tiêu biểu như: Bùi Khắc Việt 1978, Đỗ Hữu Châu 1981, Nguyễn Đức Dân 1986, Hoàng Văn Hành 1987, Phan Xuân Thành 1990, 1992, 1995, Nguyễn Như Ý 1992, Nguyễn Văn Khang 1994,v.v… Một số tác
Trang 1
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ HỒNG QUYẾT
ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA THÀNH TỐ “ĂN”
TRONG TIẾNG VIỆT
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 60.22.02.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ này do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Bích Hạnh Để hoàn thành luận văn này, ngoài các tài liệu tham khảo đã liệt kê, tôi cam đoan không sao chép các công trình hoặc nghiên cứu của người khác
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đào Thị Hồng Quyết
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Học viên Đào Thị Hồng Quyết xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Thị Bích Hạnh- người đã hết lòng hướng dẫn, động viên, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngôn Ngữ - Học viện KHXH đã nhiệt tình truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, Học viện và các bạn đã ủng
hộ và tạo điều kiện giúp em trong học tập và nghiên cứu
Hà Nội, ngày…tháng…năm…
Tác giả
Đào Thị Hồng Quyết
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1 Khái niệm về thành ngữ 12
1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa và sự tạo nghĩa của thành ngữ 14
1.3 Ranh giới giữa thành ngữ và các đơn vị lân cận 14
1.4 Biến thể của thành ngữ 22
1.5 Phân loại thành ngữ 24
1.6 Mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hóa 26
CHƯƠNG 2: NGỮ NGHĨA VÀ CƠ CHẾ TẠO NGHĨA CỦA TỪ ĂN TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 31
2.1 Ngữ nghĩa của từ “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt 31
2.2 Sự tạo nghĩa của thành ngữ có chứa thành tố “ăn” 45
CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA VĂN HÓA “ĂN” TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 51
3.1 Dẫn nhập 51
3.2 Miếng ăn thể hiện tính cộng đồng xã hội 53
3.3 Miếng ăn nói lên triết lý về lối sống 55
3.4 Miếng ăn nói lên phép tắc xã hội 57
3.5 Miếng ăn thể hiện nghệ thuật sống 59
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 70
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội chúng ta thường sử dụng thành ngữ để làm cho lời nói sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe Thành ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội Quá trình tạo ra nghĩa hình tượng liên quan đến các thành ngữ biểu thị nội hàm văn hóa ăn và văn hóa mặc Tuy nhiên để giải thích ngữ nghĩa của
thành ngữ có chứa thành tố ăn trong tiếng Việt chưa có một công trình
nào đề cập đến một cách có hệ thống Luận văn này tập trung vào tìm hiểu những cơ sở ngôn ngữ học liên quan đến bản chất ngữ nghĩa của
thành ngữ có chứa thành tố ăn trong tiếng Việt
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ mỗi dân tộc Thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc Việc nghiên cứu thành ngữ không chỉ góp phần vào nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ mà còn góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc
Trong vài chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề thuộc bản chất ngữ nghĩa của thành ngữ cũng như mối quan hệ của nó với các ngành khoa học khác, đặc
Trang 6biệt là mối quan hệ ngữ nghĩa của thành ngữ với đặc trưng tri nhận và các thành tố văn hóa của người Việt Các nhà nghiên cứu đã hướng đến kho tàng thành ngữ, xem đó như là nguồn cứ liệu phong phú và sống động về phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũng như nhân sinh quan, thế giới quan của người Việt
Trong Việt ngữ học, thành ngữ là đối tượng được nghiên cứu rất sâu rộng trên nhiều bình diện khác nhau: cấu trúc, ngữ nghĩa, thi pháp, tri nhận… Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua tình hình nghiên cứu về thành ngữ trong Việt ngữ học những năm qua
2.1 Nghiên cứu thành ngữ trong Việt ngữ học
Trong Việt ngữ học truyền thống, thành ngữ mới chỉ thực sự trở thành đối tượng của các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học vào
khoảng giữa thế kỉ XX, sau khi Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt
Nam văn học sử yếu (1943) phân biệt và tách khái niệm thành ngữ khỏi
tục ngữ Từ đó, thành ngữ được giới Việt ngữ học nghiên cứu ở nhiều bình diện như: cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa, cú pháp, v.v…
Nghiên cứu thành ngữ theo hướng từ vựng học, ngữ pháp học có các tác giả: Trương Đông San (1974), Đái Xuân Ninh (1978), Cù Đình
Tú (1976), Nguyễn Thiện Giáp (1985, 1996), v.v…
Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và phát triển, các vấn đề về
Trang 7tiêu biểu như: Bùi Khắc Việt (1978), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Đức Dân (1986), Hoàng Văn Hành (1987), Phan Xuân Thành (1990,
1992, 1995), Nguyễn Như Ý (1992), Nguyễn Văn Khang (1994),v.v…
Một số tác giả quan tâm đến nghĩa biểu trưng của thành ngữ như: Bùi Khắc Việt (1978) nghiên cứu tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt, Trịnh Cẩm Lan (1995) lấy các đặc điểm của cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của các thành ngữ để nghiên cứu trên nền cứ liệu thành ngữ có thành tố là tên gọi động vật; Nguyễn Ngọc Vũ (2008) nghiên cứu hoán dụ ý niệm ‘bộ phận cơ thể người biểu trưng cho kỹ năng’ trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt; Quế Thị Mai Hương (2008) nghiên cứu nghĩa biểu trưng của hình ảnh con vật trong thành ngữ tiếng Việt; Mã Thị Hiển (2009) nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt; Nguyễn Thị Nguyệt Minh (2012) đã khảo sát ngữ nghĩa thành ngữ,
quán ngữ thời hiện đại và đưa ra những giá trị biểu trưng tiêu biểu
Một hướng tiếp cận thành ngữ được giới Việt ngữ quan tâm nhiều
là nghiên cứu giá trị ngữ nghĩa, biểu trưng của các con số trong thành ngữ, tiêu biểu như: Nguyễn Thị Hiền (2009) nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng của con số “ba” trong thành ngữ tiếng Việt; Trần Thị Lam Thủy (2010) nghiên cứu ý nghĩa của con số 2 trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa…
Trang 8Hướng nghiên cứu, so sánh thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ các ngôn ngữ khác có một số tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Xuân Hòa (1997) đã đối chiếu thành ngữ Nga - Việt trên bình diện giao tiếp và chỉ
ra những nét tương đồng và khác biệt của thành ngữ trong hai ngôn ngữ do đặc trưng văn hóa dân tộc chi phối như: có cùng nội dung ngữ nghĩa nhưng hình ảnh diễn đạt khác nhau; hình ảnh biểu trưng giống nhau nhưng nội dung ý nghĩa khác nhau Phan Văn Quế (1996) nghiên
cứu “Ngữ nghĩa của thành ngữ - tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong
tiếng Anh”, đã vận dụng phép miêu tả tương phản về mặt ngữ nghĩa của
các thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh trên nền của các thành tố tương ứng trong tiếng Việt, qua đó chỉ ra các giá trị văn hóa được thể
hiện qua ngữ nghĩa Ngô Minh Thủy (2005) Nghiên cứu về “Đặc điểm
của thành ngữ tiếng Nhật trong sự liên hệ với tiếng Việt” đã chỉ ra hệ
thống từ chỉ bộ phận cơ thể có trong thành ngữ của hai ngôn ngữ đều được dùng dựa theo chức năng sẵn có của bộ phận cơ thể, những phong tục tập quán liên quan đến bộ phận cơ thể, những đặc điểm sẵn có của
bộ phận cơ thể hay những đặc điểm do con người hình dung hoặc quan niệm về bộ phận cơ thể đó Qua đó, tác giả cũng đã chỉ ra rằng thành ngữ Việt ưa dùng các từ chỉ các bộ phận thuộc cơ quan nội tạng hơn thành ngữ Nhật, do đặc trưng tư duy chi phối lối dùng này Phạm Minh
Tiến (2007) trong công trình “Đặc điểm thành ngữ so sánh tiếng Hán
(có đối chiếu với tiếng Việt)” đã lấy thành ngữ so sánh tiếng Hán làm
tâm điểm nghiên cứu và đưa ra những phát hiện thú vị, đó là cấu trúc so
Trang 9sánh trong tiếng Việt Song tác giả không đề cập nhiều đến đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ… Tóm lại, trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã so sánh thành ngữ tiếng Việt với thành ngữ của các dân tộc khác nhằm làm rõ đặc trưng tư duy, văn hóa tính dân tộc và khẳng định vai trò của thành ngữ tiếng Việt trong Việt ngữ và văn hóa Việt Nam
Hướng nghiên cứu mới nhất là tiếp cận thành ngữ theo quan điểm
của ngôn ngữ học tri nhận Trong công trình “Đặc trưng văn hóa - dân
tộc của ngôn ngữ và tư duy” Nguyễn Đức Tồn đã nghiên cứu về đặc
trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, rút ra kết luận ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt thuộc tiểu loại ẩn dụ cấu trúc Tác giả này cho rằng xét ẩn dụ cấu trúc của một thành ngữ chính là xét ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ, cũng tức là xét mối quan
hệ giữa nguồn và đích quy chiếu của ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ
Trần Bá Tiến (2012) trong “Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình
cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận”
đã đi sâu phân tích bình diện ngữ nghĩa, cụ thể là ẩn dụ và hoán dụ trong các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình cảm trong tiếng Anh và
tiếng Việt thuộc 5 phạm trù tình cảm: tức giận, vui, buồn, sợ, xấu hổ
Đây là những vấn đề quan trọng phản ánh đặc trưng tư duy, ngôn ngữ
và văn hóa của cộng đồng sử dụng chúng Từ đó, tác giả đã tìm ra nét phổ quát và đặc thù ngôn ngữ của thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra những tương đồng và khác
Trang 10thành và sử dụng thành ngữ Vi Trường Phúc (2013) trong luận án
Nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (có liên hệ với tiếng Việt) trên cơ sở nguyên lý
“Dĩ nhân vi trung” của người Việt đã nghiên cứu tính nghiệm thân dựa
trên các bình diện: tâm trí, vô thức, ẩn dụ, hoán dụ Tác giả này đã nghiên
cứu thành ngữ dựa trên sự tích hợp (thuyết pha trộn ý niệm) để làm rõ ẩn
dụ ý niệm không chỉ được xây dựng dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa hai miền ý niệm hoặc lược đồ hình ảnh, và sơ đồ ánh xạ trong ẩn dụ chỉ diễn
ra một chiều (từ miền nguồn đến miền đích); mà còn được giải mã dựa trên bốn không gian tâm trí (pha trộn ý niệm), ánh xạ giữa hai miền không gian nguồn, đích là một sự tương tác đa chiều, các ý niệm không nhất thiết phải có sẵn, được sử dụng một cách máy móc và vô thức mà có những ý niệm mới mẻ và mang tính lâm thời, sự ánh xạ giữa chúng là ánh xạ xuyên không gian
2.2 Nghiên cứu thành ngữ có chứa thành tố “ăn” trong tiếng Việt
Hoạt động ăn trong thành ngữ tiếng Việt xuất hiện khá nhiều, phản
ánh quan niệm của ông bà ta xưa về việc ăn uống trên các phương diện: văn hóa; đạo đức, nhân cách của con người bộc lộ qua nết ăn uống; tập quán, thói quen sinh hoạt ăn, uống; và văn hóa cộng đồng thể hiện qua hoạt động ăn, uống
Trong Việt ngữ học, nghiên cứu về thành ngữ có chứa thành tố ăn
Trang 11Nguyễn Hữu Đạt (2010) trong bài viết “Con đường tạo nghĩa của các
thành ngữ liên quan đến ‘văn hóa ăn’ và ‘văn hóa mặc’ trong tiếng Việt” [7] đã phân tích quá trình tạo ra nghĩa hình tượng liên quan đến
các thành ngữ biểu thị nội hàm văn hóa ăn và văn hóa mặc của người
Việt Từ đó, bài viết đưa ra nhận xét về mối quan hệ khăng khít giữa văn hóa ăn và văn hóa mặc trong tiếng Việt Tác giả Nguyễn Văn Chiến
và Đặng Thị Yến Thu trong Một công trình tiếng Việt (Tiếp cận nhân
học – ngôn ngữ nghiên cứu tính cách tộc người) đã cho rằng, các biểu
thức ẩn dụ ẩm thực Việt ngữ nằm sâu trong hệ thống cấu trúc ngôn ngữ
và thể hiện ở các chủ đề giao tiếp liên cá nhân Ý niệm ẩn dụ ẩm thực thể hiện ở các thành ngữ chứa những đơn vị biểu nghĩa ẩm thực, đặc
biệt là những thành ngữ có yếu tố “ăn” chiếm đa số Ăn là một từ điển hình có nghĩa được mở rộng Khởi thủy, ăn là một hành động của con người, nghĩa của từ ăn được mở rộng dần theo cách lấy khuôn mẫu con người để nhận thức vũ trụ Con đường phát triển ngữ nghĩa của từ ăn vô cùng phong phú, ăn từ nghĩa trực tiếp đến nghĩa ẩn dụ, rồi đến các
nghĩa chuyển, nghĩa phái sinh… Đặng Thị Hảo Tâm trong bài viết
về “Trường từ vựng - ngữ nghĩa ‘món ăn’ và ý niệm ‘con người’” [29,
25-34] đã đặc biệt quan tâm đến mối liên hệ có tính xuyên trường giữa các nét nghĩa tạo nên cấu trúc biểu niệm của tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa món ăn (trường nguồn/ miền nguồn) với trường đích/ miền đích được tạo nên bởi những kinh nghiệm hàng ngày một cách tự động và vô thức Tác giả đã phân trường từ vựng - ngữ nghĩa món ăn thành các tiểu
Trang 12thưởng thức món ăn; Cảm giác của con người đối với món ăn…trong
đó, một số thành ngữ chỉ hoạt động ăn uống của con người như: Ăn mày
đòi xôi gấc; Ăn chực đòi bánh chưng… được xếp vào trường ý
niệm Địa vị, phẩm chất của con người là món ăn Nguyễn Thị Bích Hợp [17] khi nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm “ăn” đã có sự phân loại “ăn” thành các nhóm nghĩa nhỏ hơn, theo đó từ “ăn” trong tiếng Việt có 7 nghĩa gồm cả nghĩa gốc và nghĩa phái sinh, và ngoài nghĩa gốc, mỗi nghĩa phái sinh này có thể có thêm nhiều tầng bậc cấp dưới vô cùng phong phú
Điểm qua tình hình nghiên cứu về thành ngữ nói chung và thành
ngữ có chứa thành tố ăn trong tiếng Việt nói riêng, có thể nhận thấy nghiên cứu thành ngữ có chứa thành tố ăn trong tiếng Việt là một
hướng đi vẫn còn bỏ ngỏ, chưa dành được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của giới Việt ngữ Điều đó là một gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề
tài “Ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa thành tố ‘ăn’ trong tiếng Việt”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa
thành tố ăn trong tiếng Việt qua hoạt động ăn nói chung và qua sự tạo nghĩa của từ ăn trong thành ngữ nói riêng nhằm làm sáng tỏ đặc trưng
tư duy văn hóa của người Việt được thể hiện qua thành ngữ
Trang 13- Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu ngữ nghĩa của từ ăn trong thành ngữ
hiểu theo nghĩa trực tiếp nghĩa phái sinh, nghĩa biểu trưng sự tạo nghĩa của thành ngữ; tìm hiểu cách nhìn nhận, đánh giá con người được thể hiện qua thành ngữ về hoạt động ăn trong giao tiếp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ngữ nghĩa và sự tạo nghĩa của từ ăn trong
thành ngữ tiếng Việt
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu những thành ngữ
tiếng Việt có chứa thành tố ăn được hiểu theo cả nghĩa trực tiếp và
nghĩa phái sinh, nghĩa biểu trưng Những thành ngữ không chứa
thành tố ăn nhưng lại chỉ hoạt động ăn của con người không thuộc
phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Ngữ liệu khảo sát của luận văn được lấy trong cuốn Từ điển thành
ngữ, tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang
Hào (Nxb Giáo dục, 1993), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt
của Nguyễn Như Ý (chủ biên) (Nxb Giáo dục, 1995) Ngoài ra, luận văn còn khảo sát ngữ liệu dựa trên các trang web nói về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, từ một số bài viết của các nhà nghiên cứu
về thành ngữ tiếng Việt đã được xuất bản Tổng số câu thành ngữ
có chứa động từ ăn được xét (bao gồm cả thành ngữ biến thể) là
353 đơn vị thành ngữ
Trang 145 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lí luận: Nghiên cứu ngữ nghĩa và sự tạo nghĩa của từ “ăn” trong thành ngữ Tiếng Việt theo hướng tiếp cận ngữ nghĩa học sẽ góp phần làm sáng rõ hơn sự tạo nghĩa trong thành ngữ, đặc biệt là
sự hiện diện của các nhân tố văn hóa trong các đơn vị thành ngữ tiếng Việt được thể hiện trong hành chức
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho việc giảng dạy và học tập thành ngữ có chứa thành tố “ăn” cũng như các nghĩa phái sinh của chúng được toàn diện hơn
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có 3 chương:
Trang 15Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Ngữ nghĩa và sự tạo nghĩa của từ “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt
Chương 3: Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua văn hóa “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về thành ngữ
Thành ngữ là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa
Ý nghĩa của thành ngữ không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó và ý nghĩa thành ngữ thường có tính hình tượng và biểu cảm
Thành ngữ được hình thành trong quá trình giao tiếp, trong sinh hoạt ăn uống và trong quá trình lao động sản xuất của con người.Trong
hệ thống ngôn ngữ ngoài chức năng là công cụ tư duy và giao tiếp của con người, thành ngữ còn có chức năng phản ánh liên quan phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm nếp nghĩ của mỗi cộng đồng Chính vì vậy, thành ngữ tiếng Việt từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của ngôn ngữ học mà còn của nhiều ngành khoa học khác như văn hóa học, folklore học, dân tộc học…
Trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ, chúng ta thường sử dụng thành ngữ để làm cho lời nói sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc đối với người nghe, người đọc
Thành ngữ là những cụm từ cố định được đúc sẵn, hoạt động trong câu với tư cách tương đương với một từ, có thể được sử dụng thay
Trang 17kèm theo sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định Nghĩa của thành ngữ không phản ánh nghĩa của tổng số các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa biểu trưng được nhào nặn nên từ tổ hợp từ trong thành ngữ Ví dụ:
thành ngữ “Gắp lửa bỏ tay người” chỉ hành động bịa đặt, vu khống nhằm hãm hại người khác; thành ngữ Xui trẻ con ăn cứt gà chỉ hành
động xui dại, xúi giục người khác làn điều sai trái, dại dột; thành ngữ
”Nuôi ong tay áo” chỉ hành động nuôi dưỡng, giúp đỡ kẻ xấu rắp tâm
hại mình mà mình không biết
Trong cuốn “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” Hoàng Văn Hành
đã đưa ra định nghĩa: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày đặc biệt là trong khẩu ngữ” [11;
25] Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ và nhận diện từ Tiếng Việt” đã
cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh
về nghĩa, vừa có tính gợi tả, tính biểu tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu hiện cụ thể Tính hình tượng của thành ngữ được xây dựng dựa trên cơ sở của hiện tượng so sánh và ẩn dụ” [8; 151] Tác giả
Nguyễn Văn Mệnh trong bài viết: “Vài suy nghĩ góp phần xác định khái
niệm thành ngữ trong Tiếng Việt” (Ngôn ngữ, số 3/1986) đã đưa ra khái
niệm về thành ngữ: “là một loại đơn vị ngôn ngữ có sẵn Chúng là những ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất định,
Trang 18Nói tóm lại, thành ngữ là một cụm từ cố định được dùng để định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động Thành ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh Tính hình tượng, tính gợi cảm và hình thức diễn đạt có tính bóng bẩy là những tính chất cơ bản của thành ngữ
1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa và sự tạo nghĩa của thành ngữ
Thành ngữ có tính hoàn chỉnh, bóng bẩy và tính gợi cảm cao Trên cơ sở nghĩa của các yếu tố cấu thành mà nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen trực tiếp của các yếu tố cấu thành cộng lại mà
là nghĩa biểu trưng , nghĩa toàn khối Nghĩa của thành ngữ là kết quả của quá trình biểu trưng hóa
Quá trình biểu trưng trong thành ngữ được thực hiện theo hai con đường: liên tưởng tương đồng và tương cận Nếu theo con đường liên tưởng tương đồng, ta có các thành ngữ ẩn dụ hoặc so sánh; còn nếu theo con đường tương cận, ta có các thành ngữ hoán dụ Dựa vào hình thức cấu tạo mà có thể phân ra thành ngữ có kết cấu chủ vị và thành ngữ có kết cấu cụm từ
1.3 Ranh giới giữa thành ngữ và các đơn vị lân cận
1.3.1 Mối quan hệ giữa thành ngữ và từ ghép
Trang 19Hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều phân biệt rõ ranh giới giữa thành ngữ và từ ghép dựa vào tiêu chí về nội dung, cấu trúc và thành tố cấu tạo Theo Nguyễn Văn Mệnh (1986), thành ngữ và từ ghép
có một số điểm giống nhau: chúng đều là những đơn vị ngôn ngữ cố định, có sẵn, có tính thành ngữ và đều có chức năng định danh Thành ngữ và từ ghép có thể phân biệt ở một số điểm như: ở phạm vi rộng hẹp
và ở mức độ nông sâu trong nội dung ý nghĩa của chúng, ở mức độ phức tạp của chức năng định danh, mức độ phức tạp trong mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố v.v
Từ ghép chỉ nêu lên khái niệm chung về sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, trạng thái, còn thành ngữ không chỉ nêu lên một khái niệm về sự vật, về hoạt động, về tính chất trạng thái mà còn nói rõ thêm
về những sự vật, những hoạt động đó như thế nào và những tính chất, trạng thái ấy đến mức độ nào Nguyễn Thiện Giáp, khi dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa để phân biệt thành ngữ và từ ghép, đã nêu khái quát như sau: “Từ ghép là tên gọi thuần túy còn thành ngữ là tên gọi gợi cảm của sự vật nào đó” [8] Sự phức tạp và chưa thống nhất giữa các tác giả nằm ở một vài trường hợp mà Đỗ Hữu Châu gọi là “những đơn vị trung
gian” như: mắt lươn, mắt phượng, mắt cá chày… hoặc những trường hợp mà Trương Đông San cho là thành ngữ so sánh như: trẻ măng, dẻo
kẹo… Đối với những trường hợp này, các tác giả cho rằng đó là những
thành ngữ ở dạng tối giản nhất, tuy không có từ so sánh nhưng ý nghĩa
Trang 20Có hai cách nhìn khác nhau về trường hợp trên Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu chỉ dựa vào đặc điểm có ý nghĩa bóng bẩy thì không thể phân biệt được thành ngữ và từ ghép mà phải dựa vào hai tiêu chí là chức năng và hình thức ngữ pháp Thành ngữ thường miêu
tả những trạng thái, hình ảnh… phức tạp hơn từ ghép Nguyễn Văn Mệnh cho rằng mối quan hệ ngữ pháp trong thành ngữ phức tạp hơn,
có nhiều bậc hơn trong khi ở từ ghép, mối quan hệ ngữ pháp đơn giản, ít bậc hơn Quan điểm thứ hai gồm các tác giả như Nguyễn
Thiện Giáp, Phan Văn Quế đã coi những tổ hợp từ như trẻ măng,
dẻo kẹo là thành ngữ vì chúng có từ so sánh (ở đây, từ so sánh
trong quá trình sử dụng đã bị ẩn đi: trẻ như mặng, dẻo như kẹo, dẻo
như kẹo kéo) Đó cũng là nét phân biệt với những từ ghép có quan hệ
so sánh như mắt lá dăm, mặt trái xoan Theo Nguyễn Thiện Giáp,
một số thành ngữ lược bỏ từ so sánh đó thường dễ được nhận thức như là những từ ghép
Cho nên, việc coi các đơn vị ngôn ngữ kiểu như dẻo kẹo, đen
thui là từ ghép, còn các đơn vị kiểu dẻo như kẹo, đen như thui là
thành ngữ vừa phù hợp với đặc thù của tiếng Việt, vừa phù hợp với tri nhận của người bản ngữ
1.3.2 Mối quan hệ giữa thành ngữ và cụm từ tự do
Nguyễn Văn Mệnh (1986) cho rằng, thành ngữ và cụm từ tự do
Trang 21vị ngôn ngữ lớn hơn từ, do các từ tạo nên Tuy nhiên, giữa chúng lại có một số điểm khác biệt sau: cụm từ tự do được tạo ra trong lời nói, trong diễn từ do nhu cầu giao tiếp, vì nó không tồn tại dưới dạng làm sẵn; khi
ở trạng thái tĩnh chúng là những từ riêng biệt Còn thành ngữ là những
đơn vị ngôn ngữ đặc biệt, tồn tại dưới dạng làm sẵn nên thành tố cấu
tạo của nó có số lượng ổn định, không thay đổi ngay cả khi ở trong trạng thái tĩnh lẫn trong hoạt động giao tiếp Cấu tạo của thành ngữ có tính ổn định, chặt chẽ, còn cụm từ tự do có cấu tạo “lỏng” có thể thêm, bớt từ trong lời nói tùy vào mục đích diễn đạt Xét về nghĩa, nghĩa của cụm từ tự do là do cấu trúc và nghĩa của các từ tạo nên nó, còn nghĩa của thành ngữ biểu thị một khái niêm trọn vẹn thông qua cách miêu tả
có hình tượng bằng kết cấu dưới dạng làm sẵn Ví dụ, “Sống trên đời
ăn miếng dồi chó” chỉ món ăn khoái khẩu được người Việt Nam ưa
thích; ở nghĩa thực tại dùng trong giao tiếp được hiểu là hưởng thú vui
trên đời; hoặc “Ăn canh cả cặn” chỉ những kẻ bần tiện, chi li, keo kiệt,
bủn xỉn
1.3.3 Mối quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ
Khi phân biệt thành ngữ và tục ngữ hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào đặc điểm nội dung, cấu trúc và chức năng Thành ngữ và tục ngữ có những điểm khác biệt về nội dung và hình thức ngữ Hoàng Văn Hành (2008) đã nhận xét: “Thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ (như tính bền vững về mặt cấu tạo, tính bóng bẩy về nghĩa…)
Trang 22nhưng lại khác tục ngữ về bản chất Sự khác biệt ấy thể hiện ở chỗ: thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu-ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật” [10; 10]
Nguyễn Văn Mệnh trong bài viết “Vài suy nghĩ góp phần xác
định khái niệm thành ngữ Tiếng Việt” (Ngôn ngữ, số 3/1986) cũng đưa
ra ba tiêu chí: ý nghĩa, ngữ pháp và chức năng để xác định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ Về ý nghĩa, thành ngữ thường nghiêng về cái có tính chất hiện tượng, ngẫu nhiên, riêng lẻ, còn nội dung của tục ngữ thường nghiêng về cái bản chất, khái quát và tất yếu Về mặt ngữ pháp, đa số thành ngữ có cấu trúc là những ngữ, còn tất cả tục ngữ đều
có cấu trúc ngữ pháp của đơn vị câu Về mặt chức năng, thành ngữ làm nhiệm vụ định danh, còn tục ngữ giữ chức năng thông báo Đây là những ý kiến xác đáng giúp người nghiên cứu quan tâm đến sự khác biệt giữa thành ngữ với tục ngữ Song, để có sơ sở làm việc hiệu quả, dưới đây luận văn tổng hợp lại quan niệm phân biệt thành ngữ với tục ngữ của Cù Đình Tú (1973) mà tác giả luận văn này đồng tình:
Cù Đình Tú [38] cho rằng, “về hình thức ngữ pháp nói chung mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ (…), mỗi tục ngữ tối thiểu là một câu” Tác giả này có nhận xét , sự hác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ
là sưk khác nhau về chức năng, và ông đưa ra bảng tổng quát như sau:
Trang 23
Cấu tạo
- Đại bộ phận là kết cấu một trung tâm
Có khả năng độc lập tạo thành câu; cũng có khi dùng làm bộ phân
để tạo thành câu
Nguồn: Cù Đình Tú (Ngôn ngữ, 1973, số 1, tr 39 ) [38]
Tuy nhiên theo bảng này cần hiểu về mặt cấu tạo kết cấu một
Trang 24Theo bảng trên có thể thấy rõ hơn sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ khi đối chiếu so sánh:
Thành ngữ Tục ngữ
Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với
ma mặc áo giấy = (gọi tên một
hành động) Lựa tình thế, lựa quan
hệ mà đối xử cho phù hợp
Ăn Bắc, mặc Kinh = (một kinh
nghiệm, một thông báo) những nơi ăn ngon mặc đẹp là đất Thăng Long xưa, đất Kinh Kì, tức kinh
đô Thăng Long xưa, hà Nội ngày nay
Ăn chay niệm Phật = (đinh danh
về con người) con người ăn ở
lương thiện, nhân ái, tu nhân tích
Ăn cơm nhà Phật, đốt râu thầu
chùa = (định danh một phẩm chất
của con người) Kẻ phản phúc vô
Ăn cơm mới, xới gốc bầu / Muốn
ăn bầu trồng đầu tháng chín =
(một kinh nghiệm trồng trọt) Gieo
Trang 25ơn hạt bầu vào đầu tháng chín âm
lịch, đến tháng mười là tháng cúng cơm mới, cây đã lớn cần xới bón
Ăn đường ngủ chợ = (đinh danh
một hoàn cảnh sống) Cảnh sống
lang thang, cầu bơ cầu bất, không
nhà không cửa
Ăn đưa xuống, uống đưa lên=
(một kinh nghiêm ăn cỗ) Trước đây ở nông thôn khi ăn cỗ thường xếp mâm trên, mâm dưới Mâm trên dành cho các cụ, khách khứa
để nhiều thức ăn hơn; mâm dưới dành cho con cháu Người mâm trên ăn ít uống (rượu) nhiều, thường sẻ thức ăn xuống mâm dưới; người mâm dưới trông chừng tiếp thêm rượu cho mâm trên
Sự khác nhau của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra ở sự khác nhau về chức năng của các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá trong hành chức Thành ngữ gọi tên sự vật, tính chất, hành động, diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ
Trang 26biểu thị các phán đoán, kết luận, kinh nghiệm nên nó có chức năng thông báo
1.4 Biến thể của thành ngữ
Biến thể là hình thức biểu hiện của ngôn ngữ trong lời nói ở trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định Biến thể được hiểu một cách đơn giản theo lối chiết tự là sự thay đổi ít nhiều so với ngôn ngữ chuẩn, có thể là những dạng thức ngôn ngữ khu vực hoặc xã hội mà chúng ta vẫn gọi là phương ngữ hay là dạng thức biểu hiện trong lời nói của một đơn
vị nào đó của hệ thống ngôn ngữ như một thành tố ngữ pháp, một yếu
tố từ vựng, một yếu tố âm vị
Xuất phát từ đặc điểm thể loại, thành ngữ vừa gần gũi, ngắn gọn, vừa dễ nhớ, mà lại phản ánh hiện thực xã hội có hiệu quả Trong hành chức, thành ngữ có những khác biệt so với khi chúng đứng tách biệt ngữ cảnh ở chỗ: khi hành chức trong những văn bản thuộc những thể loại khác nhau thì thành ngữ mang phong cách chức năng khác nhau, và thành ngữ trong sử dụng chịu ảnh hưởng của phương ngữ vùng, miền Tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng nghiên cứu thành ngữ theo hướng này (trong hành chức) sẽ rất hữu ích, nếu chú ý nghiên cứu và miêu tả kĩ các biến thể của thành ngữ, bởi lẽ ở các biến thể của thành ngữ hàm chứa những quy tắc biến đổi về hình thái - cấu trúc, những quy tắc tạo nghĩa
Trang 27Trong thực tế sử dụng, các thành ngữ thường không xuất hiện ở một hình thức duy nhất mà thường có nhiều dạng thức khác nhau Một
số nghiên cứu cho rằng, biến thể thành ngữ có thể chia làm ba loại: biến
thể ngữ âm, biến thể từ vựng, và biến thể cấu trúc
⁃ Biến thể ngữ âm: một số thành ngữ biến đổi vỏ ngữ âm theo
phương ngữ Một số từ trong cấu tạo của thành ngữ được thay đổi bằng một số yếu tố từ vựng có nghĩa tương đồng so với thành ngữ
toàn dân Ví dụ: thành ngữ Dầm sương dãi nắng ở ngôn ngữ toàn dân, nhưng trong phương ngữ Nam bộ là Dầm sương gội nắng; thành ngữ Tu nhân tích đức ở ngôn ngữ toàn dân, nhưng trong phương ngữ Nam bộ là Tu nhơn tích đức…
⁃ Biến thể từ vựng: từ một khuôn cú pháp - ngữ nghĩa có thể tạo ra
hàng loạt các biến thể bằng cách thay mỗi từ bằng một từ đồng
nghĩa ngữ cảnh Ví dụ, thành ngữ có oản quên xôi, có thể tạo ra các biến thể từ vựng như: có oản bỏ xôi, có oản chê xôi ; Hoặc ở thành ngữ Ăn không nói có có thể biến thể từ vựng thành Ăn hơn
nói kém, Ăn thừa nói thiếu; từ thành ngữ Ăn ngay nói thẳng, có thể
biến thể từ vựng thành Ăn ngay nói thật, Ăn ngay ở thẳng từ thành ngữ ném đá giấu tay biến thể thành ném đất giấu mặt thành ngữ Ăn cây táo, rào cây bồ quân có các biến thể từ vựng Ăn
cây táo, rào cây đào, Ăn cây táo, rào cây xoan dâu
Trang 28⁃ Biến thể cấu trúc (biến thể cú pháp): là kiểu biến thể thay đổi cấu
Thành ngữ so sánh: bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một
cấu trúc so sánh Sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng Thành ngữ so sánh là cụm từ cố định, chặt chẽ và bền
vững về mặt cấu trúc, ý nghĩa Ví dụ: Lừ đừ như ông từ vào đền; Lúng
túng như gà mắc tóc; Lôi thôi như cá trôi sổ ruột; Rành rành như canh nấu hẹ…
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở
miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ nhưng ý nghĩa được biểu thị một cách ẩn dụ Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng đây là so sánh ngầm, không có sự hiện diện của từ so sánh Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của
Trang 29chúng Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “sơ khởi”, “cấp một” nào đó, rồi trên nền tảng của “nghĩa cấp một” này người ta mới rút ra, nhận ra và hiểu lấy ý nghĩa đích thực của thành ngữ Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với cấu trúc của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau:
⁃ Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện: trong các thành
ngữ này, chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu Chính vì vậy, cũng chỉ một hình ảnh được xây dựng và phản ánh
Ví dụ: Ăn trên ngồi trốc, Chuột sa chĩnh gạo, Gà què ăn quẩn cối
xay…
⁃ Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản: ngược
lại với loại trên, mỗi thành ngữ loại này nêu ra hai sự kiện, hai hiện tượng tương phản nhau hoặc chí ít cũng không tương hợp nhau Ví
dụ: Méo miệng đòi ăn xôi vò, Xấu máu đòi ăn của độc, Ăn mày đòi
xôi gấc, Đũa mốc chòi mâm son
Về mặt cấu tạo, Nguyễn Thiện Giáp(1999) chia thành ngữ thành hai loại lớn là thành ngữ hòa kết và thành ngữ kết hợp Thành ngữ hòa kết được hình thành do sự kết hợp của một thành tố biểu thị thuộc tính chung của đối tượng với các thành tố khác biểu thị thuộc tính riêng của đối tượng Thành ngữ kết hợp được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ toàn bộ Ý nghĩa của từng yếu tố cấu thành đã hòa lẫn vào nhau để biểu
Trang 301.6 Mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hóa
Văn hóa là sản phẩm tinh thần của loài người Văn hóa được hình thành và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Như
đã biết, trong hệ thống ngôn ngữ thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thức- cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa
và được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ Chính vì vậy mà giữa thành ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau Mối quan hệ này nằm trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa nói chung Thành ngữ là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hoá, phong tục tập quán, đời sống tinh thần của một dân tộc Trong thành ngữ có dấu ấn ngôn ngữ ghi lại thực tế khách quan của con người, về đời sống, phong tục tập quán, khế ước cộng đồng Vì vậy, hiểu thành ngữ, chúng ta sẽ hiểu biết sâu hơn về nền văn hóa dân tộc,
và thông qua những dấu ấn văn hoá trầm tích trong thành ngữ có thể hiểu được cội nguồn dân tộc về một phương diện nào đó
Tìm hiểu mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hóa cho thấy thành ngữ không chỉ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt có chức năng tư duy và
là công cụ giao tiếp quan trọng mà thành ngữ còn có chức năng phản ảnh và lưu giữ những dấu ấn, di sản văn hoá của dân tộc
Trang 31Thành ngữ cũng phản ánh tính cách của người Việt Đặc điểm tính cách của người Việt Nam được nói đến trong thành ngữ bao gồm
cả những tính cách tốt, tích cực và những tính cách xấu, tiêu cực Một biểu thức ngôn ngữ có hàm ý đánh giá tích cực về người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi cho rằng như thế là tốt, đẹp, giỏi, là đạt yêu cầu, đáng được được coi là biểu thức ngôn ngữ có hàm ý khen/ đánh giá cao
Chẳng hạn, ngoài cái ý nghĩa miêu tả bình thường ra, thành ngữ ăn
ngay nói thẳng bao hàm ý khen / đánh giá cao về sự thật thà, ngay
thẳng của người được nói tới, còn thành ngữ ăn nhịn để dành thì lại bao
hàm ý khen/ đánh giá cao về đức tính tiết kiệm của người được nói tới
Có những thành ngữ được sử dụng với ý nghĩa chê/ đánh giá thấp những hành động, phẩm chất, tính cách xấu, không phù hợp với tư cách
con người Chẳng hạn, trong các thành ngữ ăn xó mó niêu chỉ cách sống lúi xùi bệ rạc (hàm ý chê bai); Thành ngữ Ăn mày đòi xôi gấc cũng có ý
chê bai loại người không biết thân biết phận, đòi yêu sách quá cao so với mức mình đáng được hưởng
Một nét đẹp nữa không thể không nhắc tới trong tính cách con
người Việt Nam là sự cần kiệm trong sinh hoạt Thành ngữ “thắt lưng
buộc bụng, nhịn miệng đãi khách” đã cho chúng ta thấy một cách hành
xử đẹp của người Việt trong những lúc khó khăn thiếu thốn Họ sẵn sàng chịu nhận phần thiệt thòi về bản thân mình mà không oán thán kêu
ca Cha mẹ thắt lưng buộc bụng để nuôi con cái ăn học nên người Hậu
Trang 32phương thắt lưng buộc bụng nhằm tăng cường sức mạnh về vật lực cho tiền tuyến để giành chiến thắng Đó là những biểu hiện sinh động cho đức hi sinh cao cả Phải là một dân tộc giàu nghị lực sống, chiến đấu và xây dựng thì chúng ta mới có thể đương đầu và giành chiến thắng trước những thế lực quân thù hung hãn cũng như luôn bền bỉ, kiên trì, sáng tạo trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên từ một xuất phát điểm rất khó khăn Những thành ngữ phản ánh và ngợi ca những tính cách quý
báu đó là tay trắng làm nên, có gan làm giàu
Trang 33TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, xuất hiện trong câu dưới dạng làm sẵn và hoạt động với tư cách như một từ Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm Thành ngữ có tính hoàn chỉnh, bóng bẩy và tính gợi cảm cao Trên cơ sở nghĩa của các yếu tố cấu thành mà nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa trực tiếp của các yếu tố cấu thành cộng lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối Nghĩa của thành ngữ là kết quả của quá trình biểu trưng hóa
Quá trình biểu trưng hoá được thực hiện theo hai con đường, đó
là liên tưởng tương đồng và tương cận Hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều phân biệt rõ ranh giới giữa thành ngữ và từ ghép dựa vào tiêu chí về nội dung, cấu trúc và thành tố cấu tạo Thành ngữ phân biệt với từ ghép ở phạm vi rộng hẹp và ở mức độ nông sâu trong nội dung ý nghĩa của chúng
Thành ngữ và cụm từ tự do là những đơn vị lớn hơn từ, do các từ tạo nên Tuy nhiên giữa chúng lại có một số điểm khác biệt sau: cụm từ
tự do được tạo ra do nhu cầu giao tiếp, chúng gắn kết nhau thành một khối; khi ở trạng thái tĩnh chúng là những từ riêng biệt
Nét văn hóa trong lời ăn tiếng nói cũng được thể hiện qua thành ngữ Cách đối nhân xử thế thông qua lời ăn tiếng nói được người Việt rất coi trọng Thông qua việc tìm hiểu thành ngữ dưới góc nhìn ngôn
Trang 34ngữ - văn hoá, chúng ta thấy được phác họa được đôi nét về bức tranh văn hoá Việt Nam Đó là nét đặc trưng trong đời sống nông nghiệp trồng lúa nước, là văn hoá trong giao tiếp và đặc biệt là những đặc điểm trong tính cách của người Việt chúng ta
Trang 35CHƯƠNG 2 NGỮ NGHĨA VÀ CƠ CHẾ TẠO NGHĨA CỦA TỪ ĂN TRONG
THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT 2.1 Ngữ nghĩa của từ “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt
Luận văn đã thu thập được 353 đơn vị thành ngữ có chứa thành tố
“ăn”, không kể một số lượng khá lớn các vị thành ngữ nói về hành động
ăn uống nhưng không chứa thành tố “ăn” Trong Từ điển Tiếng Việt
[25] của Hoàng Phê 2010 (chủ biên) đã chỉ ra từ “ăn” (động từ) là một
từ đa nghĩa gồm có 13 nghĩa bao gồm nghĩa gốc và các nghĩa phái sinh
như sau: 1 Tự cho vào cơ thể thức ăn nuôi sống Ăn cơm Thức ăn Ăn
có nhai, nói có nghĩ (tng) Làm đủ ăn; 2 Ăn uống nhân dịp gì Ăn cưới
Ăn liên hoan Ăn tết; 3 (Máy móc, phương tiện vận tải) tiếp nhận cái
cần thiết cho sự hoạt động Cho máy ăn dầu mỡ Xe ăn tốn xăng Tàu
đang ăn hàng ở cảng; 4 (Kết hợp hạn chế) Nhận lấy để hưởng Ăn hoa hồng Ăn thừa tự Ăn lương tháng; 5 (Kng) Phải nhận lấy, chịu lấy (cái
không hay; hàm ý mỉa mai) Ăn đòn Ăn đạn; 6 Giành về phần mình phần hơn, phần thắng (trong cuộc thi đấu) Ăn con xe Ăn giải Ăn cuộc;
7 Hấp thu cho thấm vào, nhiễm vào trong bản thân Vải ăn màu Da ăn
nắng Cá không ăn muối cá ươn (tng); 8 Gắn, dính chặt vào nhau,
khớp với nhau Hồ dán không ăn Gạch ăn vôi vữa Phanh không ăn; 9 (Kết hợp hạn chế) Hợp với nhau, tạo nên một cái gì hài hòa Hai màu
rất ăn với nhau Người ăn ảnh; 10 Làm tiêu hao, hủy hoại dần dần
Trang 36từng phần Sương muối ăn bạc trắng cả lá Sơn ăn mặt; 11 Lan ra hoặc
hướng đến nơi nào đó (nói về khu vực hoặc phạm vi tác động của cái
gì) Rễ tre lan ra tới ruộng Sông ăn ra biển Phong trào ăn sâu, lan
rộng; 12 (Kng) Là một phần ở ngoài phụ thuộc vào; thuộc về Đám đất này ăn về xã bên Khoản này ăn vào ngân sách của tỉnh; 13 (Đơn
vị tiền tệ, đo lường) có thể đổi ngang giá Một dolla ăn mấy đồng Việt
Nam? [25; 29] Trong hành chức nghĩa của từ “ăn” được sử dụng phù
hợp với từng ngữ cảnh cụ thể Có thể thấy, ngoài nghĩa gốc và các
nghĩa phái sinh kể trên, từ “ăn” còn có vô số các kiểu kết hợp khác để
tạo nên nghĩa mới như: Ăn chay, Ăn chặn, Ăn chẹt, Ăn chơi, Ăn cánh,
Ăn gian, Ăn hại, Ăn khớp, Ăn mặc, Ăn nằm, Ăn nhịp, Ăn sương, Ăn ý,…
Trong đó có số lượng lớn những kết hợp có từ “ăn” mà không dính dáng gì đến chuyện đưa thức ăn vào miệng và thực hiện động tác nhai
và nuốt cả, mà “ăn” lại chỉ hành vi, lối sống, phẩm chất, nhân cách, tác phong của con người Đối với người Việt Nam, kết hợp có từ “ăn” có thể mang nghĩa chỉ cách sống nói chung Khi cách sống được hiểu theo
nghĩa hẹp, như một thứ nghề nghiệp, ta có: Ăn sương, ăn đêm, ăn trộm,
ăn cắp, v.v… khi cách sống được hiểu theo nghĩa rộng hơn, chỉ cách
đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống, ta có: Ăn trên ngồi trốc,
ăn cháo đái bát, ăn xổi ở thì, cố đấm ăn xôi, v.v Theo khảo sát của
chúng tôi, Luận văn đã khảo sát ngữ liệu thành ngữ có chứa thành tố
“ăn” trong Tiếng Việt gồm có 353 đơn vị, bao gồm cả thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ biến thể Trong đó, thành ngữ chứa thành tố “ăn”
Trang 37chứa thành tố “ăn” được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng là 221
về các vấn đề khác thuộc về phạm trù con người chứ không nhất thiết
để nói về miếng ăn theo nghĩa nguồn năng lượng được đưa vào cơ thể nhằm duy trì sự sống Trong số ít các thành ngữ có chứa thành tố “ăn” được hiểu theo nghĩa trực tiếp này, ngữ nghĩa của chúng chia thành hai tiểu phạm trù, một là các thành ngữ có hàm ý tích cực (dương) và một
là các thành ngữ mang hàm ý tiêu cực (âm)
Về các thành ngữ mang tính tích cực (dương), nói về miếng ăn, thành ngữ mang thuộc tính dương không nhiều, chủ yếu là những câu nói về cách ứng xử của con người trong giao tiếp sinh hoạt như: khen
người thật thà, thẳng thắn, chân thật trong lối sống: Ăn ngay nói thẳng, hay Ăn ngay ở lành; nói về cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống như Ăn hiền ở lành; khi thấy cộng đồng gặp khó khăn thì biết
Ăn đỡ, làm giúp; khen người khéo léo trong ứng xử, nói năng có đầu có
đũa, biết phép tắc xã hội, ta có Ăn nên đọi, nói nên lời, Ăn thanh nói
Trang 38sức mạnh, ăn được, nói được, làm được: Ăn vam nói biển; Ăn to nói
lớn, đây là tướng người hoạt bát, nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt Thành
ngữ phản ánh hoàn cảnh cơ cực, chạy ăn từng bữa của những người
nghèo khó: Ăn bữa hôm lo bữa mai, Ăn bữa trưa lo bữa tối, Ăn bữa nay
lo bữa mai, lo xa là bản tính vốn có của người nông dân, cũng thể hiện
người biết vun vén, toan tính cho cuộc sống vốn còn khó khăn, phải giật
gấu vá vai Ông bà ta khen người cần kiệm để dành dụm: Ăn cần ở
kiệm, Ăn nhịn để dành; Ăn chắt để dành thì mới có miếng ăn miếng để;
khen những người cẩn thận, biết tính toán lo liệu cho phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh: Ăn lấy chắc, mặc lấy bền; Ăn chắc mặc bền; Ăn lấy
đặc, mặc lấy dày; là con người ai cũng mong muốn gây dựng kinh tế ổn
định, làm ăn thuận lợi Ăn ra làm nên; Ăn ra làm có; hoặc chỉ người có năng lực hơn người: Ăn nên làm nổi/ Ăn nên nói nổi; có kinh tế mới
có thể hưởng thụ cuộc sống, mới nâng cao chất lượng cuộc sống từ ở
mức Ăn no mặc ấm, Ăn ngon ngủ kĩ; Ăn ngon ngủ yên đến Ăn ngon
mặc đẹp; Ăn của ngon, mặc của tốt; Ăn sung mặc sướng; là người
đàn ông thì phải có sức mạnh mới làm trụ cột gia đình, phải Ăn to nói
lớn, song nếu là người phụ nữ thì ngược lại, cần biết ý tứ, giữ gìn,
mực thước trong bữa ăn, Ăn nhỏ nhẻ như mèo, hay Ăn như mèo chỉ sự
ăn ít chậm chạp, còn Ăn như Hộ pháp cắn chắt chỉ sự ăn ăn uống nhỏ
nhẹ không tương xứng với sức vóc
Ngược lại với khen, chê là hành vi bày tỏ thái độ không ưa thích,
Trang 39trong các thành ngữ, Ăn xó mó niêu chỉ cảnh sống úi xùi, bệ rạc; Ăn
bốc ăn bải, Ăn bốc đái đứng chỉ loại người thô tục không biết giữ tự
trọng Các thành ngữ Ăn như thần trùng, Ăn thủng nồi trôi rế chỉ sự ăn nhanh và ăn nhiều quá mức ; còn Ăn như gấu ăn trăng, Ăn như hùm đỏ
đó chỉ sự ăn nhanh và hấp tấp, vội vàng những thành ngữ này bao
hàm ý phê phán cách ăn uống không phù hợp với chuẩn mực sinh hoạt
ăn uống người Việt Thành ngữ Ăn vung bỏ vãi, Ăn vương bỏ vãi chê trách sự cẩu thả, bừa bãi trong lối sống Thành ngữ Ăn ngập mặt ngập
mũi sử dụng trong giao tiếp nhằm chê trách những kẻ tham lam, vơ vét
(ám chỉ những kẻ tham nhũng, ăn cắp của công); chê trách những kẻ ăn
tiêu phung phí, coi tiền của không ra gì ;Tiêu tiền như rác Miếng ăn là
miếng nhục nên miếng ăn cũng bộc lộ nhân cách con người, phong thái
ăn uống đĩnh đạc, từ tốn, có chừng mực là phong thái của người lịch
lãm, còn những kẻ thô lỗ, bần tiện ăn uống kiểu Ăn ngấu ăn nghiến, Ăn
như ăn cướp, Ăn lấy ăn để, Ăn lấy được là kiểu người tham lam, bỗ bã
Đặc biệt, khi phê phán hành vi, nhân cách hay bản chất con người, ông
bà ta thường mượn cái ăn để làm thước đo đánh giá, loại người tham ăn tục uống, ăn uống xô bồ là loại người đáng phê phán, bộc lộ nhân cách
bần tiện: Ăn như hủi ăn thịt mỡ (ăn lấy được, tham lam, thô tục, không
tự trọng); Ăn như mỏ khoét (hay ăn quà vặt, ăn nhiều, tốn kém); Còn nói về sức vóc ăn nhanh và ăn khoẻ thì có thành ngữ: Ăn như tằm ăn rỗi (ăn khỏe, ăn nhanh, người nuôi chạy ăn không kịp ); Ăn như thợ đấu (ăn khoẻ, theo kiểu người lao động chân tay);; Ăn như hà bá đánh vực/
Trang 40dù có thiếu thốn đến đâu nhưng người tự trọng luôn biết giữ mình trước
sự cám dỗ của miếng ăn, ông bà ta vẫn dạy “Ăn để sống, không ai sống
để ăn”, vì thế, miếng ăn có thể nâng cao hoặc hạ thấp vị thế của con người Đặc biệt, ông bà ta luôn phê phán những kẻ ăn tham, nhưng ích
kỷ, lười lao động, chỉ muốn hưởng thụ nhưng lại không biết quý trọng sức lao động của người khác và chia sẻ khó khăn, đó là loại người ăn thì nhanh, ăn đến đâu hết đến đấy, chỉ khéo mồm khéo miệng, nhưng
làm thì bôi bác, không ra gì: Ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi
trăng; Ăn như rồng cuộn, làm như cà cuống lội nước; Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa; … riêng loại phụ nữ hay
ăn quà, ăn vặt, ăn hết phần chồng con thì đáng phê phán: Ăn như mỏ
khoét, Ăn vặt quen mồm không chỉ đàn bà hay ăn vặt đáng phê
phán, loại đàn bà ăn vụng cũng được xem là xấu xa, nhếch nhác, bốc
bải nơi xó bếp làm nhọ nhem nhân cách con người: Ăn vụng chóng
no, Ăn vụng như chớp
Quy luật của cuộc sống là con người ta mời nhau ăn uống rồi trở
thành một thứ “nợ miệng”, “Chú khi nay, bay khi mai”, nhưng cũng có hạng người chỉ biết ăn của người khác, khi trả nợ miệng thì đắn đo thiệt
hơn: Ăn thì ha hả, trả thì ngùi ngùi; hoặc có tính tham lam, không dùng được hết mà không muốn chia sẻ thứ của mình cho ai: Ăn thì no, cho thì
tiếc, để dành thì thiu Những kẻ làm việc kề cà, lười lao động cũng là
loại đáng bị phê phán: Ăn từ đầu Dần đến cuối Dậu Phê phán, chê bai