Dự án: “Nhà máy sản xuất thép công nghiệp Phước thành” của Công ty TNHH Phước Thành nhằm: Xây dựng một cơ sở sản xuất các sản phẩm thép mạ kẽm công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Việc đầu tư xây dựng dự án cũng phù hợp với chiến lược phát triển của ngành thép về việc phát huy nội lực sản xuất, mở rộng hợp tác đầu tư trong nền kinh tế hội nhập, gia tăng phát triển dịch vụ thương mại trên hành lang kinh tế Đông - Tây.
Bên cạnh những thuận lợi, việc đầu tư dự án cũng tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong việc thực thi dự án nhằm phân tích đánh giá một cách đầy đủ những tác động tiêu cực và tích cực đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho dự án khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường của Bộ Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam và phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường của Chính Phủ Việt Nam. Mục đích chính của chương trình Đánh Giá Tác Động Môi Trương (DTM) này bao gồm:
Xác định hiện trạng môi trường của khu vực thực hiện dự án
Đánh giá những tác động môi trường có khả năng xảy ra khi thực thi dự
ánĐề ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu và nâng cao chất lượng môi trường hạn chế các tác động đến môi trường trong việc thực thi dự án
Đánh giá các rủi ro ảnh hưởng có thể xảy ra
8.2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
Những quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn tham khảo trong báo cáo đánh giá môi trường bao gồm:
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội khoá XII.
Nghị định số 19/2015/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về việc “về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”.
Quy chế về quản lý chất độc hại ban hành với quyết định của Chính phủ số 155/1999/QĐ - TTg, 16/7/1999.
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 18/12/2006 về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/07/1999 về Quy chế quản lý chất thải nguy hại.
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII thông qua ngày 18/6/2012.
8.3 Ô nhiễm môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
8.3.1 Ô nhiễm không khí
Trong giai đoạn xây dựng của dự án, quá trình chuyển nguyên vật liệu xây dựng, thi công công trình sẽ phát sinh các chất ô nhiễm như SO2, CO2,.. bui, xi măng, đất, cát … Tiếng ồn của các phương tiện thi công trên các tuyến đường trong khu vực dự án. Để khống chế ô nhiễm do khí thải, bụi bẩn, tiếng ồn có thể giảm thiểu bằng các biện pháp sau:
Định kì bảo dưỡng và kiểm tra các thiết bị thi công và phương tiện vận tải ra vào khu vực dự án, thường xuyên vệ sinh xe chở vật liệu xây dựng, xe phải được che phủ kín, tránh rơi vãi và phát tán bụi ra môi trường.
Thi công trong mùa khô phải có thiết bị tưới ẩm đường thi công, hạn chế lượng bụi trong không khí.
Lập kế hoạch thi công phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa lượng khí thải vào môi trường, không hoạt động vào giờ cao điểm.
8.3.2 Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu trong quá trìh thực hiện dự án là các chất thải rắn được thải ra trong quá trình sinh hoạt của công nhân, chất thải từ thi công công trình, vật liệu xây dựng, các loại dầu mỡ xe máy.
8.3.3 Hướng xử lý chung.
Khu vực bố trí lán trại công nhân phải có địa điểm tập trung chất thải rắn và các chất hữu cơ khác bảo đảm vệ sinh an toàn. Bố trí nhà vệ sinh riêng biệt và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
8.4 Quá trình quản lý sử dụng
Quá trình sản xuất của sản xuất, chế biến lâm sản và đồ mộc gồm có một số yếu tố tác động đến môi trường như sau :
- Chất thải rắn : Chất thải rắn gồm các vật liệu thừa, các đầu mẩu, mẫu thép, dăm thép, rĩ sắt thép phát sinh trong các công đoạn sản xuất sản phẩm thép công nghiệp và rác thải sinh hoạt của công nhân viên.
- Ô nhiễm không khí : Chất thải khí không phát sinh trong quá trình sản xuất, tuy nhiên trong phạm vi các xưởng sản xuất sẽ có bụi do sản xuất.
- Tiếng ồn : Tiếng ồn chủ yếu phát ra từ khu vực sản xuất do máy móc thiết bị và của các phương tiện vận chuyển và bốc dỡ.
8.5 Giải pháp xử lý bảo vệ môi trường, môi sinh.
* Chất thải rắn gồm các vật liệu thừa, các mẩu thép dư, dăm thép, rĩ sắt trong các công đoạn sản xuất sẽ được thu gom và phân loại để cung cấp cho các nhà máy sản xuất tái chế sắt thép ; rác thải sinh hoạt hàng ngày sẽ được thu gom xử lý thông qua công ty môi trường.
* Nước thải :
- Các tiêu chuẩn và quy phạm Việt Nam và tài liệu căn cứ được áp dụng để tính toán xử lý nước thải :
+ Căn cứ tiêu chuẩn 20 TCN – 57 – 84.
+ TCXD 51 – 1984 Thoát nước. Mạng lưới bên ngoài và công trình.
+ TCVN 4474 – 1987 Thoát nước bên trong.
-Mạng lưới thoát nước :
Hệ thống thoát nước thải dược thiết kế là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.
Nước thải từ các khu vệ sinh và khu sinh hoạt công cộng trước lúc thải ra ngoài suối phải được làm sạch hoàn toàn. Các khu vệ sinh xây dựng các bể xí tự hoại. Cấu tạo bể gồm ba ngăn trong đó 1 ngăn chính, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc. Dung tích mỗi bể khoảng 5m3, nước đưa vào sử lý chỉ có phân, tiểu còn nước rửa xả thẳng không qua bể này.
Mạng lưới đường ống thoát nước thải sinh hoạt gồm các hố thu, hố thấm và tuyến ống dẫn nước thải có nhiệm vụ thu gom và dẫn nước thải đến các tuyến ống cống chính của mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt chung toàn khu.
Hướng thoát nước : thu gom tự chảy theo độ dốc ống cống.
Hệ thống cống bao hướng dòng tự tây sang đông sau đó chảy vào suối.
* Xử lý hút bụi trong các khu vực sản xuất : Để giảm thiểu hút bụi phát sinh ảnh hưởng đến môi trường làm việc, Công ty sẽ lắp đặt hệ thống tưới nước cục bộ và tổ chức vệ sinh thường xuyên khu vực sản xuất.
* Hạn chế tiếng ồn : Ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực cơ sở sản xuất chỉ ở mức độ thấp. Tuy nhiên nhằm hạn chế tối đa tiếng ồn bảo vệ sức khoẻ công nhân
lao động trực tiếp, biện pháp khắc phục là trang bị bảo hộ lao động phù hợp chống được tiếng ồn cho công nhân làm việc ở những vị trí có cường độ tiếng ồn lớn.
Một giải pháp quan trọng trong việc xử lý bụi và tiếng ồn đó là trồng cây xanh :
Dải cây xanh được trồng xung quanh và phía mặt tiền khu vực Dự án nhằm mục đích :
+ Tạo ra một không gian xanh đẹp ;
+ Làm nổi bật ý đồ tạo cảnh quan, tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh quan toàn khu ;
+ Đảm bảo cơ cấu đất cây xanh hợp lý đáp ứng yêu cầu cải tạo vi khí hậu, hạn chế bụi và tiếng ồn.
8.6 Phòng chống cháy nổ.
Công trình thi công bao gồm các loại xe máy, ô tô vận chuyển và lán trại công nhân do đó công tác phòng chống cháy nổ đề nghị đơn vị thi công hết sức quan tâm, phải trang cấp thiết bị phòng cháy cháy nổ cho đội ngũ xe máy và nơi ở cán bộ CNV hướng dẫn mọi người cách phòng chống cháy nổ.
8.7 An toàn lao động
Do toàn bộ thiết bị trong dây chuyền là bán tự động nên cài đặt hệ thống an toàn và bộ phận bảo vệ an toàn cho người vận hành, sử dụng nếu có sự cố xảy ra.
Toàn bộ cán bộ quản lý, điều hành và công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy phải qua lớp đào tạo và cấp chứng chỉ về an toàn lao động. Trong nhà máy bố trí nhiều bảng nội quy về an toàn lao động, trong các xưởng có kẻ vạch quy định hành lang an toàn cho người được phép ra, vào nhà máy.
Nghiêm cấm những người không phận sự đến gần thiết bị đang hoạt động.
Định kì bảo dưỡng và kiểm tra các thiết bị an toàn.