MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 1 3. Đối tượng nghiên cứu. 1 4. Phương pháp nghiên cứu. 1 5. Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THEO MA TRẬN SWOT. 3 1.1. Lý luận về Hoạch định 3 1.1.1 Khái niệm hoạch định 3 1.1.2. Vai trò của hoạch định 4 1.1.3. Phân loại hoạch định 5 1.2. Lý luận về Hoạch định chiến lược 6 1.2.1. Khái niệm Hoạch định chiến lược 6 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của hoạch định chiến lược 7 1.2.3. Tiến trình hoạch định chiến lược 7 1.3. Công cụ hoạch định chiến lược SWOT 9 1.3.1. Khái niệm SWOT 9 1.3.2. Nguồn gốc của SWOT 10 1.3.3. Vai trò của SWOT 10 1.3.4. Đặc điểm của mô hình SWOT. 14 1.3.5. Các bước xây dựng ma trận SWOT. 14 TIỂU KẾT 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THEO MA TRẬN SWOT TRONG CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO. 16 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao. 16 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH dịch vụ ăn uông Ba Sao. 16 2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 17 2.1.3. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. 21 2.2. Thực trạng trong việc thiết lập công cụ hoạch định chiến lược theo ma trận Swot tại Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao. 21 2.2.1. Kết quả thực hiện chiến lược của Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao năm 2016. 21 2.2.2. Mục tiêu kinh doanh năm 2017. 22 2.3. Phân tích SWOT của Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao. 22 2.3.1. Điểm mạnh. 22 2.3.2. Điểm yếu. 23 2.3.3. Cơ hội. 23 2.3.4. Thách thức 24 2.4. Ưu điểm và nhược điểm của việc phân tích ma trận SWOT trong Công ty THHH dịch vụ ăn uống Ba Sao. 25 2.4.1. Ưu điểm. 25 2.4.2. Nhược điểm 25 TIỂU KẾT 26 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THEO MA TRẬN SWOT TRONG CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO. 27 3.1. Mục tiêu của giải pháp. 27 3.2. Nội dung của giải pháp 27 3.2.1. Lựa chọn thị trường trọng điểm. 27 3.2.2. Xây dựng văn hóa kinh doanh cho Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao. 28 3.2.3. Xây dựng chiến lược dài hạn. 28 3.2.4. Xác định vị trí và sự khác biệt của công ty. 28 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp. 29 3.3.1. Điều kiện thuộc về nhà nước. 29 3.3.2. Điều kiện thuộc về công ty 29 TIỂU KẾT 29 KẾT LUẬN 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 1Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường, Khoa Tổ Chức Và Quản
Lý Nhân Lực đã tận tình chỉ bảo, góp ý và tạo điều kiện cho em hoàn thành đềtài nghiên cứu một cách tốt nhất
Em xin cảm ơn thầy Vi Tiến Cường đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quátrình thực hiện đề tài nghiên cứu
Em xin gửi lời cảm ơn tới phía Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Saocùng phòng Hành chính- nhân sự và các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và
hỗ trợ em Đồng cảm ơn các anh chị trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tàiliệu khảo sát của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện bài ngiên cứu, em đã cố gắng nỗ lực, tuy nhiênkhông tránh khỏi sai sót Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, và phíacông ty để bài ngiên cứu của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2017
Sinh viên
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế đang diễn ramạnh mẽ nó đặt ra cho mỗi nước những thuận lợi nhưng đồng thời cũng lànhững khó khăn thách thức hết sức gay gắt khi chúng ta cũng đang chủ độngtừng bước hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thế giới Với thực trạng nền kinh
tế của chúng ta như hiện nay, vấn đề hội nhập đang đặt ra cho nhà nước và cáccông ty, doanh nghiệp những thách thức không hề nhỏ và cần phải phát huy nỗlực hết những tiềm năng vốn có để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập Phải đẩymạnh CNH-HĐH nền kinh tế để khi chúng ta chủ động hội nhập sẽ không bị bỡngỡ và hội nhập một cách có hiệu quả
Chính vì vậy, là một nhà quản trị cấp cao cần có một cái nhìn tinh tế,khách quan, có tầm nhìn xa, và cần một sự tư duy sáng suốt trong quá trình vạch
ra các chiến lược hoạt động cho tổ chức trong tương lai bởi lẽ một chiến lượchoạt động, kinh doanh hiệu quả kèm theo việc thực hiện chiến lược xuất sắc là
sự đảm bảo tốt nhất cho sự thành công của mọi tổ chức Để làm được điều đócác nhà quản trị cần có một ma trận SWOT để hoạch định chiến lược trongtương lai cho tổ chức của mình
Từ những lí dó nêu trên, em đã chọn đề tài “Công cụ hoạch định chiến lược theo ma trận SWOT trong Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao”
làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Để tìm hiểu rõ về môn học “quản trị học” và hiểu rõ về cấu trúc ma trậnSWOT trong Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao
3 Đối tượng nghiên cứu.
Công cụ hoạch định chiến lược theo ma trận SWOT
4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong bài tiểu luận em đã sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp liệt kê
Trang 5- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp giải thích
- Phương pháp phân tích
5 Kết cấu đề tài
Bài tiểu luận gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận trong việc thiết lập công cụ hoạch định chiến lược theo ma trận SWOT.
Chương 2: Thực trạng trong việc thiết lập công cụ hoạch định chiến lược theo ma trận SWOT trong Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thiết lập công cụ hoạch định chiến lược theo ma trận SWOT trong Công ty TNHH Dịch Vụ
Ăn Uống Ba Sao.
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÔNG CỤ
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THEO MA TRẬN SWOT.
1.1 Lý luận về Hoạch định
1.1.1 Khái niệm hoạch định
Trong việc quản trị đối với bất kì loại hình doanh nghiệp nào thì công táchoạch định đều đóng một vai trò hết sức quan trọng Công tác hoạch định hỗ trợcác nhà quản trị trong việc đề ra những kế hoạch, sử dụng hiệu quả các nguồnlực, nguồn tài nguyên cũng như những hạn chết trong điều kiện môi trường luônbiến động không ngừng
Hoạch định giữ vai trò mở đường cho tất cả các chức năng quản trị trongdoanh nghiệp Trong lịch sử, hoạch định được nhiều tác giả tiếp cận dưới nhiềugóc độ khác nhau, mang tới cho người đọc cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn vềhoạch định
- Theo R.Kreitner “Hoạch định là đối phó với sự bất tỉnh bằng một kếhoạch chi tiết đề đạt được mục tiêu đã đề ra Vì vậy hoạch định vừa có tính dựbáo, vừa thể hiện ý chí, sự can thiệp của con người nhằm đạt được mục tiêu vớichương trình hoạt động cụ thể, những biện pháp cụ thể”
- Theo Harold Koont, Cyril O’Donnel và Heinz Weihrich thì “Hoạch địnhnghĩa là lập kế hoạch, là việc xác định phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nàolàm, và ai làm”
- Theo James H.Donneylly, James L.Gibson và Jonhn M.Ivancevich
“Hoạch định nhằm xác định các mục tiêu trong tương lai và những phương tiệnthích hợp để đạt tới mục tiêu đó”
- Theo Lưu Đan Thọ “Hoạch định bao gồm việc xác định mục tiêu vàhình thành chiến lược tổng thể nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các kếhoạch hành động để phối hợp các hoạt động trong tổ chức”
- Theo Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền “Hoạch định chính là lập
kế hoạch để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản trị mong muoonscho
tổ chức của họ”
Trang 7Qua các học độ tiếp cận về hoạch định đã nêu ra ở trên, có thể thấy rằnghoạch định là: quá trình hết sức phức tạp, được coi là quá trình thích ứng với sựkhông chắc chắn bằng việc xác định các phương án hành động để đạt đượcnhững mục tiêu cụ thể của tổ chức.
Hoạch định là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phươngthức để đạt được các mục tiêu đó
Hoạch định là quá trình thiết lập mục tiêu, định ra chương trình, bước đi
và triển khai các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đó
1.1.2 Vai trò của hoạch định
- Hoạch định góp phần thực hiện các mục tiêu của tổ chức Hoạch định là
sự lựa chọn các mục tiêu của tổ chức và xác định phương thức để đạt được mụctiêu đó Do toàn bộ quá trình hoạch định là tập trung sự chú ý vào mục tiêu, nếucông tác hoạch định tốt sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu đã đề
ra
- Hoạch định giúp ứng phó với những bất định trong tương lai Để hoạchđịnh đước tốt nhất nhà quản trị phải thấy được xu thế trong tương lai, phải dựđoán được những biến động có thể xảy ra; xem xét thời cơ và thách thức, phântích những tác động tích cực và tiêu cực của môi trường Từ đó xây dựng được
kế hoạch, chiến lược phù hợp với sự thay đổi của môi trường, góp phần tạo nênthành công của tổ chức
- Hoạch định nâng cao hiệu quả các hoạt động tác nghiệp trong tổ chức.Nhờ có hoạch định, các hoạt động tác diễn ra có kế hoạch và có sự phối hợpnhịp nhàng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của quản trị trong tổ chức
- Hoạch định tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra trong tổ chức Các nhàquản trị không thể kiểm tra công việc của cấp dưới nếu không có tiêu chuẩn để
đo lường Hoạch định tốt sẽ tạo ra những mục tiêu xác đáng làm tiêu chuẩn đolường cho công tác kiểm tra các chức năng khác của quản trị như chức năng tổchức, chức năng lãnh đạo
- Hoạch định là chiếc cầu nối cần thiết giữa hiện tại và tương lai Nó sẽlàm tăng khả năng đạt được các kết quả mong muốn của tổ chức Hoạch định là
Trang 8nền tảng của quá trình hình thành một chiến lược có hiệu quả.
1.1.3 Phân loại hoạch định
- Phân loại theo thời gian
+ Hoạch định dài hạn (Kế hoạch dài hạn): thời gian từ 5 năm trở lên.+ Hoạch định trung hạn (Kế hoạch trung hạn): Thời gian từ 1-5 năm.+ Hoạch định ngắn hạn (Kế hoạch ngắn hạn): Thời gian dưới 1 năm
- Phân loại theo cấp hoạch định:
+ Cấp chiến lược: do những nhà quản trị cấp cao của tổ chức quyết địnhnhằm xác định các mục tiêu tổng thể cho tổ chức
+ Cấp tác nghiệp: Do những nhà quản trị cấp trung gian xây dựng, mụcđích cụ thể hóa các kế hoạch chiến lược thành những hoạt dộng cụ thể: hàngnăm, quý, tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày
- Phân loại theo hình thức thể hiện:
+ Hoạch định chiến lược: xác định các mục tiêu dài hạn, chương trìnhhành động tổng quát và triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt được mục tiêucủa tổ chức
+ Hoạch định chính sách: chính sách là quan điểm, phương hướng và cáchthức chung để ra quyết định trong tổ chức Trong một tổ chức có thể có nhiềuchính sách khác nhau cho những mảng hoạt động trọng yếu
+ Hoạch định thủ tục: hoạch định thủ tục chi ra chi tiết cách thức phảithực hiện một công việc, một hoạt động nào đó, chúng là chuỗi các hoạt độngcần thiết theo thứ tự thời gian
+ Hoạt động quy tắc: quy tắc bắt buộc con người trong tổ chức phải tuânthủ, không được làm theo ý muốn của mình
+ Hoạch định chương trình: Bao gồm các mục tiêu, chính sách, thủ tục,quy tắc, các nhiệm vụ được giao, các biện pháp tiến hành, các nguồn lực cần sửdụng để thực hiện một nhiệm vụ nào đó
+ Ngân quỹ: Ngân quỹ được biểu thị dưới dạng tài chính hay số giờ laođộng, số đơn vị sản phẩm hay số giờ máy,…liên quan đến các tác nghiệp như:chi tiêu, đầu tư, tuyển dụng, khen thưởng,…
- Phân loại theo hình thức kinh doanh:
+ Hoạch định Tài chính
+ Hoạch định Nhân sự
+ Hoạch định Vật tư
+ Hoạch định Sản xuất
Trang 9+ Hoạch định Tiêu thụ
- Phân loại theo cấp độ hoạch định
+ Hoạch định vĩ mô
+ Hoạch định quy mô
1.2 Lý luận về Hoạch định chiến lược
1.2.1 Khái niệm Hoạch định chiến lược
Trong xu hướng toàn cầu và quốc tế hóa các hoạt động kinh doanh thìcạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Chính yếu tố quan trọng này càng làm chocác nhà doanh nghiệp càng cần hoạch định chiến lược để giành thế chủ động, tậndụng mọi cơ hội trong kinh doanh Các công ty thành đạt ở khắp mọi nơi trênthế giới đang chứng tỏ rằng kinh doanh phải có tầm nhìn xa trông rộng, phải cótính toán lâu dài.Không có gì tai hại bằng sự sai lầm về mặt chủ trương chiếnlược trong kinh doanh nói chung và hoạch định nói riêng có thể dẫn tới thảmhọa cho một công ty dẫu rất hùng mạnh Ngược lại nếu biết xác định chiến lượckinh doanh đúng đắn, hoạch định chiến lược từng bước đi khôn ngoan nhiềucông ty nhỏ chẳng mấy chốc đã trở thành những tập đoàn kinh doanh hùngmạnh Dĩ nhiên việc thành đạt ở mỗi công ty còn phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nhưng vai trò cực kỳ quan trọng của hoạch định chiến lược trong quá trìnhhình thành phát triển ở mỗi tổ chức là điều không thể không phủ nhận được
Hoạch định chiến lược giữ vai trò chủ đạo và định hướng trong tiến trìnhhoạch định, là chiếc cầu nối giữa tương lai và hiện tại, liên kết mọi nguồn lực đểthực hiện nhiều hoạt động hết sức quan trọng ở mỗi doanh nghiệp Hoạch địnhchiến lược nhằm mục tiêu xây dựng lộ trình và triển khai để tổ chức thực hiệnnhững mục tiêu, chủ trương phương châm chiến lược đã được lựa chọn
Hoạch định chiến lược là một loại hoạch định có nhiệm vụ vạch ra vàthực hiện các kế hoạch hoạt động chiến lược về quản trị
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của hoạch định chiến lược
- Chức năng của hoạch định chiến lược:
Định hướng chiến lược cho hoạt động của tổ chức
Đảm bảo thế chủ động chiến lược khi tiến công cũng như phòng thủ trongkinh doanh
Trang 10Huy động, khai thác và tập trung sử dụng những thế mạnh chiến lượctrong tổ chức.
Đảm bảo tính thích nghi chiến lược với mọi điều kiện và thay đổi của thịtrường nói riêng và môi trường nói chung trong tương lai dài hạn
Phòng ngừa mọi rủi ro và nguy cơ nếu nó có khả năng xuất hiện và tậndụng mọi cơ hội trong tương lai
Xây dựng và phát triển thế và lực mọi nguồn tài nguyên trong tổ chức
- Nhiệm vụ của hoạch định chiến lược:
Xây dựng các kế hoạch dài hạn, hoặc mang tính quan trọng và quyết địnhlàm nền tảng để triển khai các hoạt động thường xuyên lâu dài ở một tổ chức
Vạch kế hoạch và tổ chức thực hiện các loại chiến lược và sách lược nhưchiến lược kinh doanh, đầu tư, marketing, nhân sự.v.v
Phối hợp hoạt động chiến lược giữa các bộ phận với nhau
1.2.3 Tiến trình hoạch định chiến lược
Nhằm đảm bảo sự hợp lý, công tác hoạch định cần thực hiện theo tiếntrình gồm 8 bước sau:
Bước 1: Nhận diện cơ hội
Tìm hiểu cơ hội là điểm bắt đầu thực sự của hoạch định Cơ hội có thể cótrong hiện tại và tương lai Khi xem xét chúng, đòi hỏi phải có cách nhìn toàndiện, chính xác về thị trường cạnh tranh, về nhu cầu khách hàng, về các điểmmạnh và điểm yếu của mình, và về mục đích phải đạt dược trong tương lai Việchoạch định đòi hỏi phải thực hiện dự đoán về khả năng xuất hiện cơ hội Cơ hội
có thể lớn hoặc nhỏ, có thể đáng giá với doanh nghiệp này mà không đáng giávới doanh nghiệp kia Vấn đề quan trọng là phải sớm dự đoán và phát hiện được
cơ hội lớn và quan trọng với tổ chức hay với doanh nghiệp mình
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu
Bước này đòi hỏi phải xác định được các mục tiêu với các kết quả cụ thểcần đạt được tại từng thời điểm cụ thể nhất định Từ đó cần xác định các côngviệc cần làm, khi nào sẽ bắt đầu thực hiện và kết thúc hoàn thành, nơi nào cầnphải chú trọng ưu tiên
Trang 11Bước 3: Phát triển các tiền đề hoạch định
Đó là các dự báo, các giả thiết về môi trường, các chính sách cơ bản cóthể áp dụng, các kế hoạch hiện có của công ty Điều quan trọng đối với nhàquản trị là sự đánh giá chính xác các điều kiện tiền đề trên và dự đoán được sựbiến động và phát triển của nó Trong thực tế, nếu người lập kế hoạch càng hiểubiết về các tiền đề và càng đánh giá đúng nó, thì việc hoạch định nói chung vàhoạch định chiến lược nói riêng, của tổ chức sẽ càng được thực hiện và phối hợpchặt chẽ hơn
Để những người lập kế hoạch hiểu và đánh giá đúng các điều kiện tiền đềcủa hoạch định, đòi hỏi các nhà quản trị từ cấp cao nhất trong tổ chức phải cótrách nhiệm giải thích và tạo điều kiện cho những người dưới quyền hiểu rõchúng Với ý nghĩa đó, việc bàn bạc kỹ lưỡng trong tập thể để xây dựng và lựachọn các tiên đề thích hợp là rất cần thiết
Bước 4: Xác định các phương án lựa chọn
Bước này đòi hỏi phải nghiên cứu và xây dựng được các phương án hànhđộng khác nhau Khi các kế hoạch càng lớn thì việc tìm kiếm và xây dựng cácphương án kế hoạch càng phức tạp
Bước 5: Đánh giá và so sánh các phương án
Sau khi xây dựng được các phương án thực hiện mục tiêu khác nhau, cầnphải xem xét những điểm mạnh (ưu điểm) và điểm yếu (nhược điểm) của từngphương án trên cơ sở các tiền đề và mục tiêu phải thực hiện
Trong trường hợp có một mục tiêu duy nhất, và hầu hết các yếu tố để sosánh có thể lượng hóa được, thì việc đánh giá và so sánh của các phương án sẽtương đối dễ dàng Nhưng trên thực tế lại thường gặp những hoạch định có chứanhiều biến động, nhiều mục tiêu và nhiều yếu tố so sánh không lượng hóa được.Trong những trường hợp như vậy việc đánh giá và so sánh các phương ánthường gặp nhiều khó khăn
Bước 6: Lựa chọn phương án tối ưu
Sau khi so sánh các phương án, người ta sẽ chọn phương án tối ưu Đôikhi, việc phân tích và đánh giá các phương án cho thấy rằng, có hai hoặc nhiều
Trang 12phương án thích hợp và nhà quản trị có thể quyết định thực hiện một số phương
án, chứ không chỉ đúng một phương án tối ưu Trên thực tế, để chọn đượcphương án tối ưu người ta thường dựa vào các phương pháp cơ bản như: Dựavào kinh nghiệm; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp nghiên cứu và phântích; và Phương pháp mô hình hóa
Bước 7: Xây dựng kế hoạch phụ trợ
Trên thực tế phần lớn các kế hoạch chính đều cần các kế hoạch phụ trợ(bổ sung) để đảm bảo kế hoạch được thực hiện tốt
Bước 8: Lượng hóa các kế hoạch bằng ngân quỹ
Sau khi kế hoạch đã được xây dựng xong, đòi hỏi các mục tiêu, các thông
số cần lượng hóa chúng như: tổng hợp thu nhập; chi phí; lợi nhuận Các ngânquỹ này sẽ là các tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế và chấtlượng của các kế hoạch đã xây dựng
1.3 Công cụ hoạch định chiến lược SWOT
1.3.1 Khái niệm SWOT
Ngày nay, trong các lớp học, mỗi phòng ban, doanh nghiệp, từ sinh viên,nhân viên cho đến các lãnh đạo cấp cao, công cụ SWOT trở nên không còn xa
lạ Người ta nói, bàn luận, phân tích, tranh luận với nhau về SWOT và SWOT đãtrở thành một công cụ đắc lực giúp ích cho các nhân viên, các nhà quản lý từ cấp
tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tíchSWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp doanhnghiệp có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu
tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp đó
1.3.2 Nguồn gốc của SWOT
Trang 13Mô hình phân tích SWOT được cho rằng do Albert Humphrey phát triểnvào những năm 1960- 1970 Đây là kết quả của một dự án nghiên cứu do đại họcStandford, Mỹ thực hiện Dự án này sử dụng dữ liệu từ 500 công ty có doanhthu lớn nhất nước Mỹ (Fortune 500) nhằm tìm ra nguyên nhân thất bại trongviệc lập kế hoạch của các doanh nghiệp này Albert cùng các cộng sự của mìnhban đầu đã cho ra mô hình phân tích có tên gọi SOFT: Thỏa mãn (Satisfactory) -Điều tốt trong hiện tại, Cơ hội (Opportunity) – Điều tốt trong tương lai, Lỗi( Fault) – Điều xấu trong hiện tại; Nguy cơ Threat) – Điều xấu trong tương lai.Tuy nhiên, cho đến năm 1964, sau khi mô hình này được giới thiệu cho Urick vàOrr tại Zurich Thuỵ Sĩ, họ đã đổi F (Fault) thành W (Weakness) và SWOT ra đời
từ đó Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm và giới thiệu đến công chúng vàonăm 1966 dựa trên công trình nghiên cứu tại tập đoàn Erie Technological Năm
1973, SWOT được sử dụng tại J W French Ltd và thực sự phát triển từ đây Đầunăm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng hữu hiệu trong việcđưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của tổ chức mà không cần phụ thuộcvào tư vấn hay các nguồn lực tốn kém khác
1.3.3 Vai trò của SWOT
SWOT là một công cụ hữu ích khi chúng được áp dụng nhằm giải quyếtvấn đề trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau.Trước tiên, SWOT có cấu trúc nhưsau:
Trang 14Phân tích SWOT Tích cực / có lợi
Trong việc đạt được mụctiêu
Tiêu cực / gây hại
Trong việc đạt được mụctiêu
Tác nhân bên trong
Nguy cơ
Cần đưa những nguy cơ này vào kế hoạch nhằm
đề ra các phương án phòng bị, giải quyết và quản lý
SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chialàm 4 phần Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu(Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats) Từ hình mô hìnhtrên ta có:
- Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tíchcực hoặc có lợi giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu
- Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cựchoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp
- Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinhdoanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt đượcmục tiêu
-Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinhdoanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việcđạt được mục tiêu của doanh nghiệp
Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh
mà doanh nghiệp đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắcphục Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho các doanh nghiệp đâu là nơi để tấn công
và đâu là nơi cần phòng thủ Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụngmột cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch hành động ( Action plan) thôngminh và hiệu quả
Trang 15Sau khi đã hiểu kỹ hơn về S, W, O, T, giờ là lúc lấp đầy thông tin ở bảngphân tích trên Tuy nhiên việc lấp đầy này không hoàn toàn đơn giản khi màchúng ta thường khó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp hoặc dễcảm thấy bối rối, nhầm lẫn khi phải chỉ ra rõ ràng điểm tích cực và tiêu cực là gì.Dưới đây là những câu hỏi gợi ý mà doanh nghiệp có thể hỏi chính mình cũngnhư nhân viên để hoàn thành bản phân tích này một cách thẳng thắn, chính xácnhất.
* Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, dự
án, sản phẩm Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệpđang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh Hãy trả lời câu hỏi: doanhnghiệp làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà doanh nghiệp có
là gì? Doanh nghiệp bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹnăng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực màmỗi doanh nghiệp có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:
- Nguồn lực, tài sản, con người
- Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
- Kế thừa, văn hóa, quản trị
* Weaknesses – Điểm yếu
Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc doanh nghiệp bạnlàm chưa tốt Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhấtchính là dò lại những lĩnh vực trên như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ởkhoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém Ngoài radoanh nghiệp phải tự đặt những câu hỏi sau: Công việc nào doanh nghiệp mìnhlàm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì doanh nghiệp mình đang né tránh? Lời nhậnxét tiêu cực nào bạn nhận được từ người tiêu dùng và thị trường v v
Chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong
Trang 16con người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ doanh nghiệp trên con đường đạt đượcmục tiêu của mình Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn củamình, doanh nghiệp sẽ trả lời được câu hỏi “Đâu là điểm yếu?” để từ đó tìm ragiải pháp vượt qua.
* Opportunities – Cơ hội
Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanhcủa doanh nghiệp thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
- Sự phát triển, nở rộ của thị trường
- Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
- Xu hướng công nghệ thay đổi
- Xu hướng toàn cầu
- Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
- Mùa, thời tiết
- Chính sách, luật
* Threats- Nguy cơ
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho doanh nghiệp bạn trên conđường đi đến thành công chính là Nguy cơ
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều doanh nghiệp cần làm là đề ra phương ángiải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bịnhững nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn Doanh nghiệp bạn đã có cách đối phó vớinhững rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triểnkhai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được)những nguy cơ này
1.3.4 Đặc điểm của mô hình SWOT.
- Liệt kê tất cả các đặc trưng mạnh và yếu, các mối đe dọa và cơ hội và cơhội của tổ chức
- Được dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở mức độ vừng, lãnh thổ,…
- Được thực hiện bởi một người hoặc 1 nhóm người
- Dựa vào nguyên lý “lắng nghe” để thu thập thông tin
Tổng quan nhanh chóng về một tình hình nào đó Tuy nhiên nó khôngphải là một phương pháp đánh giá, không định được giải pháp
(SWOT có thể được áp dụng cho việc phân tích tình hình của đối thủ cạnh
Trang 17tranh)
1.3.5 Các bước xây dựng ma trận SWOT.
Để xây dựng một ma trận SWOT cần thực hiện theo 8 bước cơ bản nhưsau:
- Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức.
- Bước 2: Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.
- Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bến ngoài tổ chức.
- Bước 4: Liệt kê các đe dọa nghiêm trọng bên ngoài tổ chức.
- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong tổ chức với cơ hội bên ngoài và
ghi kết quả chiến lược S – O
- Bước 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả
chiến lược W – O
- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết
quả chiến lược S – T
- Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết
quả chiến lược W – T
S - Điểm mạnh CHIẾN LƯỢC S - O CHIẾN LƯỢC S - T
W - Điểm yếu CHIẾN LƯỢC W - O CHIẾN LƯỢC W - T
TIỂU KẾT
Trong chương này em đã trình bày cơ sở lý luận về hoạch định và công cụhoạch định chiến lược SWOT