6. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
6.6 Giải pháp thiết kế hệ thống điện
Công tác thiết kế, lắp đăt, kiểm tra và nghiệm thu hệ thống điện sẽ được dựa vào các tiêu chuẩn Quốc tế cũng như phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Tiêu chuẩn sau đây sẽ được áp dụng:
1 Quy phạm trang bị điện - Phần I : Qui
định chung 11 TCN -18 -2006
2 Quy phạm trang bị điện - Phần II : Hệ
thống đường dẫn điện 11 TCN -19 -2006
3 Quy phạm trang bị điện - Phần III : Trang 11 TCN -20 -2006
bị phân phối và Trạm Biến Áp
4 Quy phạm trang bị điện - Phần IV : Bảo
vệ và tự động 11 TCN -21 -2006
5
Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCXDVN 333 - 2005
6 Chống sét cho các công trình xây dựng –
tiêu chuẩn thiết kế, thi công. TCVN 46-2007 7 Rotating electrical machines IEC 60034
8 IEC standard voltages; IEC 60038
9 Current Transformer IEC 60044
10 Power transformer IEC 60076
11
Semi conductor convertors - General requirement & line commtated converters - Part 4: Method of specifying the performance & test requirement for UPS;
IEC 60146-4
12 Voltage Transformer; IEC 60186
13 Conductors of insulated cables; IEC 60228 14 Standard colours for insulation for low-
frequency cables and wires; IEC 60304
15 Electrical installation of building IEC 60364
16
Power cables with extruded insulation and their Accessories for rated volltages form 1KV (Um=1,2KV) up to 30KV
(Um=36KV)
IEC 60502
17 Degrees of protection provided by
enclosures IEC 60529
18 Luminaries IEC 60598
19
Guide to the short circuit temperature limits of electric cables with a rated voltage not exceeding 0.6/1.0KV
IEC 60724
20 National Electrical Code NFPA 70
21
Lightning protection of structures and open areas against lightning using early streamer emission air terminals
NFC 17 - 102 Trường hợp có mâu thuẫn giữa các tiêu chuẩn thì thông số đưa ra trong thuyết minh này nên là ưu tiên lựa chọn.
6.6.2 Giải pháp hệ thống điện động lực
a. Máy biến áp
Các thiết bị sử dụng điện trong nhà máy sản xuất hóa phẩm dầu khí được cung cấp từ trạm biến áp lực có công suất phù hợp (trên cơ sở bảng phân tích phụ tải điện) với các thông số cơ bản sau: 22/0.4 KV, 3 pha, 50 Hz, loại làm mát bằng dầu không khí tự nhiên (ONAN). Các thiết bị đi kèm là bộ chuyển mạch không tải với dải 0, ±2.5%, ±5% cùng các thiết bị bảo vệ khác...vị trí các trạm sẽ được xem xét bố trí gần trung tâm phụ tải nhằm tối ưu chi phí hệ thống điện. Điểm đấu nối trung thế từ đường dây 22kV đến các trạm máy biến áp là ngoài đường nội bộ khu công đi ngang qua nhà máy.
b. Hệ thống phân phối và các thiết bị điện
Hệ thống phân phối điện trong Nhà Máy sản xuất hóa phẩm dầu khí được trình bày trên sơ đồ nguyên lý hệ thống điện bao gồm tủ điện chính (tủ điện trung tâm) và các tủ điện nhỏ.
Tủ điện chính có trang bị khóa interlock (có thể điều khiển bằng điện và bằng cơ khí) để ngăn sự hoạt động đồng thời giửa hai nguồn cung cấp là máy biến áp và máy phát điện. Nguồn điện cho điều khiển tủ sẽ là 230 VAC và được cấp từ một UPS gắn bên trong tủ với công suất phù hợp.
Các tủ điện nhánh cung cấp điện cho nhà xưởng, tủ điện cho chiếu sáng...
được cấp nguồn từ tủ điện chính (được thể hiện trên bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống điện).
c. Hệ thống cáp điện, hào
Hệ thống cáp điện động lực đến các thiết bị chính được đi trong hào chôn trực tiếp kết hợp với luồn trong ống thép mạ kẽm, máng cáp hay ống nhựa... tùy theo địa hình lắp đặt cáp. Cáp điện đi qua đường được bảo vệ bằng ống thép mạ kẽm.
Trong trường hợp sử dụng máng cáp thì sử dụng loại có vật liệu là thép mạ kẽm nhúng nóng, kích thước của máng cáp sẽ được làm rỏ trong giai đoạn thiết kế tiếp theo.
Cáp điện là loại Cu/XLPE/PVC hoặc Cu/XLPE/SWA/PVC tùy theo địa hình và biện pháp lắp đặt cáp, cáp cấp nguồn cho chiếu sáng từ tủ điện đến chân đèn là loại 4C, 3 pha với kích cở phù hợp, từ điểm đấu nối lên đèn là loại 3C, 1 pha.
Tiết diện tối thiểu của cáp điện quy định như sau:
Cáp lực: 2.5 mm2
Cáp điều khiển: 2.5 mm2
Cáp chiếu sáng: 2.5 mm2
Cáp điện cho hệ thống chiếu sáng ngoài sẽ được chôn trực tiếp.
Kích cỡ và chủng loại cáp điện sẽ được lựa chọn phù hợp với từng thiết bị (được thể hiện trên bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống điện và các tài liệu tính toán liên quan).
Chi tiết hào cáp được thể hiện trên bản vẽ bố trí hào cáp.
6.6.3 Giải pháp cho hệ thống chiếu sáng a. Hệ thống chiếu sáng ngoài
Chiếu sáng bảo vệ và chiếu sáng đường đi sử dụng loại đèn sodium cao áp gắn trên cột thép mạ cao 8m và trên các kết cấu. Chúng được bố trí dọc đường đi, xung quanh bãi đất trống… bên trong công trình. Hệ thống chiếu sáng ngoài và chiếu sáng đường sẽ được đóng cắt tự động bằng rơle, tủ điện cung cấp cho chiếu sáng ngoài đặt tại phòng bảo vệ để thuận tiện cho việc vận hành và quan sát. Chi tiết hệ thống chiếu sáng ngoài xem được thực hiện trên bản vẽ bố trí chiếu sáng ngoài.
b. Hệ thống chiếu sáng trong
Các nhà như nhà văn phòng, nhà bảo vệ và các nhà khác sẽ sử dụng đèn huỳnh quang loại 2x36W, 230VAC, 1,2 m hoặc 3x18W, 230VAC, 0.6m tùy thuộc vào kích cở vật liệu lắp đặt trên trần nhà. Từng nhà sẽ có một tủ điện riêng để cấp điện cho thiết bị chiếu sáng và ổ cắm.
Trong các nhà kho sẽ sử dụng loại đèn metal halide. Hệ thống cáp điện cấp nguồn cho các đèn sẽ được luồng vào ống thép mạ kẽm và hàn theo các cấu kiện.
Mặt bằng bố trí chiếu sáng trong và lựa chọn thiết bị được thể hiện trong giai đoạn thiết kế tiếp theo.
6.6.4 Giải pháp cho hệ thống tiếp đất
Hệ thống tiếp đất chính bao gồm các cọc thép mạ đồng liên kết với nhau bằng cáp đồng trần có kích cở phù hợp, giửa cọc và cáp được liên kết bằng mối hàng hóa nhiệt hoặc sử dụng kẹp cáp. Từ hệ thống tiếp đất chính đến các thiết bị được thực hiện bằng dây tiếp đất nhánh có kích cở nhỏ hơn, giửa cáp chính và cáp nhánh liên kết với nhau bằng mối hàn hóa nhiệt hoặc kẹp cáp. Các đầu cáp tiếp vào thiết bị được kết thúc bằng đầu cốt và bắt chặt vào thiết bị bẳng bu lông, đai ốc. Khi cáp tiếp đất có bọc PVC thì phải là loại có màu vàng xanh.
Các thiết bị được nối đất như:
Trung tính máy biến áp và máy phát điện;
Thứ cấp các mày biết dòng;
Vỏ thép của thiết bị điện như máy biến áp, tủ điện, động cơ điện, ổ cắm, máng cáp, vỏ thép cáp điện, hộp nối, vv…
Các kết cấu thép của công trình;
Vỏ của các bình, bồn;
Cột điện chiếu sáng;
Hàng rào.
Điện trở tiếp đất không vượt quá 4 ôm theo tiêu chuẩn Việt Nam.
6.6.5 Giải pháp cho hệ thống chống sét
Hệ thống chống sét sử dụng cho nhà máy sản xuất hóa phẩm dầu khí nên sử dụng loại kim thu sét phóng điện sớm để bảo vệ toàn bộ nhà máy hoặc có thể kết hợp với kim thu sét cổ điển để tiết giảm chi phí đầu tư.
Hệ thống chống sét bao gồm kim thu sét, dây thoát sét, bộ đếm sét (nếu có) và bải thoát sét bao gồm các cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng liên kết với dây đồng trần bằng mối hàn hóa nhiệt.
Điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét không vướt quá 10 ohm theo tiêu chuẩn Việt Nam.