Tính cấp thiết của đề án Thanh tra là một khâu của hoạt động quản lý, là một chức năng thiếtyếu của quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội.Thông qua các hoạt độ
Trang 1ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA KINH TẾ
- XÃ HỘI CỦA THANH TRA TỈNH TUYÊN QUANG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Người thực hiện: Đỗ Văn Tiến
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Tuyên Quang, khóa 2014 - 2016 Chức vụ: Phó trưởng phòng nghiệp vụ 3
Đơn vị công tác: Thanh tra tỉnh Tuyên Quang
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016
Trang 2Được sự đồng ý của Ban tổ chức Tỉnh ủy Tuyên Quang, Học việnChính trị Khu vực I - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tôi đã thựchiện đề án “Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kinh tế - xã hội của Thanhtra tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020”.
Để hoàn thiện đề án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắctới thầy, cô giáo đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu xâydựng và hoàn thành đề án
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo củaHọc viện Chính trị khu vực I đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thựctiễn trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của toàn khóa học
Xin chân thành cảm ơn Chi ủy, Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, cùng cácphòng nghiệp vụ có liên quan, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọiđiều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề án
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, xong với kinh nghiệm còn hạnchế và thời gian tìm hiểu, thu thập các tài liệu nghiên cứu không được nhiều,
do đó đề án không tránh khỏi những hạn chế nhất định Tôi rất mong nhậnđược sự đóng góp chân thành từ phía thầy cô, các bạn học viên và đồngnghiệp để đề án được hoàn chỉnh hơn./
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3A MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề án 1
2 Mục tiêu của đề án 2
3 Giới hạn của đề án 3
B NỘI DUNG 4
1 Cơ sở xây dựng đề án 4
1.1 Cơ sở khoa học 4
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 10
1.3 Cơ sở thực tiễn 13
2 Nội dung thực hiện của đề án 15
2 1 Bối cảnh thực hiện đề án 15
2.2 Thực trạng công tác thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang 16
2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 28
2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 29
3 Tổ chức thực hiện đề án 34
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 34
3.2 Tiến độ thực hiện đề án 36
3.3 Kinh phí thực hiện đề án 37
4 Dự kiến hiệu quả của đề án 39
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 39
4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 40
4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai đề án và phương hướng khắc phục khó khăn 40
C KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 42
1 Kiến nghị 42
2 Kết luận 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề án
Thanh tra là một khâu của hoạt động quản lý, là một chức năng thiếtyếu của quản lý Nhà nước, là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội.Thông qua các hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở yếu kém trong cơchế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩmquyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạmpháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của phápluật; phát huy nhân tố tích cực, quyền dân chủ của công dân; góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân góp phần tăngcường pháp chế, xây dựng ý thức tuân thủ pháp luật của các cấp, các ngành,
cơ quan, đơn vị, tổ chức và của nhân dân, đưa đất nước phát triển theo đườnglối đổi mới của Đảng
Nhận thức đúng đắn vai trò, nhiệm vụ của công tác thanh tra bám sátchỉ đạo của Thanh tra Chính Phủ và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnhTuyên Quang đã xây dựng chương trình kế hoạch và tiến hành thanh tra theochương trình kế hoạch được phê duyệt Ngoài ra Thanh tra tỉnh còn thanh tratheo chương trình diện rộng do Thanh tra Chính phủ chỉ đạo và thanh tra độtxuất khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Qua thanh tra đã phát hiện nhiều saiphạm trong quản lý kinh tế, kiến nghị thu hồi tiền, tài sản về cho Nhà nước,đồng thời kiến nghị các biện pháp khắc phục trong công tác quản lý Kết quảcông tác thanh tra đã góp phần tăng cường pháp chế, hiệu lực, hiệu quả củapháp luật, đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật, góp phần tích cực vàocuộc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước, củng cốlòng tin của nhân dân đối với Đảng, phục vụ kịp thời sự chỉ đạo và điều hànhcủa Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
Trang 5Tuy vậy, trong công tác thanh tra nhất là lĩnh vực thanh tra kinh tế - xãhội của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứngđược yêu cầu về nhiệm vụ của ngành thanh tra trong quá trình đổi mới và phát
triển kinh tế - xã hội, có những cuộc thanh tra còn kéo dài, phát hiện giá trị sai
phạm còn thấp, chưa thực hiện dứt điểm các kiến nghị thu hồi về kinh tế; việcxây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm có một số lĩnh vực còn trùng lắp,chồng chéo; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ làm công tácthanh tra chưa đồng đều; trang bị vật chất, kỹ thuật còn thiếu…
Trước tình hình trên, cần có sự nghiên cứu, đánh giá khách quan, toàndiện những mặt làm được, những mặt hạn chế trong hoạt động thanh tra kinh
tế - xã hội của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang thời gian qua Từ đó đưa ra nhữnggiải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra nhằm kịp thờiđáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà nước trong tình hình mới,góp phần ổn định an ninh chính trị và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, từ thực tiễn công tác thanh tra hành chính,thanh tra kinh tế - xã hội, kết hợp với kiến thức đã học tại lớp cao cấp lý luậnchính trị do Học viện Chính trị khu vực I tổ chức đã giúp tôi lựa chọn Đề án:
“Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2020 ” làm Đề án tốt nghiệp
Trang 6- Hướng tới 100% các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội thực hiện đúngthời gian, tiến độ
- Đảm bảo 100% các kết luận thanh tra được đối tượng thanh tra chấphành nghiêm
- Tỷ lệ thu hồi về kinh tế đạt 95% theo kết luận và quyết định xử lý vềthanh tra
- Hằng năm hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt
- Khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra
- Kịp thời tham mưu với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi, bổsung các quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra, nhằm tạo hành langpháp lý thuận lợi nâng cao hiệu quả trong thực thi công vụ;
- Thời gian: + Tổng kết thực tiễn năm 2010 - 2015
+ Thực hiện Đề án từ năm 2016 đến năm 2020
Trang 7- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối vớiviệc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổchức, cá nhân
-Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
b/ Thanh tra kinh tế - xã hội là cụm từ được sử dụng thường xuyêntrong báo cáo, tổng kết của các cơ quan thanh tra trong vài chục năm trở lạiđây và trở thành một trong những nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan thanh tra.Theo cách hiểu truyền thống thanh tra kinh tế - xã hội là hoạt động thanh tracủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trongviệc chấp hành, thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao về kinh tế - xã hội Cụ thể là những cuộc thanh tra việc thực hiện chínhsách, pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính, đầu tư xây dựng…của các cơquan, đơn vị, tổ chức, cá nhân với mục đích là phát hiện những sơ hở yếu kém
Trang 8trong công tác quản lý, cơ chế chính sách từ đó kiến nghị chấn chỉnh, khắcphục kịp thời, đồng thời xử lý sai phạm nếu có
* Thanh tra kinh tế - xã hội là 1 lĩnh vực cụ thể của hoạt động thanh tra Vì vậy, cũng có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Một là, thanh tra kinh tế - xã hội gắn liền với quản lý Nhà nước
Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý nhà nước giữvai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (đề ra đường lối, chủ trương,quy định thẩm quyền của cơ quan thanh tra, sử dụng các kết quả, các thôngtin từ phía các cơ quan thanh tra) Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lýNhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình thực hiệncác văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơquan có thẩm quyền
Quản lý Nhà nước và thanh tra có cái chung là nhân danh quyền lựcnhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý Song xem xéttheo cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là những công cụ, phươngtiện để quản lý nhà nước
Là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, chế ướcbởi quản lý, nhưng đồng thời tác động trở lại, góp phần điều chỉnh cách thức,phương pháp quản lý của chủ thể quản lý Nhà nước Trong chu trình đó,thanh tra phản ánh và bảo vệ mục đích của quản lý Một thể chế hành chính
và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ nếu thiếu thanh tra Trong tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước, hoạt động có tính hiệu quả củathanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tuỳ tiện, thiếu kỷ cương tronghoạt động quản lý nhà nước Lê nin đã nhiều lần nhấn mạnh: Nhà nước xã hộichủ nghĩa sẽ hạn chế được nguy cơ tham nhũng, tệ quan liêu, tăng cườngđược kỷ cương xã hội khi những người cộng sản thực hiện tốt công tác thanhtra, kiểm soát
Trang 9- Hai là, thanh tra kinh tế - xã hội luôn mang tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội thểhiện trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống thanh tra, phươngthức tiến hành thanh tra, xử lý kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định
xử lý về thanh tra, quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượng bị thanh tra
+ Ra các quyết định bắt buộc thi hành đối với các đối tượng bị thanh tratrong việc sửa chữa, khắc phục hậu quả những thiếu sót đã bị Thanh tra pháthiện
+ Yêu cầu có thẩm quyền giải quyết đề nghị của Thanh tra, yêu cầu truycứu trách nhiệm đối với những người có lỗi gây ra những vi phạm được pháthiện, kể cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để truy tố trước pháp luật
+ Trong một số trường hợp, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhànước
- Ba là, thanh tra kinh tế - xã hội có tính độc lập tương đối
Tính độc lập tương đối trong quá trình thanh tra được thể hiện trên cácđiểm sau:
+ Chỉ tuân theo pháp luật
+ Tự mình tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra trong các lĩnh vực kinh
tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định
+ Ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý theo các quy định củapháp luật về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình
+ Thanh tra xem xét mọi việc không chỉ căn cứ vào tính hợp pháp mà
cả tính hợp lý
+ Không phải mọi hoạt động thanh tra đều mang tính chất tài phán.+ Trong hoạt động thanh tra, về nguyên tắc, người có trách nhiệm,người quyết định cuối cùng trong việc xử lý kết quả thanh tra vẫn là thủtrưởng cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Trang 10* Vai trò của công tác thanh tra kinh tế - xã hội
Thanh tra kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa,phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật Trong công tác quản lýlãnh đạo, chỉ đạo, điều hành mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đếnbệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thìmới chống được các tệ nạn này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “muốnchống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thihành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho quachuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”
Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, thanh tra kinh
tế - xã hội còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các viphạm pháp luật Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn
là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dùđược thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng ngăn ngừa,hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý.Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra không chỉ hướngvào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phụccác kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinhnhững vi phạm pháp luật
Thanh tra kinh tế - xã hội là chức năng thiết yếu của quản lý, là công cụphục vụ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; luôn luôn gắn liềnvới quản lý, là một nội dung của quản lý Thanh tra kinh tế - xã hội còn là mộtphương thức phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, phát hiện và xử lýnhững biểu hiện quan liêu, tham ô, lãng phí và những hành vi vi phạm phápluật trong hoạt động quản lý Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị trí và vai tròđặc biệt của thanh tra trong hoạt động của nhà nước và đời sống xã hội:
“Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”.
Trang 111.1.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thanh tra kinh tế - xã hội
Để đánh giá hiệu quả công tác thanh tra kinh tế - xã hội cần có nhữngtiêu chí nhất định Mỗi tiêu chí được xem là một căn cứ để xác định hiệu quảthanh tra trên một phương diện khác nhau Vì vậy, để đánh giá đúng hiệu quảcông tác thanh tra kinh tế - xã hội, cần phải xác định đúng các tiêu chí cầnthiết Do nội dung thanh tra rất đa dạng, chất lượng kết quả thanh tra vừa phụthuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tramặt khác cũng phụ thuộc vào tính hợp tác, cầu thị và cung cách quản lý, chấphành pháp luật của đối tượng thanh tra nên những nhận định đánh giá vừamang tính chất định tính nhất định, nhưng đồng thời cũng có những đánh giákết luận mang tính chất định lượng Vì vậy, xác định tiêu chí để đánh giá hiệuquả là một việc làm rất khó khăn Xuất phát từ quan niệm về hiệu quả côngtác thanh tra có một số tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả công tác thanh trakinh tế - xã hội như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về hoạt động thanh tra: đây
là tiêu chí đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả thanh tra, bởi các quy địnhcủa pháp luật về thanh tra là cơ sở pháp lý để các cơ quan thanh tra thực hiệnquyền năng của mình
- Mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra hằng năm: Số cuộc thanh trathực hiện so với kế hoạch được duyệt, thời gian, tiến độ các cuộc thanh tra, sốcuộc thanh tra phải thanh tra lại, kết quả thực hiện các kiến nghị, kết luận xử
lý sau thanh tra
- Tình hình kinh tế - xã hội, những biến chuyển trong quản lý, điều hŕnh,mức độ chấp hŕnh vŕ thực hiện đúng các quy định của pháp luật sau khi cóhoạt động thanh tra so với trýớc khi có hoạt động thanh tra
- Các Kết quả đạt được do tác động của hoạt động thanh tra là một trongnhững tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả Muốn vậy, kết thúc mỗi cuộc
Trang 12thanh tra phải xác định được các kết quả trong cuộc thanh tra đó Chẳng hạn,nếu thanh tra lĩnh vực xây dựng cơ bản thì phải ngăn chặn được vấn đề thấtthoát vốn Nhà nước, nếu thanh tra về lĩnh vực tài chính phải phát hiện vàngăn chặn việc sử dụng kinh phí sai, không đúng mục đích ,nếu thanh travấn đề thu thuế thì phải đánh giá được số phần trăm thất thu, chậm nộp vàdoanh số mức thu cho ngân sách Nhà nước phải được tăng lên Làm tốt đượcđiều đó là một trong những yếu tố quan trọng đẩy lùi tính hình thức trong hoạtđộng thanh tra.
- Kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra, bao gồm: chi phí về vật chất, tinhthần cũng như số lượng người tham gia, thời gian tiến hành tất cả những phítổn cho việc thanh tra đều cần ở mức thấp nhưng phải đủ đảm bảo cho cácchủ thể thanh tra phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ và năng lực của mình để đạtđược những kết quả ở mức cao nhất Nội dung công tác thanh tra kinh tế - xãhội rất rộng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong khi đó chấtlượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra lạigiới hạn theo ngành, nghề được đào tạo, mặt khác việc chấp hành các quyđịnh pháp luật của các đối tượng thanh tra cũng khác nhau, do vậy để đánhgiá hiệu quả và tính kết quả thu về so với chi phí bỏ ra là điều rất khó khăn,phức tạp Bởi yếu tố vừa định lượng vừa định tính không chỉ thể hiện trongkết quả thu về mà ngay cả trong đầu tư, chi phí bỏ ra Cho nên, khi căn cứ vàotiêu chí này để đánh giá hiệu quả thanh tra thì cũng chỉ tính toán ở mức độtương đối Vấn đề quan trọng phải biết được đặc thù của công tác thanh tra đểvận dụng cho phù hợp Có những cuộc thanh tra nếu tính dưới góc độ kinh tếthì không mang lại lợi ích thiết thực nhưng dưới góc độ quản lý xã hội lạimang lại hiệu quả rất lớn Vì vậy, khi căn cứ vào tiêu chí kinh phí để xem xéthiệu quả thanh tra, phải xem xét cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả quản lý xãhội của công tác thanh tra
Trang 131.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1 Cơ sở chính trị
Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng tổ chức và hoạt động thanh tra.Đổi mới tổ chức thanh tra phù hợp với chức năng quản lý nhà nước trong điềukiện mới nhằm bảo đảm hiệu lực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước,ngăn ngừa vi phạm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Tại Nghị quyết Hộinghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã nêu “Tăngcường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, tập trung giải quyết khiếukiện của nhân dân, coi đó là công cụ quan trọng để bảo đảm hiệu lực quản lýcủa nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, thiết lập trật tự kỷ cương xã hội”;Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ “Thanh tra, kiểm tra, kiểm kê,kiểm soát bảo đảm tính minh bạch trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, tàisản công, tài chính Đảng, đoàn thể, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, cácquỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài tài trợ”
Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: “Tăng cường công tác kiểm toán, thanhtra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng” nhằm phòng, chống thamnhũng lãng phí, xây dựng bộ máy nhà nước
Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp chấp hành Trungương khóa XI về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) “Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với phòng chống tham nhũng lãng phí”,Đảng đã nhận định: Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với nhữngbiểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành,nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản;đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng
Trang 14vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước; tín dụng ngân hàng… gây bức xúctrong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý củaNhà nước Đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp, trong đó: “Tiếptục hoàn thiện thể chế và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thamnhũng, lãng phí”; “ Tập trung thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với một sốlĩnh vực trọng điểm như quản lý, sử dụng đất đai, khai thác khoáng sản; đầu
tư mua sắm công; thu, chi ngân sách; quản lý tài sản công; tín dụng ngân hàng
và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật…
Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dâncùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ củaThanh tra Chính phủ”
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh
“1 Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhànước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạnsau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấptỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
Trang 15b) Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sauđây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanhtra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hànhchính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyếtđịnh xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh
2 Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạnsau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyềnhạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệpnhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở,
Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyếtđịnh xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấphuyện khi cần thiết…”
Trên cơ sở Luật Thanh tra, Chính phủ; Thanh tra Chính phủ đã nghiêncứu và ban hành các Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn liên quanđến hoạt động thanh tra, cụ thể:
- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ hướngdẫn Luật Thanh tra 2010
- Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ vềthanh tra viên và cộng tác viên thanh tra
- Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủquy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Trang 16- Thông tư 09/2011/TT-TTCP ngày 12/9/2011 của Thanh tra Chính phủquy định tiêu chuẩn Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thông tư số 02/2012/TT-TTCP ngày 13/7/2012 của Thanh tra Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh tra tráchnhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chínhphủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kếhoạch thanh tra
1.3 Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn cho thấy hoạt động thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước làcông cụ phục vụ cho công tác quản lý và điều hành Nhà nước Trong côngcuộc đổi mới và xây dựng Nhà nước Pháp quyền do Đảng lãnh đạo, hằng nămngành Thanh tra đã thực hiện rất nhiều cuộc thanh tra, tập trung vào nhữngvấn đề quản lý điều hành vĩ mô của Chính phủ, những vấn đề cấp bách phục
vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo các cấp, các ngành Thực tiễn công tácthanh tra thời gian qua cho thấy, địa phương nào, ngành nào chú trọng đếncông tác thanh tra thì địa phương đó, ngành đó thực hiện tốt công tác quản lýnhà nước, hạn chế được các tiêu cực, tham nhũng, ít có khiếu nại, tố cáo;ngược lại nơi nào không chú trọng đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm trathì nơi đó không thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình Công tác thanh tranếu không được tiến hành thường xuyên tất yếu sẽ dẫn tới bệnh quan liêu,mệnh lệnh và từ đó sẽ tiếp tục gây ra những tác hại to lớn khác cho sự nghiệpcách mạng Trên thực tế có không ít lãnh đạo địa phương, đơn vị chưa coitrọng vai trò công tác thanh tra, kiểm tra dẫn tới kỷ luật không được thi hànhnghiêm túc, dân chủ không được bảo đảm, khiếu kiện của nhân dân dai dẳng,phức tạp làm tốn rất nhiều tiền của và công sức của các cơ quan Nhà nước
để giải quyết
Trang 17Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra mới biết chủ trương, nghị quyếtcủa Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống ra sao? Có đượcthực hiện đầy đủ hay không? Cũng qua việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra
mà các nhà lãnh đạo, quản lý có được những thông tin phản hồi từ thực tếcuộc sống, đó là những dữ liệu quan trọng để đề ra những chủ trương, chínhsách sát hợp với đòi hỏi của thực tiễn
Trong những năm qua, hoạt động của công tác Thanh tra kinh tế - xãhội đã góp phần quan trọng vào việc lập lại kỷ cương trong quản lý kinh tế,quản lý xã hội ; việc tuân thủ, chấp hành đúng các quy định của pháp luật;phát huy dân chủ của nhân dân, làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhànước
Từ thực tiễn công tác Thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra tỉnhTuyên Quang, hằng năm theo định hướng của Thanh tra Chính phủ, sự chỉđạo của Tỉnh ủy và căn cứ vào chương trình, kế hoạch đã được Chủ tịch ủyban nhân dân tỉnh phê duyệt, Thanh tra tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc thanh tratập trung vào các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính ngânsách; thanh tra việc thực hiện chính sách xã hội; thanh tra lĩnh vực quản lý, sửdụng tài nguyên; thanh tra chuyên đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước;thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách di dân tái địnhcư; thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,chống tham nhũng… Qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặckiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền,tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩmquyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phụcnhững khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế
và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội
Trang 18Thực tế chỉ ra rằng thanh tra thường xuyên và nâng cao chất lượng củahoạt động thanh tra là một yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước Muốn đảm bảo tính thường xuyên và có hiệu quảcủa công tác thanh tra, yêu cầu cần thiết đặt ra là người lãnh đạo, quản lý phảitạo điều kiện cho tổ chức thanh tra hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bi; đầu tư cả số lượng và chấtlượng công chức thanh tra Hoạt động thanh tra phải được bảo đảm tính độclập tương đối, thanh tra phải tuân theo pháp luật, chỉ tuân theo pháp luật vàkhông ai được cản trở hoạt động thanh tra.
2 Nội dung thực hiện của đề án
2 1 Bối cảnh thực hiện đề án
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, thuộc khu vực Bắc Bộ, hệ toạ độđịa lý từ 21031’ đến 23041’ Bắc và 104050’ đến 105035’ Đông, có diện tích5.868 km2 Phía Tây giáp với Yên Bái, phía Bắc giáp với Hà Giang, phíaĐông Bắc giáp với Cao Bằng, phía Đông giáp với Bắc Cạn và Thái Nguyên,phía Nam giáp Vĩnh Phúc và Phú Thọ
Đơn vị hành chính tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính trực thuộc(6 huyện và 1 thành phố) với 141 xã, phường, thị trấn, 2.095 thôn, bản
Dân số - Dân tộc: Tỉnh Tuyên Quang có 727.505 người Trong đó dân
số trong độ tuổi lao động là 377.314 người, chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh.Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống Ðông nhất là dân tộc Kinh
Về kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2015:Kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm Cơ cấu kinh tế đã từng bướcchuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp vàdịch vụ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; kết cấu hạ tầng được tăng cường trên mọi lĩnh vực, tạo tiền đềquan trọng cho phát triển trong thời gian tới; quản lý tài nguyên khá tốt, môi
Trang 19trường được đảm bảo; sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hộikhác được củng cố và tăng cường; hệ thống chính trị ổn định, đoàn kết thốngnhất cao trong chỉ đạo và điều hành; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hộiđược giữ vững Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần ngăn chặn cóhiệu quả các tệ nạn xã hội Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cácdân tộc tỉnh Tuyên Quang được cải thiện và ngày càng nâng cao.
Tuy vậy, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suythoái kinh tế, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khảnăng tài chính suy giảm; thời tiết diễn biến phức tạp gây khó khăn cho sảnxuất nông nghiệp; tăng trưởng kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng Mặt khác điểmxuất phát kinh tế của tỉnh còn thấp và trình độ sản xuất còn lạc hậu, thu ngânsách trên địa bàn không đủ chi, chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương cònhạn chế so với yêu cầu phát triển cao, dân số nông thôn là chủ yếu
Trong bối cảnh chung của đất nước Tuyên Quang có nhiều thuận lợinhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức, nhất là khi đất nước đi vào quátrình hội nhập quốc tế, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải đổi mới vànăng động hơn mới bắt kịp với xu thế, qua đó dễ bộc lộ những sơ hở hạn chếtrong quản lý và điều hành, thực thi chính sách pháp luật Vì vậy, ngành thanhtra nói chung và Thanh tra tỉnh nói riêng cũng phải xây dựng đề án, chiếnlược nâng cao chất lượng, số lượng công chức thanh tra cho phù hợp với tìnhhình mới
2.2 Thực trạng công tác thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang
2.2.1 Khái quát về đơn vị thực hiện đề án (cơ quan Thanh tra tỉnh Tuyên Quang)
- Thanh tra tỉnh Tuyên Quang là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý
Trang 20nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chốngtham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chốngtham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điềuhành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp về côngtác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra tỉnh Tuyên Quang có tổng số biên chế 33 người trong đó:
có 01 Chánh Thanh tra (Thanh tra viên cao cấp), 02 Phó Chánh Thanh tra(Thanh tra viên chính), 23 Thanh tra viên và Thanh tra viên chính , 03 chuyênviên và 04 nhân viên Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh traChính phủ Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiệnnhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh Các Thanh tra viên,chuyên viên thực hiện nhiệm vụ theo công việc chuyên môn được giao
- Về trình độ chuyên môn: Trình độ đại học có 30, trung cấp 02 và sơcấp 01 nhân viên tạp vụ Gồm các chuyên ngành luật, an ninh, kinh tế, tàichính, giao thông, xây dựng
- Cở sở vật chất, trang thiết bị
+ Trụ sở làm việc được đầu tư xây dựng năm 2000, cơ bản đã lạc hậu
so với điều kiện làm việc hiện nay;
+ Trang thiết bị mặc dù cơ quan đã quan tâm đầu tư mua sắm trangthiết bị để phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ nhưng so với yêu cầunhiệm vụ hiện nay vẫn cần được đầu tư hơn nữa
+ Phương tiện gồm 02 xe ô tô bẩy chỗ ngồi (01 xe MITSUBISHI năm2000; 01 xe FORTUNER năm 2010)
2.2.2 Tình hình thanh tra kinh tế xã hội của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến năm 2015
Hằng năm căn cứ định hướng của Thanh tra Chính phủ, sự chỉ đạo củaTỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thanh tra tỉnh xây dựng Kế
Trang 21hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tiến hànhtriển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt Nội dung thanh tra tậptrung vào các lĩnh vực: quản lý đầu tư xây dựng; quản lý tài chính ngân sách;thanh tra việc thực hiện chính sách xã hội; thanh tra lĩnh vực quản lý, sử dụngtài nguyên; thanh tra chuyên đề cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; thựchiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách di dân tái định cư;thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chốngtham nhũng… Qua thanh tra, đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiếnnghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tàisản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩmquyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phụcnhững khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế
và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội Các cuộc thanh tra được tiến hành cótrọng tâm, trọng điểm Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụthể, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn; hầu hết kết quả các cuộc thanh tra đãđược các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất trí, dư luận đồng tình, ủng hộ, vì thếvai trò, vị thế của cơ quan Thanh tra được nâng lên rõ rệt Cụ thể, kết quảcông tác thanh tra kinh tế - xã hội qua các năm:
* Năm 2010
Thanh tra tỉnh đã tiến hành 12 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội theo kếhoạch; nội dung thanh tra tập trung vào các lĩnh vực: Xây dựng cơ bản (xâydựng trường học, bệnh viên và các dự án công trình thuỷ lợi); quản lý, sửdụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý và bảo vệ rừng Qua cáccuộc thanh tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý, cụ thể:
- Về kinh tế kiến nghị xử lý tổng số tiền 5.445,94 triệu đồng, trong đó:+ Thu về ngân sách: 13,97 triệu đồng;
+ Thu về tài khoản tạm giữ: 1.974, 327 triệu đồng;
Trang 22+ Thu về các quỹ (BHXH): 818,003 triệu đồng;
+ Loại khỏi quyết toán: 2.639,64 triệu đồng
Qua thanh tra đã phát hiện các sai phạm với tổng số tiền 1.061,719 triệuđồng, trong đó:
- Lĩnh vực đầu tư xây dựng sai phạm số tiền 926,331 triệu đồng, đãkiến nghi thu về tài khoản tạm giữ 752,976 triệu đồng, thu về ngân sách sốtiền 31.312 triệu đồng và loại khỏi quyết toán số tiền 142,043 triệu đồng;
- Lĩnh vực đất đai sai phạm đã kiến nghị thu hồi về tài khoản tạm giữchờ xử lý số tiền thuê đất số tiền 135,388 triệu đồng
Trang 23khác của đời sống xã hội
Thanh tra chuyên đề diện rộng về thực hiện đề án Kiên cố hóa trường,lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo chỉ đạo củathanh tra Chính phủ
Thanh tra tỉnh đã tiến hành 09 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 01 cuộcđột xuất theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Qua thanh tra đãphát hiện các sai phạm và kiến nghị thu hồi về tài khoản tạm giữ chờ xử lývới tổng số tiền 4.935,902 triệu đồng, trong đó: Lĩnh vực đầu tư xây dựng saiphạm số tiền 4.564,749 triệu đồng; lĩnh vực khoa học sai phạm số tiền 70,781triệu đồng; lĩnh vực y tế sai phạm số tiền 300,372 triệu đồng
và kiến nghị thu hồi về tài khoản tạm giữ chờ xử lý với tổng số tiền 5.171,13triệu đồng