Đây là bài tiểu luận về đề tài Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả của tập đoàn VINGROUP.
Trang 1MỤC LỤC
Đề tài: NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ
LỜI CAM ĐOAN………1
LỜI CẢM ƠN……… 2
PHẦN A: Mở đầu……… ……… 4
PHẦN B: Nội dung ………6
Chương I TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ……….……….6
1 Các khái niệm cơ bản……….….……….6
1.1 Nhà quản trị……….……… 6
1.1.2 Vai trò của nhà quản trị……….……….6
1.1.3 Khái niệm về nghệ thuật trong quản trị……… ………8
1.2.1 Động lực……… ……… 9
1.2.2 Tạo động lực……… ……….9
1.2.3 Tầm quan trọng của việc tạo động lực trong làm việc……….… ………10
1.2.4 Các phương pháp tạo động lực trong làm việc……… ………10
Chương II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ TẠI TẬP ĐOÀN VINGROUP……….…….………… 11
2.1 Cơ cấu, tổ chức của tập đoàn Vingroup……….………… ………12
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn vingroup………12
2.1.2 Đặc điểm các nguồn lực của tập đoàn ……… ………13
2.2 Phương pháp thúc đẩy nhân viên làm việc của tập đoàn……… ………14
2.2.1 Tạo động lực bằng yếu tố tinh thần……… ………14
2.2.2 Tại động lực bằng yếu tố vật chất……….14
2.3 Đánh giá phương pháp thúc đẩy nhân viên làm việc mà công ty áp dụng…… ……15
2.3.1 Những thành tựu đạt được từ các phương pháp đã áp dụng……….……15
2.3.2 Những hạn chế, bất cấp của phương pháp mà công ty áp dụng………16
Chương III: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP VÀ HOÀN THIỆN NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ Ở TẬP ĐOÀN VINGROUP…………17
3.1 Định hướng phát triển dài hạn cho công ty……… ……17
3.2 Giải pháp cho sự thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả……….…18
3.2.1 Giải pháp toàn diện ……… 18
3.2.2 Giải pháp cụ thể ………19
PHẦN C: KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… …… 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO………21
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài tiểu luận về chủ đề: “Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả” mà em trình bày sau đây là kết quả của quá trình tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu liên
quan và những suy ngẫm đúc kết được sau khi học môn Quản Trị Học, tuyệt đối không có
sự sao chép, gian lận trong nội dung bài tiểu luận Em xin chịu trách nhiệm về đề tài mà em
đã nghiên cứu./
Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2018
NGƯỜI VIẾT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, em xin chân thành cảm ơn Ths.Nguyễn Tiến Thành
đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn em làm đề tài trong thời gian qua Em xin gửi tới khoa Quản trị văn phòng trường Đại học Nội vụ Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này Trong quá trình làm đề tài, với kiến thức còn hạn chế, ắt sẽ gặp sai sót khó tránh khỏi, em mong nhận được những ý kiến góp ý, phê bình từ thầy
Em xin chân thành cảm ơn./.
Trang 4Đề tài: NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ
là các công ty, tập đoàn kinh tế trong nước Muốn tồn tại được trong một môi trường đang liên tục thanh đổi và có sự cạnh tranh hết sức gay gắt này, đòi hỏi mỗi cá nhân trong một tập thể phải làm việc với một thái độ tích cực và hiệu quả cao chứ không phải với một lối suy nghĩ, tinh thần ì ạch như trước đây nữa Muốn đạt được mục tiêu
đó, thì vai trò của người lãnh đạo là hết sức quan trọng, bởi lẽ họ là người đứng đầu trực tiếp chèo lái con thuyền lớn, con thuyền đi nhanh hay chậm, đi đúng hướng hay sai hướng đều phụ thuộc rất lớn vào người lãnh đạo Ở trong một công ti, tập đoàn
cũng vậy, chính vì vậy hôm nay em xin chọn đề tài: “Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả” để tìm hiểu và bàn luận nhằm giải quyết vấn đề nêu trên!
2 Mục đích nghiên cứu:
Như chúng ta đã biết, con người là nhân tố quan trọng nhất của mọi thành công Chúng ta sẽ gặt hái được những thành công to lớn nếu biết cách sử dụng nguồn nhân lực sẵn có một cách hiệu quả và đúng đắn, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản trị Bài nghiên cứu sẽ đi từ lý luận đến thực tiễn để làm sáng tỏ vai trò của nhà quản trị và những nhiệm vụ mà nhà quản trị phải thực hiện để tuyển dụng và vậnhành bộ máy nhân lực làm việc một cách có hiệu quả nhất để gặt hái được những thành tựu to lớn cho công ty và cho mỗi cá nhân trong tập thể
Chính vì vậy em xin chọn đề tài: “Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả” để chúng ta có cái nhìn khoa học, chính xác hơn về nghệ thuật quản lý và sử dụng nhân sự nhằm rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực quản trị
Trang 53 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống những tiền đề lý luận liên quan tới nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá
- Đề xuất các giải pháp, biện pháp
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành chủ đề nghiên cứu này, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
- Phương pháp tham khảo tài liệu
Sau khi thu thập và phân loại các tài liệu , các nguồn thông tin thì em đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để hoàn thiện đề tài nghiên cứu
5 Nội dung nghiên cứu:
Bài nghiên cứu: “Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả” bao gồm những nội dung chính sau:
- Lý thuyết về nghệ thuật quản trị
- Kinh nghiệm đúc rút từ nghệ thuật quản trị của công ty thương mại và dịch vụ Tiến Thành
- Đánh giá cách quản trị của công ty thương mại và dịch vụ Tiến Thành
- Giải pháp thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả
6 Bố cục bài nghiên cứu:
Ngoài các phần: Mở đầu, phụ lục, kết luận và tài liệu tham khảo thì bài nghiên cứu còn được trình bài theo ba chương lớn:
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận của việc thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả
CHƯƠNG II: Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả của công ty thương mại và dịch vụ Tiến Thành
CHƯƠNG III: Giải pháp và kiến nghị cho sự thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả của công ty thương mại và dịch vụ Tiến Thành
Trang 6Để thực hiện các nhiệm vụ của mình, trong thực tiễn hoạt động, các nhà quản trị phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau, phải ứng xử theo những cách khác nhau: với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, nhà cung ứng, cổ đông, chính quyền và
xã hội Nhằm làm sáng tỏ những cách thức ứng xử khác nhau của các nhà quản trị,Henry Mintzberg đã nghiên cứu những hoạt động bình thường của các nhà quản trị
và cho rằng mọi nhà quản trị đều phải thực hiện 10 vai trò khác nhau và chia chúng thành 3 nhóm, trong đó có một số chồng lấn lên nhau
- Nhóm vai trò quan hệ với con người:
+ Vai trò đại diện: có tính chất nghi lễ trong tổ chức Có nghĩa, bất cứ một tổ chức nào cũng đều phải có người đại diện cho tổ chức đó nhằm thực hiện các giao dịch, đối thoại với các cá nhân và tổ chức bên ngoài Ngay cả từng bộ phận trong tổ chứccũng phải có người đứng đầu bộ phận đó để lĩnh hội các ý kiến, chính sách, kế hoạch của cấp trên Ví dụ, khi đang đứng ở cửa chào khách, người chủ doanh nghiệp đang đóng vai trò đại diện cho doanh nghiệp đó Vai trò này cho thấy hình ảnh của tổ chức mà họ đang quản trị
+ Vai trò lãnh đạo: Vai trò này đòi hỏi nhà quản trị phải chỉ đạo và điều phối những hoạt động của những người dưới quyền, bố trí nhân sự, đôn đốc người khác làm việc, đồng thời phải kiểm tra, đảm bảo chắc chắn rằng mọi việc diễn ra theo đúng
dự kiến Vai trò lãnh đạo phản ảnh sự ảnh hưởng, phối hợp và kiểm tra của nhà quản trị đối với cấp dưới của mình
+ Vai trò liên lạc: Thể hiện mối quan hệ của nhà quản trị đối với người khác cả bên trong và bên ngoài tổ chức Vai trò này buộc nhà quản trị phải can dự vào những mối liên hệ giữa các cá nhân ở trong hay ngoài tổ chức nhằm góp phần hoàn thành công việc được giao của tổ chức Vai trò liên lạc thường chiếm khá nhiều thời gian
Trang 7của nhà quản trị.
- Nhóm vai trò thông tin:
+ Vai trò tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến tổ chức: Vai trò này đòi hỏi nhà quản trị phải biết cách xây dựng hệ thống thông tin nội bộ, phải thường xuyên xem xét, phân tích môi trường nhằm xác định những cơ hội cũng như những mối đedọa đối với tổ chức Vai trò này được thực hiện thông qua việc nghe báo cáo, đọc sách báo, văn bản hoặc qua trao đổi tiếp xúc với mọi người Những mối quan hệ giao tiếp chính thức và không chính thức được xây dựng trong vai trò liên lạc thường có ích cho vai trò này
+ Vai trò phổ biến thông tin: Sau khi quyết định một vấn đề nào đó, nhà quản trị cầnphổ biến quyết định đến các bộ phận, các thành viên có liên quan trong tổ chức, thậm chí phổ biến đến cho những người đồng cấp hay cấp trên của mình làm cho mọi người cùng được chia sẻ thông tin để góp phần hoàn thành mục tiêu chung của
+ Vai trò phân phối các nguồn lực: Nhà quản trị phải quyết định việc phân phối các nguồn lực cho ai, số lượng bao nhiêu, khi nào… Các nguồn lực có thể là tiền bạc,
Trang 8nhân lực, phương tiện làm việc Vì tổ chức thường không có đủ tài nguyên theo mong muốn của các bộ phận, cá nhân nên nhà quản trị cần sử dụng tối ưu, phân phối hợp lý, tiết kiệm các tài nguyên ấy Việc phân bổ nguồn tài nguyên là vai trò rất quan trọng của nhà quản trị.
+ Vai trò thương thuyết: Nhà quản trị phải thực hiện vai trò thương thuyết, đàm phán với tư cách thay mặt cho tổ chức trong các giao dịch với các cá nhân, tổ chức bên ngoài Ví dụ đàm phán ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế… Nhà quản trị có cấp bậc càng cao, vai trò này càng quan trọng
Mintzberg cho rằng nhà quản trị có thể thực hiện cùng một lúc nhiều vai trò và sự phối hợp cũng như tầm quan trọng của các vai trò này thay đổi tùy theo quyền hành và cấp bậc của nhà quản trị Các nhà quản trị cấp cao phải dành nhiều thời gian hơn cho vai trò thủ trưởng danh dự, đảm nhiệm chủ yếu vai trò liên lạc với bên ngoài tổ chức, theo dõi những ảnh hưởng của môi trường có thể ảnh hưởng đến tổ chức và đảm nhiệm các vai trò ra quyết định.
1.1.3 Khái niệm về nghệ thuật trong quản trị:
Nghệ thuật quản trị chính là những kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, “mưu mẹo” và “biết làm thế nào” để đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao Nếu khoa học là
sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng cho phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống Vì thế nghệ thuật quản trị luôn gắn với các tình huống, các trường hợp cụ thể Nghệ thuật quản trị thường được biểu hiện trong một số lĩnh vực như:
- Nghệ thuật sử dụng người: Nói về thuật dùng người, Khổng Tử đã có dạy: “Dụng
nhân như dụng mộc” Mỗi con người đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, nếu biết sử dụng thì người nào cũng đều có ích, họ sẽ cống hiến nhiều nhất cho tổ chức, cho xã hội, cho cộng đồng mà họ đang sinh sống Điều đó, đòi hỏi nhà quản trị phải
am hiểu đặc điểm tâm lý của từng người, nên sử dụng họ vào việc gì, ở đâu là phù hợp nhất Có như vậy, mỗi cá nhân mới có điều kiện, cơ hội phát huy hết khả năng của mình, cống hiến nhiều nhất cho tập thể
- Nghệ thuật giáo dục con người: Để giáo dục con người, thông thường người ta sử
dụng các hình thức: khen, chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng
và kỷ luật… Với ai, nên áp dụng hình thức nào, biện pháp gì, mức độ cao hay thấp,
và được tiến hành ở đâu, khi nào đều là những vấn đề mang tính nghệ thuật Cùng một vấn đề nhưng mỗi đối tượng khác nhau có khi phải giải quyết khác nhau Nếu
áp dụng không phù hợp chẳng những không giúp cho con người phát triển theo
Trang 9chiều hướng tích cực mà trái lại sẽ làm tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng lẫn hành vi của họ.
- Nghệ thuật ứng xử: Được thể hiện trong quá trình giao tiếp Sự lựa chọn lời nói,
cách nói và thái độ phù hợp với người nghe là nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp Cadao Việt Nam có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đó là tư tưởng cơ bản của thuật lựa lời trong giao tiếp Cách nói thẳng, nói gợi ý, nói triết lý,… là những cách nói cần lựa chọn cho phù hợp với từng trình độ, tâm lý của người nghe Thái độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn, hoà nhã,… là nghệ thuật giao tiếp không thể thiếu trong quá trình giao tiếp Ngoài ra, nghệ thuật quản trị còn biểu hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, nghệ thuật sử dụng các đòn bẩy trong quản lý, nghệ thuật ra quyết định…
Ngoài ra, nghệ thuật quản trị còn biểu hiện ở nghệ thuật tạo thời cơ, nghệ thuật sử dụng các đòn bầy trong quản lý, nghệ thuật ra quyết định…
1.2.1 Động lực:
Động lực là sự khao khát và tự nguyện của con người để nâng cao mọi nỗ lực của mình nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó Như vậy động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người Khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau Chính vì những đặc điểm này nên động lực của mỗi con người là khác nhau vì vậy nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau đến mỗi người lao động
1.2.2 Tạo động lực:
Là tất cả các biện pháp của nhà quản trị áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người lao động ví dụ như: thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của người lao động vừa thoả mãn được mục đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần… Vậy vấn đề quan trọng của động lực đó là mục tiêu Nhưng để đề ra được những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo cho người lao động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà quản lý phải biết được mục đích hướng tới của người lao động sẽ là gì Việc dự đoán và kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vìdoanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo mọi điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của
họ một cách tốt nhất Khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần, tạo ra bầu không
Trang 10khí thi đua trong nhân viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp Các nhà quản trị đã từng nói “Sự thành bại của công ty thường phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý nhân viên trong doanh nghiệp như thế nào”.
1.2.3 Tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc:
Qua nghiên cứu một số học thuyết, quan điểm quản trị trên ta thấy được động lực
có vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi người lao động
- Người lao động sẽ có những hành vi tích cực trong việc hoàn thiện mình thông qua công việc
- Động lực thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược nhau đó là tích cực và tiêu cực.Người lao động có động lực tích cực thì sẽ tạo ra được một tâm lý làm việc tốt, lànhmạnh đồng thời cũng góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng vững mạnh hơn Tạo động lực luôn là vấn đề đặt ra đối với mỗi nhà quản lý Chính sách tiền lương, tiền thưởng có phù hợp hay không? Bố trí công việc có hợp lý hay không? Công việc có làm thoả mãn được nhu cầu của người lao động hay không?… Tất cả nhữngyếu tố này quyết định đến việc hăng hái làm việc hay trì trệ bất mãn dẫn đến từ bỏ doanh nghiệp mà đi của người lao động
1.2.4 Các phương pháp tạo động lực làm việc:
- Phương pháp 1: Xác định nhu cầu cao nhất của nhân viên tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó, đồng thời hướng sự thỏa mãn vào việc thực hiện mục tiêu của tổ chức Được áp dụng trong trường hợp nhân viên đã biết mục tiêu và có nhu cầu thực hiện mục tiêu đó
- Phương pháp 2: Khơi dậy nhu cầu tìm ẩn của nhân viên, bằng cách giới thiệu mụctiêu Làm cho họ hứng thú với đối tượng để tạo nên ý muốn Đưa ra những yếu tố khuyến khích để tạo nên những khát vọng biến thành hành động Được áp dụng khi mục tiêu còn mới
- Phương pháp3: Tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội bày tỏ quan điểm: Cần có một chính sách “mở cửa” sẽ giúp cho nhân viên được trao đổi, đưa ra những ý kiến sáng tạo Họ cũng có thể đề xuất các kiến nghị hoặc đề nghị nào mà họ nghĩ là cần thiết
- Phương pháp 4: Tạo môi trường làm việc năng động: Nó là cách tốt nhất để xây dựng môi trường làm việc thoải mái, linh hoạt cho nhân viên Khi đó họ sẽ làm việchiệu quả hơn, thời gian được tối ưu, mang lại hiệu suất công việc cao nhất Một môitrường làm việc khiến nhân viên thoải mái sẽ giúp họ