1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hà nam, giai đoạn 2016 2020

56 381 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 333 KB

Nội dung

Lý do xây dựng đề án Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức vàquản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoànthành đúng thờ

Trang 1

ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH HÀ NAM, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Nguyễn Hà Phương

Lớp: Cao cấp lý luận chính trị B11-15

Chức vụ: Phó giám đốc

Đơn vị công tác: Ban Quản lý dự án Nông nghiệp &PTNT Hà Nam

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016

Trang 2

PTNT: Phát triển nông thôn

QLDA: Quản lý dự án

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 3

2 Mục tiêu của đề án 2

2.3 Nội dung nâng cao hiệu quả quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam, giai đoạn 2016-2020 28

2.4.1 Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch 29

Trang 4

3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 40

Trang 5

A MỞ ĐẦU

1 Lý do xây dựng đề án

Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức vàquản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoànthành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạtđược mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra Nói cách khác, quản lý dự án

là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của

dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra trong dự án

Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, công việc của quản lý dự án vànhững thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại và không có dự án nàogiống dự án nào Mỗi dự án có mục đích, đối tượng, địa điểm, kinh phí và tiến độkhác nhau, trong một số trường hợp khi thực hiện dự án còn có sự điều chỉnh mụctiêu do xuất hiện những vấn đề tác động trực tiếp đến mục tiêu của dự án như điềuchỉnh quy hoạch, vốn, sự bất thường của thời tiết Cho nên việc điều hành quản lý

dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định

Hiện nay, công tác quản lý dự án được tổ chức và thực hiện chuyên nghiệphơn Dự án có yêu cầu cao về chất lượng sẽ đòi hỏi một Ban quản lý dự án có nănglực thực sự, chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả Những yêu cầu khách quan đóvừa là thách thức đồng thời là cơ hội cho các tổ chức, cá nhân tự khẳng định vị trí

và năng lực của mình

Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng các dự án của ngành Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam được triển khai tương đối đồng bộ,các công trình hoàn thành đã phát huy tốt hiệu quả, đảm bảo được nhiệm vụ tướitiêu cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống lụt bão, xây dựng kết cấu hạ tầng phục

vụ sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam là đơn vị

sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp việc cho Sởquản lý các dự án do Sở làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, kinh nghiệmquản lý các dự án lớn của Ban còn chưa có nhiều, cần được hoàn thiện để có thể

Trang 6

quản lý các dự án một cách có hiệu quả nhất Vì vậy, đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2016-2020” là cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn cao.

2 Mục tiêu của đề án

2.1 Mục tiêu chung

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án tại Ban quản lý

dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam

- Hoàn thiện bộ máy nhân sự, đầu tư vật chất của Ban quản lý dự án

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác quản lý dự án

3 Giới hạn của đề án

3.1 Giới hạn nội dung: Công tác quản lý dự án đầu tư từ nguồn vốn nhà nước của

Ban quản lý dự án;

3.2 Giới hạn về không gian: Ban quản lý dự án của Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn tỉnh Hà Nam;

3.3 Giới hạn thời gian: Đề án nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự

án đầu tư thuộc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nam giai đoạn từ năm

2010 đến năm 2015 Các nhiệm vụ và giải pháp của đề án được triển khai thực hiệntrong giai đoạn 2016 – 2020

Trang 7

dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứukhả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Dự án đầu tư xây dựng công trình khác với các dự án khác là dự án đầu tưbắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần xâydựng còn rất nhỏ

Đặc điểm dự án đầu tư: có mục đích mục tiêu rõ ràng; có nhiều đơn vị, cánhân tham gia; thường sử dụng số lượng vốn lớn; thời gian thực hiện kéo dài; thờigian tồn tại hữu hạn; có tính bất định và rủi ro cao

Yêu cầu của dự án đầu tư:

+ Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch pháttriển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phươngnơi có dự án đầu tư xây dựng

+ Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.

+ Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụngcông trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khíhậu

+ Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quảkinh tế - xã hội của dự án

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan

Trang 8

- Khái niệm về quản lý dự án: là tác động quản lý của chủ thể quản lý thông

qua quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình pháttriển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vingân sách được duyệt và đạt các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sảnphẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

Quản lý dự án được tiến hành theo ba giai đoạn chủ yếu đó là việc lập kếhoạch, điều phối thực hiện dự án và giám sát các công việc của dự án nhằm đạtđược những mục tiêu xác định

Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc cần

được hoàn thành, nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình pháttriển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn được dướidạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống

Điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn,

lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian

Giám sát: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình

hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng

Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là đảm bảo đạt đượcmục đích đầu tư, tức là lợi ích mong muốn của chủ đầu tư Trong mỗi giai đoạn củaquá trình đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án nhằm đạt được các mục tiêu cụthể khác nhau như:

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải bảo đảm lập ra một dự án có các giải phápkinh tế – kỹ thuật mang tính khả thi;

+ Giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm tạo ra được tài sản cố định có tiêuchuẩn kỹ thuật đúng thiết kế;

+ Giai đoạn khai thác vận hành phải bảo đảm đạt được các chỉ tiêu hiệu quảcủa dự án (về tài chính, kinh tế và xã hội) theo dự kiến của chủ đầu tư

- Phân loại dự án đầu tư xây dựng:

Trang 9

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trìnhchính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và

dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công

Ngoài ra dự án đầu tư còn được phân loại theo nguồn vốn sử dụng gồm: Dự

án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách

và dự án sử dụng vốn khác

Thời gian thực hiện các dự án như sau: đối với dự án C là 3 năm, dự ánnhóm B là 5 năm

- Đặc điểm của quản lý dự án đầu tư ngành Nông nghiệp:

Phạm vi và quy mô ảnh hưởng của các dự án là rất lớn Công trình ra đời và đivào vận hành không chỉ ảnh hưởng đến vùng được đầu tư mà còn ảnh hưởng đếnmôi trường, ảnh hưởng sâu rộng tới các vùng lân cận, chính vì vậy việc xác địnhhiệu quả của các công trình đặc biệt là hiệu quả kinh tế tương đối khó khăn vàphức tạp, nhiều khi chỉ mang tính định tính

Nguồn vốn đầu tư lớn, cơ bản là từ nguồn vốn nhà nước, việc huy động cácnguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng các dự án phục vụ nông nghiệp và thủy lợi rấtkhó khăn

Thời gian thực hiện dự án kéo dài, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khíhậu đặc biệt là phụ thuộc vào thời vụ sản xuất nông nghiệp vì vậy khó hoàn thành

dự án theo kế hoạch đã duyệt làm giảm hiệu quả của dự án

1.1.2 Nội dung của quản lý dự án ngành Nông nghiệp &PTNT

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:

+ Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: đề xuất dự án và xác địnhchủ trương đầu tư xây dựng; tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu

tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng

+ Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: thực hiện việc giao đất hoặc

thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát

xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình; cấp giấy

Trang 10

phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); thi

công xây dựng; giám sát thi công xây dựng và thực hiện các công việc cần thiếtkhác

+ Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng gồm cáccông việc: nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoànthành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử, quyết toán hợp đồng xây dựng, bảohành, bảo trì công trình xây dựng

Nội dung công việc quản lý dự án được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tưđến giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng và đưa công trình vào sử dụng, cụ thể gồmcác công việc sau:

+ Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm: quản lý chất lượng xây dựngcông trình; quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình; quản lý khốilượng thi công xây dựng công trình; quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trìnhthi công xây dựng; quản lý hợp đồng xây dựng; quản lý an toàn lao động, môitrường xây dựng

+ Nghiệm thu đưa công trình và khai thác sử dụng

Công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựng hoànchỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạtyêu cầu chất lượng

+ Vận hành công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng

Sau khi nhận bàn giao công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng chủ đầu

tư hoặc tổ chức được giao quản lý sử dụng công trình xây dựng có trách nhiệm vậnhành, khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích và các chỉtiêu kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt và có trách nhiệm thực hiện duy tu, bảodưỡng, bảo trì công trình theo quy định

1.1.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư

Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình được đánh giá là thành côngkhi đạt được các yêu cầu sau:

Trang 11

+ Đạt được mục tiêu dự kiến của dư án: tức là lợi ích của các bên tham giađược đảm bảo hài hoà;

+ Đảm bảo thời gian: Tiến độ của dự án được đảm bảo hoặc được rút ngắn;+ Không sử dụng quá nguồn lực của dự án: tiết kiệm được nguồn lực của dự

án bao gồm vật tư, nhân lực, tiền vốn;

+ Kết quả đầu ra của dự án đạt chất lượng dự kiến;

+ Ảnh hưởng tốt của dự án tới môi trường

Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét trên cả phương diệnchủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích, phát huy vai tròchủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quanquản lý nhà nước các cấp

Đối với hiệu quả kinh tế đầu tư các dự án Nông nghiệp và phát triển nôngthôn: việc bỏ vốn đầu tư xây dựng các dự án khó có thể đo đếm bằng các chỉ tiêu

kinh tế như doanh thu, lợi nhuận (các chỉ tiêu thông thường khi phân tích tài chính

các dự án: chỉ tiêu thu nhập thuần NPV, chỉ tiêu chi phí - lợi ích B/C; chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư T; chỉ tiêu tỷ lệ nội hoàn vốn nội bộ IRR)

Hiệu quả quản lý đầu tư các dự án được thể hiện giữa quan hệ chi phí bỏ ra

để đạt được các chỉ tiêu về mức độ đảm bảo phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, côngnghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ…, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụsản xuất nông nghiệp hàng hoá nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phầnphát triển kinh tế - xã hội bền vững, xoá đói giảm nghèo; năng lực công trình chủđộng phòng chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cao mức bảo đảmtiêu thoát chống úng, ngập, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước thích ứng vớiđiều kiện biến đối khí hậu

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án ngành Nông nghiệp &PTNT

Dự án đầu tư trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế vàphi kinh tế Hàm số đầu tư chịu ảnh hưởng của các biến kinh tế chủ yếu như: lãisuất, tiết kiệm, thu nhập, trong đó những biến này lại là hàm số của các biến khác.Đầu tư trong nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế như môi

Trang 12

trường chính trị, thể chế, phong tục, tập quán, văn hoá Các yếu tố ảnh hưởng đếnđầu tư công trong nông nghiệp một cách đan xen nhau, có khi ngược chiều nhau,làm cho việc thực hiện chiến lược, chính sách đầu tư thêm phức tạp Tuy vậy, có thểgộp chung thành hai nhóm nhân tố chính là:

- Nhóm nhân tố từ môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế vĩ mô; môi trườngchính trị, pháp lý; môi trường văn hóa - xã hội; môi trường tự nhiên)

- Nhóm nhân tố từ môi trường tác nghiệp (quản lý dự án, các cơ quan quản lýđầu tư, các đơn vị thực hiện dự án)

Khác với các ngành kinh tế khác, sản xuất nông nghiệp chịu tác động trựctiếp và rất mạnh của tự nhiên Đó là điều không cần phải chứng minh Vì vậy, khinghiên cứu, hoạch định những chính sách đối với nông nghiệp và nông dân khôngthể bỏ qua việc nghiên cứu các quy luật của tự nhiên, quy luật về sinh thái, bao gồm

cả những biến đổi về khí hậu, môi trường tự nhiên trong phạm vi cả nước và ở từngvùng Chẳng hạn, khi nghiên cứu để hình thành những vùng quy hoạch cây trồng vàvật nuôi nhằm hướng dẫn cho người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì chúng taphải nghiên cứu và trả lời trên cơ sở khoa học, khách quan các câu hỏi như: điềukiện khí hậu, thời tiết ở vùng quy hoạch có phù hợp với cây trồng, vật nuôi được lựachọn hay không? Chất đất và nguồn nước có đáp ứng yêu cầu sinh trưởng của câytrồng, vật nuôi hay không và con người cần có những tác động gì? Trong dài hạn,vùng khí hậu, nguồn nước có bị biến đổi và ảnh hưởng đến vùng quy hoạch không?

… Nếu một vùng quy hoạch được hình thành nhưng không dựa trên những cơ sởkhoa học nêu trên, hậu quả về kinh tế, xã hội sẽ vô cùng nặng nề đối với nôngnghiệp và đời sống người nông dân

Trình độ phát triển thực tế của nông nghiệp và nông thôn sẽ đặt ra các vấn đềkhác nhau trước Nhà nước Đối với nền nông nghiệp lạc hậu, đầu tư công trongnông nghiệp của Nhà nước thường ưu tiên các nội dung hiện đại hoá, kích hoạt thịtrường nông thôn, đưa tiến bộ, máy móc, giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi, từ đócải thiện mức sống của dân cư Khi nền nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu thìcác mục tiêu môi trường, mục tiêu xã hội thường không được coi trọng đủ mức Chỉ

Trang 13

khi các vấn đề này trở nên bức xúc trong điều kiện nông nghiệp hàng hoá đã kháphát triển, thì Nhà nước mới bắt đầu quan tâm Đối với nền nông nghiệp đã kháphát triển và nông thôn đã được xây dựng cơ bản, đầu tư công trong nông nghiệpcủa Nhà nước thường hướng đến giảm mức chênh lệch thu nhập giữa nông dân vàcác tầng lớp khác, cung cấp dịch vụ hiện đại cho cư dân nông thôn, kiểm soát ônhiễm môi trường, cung cấp thông tin, điều tiết nông nghiệp hoà nhập với cácngành kinh tế khác…

Đặc biệt, khi trình độ tổ chức sản xuất, kinh doanh của nông dân còn thấpNhà nước quan tâm hơn đến công tác khuyến nông, đến các hỗ trợ đầu vào như tíndụng, giống mới, máy móc nông nghiệp Nhưng khi nông dân đã kinh doanh thànhthục trong điều kiện kinh tế thị trường, các Nhà nước chuyển sang hỗ trợ thị trườnghoạt động hiệu quả ở nông thôn, nhất là hỗ trợ thị trường bất động sản, thị trườngtài chính, thị trường lao động

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý

1.2.1 Cơ sở chính trị

- Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xâydựng, thể hiện qua việc thường xuyên rà soát, hoàn thiện, ban hành hệ thống vănbản pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng như Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu,Luật Đầu tư công và các văn bản chỉ đạo điều hành; Tổ chức kiểm tra, đánh giá tínhhình thực hiện, rút kinh nghiệm, có chỉ đạo kịp thời để nâng cao hiệu quả đầu tư các

dự án đầu tư xây dựng

- Tỉnh Hà Nam luôn quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư các

dự án, thể hiện qua việc kịp thời xây dựng và ban hành các văn bản cụ thể hóa cácvăn bản quy định liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng của Trung ương; chủ động,sáng tạo vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương

1.2.2 Cơ sở pháp lý

- Đề án được xây dựng trên cơ sở các Luật sau:

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014

+ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013

Trang 14

+ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014

+ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11năm 2003;

+ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất

lượng và bảo trì công trình xây dựng;

+ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

- Các Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh:

+ Quyết định số 1684/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2005 về việc phâncấp về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kinh tế xã hội sử dụng vốnngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

+ Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2010 ban hành “Quy

định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam”;

+ Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2012 về việc tăng cườngcông tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

+ Quyết định số 1386/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2012 sửa đổi điều 6

“Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6

năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

+ Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2014 ban hành

“Quy định phối hợp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam”

Trang 15

1.3 Cơ sở thực tiễn

Nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiếtkhí hậu thuận lợi thì đó là môi trường tốt để nông nghiệp phát triển nhưng khi gặpthiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đốivới đời sống của nhân dân ta, vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi có vai trò tác động rất lớnđối với nền kinh tế của đất nước như:

Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động vềnước, góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất

Nhờ có hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo rakhả năng tăng vụ, tăng hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lầnđặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4-2,7 lần Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư mộtcách thích đáng của Đảng và Nhà nước đã tạo cho ngành thuỷ lợi có sự phát triểnđáng kể và góp phần vào vấn đề xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra mộtlượng lúa xuất khẩu lớn và hiện nay nước ta đang đứng thứ nhất nhì trên thế giới vềxuất khẩu gạo

Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất lànhững vùng khó khăn về nguồn nước

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, dulịch Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyếtnhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp Từ đó góp phầnnâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trịtrong cả nước

Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều

từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân

Tóm lại các dự án xây dựng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cóvai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân, nó góp phần vào việc ổnđịnh kinh tế và chính trị, tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách trực tiếp nhưng

nó mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này thì kéo theo rất

Trang 16

nhiều ngành khác phát triển theo Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển vàgóp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Những năm qua, công tác quản lý đầu tư và hiệu quả công tác quản lý đầu tưcác dự án tại Ban quản lý dự án Nông nghiệp &PTNT Hà Nam nói riêng, của HàNam nói chung còn có một số hạn chế như:

+ Công tác lập và thực hiện quy hoạch không đồng bộ, phải điều chỉnh nhiềutrong quá trình thực hiện

+ Ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, phụ thuộc chính vào nguồn vốn đầu tư hỗ trợcủa Trung ương, vì vậy khó khăn cho việc bố trí các nguồn lực để thực hiện các dự

án, thiếu sự chủ động trong quá trình thực hiện

+ Công tác quản lý đầu tư còn hạn chế: chất lượng lập dự án, thiết kế, thẩmđịnh một số dự án phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; công tác đền bù giải phóngmặt bằng còn chậm; tỷ lệ giảm giá sau đấu thầu thấp; chất lượng xây dựng một sốhạng mục công trình mới chỉ đạt yêu cầu kỹ thuật, tính mỹ thuật chưa cao

+ Trình độ, năng lực chuyên môn của một số cán bộ còn yếu, đặc biệt là cán

bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý; chưa áp dụng triệt để công nghệmới, các phần mềm quản lý vào công tác quản lý dự án; tiến độ thực hiện các dự ánthường bị chậm so với kế hoạch đề ra; chi phí thực hiện dự án thường tăng hơn sovới tổng mức đầu tư được duyệt và phải điều chỉnh

+ Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án có tác độnglớn đến kinh tế - xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện còn yếu kém trong khâulập phương án bồi thường, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, gây khiếu nại trongdân, làm một số công trình triển khai chậm Việc cụ thể hóa và vận dụng vào thựctiễn đối với một số cơ chế chính sách mới còn lúng túng Năng lực tài chính củamột số nhà thầu yếu kém, tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập

hồ sơ thanh toán và quyết toán vốn chậm

Trang 17

2 Nội dung thực hiện đề án

2.1 Bối cảnh thực hiện đề án

Công tác xây dựng cơ bản nói chung, đặc biệt là lĩnh vực thủy lợi từ lâu đãđược Nhà nước ta coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính sách pháttriển kinh tế - xã hội Định hướng phát triển hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biếnđổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong Nghị quyết số13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ươngđảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơbản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Mục tiêu chung của chiến lược về hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổikhí hậu là bảo đảm tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa 2 vụ, các vùng cây côngnghiệp và nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản tập trung Chủ động phòng, tránh bão,

lũ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Mục tiêu cụ thể là tập trung đầu tư nâng cấp các hệ thống thủy lợi hiện có,hiện đại hoá thiết bị điều khiển vận hành để phát huy công suất thiết kế và nâng caonăng lực phục vụ Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, đê sông, đê cửa sông, cáctrạm bơm, các công trình ngăn mặn, xả lũ, giữ ngọt, tiêu úng thích ứng với điềukiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là đồng bằng Sông Cửu Long, đồngbằng Sông Hồng và vùng ven biển Trung Bộ Xây dựng các công trình điều tiết,kiểm soát lũ vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vùng duyên hải miền Trung, kiểmsoát triều, bảo đảm tiêu nước cho các đô thị lớn, an toàn cho sản xuất và dân sinh.Đầu tư hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, bão, lũ, triều cường, động đất, sóngthần trong cả nước

Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trìnhcấp nước sinh hoạt ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo Pháttriển thủy lợi phục vụ nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và cải tạo môi trườngvùng ven biển Đầu tư các công trình thủy lợi quan trọng ở Tây Nguyên, Tây Bắc vàcác công trình thủy lợi kết hợp phòng, chống lũ khu vực miền Trung, đồng bằngSông Cửu Long

Trang 18

Xây dựng phương án thích hợp và từng bước đầu tư bảo đảm nguồn cấpnước cho đô thị và công nghiệp khu vực đông bắc Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng,đồng bằng Sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 đã

có nhiều thay đổi Hệ thống công trình thủy lợi tỉnh được xây dựng đã lâu, nhiềucông trình đã xuống cấp nghiêm trọng Các chỉ tiêu thiết kế cũ đến nay đã lạc hậu,không đáp ứng yêu cầu Tính hệ thống công trình thuỷ lợi bị phá vỡ do quá trình đôthị hóa diễn ra nhanh, sự phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, tình trạng khíhậu cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và diễn biến khó lường, nguồn nước ngàycàng cạn kiệt, mực nước các sông ngày càng xuống thấp, vì vậy, việc phục vụ sảnxuất rất khó khăn

Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnhphê duyệt rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hà Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã nâng cao khả năng phục vụ tưới, tiêu, cụ thể vớinông nghiệp nâng hệ số tưới lên qtưới = 1,25 l/s/ha; hệ số qtiêu = 6,5÷8 l/s/ha, đối vớikhu vực công nghiệp, đô thị qtiêu = 18÷20 l/s/ha

Hệ thống đê điều toàn tỉnh có 362,98 km đê sông, 22 công trình kè, có 214 cống cống dưới đê Đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều tỉnh Hà Nam, đối với đê

sông Hồng giữ được an toàn ở mực nước lũ lịch sử năm 1971, với đê sông Đáy antoàn ở mực nước (+4,62) tại Phủ Lý Tuy nhiên do một số công trình xây dựng từlâu hiện đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư đúng mức, đây là những nguy cơtiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây ra những thiệt hại khó lường về tính mạng cũng nhưtài sản của nhân dân khi sự cố công trình xảy ra

Hiệu quả quản lý dự án, chất lượng công trình xây dựng được coi là thước đo

để đánh giá năng lực và khẳng định thương hiệu cho mỗi chủ đầu tư, vì vậy, việcxây dựng quy trình quản lý dự án nhằm tạo ra một bộ máy tham mưu đủ năng lực vàtrình độ đáp ứng với yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế; tăng cường quản lý đầu

Trang 19

tư công, nâng cao hiệu quả quản lý dự án về các mặt như hiệu quả đầu tư, chấtlượng, tiến độ, nguồn lực thực hiện dự án là vấn đề cấp bách đòi hỏi các cấp, cácngành và cả hệ thống chính trị cùng quan tâm giải quyết.

2.2 Thực trạng quản lý dự án của Ban quản lý dự án NN&PTNT Hà Nam

2.2.1 Khái quát hoạt động của Ban quản lý dự án

* Vị trí, chức năng

Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nam đượcUBND tỉnh Hà Nam thành lập tại Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày12/5/2009, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nam

Ban quản lý dự án Nông nghiệp &PTNT được thành lập với chức năng giúp

Chủ đầu tư (Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nam), thay mặt chủ đầu tư quản lý, thực

hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc ngành, từ khi dự án được lập, phêduyệt đến khi bàn giao đưa vào sử dụng

* Nhiệm vụ và quyền hạn

Hoạt động của Ban quản lý dự án được qui định là Đơn vị sự nghiệp có thu.Nguồn thu chính là từ chi phí quản lý dự án được qui định của nhà nước Đối tượng,phạm vi hoạt động là các dự án của ngành Nông nghiệp &PTNT trong tỉnh HàNam

Hoạt động của Ban quản lý dự án được qui định trong chức năng, nhiệm vụcủa đơn vị là:

Thay mặt chủ đầu tư tổ chức lựa chọn tư vấn, đấu thầu xây lắp, mua sắm vật

tư, thiết bị làm các công việc: điều tra, khảo sát, lập dự án đầu tư; khảo sát thiết kế,lập tổng dự toán, dự toán công trình; lập hồ sơ mời thầu; giám sát kỹ thuật xâydựng, nghiệm thu bộ phận hoặc toàn bộ công trình thuộc dự án đầu tư

Thay mặt chủ đầu tư ký kết hợp đồng xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị, trợgiúp kỹ thuật và quản lý khai thác dự án với các đơn vị trúng thầu để thực hiệnnhiệm vụ thi công xây lắp công trình

Trang 20

Chuẩn bị hồ sơ để chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt

dự án Đồng thời chuẩn bị hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán trình cấp quyết địnhđầu tư thẩm định và phê duyệt

Quản lý chặt chẽ kinh phí của dự án trong tổng dự toán được duyệt theođúng các quy định hiện hành của Nhà nước Khi tổng dự toán hoặc dự toán hạngmục tăng hoặc giảm phải báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư để trình cấp có thẩmquyền phê duyệt

Theo dõi, kiểm tra, nghiệm thu và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế,thanh toán theo phiếu giá công trình cho các tổ chức nhận thầu theo hợp đồng đã kýkết Làm việc với các cơ quan chức năng đê giải quyết các chế độ, chính sách, địnhmức, đơn giá theo quy định

Giúp chủ đầu tư lập và thực hiện kế hoạch huy động và sử dụng vốn đầu tư,

kế hoạch tài chính cho dự án

Giúp chủ đầu tư hoặc được chủ đầu tư giao giải quyết các thủ tục đất đai, tổchức, phối hợp với các ban giải phóng mặt bằng các huyện, thành phố thực hiện đền

bù, giải phóng mặt bằng, xin giấy phép xây dựng và khai thác tài nguyên

Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình, đưa vào khai thác sử dụng theoquy định hiện hành và hợp đồng đã ký kết Thực hiện kiểm định chất lượng côngtrình xây dựng

Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán cho chủ đầu

tư khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng để chủ đầu tư trình duyệt theoquy định hiện hành

Quản lý vật tư, tài sản, trang thiết bị, nhân lực thuộc thẩm quyền được giao

để hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị

Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác khiđược Giám đốc Sở giao

Ban quản lý dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam hiện có 27công chức, viên chức và người lao động, trình độ chuyên môn gồm: thạc sĩ 8 người,đại học 18 người, công nhân kỹ thuật 1 người và được phân thành các bộ phận: Ban

Trang 21

lãnh đạo; bộ phận Tài vụ - Hành chính - Tổ chức; bộ phận Kế hoạch - Tổng hợp; bộphận giám sát thi công.

*Các dự án do Ban quản lý thực hiện:

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 Ban quản lý dự án quản lý tổng số 12

+ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối ĐT.499 đến ĐT.492 phục vụ cứu

hộ, cứu nạn đê sông Hồng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, tổng mức đầu tư là 344,3

tỷ đồng

+ Dự án xây dựng các đoạn kè từ mỏ 2 đến mỏ 3, từ mỏ 5 kè Nguyên Lý đếnđầu kè lát mái Chương Xá và đoạn từ mỏ hàn số 4 kè Chương Xá đến hết kè VũĐiện, tổng mức đầu tư là 175,03 tỷ đồng

+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chăn nuôi thủy sản tập trung xãMộc Bắc, huyện Duy Tiên, tổng mức đầu tư là 74,07 tỷ đồng

Trang 22

+ Dự án Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cấy trồngvùng ven sông Châu Giang, huyện Bình Lục, tổng mức đầu tư là 66,45 tỷ đồng.

2.2.2 Đánh giá thực trạng

* Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Chất lượng công tác quy hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nângcao hiệu quả đầu tư xây dựng Ngay từ khi tái lập tỉnh năm 1997, công tác quyhoạch đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, vì vậy quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực đã được khẩn trương xây dựng, phêduyệt làm căn cứ cho chỉ đạo điều hành và thực hiện của các cấp, các ngành Tuynhiên, chất lượng một số quy hoạch còn hạn chế, chưa đủ tầm nhìn, quy hoạch cònmang tính chắp vá, quy hoạch treo, chồng chéo, không đồng bộ, phải điều chỉnhnhiều trong quá trình thực hiện

Quy hoạch phòng chống lũ tuyến sông Hồng, sông Đáy và các sông nội đồngtỉnh Hà Nam thực hiện chậm

Tình trạng một số công trình do không được quy hoạch và đầu tư đồng bộgiữa các lĩnh vực như thuỷ lợi, giao thông, đô thị nên công trình vừa thi công song

đã bị đào lên xây dựng lại gây lãng phí

Quy hoạch thuỷ lợi bị phá vỡ do tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, các khucông nghiệp được mở rộng, đường cao tốc được xây dựng mới dẫn đến nhiều côngtrình thuỷ lợi phải thay đổi quy mô, chỉ tiêu thiết kế

Tình trạng quy hoạch chưa theo kịp với sự thay đổi, đặc biệt là chưa đáp ứngvới cơ cấu chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệptrong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

*Quy trình quản lý đang được áp dụng tại Ban

Quy trình quản lý một dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước của Banquản lý dự án được thực hiện theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6năm 2015 của Chính phủ, cụ thể:

Bước 1: Đề xuất dự án:

Trang 23

Sở Nông nghiệp &PTNT là Chủ đầu tư, báo cáo người quyết định đầu tư là

UBND tỉnh Hà Nam (đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn khác của địa

phương) hoặc Bộ Nông nghiệp &PTNT (đối với dự án vốn ngân sách, vốn khác của Trung ương), đồng thời gửi đề xuất dự án cho các ngành, địa phương liên quan xin

ý kiến về chủ trương đầu tư dự án (việc đầu tư dự án phải phù hợp với chiến lược

phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương có dự án đi qua, phù hợp với chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo), sau khi được UBND tỉnh (hoặc Bộ Nông nghiệp &PTNT) cho

phép đưa vào danh mục dự án đầu tư, chính thức có văn bản cho phép lập dự án đầu

tư, Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nam có Quyết định giao cho Ban QLDA quản lý,lúc đó Ban sẽ chính thức phân công nhiệm vụ cho các bộ phận để tiến hành thựchiện bước chuẩn bị dự án

Bước 2: Chuẩn bị dự án:

Sau khi có quyết định giao quản lý dự án, Ban QLDA tổ chức lựa chọn tưvấn lập dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về hồ sơ dự án, giải trình trước Sở Nôngnghiệp &PTNT và tham mưu để Sở lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương liênquan hoàn chỉnh dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sởchuyên ngành thẩm định dự án, thẩm định nguồn vốn và phê duyệt dự án đầu tư xâydựng

Trang 24

Bước 4: Theo dõi và đánh giá dự án:

Ban Quản lý dự án Nông nghiệp &PTNT Hà Nam chịu trách nhiệm toàndiện việc quản lý dự án, theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện báo cáo SởNông nghiệp &PTNT và các cấp có thẩm quyền; Sở chịu trách nhiệm theo dõi và

đánh giá trực tiếp dự án, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền (Bộ Nông nghiệp

&PTNT hoặc UBND tỉnh Hà Nam) về tình hình thực hiện dự án

Bước 5: Nghiệm thu bàn giao công trình:

Công tác nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng được Sở Nôngnghiệp &PTNT Hà Nam tổ chức chỉ đạo theo đúng quy định của Luật Xây dựng,các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng Thông thường do Lãnh đạo Sởchủ trì tổ chức thực hiện với sự tham gia của Ban quản lý dự án,Tư vấn thiết kế, Tưvấn giám sát, nhà thầu xây dựng, cung ứng thiết bị và cơ quan giám định chất lượng

theo phân cấp (nếu có), cơ quan quản lý và sử dụng công trình.

Đối với các dự án có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xâydựng công trình được lập cho từng giai đoạn Nhà thầu thi công xây dựng phải lậptiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiệnnhưng phải đảm bảo phù hợp với tiến độ thi công tổng thể của dự án Chủ đầu tư, tưvấn giám sát, nhà thầu thi công và các bên liên quan có trách nhiệm theo dõi, giámsát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến

độ thi công ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không làm ảnh hưởng đến tiến độchung của dự án

Trang 25

Công tác quản lý tiến độ trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa Ban quản lý dự ánvới các nhà thầu thi công Tuy nhiên, hầu hết các dự án phải ra hạn thời gian thựchiện hợp đồng, có dự án ra hạn thời gian thực hiện đến 4 lần

Nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ do các nguyên nhân sau:

+ Nguồn vốn bố trí cho dự án không đủ hoặc không kịp thời làm ảnh hưởngđến công tác thanh toán, giải ngân của nhà thầu dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản,nhà thầu không có vốn để thi công liên tục

+ Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn vướng mắc đã dẫn đếnkéo dài thời gian thi công của dự án

+ Công trình thi công phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, đặc biệt là chỉthi công được trong thời gian ngắn vì vừa thi công vừa phải phục vụ sản xuất nôngnghiệp Đối với công trình đê điều chủ yếu thi công trong mùa khô

* Quản lý chất lượng:

Công tác quản lý chất lượng công trình do đội ngũ cán bộ giám sát của Banquản lý dư án và đơn vị Tư vấn giám sát, ban giám sát cộng đồng Tư vấn giám sátviệc thực hiện của các nhà thầu thi công theo đúng thiết kế được duyệt và phải tuânthủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án thông qua công tác thí nghiệm và quản lý thínghiệm Theo dõi, giám sát các kết quả cụ thể của dự án để xác định xem có phùhợp với các tiêu chuẩn đã định hay không và đề xuất với chủ đầu tư các biện phápcần thiết để ngăn ngừa, triệt tiêu các nguyên nhân dẫn đến không đảm bảo chấtlượng công trình Ngoài ra còn thực hiện công tác kiểm soát chất lượng công trìnhbởi các hợp đồng tư vấn độc lập

* Quản lý chi phí:

Quản lý tổng mức đầu tư dự án được thực hiện trong toàn bộ quá trình thựchiện dự án Mục đích của quản lý tổng mức đầu tư dự án là xác lập chiến lược, cácthủ tục, các biện pháp để lập kế hoạch và kiểm soát chi phí, bao gồm các nội dungsau:

+ Quản lý chi phí trước khi dự án bắt đầu được thực hiện tức là xác định cácchỉ tiêu chi phí cần thiết để thực hiện dự án

Trang 26

+ Quản lý chi phí trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm kiểm soát chi phí

và khống chế giá thành: thường xuyên đánh giá các chi phí thực tế, so sánh với các

số liệu kế hoạch được lập để đề ra các biện pháp ngăn chặn và điều chỉnh những sailệch không mong muốn

Các dự án đầu tư xây dựng thường tăng các chi phí so với quyết định duyệtban đầu được duyệt, có dự án phải điều chỉnh cơ cấu trong tổng mức đầu tư, có dự

án phải điều chỉnh cả tổng mức đầu tư, điển hình như các dự án: Dự án nạo vét sôngChâu Giang; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối ĐT.499 đến ĐT.492 phục vụcứu hộ, cứu nạn đê sông Hồng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; Dự án xây dựng cácđoạn kè từ mỏ 2 đến mỏ 3, từ mỏ 5 kè Nguyên Lý đến đầu kè lát mái Chương Xá vàđoạn từ mỏ hàn số 4 kè Chương Xá đến hết kè Vũ Điện

Nguyên nhân: Trong quá trình triển khai dự án đã phát sinh một số khối

lượng, điều chỉnh giải pháp thi công, bù giá vật liệu, nhân công, máy theo thời điểmthi công; do trong quá trình triển khai thực hiện Nhà nước đã thay đổi cơ chế chínhsách về tiền lương cơ bản; do bố trí nguồn vốn không kịp thời

b) Quản lý dự án theo giai đoạn của dự án:

* Quản lý giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Giai đoạn này được giao cho bộ phận Kế hoạch thực hiện bao gồm cácnhiệm vụ: chủ trì trong việc lập và trình duyệt đề cương, dự toán của công tác khảosát, lập dự án đầu tư; tổ chức lựa chọn các đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư;kiểm tra, soát xét hồ sơ dự án, tham mưu văn bản trình để Sở Nông nghiệp &PTNTtrình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư

* Quản lý giai đoạn thực hiện đầu tư:

- Nhiệm vụ của bộ phận Kế hoạch tổng hợp

+ Phối hợp với phòng Quản lý xây dựng công trình thuộc Sở tham mưu vănbản để Sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch đấu thầu các gói thầu của dựán

+ Phối hợp với địa phương trong việc tổ chức đo đạc, kiểm đếm, lên phương

án đền bù, giải phóng mặt bằng, đôn đốc tiến độ thực hiện

Trang 27

+ Chuẩn bị các thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thicông và dự toán, tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán trình Sở thẩmđịnh trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

+ Kiểm tra, soát xét và trình duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán

+ Lập, trình duyệt Hồ sơ mời thầu

+ Chuẩn bị các thủ tục, trình kết quả lựa chọn Tư vấn giám sát thi công.+ Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục lựa chọn Nhà thầu xây lắp trình Sở thẩm địnhphê duyệt

- Nhiệm vụ của bộ phận giám sát thi công:

Bộ phận Giám sát thi công là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước phápluật, Giám đốc Ban về tiến độ, khối lượng, chất lượng, giá trị nghiệm thu côngtrình, hạng mục công trình xây dựng Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chứcnăng nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước về công tác giám sát thicông

Ngoài các quy định chung của Nhà nước, của tỉnh, mỗi cán bộ Ban khi thựchiện việc giám sát xây dựng công trình còn phải chấp hành quy định, quy chế củaBan Cán bộ giám sát của Ban thực hiện việc giám sát xây dựng công trình chịu sựchỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Phó giám đốc phụ trách

Đối với công trình có phân công cán bộ giám sát chính, giám sát phụ thì cán

bộ giám sát chính chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ban về công việc được giao,cán bộ giám sát phụ chịu trách nhiệm giúp việc giám sát chính, chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Ban về nhiệm vụ được cán bộ giám sát chính phân công

Công tác giám sát phải thực hiện theo nguyên tắc giám sát trực tiếp thườngxuyên, liên tục, kiểm tra định kỳ, đặc biệt chú trọng đến các hạng mục công trìnhngầm, công trình dưới nước nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng Côngtác giám sát kỹ thuật trên hiện trường phải được thể hiện trung thực, khách quan,chính xác trên hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định Báo cáokịp thời mọi diễn biến của công việc được phân công cho cấp trên trực tiếp và lãnhđạo Ban, các sai phạm (nếu có) của nhà thầu thi công công trình bằng văn bản

Trang 28

Công tác giám sát kỹ thuật bao gồm: khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựngcông trình; khảo sát phục vụ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công; thiết kế

kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công; thi công xây dựng công trình

Cán bộ giám sát chịu trách nhiệm trước cơ quan và pháp luật nếu:

+ Để nhà thầu thi công không đúng thiết kế, không đúng quy chuẩn, tiêuchuẩn kỹ thuật xây dựng hiện hành mà không được cấp có thẩm quyển cho phép

+ Để nhà thầu thi công không đúng đồ án thiết kế được duyệt

+ Xác nhận, nghiệm thu khối lượng không đúng

+ Xác nhận, nghiệm thu khối lượng không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng.+ Lập biên bản không đúng với thực tế

Quyền hạn của cán bộ giám sát được đảm bảo theo quy định chung của Luậtpháp hiện hành gồm:

+ Được quyền yêu cầu các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng thực hiệnđúng nội dung hợp đồng đã ký kết và theo quy định hiện hành của pháp luật Khôngcho phép nhà thầu đưa vào công trình các loại vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị,…không đúng chủng loại, không đảm bảo chất lượng

+ Yêu cầu nhà thầu thực hiện công tác khảo sát đúng đề cương đã duyệt,đúng quy trình kỹ thuật

+ Yêu cầu nhà thầu cung cấp đủ số lượng hồ sơ, các loại tài liệu theo hợpđồng, theo quy định

+ Trong quá trình thi công: Yêu cầu nhà thầu giải thích các vấn đề trong đồ

án thiết kế còn chưa rõ

+ Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thiết kế được duyệt; tiêu chuẩn, quy trình

kỹ thuật

+ Được phép đình chỉ thi công 01 ngày nếu nhà thầu thi công không đúng đồ

án thiết kế hoặc thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sau đó báo cáo ngay vớilãnh đạo Ban để xin ý kiến chỉ đạo, các ý kiến của cán bộ giám sát phải được ghitrong nhật ký công trình hoặc lập thành biên bản

Ngày đăng: 25/10/2017, 23:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính Phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015:về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2015
4. Chính Phủ (2015), Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015:về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015
Tác giả: Chính Phủ
Năm: 2015
9. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2012), “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến 2020”, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hộitỉnh Hà Nam đến 2020”
Tác giả: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam
Năm: 2012
10.Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2014), “Báo cáo đánh giá thực hiện kếhoạch năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015”, Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo đánh giá thực hiện kế"hoạch năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015”
Tác giả: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam
Năm: 2014
11. Bùi Ngọc Toàn (2008), “Các nguyên lý quản lý dự án”, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các nguyên lý quản lý dự án”
Tác giả: Bùi Ngọc Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bảnGTVT
Năm: 2008
12. Bùi Ngọc Toàn (2008), “Quản lý dự án xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng công trình”, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dự án xây dựng, giai đoạn thi công xâydựng công trình”
Tác giả: Bùi Ngọc Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
Năm: 2008
13. Bùi Ngọc Toàn (2010), “Quản lý dự án xây dựng: Lập và thẩm định dự án”, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý dự án xây dựng: Lập và thẩm định dự án”
Tác giả: Bùi Ngọc Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
Năm: 2010
14. Kiểm toán nhà nước khu vực 1 (2014), Báo cáo kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013 của Ban quản lý dự án nông nghiệp&PTNT Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kiểm toán việc quản lý và sửdụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013 của Ban quản lý dự án nông nghiệp
Tác giả: Kiểm toán nhà nước khu vực 1
Năm: 2014
1. Chính Phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác
3. Chính Phủ (2013), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu Khác
8. Ủy Ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2011), Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 30/12/2011: Phê duyệt rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w