Phương pháp thử nghiệm thuốc hóa học phòng trừ nấm gây bệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN VƯỜN GIỐNG CÂY KEO LAI (Trang 36 - 40)

Chương 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.4 Phương pháp thử nghiệm thuốc hóa học phòng trừ nấm gây bệnh

Là cơ sở đánh giá khả năng phát triển của khuẩn lạc nấm trên môi trường dinh dưỡng có chứa thuốc. Đây là cơ sở bước đầu để tiến hành chọn lọc các thuốc cho thử nghiệm ngoài vườn.

Nguồn nấm dùng để thử thuốc được phân lập từ cơ chất tự nhiên và cấy chuyền nấm ra đĩa petri, ủ ở nhiệt độ phòng một tuần trước khi tiến hành thử thuốc.

Mỗi thuốc được thử nghiệm ở ba mức nồng độ (thấp nhất, trung bình và cao nhất) theo nồng độ khuyến cáo. Mỗi nồng độ được xem là một công thức có ba lần lặp lại ( tương ứng với ba đĩa petri).

Môi trường sử dụng thuốc là PGA vì môi trường này trong suốt, để quan sát khuẩn lạc nấm và có chứa nhiều tinh bột, giúp nấm phát triển thể sợi mạnh hơn. Các thuốc trừ nấm bệnh được pha lỏng trong môi trường PGA đã nấu chảy ở các nồng độ thí nghiệm rồi đổ vào các đĩa petri và để cho môi trường đông lại. Dùng dụng cụ xắn khuẩn để lấy những miếng môi trường có chứa nấm, có kích thước đều nhau và lấy sao cho miếng nấm này có cùng độ tuổi là tốt nhất (trên những đường cách đều tâm đĩa).

Dùng que cấy đưa những miếng nấm này vào môi trường có chứa thuốc. Tất cả thao tác phải được tiến hành trong điều kiện vô trùng. Công thức đối chứng là nấm được cấy vào môi trường dinh dưỡng PGA bình thường không có thuốc.

Bảng 3.1: Các loại thuốc trị bệnh sử dụng trong thí nghiệm Số TT Tên thuốc Nồng độ sử dụng (%)

1 Altracol 70 BHN

0,3 0,4 0,5

2 Alvin 5SC

0,2 0,3 0,4

3 Vinben C 50 BTN

0,2 0,3 0,4

4 Copper BWP

0,2 0,3 0,4

5 Forwanil 75 BTN

0,3 0,4 0,5

3.4.4.2 Thử nghiệm thuốc ngoài vườn

Chọn các cây có triệu chứng phát triển, chọn 30 cây cho 3 lần lặp lại. Thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên.

Cách phun thuốc: Các nghiệm thức thuốc xử lý được phun theo nồng độ khuyến cáo, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 10 ngày.

Chỉ tiêu theo dõi: Lấy chỉ tiêu về tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh trước, sau khi phun lần1:16 ngày và 10 ngày sau khi phun lần 2.

 Thí nghiệm thử thuốc ngoài vườn đối với bệnh nấm hồng vườn giống keo lai Vật liệu: Các loại thuốc khảo sát hiệu lực phòng trừ

Bảng 3.2: Các thuốc trị bệnh nấm hồng sử dụng ngoài vườn

STT Tên thuốc Dạng thuốc Nồng độ xử lý (%

thương phẩm)

1 Validamycin 5SL Nước 3,0

2 Validacin 3L Nước 2,0

3 Sumi Eight 12.5WP Bột thấm nước 2,0

4 Calixin Ready Mixed Mỡ 2,24

5 Corticid Cobox Mỡ 2,0

6 Corticid Sumeight Mỡ 2,0

 Phương pháp tiến hành:

 Cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 30 cây, gồm 3 lần lặp. Tổng số cây thí nghiệm 180 cây.

 Vị trí xử lý: Thân, cành cấp 1

 Giai đoạn xử lý: + Nấm màu trắng + Nấm màu hồng

 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

S2 CC CS CC V2 V3

CC Ca V3 V2 CS V2

CS V3 Ca S2 S2 Ca

 Ghi chú: Ca: Calixin Ready Mixed Cc: Corticid Cobox Cs: Corticid Sumeight

V3: Validamycin 3%

V2: Validacin 2%

Chu kỳ xử lý: 7 – 10 ngày/lần

 Biện pháp xử lý

Phát hiện cây bệnh, phân cấp bệnh dựa vào bảng phân cấp bệnh của Viện BVTV, 1997, đánh dấu cây có vết bệnh

 Kĩ thuật xử lý:

Phun đối với thuốc nước, quét đối với thuốc mỡ, chiều dài trên vết bệnh 20 – 25 cm, dưới vết bệnh 15 – 20 cm.

 Chỉ tiêu đánh giá:

Đánh giá theo TLB % và CSB %, kết quả được đánh giá trước và sau mỗi lần xử lý.

 Cây khỏi bệnh: vết bệnh tái, nấm không lan rộng.

 Cây chưa khỏi bệnh: nấm vẫn phát triển, vết bệnh lan dài, vỏ khô, nứt bong ra, nấm có màu hồng, xuất hiện chồi bất dục dưới vết bệnh.

 Phân cấp bệnh nấm hồng:

Cấp bệnh Màu sắc bệnh Triệu chứng bệnh

1 Màng nhện trắng Chỉ có vài giọt mủ xì ra, chưa rõ ranh giới bệnh 2 Màu hồng nhạt Vết bệnh dài 20 – 40 cm, nứt vỏ cành cấp 2

3 Màu hồng Vết bệnh dài 40 – 60 cm, nứt vỏ, chảy mủ nhiều, lá héo

4 Màu hồng đậm

Vết bệnh trên 60 cm, nứt vỏ chảy mủ nhiều lá trên cành bị héo khô, có chồi bất định mọc ra phía dưới vết bệnh. Dần dần làm cho toàn bộ cây bị chết khô.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN VƯỜN GIỐNG CÂY KEO LAI (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)