1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi vị trong tiếng việt (có liên hệ với tiếng anh) tt

27 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 263,57 KB

Nội dung

Ở đấy mới chỉ đưa vào các từ ngữ chỉ mùi, vị cơ bản và việc giải thích nghĩa cũng chưa phản ánh hết được sự đa dạng trong việc con người dùng cái cảm nhận về mùi, vị để biểu thị những li

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hùng Hiệp

Phản biện 1: GS.TS Lê Quang Thiêm

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Văn Khang

Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, tổ chức tại Học viện Khoa học xã hội

Vào lúc phút, Ngày Tháng Năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội.

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mùi và vị là những thuộc tính rất đa dạng của sự vật được con người cảm nhận thông qua hai giác quan là khứu giác và vị giác Trong ngôn ngữ, từ ngữ gắn với mùi và vị rất phong phú, tạo thành một trong những trường từ vựng mang tính phổ quát Việc nghiên cứu các trường

từ vựng ngữ nghĩa mang tính phổ quát hiện nay được các nhà ngôn ngữ học quan tâm rất nhiều, tuy nhiên, bên cạnh một số lĩnh vực đã được nghiên cứu khá kĩ như các nhóm từ chỉ phương hướng, tình cảm, màu sắc, thì trường từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ mùi, vị vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách thoả đáng

Đối với tiếng Việt, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về các từ ngữ chỉ mùi, vị, nhưng chưa có chuyên khảo nào cũng như chưa

có luận án tiến sĩ nào đi sâu nghiên cứu về lớp từ ngữ này Hơn nữa, tiếng Việt đã có lớp từ ngữ rất đa dạng và phong phú biểu thị cảm nhận

về mùi, vị với mọi mức độ, sắc thái song việc phản ánh lớp từ này trong các cuốn Từ điển tiếng Việt còn rất hạn chế Ở đấy mới chỉ đưa vào các

từ ngữ chỉ mùi, vị cơ bản và việc giải thích nghĩa cũng chưa phản ánh hết được sự đa dạng trong việc con người dùng cái cảm nhận về mùi, vị

để biểu thị những liên tưởng khác trong cuộc sống Do vậy, luận án chọn

đề tài “Ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)” để nghiên cứu nhằm chỉ ra đặc điểm cấu tạo, nghĩa, cấu trúc

nghĩa, chuyển nghĩa để phục vụ cho công việc nghiên cứu cũng như biên soạn từ điển

M c đích và nhiệm v nghi n cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là: Làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa và các hướng chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, có liên hệ với tiếng Anh

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa những nghiên cứu về từ

ngữ chỉ mùi, vị của các tác giả ở trong và ngoài nước; Xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu; Xác lập danh sách từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt; Nhận diện, miêu tả và làm rõ các thành tố nghĩa trong cấu trúc nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị; Khảo sát và nghiên cứu đặc điểm

ngữ nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa

Đối tư ng và ph m vi nghi n cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét các từ chỉ ngữ chỉ mùi, vị tương ứng trong tiếng Anh để tìm ra những tương đồng và khác biệt về cách cảm nhận về mùi, vị trong cộng đồng sử dụng hai ngôn ngữ

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa (đặc điểm cấu tạo, cấu trúc nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa) của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong trong

tiếng Việt và có liên hệ với tiếng Anh

4 Phương pháp luận và phương pháp nghi n cứu của luận án

Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp miêu tả, Phương pháp phân tích thành tố nghĩa, Phương pháp so sánh đối chiếu, Thủ pháp thống kê, phân loại

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống chuyên sâu về ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và có liên hệ với

tiếng Anh về các đặc điểm cấu tạo, cấu trúc nghĩa và chuyển nghĩa

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án

6.1.Ý nghĩa lí luận: Góp phần làm rõ thêm những biểu hiện cụ thể

về một số vấn đề lí thuyết của ngôn ngữ học như: nghĩa của từ, trường nghĩa, cấu trúc nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ Bên cạnh

đó, luận án cũng làm rõ quan niệm về từ chỉ mùi, vị và đưa ra các tiêu

chí để xác định và phân loại nhóm từ ngữ này

Trang 5

6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những

đóng góp thiết thực trong công việc biên soạn nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị tiếng Việt trong các từ điển giải thích (với tư liệu hơn 1000 ngữ cảnh, sắp xếp theo từng từ chỉ mùi, vị cụ thể và theo sự phát triển từ nghĩa đen đến nghĩa chuyển) Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa của nhóm từ này giúp cho người học tiếng Việt và tiếng Anh hiểu rõ hơn về những nét tương đồng và khác biệt trong cách cảm nhận về mùi, vị trong

văn hoá người Việt và người Anh

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và cấu trúc nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

Chương 3: Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghi n cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trên thế giới

Trên thế giới, việc nghiên cứu về các từ chỉ mùi, vị so với các lĩnh vực khác chưa được toàn diện và phong phú Tuy nhiên, cũng đã có một

số công trình nghiên cứu về mùi, vị của các nhà sinh lý học, tâm lý học, triết học, ngôn ngữ học và các chuyên gia về thực phẩm… Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề như việc cảm nhận mùi, vị, vốn từ vựng chỉ mùi, vị, từ nguyên của mùi, vị, vai trò của khứu giác, … của một tộc người, một dân tộc hay giữa các nền văn hóa với nhau Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ mùi, vị theo một số hướng như sau

Trang 6

- Hướng nghiên cứu về từ vựng: Tập trung vào các vấn đề như: Mô

tả về các vị; Nghiên cứu về mối liên quan giữa vốn từ chỉ mùi, vị với nền văn hóa của cộng đồng bản ngữ; và Nghiên cứu về cách biểu đạt về mùi, vị

- Hướng nghiên cứu về ngữ nghĩa: Tập trung nghiên cứu nghĩa của

các từ chỉ mùi, vị trong một ngôn ngữ cũng như giữa các ngôn ngữ với nhau

- Hướng nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận: Đưa ra được một số ẩn dụ ý

niệm về mùi, vị trong các ngôn ngữ

1.1.2 Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ này Các nghiên cứu đã đi sâu và cụ thể hơn theo hai hướng: nghiên cứu về nghĩa theo ngữ nghĩa học truyền thống và theo ngôn ngữ học tri nhận

- Hướng nghiên cứu về nghĩa và sự chuyển nghĩa: Các công trình

đã bước đầu đưa ra được danh sách từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt Chỉ

ra một số hướng chuyển nghĩa của một từ nào đó hay của một nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị

- Hướng nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận: Bước đầu đưa ra được một

số mô hình (MIỀN NGUỒN, MIỀN ĐÍCH) và nêu lên thành các ẩn dụ ý niệm của các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt

1 Cơ sở lí luận

1.2.1 Cơ sở ngôn ngữ học

1.2.1.1 Nghĩa của từ

Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ

Trong luận án này, chúng tôi đồng ý với quan niệm coi nghĩa của từ là

một thực thể tinh thần (nghĩa tồn tại trong trí não con người và là một

hiện tượng tâm lí, tinh thần) Nghĩa của từ là sự hiểu biết của con người

về những sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất, quan hệ mà từ biểu thị Do nghĩa là sự hiểu biết, là tri trức của con người về sự vật, hiện

Trang 7

tượng nên nghĩa chịu sự chi phối của người sử dụng ngôn ngữ Cùng một từ có thể có nhiều cách giải thích khác nhau tùy thuộc vào trình độ của người giải thích, khả năng nhận thức của người tiếp nhận và cả yếu

tố lịch sử, văn hóa Điều này có thể thấy rõ qua cách giải nghĩa các mục

từ trong từ điển hay các công cụ tra cứu khác

1.2.1.2 Cấu trúc nghĩa của từ

Cấu trúc nghĩa của từ gồm có các thành tố nghĩa Mỗi một thành tố nghĩa bao gồm các nét nghĩa Các nét nghĩa được nhận ra bởi sự đối lập giữa các nghĩa từ cụ thể khác nhau và nét nghĩa của từ chính là sự hiểu biết của con người về đặc trưng nào đó của cái mà từ gợi ra

1.2.1.3 Lí thuyết trường nghĩa

Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa Lí thuyết trường nghĩa là cơ sở để chúng tôi tập hợp nhóm các từ ngữ chỉ mùi, vị, đồng thời cũng chỉ ra được sự thâm nhập của trường từ vựng này vào các trường từ vựng khác qua hiện tượng chuyển trường của ngôn ngữ

1.2.1.4 Sự biến đổi nghĩa của từ

Sự biến đổi nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số loại sự vật có quan hệ gần gũi với nhau về một phương diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên quan nhất định Hiện tượng nhiều nghĩa có thể xảy ra cả với nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái Do đó, nói đến hiện tượng nhiều

nghĩa, có thể phân biệt các trường hợp: Nhiều nghĩa do sự biến đổi về ý nghĩa biểu vật; Nhiều nghĩa do sự biến đổi ý nghĩa biểu niệm và Nhiều nghĩa do sự biến đổi ý nghĩa biểu thái

1.2.1.5 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Quan niệm về chuyển nghĩa: Chuyển nghĩa là “chuyển sang một nghĩa mới, ít nhiều vẫn còn mối liên hệ với nghĩa trước”

Trang 8

- Phương thức chuyển nghĩa của từ:

+ Mở rộng nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa mà theo đó nghĩa của một từ được mở rộng hơn: “một quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng

+ Thu hẹp nghĩa: Là sự thu hẹp phạm vi biểu hiện (định danh) của

từ “Phạm vi ý nghĩa của các từ phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể”

- Ẩn dụ: Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các

sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau Bản chất của ẩn dụ là hiện tượng chuyển đổi tên gọi, lấy tên của một đối tượng này để gọi một

đối tượng kia, dựa vào điểm tương đồng giữa chúng

- Hoán dụ: Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện hoặc tượng

này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên một mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng Bản chất của hoán dụ là hiện tượng chuyển đổi tên gọi, lấy tên của một đối tượng này để gọi một đối tượng

kia, dựa trên quan hệ tương cận giữa chúng

1.2.1.6 Lí thuyết về nghiên cứu đối chiếu

Là một chuyên ngành của ngôn ngữ học nhằm xác định những điểm giống và khác nhau giữa hai hoặc hơn hai ngôn ngữ, gồm có nghiên cứu đối chiếu hai (hay) nhiều chiều và nghiên cứu đối chiếu một chiều

1.2.2 Cơ sở sinh lí học của hệ thần kinh cảm giác

1.2.2.1 Vị giác

- Hoạt động của vị giác: Vị được cảm nhận thông qua cơ quan cảm

giác là chồi vị giác Chồi vị giác phân bố trên nụ vị giác trên bề mặt của lưỡi Chồi vị giác do các tế bào vị giác tạo chứa các thụ thể cảm nhận vị tạo thành Khi các thụ thể tiếp nhận các chất tạo vị sẽ truyền tín hiệu về

vị tới các dây thần kinh vị giác và hoàn thành quá trình cảm nhận vị

b Các vị cơ bản: Dựa vào cảm giác về vị và khả năng cảm nhận vị

của các chồi vị giác, khoa học về vị xác định có bốn vị cơ bản là: chua, mặn, ngọt và đắng Vị cơ bản trong nghiên cứu khoa học về vị là một vị

Trang 9

độc lập và không thể được tạo thành ngay cả khi tổng hợp từ các vị khác Các vị khác đều là kết quả tổng hợp ở mức độ khác nhau của các

vị cơ bản

1.2.2.1 Khứu giác

a Hoạt động của khứu giác

Mùi được cảm nhận thông qua vùng khứu giác Các phân tử mùi thâm nhập vào vùng khứu giác sẽ tự phân tán vào dịch nhầy được tiết ra

từ màng nhầy của mũi Dịch nhầy tự liên kết với các dây thần kinh khứu giác để chuyển đổi các thông tin trở thành tín hiệu điện, dẫn truyền về não bộ và não bộ nhận ra mùi

1 Tiểu kết

Trong chương 1, luận án đã trình bày một số vấn đề về tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lí thuyết Các vấn đề lí thuyết

được trình bày gồm: nghĩa của từ, cấu trúc nghĩa của từ, trường nghĩa,

sự biến đổi nghĩa của từ, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ và cơ sở sinh lí học của hệ thần kinh cảm giác

Đối với lí thuyết về nghĩa của từ, luận án đi theo hướng coi nghĩa của từ là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong trí não của người bản ngữ Nghĩa của từ là sự hiểu biết của con người về những sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất, quan hệ mà từ biểu thị và chịu sự tác động của người sử dụng ngôn ngữ

Nghĩa của từ được hình dung như là một cấu trúc với thành phần là các nét nghĩa (nghĩa vị) Nét nghĩa là thành tố nghĩa nhỏ nhất tạo nên

Trang 10

nghĩa của từ và được phân xuất ra bằng con đường trừu tượng hoá từ nghĩa của từ mà chúng ta gặp trong phát ngôn

Đối với lí thuyết về biến đổi nghĩa của từ, luận án chỉ ra rằng, đối với các từ đa nghĩa, sự chuyển nghĩa được thực hiện qua các phương thức như: thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, ẩn dụ và hoán dụ, trong đó, ẩn

dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến

Với lí thuyết về nghiên cứu đối chiếu, luận án chỉ ra khái niệm và cách tiếp cận khi đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ

Về cơ sở sinh lí học của hệ thần kinh cảm giác, luận án trình bày về

hai vấn đề: vị giác và khứu giác Vị giác gồm hai nội dung: hoạt động

của vị giác và các vị cơ bản Khứu giác gồm hai nội dung: hoạt động của khứu giác và các mùi cơ bản

Chương ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CẤU TRÚC NGHĨA

CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI, VỊ TRONG TIẾNG VIỆT

(có li n hệ với tiếng Anh) 2.1 Đặc điểm cấu t o của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (li n hệ với tiếng Anh)

2.1.1 Từ đơn

Có 34 từ chỉ mùi, vị là từ đơn, gồm 22 từ chỉ mùi (thơm, thối, gây, hôi, khai, khét, khê, khú, nồng, tanh, thiu, ủng, khắm, kháng, thủm, khẳn, ngái, hăng, nặc, ngát, hắc, hoi) và 12 từ chỉ vị (chua, ngọt, mặn, đắng, cay, bùi, the, lợ, khé, đậm, nhạt) Các đơn vị cấu tạo này gồm các từ chỉ

mùi, vị cơ bản và các từ chỉ mùi, vị phụ

2.1.1.1 Từ chỉ mùi, vị cơ bản

- Tiêu chí xác lập: Một từ chỉ mùi, vị được xác định là cơ bản phải

thỏa mãn ba tiêu chí: 1) Là từ đơn; 2) Có nghĩa được xác định thông qua

so sánh trực tiếp với vật đại diện và 3) Là cơ sở tạo ra các từ chỉ mùi, vị khác

Trang 11

- Danh sách từ chỉ mùi, vị cơ bản: Trong tiếng Việt có 7 từ chỉ mùi

cơ bản, là: thơm, thối, hôi, khai, khét, tanh, nồng Tiếng Việt có 6 từ chỉ

vị cơ bản, gồm: chua, ngọt, mặn, đắng, cay, chát

2.1.2 Từ ghép

2.1.2.1 Từ ghép hợp nghĩa

a Từ ghép hợp nghĩa chỉ mùi

a.1 Ghép tr n cơ sở các từ chỉ mùi cơ bản: tạo nên từ ngữ chỉ

mùi mới, biểu thị ý nghĩa khái quát: hôi tanh, hôi thối, thiu thối…

a Ghép tr n cơ sở các từ chỉ mùi cơ bản với từ chỉ mùi ph :

tạo nên từ ngữ chỉ mùi mới, biểu thị ý nghĩa khái quát: khắm thối, khắm khú, nồng nặc

b Từ ghép hợp nghĩa chỉ vị

b.1 Ghép tr n cơ sở các từ chỉ vị cơ bản: tạo nên từ ngữ chỉ vị

mới, biểu thị ý nghĩa khái quát: chua ngọt, mặn ngọt, chua cay, chua chát…

b.2 Ghép tr n cơ sở các từ chỉ vị cơ bản với từ chỉ vị ph : ngọt

bùi, ngọt nhạt, mặn nhạt

b Ghép tr n cơ sở các từ chỉ vị ph : đậm nhạt

2.1.2.2 Từ ghép phân nghĩa

a Từ ghép phân nghĩa chỉ mùi

a.1 Ghép tr n cơ sở các từ chỉ mùi cơ bản: từ chỉ mùi tanh, khai,

khê kết hợp với từ chỉ mùi nồng biểu thị mùi tanh, khai, khê ở mức độ cao: tanh nồng, khai nồng, khê nồng…

a.2 Ghép tr n cơ sở từ chỉ mùi cơ bản với từ chỉ mức độ của

mùi: từ chỉ mùi khai, khê kết hợp với từ chỉ mức độ của mùi nặc biểu thị

mùi khai, khê ở mức độ cao: khai nặc, khê nặc, khê nồng khê nặc, khê nồng nặc Từ chỉ mùi thơm kết hợp với từ chỉ từ chỉ mức độ của mùi ngát, hắc biểu thị mức độ cao của mùi thơm

a Ghép tr n cơ sở từ chỉ mùi cơ bản với các yếu tố cấu t o:

Các yếu tố cấu tạo trong từ ghép phân nghĩa chỉ mùi gồm có nhóm phụ

Trang 12

nghĩa biểu thị mức độ thấp (mát, dịu, nhạt) và nhóm phụ nghĩa biểu thị mức độ cao (đậm, gắt, hắc, rình, um, lẹt, lèn lẹt, nghẹt, rẹt, ngắt, hoắc, hoăng, inh, om, um, đượm,…)

+ Từ ghép phân nghĩa biểu thị mùi mức độ thấp: thơm dịu, thơm

mát, thơm nhạt

+ Từ ghép phân nghĩa biểu thị mùi mức độ cao: thơm gắt, thơm

hắc, thơm lừng, hôi òm, hôi rình, hôi rính, khai mù, khai rình, khai um, tanh ngắt, tanh rích…

a.4 Ghép tr n cơ sở từ chỉ mùi cơ bản với các yếu tố khác

+ Nguyên nhân gây ra mùi: hôi gió (mùi hôi do đồ ăn để lâu bên

ngoài, không đậy kỹ), hôi ê (mùi hôi do dưa cải, thức ăn chua, không được ngâm cho ngập mặt nước), khét nắng (mùi khét do phơi nắng quá

lâu),

+ Tính chất của mùi: thối ruỗng (thối lâu đến mức như mục ruỗng

ra), thối rữa (thối hỏng đến mức như nát rữa ra)

b Từ ghép phân nghĩa chỉ vị

b.1 Ghép tr n cơ sở các từ chỉ vị cơ bản: mặn chát, đắng chát b.2 Ghép tr n cơ sở từ chỉ vị cơ bản với từ chỉ vị ph : Từ chỉ vị

ngọt, chua kết hợp từ chỉ vị phụ nhạt (lạt), lợ, khé, đậm biểu thị vị ngọt, chua ở mức độ cao hoặc thấp Ngọt khé, ngọt đậm, chua khé biểu thị mức độ cao của vị ngọt, chua Ngọt lạt, ngọt lợ biểu thị mức độ thấp của

vị ngọt

b.3 Ghép tr n cơ sở từ chỉ vị cơ bản với với các yếu tố cấu t o:

nhóm phụ nghĩa biểu thị mức độ thấp (dịu, nhẹ, thanh, nhạt) và nhóm phụ nghĩa biểu thị mức độ cao (loét, lét, lè, loen loét, ngoét, chỏng, ngút, sắc, gắt, hắc, khé, lịm, đậm, lừ, lự, )

+ Từ ghép phân nghĩa biểu thị vị mức độ thấp: chua dịu, chua nhẹ,

ngọt lạt, ngọt dịu, ngọt thanh…

+ Từ ghép phân nghĩa biểu thị vị mức độ cao: chua loét, chua lè,

chua ngoét, ngọt sắc, ngọt lịm, đắng ngắt, đắng nghét, chát lè…

Trang 13

2.1.3 Từ láy

a Nhóm từ láy chỉ mùi

a.1 Từ láy hoàn toàn biểu thị mức độ thấp của mùi: thơm thơm,

thôi thối, gây gây, hôi hôi, khai khai, khét khét, khê khê, khu khú, nồng nồng,

a Từ láy bộ phận biểu thị mức độ cao của mùi: nồng nã, nồng

nàn

a Từ láy bộ phận biểu thị nghĩa khái quát của mùi: thơm tho,

tanh tao

a.4 Từ láy biểu thị mức độ thấp của mùi nhưng không cấu tạo từ

từ đơn chỉ mùi: thum thủm (biểu thị mùi hơi thối)

b Nhóm từ láy chỉ vị

b.1 Từ láy hoàn toàn biểu thị mức độ thấp của vị: chua chua,

ngòn ngọt, đăng đắng, mằn mặn, cay cay, chan chát, nhàn nhạt,

b Từ láy bộ phận biểu thị nghĩa khái quát của vị: đắng đót,

ngọt ngào, mặn mòi, mặn mà, đậm đà, nhạt nhẽo

b Từ láy biểu thị mức độ thấp của vị nhưng không cấu tạo từ từ

đơn chỉ vị: giôn giốt (biểu thị vị hơi chua) và nhần nhận (biểu thị vị hơi

đắng)

2.1.4 Nhận xét

Xét về đặc điểm cấu tạo, từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt gồm có

từ đơn, từ ghép và từ láy Trong nhóm từ đơn có 7 từ chỉ mùi cơ bản, 15

từ chỉ mùi phụ và 6 từ chỉ vị cơ bản, 6 từ chỉ vị phụ Ở từ ghép hợp nghĩa chỉ mùi, vị có 9 từ chỉ mùi và 10 từ chỉ vị được tạo thành trên cơ

sở các từ chỉ mùi, vị cơ bản, và các từ chỉ mùi, vị phụ để biểu thị mùi, vị với nghĩa khái quát Ở từ ghép phân nghĩa chỉ mùi, vị có 54 từ chỉ mùi

và 49 ghép chỉ vị được tạo thành trên cơ sở các từ chỉ mùi, vị cơ bản, từ chỉ mùi, vị phụ và các yếu tố cấu tạo để biểu thị sắc thái, mức độ của mùi, vị Từ láy chỉ mùi, vị gồm có 27 từ chỉ mùi và 21 từ láy chỉ vị biểu thị nghĩa khái quát và mức độ ít của mùi, vị

Ngày đăng: 07/08/2018, 15:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w