1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015 2020

61 327 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Lý do xây dựng đề án

  • 2. Mục tiêu của đề án

  • Tăng cường và nâng cao hiệu quả đổi mới công tác quản lý hoạt động TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người tiêu dùng, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế phục vụ cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xây dựng tỉnh Bắc Kạn ngày càng phát triển.

  • Ảnh 3: Đĩa xung

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LÊ TRUNG THÀNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015 2020 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015 2020 Người thực hiện: Lê Trung Thành Lớp: Cao cấp lý luận chính trị Hành chính, hệ tập trung K5 Khóa: 20132015 Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý đo lường Đơn vị công tác: Chi cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn Người hướng dẫn: PSG, TS Nguyễn Bá Dương HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Đề án này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Học viện Chính trị khu vực I đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian khóa học, đặc biệt là PGS TS Nguyễn Bá Dương đã giúp tôi nghiên cứu, thực hiện Đề án. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ và các đồng nghiệp của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành Đề án. Tôi kính mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý, giúp đỡ của các thầy, cô giáo các nhà khoa học cùng các đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và công tác tiếp theo. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó Bắc Kạn, ngày 28 tháng 7 năm 2015 Tác giả đề án Lê Trung Thành DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc là KHCN Khoa học và Công nghệ TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng XDCB Xây dựng cơ bản UBND Ủy ban nhân dân NSCL Năng suất chất lượng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam HTX Hợp tác xã TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại DN Doanh nghiệp TCCS Tiêu chuẩn cơ sở QCVN Quy chuẩn Việt Nam CQHCNN Cơ quan hành chính Nhà nước PTĐ Phương tiện đo QLNN Quản lý Nhà nước TĐC Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức A. MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Trong một vài năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TCĐLCL) có chiều hướng gia tăng và hành vi vi phạm ngày càng trở nên tinh vi hơn. Hàng năm, theo chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn phối hợp với thanh tra Sở KHCN, cơ quan Quản lý thị trường và Cảnh sát kinh tế tiến hành các cuộc thanh tra chuyên đề về TCĐLCL trong toàn tỉnh. Sau khi triển khai, có thể nói các cuộc thanh tra đã thu được những kết quả khả quan, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Từ thực tiễn hoạt động đo lường chất lượng, tỉnh Bắc Kạn đã có những nỗ lực trong việc tham mưu hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống các văn bản tương đối đầy đủ hành lang pháp lý trong lĩnh vực TCĐLCL. Hoạt động TCĐLCL đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua, góp phần đảm bảo công bằng xã hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người tiêu dùng góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả kinh doanh tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, đổi mới công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để hướng tới sử dụng các sản phẩm hàng hóa đạt yêu cầu về TCĐLCL, Chi cục TCĐLCL Bắc Kạn đã đưa ra nhiều giải pháp quản lý công tác TCĐLCL. Có thể thấy khi thực hiện đã tạo ra sự chuyển biến khá rõ nét trên phương diện quản lý Nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh. Thông qua các hoạt động mang tính thiết thực có trọng tâm, trọng điểm theo mục tiêu đề ra đã khơi dậy ý thức và trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình cũng như tạo ra bước đột phá làm tiền đề, cơ sở cho hoạt động trong những năm tiếp theo. Tình trạng gian lận về TCĐLCL giảm hẳn, đặc biệt tại các chợ, các trung tâm thương mại hiện tượng cân không chính xác, cân gian không phát hiện. Trên địa bàn tỉnh không để xẩy ra vi phạm chất lượng nghiêm trọng ở một số sản phẩm hàng hóa nhạy cảm như: vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế như: hệ thống các văn bản chưa thống nhất; hiện tượng kinh doanh hàng hóa có những biểu hiện thiếu lành mạnh, một số cơ sở kinh doanh trong tỉnh có những hành vi vi phạm pháp luật về đo lường và chất lượng hàng hóa dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến nguồn ngân sách Nhà nước của tỉnh Bắc Kạn. Đặc biệt tình trạng này có chiều hướng gia tăng và ngày càng trở nên tinh vi hơn. Bên cạnh đó công tác quản lý Nhà nước về TCĐLCL có lúc, có nơi còn có biểu hiện thiếu kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy định quản lý ở tất cả các khâu trong quản lý Nhà nước về TCĐLCL. Để không ngừng đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hoạt động TCĐLCL trở thành công cụ quan trọng, hữu hiệu và cấp bách hơn bao giờ hết. Từ những vấn đề bức thiết trên chúng tôi chọn đề án: “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 2020 làm đề án tốt nghiệp hệ cao cấp lý luận chính trị. 2. Mục tiêu của đề án 2.1. Mục tiêu chung Tăng cường và nâng cao hiệu quả đổi mới công tác quản lý hoạt động TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người tiêu dùng, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp trong tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế phục vụ cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xây dựng tỉnh Bắc Kạn ngày càng phát triển. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đến năm 2016: 100% công chức được chuẩn hóa ngạch kiểm soát viên chất lượng, 100% công chức, viên chức được đào tạo đầy đủ nghiệp vụ có liên quan; việc phối hợp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa tại địa phương có đầy đủ các quy chế, quy định do UBND tỉnh ban hành; việc quản lý Nhà nước về đo lường trên địa bàn tỉnh được quy định thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã; 100% phương tiện đo nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý cấp tỉnh được quản lý kiểm định theo định kỳ; có 70% phương tiện đo nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý cấp huyện được quản lý kiểm định theo định kỳ; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có năng lực thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn được 3060 phương tiện đo nhóm 2. Đến năm 2020: các sản phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương có liên quan đến an toàn, sức khỏe và môi trường đều có kế hoạch xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương; có 90% phương tiện đo nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý cấp huyện được quản lý kiểm định theo định kỳ; 100% các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các Chi cục và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001; 100% các Bệnh viện, Trung tâm Y tế triển khai xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến; 100% các phòng thử nghiệm, kiểm nghiệm, xét nghiệm phục vụ công tác quản lý Nhà nước của các ngành được triển khai xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến; có 70% doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có năng lực thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn được 4060 phương tiện đo nhóm 2. 3. Giới hạn của đề án: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề án là nâng cao hiệu quả quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 2020. 3.2. Phạm vi không gian: Đề án được thực hiện trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn. 3.3. Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020. B. NỘI DUNG 1. Cơ sở xây dựng đề án 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề án 1.1.1.1.Khái niệm “Quản lý” Cho đến nay cũng có nhiều cách hiểu về quản lý. Khái quát những quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước có thể đi đến định nghĩa quản lý như sau: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng và cơ hội của tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức đề ra trong môi trường luôn thay đổi. Theo nhà nghiên cứu người Pháp là Fayon, các chức năng cơ bản của quản lý bao gồm: Chức năng lập kế hoạch; Chức năng tổ chức; Chức năng chỉ đạo; Chức năng kiểm tra. 1.1.1.2.Khái niệm hiệu quả quản lý Khái niệm này được thể hiện ở trình độ và khả năng quản lý của các chủ thể quản lý. Hiệu quả quản lý phản ánh chất lượng hoạt động quản lý. Nó được tính bằng hiệu quả đầu ra trên các yếu tố đầu vào. 1.1.1.3.Khái niệm tiêu chuẩn Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn đo lường một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. 1.1.1.4. Khái niệm về quy chuẩn kỹ thuật Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. 1.1.1.5. Khái niệm về chất lượng Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau: Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu (theo Juran một Giáo sư người Mỹ). Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định Theo Giáo sư Crosby. Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn. Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thường là: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp. 1.1.1.6. Khái niệm chung về đo lường Đo lường nhằm định hướng đến được sự thống nhất và chính xác, nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khỏe và môi trường; đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu quốc tế.Do vậy đo lường là một hoạt động đặc biệt, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Đo lường xuất hiện rất sớm cùng với sự xuất hiện rộng rãi, khiphát sinh nhu cầu trao đổi vật chất của con người. Khái niệm cân, đong, đo, đếm luôn tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người qua các thời kỳ. Khó có thể hình dung xã hội hiện đại như ngày nay lại thiếu các hoạt động đo lường. Trong nhiều lĩnh vực, đo lường không phải là kết quả của một hoạt động cụ thể nào đó nhưng lại là cơ sở để xác định kết quả của hoạt động đó. 1.1.2. Nội dung của việc nâng cao hiệu quả quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng Để nâng cao hiệu quả quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây: 1.1.2.1.Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch quản lý 1.1.2.2.Phân phối và tổ chức các nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cụ thể là: a.Nhiệm vụ quản lý tiêu chuẩn chất lượng: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương, phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; Tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong lĩnh vực được phân công và tổng hợp, báo cáo về hoạt động công bố hợp chuẩn, hợp quy trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hoá, chất lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên địa bàn, hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu theo phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; Thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn; Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn; Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo đơn vị. b. Nhiệm vụ quản lý đo lường: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực quản lý đo lường; Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về đo lường; Quản lý, xây dựng quy hoạch chuẩn đo lường của địa phương, xây dựng mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường đáp ứng yêu cầu của địa phương. Quản lý hoạt động của các cơ sở được uỷ quyền kiểm định và các cơ sở hoạt động dịch vụ kỹ thuật về đo lường; Tổ chức thực hiện việc kiểm tra về đo lường, hàng đóng gói sẵn theo định lượng; thực hiện các biện pháp để các tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra phép đo, phương pháp đo; Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra chuyên ngành về đo lường trên địa bàn theo phân công, phân cấp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 1.1.2.3.Công tác lãnh đạo, chỉ đạo 1.1.2.4.Công tác đánh giá, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện 1.1.3. Hiệu quả của công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng Công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để hướng tới sử dụng các sản phẩm hàng hóa đạt yêu cầu về TCĐLCL; Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận về đo lường; đảm bảo đo lường chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tạo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, đóng góp tích cực phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, tiến tới xã hội hóa hoạt động đo lường. Tư vấn cho các doanh nghiệp áp dụng mã số mã vạch vào quá trình sản xuất; hướng dẫn công bố, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh góp phần nâng cao công tác quản lý. 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý 1.2.1. Cơ sở chính trị Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 1991 và sửa đổi năm 2011. Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng coi KHCN cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nghị quyết Đại hội lần thứ IX tiếp tục khẳng định vai trò của KHCN trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Đại hội X nhấn mạnh vai trò động lực của KHCN trong phát triển kinh tế tri thức và Đại hội XI đề ra đường lối đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, KHCN giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục khẳng định, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.2.2. Cơ sở pháp lý Luật Đo lường Ngày 11112011 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 2962006; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21112007; Nghị định số 1272007NĐCP ngày 0182007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 1322008NĐCP ngày 31122008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phầm, hàng hoá; Nghị định số 802013NĐCP ngày1972013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa Nghị định số 832006NĐCP ngày 1782006 của Chính phủ về việc qui định trình tự thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp Nhà nước Nghị định số 552012NĐCP ngày 2862012 của Chính phủ về việc qui định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số 132008NĐCP ngày 04022008 của Chính phủ quy định các tổ chức chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thông tư liên tịch số 052008TTLTBKHCNBNV ngày 1862008 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ vv Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; Thông tư liên tịch số 142009TTLTBKHCNBNV ngày 2852009 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ vv Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 242013TTBKHCN ngày 3092013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Thông tư số 232013TTBKHCN ngày 2692013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2; Thông tư số 222013TTBKHCN ngày 2692013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng, trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; Thông tư số 212014TTBKHCN ngày 1572014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; Quyết định số 1142005QĐTTg ngày 2652005 của Thủ tướng Chính phủ vv thành lập và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Quyết định số 317QĐTTg Ngày 15032012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc các tỉnh thành phố Trung ương. Quyết định số 94QĐKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn về việc phân bổ chỉ tiêu biên chế năm 2009; Quyết định số 118QĐUBND ngày tháng 22012009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu biên chế năm 2009 cho Sở Khoa học và Công nghệ; Quyết định 651QĐUBND ngày 0242009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. 1.3. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây, hội nhập quốc tế ở khu vực của nước ta ngày càng sâu rộng nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh những thời cơ thuận lợi có được cũng kéo theo nhiều thách thức. Trong lĩnh vực tiêu dùng, vấn đề hàng hóa dịch vụ kém chất lượng, tình trạng hàng giả, hàng nhái, và hàng loạt các vấn đề khác trong cuộc sống đang ảnh hưởng và gây những hậu quả khôn lường cho người tiêu dùng. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây viết tắt là Chi cục) là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Trong những năm qua Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như quản lý thị trường, công an kinh tế tiến hành quản lý và tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Bên cạnh những kết quả đạt được. Công tác này cũng còn rất nhiều tồn tại bất cập tốn kém nhất là về hiệu quả quản lý. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về trình độ, năng lực hạn chế ở đội ngũ cán bộ; công cụ và phương pháp quản lý còn chưa hiệu quả. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục tình trạng hàng giả, hàng nhái kém chất lượng cũng như các vi phạm khác trong lĩnh vực thực phẩm, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, điện tử, xăng dầu v.v… đòi hỏi tỉnh Bắc Kạn phải đồng bộ hiệu quả nhiều vấn đề từ nâng cao nhận thức thái độ đến hành vi của người kinh doanh lẫn người tiêu dùng. Đặc biệt phải chú trọng đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Nếu không giải quyết được vấn đề trên, những yếu kém hạn chế trong quản lý sẽ dẫn đến những hiệu quả tiêu cực có được ảnh hưởng đến cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2. Nội dung thực hiện của đề án 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án: 2.1.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn tác động đến công tác quản lý TCĐLCL: Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nội địa, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với 4 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Tỉnh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện có 8 đơn vị hành chính (7 huyện, 1 thị xã) với 122 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 300.000 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. Mặc dù là một tỉnh miền núi nghèo, và còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền tỉnh, Bắc Kạn đã từng bước có những nỗ lực vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 20112014 đạt 12,3%, trong đó: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 9,1%; khu vực công nghiệp XDCB tăng 11,21%; khu vực dịch vụ tăng 15,67%. Tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) năm 2014 đạt 6.276 tỷ đồng, tăng 2.734 tỷ đồng so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 20,4 triệu đồng, tăng 8,5 triệu đồng so với năm 2010. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp: Năm 2014, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 38,86%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm 18,26%; khu vực dịch vụ chiếm 42,88%. So với năm 2010, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 0,34%, khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 1,03%, khu vực dịch vụ giảm 1,37%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 20112014 tăng bình quân 10,44%năm. Chi ngân sách nhà nước tăng bình quân 1,72%năm. Bên cạnh những kết quả đạt được, Bắc Kạn vẫn là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn so với cả nước. Hiện nay, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đang tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, quyết tâm vượt khó, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng ngang tầm với yêu cầu của tình hình mới. Xã hội ngày càng phát triển thì hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng ngày càng đóng vai trò quan trọng cũng như tác động sâu sắc đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội. TCĐLCL đã trở thành một yếu tố, một nhu cầu văn hóa trong đời sống của tất cả mọi ng¬ười, của toàn xã hội. Cùng với những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch cải cách nền kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, hoạt động TCĐLCL tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển chung của xã hội. Công tác TCĐLCL đã thực sự góp phần quan trọng trong việc đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân; ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, năng lượng; đảm bảo an toàn, sức khỏe và môi trường; đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập quốc tế. TCĐLCL là một lĩnh vực có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn và liên quan mật thiết đến mọi mặt của đời sống xã hội. Ở tỉnh Bắc Kạn, được sự quan tâm của tỉnh, của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Sở KHCN, hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ngày càng được đảm bảo, phong trào nâng cao năng suất chất lượng diễn ra sôi động. Trong đó, Chi cục TCĐLCL là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh đã có nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo đo lường và đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong bối cảnh hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, người tiêu dùng bị áp lực ngày càng tăng về các hành vi vi phạm quy định về TCĐLCL phát sinh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đo lường điện, y tế, kinh doanh vàng… Do đó việc nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đo lường đối với doanh nghiệp và người dân là việc làm hết sức cần thiết. Qua đó giúp cơ quan quản lý, các doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về đo lường cũng như phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận về TCĐLCL; nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, đóng góp tích cực phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội trên địa bàn của tỉnh, tiến tới xã hội hóa hoạt động đo lường. Có như thế thì hoạt động TCĐLCL mới thực sự đi vào đời sống nhân dân 2.1.2. Một số điều tra về thực tiễn công tác quản lý TCĐLCL: Hiện nay hàng hóa kém chất lượng xuất hiện nhiều và có mặt ở khắp mọi nơi cùng các thủ đoạn gian lận về đo lường, chất lượng ngày càng tinh vi, chẳng những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng. Trong lĩnh vực quản lý xăng dầu của tỉnh Bắc Kạn qua các nghiên cứu và khảo sát cho thấy: Năm 2014, tại tỉnh Bắc Kạn đã xử lý một số cơ sở vi phạm về đo lường và chất lượng xăng dầu, Cơ quan chức năng đã phát hiện có cơ sở đã rút ruột đến 7% lượng xăng bán lẻ cho khách hàng, chất lượng xăng không phù hợp so với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01: 2009BKHCN ) và tiêu chuẩn công bố áp dụng của doanh nghiệp. Hiện tượng gian lận về đo lường và chất lượng xăng dầu xảy ra trong thời gian qua khá phổ biến và nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích của người tiêu dùng và ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Kạn. Việc tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng có tác động tích cực, tuy nhiên ở một số nơi trên địa bàn các huyện vẫn còn lơi lỏng gây nhiều bức xúc. Tình trạng gian lận bằng chíp điện tử khá phổ biến, bên cạnh đó một số cơ sở còn dùng nhiều thủ thuật như pha trộn thêm tạp chất (xăng A83 hoặc dầu hỏa) rồi bán với giá xăng A92 gây thiệt hại không nhỏ đến nguồn ngân sách nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của các nhà sản xuất. Thủ thuật gian lận thứ nhất bằng cách trong cột bơm sử dụng IC 32 chân, chân thứ 16 hàn một đầu dây ra và gắn với công tắc làm thay đổi chương trình làm việc của IC dẫn đến cột bơm sai (trên 4%). Thủ đoạn gian lận này công tắc gắn trong cột bơm thường ở những vị trí khó phát hiện hoặc đi ngầm dưới đất dãn vào nhà điều hành. Ảnh 1: Chíp điện tử Thủ thuật thứ 2 tinh vi hơn, gắn bo mạch điện tử vào cột bơm xăng. Bo mạch này có nguồn điện cung cấp riêng có chương trình làm việc để thay đổi bộ điềm xung của cột bơm, làm sai số (+) lớn hơn, thường trên 5%. Mạch điện tử này cũng được gắn công tắc cơ hoặc bộ điều khiển từ xa để đối phó với cơ quan quản lý đo lường. Ảnh 2: Bo mạch điện tử Thủ thuật thứ ba là thay đổi số rãnh trong đĩa lỗ của hộp biến đổi đo lường, làm cột bơm sai số (+) đến 4%. Ảnh 3: Đĩa xung Thủ thuật thứ 4 là cài mật khẩu cho bộ chỉ thị điện tử. Có những cây xăng ăn gian rất tinh vi, sử dụng công nghệ cao. Chủ cơ sở chỉ cần cúp cầu dao điện rồi bật lại là có thể xóa hết các dấu vết vi phạm. Ảnh 4: Cài đặt Pasword trên bàn phím (thủ thuật gian lận mới). Thủ thuật gian lận nữa đó là các cơ sở kinh doanh xăng dầu lắp thêm bộ tỷ số truyền nằm giữa bầu lường và hộp biến đổi đo lường nhằm thay đổi tốc độ truyền giữa bầu lường và hộp biến đổi đo lường nhằm làm sai số (+) đến 4%. Thủ thuật này rất dễ đối phó với cơ quan chức năng bằng cách lấy bánh răng gian lận ra và lắp lại bánh răng tiêu chuẩn. Ảnh 5: Mạch tăng xung. Thủ thuật mới và tinh vi hơn cả là loại chip điện tử hai chế độ, khi bán hàng, chip được đặt ở chế độ sai số nhất định lượng hàng bán ra. Khi đối phó với đoàn kiểm tra, chíp điện tử hoạt động ở chế độ sai số trong mức cho phép. Mức sai số (+) từ 5 đến 7%. Ảnh 6: Gắn chíp điều khiển trong các trụ bơm xăng. Việc gian lận hầu như là việc làm bình thường của nhiều cây xăng mà hầu hết người tiêu dùng đều biết, tuy nhiên không có bằng chứng vì thiết bị gian lận được gắn một cách tinh vi, hiện đại và khó phát hiện. Nguyên nhân: Những sai phạm trên là do một số nguyên nhân sau: + Nguyên nhân khách quan: Các cơ sở kinh doanh trong tỉnh chưa nâng cao nhận thức, trách nhiệm và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, không ít người tiêu dùng thiếu kiến thức về đo lường, chất lượng nên không tự kiểm tra được hàng hóa khi mua bán. Hệ thống văn bản pháp luật về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng chưa thực sự hoàn thiện và những văn bản đã có thì còn mới nên việc quản lý, xử lý đối với cán bộ, công chức còn lúng túng, người dân chưa tiếp cận được văn bản. Lực lượng quản lý chuyên ngành của tỉnh phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm, tuy nhiên tình hình vi phạm về đo lường thông qua phương tiện đo vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, chủ yếu trong việc giao nhận, mua bán, thanh toán trong hệ thống phân phối bán lẻ, gây bức xúc và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng. + Nguyên nhân chủ quan: Công tác tuyên truyền các văn bản quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng chưa kịp thời dẫn đến nhận thức của người kinh doanh và người sử dụng còn hạn chế; Một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu cố ý vi phạm để sinh lợi một cách bất chính mà không suy xét đến hậu quả nếu như bị cơ quan Nhà nước phát hiện và xử lý. Hậu quả: Gây thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân: Gian lận thương mại đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng, hàng năm bị “móc túi” ước tính đến hàng nghìn tỷ đồng; xăng dầu bán ra không đảm bảo chất lượng phá hoại nhanh chóng máy móc, hủy hoại lòng tin vào thương hiệu của doanh nghiệp đầu mối có uy tín khi một đại lý nào đó của doanh nghiệp này có hành vi gian lận thương mại. Thiệt hại về uy tín cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước Việc quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng như cơ quan Quản lý thị trường, chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Công an tỉnh … đã dẫn đến việc người dân mất niềm tin vào cơ quan quản lý nhà nước. Hành vi gian lận được thực hiện trên phạm vi rộng và công khai trên thị trường nhưng cơ quan Nhà nước đã không nắm bắt được tình hình. Gây giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong xã hội Người dân giảm sút lòng tin về việc thực thi nhiệm vụ quản lý đối với các cơ quan nhà nước. Gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu diễn ra khá phức tạp, thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích người tiêu dùng, là vấn đề bưc xúc của xã hội và là lực cản của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong tiến trình hội nhập WTO. Giảm sút pháp chế xã hội chủ nghĩa Nước Việt Nam là đất nước của dân, do dân và vì dân đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ là vì nhân dân, phục vụ nhân dân. Đồng thời, các pháp chế được xây dựng nên cũng không nằm ngoài tính chất đó. Tuy nhiên, hành vi các hành vi gian lận trong thương mại nói chung và kinh doanh xăng dầu nói riêng đã làm ảnh hướng đến tính nghiêm minh, tính hiệu lực thực sự của luật pháp Việt Nam. 2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án 2.2.1. Khái quát về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn Thực hiện Quyết định số 94QĐKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Sở KHCN tỉnh Bắc Kạn về việc phân bổ chỉ tiêu biên chế năm 2009 cho Chi cục. Chi cục TCĐLCL (Chi cục) được giao chỉ tiêu biên chế năm 2009 là: 09 người; Tổng số biên chế và lao động hiện có của Chi cục: 11 người, trong đó 08 biên chế quản lý Nhà nước, 03 HĐ (theo vụ việc). Bố trí như sau: 01 Phó chi cục trưởng phụ trách chuyên môn, 01 trưởng phòng và 02 Phó phòng phụ trách, 04 chuyên viên. a. Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Chi cục: Lãnh đạo Chi cục gồm có 01 Phó Chi cục trưởng. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: + Phòng Hành chính Tổng hợp (01 Phó phòng phụ trách, 01 chuyên viên, 01 HĐ lái xe theo vụ việc). + Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng (01 Phó phòng phụ trách, 01 chuyên viên). + Phòng Quản lý Đo lường (01 trưởng phòng, 02 chuyên viên, 02 HĐ vụ việc) b. Tình hình hoạt động của đơn vị: Trải qua 05 năm, công tác TĐC được sự quan tâm của lãnh đạo Sở KHCN, UBND tỉnh được đầu tư về phương tiện, trang thiết bị làm việc và tổ chức bộ máy được kiện toàn, tập thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên Chi cục đã đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, phát huy tốt những mặt thuận lợi, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong hoạt động của đơn vị luôn chấp hành tốt đường lối chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế dân chủ ở trong cơ quan. Các nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong từng tháng, quý đã bám sát vào kế hoạch năm và nhiệm vụ chính trị của đơn vị và được tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt, chế độ báo cáo kịp thời đúng theo quy định. Công tác lãnh đạo của đơn vị luôn sâu sát, chặt chẽ, bám sát thực tiễn hoạt động chuyên môn và kế hoạch đề ra. Vì vậy, trong những năm qua nhiều mặt công tác của đơn vị đã đạt được kết quả như: công tác phổ biến hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá; Công tác kiểm định đo lường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh trọng điểm; công tác kiểm tra đo lường thị trường, kiểm tra hàng bao gói sẵn; công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ hàng năm; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm VILAS 380 theo tiêu chuẩn ISOIEC 17025 . BẢNG TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY BIÊN CHẾ TTT Cơ cấu tổ chức Nhu cầu biên chế (người) Hành chính Sự nghiệp Hợp đồng 68 HĐ tự trang trải Cộng (hiện tại và nhu cầu mới) = 22 người 10 09 03 Tổng biên chế và hợp đồng (hiện tại) = 11 người 08 03 Nhu cầu biên chế cần bổ sung = 14 người 02 09 03 1 1 Lãnh đạo Chi cục: Phó Chi cục trưởng 01 01 2 Phòng Hành chính Tổng hợp: Trưởng phòng Kế toán Tổng hợp Lái xe Bảo vệ 02 01 01 02 01 01 3 Phòng Quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng: Trưởng phòng Công chức quản lý về tiêu chuẩn chất lượng; 03 01 02 4 Phòng Quản lý Đo lường: Trưởng phòng Công chức quản lý về đo lường 03 01 02 5 5 5 Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Kiểm định Hiệu chuẩn đo lường Phòng Thử nghiệm Đào tạo tư vấn 11 01 01 01 04 03 01 01 2.2.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Với chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động TCĐLCL, Chi cục TCĐLCL đã trình giám đốc sở khoa học công nghệ ban hành các chương trình, quy hoạch và kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về phát triển hoạt động TCĐLCL, sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hướng dẫn tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình quy hoạch và kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Với sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục đã tham mưu cho Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh những chủ trương chính sách về tiêu chuẩn đo lường chất lượng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thực hiện những quy định quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng ở địa phương. Tham mưu cho Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh phê duyệt 02 dự án về triển khai thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 20142015 và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đến năm 2020. Tham mưu cho Sở Khoa học và Công nghệ trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt xây dựng Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Tham mưu cho Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, tích cực tham gia góp ý đối với các văn bản pháp luật của địa phương do các Sở, ngành soạn thảo văn bản có liên quan đến công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng công tác tham mưu và tổ chức triển khai chức năng, nhiệm vụ của Chi cục vẫn còn một vài hạn chế, cần cố gắng nỗ lực khắc phục trong thời gian tới: + Chưa có cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp nên trong triển khai thực hiện Dự án Nâng cao NSCL còn gặp nhiều khó khăn. + Việc triển khai thực hiện áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động các cơ quan hành chính Nhà nước vẫn còn một số cơ quan chưa quan tâm trong việc áp dụng và duy trì. + Trang thiết bị kỹ thuật của Chi cục như: thiết bị chuẩn dùng để kiểm tra, kiểm định đã cũ và một số chuẩn đo lường chưa được đầu tư mới, cùng với đó nguồn nhân lực chưa được bổ sung cả về số lượng và chất lượng dẫn đến chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý và dịch vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng,... 2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện phối hợp quản lý Công tác quản lý TCĐLCL trong những năm qua đã phát huy được vai trò tích cực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, góp phần đảm bảo đo lường, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống xã hội. Hàng năm Chi cục chủ trì và phối hợp với Thanh tra Sở KHCN, các Sở, ban ngành có liên quan tổ chức thanh kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; kiểm tra đo lường chất lượng xăng, dầu, gas; kiểm tra hàng hóa tết Trung thu, Tết Nguyên đán; Kiểm tra đồ điện, điện tử trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc tuân thủ các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Đo lường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cử thành viên tham gia cùng đoàn kiểm tra liên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Kạn kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh. Đã tiến hành kiểm tra 29 cơ sở trong đó 16 doanh nghiệp và 13 hộ kinh doanh cá thể. Qua kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp và 07 hộ kinh doanh cá thể chưa kiểm định cân, đoàn kiểm tra yêu cầu các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiến hành kiểm định cân theo đúng quy định. Mặc dù vậy, do đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về TCĐLCL còn mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình hiện nay, việc phối hợp thanh kiểm tra vẫn còn nhiều khó khăn, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý TCĐLCL chưa có sự đầu tư về chiều sâu, thiếu tính đồng bộ. 2.2.4. Thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo Trong những năm qua công tác quản lý chỉ đạo TCĐLCL của tỉnh Bắc Kạn đã phát huy được vai trò tích cực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội góp phần đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng: + Hướng dẫn 09 cơ sở đăng ký sử dụng mã số, mã vạch cho các sản phẩm rượu Bảo Sơn, Miến dong Chu Vân, HTX miến Đồng Tâm, HTX miến Côn Minh, măng ớt Phong Phin, chè tuyết, măng, mộc nhĩ… và 11 cơ sở xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các sản phẩm cống bê tông, vàng thương phẩm, cửa sổ nhựa lõi thép Bảo Anh, Xuân Thắng; vở học sinh của Nhà in Bắc Kạn, cột điện bê tông ly tâm Hoa Nam, tép chua , bún khô của Hội Phụ nữ tỉnh. + Thường xuyên cập nhật tin cảnh báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại vào trang web của Sở KHCN và cập nhật tin cảnh báo từ mạng lưới TBT Việt Nam (03 tinthángnăm). + Công tác triển khai ISO hành chính công: Hoàn thành việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cho 35 cơ quan đơn vị. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đã nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, các quy trình giải quyết công việc được công khai minh bạch tạo thuận lợi cho người dân và tổ chức trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. + Hằng năm đều có tổ chức các lớp nghiệp vụ về tiêu chuẩn, triển khai thực hiện các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ KHCN ban hành. + Đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng thí điểm tại 04 xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước. + Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 theo tiêu chuẩn quốc tế. + Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Giải thưởng chất lượng Quốc gia; Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn… Công tác quản lý Nhà nước về đo lường: + Tổ chức và thực hiện tốt Quy định về kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo lường thuộc các lĩnh vực và đại lượng đo được công nhận hoặc uỷ quyền, đảm bảo sự công bằng trong thương mại, trong sản xuất và lưu thông hàng hoá; + Bảo quản, sử dụng và khai thác chuẩn đo lường có hiệu quả. + Trang bị cho các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bộ bình đong đối chứng theo thông tư 112010TTBKHCN +Tiến hành làm hồ sơ trình và đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định công nhận chuẩn đo lường và khả năng kiểm định đối với các chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo như chuẩn kiểm định đồng hồ nước lạnh, công tơ điện 1 pha, 3 pha… cho Chi cục để kiểm định phương tiện đo theo quy định + Việc kiểm định ban đầu, định kỳ đối với các phương tiện đo là xác nhận tính hiệu lực của phương tiện đo, có ý nghĩa quan trọng trong giao nhận, thanh toán hàng hóa, an toàn trong sản xuất và khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đối với các phương tiện đo sai hỏng, yêu cầu loại khỏi sử dụng; các PTĐ có sai số không đạt yêu cầu về đo lường, Chi cục đã hiệu chỉnh lại để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về đo lường nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. + Đo điện trở tiếp địa 83 điểm đo tại các cửa hàng xăng dầu và các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh. + Ở những ngành kinh doanh quan trọng như xăng dầu, điện, nước… đều được quan tâm đầu tư thích đáng. Hầu hết các phương tiện đo cũ, kém chính xác đã được thay thế. Các phương tiện đo như cân ô tô, lưu lượng kế… cũng được đầu tư bổ sung, góp phần đảm bảo đo lường. Hàng hóa lưu thông trên thị trường hầu hết được đóng gói, bao bì tạo sự văn minh thương mại và tiện lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo còn có những bất cập như: Lĩnh vực thực thi QLNN vẫn chưa toàn diện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Một số sản phẩm, hàng hóa sản xuất, kinh doanh tại địa phương vẫn chưa được quản lý; công tác phối hợp, theo dõi và nắm thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của một số cơ quan có liên quan vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ. 2.2.5. Thực trạng công tác đánh giá kiểm tra quá trình thực hiện Có thể thấy rằng công tác kiểm tra đánh giá có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện, phòng ngừa, xử lý các vi phạm về TCCLĐL. Nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đồng thời khẳng định vai trò kiểm soát của các cơ quan quản lý phòng ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ quyền, lợi ích, sức khỏe của người tiêu dùng, Chi cục ĐLCL Bắc kạn đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra giám sát. Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng được tăng cường góp phần nâng cao nhận thức của các cơ sở kinh doanh, chấp hành đúng quy định về đo lường chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo đúng các quy định của pháp luật, giảm thiểu hiện tượng gian lận trong thương mại. Nhằm phát huy vai trò cũng như nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đo lường, Chi cục TCĐLCL thường xuyên tiến hành nhiều đợt kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu, đẩy mạnh công tác kiểm tra đo lường và cẩn trọng trong kiểm tra các phương tiện đo liên quan đến giao nhận lớn và hàng hóa có giá trị như: cột đo xăng dầu, cân vàng, công tơ điện, phương tiện đo trong lĩnh vực y tế… Trong 6 tháng đầu năm 2015, Chi cục đã kiểm tra về đo lường đối với hàng chục cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh. Qua kiểm tra 15 lượt cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cho thấy, tất cả các cơ sở kinh doanh đều thực hiện nghiêm túc việc kiểm định và nằm trong thời hạn có hiệu lực kiểm định. Hầu hết các cột đo của các cơ sở đã được kiểm tra đều có sai số nằm trong phạm vi cho phép theo quy định (trong khoảng ± 0,5%). Trong lĩnh vực Y tế, Chi cục đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra về tình hình quản lý phương tiện đo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Thông qua Chương trình kiểm tra đo lường trong Y tế cho thấy vấn đề quản lý phương tiện đo dùng trong khám và điều trị còn chưa tốt, nhiều phương tiện đo đã quá hạn kiểm định và có sai số lớn vẫn được sử dụng. Đối với các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, có nhiều cơ sở kinh doanh vàng đã chấp hành tốt việc kiểm định phương tiện đo trong mua bán, thanh toán, giao nhận, các cân vàng đã được kiểm định và còn hiệu lực kiểm định. Các cân sử dụng trong kinh doanh vàng bạc đều sử dụng loại cân điện tử có độ chính xác cao và thuận tiện trong sử dụng. Các cân vàng đều đạt yêu cầu về đo lường. Công tác kiểm tra đo lường đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi gian lận về đo lường; đảm bảo đo lường chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh. Hoạt động quản lý Nhà nước về đo lường đã góp phần ổn định và nâng cao chất lượng các sản phẩm chủ yếu của địa phương, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của hoạt động kiểm định Nhà nước tại địa bàn. Chi cục TCĐLCL tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ về quản lý chất lượng, đo lường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho các doanh nghiệp khí dầu mỏ hóa lỏng; và lớp tập huấn theo Thông tư 222013TTBKHCN Thông tư Quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc trên địa bàn tỉnh. Thông qua khóa đào tạo, các học viên đã hiểu biết và nâng cao nhận thức được các quy định liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cũng như nghiệp vụ quản lý về chất lượng, đo lường trong lĩnh vực mình kinh doanh. Hoạt động thông tin, phổ biến pháp luật về TCĐLCL đã được Chi cục triển khai kịp thời, các văn bản mới ban hành đã được phổ biến kịp thời đến doanh nghiệp để triển khai thực hiện. Chi cục đã tiến hành phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường cho các phòng Kinh tế h

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I LÊ TRUNG THÀNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀ NỘI, THÁNG NĂM 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Người thực hiện: Lê Trung Thành Lớp: Cao cấp lý luận trị - Hành chính, hệ tập trung K5 Khóa: 2013-2015 Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý đo lường Đơn vị công tác: Chi cục Tiểu chuẩn Đo lường Chất lượng Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Kạn Người hướng dẫn: PSG, TS Nguyễn Bá Dương HÀ NỘI, THÁNG NĂM 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Đề án này, xin trân trọng cảm ơn thầy giáo, cô giáo trường Học viện Chính trị khu vực I nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức suốt thời gian khóa học, đặc biệt PGS TS Nguyễn Bá Dương giúp nghiên cứu, thực Đề án Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Khoa học Công nghệ đồng nghiệp Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc Kạn tạo điều kiện giúp đỡ hoàn thành Đề án Tôi kính mong tiếp tục nhận quan tâm, góp ý, giúp đỡ thầy, cô giáo nhà khoa học đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu công tác Xin trân trọng cảm ơn tất giúp đỡ quý báu đó! Bắc Kạn, ngày 28 tháng năm 2015 Tác giả đề án Lê Trung Thành DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc KH&CN Khoa học Công nghệ TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng XDCB Xây dựng UBND Ủy ban nhân dân NSCL TCVN Năng suất chất lượng Tiêu chuẩn Việt Nam HTX Hợp tác xã TBT Hàng rào kỹ thuật thương mại DN Doanh nghiệp TCCS Tiêu chuẩn sở QCVN Quy chuẩn Việt Nam CQHCNN Cơ quan hành Nhà nước PTĐ Phương tiện đo QLNN Quản lý Nhà nước TĐC Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng CBCNVC Cán công nhân viên chức A MỞ ĐẦU Lý xây dựng đề án Trong vài năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TCĐLCL) có chiều hướng gia tăng hành vi vi phạm ngày trở nên tinh vi Hàng năm, theo đạo Bộ Khoa học Công nghệ (KH&CN), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn phối hợp với tra Sở KH&CN, quan Quản lý thị trường Cảnh sát kinh tế tiến hành tra chuyên đề TCĐLCL toàn tỉnh Sau triển khai, nói tra thu kết khả quan, góp phần bảo vệ lợi ích đáng người tiêu dùng Từ thực tiễn hoạt động đo lường chất lượng, tỉnh Bắc Kạn có nỗ lực việc tham mưu hình thành hệ thống văn quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống văn tương đối đầy đủ hành lang pháp lý lĩnh vực TCĐLCL Hoạt động TCĐLCL có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn thời gian qua, góp phần đảm bảo công xã hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp đáng người tiêu dùng góp phần quan trọng việc nâng cao suất chất lượng hiệu kinh doanh tăng sức cạnh tranh thị trường Với mục tiêu nâng cao hiệu quả, đổi công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để hướng tới sử dụng sản phẩm hàng hóa đạt yêu cầu TCĐLCL, Chi cục TCĐLCL Bắc Kạn đưa nhiều giải pháp quản lý công tác TCĐLCL Có thể thấy thực tạo chuyển biến rõ nét phương diện quản lý Nhà nước ý thức chấp hành pháp luật tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh Thông qua hoạt động mang tính thiết thực có trọng tâm, trọng điểm theo mục tiêu đề khơi dậy ý thức trách nhiệm người tiêu dùng việc bảo vệ quyền, lợi ích tạo bước đột phá làm tiền đề, sở cho hoạt động năm Tình trạng gian lận TCĐLCL giảm hẳn, đặc biệt chợ, trung tâm thương mại tượng cân không xác, cân gian không phát Trên địa bàn tỉnh không để xẩy vi phạm chất lượng nghiêm trọng số sản phẩm hàng hóa nhạy cảm như: vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Tuy nhiên trình thực hạn chế như: hệ thống văn chưa thống nhất; tượng kinh doanh hàng hóa có biểu thiếu lành mạnh, số sở kinh doanh tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật đo lường chất lượng hàng hóa nhiều hình thức, quy mô khác gây ảnh hưởng lớn đến nguồn ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Kạn Đặc biệt tình trạng có chiều hướng gia tăng ngày trở nên tinh vi Bên cạnh công tác quản lý Nhà nước TCĐLCL có lúc, có nơi có biểu thiếu kiểm tra, tra việc chấp hành pháp luật quy định quản lý tất khâu quản lý Nhà nước TCĐLCL Để không ngừng đảm bảo nâng cao suất, chất lượng hiệu sản xuất kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa Việt Nam thị trường quốc tế hội nhập ngày sâu rộng vào kinh tế giới Hoạt động TCĐLCL trở thành công cụ quan trọng, hữu hiệu cấp bách hết Từ vấn đề thiết chọn đề án: “Nâng cao hiệu công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2020" làm đề án tốt nghiệp hệ cao cấp lý luận trị Mục tiêu đề án 2.1 Mục tiêu chung Tăng cường nâng cao hiệu đổi công tác quản lý hoạt động TCĐLCL địa bàn tỉnh Bắc Kạn, góp phần đảm bảo công xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp đáng người tiêu dùng, nâng cao suất chất lượng hiệu sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp tỉnh thị trường nước quốc tế phục vụ cho việc hội nhập ngày sâu rộng góp phần thực thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xây dựng tỉnh Bắc Kạn ngày phát triển 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2016: 100% công chức chuẩn hóa ngạch kiểm soát viên chất lượng, 100% công chức, viên chức đào tạo đầy đủ nghiệp vụ có liên quan; việc phối hợp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa địa phương có đầy đủ quy chế, quy định UBND tỉnh ban hành; việc quản lý Nhà nước đo lường địa bàn tỉnh quy định thống từ cấp tỉnh đến cấp xã; 100% phương tiện đo nhóm thuộc thẩm quyền quản lý cấp tỉnh quản lý kiểm định theo định kỳ; có 70% phương tiện đo nhóm thuộc thẩm quyền quản lý cấp huyện quản lý kiểm định theo định kỳ; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có lực thực kiểm định, hiệu chuẩn 30/60 phương tiện đo nhóm - Đến năm 2020: sản phẩm hàng hóa đặc thù địa phương có liên quan đến an toàn, sức khỏe môi trường có kế hoạch xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương; có 90% phương tiện đo nhóm thuộc thẩm quyền quản lý cấp huyện quản lý kiểm định theo định kỳ; 100% quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chi cục tương đương thuộc quan chuyên môn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001; 100% Bệnh viện, Trung tâm Y tế triển khai xây dựng áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến; 100% phòng thử nghiệm, kiểm nghiệm, xét nghiệm phục vụ công tác quản lý Nhà nước ngành triển khai xây dựng áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến; có 70% doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn tỉnh áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có lực thực kiểm định, hiệu chuẩn 40/60 phương tiện đo nhóm Giới hạn đề án: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu đề án nâng cao hiệu quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2020 3.2 Phạm vi không gian: Đề án thực phạm vi tỉnh Bắc Kạn 3.3 Phạm vi thời gian: Thời gian thực từ năm 2015 đến năm 2020 B NỘI DUNG Cơ sở xây dựng đề án 1.1 Cơ sở khoa học 1.1.1 Các khái niệm sử dụng đề án 1.1.1.1.Khái niệm “Quản lý” Cho đến có nhiều cách hiểu quản lý Khái quát quan điểm tác giả nước đến định nghĩa quản lý sau: Quản lý tác động có tổ chức, có hướng đích chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm khai thác có hiệu tiềm hội tổ chức nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức đề môi trường thay đổi Theo nhà nghiên cứu người Pháp Fayon, chức quản lý bao gồm: Chức lập kế hoạch; Chức tổ chức; Chức đạo; Chức kiểm tra 1.1.1.2.Khái niệm hiệu quản lý Khái niệm thể trình độ khả quản lý chủ thể quản lý Hiệu quản lý phản ánh chất lượng hoạt động quản lý Nó tính hiệu đầu yếu tố đầu vào 1.1.1.3.Khái niệm tiêu chuẩn Tiêu chuẩn quy định đặc tính kỹ thuật yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, trình, môi trường đối tượng khác hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng hiệu đối tượng Tiêu chuẩn đo lường tổ chức công bố dạng văn để tự nguyện áp dụng 1.1.1.4 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật Quy chuẩn kỹ thuật quy định mức giới hạn đặc tính kỹ thuật yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, trình, môi trường đối tượng khác hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng yêu cầu thiết yếu khác Quy chuẩn kỹ thuật quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành dạng văn để bắt buộc áp dụng 1.1.1.5 Khái niệm chất lượng "Chất lượng" phạm trù phức tạp có nhiều định nghĩa khác Có nhiều quan điểm khác chất lượng Hiện có số định nghĩa chất lượng chuyên gia chất lượng đưa sau: " Chất lượng phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - Giáo sư người Mỹ) " Chất lượng phù hợp với yêu cầu hay đặc tính định" Theo Giáo sư Crosby " Chất lượng sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất" Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa Trong lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nên có nhiều quan điểm chất lượng khác Tuy nhiên, có định nghĩa chất lượng thừa nhận phạm vi quốc tế, định nghĩa Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế Theo điều 3.1.1 tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: "Mức độ đáp ứng yêu cầu tập hợp có đặc tính vốn có" Chất lượng khái niệm đặc trưng cho khả thoả mãn nhu cầu khách hàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ không đáp ứng nhu cầu khách hàng bị coi chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất có đại đến đâu Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng quan điểm người tiêu dùng Cùng mục đích sử dụng nhau, sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao có chất lượng cao Yêu cầu khách hàng sản phẩm hay dịch vụ thường là: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá phù hợp 1.1.1.6 Khái niệm chung đo lường Đo lường nhằm định hướng đến thống xác, nhằm 43 gian, bố trí kinh phí thực - Đổi mới, mở rộng phạm vi tăng cường hiệu quản lý Nhà nước TCĐLCL số lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ giao nắm thông tin, liệu kiểm tra việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn sở; công bố hợp chuẩn, hợp quy doanh nghiệp sản xuất địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực quản lý ngành Tăng cường công tác kiểm tra việc kinh doanh sử phương tiện đo (điện, nước, phương tiện đo y tế) - Tiếp tục tham mưu Sở Khoa học Công nghệ Sở ngành liên quan triển khai Dự án xây dựng trụ sở làm việc đầu tư trang thiết bị nhằm đáp ứng đảm bảo thực tốt chức năng, nhiệm vụ thực trạng công tác TCĐLCL địa phương - Tiếp tục kiện toàn tổ chức máy tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ CBCNVC, người lao động - Các chế sách cần quan tâm hỗ trợ đầu tư nâng cấp trang thiết bị; đầu tư xây dựng số phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác quản lý TCĐLCL Có thể nói, hoạt động TCĐLCL thời gian qua không ngừng đổi đạt kết đáng khích lệ lĩnh vực quản lý nhà nước dịch vụ kỹ thuật Tuy nhiên, với nhiệm vụ nặng nề giao khó khăn thử thách đất nước nói chung, hoạt động tiêu chuẩn, đo lường chất lượng tỉnh ta nói riêng năm 2013, đòi hỏi chủ động nỗ lực phấn đấu tập thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng để vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ trị giao Tổ chức thực đề án 3.1 Phân công trách nhiệm thực đề án 3.1.1 Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh đứng phối hợp phân công nhiệm vụ cho sở đơn vị sau * Sở Khoa học Công nghệ: 44 - Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, hạng mục, kinh phí thực dự án để triển khai thực hàng năm nhằm đảm bảo tiến độ, nội dung đạt hiệu cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương - Chủ trì, phối hợp với sở, ngành thực công tác khảo sát, đánh giá thực trạng suất chất lượng địa bàn, tổng hợp thông tin cho việc xây dựng sở liệu tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng - Chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan nội dung hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, áp dụng công cụ quản lý tiên tiến, sở hữu trí tuệ, công tác tiêu chuẩn, đo lường chất lượng cho tổ chức, doanh nghiệp - Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết hỗ trợ đề án - Tổng hợp, sử dụng toán kinh phí chương trình hỗ trợ theo chế độ tài quy định hành nhà nước * Sở Tài chính: - Thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ dự toán kinh phí thực dự án nguồn kinh phí nghiệp khoa học công nghệ giao hàng năm - Hướng dẫn thực toán kinh phí theo quy định - Phân bổ, cung cấp nguồn vốn ban đầu cho Quỹ Phát triển khoa học công nghệ * Sở Kế hoạch Đầu tư: Cung cấp thông tin môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội định hướng đầu tư địa bàn tỉnh cho doanh nghiệp có nhu cầu * Sở Tư pháp: Tuyên truyền, phổ biến hỗ trợ pháp lý cho tổ chức, doanh nghiệp theo nội dung đề án * Sở Công Thương: 45 - Có trách nhiệm phối hợp với sở, ngành có liên quan xem xét thực nội dung hỗ trợ thuộc phạm vi đề án * Sở Thông tin Truyền thông: - Có trách nhiệm phối hợp với sở, ngành có liên quan xem xét thực nội dung hỗ trợ thuộc phạm vi dự án - Tuyên truyền, phổ biến cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý * Sở Y tế: Tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin có trách nhiệm phối hợp với Sở, ngành có liên quan xem xét thực nội dung hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý * Báo Bắc Kạn, Đài Phát Truyền hình Bắc Kạn: Đảm bảo công tác thông tin tuyên truyền phổ biến nội dung liên quan đề án 3.1.2 Nhiệm vụ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh 3.1.2.1 Chức nhiệm vụ Chi cục: a Vị trí chức Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau viết tắt Chi cục) tổ chức trực thuộc Sở, có chức tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực quản lý nhà nước lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước quản lý dịch vụ công lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có dấu có tài khoản riêng; chấp hành đạo, quản lý trực tiếp tổ chức, biên chế hoạt động Sở, đồng thời chấp hành đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng b Nhiệm vụ quyền hạn 46 Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc Sở để trình cấp có thẩm quyền dự thảo văn quy phạm pháp luật, văn triển khai thực chế, sách pháp luật Nhà nước tiêu chuẩn, đo lường, suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể địa phương Trình Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền để Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch kế hoạch dài hạn, năm năm hàng năm phát triển hoạt động tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, thử nghiệm, suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá địa phương Hướng dẫn, tổ chức thực văn quy phạm pháp luật, chương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động lĩnh vực tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sau cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật tiêu chuẩn, đo lường, suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá địa phương Thực nhiệm vụ tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quy định khoản 10 Điều Thông tư Phối hợp với quan có liên quan thực tra chuyên ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá địa bàn theo phân công, phân cấp quan nhà nước có thẩm quyền Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động quan, tổ chức thuộc hệ thống hành nhà nước địa phương theo phân cấp ủy quyền Giám đốc Sở: a) Xây dựng kiểm tra việc thực kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động quan, tổ chức thuộc hệ thống hành nhà nước địa phương; b) Xây dựng kế hoạch tổ chức lớp đào tạo việc xây dựng, áp dụng, trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quan, đơn vị 47 Tập huấn, đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, suất chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến khoa học công nghệ lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa địa phương Quản lý tổ chức thực hoạt động dịch vụ kỹ thuật tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tổ chức việc thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí khoản thu khác liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định pháp luật Tiếp nhận công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công bố sử dụng dấu định lượng chứng nhận sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định pháp luật 10 Quản lý tổ chức máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tài chính, tài sản theo quy định pháp luật 11 Thực nhiệm vụ khác Giám đốc Sở giao 3.2 Tiến độ thực đề án: Thời gian thực từ năm 2015 đến 2020 3.3 Kinh phí thực hoạt động đề án * Tổng kinh phí thực đề án từ ngân sách Nhà nước 16.672.351.000 đồng gồm nội dung sau: - Kinh phí hoạt động thường xuyên: 3.302.945.000 đồng - Kinh phí đầu tư trang thiết bị: 12.665.406.000 đồng Trong đó: + Đầu tư trang thiết bị cho Chi cục: 1.503.930.000 đồng + Đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm: 11.161.476.000 đồng - Kinh phí thông tin tuyên truyền: 543.000.000 đồng - Kinh phí đào tạo tập huấn cho cán làm công tác quản lý sở sản xuất kinh doanh: 650.000.000 đồng * Nguồn kinh phí thực đề án: - Nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ: - Nguồn ngân sách địa phương: 48 - Nguồn vốn huy động xã hội hóa: * Phương thức hỗ trợ kinh phí: - Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương - Nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc trang bị thiết bị phục vụ cho công tác quản lý TCĐLCL - Ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh Bắc Kạn: chủ yếu tập trung hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán công chức, công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra giấm sát - Nguồn vốn xã hội hóa chủ yếu huy động từ doanh nghiệp Dự kiến hiệu đề án 4.1 Ý nghĩa thực tiễn đề án - Đề án thực thành công góp phần nâng cao hiệu quả, đổi công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để hướng tới sử dụng sản phẩm hàng hóa đạt yêu cầu TCĐLCL; - Thực thi đề án thông qua hoạt động mang tính thiết thực có trọng tâm, trọng điểm theo mục tiêu đề khơi dậy ý thức trách nhiệm người tiêu dùng việc bảo vệ quyền, lợi ích tạo bước đột phá làm tiền đề, sở cho hoạt động năm - Việc thực thi đề án thành công địa phương miền núi Bắc Kạn sở để trao đổi học hỏi với tỉnh bạn 4.2 Đối tượng hưởng lợi đề án 4.2.1.Đối tượng hưởng lợi trực tiếp - Đội ngũ cán nhân viên chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh trang bị tri thức, kinh nghiệm kỹ quản lý - Đề án thực thành công phát huy vai trò, nâng cao hiệu công tác quản lý nhà nước công tác TCĐLCL địa bàn tỉnh Bắc Kạn - Người tiêu dùng đối tượng hưởng lợi nhiều nhất, người tiêu dùng biết tự bảo vệ trở thành Người tiêu dùng thông minh bảo vệ 49 quyền lợi ích, sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ biểu vi phạm đo lường chất lượng 4.2.2.Đối tượng hưởng lợi gián tiếp - Các nội dung đề án thực thành công tạo điều kiện cho sở sản xuất, kinh doanh có cạnh tranh lành mạnh, có đầu tư thỏa đáng cho hoạt động TCĐLCL góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương - Góp phần giải vấn đề an sinh xã hội tỉnh 4.3 Những thuận lợi khó khăn thực tính khả thi đề án 4.3.1 Những thuận lợi thực đề án - Công tác quản lý TCĐLCL quan tâm phủ, Bộ, ngành trung ương, quan tâm đầu tư đạo triển khai thực Tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Khoa học Công Nghệ Sở ban ngành - Đội ngũ cán chi cục đào tạo, có trách nhiệm cao công việc 4.3.2 Những khó khăn thực đề án - Tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng chất lượng, hàng thiếu trọng lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…vẫn tồn - Công tác quản lý Nhà nước nhiều vấn đề bất cập, việc phối hợp liên ngành có lúc chồng chéo, bỏ sót, thiếu tính thống xử lý khó thực Một số sở, ngành, địa phương chưa thực liệt, đặc biệt cấp xã Ban quản lý chợ chưa phát huy vai trò, trách nhiệm công tác phối hợp - Công tác tuyên truyền có chuyển biến tích cực thông tin chưa đến rộng rãi với doanh nghiệp người dân Việc thông tin cảnh báo, khuyến cáo, công khai tổ chức, cá nhân vi phạm TCĐLCL để người tiêu dùng biết chưa đầy đủ, kịp thời 50 - Kinh phí đầu tư cho KH&CN hạn hẹp, hiệu sử dụng chưa cao, chưa có chế phù hợp để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN - Lĩnh vực nâng cao suất chất lượng doanh nghiệp lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi người có lực, có trình độ Vì vậy, số lượng cán tư vấn am hiểu cao lĩnh vực không đáp ứng yêu cầu; - Sự nhận thức người kinh doanh am hiểm người tiêu dùng quy định nhà nước lĩnh vực đo lường, chất lượng (kiểm định, tiêu chuẩn công bố chất lượng, dấu hợp quy nhãn hàng hóa) hạn chế - Ở huyện, thành phố, thiếu nhân lực trang thiết bị để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước TCĐLCL 4.3.3 Tính khả thi đề án - Đề án " Nâng cao hiệu quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn" xây dựng hoàn toàn mang tính khoa học, tính lý luận thực tiễn cao, từ kết hoạt động thực tiễn đến khảo sát thực tế, tổng hợp đánh giá sở trạng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tìm nguyên nhân hạn chế, yếu để từ đề giải pháp khắc phục yếu bất cập, nhằm nâng cao hiệu hoạt động đơn vị - Đề án nghiên cứu với luận khoa học, có tính thực tiễn khả thi cao dự báo triển khai thực đảm bảo nâng cao hiệu hoạt động Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bắc Kạn, góp phần vào việc phát triển quan đơn vị từ đóng góp vào nghiệp công nghiệp hoá đại hoá địa phương 51 C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN Kiến nghị Để thực tốt công tác quản lý TCĐLCL tỉnh Bắc Kạn xin đề xuất, kiến nghị số nội dung sau: 1.1 Đối với Nhà nước - Cần tổng kết rút kinh nghiệm rút học cho công tác quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng địa phương toàn quốc - Đề nghị Chính phủ, Bộ, Ngành hoàn thiện hệ thống văn đặc biệt nghị định xử phạt vi phạm hành sau luật xử phạt vi phạm hành có hiệu lực tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chức trình kiểm tra, xử lý lĩnh vực TCĐLCL - Đề nghị Chính phủ, Bộ, Ngành, UBND tỉnh tăng cường công tác đạo ngành, cấp thường xuyên phối kết hợp xây dựng phương án, kế hoạch tra, kiểm tra lĩnh vực TCĐLCL kịp thời phát hành vi vi phạm kinh doanh, buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm kiên xử lý nghiêm đối tượng vi phạm 1.2 Đối với cấp, ngành địa phương - Đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu tạo điều kiện chế độ kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, mua sắm trang thiết bị phục vụ kiểm tra, kinh phí kiểm định mẫu hàng hoá, tất khoản kinh phí hạn chế, khó khăn cho công tác kiểm tra xử lý - Hiện biên chế chi cục TCĐLCL thiếu so với nhu cầu nhiệm vụ thực tế giao Đề nghị UBND tỉnh xem xét bổ sung biên chế cho Chi cục để hoàn thành nhiệm vụ giao 1.3 Đối với sở sản xuất, doanh nghiệp 52 - Nâng cao nhận thức tuân thủ quy định pháp luật tiêu chuẩn, đo lường chất lượng văn quy phạm pháp luật có liên quan Kết luận Xã hội ngày phát triển hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng ngày đóng vai trò quan trọng tác động sâu sắc đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội TCĐLCL trở thành yếu tố, nhu cầu văn hóa đời sống tất người, toàn xã hội Cùng với thành tựu đạt việc thực kế hoạch cải cách kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hóa - đại hóa, hoạt động TCĐLCL tỉnh Bắc Kạn thời gian qua có bước phát triển đáng kể mặt nhằm đáp ứng yêu cầu xu phát triển chung xã hội Công tác TCĐLCL thực góp phần quan trọng việc đảm bảo công xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp tổ chức, cá nhân; ổn định nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư, lượng; đảm bảo an toàn, sức khỏe môi trường; đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi giao lưu hội nhập quốc tế TCĐLCL lĩnh vực có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn liên quan mật thiết đến mặt đời sống xã hội Ở tỉnh Bắc Kạn, quan tâm tỉnh, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Sở KH&CN, hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ngày đảm bảo, phong trào nâng cao suất chất lượng diễn sôi động Trong đó, Chi cục TC-ĐL-CL quan thực chức quản lý Nhà nước TCĐLCL địa bàn tỉnh có nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo đo lường đạt kết đáng kể Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nay, người tiêu dùng bị áp lực ngày tăng hành vi vi phạm quy định TCĐLCL phát sinh hoạt động kinh doanh xăng dầu, đo lường điện, y tế, kinh doanh vàng… Do việc nâng cao nhận thức vai trò, vị trí đo lường doanh nghiệp người dân việc làm cần thiết Qua giúp quan quản 53 lý, doanh nghiệp tuân thủ yêu cầu pháp luật đo lường phát hiện, ngăn chặn kịp thời xử lý nghiêm minh hành vi gian lận TCĐLCL; nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo công cạnh tranh lành mạnh kinh doanh, đóng góp tích cực phục vụ sản xuất kinh doanh đời sống xã hội địa bàn tỉnh, tiến tới xã hội hóa hoạt động đo lường Có hoạt động TCĐLCL thực vào đời sống nhân dân Qua thời gian tổ chức thực đề án "Nâng cao hiệu quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2020" thân rút học kinh nghiệm sau: Sự đạo liệt cấp ủy, quyền, huy động tham gia hệ thống trị, phân công rõ ràng trách nhiệm quan phối hợp chặt chẽ việc thực nội dung hoạt động đề án triển khai có hiệu Công tác tuyên truyền phải đưa lên hàng đầu, cán tuyên truyền phải người am hiểu sách nắm vững thông tin vầ TCĐLCL khả giải vấn đề vướng mắc trình thực Huy động tham gia tích cực, hiệu ngành, cấp, quyền việc phối hợp thực nhiệm vụ Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác TCĐLCL phải đầu tư đồng bộ, cán công chức phải tăng cường chất lượng đủ số lượng Công tác kiểm tra giám sát hoạt động TCĐLCL phải thực thường xuyên tất khâu, cấp ngành đảm bảo nguyên tắc Với nội dung phạm vi nghiên cứu đề án, hy vọng đóng góp vào việc nâng cao hiệu quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bắc Kạn Trên Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị Hành cá nhân tôi, kính mong Thầy giáo hướng dẫn, Học viện trị khu vực I, Ban tổ chức tỉnh uỷ, Sở KH&CN 54 Bắc Kạn, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lượng Chất lượng giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ Xin trân trọng cảm ơn./ TÀI LIỆU THAM KHẢO Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 115/2005 ngày 05/9/2005 ; Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015; Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X,XI, Nhà xuất trị Quốc gia; Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007; Quyết định số 1041/QĐ-UB ngày 19/5/2005 UBND tỉnh Bắc Kạn; Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật Đo lường Ngày 11/11/2011 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; 10 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá ngày 21/11/2007; 11 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 Chính phủ quy định chi tiết thi hành số điều Luật Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật; 12 Nghị định số 86/2012/NĐ-CP Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Luật Đo lường; 55 13 Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 Bộ KH&CN ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định”; 14 Quyết định số 07/2008/QĐ-BKHCN ngày 8/7/2008 Bộ KH&CN ban hành “Danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý Nhà nước đo lường”; 15 Nghị định 80/2013/NĐ-CP Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực Tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa; 16 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN Thông tư Quy định quản lý đo lường kinh doanh vàng quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông thị trường cho doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc; 17 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 Chính phủ quy định chi tiết thi hành số điều Luật chất lượng sản phầm, hàng hoá; 18 Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 Thủ tướng Chính phủ v/v thành lập ban hành Quy chế tổ chức hoạt động mạng lưới quan Thông báo Điểm hỏi đáp Việt Nam hàng rào kỹ thuật thương mại; 19 Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 Chính phủ việc qui định trình tự thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức nghiệp Nhà nước; 20 Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 Chính phủ việc qui định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị nghiệp công lập; 21 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Chính phủ quy định tổ chức chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 22 Thông tư liên tịch số 05/2008TTLT-BKHCN-BNV ngày 18/6/2008 Bộ Khoa học Công nghệ Bộ Nội vụ v/v Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức quan chuyên môn khoa học công nghệ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; 23 Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BKHCN-BNV ngày 28/5/2009 56 Bộ Khoa học Công nghệ Bộ Nội vụ v/v Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 24 Quyết định số: 118/QĐ-UBND ngày tháng 22/01/2009 UBND tỉnh Bắc Kạn việc giao tiêu biên chế năm 2009 cho Sở Khoa học Công nghệ; 25 Quyết định 651/QĐ-UBND ngày 02/4/2009 UBND tỉnh Bắc Kạn việc thành lập Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 26 Quyết định số: 94/QĐ-KHCN ngày 10 tháng 12 năm 2009 Sở KH&CN tỉnh Bắc Kạn việc phân bổ tiêu biên chế năm 2009; 27 Quyết định số 317/QĐ-TTg Ngày 15/03/2012 Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt Đề án nâng cao lực trung tâm ứng dụng tiến khoa học công nghệ, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc tỉnh thành phố trung ương 57 ... Tiêu chuẩn Chất lượng: - Trưởng phòng - Công chức quản lý tiêu chuẩn chất lượng; Phòng Quản lý Đo lường: - Trưởng phòng - Công chức quản lý đo lường Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: ... TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐO N 2015 - 2020 Người thực hiện: Lê Trung Thành Lớp: Cao cấp lý luận trị - Hành chính,... trọng, hữu hiệu cấp bách hết Từ vấn đề thiết chọn đề án: Nâng cao hiệu công tác quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn giai đo n 2015 - 2020" làm đề án tốt nghiệp hệ cao cấp lý luận

Ngày đăng: 26/10/2017, 12:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w