ra như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020; với mong muốn đảm bảo cuộc sống tốt hơ
Trang 1Người thực hiện: Đỗ Hải Huyền
Trang 2Đơn vị công tác: Bảo hiểm xã hội huyện Lập Thạch
Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNHTRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2015
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 4Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Chính trị Khu vực
I, thầy cố vấn lớp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ học viên hoàn thành chương trình học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của Học viện Chính trị Khu vực I, đặc biệt là Ts .đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thiện đề án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và đồng nghiệp của Bảo hiểm xã hội huyện Lập Thạch, Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Ban cán sự lớp cùng toàn thể các bạn học viên của lớp Cao cấp
lý luận chính trị B12-17, khoá 2017-2018 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi hoàn thành khóa học.
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, khả năng, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên đề án không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của các thầy, các cô giáo trong Hội đồng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Trang 5
1 Tính cấp thiết xây dựng đề án .1
2 Mục tiêu của đề án .3
2.1 Mục tiêu chung .3
2.2 Mục tiêu cụ thể .3
3 Giới hạn của đề án 3
3.1 Giới hạn về đối tượng: Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
3
3.2 Giới hạn về không gian: Trên địa bàn huyện Lập Thạch 3
3.3 Giới hạn về thời gian: Từ năm 2018 - 2020 3
B NỘI DUNG .4
1 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4
1.1 Cơ sở khoa học .4
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý .11
1.3 Cơ sở thực tiễn .15
2 NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN .16
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án .16
2.2 Thực trạng hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2015-2017
19
2.3 Nội dung cụ thể cần thực hiện .32
Trang 63.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án .38
3.2 Tiến độ thực hiện đề án .40
3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án .41
4 DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN .41
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án .41
4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án .43
4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án
43
C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 45
1 Kiến nghị .45
2 Kết luận .46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .48
Trang 7Bảng 1- Các văn bản chỉ đạo, phối hợp về tuyên truyền BHXH tự nguyện
20
Bảng 2- Kết quả tuyên truyền BHXH tự nguyện giai đoạn 2015-2017
21
Bảng 3- Kết quả công tác tham mưu, phối hợp phát triển đối tượng
tham gia BHXH tự nguyện, giai đoạn (2015-2017) .23
Bảng 4 - Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2013-2017
26
Bảng 5 - Kết quả phát triển đối tượng BHXH tự nguyện của Đại lý
thu, giai đoạn 2015-2017 .27
Bảng 6- Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 41
Trang 8ASXH
BHXH
BHYT
: : :
An sinh xã hội Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế HĐND : Hội đồng nhân dân NLĐ
Trang 9A MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết xây dựng đề án 1
2 Mục tiêu của đề án .2
3 Giới hạn của đề án 3
B NỘI DUNG 4
1 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4
1.1 Cơ sở khoa học 4
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý .10
1.3 Cơ sở thực tiễn .13
2 NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN .14
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án .14
2.2 Thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2015-2017 16
Trang 103 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 42
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án .42
3.2 Tiến độ thực hiện đề án .43
3.3 Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án 45
4 DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN .46
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án .46
4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 47
4.3 Những thuận lợi/khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án 47
1 Kiến nghị 49
1.1 Kiến nghị với BHXH tỉnh Vĩnh Phúc .49
1.2 Kiến nghị với UBND huyện Lập Thạch, UBND tỉnh Vĩnh Phúc 49
2 Kết luận 50
Trang 11ra như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020; với mong muốn đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người nông dân và lao động tự do, BHXH tự nguyện đã ra đời và bắt đầu thực hiện từ năm 2008.
Mục tiêu phấn đấu theo Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính
trị và Chương trình hành động số 49-CT/TU của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc là đến năm 2020 phải đạt 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; trong khi đó, thực trạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay số người tham gia BHXH đạt 28% lực lượng lao động; Để phấn đấu đạt mục tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 49-CT/TU của Tỉnh ủy, bên cạnh thực hiện các giải pháp về quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đảm bảo đúng, đủ theo quy định của Luật BHXH thì việc phát triển BHXH tự nguyện là giải pháp vô cùng quan trọng để đạt mục tiêu BHXH cho mọi người lao động (NLĐ)
Trang 12Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong các chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta, bắt đầu thực hiện kể từ ngày 01/01/2008 Theo quy định của Luật BHXH năm 2006 cũng như Luật BHXH năm 2014, thì BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất; đối tượng tham gia là những người lao động tự do Đây là hình thức tham gia bảo hiểm “mở” cho các đối tượng: người nghèo, người lao động có thu nhập thấp hoặc những người không thích làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động mà có nhu cầu hưởng lương hưu khi ở tuổi già
Qua 9 năm triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch có những chuyển biến tích cực, số người tham gia luôn tăng theo các năm Song tính đến 31/12/2017 số lượng người dân tham gia BHXH tự nguyện là
661 người, chiếm tỷ lệ 0,96% so với lực lượng lao động và khoảng 5,94% so với đối tượng thuộc diện tham gia
Để khuyến khích, thu hút người tham gia, Luật BHXH
2014 đã mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thông qua việc bỏ quy định khống chế trần tuổi tham gia; thay đổi quy định mức sàn thu nhập tối thiểu đóng BHXH tự nguyện; Nhà nước có chính sách hỗ trợ với một số nhóm đối tượng khi tham gia BHXH tự nguyện; linh hoạt phương thức đóng…Tuy nhiên, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Trang 13Trước thực tế đó, cần phải đánh giá lại quá trình triển khai, thực hiện và nghiên cứu các nội dung, yếu tố tác động đến
sự phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện, tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ người dân tham gia còn thấp, để từ đó có thể đưa ra những định hướng, giải pháp cho thời gian tiếp theo Chính vì vậy, tác giả
đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội huyện Lập Thạch, giai đoạn 2018-2020” làm đề án tốt nghiệp chương
và phát triển, ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp ngườilao động khi gặp rủi ro nhờ đó đảm bảo thu nhập và đời sống chocác công dân trong xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu của Nghị
quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị là đến năm 2020 phải đạt
50% lực lượng lao động tham gia BHXH.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tuyên truyền về BHXH tự nguyện đến mọi tầng lớp
dnhân dân, đặc biệt là nhóm người lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện (lao động trong khu vực phi chính thức, lao động tự do, lao động làm việc trong nông nghiệp, nông thôn, lao động trong kinh tế hộ gia đình, sản xuất kinh doanh cá thể… )
Trang 14để thay đổi nhận thức của họ về BHXH tự nguyện, từ đó làm phát sinh nhu cầu và khả năng tham gia BHXH tự nguyện.
- Duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHXH tự nguyện.
- Mở rộng diện bao phủ đối các nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, tập trung quan tâm với các nhóm đối tượng người lao động là người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi,… để đảm bảo mục tiêu công bằng, nhân văn của chính sách BHXH tự nguyện Góp phầnđạtPhấn đấu mục tiêu năm 2020: Tỷ lệ bao phủ BHXH từ 50% lực lượng lao động trở lên, trong đó, tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện là: 12% đối tượng thuộc diện tham gia
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Trang 151.1.1.1 Bảo hiểm xã hội:
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và
sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình họ,
g óú p phần bảo đảm an toàn xã hội
Theo luật Bảo hiểm xã hội thì BHXH là biện pháp Nhà nước sử dụng để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những biến
cố rủi ro, sự kiện bảo hiểm làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết, gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội Điều 3, Luật BHXH năm 2014 quy định: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ
bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
1.1.1.2 Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định của Luật BHXH năm 2006 cũng như Luật
BHXH năm 2014, thì bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội
để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất; đối tượng
tham gia là những người lao động tự do Đây là hình thức tham
Trang 16gia bảo hiểm “mở” cho các đối tượng: người nghèo, người lao động có thu nhập thấp hoặc những người không thích làm việc tại các đơn vị mà có nhu cầu hưởng lương hưu khi ở tuổi già với các mức đóng linh hoạt, người lao động tự chủ lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm
Mặc dù mang tính chất tự nguyện nhưng chính sách BHXH tự nguyện vẫn là chính sách do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia Nhà nước quy định mức đóng góp để hình thành Quỹ BHXH tự nguyện đủ lớn để chi trả cho người tham gia BHXH tự nguyện và xây dựng các chế độ mà người tham gia BHXH được hưởng (bao gồm điều kiện hưởng, mức hưởng) để bảo đảm bù đắp rủi ro cho người tham gia BHXH tự nguyện Dưới góc độ tiếp cận đó,
có thể đưa ra khái niệm về BHXH tự nguyện như sau:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một loại hình BHXH do Nhà nước ban hành để đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự tự nguyện đóng góp một phần thu nhập của người lao động, người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình họ, gúp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Như vậy, loại hình BHXH tự nguyện chỉ có thể được hình thành và thực hiện trên cơ sở:
- Có nhiều người lao động tham gia; Có khả năng tài chính để đóng phí BHXH tự nguyện; có sự thống nhất với những quy định cụ thể (mức đóng, mức hưởng, quy trình thực
Trang 17hiện, phương pháp quản lý, sử dụng quỹ BHXH tự nguyện…) của loại hình BHXH tự nguyện.
- Có tổ chức, cơ quan đứng ra thực hiện BHXH tự nguyện.
- Được Nhà nước bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết.
1.1.1.3 Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những hoạt động nhằm phát triển nhanh, an toàn, hiệu quả và phát triển trên diện rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đảm bảo mọi người trong độ tuổi lao động đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội và có quyền hưởng bảo hiểm xã hội khi có các nhu cầu về bảo hiểm, góp phần thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
Phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, xét về mặt bản chất là thực hiện các biện pháp để tổ chức thực hiện nhằm làm gia tăng và mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện một cách ổn định, lâu dài, tham gia đủ điều kiện của chính sách BHXH tự nguyện, nhằm đảm bảo mọi đối tượng tham gia được hưởng các chế độ hưu trí, tử tuất khi hết tuổi lao động và sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của họ, đảm bảo mục đích an sinh xã hội của chính sách Bỡi lẽ, khi đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đủ thời gian theo yêu cầu của Luật định thì mọi sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết đều được đảm bảo theo đúng quy định, giúp họ nhanh chóng khắc phục được những tổn thất vật chất, sớm phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình lao động, hoạt động bình thường của bản thân; đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa những
Trang 18người tham gia, làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Do vậy, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt hiệu quả cao thì ngoài việc mở rộng đối tượng tham gia, điều chỉnh một số chính sách hỗ trợ cần có nhiều giải pháp linh hoạt trong tổ chức thực hiện để đảm bảo hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
1.1.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện:
Có thể đánh giá hiệu quả công tác phát triển đối tượng thamgia BHXH tự nguyện thông qua một số hoạt động sau đây:
- Công tácHoạt động tuyên truyền: Công tác tuyên truyền
về BHXH tự nguyện: Tuyên truyền giúp cho người lao động hiểu được vai trò của bảo hiểm xã hội trong đời sống xã hội, định hướng dư luận chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật, góp phần phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo quyền về an sinh xã hội của công dân theo quy định của Hiến pháp.
- Công tácHoạt động tham mưu, phối hợp: Đây là một tiêu chí quan trọng góp phần đạt mục tiêu để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Khi công tác tham mưu của cơ quan tổ chức thực hiện kịp thời, chính xác sẽ giúp cho việc triển khai phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt hiệu quả, khuyện khích và thu hút được sự tham gia của người lao động.
Trang 19- Hoạt động của mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện: Mạng lưới đại lý thu BHXH là hoạt động của các đại lý có ký kết với BHXH
để thực hiện thu BHXH, BHYT trên địa bàn huyện, trong đó có nội dung thu BHXH tự nguyện Hệ thống đại lý hoạt động tốt sẽ góp phần làm cho người dân hiểu hơn, quan tâm hơn về BHXH tự nguyện.
- Công tácHoạt động cải cách hành chính: Đây là một nội dung rất quan trọng trong thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước trong giai đoạn hiện nay Khi đồng bộ được dữ liệu, xử lý các nghiệp
vụ phát sinh dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ sẽ thuận lợi cho người tham gia thụ hưởng chế
độ một cách nhanh, chính xác, kịp thời; làm cho người dân thấy hài lòng khi tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH
- Mức độ bao phủ BHXH tự nguyện: Khi độ bao phủ BHXH tự nguyện thấp, có nghĩa là số lượng người tham gia BHXH tự nguyện ít, hậu quả của nó là cuộc sống khi về già của hàng chục ngàn người dân không được đảm bảo cũng đồng nghĩa với việc công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH chưa hiệu quả Tiêu chí này cần quan tâm đến cả cơ cấu đối tượng tham gia theo thu nhập, ngành nghề hoạt động, độ tuổi
và theo mức đóng BHXH tự nguyện để có các giải pháp phù hợp cho công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thời gian tới, trước mắt là giai đoạn 2018-2020.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Chính sách Bảo hiểm xã hội
Chính sách bảo hiểm xã hội là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản lý, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của công tác phát triển đối tượng tham
Trang 20gia BHXH tự nguyện Trong quá trình phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, các chế độ, chính sách, các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội là những công cụ cơ bản quan trọng để thực hiện việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và có tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Thông qua các chính sách bảo hiểm xã hội, các đối tượng tham gia thể hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời giúp cho công tác quản lý các đối tượng tham gia được dễ dàng, công bằng và minh bạch hơn Chính vì thế sự thay đổi về chính sách bảo hiểm xã hội, các văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội đều ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Cơ cấu dân số
Nếu một quốc gia có cơ cấu dân số già, tức là lực lượng lao động chiếm tỉ trọng thấp trong dân số sẽ dẫn đến tình trạng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng thấp theo Ngược lại, nếu một quốc gia có dân số trẻ thì lực lượng lao động trong xã hội sẽ tăng lên, sẽ có nhiều người tham gia vào thị trường lao động, được ký kết các hợp đồng lao động, làm tăng
số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, một quốc gia có dân số già hay dân số trẻ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của quốc gia đó,
từ đó ảnh hưởng đến công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Nhận thức của người tham gia
Nhận thức của người tham gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong việc triển khai và thực hiện chính sách BHXH
Trang 21cũng như công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Tuy nhiên, hiện tượng người tham gia chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không có cái nhìn lâu dài gây khó khăn cho công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện Một
bộ phận không nhỏ người tham gia cho rằng họ không những không thu được lợi ích gì từ việc tham gia đóng BHXH mà còn
bị thiệt thòi vì phải chi ra một khoản chi phí khá lớn Bên cạnh
đó còn có các công ty Bảo hiểm nhân thọ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm với mục đích kinh doanh thường xuyên thu hút người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ bằng cách so sánh lợi ích khi nhận được nếu tham gia bảo hiểm nhân thọ với tham gia BHXH một cách lệch lạc khiến một số người dân không hiểu hết tính nhân văn của chính sách BHXH dẫn đến bỏ không đóng BHXH tự nguyện quay sang đóng BH nhân thọ Vì vậy, nâng cao nhận thức của người dân về BHXH sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Thu nhập của người tham gia
Thu nhập của người dân là yếu tố hàng đầu quyết định đến việc họ có tham gia BHXH tự nguyện hay không và tham gia với mức đóng góp nào Khi người tham gia có thu nhập ổn định thì việc họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền nhất định đóng BHXH là điều có tính khả thi cao Tuy nhiên ngược lại, nếu thu nhập của họ bấp bênh, không ổn định thì họ sẽ cân nhắc đến việc tham gia BHXH.
Bên cạnh đó, nếu người dân có thu nhập cao, có phần dư
dả sau khi đã chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày thì họ sẽ nghĩ đến việc đảm bảo cuộc sống cho tương
Trang 22lai sau này bằng cách tham gia BHXH tự nguyện, còn ngược lại thu nhập của họ chỉ đủ cân đối cho các nhu cầu trước mắt, thì việc tham gia BHXH tự nguyện lại phụ thuộc vào sức hấp dẫn của chính sách và các lợi ích của chính sách BHXH tự nguyện
mà họ nhìn thấy có thể thuyết phục được họ
Chính do kiện kinh tế của đa số lao động tự do còn thấp, trong khi BHXH tự nguyện yêu cầu đối tượng phải có mức thu nhập tương đối ổn định và thời gian tham gia dài, sau 20 năm tham gia mới được hưởng chế độ Rất nhiều lao động tự do mong muốn khi về già được nhận một khoản lương hưu để trang trải cuộc sống hàng ngày Thế nhưng, với khoản thu nhập không mấy dư dả khiến đa phần không dám nghĩ đến việc tham gia BHXH tự nguyện.
Hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện
Công tác thông tin tuyên truyền có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm
xã hội trong đời sống Nếu như thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của luật pháp, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHXH theo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tượng hiểu được lợi ích từ chính sách này sẽ khuyến khích các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện dễ dàng hơn.
Muốn thu hút người lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn và lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện, họ phải được đặt vào vị trí là khách hàng, là “thượng đế” Nghĩa
Trang 23là ngành BHXH phải tìm đến họ, marketing về sản phẩm của mình, giúp khách hàng thấy được lợi ích rõ ràng từ việc tham gia BHXH Cùng với đó, các mức đóng BHXH tự nguyện nên được chia thành nhiều gói có giá trị khác nhau để khách hàng lựa chọn phù hợp với mức thu nhập và nhu cầu của bản thân Quan trọng là phải rõ ràng, minh bạch về mức phí đóng bảo hiểm định kỳ và quyền lợi cam kết được hưởng khi đến tuổi nghỉ hưu hay khi người tham gia bảo hiểm vì lý do bất khả kháng phải ngừng hợp đồng giữa chừng Chẳng hạn, với mức đóng mỗi tháng từng này tiền, khi hợp đồng đáo hạn, khách hàng sẽ được hưởng lương hưu bằng bao nhiêu lần mức lương
cơ sở… Khi rõ ràng, minh bạch như vậy và khi người dân thấy được lợi ích rõ ràng từ việc tham gia BHXH, họ sẽ tự nguyện tham gia.
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1 Cơ sở chính trị
Nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theohướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa để sớm trở thành một nướccông nghiệp hiện đại đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiệnđại hóa đã và đang chú ý diễn đạt đạt được những kết quả khảquan đáng ghi nhận Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm
xa hội là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Có thể nói, việc xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất cần thiết, nhằm áp dụng cho đối tượng không thuộc diện làm công ăn lương, không được bảo vệ bởi bảo hiểm xã hội bắt buộc, những đối tượng làm nghề tự do, những người nông
Trang 24dân, mà trong nền kinh tế thị trường của chúng ta hiện nay, đối tượng này rất rộng lớn.
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 khẳng định quan điểm chỉ đạo “Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; đảm bảo, công bằng”
Đảng đã xác định việc đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội Ngày 22 tháng 11 năm 2012 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 Nghị quyết tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt, đồng thời xác định những định hướng mới mang tầm chiến lược: “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội” Nghị quyết cũng nêu rõ 4 mục tiêu bao quát các lĩnh vực hoạt động BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020
là: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện…”, và đặt ra mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm
xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp”.
Trang 25Tại Đại hội Đảng XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,…”(Nguồn Văn kiện ĐHĐảng XII(2016),, mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển quỹ bảo hiểm xã hội Đây là những chủ trương lãnh đạo quan trọng, là định hướng để chính sách bảo hiểm tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò giảm thiểu rủi ro trong chính sách an sinh xã hội Theo đó, phải mở rộng các loại hình bảo hiểm, mở rộng đối tượng tham gia, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển quỹ bảo hiểm
Em chú ý, nếu trích dẫn để trong "" đều phải có nguồn
1.2.2 Cơ sở pháp lý
Năm 2006, Luật BHXH đã được thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 Trong đó, có 1 chương (chương 4) với 9 điều quy định chế độ BHXH tự nguyện áp dụng cho lao động làm việc không thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc Năm 2014, Luật BHXH năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ
Tám, gồm 09 Chương, 125 Điều, quy định chế độ, chính sách bảohiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sửdụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH,
tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụnglao động; cơ quan BHXH; Quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH vàquản lý nhà nước về BHXH, trong đó quy định về BHXH tựnguyện tại Chương IV, gồm 10 Điều, từ Điều 72 đến Điều 81 củaLuật
Trang 26Để triển khai thực hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Thủ tướng Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về điều chỉnh thu nhập tháng đó đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn về BHXH tự nguyện cho người lao động, gồm:
- Thông tư số: 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Lao động thương binh và xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm
xã hội tự nguyện
- Thông tư số 02/2009/TT-BLĐTBXH ngày 15/01/2009 hướng dẫn điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện theo Nghị định 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ.
- Thông tư số 04/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2010 điều chỉnh thu nhập tháng đó đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
- Thông tư số: 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày ngày 18 tháng
02 năm 2016 của Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trang 27- Công văn số 1564/BHXH- BT ngày 2/6/2008 của BHXH Việt Nam về việc Hướng dẫn thủ tục tham gia và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người tham gia BHXH
tự nguyện.
Về chủ thể tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện: Căn cứ Luật BHXH năm 2006, Luật BHXH năm 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thì BHXH Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thu, chi, quản lý quỹ BHXH tự nguyện và giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia BHXH tự nguyện BHXH Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, gồm 3 cấp: Cấp Trung ương (BHXH Việt Nam); cấp tỉnh, thành phố (BHXH tỉnh, thành phố) và cấp huyện, thị (BHXH huyện, thị).
Theo quy định tại Nghị định số 190/2008/NĐ-CP, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc chính phủ phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và xã hội trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến BHXH tự nguyện Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước
về BHXH tự nguyện trong phạm vi địa phương Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHXH tự nguyện.
1.3 Cơ sở thực tiễn
BHXH là chính sách xã hội quan trọng, là một trong những trụ cột chính của hệ thống ASXH, liên quan đến quyền
Trang 28lợi, của người dân chất lượng cuộc sống trọn đời của người tham gia BHXH, góp phần thực hiện công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội Thống kê của BHXH Việt Nam, đến ngày 31/12/2017, số người tham gia BHXH bắt buộc 13,6 triệu người; BH thất nghiệp 11,72 triệu người; BHXH tự nguyện 243 nghìn người; BHYT 79,9 triệu người Đây là kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, trải qua 9 năm thực hiện (từ năm 2008), đến nay BHXH tự nguyện vẫn chưa thực sự thu hút người lao động tự do tham gia Theo đánh giá, vẫn còn nhiều bất cập, rào cản trong phát triển đối tượng tham gia, tình trạng
nợ BHXH gia tăng.
Với mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, các cấp cần phải có giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thực hiện mục tiêu này, đặc biệt là ngành Bảo hiểm xã hội Vì vậy, để chính sách BHXH phát triển, trong
đó tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện là một mục tiêu cần hướng tới
Trong những năm qua, để thực hiện mục tiêu đề ra, BHXH Việt Nam đã có nhiều biện pháp như phát động đợt thi đua "Quyết tâm thực hiện các giải pháp phát triển nhanh, đối tượng tham gia và giảm nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp" Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với cấp ủy Đảng và tổ chức, đoàn thể thuộc đơn vị, tập trung thực hiện xây dựng kế hoạch,
đề xuất các giải pháp và tổ chức phát động, thực hiện hiệu quả phong trào thi đua Mở rộng mạng lưới đại lý thu, đào tạo kỹ năng tiếp cận, vận động để khai thác, giao chỉ tiêu phát triển
Trang 29đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho từng nhân viên đại lý; thực hiện các giải pháp để phát triển nhanh, đối tượng tham gia và giảm nợ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội có 2 diện
là bắt buộc và tự nguyện Hiện tại, đối tượng tham gia BHXH chủ yếu vẫn theo diện bắt buộc Do tác động của chính sách tăng mức đóng BHXH bắt buộc, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về việc chủ sử dụng lao động tìm cách “lách luật”
để trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động, như giảm lao động chính thức và tăng lao động thời vụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người lao động
Như vậy, sự đột phá trong việc gia tăng tỷ lệ người lao động tham gia BHXH, chỉ có thể đến được từ khu vực người lao động tự nguyện tham gia Hiện nay, tỷ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động tự do ở Việt Nam vẫn còn chiếm tỷ trọng áp đảo, riêng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã lên tới hơn 20 triệu người, gần gấp đôi tổng số lao động tham gia BHXH của cả nước Trong khi đó, tuyệt đại đa
số người lao động ở khu vực này chưa tham gia BHXH Điều đó
đã báo động thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện còn mang tính tự phát, vì lợi ích ngắn hạn trước mắt, chưa tính đến lâu dài Trong khi đó, mục tiêu của chính sách BHXH tự nguyện là hướng tới sự bền vững để thể hiện tính nhân văn ưu việt của hệ thống an sinh xã hội nước ta
Trang 302 NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1 Bối cảnh chung của huyện Lập Thạch
Lập Thạch là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang với dãy núi Tam Đảo, phía đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương cùng tỉnh, phía nam giáp huyện Vĩnh Tường, phía tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ dân số khoảng 125 nghìn người, trong đó có 59,745 nghìn người trong độ tuổi lao động chiếm 47,79% dân số (bao gồm cả đối tượng là học sinh sinh viên đang theo học các trường đại học, cao đẳng, học nghề) Lực lượng lao động của Lập Thạch khá dồi dào, trong đó chủ yếu
là lao động trẻ, số lượng lao động chưa có việc làm ổn định chiếm tỷ trọng lớn Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao: 33%; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 32%; dịch vụ chiếm 35% Lượng lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn khá đông đảo Thực trạng
đó, cho thấy nguồn lao động thuộc diện đối tượng tham gia BHXH là rất lớn Vì vậy, phát triển đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện trên địa bàn Huyện là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch hiện nay.
Theo thống kê, lực lượng lao động toàn huyện hiện nay khoảng 59,745 người, trong khi đó số đối tượng tham gia BHXH (gồm cả bắt buộc và tự nguyện) mới đạt 11.125 người, chiếm 18,62% lực lượng lao động Như vậy, còn trên 48.620
Trang 31người (tương đương 81,38%) đang trong độ tuổi lao động chưa được tham gia BHXH, trong đó số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 70% (tương đương 34.034 người) Đây là tiềm năng lớn cho việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch.
2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Thuận lợi
- Công tác BHXH, BHYT nói chung và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nói riêng thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương và sự lãnh đạo chỉ đạo của Huyện Uỷ, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, hội, đoàn thể trong huyện.
- Hệ thống văn bản pháp lý về BHXH tự nguyện tương đối cụ thể, rõ ràng (về đối tượng, phương thức tham gia,mức đóng, quyền lợi thụ hưởng,…) đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác tổ chức triển khai thực hiện
- Công tác tuyên truyền được quan tâm đẩy mạnh, tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân nên đã tạo được sử chuyển biến trong nhận thức của một bộ phận nhân dân về chính sách BHXH tự nguyện
- Cải cách hành chính, đặc biệt là ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH.
- Nhận thức của người dân về chính sách BHXH nói chung và tham gia BHXH tự ngyện nói riêng đã có sự chuyển biến và ngày càng đầy đủ hơn, giúp cho việc phát triển đối tượng tham gia BHXH
Trang 32tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc huyện Lập Thạch hàng năm đạt được kết quả nhất định
Khó khăn
- Thu nhập của người lao động ở nông thôn thấp, không
ổn định; trong khi đó mức đóng BHXH tự nguyện khá cao so với thu nhập của họ Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015 mức đóng BHXH tự nguyện còn cao so với thu nhập của đa số người dân và trước năm 2018 chưa có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước Từ ngày 01/01/2018 người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng; tuy nhiên, mức hỗ trợ này còn rất thấp, không thể thúc đẩy tăng nhanh đối tượng tham gia, kể cả khi có hỗ trợ từ Nhà nước (Kể từ ngày 1/1/2018,nhà nước sẽ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng chongười tham gia BHXH tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm trên mứcđóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vựcnông thôn Cụ thể mức hỗ trợ bằng 30% đối với người tham giaBHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người thamgia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với cácđối tượng khác)
- Một bộ phận không nhỏ người lao động ở Việt Nam chưa có thói quen tham gia BHXH khi trẻ để hưởng lương hưu khi tuổi già
- Chính quyền địa phương mặc dù đã rất tạo điều kiện cho mọi lĩnh vực công tác của ngành BHXH, nhưng chưa giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chưa tổng kết, đánh giá, kiểm điểm những tồn tại, hạn chế nguyên nhân chậm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Trang 33- Mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện hoạt động chưa thực sự hiệu quả, nhân viên bưu điện, cán bộ UBND xã làm việc kiêm nhiệm, trình độ đại lý thu còn hạn chế, nên chưa thuận tiện cho người lao động tham gia (người muốn tham gia BHXH tự nguyện nhưng không biết tham gia như thế nào, đóng ở đâu, mức đóng bao nhiêu, được hưởng các quyền lợi
gì, ).
2.2 Thực trạng hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2015-2017
E rà soát lại, tất cả yếu kém, hạn chế trong các hoạt động này đều chuyển sang phần hạn chế, yếu kém riêng để tránh sự trùng lặp giữa các nội dun g
2.2.1 Công tác tuyên truyền
Tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện đối với người dân là hết sức cần thiết nó tác động trực tiếp đến nhận thức của người dân giúp họ hiểu và nhận thức đúng lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện đối với bản thân, gia đình và cộng đồng Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền đối với việc thay đổi nhận thức và thái độ của nhân dân và người lao động đối với phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, những năm qua, BHXH huyện đã luôn chủ động tham mưu với Huyện
ủy, HĐND, UBND Huyện Lập Thạch ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng; đồng thời đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giao Huyện ủy cũng như các hội, đoàn thể trong huyện để làm tốt công tác tuyên truyền về BHXH tự nguyện Trong 3 năm 2015-2017, đã tham mưu ban hành 6 văn
Trang 34bản chỉ đạo, 10 văn bản phối hợp và 7 văn bản triển khai thực hiện công tác tuyên truyền BHXH, BHYT nói chung và BHXH
tự nguyện nói riêng Cụ thể như sau:
Bảng 1- Các văn bản chỉ đạo, phối hợp về tuyên truyền BHXH tự nguyện
và sự tín nhiệm đối với các tổ chức này để vận động nhóm đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện.
Để tuyên truyền đem lại hiệu quả thiết thực, ngành BHXH
đã chủ động phối hợp thường xuyên với các cấp, các ngành, các
tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền cho các nhóm đối tượng thông qua các hoạt động như tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, tổ chức các đội tuyên truyền lưu động, hội thi tuyên truyền viên, phát hành ấn phẩm,
Trang 35pano, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang với nội dung phong phú theo đặc thù kinh tế - xã hội, văn hóa của huyện Hàng năm, BHXH huyện đã phối hợp với đài truyền thanh ở địa phương triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền thông qua việc thực hiện các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự, phỏng vấn, tin tức, tổ chức các buổi tọa đàm,… Kết quả công tác tuyên truyền về BHXH tự nguyện giai đoạn 2015-2017 được phán ảnh cụ thể tại Bảng 2 sau đây:
Bảng 2- Kết quả tuyên truyền BHXH tự nguyện giai đoạn 2015-2017 STT Hình thức tuyên
truyền
ĐV tính
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Tổng cộng
lệ cao trong tổng số lao động của huyện thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện Trong tổng số các cuộc tuyên truyền qua 3
Trang 36năm (2015-2017) nêu trên, số cuộc tuyên truyền cho những đối tượng lao động nghèo, cận nghèo, lao động dân tộc thiểu số còn khiêm tốn, chiếm khoảng 10-15% tổng số các cuộc tuyên truyền
đã thực hiện; đồng thời chưa có chính sách tuyên truyền riêng đối với những nhóm đối tượng này.
Kết quả đạt được là số nhóm đối tượng được quan tâm tuyên truyền nhiều hơn và tăng qua các năm, số lượng người tham gia cao hơn so với các nhóm đối tượng khác và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đối tượng hiện đang tham gia BHXH tự nguyện hiện nay
Bên cạnh đó, BHXH huyện đã căn cứ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của huyện để tuyên truyền, vận động, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật BHXH tự nguyện gắn với mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và BHXH cho mọi người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền được lựa chọn những cán bộ có năng lực chuyên môn, có khả năng thuyết phục vận động, am hiểu chính sách, tinh tế trong nắm bắt tâm
lý của từng nhóm đối tượng khác nhau Hiện nay, toàn huyện
có 3 cán bộ tuyên truyền viên BHXH tự nguyện, trong đó tại BHXH huyện là 1 người và 2 cộng tác viên.
Nhờ đó, thời gian qua, công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT đã có kết quả nhất định Nhận thức của nhân dân và người lao động về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác BHXH tự nguyện trong tình hình mới đã có sự thay đổi và nhận thức đầy
đủ hơn Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hàng năm gia
Trang 37tăng không lớn, nhưng những đối tượng đã và đang tham gia BHXH tự nguyện đã có sự ổn định, có sự tin tưởng nhất định vào chính sách BHXH để yên tâm tham gia đóng trong thời gian dài, đủ để hưởng chế độ hưu trí sau này
Hạn chế yếu kém e nên để xuống phần sau tránh sự trùng lắp Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền, giám sát về BHXH tự nguyện trong thời gian vừa qua còn nhiều bất cập, như: Hiệu quả công tác chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện có lúc,
có nơi còn hạn chế, chưa thực hiện thường xuyên, liên tục; Các hoạt động tuyên truyền đã được triển khai rộng khắp cả về nội dung và hình thức, tuy nhiên, nội dung tuyên truyền đôi khi vẫn còn chưa thực sự phù hợp, nhất là với nhóm đối tượng tại những địa bàn có đông đối tượng nghèo (xã thuộc diện khó khăn là 14 xã – Theo quyết định số 50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020), đồng bào dân tộc thiểu số (có 7 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn Huyện) Hiện nay đã có chính sách hỗ trợ của nhà nước nhưng chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện; Điều này đã làm cho công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch thời gian qua chưa đạt kết quả như mong muốn, chưa tương xứng với tiềm năng lao động và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
2.2.2 Công tác tham mưu, phối hợp:
Thời gian qua, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Lập Thạch đã được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và đạt những kết quả nhất định. Để hướng tới mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tựnguyện, ngành BHXH đã chủ động và thường xuyên tham mưu vớichính quyền địa phương các cấp ban hành nhiều văn bản về triển