Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất lưới thép b40

50 1.8K 19
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất lưới thép b40

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

...QUANGVUE&C LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP CÔNG NGHIỆP PHƯỚC THÀNH Tháng 02 năm 2017 Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Trang 2/50 QUANGVUE&C LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG... tiêu dự án Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép công nghiệp Phước Thành dự án đầu tư xây dựng với mục tiêu sau: Đầu tư sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép công nghiệp dựng... lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thép công nghiệp Khu kinh tế đăc biệt Lao bảo Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Trang 9/50 QUANGVUE&C 3.1 LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH DỰ ÁN: NHÀ

Ngày đăng: 12/09/2018, 10:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. GIỚI THIỆU CHUNG

    • 1.1 Giới thiệu về Chủ đầu tư

    • 1.2 Giới thiệu chung về dự án

    • 1.3 Cơ sở pháp lý

    • 2. MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

      • 2.1 Mục tiêu của dự án

      • 2.2 Sự cần thiết đầu tư

      • 3. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

        • 3.1 Quy mô, năng lực sản xuất của nghành thép công nghiệp Việt Nam.

        • Là quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển, trong 10 năm trở lại đõy, nhu cầu tiêu thụ thép của Việt Nam đó tăng trưởng nhanh chúng, và dự đoán những năm sắp tới sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, ngành thép của Việt Nam lại ở vị trí lạc hậu so với khu vực Đông Nam Á và thế giới mà trong đố chủ yếu là năng lực sản xuất phôi thép chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho cán thép.

        • Trong 5 năm trở lại đây, sản xuất và tiêu thụ thép trên thế giới có chiều hướng tăng lên và đạt ngưỡng cao nhất trong năm 2014, tuy nhiên, tới năm 2015, lại giảm xuống . Nguyên nhân do thị trường thép số 1 thế giới là Trung Quốc suy giảm, cung vượt xa cầu nên nước này hướng tới xuất khẩu ồ ạt sang các thị trường nước ngoài với giả rẻ, gây lũng đoạn thị trường toàn cầu. Cầu giảm, dư thừa cung, xuất siêu lớn của thép Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa cho các quốc gia sản xuất thép trên thế giới.

        • Trong khi thị trường thép toàn cầu chững lại thì ngành thép Ấn Độ lại có sự tăng trưởng liên tục hàng năm, vươn lên vị trí thứ 3 trong nhóm các quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.

        • Tại Việt Nam, sản lượng sản xuất thép trong nước tăng trưởng liên tục trong 2011 – 2015, đặc biệt tăng vọt năm 2015. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ trong nước lại tăng trưởng không đều trong các năm gần đây. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp sản xuất thép tăng mạnh năm 2011, nhưng lại giảm năm 2012 và tiếp tục tăng lên trong năm 2014.

        • Theo Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, Sản xuất các sản phẩm thép của các doanh nghiệp thành viên VSA trong tháng 11/2016 đạt 1.511.154 tấn, tăng 13,03% so với cùng kỳ năm 2015, và tăng 2,1% so với tháng trước. Bán hàng sản phẩm thép các loại tháng 11/2016 đạt 1.468.774 tấn, tăng 18,5% so với tháng trước, và tăng tới 36,6% so với cùng kỳ 2015. Xuất khẩu sản phẩm thép các loại đạt 256.229 tấn, tăng 61,7% so với cùng kỳ năm trước, và tăng 23,1% so với tháng trước.

        • Ngành thép Việt Nam luôn ở trong tình trang mất cân đối, thừa thép thô nhưng lại thiếu các sản phẩm thép thành phẩm khác. Máy móc và công nghệ sản xuất thép trong nước chỉ đạt mức trung bình so với thế giới, phần lớn sử dụng máy móc và công nghệ thải từ Trung Quốc, dẫn tới tiêu hao năng lượng lớn, hiệu suất kinh tế – kỹ thuật thấp và giá thành sản xuất cao, khó khăn khi cạnh tranh với thép nhâp khẩu giá rẻ từ Trung Quốc.

        • Hiện nay, tiêu thụ thép bình quân trên đầu người của những nước công nghiệp phát triển đều trên 500 – 600kg/người. Thậm chí, tiêu thụ thép ở Hàn Quốc là hơn 1.000 kg/người, nước láng giềng Thái Lan cũng đạt 350kg/người; nhưng Việt Nam mới chỉ đạt 200kg/người, thấp hơn mức trung bình thế giới là 240kg/người. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, ngành thép vẫn có triển vọng để phát triển.

        • Hơn nữa, nhu cầu thép của Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 60 – 70% công suất thiết kế nhưng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, tiêu thụ thép cũng sẽ tăng 10 – 15%/năm. Như vậy, sau 3 – 4 năm nữa, ngành thép có thể sẽ cân bằng cung và cầu. Bởi vậy, một số doanh nghiệp mạnh, đủ năng lực về tài chính và các nguồn lực khác đã nhìn xa trộng rộng, nghĩ tới đầu tư nhà máy thép vì xây dựng được một nhà máy thép đi từ quặng phải mất 3 – 4 năm.

        • Các hiệp định thương mại (TPP, AEC,…) sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam như thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ cho các ngành công nghiệp xuất khẩu, trong đó có ngành thép. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thép Việt cũng gặp phải những thách thức và khó khăn ở thị trường ngoài địa khi liên tục phải đối diện với những vụ kiện thương mại và phải chịu thuế Chống bán phá giá và Chống trợ cấp cao từ phía Canada, Mỹ,… và phải cạnh tranh gay gắt ngay trên “sân nhà” do nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm thép nước ngoài với giá thành rẻ hơn trong nước. Việt Nam đang có nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ thép nhập khẩu của các ông lớn trong ngành thép toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc. Mặc dù Chính phủ cũng có nhiều biện pháp hỗ trợ như tăng thuế tự vệ đối với một số mặt hàng thép nước ngoài, song nếu các doanh nghiệp trong nước không chủ động đầu tư công nghệ và có những đổi mới trong sản xuất thì thị trường thép Việt Nam sẽ nhanh chóng thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

        • 3.2 Thị trường

        • Hầu hết các sản phẩm thép công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan .... Năm 2016, Việt Nam ước tính nhập khẩu sắt thép đạt 8.024 triệu USD, trong đó chỉ tính riêng Trung Quốc đã chiếm đến 55,1% thị phần. Thị trường thép công nghiệp của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ chỉ nhập khẩu rồi phân phối lại thị trường trong nước sang trực tiếp sản xuất cung ứng thị trường của người tiêu dùng trong và ngoài nước.  Theo Tổng Cục Hải Quan, đến cuối năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được 3,2 triệu tấn thép, trị giá 1,8 tỷ USD. Nhóm sản phẩm từ sắt thép xuất khẩu được 1,88 tỷ USD. Tổng cộng, kim ngạch xuất khẩu sắt thép đạt khoảng 3,7 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành thép chủ yếu vẫn là các nước trong khối ASEAN. Trong năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này gần 1,8 triệu tấn thép các loại với tổng trị giá gần 1,13 tỷ USD. Campuchia là quốc gia ASEAN nhập khẩu thép lớn nhất của Việt Nam với khoảng 667 ngàn tấn, trị giá 362 triệu USD. Tiếp sau đó lần lượt là các quốc gia Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

        • Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm thép công nghiệp Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành thép Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Nga.

        • Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm sắt thép Việt Nam được xác định là nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc  sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.

        • Bảng 1.1: Diễn biến lượng và giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2016 các sản phẩm sắt thép của Việt Nam (nguồn: Tổng quan thị trường thép trong nước tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2016, Hiệp hội Thép Việt Nam)

          • 3.3 Các sản phẩm thép công nghiệp của Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan