1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê tỉnh Gia Lai | duanviet.com.vn | 0918755356

58 298 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Với sản phẩm nông nghiệp ngày càng gia tăng về sản lượng, Gia Lai đang mở ra triển vọng thu hút các nhà đầu tư về lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản chất lượng cao.. Kết luận: Nắm bắ

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÀ RANG XAY CÀ PHÊ

Chủ đầu tư:

Địa điểm: Iagrai, Gia Lai

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -    -

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÀ RANG XAY CÀ PHÊ

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU

TƯ DỰ ÁN VIỆT

NGUYỄN VĂN MAI

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 5

I Giới thiệu về chủ đầu tư 5

II Mô tả sơ bộ thông tin dự án 5

III Sự cần thiết xây dựng dự án 5

IV Các căn cứ pháp lý 6

V Mục tiêu dự án 6

V.1 Mục tiêu chung 6

V.2 Mục tiêu cụ thể 7

Chương II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 8

I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 8

II Quy mô sản xuất của dự án 11

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án 15

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án 16

Chương III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 18

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình 18

II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ 18

II.1 Quy trình sản xuất cà phê 18

II.2 Xây dựng chuỗi cửa hàng 22

Chương IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 23

I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 23

II Các phương án xây dựng công trình 23

III Phương án tổ chức thực hiện 26

IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án 26

Chương V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG 28

I Đánh giá tác động môi trường 28

I.1 Giới thiệu chung: 28

I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 28

I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án 29

II Tác động của dự án tới môi trường 29

II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm 29

II.2 Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 31

II.3 Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 32

III Kết luận: 34

Trang 4

Chương VI: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU

QUẢ CỦA DỰ ÁN 35

I Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án 35

II Tiến độ vốn thực hiện dự án 48

III Phân tích hiệu quả kinh tế và phương án trả nợ của dự án 52

III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 52

III.2 Phương án vay 54

III.3 Các thông số tài chính của dự án 54

KẾT LUẬN 57

I Kết luận 57

II Đề xuất và kiến nghị 57

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 58

Phụ lục 1 Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn của dự án thực hiện dự án 58

Phụ lục 2 Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án 58

Phụ lục 3 Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm của dự án 58

Phụ lục 4 Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án 58

Phụ lục 5 Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 58

Phụ lục 6 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án 58

Phụ lục 7 Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án 58

Phụ lục 8 Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án 58

Phụ lục 9 Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án 58

Trang 5

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về chủ đầu tư

 Chủ đầu tư:

 Giấy phép ĐKKD số:

 Đại diện pháp luật: Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở: II Mô tả sơ bộ thông tin dự án

 Tên dự án: Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê

 Địa điểm xây dựng: Preimơnan, Huyện Iagrai, Tỉnh Gia Lai

 Hình thức quản lý: Do chủ đầu tư trực tiếp quản lý

 Tổng mức đầu tư của dự án: 261.072.036.000 đồng.(Hai trăm sáu mươi mốt tỷ, không trăm bảy mươi hai triệu, không trăm ba mươi sáu nghìn đồng)

 Trong đó:

 Vốn huy động (tự có) : 78.321.611.000 đồng

 Vốn vay : 182.750.425.000 đồng

III Sự cần thiết xây dựng dự án

Với tiềm năng đất đai rộng lớn, thổ nhưỡng phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, cùng với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng, tỉnh Gia Lai đang có những

cơ chế thông thoáng thu hút kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, nhằm đánh thức và khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay sản lựơng cà phê nhân đạt trên 200 ngàn tấn Tuy nhiên, nền công nghiệp chế biến sâu còn rất hạn chế, tỷ lệ cà phê chế biến sâu mới chỉ đạt 2% Với sản phẩm nông nghiệp ngày càng gia tăng về sản lượng, Gia Lai đang mở ra triển vọng thu hút các nhà đầu tư về lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản chất lượng cao

Cùng với đó, năm 2016, Chính phủ đã cho Gia Lai quy hoạch thêm Khu Công nghiệp Nam Pleiku với diện tích 199ha Nằm bên quốc lộ 14 thông suốt về giao thông đến tận các tỉnh phía Nam, hiện nay Khu Công nghiệp Nam Pleiku đã

Trang 6

đang mở rộng cửa chào đón các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu

tư vào đa lĩnh vực, đa ngành nghề

Kết luận: Nắm bắt được chính sách, mục tiêu phát triển ngành sản xuất và chế biến cà phê của Chính phủ đồng thời nhận thấy nhu cầu về sử dụng cà phê trong nước và nước ngoài ngày càng cao, Công ty TNHH SX & DV Tam Ba đã phối hợp cùng Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư Dự Án Việt lập dự án xây dựng

“Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê”, đây là một hướng đầu tư đứng đắn trong

giai đoạn hiện nay nhằm phát huy thế mạnh của địa phương đẩy nhanh tốc độ phát

triển kinh tế xã hội

 Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công

bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

V Mục tiêu dự án

V.1 Mục tiêu chung

Dự án góp phần thực hiện mục tiêu chế biến cà phê của Việt Nam, với các thông số, cụ thể như sau:

Trang 7

Cà phê rang xay: Cà phê rang xay chủ yếu dành cho thị trường nội địa Từ

nay đến năm 2020 và định hướng 2030, tập trung nâng cao công suất thực tế và chất lượng và an toàn thực phẩm các sản phẩm cà phê rang xay của các cơ sở hiện có: Tăng sản lượng chế biến cà phê rang xay từ 26.000 tấn/năm (tương đương 50% công suất thiết kế) hiện nay lên 36.000 tấn/năm (70% so với công suất thiết kế) vào năm 2015 và 50.000 tấn/năm (trên 90% công suất thiết kế) vào năm 2020.Các

cơ sở chế biến cà phê rang xay đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn và các quy định về an toàn thực phẩm Nhu cầu về cà phê rang xay sẽ ngày càng tăng nên việc xây dựng nhà máy sản xuất là ưu tiên hàng đầu

V.2 Mục tiêu cụ thể

 Sản xuất, rang cà phê với công suất: 10 tấn/ngày, 3.000 tấn/năm

 Đầu tư chuỗi 30 quán cà phê tại Hồ Chí Minh

 Góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng

Trang 8

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án

I.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án

Gia Lai có 90km đường biên giới chung với Campuchia, có cửa khẩu quốc

tế Lệ Thanh, sân bay pleiku, một số nhà máy thủy điện lớn: nhà máy thuỷ điện IaLy, Sê san 3A… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Gia Lai có vị trí khá thuận lợi về giao thông, với 3 trục quốc lộ: quốc lộ 14 nối Gia Lai với các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Tây Nguyên với Tp.Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quốc lộ 19 nối tỉnh với cảng Quy Nhơn và Campuchia, quốc lộ 25 nối Gia Lai với tỉnh Phú Yên và Duyên Hải Miền Trung

Gia Lai nằm ở vị trí trung tâm của khu vực, là cửa ngõ đi ra biển của phần lớn các tỉnh trong khu vực, nên đây là điều kiện để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất và hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo khâu đột phá để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hướng, tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực thúc đẩy các tỉnh khác trong vùng cùng phát triển

Với vị trí nằm trong khu vực tam giác phát triển kinh tế Việt Nam, Lào, Campuchia cũng là lợi thế rất lớn cho Gia Lai

Dự án nhà máy chế biến cà phê bột hòa tan và cà phê bột dự kiến xây dựng tại Làng Le Mơ Nang, Xã Ia Sao, Huyện Ia Grai, Tỉnh Gia Lai

Trang 9

Huyện Ia Grai được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11-11-1996 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ phần đất tây nam của huyện Chư Păh

Diện tích: 1122,29 Km2

Vị trí địa lý:

Ia Grai là một huyện nằm về phía Tây của tỉnh Gia Lai Huyện lỵ là thị trấn

Ia Kha

- Bắc giáp: huyện Chư Păh

- Nam giáp: huyện Đức Cơ

- Đông giáp: thành phố Pleiku, huyện Chư Prông

- Tây giáp: huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum; tỉnh Natarakiri Cam Pu Chia (12 km)

 Khí hậu, thủy văn:

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm,

có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng

5 và kết thúc vào tháng 10 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt

độ trung bình năm là 22 – 250C Vùng vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 – 1.750 mm, Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 –

Trang 10

loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao

 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất:

_ Nhóm đất đỏ vàng diện tích 756.433ha, chiếm 48,69% tổng diện tích tự

nhiên Đây là nhóm đất có nhiều loại đất có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là loại đất đỏ trên đá bazan Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, đất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày: chè, cà phê, cao

su và các loại cây ăn qủa…

_ Đất nông nghiệp chiếm 83,69% diện tích tự nhiên của Gia Lai, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 32,15% và hiện mới sử dụng chưa đến 400.000

ha nên quỹ đất để phát triển sản xuất nông nghiệp còn lớn

Tài nguyên nước:

_ Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3phân bố trên các

hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông Sêrêpok

_ Theo kết quả điều tra của liên đoàn địa chất thuỷ văn ở 11 vùng trên địa bàn tỉnh cho thấy tổng trữ lượng nước cấp A + B: 26.894 m3/ngày, cấp C1 là 61.065m3/ngày và C2 là 989m3/ngày Nhìn chung, tiềm năng nước ngầm của tỉnh

có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước tốt, phân bố chủ yếu trong phức hệ chứa nước phun trào bazan cùng với các nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp nước cho

nhu cầu sản xuất và sinh hoạt

Lợi thế phát triển ngành công nghiệp nông nghiệp:

Với lợi thế đất đai và khí hậu, Gia Lai tập trung thâm canh cây trồng và hoàn thành vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền công nghiệp chế biến Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 cao hơn năm 2016 là 15.185 tỷ đồng đã khai thác và phát huy tốt lợi thế các ngành chế biến nông, lâm sản Tuy vậy, giá trị sản xuất công nghiệp hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều “dư địa” để phát huy ngành công nghiệp

Toàn tỉnh hiện trồng nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có 79.732 ha cây

cà phê, 102.640 ha cao su, 17.177 ha điều, 14.505 ha hồ tiêu, 38.570 ha mía, 51.591 ha ngô, 63.747 ha sắn, 4.133 ha thuốc lá thích hợp để xây dựng nền nông nghiệp sinh học công nghệ cao

Trang 11

Ngoài ra, với sản lượng lớn như: cà phê nhân 201.012 tấn, cao su 93.564 tấn mủ khô, tiêu 43.601 tấn, điều 14.057 tấn, thịt trâu, bò hơi 18.605 tấn, thịt heo hơi 41.667 tấn sẽ mở ra triển vọng cho ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển

I.2 Điều kiện xã hội vùng dự án

Dân số:

Dân số tỉnh Gia Lai có khoảng 1,4 triệu người (số liệu thống kê năm 2017) bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường

Cư dân Gia Lai có thể chia làm hai bộ phận: Bộ phận cư dân bản địa đã sinh sống ở Gia Lai từ lâu đời gồm dân tộc dân tộc Jrai và Bahnar, bộ phân cư dân mới đến bao gồm người Việt và các dân tộc ít người khác

Từ năm 1954 đến nay, Gia Lai còn tiếp nhận một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người từ miền Bắc vào theo hai đợt chính Đợt thứ nhất vào năm 1954

và đợt thứ hai trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc (cuối thập niên 70 của thế

kỷ trước)

Đến cuối năm 2006, Gia Lai có 23.770 người là đồng bào các dân tộc ít

người không thuộc bộ phận các cư dân bản địa, chiếm 2,04% dân số toàn tỉnh

II Quy mô sản xuất của dự án

Xây dựng nhà máy rang xay cà phê với các hạng mục xây dựng như

Trang 12

STT Nội dung ĐVT Số lượng

II.1 Đánh giá nhu cầu thị trường

 Tình hình chung của ngành cà phê thế giới:

Tiêu thụ tăng đều

Đây là yếu tố tích cực nhất trên thị trường cà phê vì cái nhìn của giới chuyên gia hàng hóa và tài chính vẫn ủng hộ cho mặt hàng đặc biệt này Ít ra trong khoảng thời gian vài năm tới, tiêu thụ cà phê vẫn tăng chứ khó giảm mạnh để ảnh hưởng

tích cực

Thật vậy, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), từ 2011 nhu cầu tiêu thụ cà phê hàng năm tăng 1% Dù tại các nước tiêu thụ cà phê truyền thống nhu cầu đang bảo hòa, các thị trường mới nổi và các nước sản xuất sẽ là đòn bẫy cho tăng trưởng tiêu thụ cà phê thế giới thời gian tơi đây

Tiêu thụ tăng, sản lượng thế giới nhìn chung cho năm 2016 không tăng mấy USDA đánh giá sản lượng Brazil năm nay giảm 4,9 triệu bao cà phê do khô hạn Tuy nhiên, dựa trên cung-cầu mà nói, nếu Brazil có mất mùa, USDA vẫn tin khối lượng cà phê từ các nước sản xuất khác có thể bù lượng thiếu này từ các nước xuất khẩu khác như Colombia, Honduras, Indonesia và Việt Nam

Trang 13

Nhìn vào các điểm nhấn cung - cầu trên, dự báo của nhiều nhà phân tích thị trường đồng ý rằng khuynh hướng chung là từ yếu đến trung tính Goldman Sach

dự đoán năm 2018 giá cà phê sẽ tăng nhẹ nhờ qui luật bù trừ vì năm 2017 giá xuống quá mức, tuy nhiên với mức tăng 3% bình quân của giá hàng hóa, thì tỷ lệ

ấy cũng chẳng bõ bèn gì với trượt giá trên sàn arabica (ước gần 40% từ đầu năm đến nay) Nếu kết hợp với các yếu tố tài chính và kỹ thuật trên 2 sàn cà phê hiện nay, đứng ngay thời điểm này mà nói, khi giá trị đồng USD tăng và sẽ còn tăng

do FED tăng lãi suất cơ bản đồng USD đến cuối năm 2018, các quỹ đầu tư tìm nơi dễ kiếm ăn như thị trường cổ phiếu…thì khuynh hướng thị trường cà phê vẫn chưa có ngay những đột biến tăng dù nông dân làm cà phê và các nước sản xuất

cà phê đang rất trông đợi

Giá trị thị trường của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ước tính khoảng 70.68 tỷ đô la (năm 2016) (Euromonitor) So với thị trường cà phê nguyên liệu thì giá trị cà phê rang xay thành phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới trên 100 tỷ USD hàng năm Thị trường này

bị thao túng bởi các đại gia như Nestlé (Thụy Sĩ), D.E Master Blenders 1753 (tách

ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trước là Kraft food Global) (Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức)

Năm 2012, ba nhóm công ty lớn nhất (Nestlé và Mondelēz International và D.E Master Blenders 1753) kiểm soát 70% thị trường cà phê bán lẻ ở Anh Nhóm

5 nhóm công ty đứng đầu kiểm soát hơn 50% thị trường Nestlé thống trị thị trường cà phê hòa tan với mức thị phần trên 50%

 Tổng quan thị trường cà phê Việt Nam

Sản lượng và xuất khẩu cà phê Việt Nam luôn tăng trưởng trong nhiều năm qua và đang đứng thứ hai thế giới, nhưng giá trị sản phẩm chưa cao Không tăng diện tích trồng, tập trung phát triển chế biến, xây dựng thương hiệu và nâng giá trị là hướng phát triển sắp tới của cà phê Việt

Cà phê Việt Nam đa phần được xuất khẩu Trong 7 tháng đầu mùa vụ 2017/2018 đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê các loại (cà phê nhân, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan) và kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD, tăng tương ứng 12%

và 4% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục mới về xuất khẩu cà phê

Cà phê được xuất khẩu sang 70 quốc gia trên thế giới, trong đó 14 thị trường

Trang 14

lớn nhất của Việt Nam Với lượng nhập khẩu tăng mạnh, Bỉ trở thành thị trường

cà phê lớn thứ ba của Việt Nam Xuất khẩu cà phê chế biến, cà phê rang, cà phê xay và cà phê hòa tan ngày càng tăng trong vài năm trở lại đây, dự báo xuất khẩu các mặt hàng này mùa vụ 2017/18 khoảng 55 ngàn tấn, tăng 21% so với mùa vụ trước, với các thị trường chính là Trung Quốc, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ

 Nhu cầu của thị trường

Theo nghiên cứu của IAM về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê bảy lần trong tuần, nghiêng về nam giới (59%) Riêng về cà phê hòa tan thì có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần và hơi nghiêng về nhóm người tiêu dùng là

nữ (52%) Tỷ lệ sử dụng cà phê tại nhà (in home) và bên ngoài (out of home) là ngang nhau 49%/50%

USDA dự báo việc mở rộng khu vực bán lẻ cà phê sẽ góp phần gia tăng tiêu thụ nội địa trong tương lai gần Niên vụ 2017/2018, tiêu thụ nội địa tại Việt Nam ước đạt 2,08 triệu bao hay 125,000 tấn, tăng 4% so với niên vụ trước

Kết quả thực hiện kế hoạch tháng 8/2017 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xuất khẩu cà phê tháng

8 năm 2017 ước đạt 88 nghìn tấn với giá trị đạt 210 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,02 triệu tấn và 2,33 tỷ USD

Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 15,4% và 13,9% Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Hàn Quốc (70,3%), Bỉ (29,8%), Hoa Kỳ (20%), Italia (16,7%), Angieri (13,1%)

và Đức (10,2%)

Trang 15

Trong niên vụ 2017-2018, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng trở lại do thặng dư sản xuất có thể phục hồi lên mức 25,5 triệu bao

Như vậy, với xu thế phát triển ngành sản xuất cà phê như phân tích trên cho chúng ta thấy, việc xây dựng nhà máy sản xuất rang xay cà phê như mục tiêu của

dự án cho thấy phù hợp với xu thế chung và rất có tiềm năng trong tương lai

II.2 Quy mô đầu tư của dự án

Xây dựng nhà máy sản xuất và rang xay cà phê được xây dựng trên tổng

diện tích 6.009 m2 với công suất 3.000 tấn/ năm

III Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án

III.1 Địa điểm xây dựng

Dự án được xây dựng tại Preimơnan, Huyện Ia Grai, Tỉnh Gia Lai

III.2 Hình thức đầu tư

Dự án Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê được đầu tư theo hình thức

xây dựng mới

Trang 16

IV Nhu cầu sử dụng đất và phân tích các yếu tố đầu vào của dự án

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất của dự án

Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án

IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Giai đoạn xây dựng

- Nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng được bán tại địa phương và tỉnh lân cận như Gia Lai, Kon Tum

- Một số trang thiết bị và máy móc chuyên dụng được cung cấp từ địa phương hoặc tại Tp Hồ Chí Minh

 Giai đoạn hoạt động

- Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án sau này tương đối thuận lợi, hầu hết đều được bán tại địa phương

- Dây chuyền công nghệ 100% Châu Âu

- Khi dự án đi vào hoạt động, các công trình hạ tầng trong khu vực dự án sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu để dự án đi vào sản xuất Nên việc vận chuyển nguyên liệu

và sản phẩm sẽ rất thuận lợi

- Điều kiện cung cấp nhân lực trong giai đoạn sản xuất: Sử dụng chuyên gia kết hợp với công tác đào tạo tại chỗ cho lực lượng lao động của khu sản xuất

Trang 18

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

NGHỆ

I Phân tích qui mô, diện tích xây dựng công trình

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình của dự án

1 Khu văn phòng m² 300

2 Nhà xưởng sản xuất m² 2.000 3 Nhà bảo vệ m² 100

4 Nhà ở công nhân m² 700

5 Bãi xe m² 500

6 Nhà vệ sinh m² 100

7 Sân bê tông m² 500

8 Giao thông nội bộ m² 700

9 Nhà kho chưa thành phẩm m² 554

10 Nhà kho chứa nguyên vật liệu m² 555

11 Hàng rào md 700

12 Hệ thống cấp nước tổng thể HT 1

13 Hệ thống thoát nước tổng thể HT 1

14 Hệ thống cấp điện tổng thể HT 1

II Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ

II.1 Quy trình sản xuất cà phê

Công nghệ rang xay cà phê được áp dụng cho dự án là tiêu chuẩn công nghệ của Probat - Đức Quy trình rang xay cà phê:

Trang 19

Nguyên liệu: sản xuất cà phê ngon là cà phê nhân hay còn gọi là hạt cà

phê Cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được sơ chế bóc vỏ và thịt quả, rửa sạch,

sấy khô hoặc phơi khô thì được cà phê nhân

Phân loại: Cà phê nhân xô trong quá trình xay bóc vỏ, phơi, sấy khô sẽ bị

vỡ, hạt đen do đó cần phải nhặt bỏ hạt đen và vỡ, phân loại theo kích thước để quá trình rang được dễ dàng và đều hơn Thông thường dùng hệ thống sàng 5 lưới để

phân loại

Xử lý nguyên liệu: Trong quá trình bảo quản, cà phê nhân hấp thụ nhiều

Trang 20

_ Xử lý bằng nước: chỉ áp dụng đối với những loại cà phê nguyên liệu có chất lượng cao (trong thời gian bảo quản không có mốc) Tiến hành ngâm nguyên liệu trong nước 5 phút, nước sẽ ngấm vào hạt cà phê và hòa tan các mùi vị lạ, sau

đó vớt ra để ráo, sấy khô

_ Xử lý bằng dung môi hữu cơ: sử dụng cho những loại nguyên liệu kém chất lượng hơn Dung môi thường dùng là rượu etilic 20 %V, thời gian xử lý 5 ÷

10 phút, sau đó vớt ra để ráo, sấy khô

Rang: Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì hương thơm tạo thành trong quá

trình này Nhiệt độ rang thường khống chế trong khoảng 200 – 2400C Quá trình

này gồm ba giai đoạn:

_ Ở nhiệt độ < 500Cta thấy bốc ra nhiều khói trắng, chủ yếu là hơi nước thể tích hạt không biến đổi Cuối giai đoạn này ta thấy ngừng sinh khí (khói trắng), đây là dấu hiệu chuyển sang giai đoạn sau

_ Khi nhiệt độ tăng lên 1500C thì trong hạt xảy ra quá trình tích khí nên thể tích của hạt tăng lên đột ngột, lúc này ta nghe thấy những tiếng nổ nhẹ, hạt chuyển sang màu nâu Trong giai đoạn này ta thấy khí màu trắng đục thoát ra

_ Khi nhiệt độ lên 2200C, giữ ở nhiệt độ này trong vòng 10 – 15 phút, lúc này thể tích hạt không biến đổi nữa, sự sinh khí rất yếu ớt hoặc ngừng hẳn, hạt chuyển sang màu nâu đậm

_ Hạt cà phê rang đạt yêu cầu có mặt ngoài nâu đậm, bên trong có màu cánh gián, mùi thơm nồng, vị đắng dịu

Trang 21

Làm nguội, tẩm: Quá trình làm nguội thực hiện trong thiết bị làm nguội

kiểu đứng, dùng quạt gió để làm nguội Để tăng chất lượng sản phẩm, cho chất béo (bơ thực vật) vào giai đoạn đầu của quá trình làm nguội, chất béo sẽ giữ lại các chất thơm trên bề mặt của hạt Sau đó phun nước muối đã hòa tan dưới rạng

hạt sương cho thấm đều

Xay: Sau khi làm nguội hoàn toàn, cà phê rang được chuyển tới bồn ủ từ

15 đến 20 ngày sau mới được xay Nguyên hạt được chuyển tới máy xay nhỏ, bột

cà phê xay phải lọt sàng 1,6mm (90 %) Bột cà phê xay có kích thước lớn hơn 1,6

mm được đem đi xay lại để đảm bảo yêu cầu trên

Đóng gói: Cà phê rang (đặc biệt là cà phê rang xay) rất dễ bị mất hương

thơm, hấp thụ mùi lạ và dễ bị oxy hóa nên cần phải bao gói thật cẩn thận Dùng các loại bao bì như màng BOPP, MMCP đạt yêu cầu quy định đối với bao bì chứa

đựng thực phẩm để tiến hành bao gói

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát

Trang 22

II.2 Xây dựng chuỗi cửa hàng

Dự án dự kiến sẽ đầu tư chuỗi 30 quán cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh Thực tế, uống cà phê là thói quen của người dân Sài thành và văn hóa cà phê nơi đây cũng muôn hình muôn vẻ, từ cà phê vỉa hè đến sang trọng, từ cà phê sân vườn đến cà phê mang đi, Do đó với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe trong chất lượng sử dụng, dự án xây dựng chuỗi 30 quán cà phê tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ mang tới cho khách hàng nguồn cà phê sạch và chất lượng, đáp ứng được thị hiếu ngày càng tăng của người dân nơi đây

Trang 23

CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN

I Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

Dự án thực hiện đầy đủ các thủ tục về giao cấp đất theo quy định để tiến hành xây dựng dự án

II Các phương án xây dựng công trình

Danh mục công trình xây dựng và thiết bị của dự án

Trang 24

STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá

b Dây chuyền rang xay cà phê

c Hệ thống xay và đóng gói

Trang 25

STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá

22

Khung sàn thao tác cho bồn, cho

máy phân loại bột, bin

chứa trước máy đóng gói

Trang 26

STT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá

III Phương án tổ chức thực hiện

Dự án được chủ đầu tư trực tiếp tổ chức triển khai, tiến hành xây dựng nhà máy và khai thác dự án khi đi vào hoạt động

IV Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án

 Lập và phê duyệt dự án trong năm 2018

 Tiến hành xây dựng, lắp đặt trong năm 2019 và đưa vào khai thác vào năm

2020

 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án

Trang 28

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH

QUỐC PHÒNG

I Đánh giá tác động môi trường

I.1 Giới thiệu chung:

Dự án Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê được xây dựng tại Preimonan,

Huyện Ia Grai, Tỉnh Gia Lai Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường

I.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường

Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường

Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn

Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;

Nghị định 117/2009/NĐ-CP của chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại

Trang 29

Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại

Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN

và Môi trường

I.3 Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án

Để tiến hành thiết kế và thi công Dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê sau đây

- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002 của

Bộ trưởng bộ Y Tế, QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

II Tác động của dự án tới môi trường

Việc thực thi dự án “Nhà máy sản xuất và rang xay cà phê” sẽ ảnh hưởng

nhất định đến môi trường xung quanh khu vực nhà máy và ngay tại nhà máy, sẽ tác động trực tiếp đến môi trường không khí, đất, nước trong khu vực này Chúng

ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:

 Giai đoạn thi công xây dựng

 Giai đoạn vận hành

 Giai đoạn ngưng hoạt động

II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm

Chất thải rắn

Ngày đăng: 24/11/2019, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w