Năng lực đội ngũ thanh tra viên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kinh tế xã hội của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20162020 (Trang 34 - 37)

3.1. Trình độ chuyên môn (%) 100% trình độ đạihọc trở lên 100% trình độ đạihọc trở lên3.2. Nghiệp vụ thanh tra cơ bản 100% được đào tạonghiệp vụ thanh tra 3.2. Nghiệp vụ thanh tra cơ bản 100% được đào tạonghiệp vụ thanh tra

cơ bản

100% được đào tạo nghiệp vụ thanh tra

cơ bản 3.3. Thanh tra viên được đào tạo thanh tra viên chính 40% Thanh tra viênđược đào tạo thanh

tra viên chính

60% Thanh tra viên được đào tạo thanh

tra viên chính 3.4. Thanh tra viên được đào tạo thanh tra viên cao cấp được đào tạo thanh3% Thanh tra viên

tra viên cao cấp

8% Thanh tra viên được đào tạo thanh

Mở các lớp tập huấn, hội thảo về chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu học tập kinh nghiệm với Thanh tra các tỉnh.

2.4.3. Giải pháp xây dựng Kế hoạch thanh tra, thực hiện Kế hoạch thanh tra, xử lý chồng chéo

Hằng năm chủ động khảo sát, nắm bắt tình hình, phân tích nắm đầy đủ thông tin phục vụ xây dựng kế hoạch Thanh tra đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với định hướng của Thanh tra chính phủ và đúng chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh;

Đề xuất đưa vào xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra theo hướng mở để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các nội dung, lĩnh vực cần thanh tra, căn cứ vào tình hình thực tế trong qua tình thực hiện kế hoạch Thanh tra tỉnh sẽ quyết định, lựa chọn đối tượng thanh tra cho phù hợp.

Khi triển khai tiến hành các cuộc thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt, cần khảo sát nắm thông tin về nội dung thanh tra đầy đủ, từ đó xây dựng đề cương, kế hoạch tiến hành thanh tra thanh tra sát nội dung thanh tra, có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo thời gian, tiến độ và chất lượng cho các cuộc thanh tra.

Phối hợp giữa cơ quan thanh tra nhà nước với các ngành các cấp để xử lý chồng chéo Thanh tra tỉnh làm đầu mối tổng hợp toàn ngành về kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm toán; xử lý kịp thời tránh chồng chéo (nếu có) ngay từ khâu xây dựng kế hoạch, trước khi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.4.4. Giải pháp về hoạt động thanh tra

Hoạt động của các Đoàn thanh tra kinh tế - xã hội phải vận hành xuyên suốt, đảm bảo các nguyên tắc chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân

là đối tượng thanh tra. Thanh tra phải đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian theo quyết định thanh tra.

Đổi mới việc triển khai thực hiện quyết định thanh tra: trong khi triển khai thực hiện quyết định thanh tra cần tăng cường vai trò chỉ đạo, xử lý các phát sinh trong quá trình thanh tra. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo với người ra quyết định thanh tra, giữa thành viên đoàn thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra và xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện thanh tra..

Trưởng đoàn thanh tra có vai trò quyết định đối với chất lượng cuộc thanh tra vì vậy, phải lựa chọn Trưởng đoàn có năng lực tổ chức, quản lý, điều hành; am hiểu về pháp luật, có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có kinh nghiệm; đồng thời luôn phải tự xác định trách nhiệm cao nhất trước phát luật, trước người ra quyết định thanh tra, trước tập thể Đoàn thanh tra và toàn bộ kết quả của cuộc thanh tra.

Việc xây dựng kết luận và ban hành kết luận thanh tra phải chính xác, khách quan, đúng quy định của pháp luật. Kết luận thanh tra được xác lập căn cứ vào các biên bản đã được ký kết giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra có xem xét giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có). Các kiến nghị xử lý theo qui định của pháp luật cần lưu ý đến tính khả thi của các kiến nghị đưa ra.

2.4.5. Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1199/Q Đ- UBND ngày 23/9/2015 về việc phê duyệt chủ chương đầu tư xây dựng công trình.

- Đầu tư mua sắm trang, thiết bị như máy vi tính xách tay, máy in... phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

2.4.6. Giải pháp phối hợp trong và ngoài ngành

Chủ động đề xuất, tham mưu cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan, đã xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ban nội chính Tỉnh ủy, Sở Tài chính...

Tăng cường hoạt động theo quy chế phối hợp để, xem xét và có biện pháp xử lý những trường hợp chây ỳ không thực hiện các Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý của cơ quan Thanh tra đã ban hành, (cụ thể: về Đảng viên phối hợp với Ủy ban kiểm tra, Ban nội chính Tỉnh ủy để xử lý; về kinh tế phối hợp với Tài chính, Ngân hàng, Kho bạc, Thuế để xử lý) đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.

2.4.7. Tăng cường đôn đốc việc thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra

Sau các cuộc thanh tra việc đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các Kết luận thanh tra và Quyết định xử lý đã ban hành chưa đúng mức, thiếu quyết liệt, dẫn đến tỷ lệ thu hồi kinh tế và xử lý trách nhiệm chưa cao, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Vì vậy, Đề án chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng và thành lập Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra.

Cụ thể, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng tiến hành kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra. Làm việc với các đối tượng không thực hiện nghiêm theo Kết luận thanh tra, Quyết định xử lý về thanh tra xác định lý do không thực hiện, cam kết thời gian thực hiện. Tham mưu cho Lãnh đạo có biện pháp xử lý những trường hợp chây ỳ không thực hiện nghiêm các Kết luận thanh tra.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kinh tế xã hội của Thanh tra tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20162020 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w