái nấm 46
4.4.3 Tỉ lệ nảy nầm của bào tử nấm theo thời gian nuôi cấy ( 3, 5, 7 ngày) 48
4.4.4 Hiệu lực của một số loài thuốc lên khả năng sinh trưởng của nấm trong phòng thí nghiệm 49
4.5 Khả năng lây nhiễm nấm bệnh trên cây con 51
4.5.1 Khả năng lây nhiễn bệnh cháy lá (Pestalotia sp) trên cây dầu rái tại khoa lâm nghiệp Thủ Đức 51
4.5.2 Khả năng lây nhiễm bệnh cháy lá (Collectotrichum sp, Phoma sp) trên cây xà cừ tại khoa lâm nghiệp Thủ Đức .52
4.5.3 Khả năng lây nhiễn bệnh đốm rong đỏ (Cephaleros sp) trên cây sao đen tại khoa lâm nghiệp Thủ Đức .53
4.6.1 Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ nấm Fusarium sp gây bệnh cháy đầu lá trên cây gõ đỏ ngoài vườn ươm .55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1.1 Về thành phần chính và mức độ bị hại của các loại bệnh trên cây con trong giai đoạn gieo ươm .58
5.1.2 Về tình hình diễn biến bệnh trong thời gian điều tra 59
5.1.3 Hiệu lực phòng trị bệnh bằng thuốc hóa học 59
5.2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ BIỂU 62
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Tổng quan về vườn ươm tại khu vực nghiên cứu……….7
Hình 4.1:Triệu chứng cây dầu rái bị bệnh cháy lá (Pestalotia sp)……… 27
Hình 4.2: Bào tử nấm pestalotia sp gây bệnh cháy lá trên cây dầu rái … 27
Hình 4.3:Triệu chứng cây gõ đỏ bị bệnh cháy mép lá (Colectotrichum sp) 29
Hình 4.4: Bào tử nấm Colectotrichum sp gây bệnh gỉ sắt trên cây gõ đỏ ….29
Hình 4.5: Triệu chứng cây gõ đỏ bị bệnh cháy ngọn lá (Fusarium sp và
Alternaria sp, b Fusarium sp và Curvularia sp)………31
Hình 4.6: a Bào tử nấm Fusarium sp và Alternaria sp, b Fusarium sp và
Curvularia sp gây bệnh cháy ngọn lá trên cây gõ đỏ………31
Hình 4.7: hình thái của loài vi khuẩn Bacterium gây bệnh bứu thân cành trên
cây bằng lăng………32
Hình 4.8: Triệu chứng cây bằng lăng bị bệnh bứu thân cành (Corynebacterium
và Bacterium)……….……….……….33
Hình 4.9: Triệu chứng cây sao đen bị bệnh đốm rong đỏ (Cephaleuros sp) 34
Hình 4.10: Tảo Cephaleuros sp gây bệnh đốm rong đỏ trên cây sao đen …………34
Hình 4.11:Triệu chứng cây xà cừ bị bệnh cháy lá (Collectotrichum sp, Phoma
sp)……….……36
Hình 4.12: Bào tử nấm a Collectotrichum sp, b Phoma sp gây bệnh cháy lá trên
cây xà cừ………36
Trang 9DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các loại thuốc trị bệnh sử dụng trong thí nghiệm………23 Bảng 3.2: Các loại các nấm tiến hành thử nghiệm………23 Bảng 4.1: Các yếu tố khí tượng thủy văn tại tỉnh Đồng Nai 24 Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên một số loài cây con
lâm nghiệp trong giai đoạn vườn ươm……… 25
Bảng 4.3: Biến động tác hại của bệnh bệnh cháy lá (Pestalotia sp) trên cây dầu
rái 37
Bảng 4.4: Biến động tác hại của bệnh cháy mép lá (Colletotrichum sp) trên cây
gõ đỏ 38
Bảng 4.5: Biến động tác hại của bệnh cháy đầu lá (Fusarium sp, Curvularia sp,
Alternaria sp) trên cây gõ đỏ 40
Bảng 4.6: Biến động tác hại của bệnh bứu thân cành (Corynebacterium và
Bacterium) trên cây bằng lăng 41
Bảng 4.7: Biến động tác hại của bệnh đốm rong đỏ (Cephaleuros sp) trên cây
sao đen………42
Bảng 4.8: Biến động tác hại của bệnh cháy lá (Phoma sp) trên cây xà cừ 43
Bảng 4.9: Đặc điểm hình thái của một số nấm bệnh trên môi trường PGA…45 Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đặc điểm hình thái của khuẩn lạc….46 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên môi trường và kích thước bào tử… 47 Bảng 4.12: Tỉ lệ nảy nầm của một số loài nấm gây bệnh……… 48
Bảng 4.13: Hiệu lực của một số loài thuốc đối với nấm Fusarium……….49 Bảng 4.14: Hiệu lực của một số loại thuốc đối với nấm Curvularia sp … … 50
Bảng 4.15: Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với nấm
Collectotrichum sp ………51
Bảng 4.16: Khả năng lây nhiễm của nấm bệnh cháy lá (Pestalotia sp) trên cây
dầu rái ở khu vực vườn ươm khoa Lâm nghiệp 52
Trang 10Bảng 4.17: Khả năng lây nhiễm của nấm bệnh (Collettotrichum sp, Phoma sp)
trên cây xà cừ tại khoa lâm nghiệp Thủ Đức 53
Bảng 4.18: Khả năng lây nhiễm của nấm bệnh (Cephaleros sp) trên cây sao đen
tại khoa lâm nghiệp Thủ Đức 54
Bảng 4.19: Hiệu lực của một số loài thuốc hoá học đến tỉ lệ bệnh (P%) và chỉ số
bệnh (R%) của bệnh cháy đầu lá do Fusarium sp trên cây gõ đỏ 55
Bảng 4.20: Hiệu quả kỹ thuật của một số loại thuốc hóa học đối với bệnh cháy
đầu lá cây gõ đỏ……….56
Trang 11DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây dầu
rái tại khu vực nghiên cứu……… …38
Biểu đồ 4.2: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây gõ đỏ
tại khu vực nghiên cứu……… …….39
Biểu đồ 4.3: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây gõ
đỏ ……… … … … 40
Biểu đồ 4.4: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây bằng
lăng tại khu vực nghiên cứu……… … .41
Biểu đồ 4.5: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên cây sao
đen tại khu vực nghiên cứu………42
Biểu đồ 4.6: Diễn biến nhiệt độ - ẩm độ, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trên xà cừ tại
khu vực nghiên cứu………43
Biểu đồ 4.7: Hiệu quả thử nghiệm thuốc hóa học đối với tỉ lệ bệnh (P%) và chỉ
số bệnh (R%) của bệnh cháy đầu lá trên cây gõ
đỏ………56
Biểu đồ 4.8: Hiệu quả kỹ thuật của một số loại thuốc hóa học đối với bệnh cháy
đầu lá cây gõ đỏ……….57
Trang 12Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Từ xa xưa cho đến nay chúng ta vẫn biết “rừng vàng, biển bạc”, ngay khi xuất hiện trên trái đất con người đã biết dựa vào rừng để sinh sống Họ săn bắt, hái lượm đế phục vụ cho cuộc sống thường nhật Sống ở hang tồn tại sẵn trong rừng cho đến khi biết lấy gỗ làm nhà, công cụ lao động được nâng lên từng ngày dựa vào rừng, từ cây gậy đến cung nỏ, cuốc xẻng… Và một lợi ích vô hình mà họ không nhìn thấy là rừng hút khí độc thải ra khí oxi, rừng đóng vai trò như một lá phổi xanh của nhân loại, hoạt động không ngưng nghỉ để duy trì sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển…
Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì mọi nhu cầu cũng được nâng lên Khi xã hội loài người xuất hiện những mâu thuẫn cũng từ đó nảy sinh, chiến tranh xảy ra, các nước xâm chiếm lẫn nhau Rừng lại đảm nhiệm vai trò quân sự to lớn
“rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, rừng biểu hiện sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị to lớn của mỗi quốc gia
Nhưng ngày nay, con người ngày càng lợi dụng vào sức rừng, khai thác rừng một cách bừa bãi làm vốn rừng ngày càng suy kiệt Không chỉ gây tổn hại trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên quốc gia mà còn gián tiếp gây ra thiên tai, lũ lụt làm cuộc sống của người dân ngày càng trở nên khó khăn vất vả!
Nhận thấy vai trò to lớn của rừng những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã tích cực trong công tác trồng và bảo vệ rừng Đẩy nhanh công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái Để đáp ứng được mục tiêu trên, chất lượng
và số lượng giống cây trồng là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công tác trồng rừng
Một trong những tiêu chuẩn đầu tiên là cây con không bị sâu bệnh hại Tuy nhiên, trong thời gian gần đây do điều kiện khí hậu nước ta có nhiều biến động phức tạp, làm nạn dịch sâu bệnh hại cây trồng, trong đó có cây lâm nghiệp đang phát triển
Trang 13mạnh, gây tổn hại nhiều địa phương, nhiều vùng trong nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng Đặc biệt là cây con trong giai đoạn gieo ươm
Huyện Trảng Bom, Đồng Nai là một trong những huyện có nhiều vườn ươm cây giống lâm nghiệp, là nơi cung cấp nguồn giống chủ yếu cho các vùng trong tỉnh,
và các tỉnh khác trên cả nước Đặc biệt là những giống cây lâm nghiệp như sao, dầu,
gõ đỏ, giáng hương, cẩm lai, bằng lăng, xà cừ… nhằm tái tạo, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây bản địa quý hiếm
Do tập trung nhiều vườn ươm cây giống lâm nghiệp trên một địa bàn của huyện, nên là điều kiện để tích trữ nguồn bệnh, khả năng lây lan càng nhanh rộng
Để góp phần cung cấp một số thông tin về thành phần, mức độ bị hại và tình hình diễn biến sâu bệnh trên các loài cây giống lâm nghiệp đang gieo ươm, làm cơ sở
đề xuất một số biện pháp quản lí, phòng chống và phục hồi nhanh các nguồn cây giống
lâm nghiệp, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số loại bệnh hại chính trên
các loài cây lâm nghiệp đang gieo ươm tại trạm thực nghiệm lâm nghiệp Trảng Bom, Đồng Nai”
1.2 Mục đích - ý nghĩa và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
¾ Mục đích của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài đóng góp thêm một số tư liệu về thành phần bệnh hại chính, xác định chính xác tác nhân gây hại chủ yếu và một số nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh hại tại khu vực nghiên cứu
Về mặt thực tiễn, bước đầu cung cấp những thông tin cơ bản, làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng biện pháp phòng chống bệnh kịp thời ngay tại vườn ươm Góp phần phát triển kinh tế nhà vườn, kinh doanh rừng trồng, cây xanh đô thị và thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc
¾ Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần bệnh hại chính trên một số loài cây giống lâm nghiệp (sao đen, dầu rái, gõ đỏ, xà cừ, bằng lăng….)
Trang 14- Nghiên cứu đặc điểm xâm nhiễm và điều kiện phát sinh, phát triển của một số bệnh hại chính
- Đánh giá tình hình biến động của một số bệnh hại chính qua các tháng điều tra làm cơ sở xác định mùa phát sinh, phát triển của bệnh và đề ra các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn bệnh phát triển và lây lan
1.2.2 Giới hạn của đề tài
Do điều kiện kiến thức có hạn, nên kết quả nghiên cứu chỉ được giới hạn ở mức:
+ Xác định tác nhân gây hại chính và bước đầu có những nhận xét sơ bộ về ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái môi trường và sinh vật đến khả năng phát sinh, phát triển của bệnh hại, đánh giá tình hình bệnh hại qua từng tháng điều tra
+ Sử dụng một số loại thuốc hóa học và biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh, việc thử tính kháng bệnh còn mang tính thử nghiệm và chỉ dừng lại trong phạm vi khu vực nghiên cứu
+ Chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của tất cả các nhân tố sinh thái như đất đai (tính chất vật lý và hóa học), ánh sáng, và các yếu tố sinh vật như vi sinh vật ký sinh, phụ sinh, côn trùng… đến quá trình phát sinh, phát triển bệnh hại
+ Hạn chế trong việc thử nghiệm phòng trừ trên tất cả các loại bệnh xuất hiện trong vườn ươm
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, tài nguyên
Vị trí địa lý:
Trảng Bom là một huyện trung du miền núi, thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm về phía đông của Thành Phố Hồ Chí Minh khoảng 50km và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 30km
+ Phía Nam giáp huyện Long Thành
+ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất
+ Phía Tây giáp thành phố Biên Hòa
+ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và hồ Trị An
Tổng diện tích tự nhiên: 326,14km2, chiếm 5,54% tổng diện tích toàn tỉnh
Dân số: 192.4710 người, chiếm 8,67 dân số toàn tỉnh (2005)
13 cơ quan chuyên môn
Trang 16Những lợi thế của huyện
+ Về đất nông nghiệp: 26.445ha, chiếm 81.08% đất tự nhiên của huyện Nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang phục hóa
+ Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông và các loại đỗ, lúa
+ Tài nguyên khoáng sản có puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng 20triệu tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng
+ Tiềm năng du lịch: Thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế
về điều kiện tự nhiên, môi trường sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao
hồ, thác gềnh tự nhiên
Huyện có 3 khu công nghiệp là: Sông Mây, Hố Nai, Bầu Xẻo Huyện với lợi thế cách TP HCM 50km và TP Biên Hòa 30km về phía đông, dọc theo quốc lộ 1A là địa bàn khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp
Cơ cấu kinh tế 2006: Công nghiệp xây dựng chiếm 57.6%; Nông- Lâm-Thủy sản chiếm 22.9%, dịch vụ 19.5%
2.1.2 Khí tượng thủy văn
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (Phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa rõ rệt (Mùa khô và mùa mưa) Nhiệt độ trung bình là: 27,40oC
Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao
Nhiệt độ bình quân năm 2006 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC Nhìn chung sự khác biệt về nhiệt độ giữa hai mùa trung bình ở miền Nam là không đáng kể (3oC)
Số giờ nắng trung bình trong năm 2006 là: 2.243 giờ
Trang 17Lượng mưa tương đối lớn khoảng 2.065,7mm, phân bố theo vùng và theo mùa
có sựu khác biệt lớn (Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè)
- Độ ẩm trung bình năm 2006 là 80%
Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển
2.1.3 Tình hình dân sinh kinh tế
- Tổng dân số tỉnh Đồng Nai năm 2006 là: 2.246.192 người
- Mật độ dân số của Tỉnh năm 2006: 381 người/Km2
- Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 683.677 người; Nông thôn là: 1.535.223 người
+ Phân theo giới tính: Nam: 1.097.915 người; Nữ: 1.120.985 người
- Tỷ lệ sinh của tỉnh trong năm 2006 là: 1,72%
- Tỷ lệ chết của tỉnh trong năm 2006 là: 0,44%
- Tỷ lệ tăng tự nhiên của trong năm 2006 là: 1,23%
2.1.4 Tài nguyên rừng của tỉnh Đồng Nai
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên Năm 1976, tỷ
lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%
Đến 30 tháng 6 năm 2004, độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên,
có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (Bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời kỳ đến năm 2010
Trang 182.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về vườn ươm
Hình 2.1: Tổng quan về vườn ươm tại khu vực nghiên cứu
Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm
huyện 1km về phía Bắc Thành lập năm 1993 với tên gọi “Vườn ươm cây giống lâm
nghiệp” Tổng diện tích vườn 1ha, với nhiệm vụ chính cung cấp cây giống phục vụ
cho công tác trồng rừng trong tỉnh và các vùng lân cận, nhằm thực hiện mục tiêu trước
mắt là phủ nhanh diện tích đất trống đồi núi trọc và cung cấp nguyên liệu giấy cho
nghành công nghệ bột giấy Đồng thời duy trì bảo tồn những giống cây quí, lâu năm
như: sao, gõ đỏ, gõ mật, dầu rái và một số cây xanh đô thị như: móng bò, bằng lăng,
bàng đài loan, xà cừ…
Trang 19Và một diện tích vườn ươm tư nhân đang phát triển khá lớn mạnh tại khu vực, nhằm cung cấp nhu cầu cây giống không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu ra các nước láng giềng Tuy nhiên với tình hình thâm canh và gieo ươm đại trà như hiện nay dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng, khi hầu hết các loài cây gieo ươm trong vườn đang bị nấm bệnh tấn công mạnh Nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả đó một phần do thành phần loài cây gieo ươm trong vườn khá nhiều (Khoảng 20 loài), diện tích vườn khá rộng, vì vậy khâu quản lý, bảo vệ, chăm sóc, vệ sinh vườn còn hạn chế Hơn nữa, xung quanh các luống gieo cỏ phủ dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích lũy nguồn bệnh và trở thành nguồn xâm nhiễm bệnh hại chính cho các loài cây lâm nghiệp trong giai đoạn gieo ươm tại khu vực
2.3 Đặc điểm của một số loại thuốc phòng trừ bệnh, sử dụng trong nghiên cứu
Sản xuất bởi Bayer Việt Nam Ltd
Công dụng: điều trị bệnh thối rễ, lỡ cổ rễ Ngoài ra còn trị các bệnh như: phấn trắng, sương mai
Liều lượng: lượng nước phun/ha: 500-600lít, tùy theo từng loại cây trồng mà có nồng độ khác nhau
Trang 20Giai đoạn cây trưởng thành: pha loãng 15-25g thuốc cho bình phun 8lít nước phun cho bình cho một công
Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 4 ngày
2.3.4 Dithanece M45-80WP
Đây là một sản phẩm của công ty ROHT và HAAS, phối hợp ưu điểm của elles
bis-ditheocarbanote với Maneb và Zineb
Công dụng: Phòng trừ nhiều loài nấm bệnh trên nhiều loài cây trồng
Liều lượng phun: 30-40g/8lít (1.5-2 kg/ha) phun 4-21ngày/lần, thời gian cách ly
là 7 ngày
2.3.5 Kasumin MZ
Sản phẩm của hãng sản xuất Arysta LifeSclence
Thành phần: Kasugamycin 2%
Thuốc đặc trị bệnh đạo ôn
Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào lào cây và loại bệnh Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc 7 ngày trước khi thu họach
2.3.6 Methydation
Tên thương mại: Supracide 40EC/ND (Novartis (Việt Nam) Ltd)
Tên hóa học: 0,0 – dimethyl phosphorodithioate, S – ester with 4 –(mercaptomethyl) – 2 – methoxy –1,3,4 – thiadiazolin –5–one
Phân tử lượng: 302.3
Trang 21Nhóm hóa học: lân hữu cơ
Tính chất: thuốc kỹ thuật dạng tinh thể, không màu, điểm nóng chảy 39-40oC Ít tan trong nước (240ppm ở 20oC), tan trong nhiều dung môi hữu cơ như acetone, benzene, xylene, methanol Không ăn mòn kim loại, tương đối bền trong môi trường trung tính và acid nhẹ, thủy phân nhanh trong môi trường kiềm
Sử dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá, chích hút và nhện cho nhiều loài cây trồng Có hiệu quả cao với các loài rệp sáp
Liều lượng sử dụng: 400-800 g/ha Chế phẩm sữa 40% hoạt chất dùng 1-2 lít/ha, pha nước với nồng độ 0.2-0.3% phun ướt đều lên cây
Thời gian cách ly: Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 21 ngày
2.3.7 Ridomil MZ
Ridomin NZ: hãng sản xuất công ty Syngenta (Thụy Sĩ)
Thành phần hóa học metalaxyl + mancozeb
Là loại thuốc có hiệu lực phòng trừ bệnh cao, dễ sử dụng, an toàn cho cây trồng
và môi trường
Phòng trừ các loại bệnh như thán thư, sương mai, đốm phấn vàng, nứt gốc chảy
mủ
Thuốc có tính tiếp xúc tốt cũng như nội hấp, lưu dẫn mạnh bên trong thân cây
Do thuốc dễ hòa tan trong nước nên bị nước mưa rửa trôi, cần pha thêm chất dính làm giảm chu kỳ xử lý, tiết kiệm công và thuốc mà vẫn đạt hiệu quả
2.3.8 Tilt super 300 EC
Thành phần: Difenoconazole 150g/l + Propiconazole 150g /l
Sản phẩm của công ty Novartis (Việt Nam) Ltd
Tính chất: thuốc trừ nấm hỗn hợp Hàm lượng chứa 150g Propiconazole/l thuốc Chất phụ gia và các chất khác: 700g/l thuốc
Trang 22Thời gian cách ly: ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày, đối với chè 5 ngày
Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện: lượng nước thuốc phun: 500-600l/ha
2.3.9 Topsin M80WP
Sản phẩm của NIPONSODA(Nhật)
Tên thông thuờng: Thiophanate metyl
Tên hóa học: 1.2 bis (3-methoxycarbomyl-2-thionreido benzenl)
2.3.10 Viben C50BTN
Thành phần: 50%Al + Benomyl + Copper Oxyclorice
Trang 23Chương 3 VẬT LIỆU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu
Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm dùng để nuôi cấy, phân lập như: đĩa petri, ống nghiệm, buồng cấy, kính hiển vi, kính soi nổi, nồi hấp môi trường, tủ sấy dụng cụ
và các loại hoá chất khác để tạo ra môi trường nuôi cấy
Cây con để lây nhiễm
Một số loại thuốc trừ nấm bệnh, bình phun thuốc, lưới che
Các dụng cụ ngoài thực địa như: kéo, bị nilon, thước dây, túi nhựa, giấy báo để thu thâp mẫu bệnh, phiếu điều tra theo dõi bệnh, máy chụp hình
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài đã được thực hiện tại vườn ươm cây giống lâm nghiệp, Trạm Thực nghiệm lâm nghiệp Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Đối tượng nghiên cứu:
Một số loại nấm gây bệnh chính trên các loài cây con lâm nghiệp trong giai đoạn gieo ươm tại khu vực nghiên cứu: sao đen, gõ đỏ, xà cừ, bằng lăng, dầu rái
3.2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài đã được bắt đầu thực hiện từ tháng 09/2008 và kết thúc vào tháng 02/2009
Trang 243.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết một số nội dung chính sau:
1 Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của các loại bệnh hại trên 5 loài cây giống lâm nghiệp (Sao đen, gõ đỏ, xà cừ, bằng lăng, dầu rái) trong giai đoạn gieo ươm
2 Đặc điểm xâm nhiễm của một số bệnh hại chính trên 5 loài cây giống lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu
3 Xác định mức độ gây hại và tình hình biến động của một số bệnh hại phổ biến qua các tháng điều tra
4 Khả năng lây nhiễm của một số loại nấm gây bệnh trên một số loài cây trong giai đoạn gieo ươm
5 Ảnh hưởng của một số yếu tố nhiệt độ, độ ẩm của môi trường lên quá trình phát sinh phát triển của nấm
6 Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ bệnh bằng một số loại thuốc hóa học
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra thành phần bệnh hại trên cây con ở giai đoạn gieo ươm
Dựa theo phương pháp điều tra bệnh cây của T.S Đặng Thị Vũ Thanh và GS.TS
Hà Minh Trung ở Viện BVTV (1997) Sau khi xác định địa điểm, tiến hành điều tra khảo sát toàn khu vực nghiên cứu, phát hiện những nấm bệnh gây hại trên 5 loài cây giống lâm nghiệp (Sao đen, gõ đỏ, xà cừ, bằng lăng, dầu rái) Quan sát, mô tả, xác định những triệu chứng gây hại điển hình trên mỗi loài cây Ghi vào phiếu điều tra thành phần bệnh hại đã in sẵn Trên mỗi loài cây, đo đếm, xác định số cây bị hại trên tổng số cây điều tra, nhằm xác định số lượng loại bệnh hại, số lượng vật gây hại trong khu vực điều tra trên cơ sở phân loại Kết quả điều tra thành phần là bảng danh mục các loài điều tra được trong khu vực với tên loài, tên họ, tên bộ và một số đặc điểm khác của loài
Các loài cây ở vườn ươm được gieo cấy theo hàng trong luống dùng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để chọn đơn vị điều tra được tiến hành theo các bước sau:
Trang 25+ Cách k luống điều tra 1 luống: 1≤ k ≤ 5 (Tùy vào số lượng luống cho mỗi loại cây tiến hành điều tra)
+ Trên luống gieo lập ba ô dạng bản (ÔDB) 1m2 (Cùng với một cấp tuổi, một phương thức gieo, cấy, chăm sóc), tiến hành quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những triệu chứng bệnh hại và mức độ phổ biến bệnh bằng cách tính tỷ lệ cây bị bệnh (P%) và lấy mẫu
- Định kỳ điều tra: 2lần/ tháng
- Đánh giá mức độ phổ biến bệnh hại như sau:
(-) : Không xuất hiện cây bệnh trên lô điều tra
(+) : Ít phổ biến: xuất hiện cây bệnh <10% cây điều tra
(++) : Trung bình: xuất hiện cây bệnh 10-15% cây điều tra
(+++) : Phổ biến: xuất hiện cây bệnh 25-50% cây điều tra
(++++) : Rất phổ biến: >50% cây điều tra
Thu thập đầy đủ mẫu bệnh xuất hiện điển hình trên cây bệnh, sau đó tiến hành nuôi cấy giám định mẫu tại phòng thí nghiệm theo các tài liệu phân loại nấm bệnh của một số tác giả
3.4.2 Phương pháp điều tra diễn biến một số bệnh hại chính
Dựa vào kết quả điều tra thành phần bệnh hại, tiến hành chọn ra những bệnh xuất hiện phổ biến nhất để theo dõi diễn biến bệnh hại qua các tháng điều tra
Điều tra biến động về tỉ lệ bệnh (P%) và chỉ số bệnh (R%) được dựa theo phương pháp của T.S Đặng Thị Vũ Thanh và GS.TS Hà Minh Trung Viện BVTV (1997) và phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục bảo vệ thực vật (1986)
Điều tra mức độ phân bố của bệnh hại, tiến hành điều tra tỉ lệ bệnh và quan sát thực tế trên luống gieo, lập các ô dạng bản (S = 1m2)
Điều tra tỷ lệ cây bệnh và mức độ bị hại theo phương pháp điều tra tỉ mỉ trong ô dạng bản, số lượng cây trong ô ≥ 30 cây Để đánh giá mức độ phổ biến của bệnh, tiến
Trang 26hành xác định cây bị bệnh hay không bị bệnh để tính tỉ lệ bị bệnh (P%) theo công thức:
P (%) = x100
N n
R% = x100
NV nv
∑
Trang 27Cụ thể là: R% = [( 1 1) ( 2 2) ( )]x100
NV
v n v
n v
3.4.3 Phương pháp thu thập nuôi cấy, phân lập và định danh vật gây bệnh
trong phòng thí nghiệm
Nguồn bệnh: mẫu bệnh được lấy từ các ô điều tra, mỗi ô lấy 3-4 mẫu điển hình (Bánh tẻ) sau đó tiến hành nuôi cấy phân lập và định danh tác nhân gây bệnh
3.4.3.1 Phương pháp thu thập mẫu bệnh
Cách lấy mẫu: lấy mẫu từ các cây điều tra, tiến hành chọn những mẫu bệnh có triệu chứng từ khi mới xuất hiện cho đến khi bệnh có triệu chứng điển hình nhưng không quá già để tránh những nấm cộng sinh hay hoại sinh, khó cho việc xác định tác nhân gây bệnh chính Lấy những mẫu bệnh có những triệu chứng khác nhau, bộ phận trực tiếp lấy là lá cây Đầu tiên dùng kéo cắt những lá có triệu chứng bệnh Sau đó, gói vào giấy báo cho vào túi nylon, để nơi thoáng mát Trong túi đựng mẫu có ghi đầy đủ tên người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu và tên loài cây lấy mẫu Đánh số thứ tự của hàng, ô điều tra trong lô, nơi lấy mẫu, mô tả đặc điểm của triệu chứng bệnh, các triệu chứng khác nhau được bỏ vào túi riêng biệt
Trang 283.4.3.2 Nuôi cấy và phân lập
Nấm được nuôi cấy qua môi trường nghèo dinh dưỡng sau đó chuyển qua môi trường PGA, tách đơn bào tử và được định danh theo Buriess LW (1994)
Mẫu thu thập về để nơi thoáng mát và tiến hành nuôi cấy ngay Nếu không kịp nuôi cấy thì phải được bảo quản trong tủ lạnh nhưng không quá 48 giờ Quá trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm gồm các bước sau:
Chuẩn bị môi trường cấy
Không dùng môi trường thạch đường khoai tây (PDA) hoặc môi trường giàu hydrat cacbon để phân lập nấm trực tiếp từ các mô cây, lá bị bệnh, nhất là nếu phân lập
từ rễ Nấm và vi khuẩn hoại sinh mọc rất nhanh trên các môi trường giàu hydrat cacbon và ức chế sự phát triển của nấm bệnh mọc chậm hơn
¾ Môi trường nghèo dinh dưỡng (Như thạch nước cất [WA]) theo tỉ lệ sau :
Nước cất :1lít Agar : 15gram
¾ Môi trường PGA gồm (Potatose –Glucose –Agar) theo tỉ lệ sau:
Khoai tây: 200gram Glucose : 20gram Agar : 15gram Nước cất : 1lít PGA là môi trường giàu tinh bột rất thích hợp cho sự hình thành và phát triển của nhiều loại bào tử nấm khác nhau
Cách nấu môi trường AW và môi trường PGA
Đĩa petri, ống nghiệm, bông không thấm, giấy thấm được sấy khử trùng ở nhiệt
độ to = 180oC trong 20 phút, phạm vi làm việc tẩy trùng bằng cồn 90oC
Lấy 200gr khoai tây gọt vỏ và rửa sạch, sau đo cắt thành từng lát mỏng khoảng 5mm2 cho vào nồi nấu chứa 1 lít nước cất đun sôi cho đến khi nát, nhắc xuống và tiến hành lọc bằng giấy thấm, cho glucose 20gr vào dung dịch khoai tây sau khi lọc rồi đun
Trang 29nhẹ dùng đũa khuấy cho glucose tan hết, dung dịch khoai tây sau khi lọc không đủ 1 lít, do đó ta nên hòa tan agar vào nước cất trước sao cho dung dịch agar đổ vào dung dịch khoai tây đủ 1 lít môi trường PGA và đun sôi trở lại khoảng vài phút, nhắc xuống,
đổ môi trường ra bình tam giác đem hấp khử trùng ở to = 121oC dưới áp suất P = 1.5atm trong 20 phút
Đối với môi trường nghèo dinh dưỡng WA hòa tan 1lít nước cất với 15gram agar, đun sôi vài phút đổ bình tam giác và tiến hành như đối với môi trương PGA Môi trường sau khi hấp xong lắc đều đổ ra đĩa petri, nghiêng đĩa petri cho môi trường phân tán đều, sau đó, để yên trên mặt phẳng Đối với đĩa petri đổ khoảng 20-25ml môi trường, còn ống nghiệm để khoảng 3/4 ống và để nghiêng; ống nghiệm được bịt bằng bông thấm đã được khử trùng
Đĩa petri và ống nghiệm này được cất giữ để chuẩn bị cho việc định danh nấm
3 Rửa mẫu lá (hoặc thân) trong nước để loại bỏ đất bụi và các tạp chất khác
4 Khử trùng bề mặt mô lá (hoặc thân) bằng cách dùng giấy mềm (Giấy ăn) đã nhúng cồn 90o lau mặt lá hoặc bằng cách nhúng nhanh lá dày vào cồn 90o trong 5 giây, rửa lại trong nước vô trùng và để khô trên giấy thấm vô trùng
5 Dùng dụng cụ đã khử trùng cắt những miếng cấy nhỏ (Khoảng 2 × 2 mm) từ phần ranh giới giữa mô khỏe và mô bệnh Dùng dung dịch HgCl21% để khử trùng phần mẫu bệnh vừa mới cắt xong Cho hết mẫu bệnh vừa cắt vào cốc, sau đó đổ dung dịch HgCl21% vào ngập mẫu bệnh và lắc đều, khoảng 3- 4 phút ta dùng kẹp gắp lấy mẫu bệnh ra đặt trên giấy thấm và đổ bỏ dung dịch HgCl21% Tiếp đến, rửa sạch mẫu bệnh bằng nước cất, việc này được thực hiện lặp lại khoảng 3-4 lần Cuối cùng, dùng
Trang 30kẹp gắp hết mẫu bệnh vừa mới rửa đặt trên giấy thấm đã khử trùng sau đó cấy lên môi trường nghèo dinh dưỡng thạch nước cất [WA], đặt những miếng cấy gần mép đĩa
6 Đặt đĩa cấy ở trong tủ đã được vô trùng bằng cồn 90o, ở nhiệt độ 25oC, lý tưởng là trong điều kiện ánh sáng
7 Kiểm tra đĩa cấy hàng ngày, khi các tản nấm phát triển từ những miếng cấy, cấy truyền chúng (Chú ý cắt ở mép ngoài tản nấm) sang môi trường PGA Quá trình được tiến hành tại tủ cấy vô trùng
8 Giám định lần cuối dùng mẫu cấy đã được làm thuần từ một bào tử nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của sợi nấm
Phương pháp khác để phân lập nấm gây bệnh đốm lá
1 Đặt cả lá hoặc một mảnh lá trên giấy ẩm trong đĩa Petri ở môi trường để ẩm
2 Đặt mẫu lá ở nhiệt độ khoảng 25oC dưới ánh sáng để thúc đẩy việc tạo bào tử
3 Kiểm tra sau 1-2 ngày dưới kính lúp soi nổi để t.m bào tử hoặc các cấu trúc tạo bào tử như quả cành, đĩa cành hoặc khối bào tử
4 Thêm vào môi trường phân lập chứa WA một giọt axít lactic (Làm giảm pH và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn) hoặc kháng sinh (Như trong môi trường PGA)
5 Dùng một que cấy vô trùng cấy chuyển bào tử vào đĩa
Quy trình cấy chuyền
1 Kiểm tra các đĩa cấy hàng ngày dưới kính lúp soi nổi và đánh giá sự phát triển của sợi nấm từ các miếng cấy
2 Xác định xem có nhiều hơn một loài nấm mọc lên hay không
3 Cấy truyền khi sợi nấm mọc được khoảng 5mm từ miếng cấy
4 Làm tiêu bản các loại nấm phát sinh trong đĩa cấy loại bỏ những nấm phát sinh
từ môi trường Tiến hành cấy những nấm bệnh nghi ngờ (Thường từ 1 đến 2 loài) Dùng que cấy lấy nấm bệnh mọc lên từ mẫu bệnh cấy sang ống nghiệm chứa môi trường PGA Nhằn tạo ra giống thuần
Trang 315 Tiếp tục quan sát sự phát triển của nấm bệnh Khi bào tử nấm phát triển,lấy sợi nấm từ ống nghiệm cấy ngược lại đĩa petri, nuôi dưỡng ở nhiệt độ 25oC – khi bào tử nấm phát triển đầy đủ ở đĩa thứ hai thì tiến hành làm tiêu bản để quan sát dưới kính hiển vi quang học để xác định vật gây bệnh thông qua đặc điểm màu sắc giá thể, hình dạng, kích thước của hệ sợi nấm và bào tử sau đó cấy chuyền lần nữa
6 Cắt một miếng thạch nhỏ (2 × 2mm) từ đĩa ra mỗi tản nấm và tiếp tục cấy sang môi trường PDA.Trên thế giới hiện nay sử dụng hai phương pháp xác định nấm bệnh hại: định danh trực tiếp qua kính hiển vi soi nổi và định danh gián tiếp qua kính hiển vi quang học
+ Làm tiêu bản
Nhỏ một giọt Lactose phenol lên lam kính, dùng mũi mác khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn khều nhẹ sợi nấm trong đĩa petri Sau đó, đặt vào giọt Lactose phenol vừa mới nhỏ trên lam kính Tiếp đó, lấy lamen đặt nhẹ lên sao cho không có bọt khí xuất hiện là được Dùng chuôi mũi mác gõ nhẹ trên lamen với mục đích làm cho sợi nấm càng tách ra càng tốt Quá trình này được thực hiện tại tủ cấy vô trùng
+ Định danh
Sau khi phân lập làm cho nấm thuần, xem tiêu bản qua kính hiển vi Việc định danh dựa vào các khóa phân loại ở một số tác giả trong và ngoài nước
3.4.4 Phương pháp lây nhiễm nhân tạo theo qui tắc Koch
Các bước thực hiện theo quy tắc Koch
1 Mô tả các triệu chứng biểu hiện ở cây trồng bị bệnh
2 Phân lập vi sinh vật có thể là tác nhân gây bệnh - các mẫu cấy giống nhau được phân lập từ các cây có triệu chứng giống nhau
3 Dùng một mẫu cấy sạch đã được làm thuần để lây lên cây khỏe mạnh
4 Quan sát các triệu chứng biểu hiện ở các cây đã được lây bệnh - các triệu chứng phải giống như đã quan sát ban đầu trên cây trồng bị bệnh
5 Phân lập lại tác nhân gây bệnh từ các bộ phận cây mới bị bệnh - mẫu cấy phải giống như mẫu cấy được làm thuần ban đầu
Các yếu tố cần được cân nhắc trong quá trình lây bệnh nhân tạo bao gồm:
Trang 32- Nhiệt độ
- Quá ít hoặc quá nhiều nước
- Độ độc hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng
- Lượng nguồn bệnh không thực tiễn (Quá ít hoặc quá nhiều)
- Các điều kiện trồng nói chung
3.4.4.1 Chuẩn bị cây chủ và nguồn nấm để gây bệnh
Các cây dùng trong lây nhiễm được gây trồng và chăm sóc theo kỹ thuật thông thường Đối với các cây con dùng để lây nhiễm bệnh đốm, cháy lá sử dụng những cây
có chiều cao từ 10 -15 cm (Có 7- 8 lá thật) Về nguồn nấm để nhiễm, nấm đã phân lập thuần từ cơ chất tự nhiên được cấy chuyền vào các đĩa petri chứa môi trường PGA từ 1- 4 tuần trước khi lây nhiễm Tùy theo loại nấm và giữ ở nhiệt độ phòng
3.4.4.2 Phương pháp lây nhiễm
Lây bệnh lên lá được tiến hành theo phương pháp lây nhiễm bệnh của Kock
1 Phun dịch bào tử lên lá cây được lây bệnh (Hoặc nhỏ vài giọt dịch bào tử lên một số lá)
2 Phun nước vô trùng lên lá cây dùng làm đối chứng (Hoặc nhỏ vài giọt nước
Trang 333.4.5 Thử nghiệm thuốc hóa học phòng trừ nấm gây bệnh
Thử nghiệm thuốc trong phòng thí nghiệm
Thử thuốc trong phòng là cơ sở đánh giá khả năng phát triển của khuẩn lạc nấm trên môi trường dinh dưỡng có chứa thuốc Đây là cơ sở bước đầu để tiến hành chọn
lọc các thuốc cho thử nghiệm ngoài vườn
Nguồn nấm dùng để thử thuốc được phân lập từ cơ chất tự nhiên và cấy chuyền nấm ra đĩa petri, ủ ở nhiệt độ phòng một tuần trước khi tiến hành thử thuốc
Mỗi thuốc được thử nghiệm ở ba mức nồng độ (thấp nhất, trung bình và cao nhất) theo nồng độ khuyến cáo Mỗi nồng độ được xem là một công thức có ba lần lặp lại
Thử nghiệm thuốc ngoài vườn
Chọn các cây con có triệu chứng bênh đang phát triển chọn 3 ô dạng bản cho 3 lần lặp lại Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên
Cách phun thuốc: Các nghiệm thức thuốc xử lý được phun theo nồng độ khuyến cáo, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày
Chỉ tiêu theo dõi: Lấy chỉ tiêu về tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh trước, sau khi phun lần1: 14 ngày và 14 ngày sau khi phun lần 2
Hiệu quả kỹ thuật: Q%= 1- ⎟⎟
a
T
C x C
T
x100 Trong đó:
Ta : Chỉ số bệnh nghiệm thức phòng trừ sau xử lý
Tb : Chỉ số bệnh nghiệm thức phòng trừ trước xử lý
Ca : Chỉ số bệnh đối chứng sau xử lý
Cb : Chỉ số bệnh đối chứng trước xử lý
Trang 341 Aliette 80WP 0,2; 0,3 PGA (PDA) không có thuốc
2 Bentotigi 50WP 0,1;0,2;0,3 PGA (PDA) không có thuốc
3 Carbendazim 0.05, 0.1, 0.15 PGA (PDA) không có thuốc
4 Dithanece M45-80WP 0,3;0,4;0,5 PGA (PDA) không có thuốc
5 Kasumin MZ 0,2; 0,3 PGA (PDA) không có thuốc
6 Methedation 0,2; 0,3; 0,4 PGA (PDA) không có thuốc
7 Ridomin MZ 0,2; 0,3 PGA (PDA) không có thuốc
8 Tilt super 300 EC 0,05; 0,1; 0,2 PGA (PDA) không có thuốc
9 Topsin M80WP 0,2;0,3 PGA (PDA) không có thuốc
10 Viben C50BTN 0,2; 0,3 PGA (PDA) không có thuốc
Các nấm tiến hành thử nghiệm
Bảng 3.2: Các loại các nấm tiến hành thử nghiệm
Số TT Loại nấm thử thuốc Các loại thuốc TN
D: Dithanece M45-80WP R: Ridomin MZ
Trang 35
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình thời tiết tháng 09/2008 đến tháng 02/2009 tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.1: Các yếu tố khí tượng thủy văn tại tỉnh Đồng Nai
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Biên Hòa, Đồng Nai
4.2 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh trên một số loài cây con lâm nghiệp tại trạm thực nghiệm cây giống lâm nghiệp Trảng Bom, Đồng Nai
Sau khi điều tra nghiên cứu tình hình bệnh hại trên 5 loài cây lâm nghiệp đang gieo ươm tại vườn ươm trạm thực nghiệm lâm nghiệp Trảng Bom, chúng tôi đã phát hiện được một số bệnh hại chính
Kết quả được ghi nhận ở bảng 4.2
Tháng điều tra Nhiệt độ bquân
Trang 36Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên một số loài cây con
lâm nghiệp trong giai đoạn vườn ươm
Thành phần bệnh hại Tên loài
cây Tên bệnh hại Tên khoa học
Bộ phận
bị hại
Mức độ phổ biến
Cháy mép lá - Collettotrichum sp Lá ++ 2.Gõ đỏ
4.Sao đen Đốm rong đỏ - Cephaleuros sp Lá ++++
5 Xà cừ Bệnh cháy lá - Phoma sp Lá ++++
Từ kết quả điều tra nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.2 thể hiện:
Trên 5 loài cây con lâm nghiệp (sao đen, gõ đỏ, bằng lăng, dầu rái, xà cừ) đã xuất hiện 6 loại bệnh hại chính do 9 tác nhân gây ra Trong đó gồm có 6 loại nấm, 2 loài vi khuẩn và một giống tảo Các loại bệnh phần lớn đang phát triển ở mức độ phổ
biến đến rất phổ biến Như bệnh cháy lá trên cây dầu rái (Pestalotia sp) ở mức 100%, bênẹh cháy mép lá trên cây gõ đỏ (Collettotrichum sp) ở mức từ 80 -100%, bệnh bứu thân cành trên cây bằng lăng (Corynebacterium sp, Bacterium sp), bệnh đốm rong đỏ trên cây sao đen ( Cephaleuros sp), và bệnh cháy lá trên câu xà cừ ( Phoma sp) luôn ở
mức 100%
Trang 374.3 Đặc điểm xâm nhiễm của một số loại bệnh hại chính
4.3.1 Bệnh cháy lá trên cây dầu rái (Pestalotia sp)
- Tác nhân gây hại
Bệnh cháy lá dầu rái do nấm Pestalotia sp Nấm Pestalotia sp thuộc bộ Melanconidiales, lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes)
Đĩa cành màu nâu, nằm dưới biểu bì lá Sau khi bị phá vỡ biểu bì lộ ra trên bề mặt vết bệnh, bào tử phân sinh sinh thưởng hình con thoi, dài thẳng hoặc hơi cong, có
3 đến 4 tế bào Hai tế bà ở hai đầu không màu, hai tế bào ở giữa có màu nâu xẫm trên đỉnh có 2-3 râu dài, mờ thắt nhau tại một điểm Râu có thể thẳng hoặc ngang
Ngoài ra còn có một đuôi ngắn không màu Bào tử non hình trứng không có vách ngăn, không màu, mọc thành cụm trên đĩa cành Kích thước bào tử 20,4 – 23,4 X 6,6 – 6,7µm
Trang 38Hình 4.1: Triệu chứng cây dầu rái bị bệnh cháy lá (Pestalotia sp)
Hình 4.2: Bào tử nấm pestalotia sp gây bệnh cháy lá trên cây dầu rái
Trang 39sinh Melancodiales Bộ này chỉ có một họ Melanconiacea
Đĩa bào tử mọc thành chùm trên mặt cây chủ, hoặc dưới biểu bì lá Trong đĩa bào tử cuống bào tử ngắn xếp xít nhau Bào tử hình trứng dài, không màu, không vách ngăn, mọc trên cuống bào tử phân sinh
Khi đĩa bào tử chín, mở miệng, bào tử bay ra ngoài, gặp điều kiện (to, w,…) thích hợp chúng nảy mầm và ký sinh xâm nhiễm lên cây chủ Đĩa bào tử vùi trong biểu
bì lá, đường kính 75 - 154, lông cứng mọc rải rác trên đĩa bào tử, màu nâu hạt dẻ, kích thước 21-72 X 3-6; bào tử hình ống đơn bào không màu, kích thước 12-18 X 3,6-4,3
Mùa thu thường gặp bệnh này, nhiệt độ cao, thời tiết khô hạn bệnh hại càng nặng