MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2 3. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. 2 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 2 5. Cấu trúc của đề tài. 2 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ 4 1.1. Khái niệm, vai trò và bản chất thúc đẩy nhân việc làm việc hiệu quả. 4 1.1.1. Khái niệm thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả. 4 1.1.2. Vai trò của thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả. 4 1.1.3. Bản chất của thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả. 5 1.2. Một vài quan điểm về thúc đẩy cá nhân làm việc hiệu quả. 6 1.3. Các bước cơ bản và các công cụ trong thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả. 7 1.3.1. Các bước cơ bản. 7 1.3.2. Các công cụ cơ bản. 8 Chương 2. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ TẠI BỘ NỘI VỤ. 9 2.1. Lịch sử hình thành. 9 2.2. Cơ cấu tổ chức. 9 2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. 10 2.4. Một số học thuyết về thúc đẩy nhân viên. 22 2.4.1. Thuyết nhu cầu của A.Maslow. 22 2.4.2. Thuyết hai yếu tố của F. Herzberg. 22 2.5. Vai trò của việc thúc đẩy nhân viên làm việc. 22 2.6. Nguyên tắc trong việc thúc đẩy nhân viên làm việc. 23 2.6.1. Tạo môi trường làm việc. 23 2.6.2. Phân công công việc. 23 2.6.3. Nâng cao giá trị của công việc. 23 2.6.4. Khen thưởng kịp thời. 24 2.6.5. Tạo cơ hội phát triển cho cán bộ, công chức. 24 2.6.6. Thông tin trong Tổ chức. 24 2.7. Các phương pháp thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả. 25 2.7.1. Tạo môi trường làm việc thoải mái. 25 2.7.2. Thúc đẩy theo thuyết cấp bậc nhu cầu của A.Maslow. 25 2.7.2.1. Nhu cầu tự thể hiện. 25 2.7.2.2. Nhu cầu được tôn trọng. 26 2.7.2.3. Nhu cầu xã hội. 26 2.7.2.4. Nhu cầu về an toàn. 26 2.7.2.5. Nhu cầu sinh học (sinh lý). 27 2.8. Xác định đúng nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên. 27 2.9. Sử dụng các đòn bẩy kích thích vật chất và tinh thần hữu hiệu. 27 2.10. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ. 28 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ TẠI BỘ NỘI VỤ. 29 3.1. Nhận xét, đánh giá. 29 3.1.1. Ưu điểm. 29 3.1.2. Nhược điểm. 29 3.2. Đề xuất các giải pháp. 29 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu do chính bản thân em tìm hiểu vàhoàn thành Những thông tin và nội dung trong đề tài đều dựa trên nghiên cứuthực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn Nếu sai em xin hoàn toàn chịutrách nhiệm
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Đỗ Thùy Dung
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu lần này, trước hết em xin chân thành cảm
ơn thầy Ths Nguyễn Tiến Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn
em làm đề tài trong thời gian qua Em xin gửi tới khoa Quản trị văn phòngtrường Đại học Nội vụ Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi giúp em thực hiện và hoàn thành đề tài ngiên cứu này Trong quá trìnhNghiên cứu làm đề tài với vốn kiến thức hạn hẹp và khả năng có hạn khó tránhkhỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình từcác thầy cô
Em xin chân thành cảm ơn./
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng 2
4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2
5 Cấu trúc của đề tài 2
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC HIỆU QUẢ 4
1.1 Khái niệm, vai trò và bản chất thúc đẩy nhân việc làm việc hiệu quả 4
1.1.1 Khái niệm thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả 4
1.1.2 Vai trò của thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả 4
1.1.3 Bản chất của thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả 5
1.2 Một vài quan điểm về thúc đẩy cá nhân làm việc hiệu quả 6
1.3 Các bước cơ bản và các công cụ trong thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả 7
1.3.1 Các bước cơ bản 7
1.3.2 Các công cụ cơ bản 8
Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ TẠI BỘ NỘI VỤ 9
2.1 Lịch sử hình thành 9
2.2 Cơ cấu tổ chức 9
2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 10
2.4 Một số học thuyết về thúc đẩy nhân viên 22
2.4.1 Thuyết nhu cầu của A.Maslow 22
2.4.2 Thuyết hai yếu tố của F Herzberg 22
2.5 Vai trò của việc thúc đẩy nhân viên làm việc 22
Trang 42.6 Nguyên tắc trong việc thúc đẩy nhân viên làm việc 23
2.6.1 Tạo môi trường làm việc 23
2.6.2 Phân công công việc 23
2.6.3 Nâng cao giá trị của công việc 23
2.6.4 Khen thưởng kịp thời 24
2.6.5 Tạo cơ hội phát triển cho cán bộ, công chức 24
2.6.6 Thông tin trong Tổ chức 24
2.7 Các phương pháp thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả 25
2.7.1 Tạo môi trường làm việc thoải mái 25
2.7.2 Thúc đẩy theo thuyết cấp bậc nhu cầu của A.Maslow 25
2.7.2.1 Nhu cầu tự thể hiện 25
2.7.2.2 Nhu cầu được tôn trọng 26
2.7.2.3 Nhu cầu xã hội 26
2.7.2.4 Nhu cầu về an toàn 26
2.7.2.5 Nhu cầu sinh học (sinh lý) 27
2.8 Xác định đúng nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên 27
2.9 Sử dụng các đòn bẩy kích thích vật chất và tinh thần hữu hiệu 27
2.10 Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ 28
Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ TẠI BỘ NỘI VỤ 29
3.1 Nhận xét, đánh giá 29
3.1.1 Ưu điểm 29
3.1.2 Nhược điểm 29
3.2 Đề xuất các giải pháp 29
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả là một kỹ năng rất quan trọng mà bất
kỳ người lãnh đạo nào cũng phải có và thường xuyên duy trì để thúc đẩy nhânviên làm việc đạt được hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động giúp cho tổchức, doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển
Trên thực tế, đã có rất nhiều biện pháp về thúc đẩy nhân viên làm việc hiệuquả được các nhà quản lý áp dụng như: Tăng lương thưởng và phúc lợi; tạo nênmôi trường làm việc thoải mái cho nhân viên; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp vớiđồng nghiệp và cấp trên; tạo điều kiện thăng tiến trong công việc… nhưng khôngphải nhà quản lý nào cũng đạt được kết quả mong muốn khi áp dụng các biệnpháp này
Bởi lẽ, đối tượng của quản trị nhân sự chính là con người mà mỗi người lại
có những nhu cầu khác nhau, rất đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi theo thờigian Do đó, nhà quản trị cần phải thường xuyên quan tâm, chú ý đến việc sửdụng các biện pháp tạo động lực sao cho phù hợp với từng thời kỳ, với từng nhânviên của mình
Mọi cơ quan, tổ chức dẫu quy mô lớn hay nhỏ, thì yếu tố con người là quyết định sự thành công hay phát triển Khai thác tối đa nguồn nhân lực, thúc đẩy nhân viên phát huy thế mạnh và làm việc hiệu quả luôn là chiến lược khôn ngoan nhất của người lãnh đạo.
Để nguồn lực con người thực sự phát huy được hiệu quả thì việc khích lệlao động là rất cần thiết Xã hội ngày càng nâng cao, đời sống con người đượccải thiện nên ngoài các biện pháp khích lệ bằng vật chất thì khích lệ bằng tinh
thần nên yếu tố tinh thần đóng vai trò hết sức to lớn Để hiểu rõ điều này, thì yêu
cầu tất yếu là ban lãnh đạo cần phải biết đánh giá của nhân viên về các yếu tốtạo động lực cho họ làm việc và phải hiểu được những nhu cầu của nhân viênmình từ đó xây dựng được chính sách tạo động lực phù hợp để có thể “chiêuhiền đãi sĩ” với những người tài, khai thác tối đa năng lực làm việc của nhânviên
Trang 6Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị văn phòng em thấy vấn đề vềnghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả là rất quan trọng đối với mộtnhà lãnh đạo.
Với những lý do trên em đã chọn đề tài “Khảo sát nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả” tại Bộ Nội vụ làm đề tài viết tiểu luận bài tập
lớn thi kết thúc học phần môn “Quản trị học”
2 Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đối tượng: Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả tại BộNội vụ
- Mục đích:
+ Tìm hiểu khái quát về Bộ Nội vụ và hoạt động của Bộ Nội vụ
+ Tìm hiểu về Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả tại BộNội vụ
+ Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nghệ thuật thúc đẩy nhân viênlàm việc có hiệu quả
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu khảo sát, đánh giá về nghệ thuật thúcđẩy nhân viên làm việc có hiệu quả
3.Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
Trong bài nghiên cứu này em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu;
4.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Bài nghiên cứu đã phát hiện ra những ưu điểm và mặt còn hạn chế trongnghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả tại Bộ Nội vụ Giải pháp đưa
ra có thể áp dụng vào thực tế góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thực hiệnthúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả tại Bộ Kết quả đạt được của đề tài cóthể trở thành tư liệu nghiên cứu phục vụ cho các cơ quan về nghệ thuật thúc đẩynhân viên làm việc có hiệu quả
5.Cấu trúc của đề tài.
- Mở đầu, kết luận
- Tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 7Chương 1: Cơ sở lý luận về nghệ thuật thúc đấy nhân viên làm việc hiệu quả.
Chương 2: Khái quát về tổ chức hoạt động và thực trạng nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả tại Bộ Nội vụ.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả.
Trang 8Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN
LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
1.1 Khái niệm, vai trò và bản chất thúc đẩy nhân việc làm việc hiệu quả 1.1.1 Khái niệm thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.
Thúc đẩy nhân viên làm việc là trạng thái tinh thần ở bên trong tạo ra nănglượng, kích hoạt và hướng hành vi của cá nhân nhằm đạt mục đích cụ thể Thúc đẩynhân viên làm việc hiệu quả là mô tả một cá nhân trong hoàn cảnh cụ thể của một tổchức: người quản lý thúc đẩy và động viên một người khác, nhân viên cam kết vàthực hiện một hành động cụ thể Hay nói cách khác, thúc đẩy nhân viên làm việchiệu quả là tập hợp các tác động nhằm thu hút và giữ các nhân viên trong tổ chức.Thúc đẩy nhân viên làm việc thúc đẩy nhân viên hành động và tiếp tục giữ nhân viêntheo hướng định sẵn
*Ví dụ: Để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả, Tập đoàn Vinmark thực hiệnnghệ thuật như:
Tôn trọng cá nhân.
Nhân viên là tài sản lớn nhất.
Nhân viên được gọi là “đồng sự” Associates.
Tôn trọng sự khác biệt.
1.1.2 Vai trò của thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.
Theo các nhà nghiên cứu, khi nhân viên được thúc đẩy làm việc hiệu quả, tức
là nhân viên sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
- Đối với tổ chức:
Tăng mức độ hoàn thành công việc.
Sử dụng tốt hơn nguồn lực tổ chức.
Giảm tỷ lệ nghỉ việc.
Tăng sự hài lòng trong công việc.
Giảm chi phí ẩn trong tổ chức.
- Đối với cấp quản lý, để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả, cần phải:
Hiểu rõ hơn về nhân viên và động lực thúc đẩy nhân viên làm việc.
Xác định các cách để thúc đẩy nhân viên làm việc.
Thúc đẩy nhóm làm việc.
Trang 91.1.3 Bản chất của thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.
- Thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả thực chất là công tác:
Thỏa mãn tài chính vật chất.
Địa vị trong công ty và xã hội.
Đào tạo và phát triển.
Tôn trọng và ghi nhận.
Chấp nhận và cống hiến.
Hoàn thành mục tiêu cá nhân.
- Trong thúc đẩy cá nhân làm việc hiệu quả cần lưu ý:
Các mục tiêu cá nhân thay đổi theo thời gian.
Các mục tiêu cá nhân bị ảnh hưởng bởi người thân và nhà quản lý
Các mục tiêu cá nhân có tính thỏa hiệp và ưu tiên trong từng thời đoạn thời gian
Các mục tiêu cá nhân được so sánh giữa các cá nhân khác và môi trường.
*Ví dụ : Trong kinh doanh, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả thể hiện ở chỗphải thỏa mãn:
Đạt được các mục tiêu kinh doanh với chi phí hợp lý.
Đảm bảo quy trình kinh doanh và hoạt động tuân thủ.
Phát triển năng lực và tri thức của công ty.
Đảm bảo công ty phát triển bền vững và lâu dài.
- Bản chất của thúc đẩy nhân viên làm việc rất phức tạp bởi vì các lý do sau đây:
Liên quan tới cá nhân và các cảm xúc nội tại cá nhân.
Liên quan tới các hành vi hướng mục tiêu.
Trang 10 Là quá trình liên tục.
Có tính chất rất phức tạp.
Mang tính chất hệ thống.
Có thể trở thành tích cực hoặc tiêu cực.
1.2 Một vài quan điểm về thúc đẩy cá nhân làm việc hiệu quả.
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về thúc đẩy cá nhân làm việc hiệu quả,như: Có người cho rằng thúc đẩy nhân viên làm việc tại mức độ cá nhân: các hànhđộng, suy nghĩ và thái độ nhằm giúp cho cá nhân tự tạo ra và điều chỉnh thúc đẩynhân viên làm việc tích cực Có quan điểm lại cho rằng việc thúc đẩy nhân viên làmviệc tại mức độ nhóm: các hành động của nhóm tác động tới cá nhân và các hànhđộng tương tác của cá nhân và nhóm nhằm tạo ra hoặc thay đổi theo chiều hướngtích cực thúc đẩy nhân viên làm việc cá nhân Cũng có quan điểm cho rằng thúc đẩynhân viên làm việc tại mức độ tổ chức: các hệ thống quy trình, chính sách, cơ cấu tổchức, các quan điểm nhân sự và thành tố hệ thống nhân sự, sự cam kết của lãnh đạo
và các ví dụ thực hiện cụ thể nhằm tạo môi trường kích thích và khuyến khích thựcthi động lực tại nhóm và cá nhân
Thúc đẩy cá nhân làm việc hiệu quả là giải quyết mâu thuẫn giữa ba loạimục tiêu – mục tiêu cá nhân, mục tiêu người đại diện và mục tiêu công ty thúcđẩy nhân viên làm việc tối đa
Trang 111.3 Các bước cơ bản và các công cụ trong thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.
- Thu hút sự chú ý: Đầu tiên, hãy khiến người nghe phải chú ý Sử dụng nghệ
thuật kể chuyện, tính hài hước, một thống kê gây sốc hay một câu hỏi tu từ - bất
cứ thứ gì có thể khiến đối phương phải nhổm dậy và chú ý đến nhà quản lý
- Khơi dậy mong muốn: Thuyết phục người nghe là có một vấn đề đang tồn tại.
Những lí lẽ đưa ra phải khiến cho người nghe nhận thức được rằng những gìđang xảy ra ở thời điểm hiện tại là không ổn – và nó cần phải thay đổi
- Đáp lại sự kỳ vọng: Đưa ra giải pháp để người nghe sẵn sàng hành động, đây là
phần chính trong bài thuyết trình Có rất nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vàomục đích của tổ chức
- Phác thảo viễn cảnh sắp xảy ra: Mô tả tình huống sẽ xảy ra nếu mọi người không
hành động gì cả Bức tranh càng chân thực và chi tiết thì càng có tác dụng khơi dậymong muốn hành động theo những gì nhà quản lý khuyến cáo Mục tiêu là để ngườinghe đồng ý và cùng nhìn về một hướng, từ hành vi, thái độ đến niềm tin Hãy giúpnhân viên nhìn ra những kết quả có thể có nếu nhân viên hành động theo cách đềxuất
- Thực tiễn hóa: Nêu ra những hành động cụ thể mà người nghe có thể làm để
giải quyết vấn đề và muốn nhân viên phải hành động ngay Đừng khiến nhânviên bị quá tải với quá nhiều thông tin hay quá nhiều sự kì vọng và hãy cho nhânviên cơ hội để đưa ra những giải pháp của riêng mình Đơn giản chỉ cần mờinhân viên nghỉ giải lao trong khi nhà quản lý đi lại xung quanh và trả lời những
Trang 12câu hỏi.
Các bước này thực chất là một quá trình: Thu hút sự chú ý của đốiphương; khơi dậy mong muốn một cách thuyết phục; trình bày giải pháp của bảnthân lãnh đạo; phác hoạt một bức tranh cụ thể nếu thành công (hay thất bại); vàkêu gọi người nghe làm điều gì đó ngay lập tức: đó là một cấu trúc đơn giản đãđược sử dụng phổ biến trong suốt khoảng thời gian qua để truyền tải thành côngnhững thông điệp
1.3.2 Các công cụ cơ bản.
Có nhiều công cụ để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả như các yêu tốthuộc vật chất bao gồm: Tiền lương – Tiền công; Các hình thức khuyến khích khenthưởng; Các chương trình phúc lợi Các hình thức thúc đẩy nhân viên làm việc hiểuquả bằng các yếu tố phi vật chất như đào tạo và phát triển người lao động; tăngcường tính hấp dẫn của công việc thông qua thiết kế và thiết kế lại công việc; đánhgiá thực hiện công việc; làm phong phú công việc; làm rõ quyền hạn và tráchnhiệm của nhân viên; cơ hội thăng tiến; tạo môi trường làm việc
Trang 13Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN LÀM VIỆC CÓ HIỆU QUẢ
vụ vừa có chức năng xây dựng và củng cố hệ thống chính quyền cách mạng,đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an, vừa đảm nhiệm một phần chức năng củaChủ tịch phủ, theo dõi và điều hành công tác nội trị, pháp chế, hành chính công
và là đầu mối phối hợp hoạt động của các Bộ khác
-Theo độ tuổi được chia thành như sau:
+ Độ tuổi lao động duới 25 tuổi: 7%
+ Độ tuổi lao động từ 26 – 35 tuổi: 25%
+ Độ tuổi lao động từ 36 – 55 tuổi: 60%
+ Còn lại: 8%
Trang 142.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ theo Nghị định 61/NĐ- CP
- Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhànước về các ngành, lĩnh vực: Tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; Chínhquyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;hội, tổ chức phi chính phủ; thi đua khen thưởng; tôn giáo; văn thư, lưu trữ nhànước; thanh niên và quản lý nhà nước đối với các dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lýcủa Bộ theo quy định của pháp luật
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định
số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ vànhững nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1 Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự ánpháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghịquyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luậthàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dàihạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộcngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý
2 Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bảnkhác thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý hoặc theo phân công
3 Ban hành thông tư; quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó
4 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn,năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia đã được banhành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Trang 15a) Trình Chính phủ đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo nhiệm kỳQuốc hội; đề án, dự thảo nghị định của Chính phủ về thành lập mới, sáp nhập,hợp nhất, chia, tách, giải thể Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
dự thảo nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân; dự thảo nghị định quy định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy hànhchính, sự nghiệp nhà nước;
b) Thẩm định các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ; thẩm định đề án thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại tổngcục và tương đương do Bộ, cơ quan ngang Bộ trình Chính phủ; thẩm định dựthảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngangBộ; thẩm định đề án và dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việcthành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các tổ chức hành chính, sự nghiệp nhànước và các tổ chức tư vấn, phối hợp liên ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát lại lần cuối các dự thảo nghị định củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trước khi trình Thủ tướngChính phủ ký, ban hành;
d) Hướng dẫn tiêu chí chung để thực hiện phân loại, xếp hạng các tổ chứchành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hànhthông tư liên tịch hướng dẫn chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
Trang 16các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng hợp, báo cáo Chínhphủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6 Về chính quyền địa phương:
a) Trình Chính phủ ban hành các quy định về: Phân loại đơn vị hành chínhcác cấp; thành lập mới, sáp nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vịhành chính các cấp; thành lập mới, đổi tên, sáp nhập, chia, tách, giải thể đơn vịhành chính – kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung ương; chính sách đối với cán bộ,công chức cấp xã;
b) Thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu cửthành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra hoạt độngcủa Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật Tham dự các phiênhọp định kỳ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, khi cần thiết tham dự các cuộc họpcủa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn về xây dựng chính quyền, quản lý địa giớihành chính và chương trình làm việc toàn khoá, hàng năm của Ủy ban nhân dâncấp tỉnh;
d) Hướng dẫn thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp vềphương thức hoạt động; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, côngchức cấp xã;
e) Thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viênỦy ban nhân dân các cấp; số lượng đơn vị hành chính các cấp
7 Về địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính:
a) Thẩm định và trình Chính phủ đề án về: Thành lập mới, sáp nhập, chia,tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành chính các cấp; thành lập mới, sápnhập, chia, tách, giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trực thuộc Trungương; nâng cấp về cấp quản lý hành chính đô thị thuộc tỉnh;
Trang 17c) Quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện; hướng dẫn Ủy bannhân dân cấp tỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản
lý, phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính; chủ trì xây dựng phương án giảiquyết về địa giới hành chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết về nhữngvấn đề chưa thống nhất liên quan đến địa giới hành chính;
đ) Quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp
8 Về quản lý biên chế:
a) Quyết định giao biên chế công chức, biên chế làm việc ở nước ngoàicủa tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ và biên chế công chức thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chếcông chức nhà nước hàng năm;
b) Bổ sung biên chế công chức cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy bannhân dân cấp tỉnh trong tổng biên chế dự phòng sau khi Thủ tướng Chính phủphê duyệt;
c) Giao biên chế làm việc ở nước ngoài cho tổ chức của cơ quan thuộcChính phủ và biên chế công chức các tổ chức hội có sử dụng biên chế nhà nướcsau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về biên chế côngchức, số lượng viên chức của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệpcông lập trong phạm vi cả nước
9 Về cán bộ, công chức, viên chức nhà nước:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức, viênchức lãnh đạo, quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch cán bộ, công chức, viênchức và các chức danh lãnh đạo, quản lý khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướngChính phủ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chươngtrình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
Trang 18b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ về: Tuyển dụng, sử dụng, quản lý vị trí việc làm, bổ nhiệmngạch, chuyển ngạch, nâng ngạch, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đánh giá, bổnhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, xin thôi giữ chức vụ, từchức, miễn nhiệm, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, đạo đức, văn hóa giao tiếp củacán bộ, công chức, viên chức và các nội dung quản lý khác đối với cán bộ, côngchức, viên chức theo quy định của pháp luật; bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giớitheo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ vềchức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấptrưởng phòng và tương đương đến thứ trưởng và tương đương của Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; từ cấp trưởng phòng và tương đương thuộcỦy ban nhân dân cấp huyện đến giám đốc sở và tương đương thuộc Ủy ban nhândân cấp tỉnh;
d) Quy định ngạch và mã số ngạch công chức, chức danh nghề nghiệpviên chức; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn ngạchcông chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; cơ cấu ngạch côngchức; công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; cơ cấu viên chứctheo chức danh nghề nghiệp; số hiệu, thẻ và chế độ đeo thẻ của công chức, viênchức; trang phục đối với cán bộ, công chức;
đ) Chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên vàtương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương, từ ngạch chuyênviên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trongcác cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; phối hợp với Ban Tổchức Trung ương Đảng tổ chức thi nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên
và tương đương lên ngạch chuyên viên chính và tương đương; từ ngạch chuyênviên chính và tương đương lên ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trongcác cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị –
xã hội; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ
Trang 19bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp, chức danh nghề nghiệp tương đươngngạch chuyên viên cao cấp theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát việc nâng ngạchcông chức và thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức;
e) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về tiêuchuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của các chức danh nghề nghiệp viên chức, cơ cấuchức danh nghề nghiệp viên chức, đánh giá, nội dung, hình thức thi tuyển, xét,thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành ban hành;
g) Thẩm định về nhân sự đối với các chức danh cán bộ, công chức, viênchức và các chức danh lãnh đạo, quản lý khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướngChính phủ quyết định, phê chuẩn theo quy định của pháp luật;
h) Tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ cao cấp theo phân công vàphân cấp;
i) Xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ thuộc thẩm quyềnquyết định của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức quản lý hồ sơ cán bộ, công chức,viên chức theo phân cấp;
k) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ vềquy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các
cơ quan nhà nước; thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về công táccán bộ nữ
10 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức ở trong nước và ở nước ngoài, cán bộ, công chức cấp
xã và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
b) Hướng dẫn các quy định của Chính phủ về tổ chức của cơ sở đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Thống nhất quản lý hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối vớicán bộ, công chức; đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và cán bộ, công chức
Trang 20cấp xã;
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đốivới cán bộ, công chức ngành nội vụ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đào tạo,bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với đại biểu Hội đồng nhândân các cấp và cán bộ, công chức cấp xã;
đ) Phân bổ, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức hàng năm sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp vàbáo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
e) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quyhoạch nhân lực ngành Nội vụ; đào tạo nguồn nhân lực đại học, sau đại học cáclĩnh vực do Bộ Nội vụ quản lý
11 Về chính sách tiền lương:
a) Hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủvề: Chính sách, chế độ tiền lương (tiền lương tối thiểu; bảng lương; ngạch, bậclương; chế độ phụ cấp; quản lý tiền lương và thu nhập); các chính sách, chế độkhác đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước từ Trung ương đến cấp xã;tiền lương lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan nhà nước,
tổ chức sự nghiệp nhà nước;
b) Hướng dẫn việc xếp ngạch, bậc lương đối với cán bộ, viên chức quản
lý doanh nghiệp nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sỹ lựclượng vũ trang khi được điều động, luân chuyển về cơ quan hành chính, sựnghiệp nhà nước;
c) Hướng dẫn, kiểm tra: Việc thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, phụcấp, sinh hoạt phí và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,lực lượng vũ trang và lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp của Nhà nước; việc nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viênchức theo quy định của pháp luật; việc xếp hệ số lương khi bổ nhiệm ngạchchuyên viên cao cấp và tương đương đối với cán bộ, công chức, viên chức nhànước;