1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng việt và tiếng thái

115 160 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,47 MB

Nội dung

Thành ngữ còn có thể phản ánh đời sống, tư duy, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng,… Qua khảo sát về thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái Lan, chúng tôi phát hiện rằng thành n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Bùi Duy Dương

Hà Nội - 2018

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ quý báu từ nhiều cá nhân và tập thể Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Bùi Duy Dương - người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn

Do những hạn chế về ngôn ngữ nên trong quá trình thực hiện luận văn, tôi vẫn còn mắc phải không ít sai sót về lỗi chính tả và hình thức trình bày cũng như nội dung Tôi mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô và các bạn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

SONGPON BAOLOPET

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Ý nghĩa đề tài 4

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5

7 Bố cục của luận văn 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt 8

1.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Thái 11

1.3 Khái niệm thành ngữ có từ chỉ động vật 14

1.4 Khái quát chung về văn hóa Việt Nam và Thái Lan 16

1.4.1 Khái niệm về văn hóa 16

1.4.2 Đặc điểm văn hóa Việt Nam 17

1.4.3 Đặc điểm văn hóa Thái Lan 20

1.5 Tiểu kết 24

CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT 25

2.1 Kết quả thống kê 25

2.2 Cấu trúc thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt 27

2.2.1 Cấu trúc của thành ngữ đối xứng 28

2.2.2 Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng so sánh 30

2.2.3 Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ 31

2.3 Ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ tiếng Việt 32

2.3.1 Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật nuôi 33

2.3.2 Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật hoang dã 39

2.3.3 Thành ngữ liên quan đến nhóm côn trùng, sâu bọ 43

Trang 5

2.3.4 Thành ngữ liên quan đến con vật tưởng tượng - con rồng 44

2.4 Tiểu kết 46

CHƯƠNG 3: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG THÁI 47

3.1 Kết quả thống kế 47

3.2 Cấu trúc thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái 48

3.2.1 Cấu trúc của thành ngữ đối xứng 49

3.2.2 Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng so sánh 51

3.2.3 Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ 52

3.3 Ngữ nghĩa của động vật trong thành ngữ tiếng Thái 53

3.3.1 Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật nuôi 53

3.3.2 Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật hoang dã 60

3.3.3 Thành ngữ liên quan đến nhóm côn trùng, sâu bọ 66

3.3.4 Thành ngữ liên quan đến con vật tưởng tượng - Chim ca lăng tần già 67

3.4 Tiểu kết 68

CHƯƠNG 4: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN QUA THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT 69

4.1 Văn hóa vật chất 69

4.1.1 Ẩm thực 69

4.1.2 Nghề nghiệp, kiếm sống 72

4.2 Văn hóa tinh thần 74

4.2.1 Trò chơi, giải trí 74

4.2.2 Tín ngưỡng, tôn giáo 75

4.2.3 Lịch sử, truyền thuyết, chuyện kể 76

4.2.4 Văn hóa ứng xử 79

4.3 Tiểu kết 87

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 94

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất của con người trong việc giao tiếp nhằm mục đích trao đổi thông tin, thể hiện tâm lý, tư duy, kiến thức, kinh nghiệm cũng như tạo sự hiểu biết lẫn nhau

Thông qua ngôn từ, ngoài việc sử dụng từ ngữ để truyền đạt thông tin, con người còn có thể sử dụng nhiều hình thức hoặc cấu trúc ngôn ngữ khác nhau để giao tiếp, trong đó có thành ngữ Thành ngữ là một cấu trúc tạo nghĩa nhưng không thể hiện nghĩa trực tiếp của cụm từ ngữ đó mà thể hiện nghĩa ẩn sâu hoặc nghĩa so sánh Việc sử dụng thành ngữ không những giúp cho lời văn thêm biểu cảm, sinh động, giàu hình tượng mà còn giúp chúng ta có thể diễn đạt ý tưởng một các sâu sắc, tế nhị

Nghĩa của thành ngữ được xây dựng từ sự liên tưởng dựa trên các yếu tố như: hiện tượng tự nhiên, hoạt động trong cuộc sống, động vật, thực vật, con người, màu sắc v.v Thành ngữ còn có thể phản ánh đời sống, tư duy, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng,…

Qua khảo sát về thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái Lan, chúng tôi phát hiện rằng thành ngữ có từ chỉ động vật chiếm tỷ lệ cao vì con vật có sự gắn bó mật thiết với con người: con vật là thú nuôi làm bạn, là nguồn sức lao động trong nông nghiệp, là nguồn thức ăn và là phương tiện đi lại Do đó con người có hiểu biết về

tự nhiên, tính cách của con vật và đem vào so sánh và liên tưởng trong thành ngữ, ví

dụ: “nhanh như sóc”, “mèo mù vớ cá rán”, “quẳng xương cho chó cắn nhau” trong tiếng Việt, “ไวเป็นลิง ” (nhanh như khỉ), “หมาเห่าใบตองแห้ง ” (chó sủa lá chuối khô),

เขียนเสือให้วัวกลัว” (Vẽ hổ để dọa bò) trong tiếng Thái

Vấn đề thành ngữ nói chung và thành ngữ có từ chỉ động vật nói riêng trong tiếng Việt và tiếng Thái đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách có hệ

Trang 7

thống về thành ngữ có yếu tố động vật trong sự so sánh hai ngôn ngữ Việt - Thái Chính vì thế, có thể nói vấn đề tìm hiểu và so sánh thành ngữ có yếu tố động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái cho đến nay là một đề tài mới mẻ, cần được quan tâm nghiên cứu

Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động

vật trong tiếng Việt và tiếng Thái” (Tiếng Thái ở đây là tiếng của người Thái Lan,

không phải là tiếng của người dân tộc Thái ở Việt Nam) để tìm hiểu các thành ngữ

có từ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái, qua đó thấy được những đặc trưng

văn hóa, điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và Thái Lan

2 Ý nghĩa đề tài

Nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng

Việt và tiếng Thái” có những ý nghĩa nhất định Về ý nghĩa lí luận, đề tài bước đầu

nghiên cứu những vấn đề lí luận về ngôn ngữ, thành ngữ, ngữ nghĩa và đặc trưng văn hóa…Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài giúp giải quyết những khó khăn và lỗi của

người học trong sử dụng thành ngữ có từ chỉ động vật ở cả tiếng Việt và tiếng Thái

Trong thực tế giảng dạy và học thành ngữ, sinh viên Việt Nam học tiếng Thái cũng như sinh viên Thái học tiếng Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn và mắc lỗi trong việc sử dụng thành ngữ vì không đủ hiểu biết về các thành ngữ đó nói riêng và văn hóa nói chung Để hiểu sâu sắc một ngôn ngữ, việc hiểu được văn hóa của người bản ngữ là điều không thể thiếu được vì ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ rất mật thiết với nhau Qua tìm hiểu về thành ngữ Việt Nam và Thái Lan về động vật,

về lý luận, sẽ góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc; về thực tiễn cũng sẽ là cơ sở dữ liệu góp phần cho việc giảng dạy và học thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu thành ngữ có từ chỉ động vật trong

tiếng Việt và tiếng Thái”, chúng tôi hướng đến những mục đích cụ thể như sau:

- Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa của các thành ngữ có

Trang 8

từ chỉ động vật trong tiếng Việt

- Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa của các thành ngữ có

từ chỉ động vật trong tiếng Thái

- So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái Qua đó, làm sáng tỏ giá trị ngôn ngữ, văn hóa, lối tư duy,

điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa hai dân tộc Việt Nam- Thái Lan

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu như trên, trong luận văn này, chúng tôi cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thống kê, phân loại thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt

- Thống kê, phân loại thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái

- Phân tích nội dung thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt

- Phân tích nội dung thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái

- Só sánh nội dung thành ngữ có từ chỉ động vật giữa tiếng Việt và tiếng Thái

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định một cách cụ thể Đó là những thành ngữ có từ chỉ động vật trong cả tiếng Việt và tiếng Thái

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những thành ngữ có từ chỉ động vật trong các cuốn từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái

6 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

6.1 Tư liệu

Tư liệu nghiên cứu của luận văn từ các nguồn chính sau:

Về phần thành ngữ tiếng Việt:

- Từ Điển Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực

- Từ Điển thành ngữ phổ thông do Nguyễn Như Ý chủ biên

Về Phần thành ngữ tiếng Thái:

- ส านวนไทยของขุนวิจิตรมาตรา สง่ากาญจนาคพันธุ์, กรุงเทพฯ: ส เอเชียเพรศจ ากัด.2529 (Thành ngữ

Trang 9

Thái (2001) của Khunwichitmatra (Sa-nga Karnchanapan))

- ส านวนไทยฉบับสมบูรญ์ของวิเชียรเกษประทุม ,กรุงเทพฯ: หจก.รุ่งเรืองสาส์นการพิมพ์, 2550 (Thành ngữ Tháibản hoàn chỉn (2007) của Wichain Ketprathum)

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

- thống kê, nhằm thống kê tất cả các thành ngữ có chứa từ ngữ chỉ con vật trong tiếng Việt và tiếng Thái Ngòai ra, luận văn sử dụng phương pháp này để thống kê tất cả những nghĩa có thể có ở mỗi thành tố chỉ con vật

- phân tích ngữ nghĩa, để phân tích những đặc trưng ngữ nghĩa có thể có của những từ chỉ con vật trong thành ngữ

- Phương pháp đối chiếu Phương pháp này cũng được dùng để so sánh đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ có thành tố động vật trong hai ngôn ngữ Việt Thái Qua việc so sánh đối chiếu này, những nét tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ văn hóa xã hội giữa hai ngôn ngôn ngữ sẽ được nhìn thấy một cách rõ ràng Trong luận văn này, tiếng Việt sẽ được xem là ngôn ngữ nguồn, tiếng Thái sẽ được xem là ngôn ngữ đích của việc nghiên cứu đối chiếu

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của

luận văn được chia thành 4 chương, cụ thể như sau:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN: tổng hợp những quan điểm khác nhau về thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Thái, chỉ ra khái niệm thành ngữ có từ chỉ động vật và bước đầu giới thiệu những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam và Thái Lan CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG VIỆT: thống kê các thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt, sau đó phân tích các thành ngữ đó về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa

CHƯƠNG 3: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT TRONG TIẾNG THÁI:

Trang 10

thống kê các thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái, sau đó phân tích các thành ngữ đó về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa

CHƯƠNG 4: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ THÁI LAN QUA THÀNH NGỮ CÓ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT: so sánh các thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt và tiếng Thái, từ đó chỉ ra sự tương đồng cũng như khác biệt trong đặc trưng văn hóa Việt Nam và Thái Lan qua các thành ngữ đó

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt

Tìm hiểu về khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã đưa

ra những quan điểm có nhiều nét tương đồng Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam

văn học sử yếu” định nghĩa: “Thành ngữ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có màu mè” [7, tr.15] Cụ thể hơn,

Nguyễn Văn Mệnh diễn giải trong “Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm

thành ngữ tiếng Việt”: “Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ có sẵn Chúng là những ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất định, có chức năng định danh và được tái hiện trong giao tế” [14, tr.12] Đồng quan điểm, Cù Đình Tú trong

“Góp ý kiến phân biệt về thành ngữ và tục ngữ” viết: “Thành ngữ là những đơn vị

có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động” [25, tr.39]

Để làm rõ khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt, trước tiên tôi muốn đặt khái niệm này trong so sánh với các khái niệm có đôi nét tương đồng là từ ghép, quán ngữ và tục ngữ

Từ ghép và thành ngữ, theo phân tích của Nguyễn Thiện Giáp, được khu biệt

bởi tính cố định của ngữ, “được đo bằng khả năng mà yếu tố đó có thể dự đoán sự

xuất hiện đồng thời của các yếu tố còn lại của kết hợp” [6, tr.72] Có thể dẫn ra đây

một số ví dụ về tính cố định như từ qué trong gà qué, nhẹn trong nhanh nhẹn, hay

ngồi trốc trong ăn trên ngồi trốc

Tuy nhiên thành ngữ được tách ra thành một nhóm độc lập trong ngữ cố định, phân biệt với từ ghép bởi tính thành ngữ Cũng theo cách diễn giải của Nguyễn

Thiện Giáp, “một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là

một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành… Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy bằng một yếu tố mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy

Trang 12

khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp (trong trật tự nhất định) Thêm vào đó, từ này có thể được gặp cả khi không có các yếu tố còn lại

và khi ấy nó được dịch bằng một yếu tố khác” [6, tr.74] Theo đó, ý nghĩa của cụm

từ bờ xôi ruộng mật không phải tổng hợp các ý nghĩa của từng từ trong cụm từ mà

mang một ý nghĩa mới hoàn toàn so với ý nghĩa của các thành tố cấu tạo nên là

ruộng đất màu mỡ, phì nhiêu, dễ làm ăn Từ xôi và mật cũng có cách định nghĩa duy

nhất là màu mỡ, phì nhiêu khi đứng trong cụm từ này

Như vậy trong tương quan với từ ghép, thành ngữ được hiểu là một cụm từ

cố định có tính độc lập về ý nghĩa so với các đơn vị cấu thành nên nó Nói như

Nguyễn Văn Mệnh thì “Trước hết, thành ngữ phân biệt với từ ghép ở phạm vi rộng

hẹp và ở mức độ nông sâu trong nội dung ý nghĩa của chúng … Nếu từ ghép chỉ nêu lên khái niệm chung về sự vật, hoạt động, tính chất, hoặc trạng thái, thì các thành ngữ tương ứng lại hàm chứa một nội dung rộng lớn hơn và sâu sắc hơn Thành ngữ không chỉ nêu lên một khái niệm về sự vật, về hoạt động, về tính chất trạng thái và còn nói rõ thêm những sự vật và những hoạt động đó như thế nào, những tính chất

và trạng thái ấy đến mức độ nào” [14, tr.14]

Bàn về cụm từ cố định, có một khái niệm nữa ít nhiều được đem ra so sánh với thành ngữ, đó là quán ngữ Quán là thói quen, việc thường xuyên lặp lại, theo

Hoàng Phê, quán ngữ là “Tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy

ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành” [19, tr.801], nói tóm lại, nói chung, một mặt thì, mặt khác thì hay của đáng tội, khí không phải, đùng một cái là những ví dụ về quán

ngữ Chiếu theo định nghĩa này, quán ngữ và thành ngữ có nét tương đồng là đều được hình thành từ thói quen giao tiếp, thường xuyên sử dụng của nhân dân, tạo nên những diễn đạt cố định trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó Tuy nhiên, nếu ý nghĩa

của thành ngữ đứng độc lập với ý nghĩa các đơn vị từ cấu thành nên (con ong cái

kiến, được giỏ bỏ nơm) thì quán ngữ có thể được hiểu dựa theo các yếu tố hợp thành

(hèn nào, hoài của, khí vô phép) Thành ngữ nêu ra nhận định về sự vật, sự việc, có

chức năng định danh, còn quán ngữ chủ yếu được dùng để liên kết, đưa đẩy, nhấn

Trang 13

mạnh nội dung nào đó cần truyền đạt Ngoài ra về mặt cấu trúc, thành ngữ có cấu tạo chặt chẽ hơn quán ngữ, là một diễn đạt hoàn chỉnh, ít hoặc khó thay đổi, trong khi các thành tố tạo nên quán ngữ có thể thêm vào hoặc bớt đi mà không ảnh hưởng

đến việc diễn đạt (nói ngắn gọn, nói một cách ngắn gọn, như sau, như dưới đây vv)

Song le, nếu hiểu thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ có cấu trúc chặt chẽ, giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm thì ít nhiều có nét tương đồng với tục ngữ Bàn về

sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ, đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra

sự khác biệt khá rõ ràng giữa hai đơn vị ngôn ngữ này Tuy cùng là một thể thống nhất, giàu sắc thái biểu cảm, đều được sử dụng trong giao tiếp nhưng căn cứ vào hình thức, nội dung và chức năng của mỗi đơn vị, có thể phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Việt Vũ Ngọc Phan đã tổng kết trong Tục ngữ ca dao dân ca Việt

Nam [17,tr.27] “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà

nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải một câu hoàn chỉnh, nói một cách khác, thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc, được dùng trong câu nói thông thường cũng như được dùng trong tục ngữ ca dao dân ca”

Việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ căn cứ theo hình thức ngữ pháp là dựa

vào đa số cấu tạo của thành ngữ chỉ là một cụm từ, một ngữ, ví dụ: cao như sếu,

chậm như rùa, mèo mả gà đồng vv Trong khi đó tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, một

thông báo trọn vẹn, ví dụ: học thầy không tầy học bạn, nhà sạch thì mát, bát sạch

ngon cơm vv

Một phần vì đặc điểm ngữ pháp này mà thành ngữ không mang tính chất thông báo, không diễn đạt trọn vẹn một ý nghĩa, một bài học kinh nghiệm Chức năng của thành ngữ là định danh, biểu hiện sự vật, tính chất, hành động, còn chức năng của tục ngữ là truyền tải một thông báo ngắn gọn, súc tích Tục ngữ tự thân nó

đã bao hàm toàn bộ ý nghĩa, vấn đề cần đề cập, truyền tải đến người nghe mà ngược lại, khi người nghe tiếp nhận nó sẽ không phát sinh bất kỳ câu hỏi liên quan đến nội dung truyền đạt Khác với tục ngữ, khi người nghe tiếp nhận thông tin từ một thành

Trang 14

ngữ sẽ có thể đặt câu hỏi xung quanh thành ngữ đó Ví dụ thành ngữ lừ đừ như ông

từ vào đền, ở đây sẽ có thể đặt câu hỏi ai lừ đừ, chậm chạp; còn đối với câu tục ngữ tham thì thâm, không ai có nhu cầu cần đặt câu hỏi ai hay tại sao tham thì thâm, vì

bản thân câu tục ngữ đã truyền tải một bài học đúc kết từ bao đời nay về hậu quả của lòng tham

Cũng cần phải nhắc lại rằng mặc dù có những điểm khác biệt căn bản kể trên, thành ngữ và tục ngữ trong rất nhiều trường hợp khó tách bạch Chẳng hạn về kết cấu

ngữ pháp, có nhiều thành ngữ có kết cấu hoàn chỉnh như nước đổ lá khoai, trẻ cậy cha,

già cậy con, hay như chó treo mèo đậy, vắng chủ nhà gà vọc đuôi tôm hoàn toàn có thể

đứng riêng biệt thành một câu, thể hiện một nhận định

Tựu chung lại, thành ngữ, qua tham khảo nhận định của các công trình nghiên cứu và theo hiểu biết của người viết thông qua so sánh với các khái niệm gần kề, là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định (phần lớn không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp; không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ) và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, được dùng để định danh, nêu lên sự vật, tính chất, hành động, làm tăng tính biểu cảm, bóng bẩy trong giao tiếp

1.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Thái

Từ “thành ngữ” trong tiếng Việt, khi chuyển ngữ tương đương sang tiếng Thái là từ “sẳm -nuôn”, Khunwichitmattra [33, tr.3] khi tìm hiểu ý nghĩa của từ

“sẳm -nuôn” nói rằng: Lời nói của con người cho dù ở quốc gia hay ngôn ngữ nào thì đều có thể phân chia thành 2 nhóm lớn Nhóm thứ nhất là những ngôn từ được hiểu với nghĩa đen, khi nói ra có thể hiểu ngay Nhóm thứ hai là nhóm ngôn từ được diễn đạt theo nghĩa bóng, người nghe có thể hiểu ngay nếu như những câu từ đó được sử dụng một cách thường xuyên, rộng rãi Nhưng nếu không được sử dụng rộng rãi, người nghe không thể hiểu ngay mà phải suy nghĩ, tìm hiểu mới có thể nắm được ý nghĩa sâu xa của những ngôn từ đó, thậm chí còn hiểu sang một ý nghĩa

Trang 15

khác, hoặc không thể hiểu được ý nghĩa của những ngôn từ đó Người ta gọi những

ngôn từ thuộc nhóm thứ hai này là “sẳm- nuôn” hay chính là “thành ngữ”

Trong cuốn từ điển của Viện Hàn lâm Quốc gia Thái Lan, xuất bản năm

2003, có đưa ra định nghĩa về thành ngữ như sau: “thành ngữ” là những cụm từ cố

định đã quen dùng từ lâu đời mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó [38, tr.1,187] Ví dụ như

สอนจระเข้ให้ว่ายน ้า” (dạy cá sấu bơi) diễn đạt sự không cần thiết khi hướng dẫn một việc

gì cho ai mà người đó đã biết và thuần thục, hoặc “ ร าไม่ดีโทษปี่โทษกลอง” (múa dở chê kèn chê trống) ám chỉ sự đổ thừa cho ngoại cảnh khi bản thân không thành công trong một việc nào đó

Cũng tương tự như định nghĩa về thành ngữ ở trên SophanaSrichampa [41,

tr.1] cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ nhằm truyền đạt ý nghĩa cụ thể Thành

ngữ bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tế của đời sống con người, thông qua sự quan sát những sự kiện thực tế kết hợp với sự liên tưởng, tính so sánh ví von trong cuộc sống hàng ngày”

Cục học thuật, bộ giáo dục Thái Lan cho rằng “thành ngữ” là những từ ngữ

mà ý nghĩa không phải sự tổng hợp ý nghĩa của các từ riêng lẻ, được biểu đạt và hiểu thông qua so sánh Thành ngữ là một loại ngôn ngữ được diễn đạt không tuân theo một nguyên tắc học thuật hoặc không nhấn mạnh tính giáo huấn [32, tr ข-ค], ví

dụ như: “ตาบอดได้แว่น” (người mù được kính lão) v.v

Chatchawadi Sonlam cho rằng: “Thành ngữ là một cụm từ thể hiện sự so sánh giữa 2 sự vật, sự việc hoặc 2 đối tượng khác nhau trên một số phương diện nhưng vẫn có đặc điểm chung trong một vài khía cạnh nào đó Đồng thời, mỗi thành ngữ lại đưa ra một cách nghĩ hay một ý kiến khác nhau, thông qua việc sử dụng các

từ hoặc cụm từ nhằm đưa người đọc hoặc người nghe hiểu được cách nghĩ hay ý kiến mà người viết hoặc người nói muốn đề cập Như vậy vô hình trung các từ hoặc

Trang 16

cụm từ đó đã đóng vai trò làm phương tiện để người nghe hoặc người đọc hiểu được

cái ý mà người viết hoặc người nói muốn nói tới [29, tr.25-46]”

Ngoài ra, tiếng Thái còn có các tổ hợp từ tương tự như thành ngữ ở chỗ, cùng được hiểu theo nghĩa bóng, cùng là các cụm từ được dùng để so sánh ví von, đưa người đọc hoặc người nghe hiểu được cái ý sâu xa mà người viết hoặc người nói muốn truyền đạt Các cụm từ đó là tục ngữ

Cuốn từ điển được xuất bản bởi Viện Hàn lâm Quốc gia Thái Lan, có định

nghĩa từ “ สุภาษิต” (tục ngữ) như sau: “Tục ngữ là tập hợp từ đã quen dùng từ lâu đời,

thể hiện lời khuyên răn dạy dỗ [38, tr.1,189], như กงก ากงเกวียน (ác giả ác báo) nói về

quy luật nhân quả sống như thế nào sẽ phải chịu hậu quả như thế ấy, hoặc

น ้าเชี่ยวอย่าเอาเรือมาขวาง (nước chảy xiết đừng chặn thuyền) nghĩa là đừng chống lại người

có thế lực, không mang lại lợi ích gì

Sophana Srichampa trong cuốn “Tục ngữ, thành ngữ, cách ngôn Thái Lan” cho rằng “tục ngữ” linh hoạt, mang tính giáo huấn thâm sâu về những hành vi ứng

xử liên quan đến phép tắc, lễ nghĩa và những hành vi, hành động khác nói chung” [41, tr.1]

Tục ngữ bao gồm hai đặc điểm chính: là một câu nói ngắn gọn súc tích nhưng có ý nghĩa sâu sắc, và tục ngữ phải hàm chứa một bài học, truyền tải một kinh nghiệm dựa trên logic sự thật

Nikhom Khaulat đã đưa ra ý kiến về sự khác nhau giữa tục ngữ, thành ngữ: Tục ngữ là những từ ngữ có nội dung khuyên răn, dạy bảo, nhắc nhở con người Còn thành ngữ là việc hành văn, diễn tả ý, phần lớn là những từ ngữ miêu tả hình ảnh cụ thể hoặc có nghĩa bóng, có thể được hình thành từ thời xa xưa hoặc mới được hình thành từ một nhóm người nào đó [31, tr.7]

Có thể tổng kết lại, “sẳm-nuôn”(có nghĩa tương đương với “thành ngữ” trong

tiếng Việt) là những cụm từ cố định ngắn gọn, có hàm nghĩa bóng, không được hiểu như nghĩa gốc của từ, có ẩn ý, hoặc có hàm ý so sánh Thành ngữ phân biệt với tục

Trang 17

ngữ ở nội dung là tục ngữ có nội dung dạy bảo nhắc nhở dựa trên quy luật sống, phật giáo và thường ngạn ngữ và tục ngữ có vần điệu

1.3 Khái niệm thành ngữ có từ chỉ động vật

Con người và loài vật vốn có một mối quan hệ gắn bó thân thiết từ thời xa xưa đến nay Loài vật có mặt trong mọi hoạt động của đời sống con người, từ những con trâu, con bò giúp các bác nông dân kéo cày ngoài đồng ruộng, đến những đàn

gà, đàn vịt, con tôm, con cá góp phần làm lợi cho kinh tế nhà nông Hay là những con vật nuôi như con chó, con mèo giúp chủ giữ nhà, bắt chuột Không chỉ những loài vật có ích ấy mà cả những con vật gây hại cho mùa màng như chuột, sâu, sên… hay những loài vật vốn là nỗi sợ hãi của con người như hổ, đỉa, sói, … cũng vô cùng thân thuộc Loài vật hiện diện và tác động tới đời sống con người, không chỉ trong cuộc sống thực mà còn đi vào thế giới tinh thần, chính vì mối quan hệ mật thiết đó nên hình ảnh động vật đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú để đưa vào

sử dụng làm thành ngữ

Động vật xuất hiện trong thành ngữ ở đây chỉ như một dấu hiệu hình thức chứ không phải là các thành ngữ có các thành tố chỉ động vật, dùng để nói về chính loài động vật đó Người Việt cũng như người Thái Lan , chỉ mượn các con vật như một dấu hiệu, một hình ảnh gần gũi, một đối tượng để quan sát, từ đó dùng nói về những phạm vi khác trong đời sống của mình Các nội dung nghĩa đó có thể nói về con người, về môi trường sống, về quan niệm sống v.v…

Thành ngữ có từ chỉ động vật được hiểu là những thành ngữ mà trong thành phần của chúng có những từ chỉ động vật thí dụ เป็ดขันประชันไก่ (vịt kêu thi với gà); คางคกขึ้นวอ (con cóc nhảy lên kiệu); ช้าเหมือนเต่า (chậm như rùa); ซนเหมือนลิง (nghịch như

khỉ) trong tiếng Thái và nhanh như sóc; ăn như rồng cuốn; bắt cá hai tay; gà đẻ

gà cục tác trong tiếng Việt Những từ ngữ này được chúng tôi gọi là “từ chỉ động

vật” (vịt, gà, cóc, rùa, khỉ, sóc, rồng, cá, gà) Qua tìm hiểu và khảo sát chúng tôi

thấy số lượng thành ngữ có từ chỉ động vật ở các tài liệu chiếm tỷ lệ không nhỏ

Trang 18

trong toàn bộ vốn thành ngữ cả trong tiếng Việt và tiếng Thái Trong khuôn khổ tư liệu của thành ngữ đã tiếp cận và xử lý, chúng tôi tổng kết được trong tiếng Việt có

721 thành ngữ có từ chỉ động vật và trong tiếng Thái có 653 thành ngữ có từ chỉ động vật

Là một đơn vị từ ngữ trong hệ thống ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Thái, tên gọi động vật cũng chứa nghĩa văn hóa Khi là thành tố trong các thành ngữ, nội dung ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ động vật chính là cách cảm nhận, cách đánh giá các con vật tốt hay xấu, là việc liên tưởng chúng với cái gì của nền văn hóa ấy

Chẳng hạn, theo cách cảm nhận của người Việt thì Gà tiêu biểu cho những dòng dõi tiếng tăm (con tông gà nòi), người nhớ cội nguồn (gà cỏ trở mỏ về rừng), người gặp may mắn (gà rơi nậm gạo), là một thức ăn ngon (cơm gà cá gỏi; quan họ thịt gà, giỗ

cha thịt ếch) Nhưng gà cũng có nghĩa thiên về tiêu cực: người ưa khoe khoang (gà chết vì tiếng gáy), người có dáng đi vội vã (te tái như gà mái nhảy ổ), Gà còn chỉ bọn

xấu xa, hay ganh tỵ, tự làm hại mình (gà tức nhau tiếng gáy; chân gà lại bới ruột gà)

Với người Thái Lan khi nói đến gà, gà là hình ảnh của gái bán hoa , là phụ nữ không đứng đắn, già đời nhiều mưu mẹo (ไก่หลง- gà lạc, สมภารกินไก่วัด -sư trụ trì ăn gà chùa, ไก่นาตาฟาง- gà đồng mắt quáng; ไก่แก่แม่ปลาช่อน -gà già mẹ cá lóc), người lờ đờ ngu đần

(งงเป็นไก่ตาแตก- lơ ngơ như gà vỡ mắt; ปล่อยไก่ - thả gà), chỉ thời gian trong ngày đặc biệt

là sáng sớm (มาตั้งแต่ไก่โห่ -đến từ lúc gà gáy, มาก่อนไก่ -đến trước gà, ไก่ขึ้นรัง -gà lên

chuồng ), món ăn ngon và giá trị (หมูเห็ดเป็ดไก่-lợn nấm vịt gà)

Trong tiếng Việt và trong tiếng Thái đều có thành ngữ ไก่ไข่กระต๊ากเอง (gà đẻ gà cục

tác) nhưng lại có nghĩa khác nhau Trong tiếng Việt, thành ngữ này nghĩa là: tìm cách

để mọi người biết thành tích của mình, còn trong tiếng Thái, thành ngữ trên chỉ kẻ xấu

tự làm lộ việc xấu của mình

Đối với người Việt, kiến thường để chỉ việc, người, vật rất nhỏ bé (bé bằng con

kiến; đan lồng nhốt kiến), kiến còn chỉ người đang gặp nguy hiểm (Kiến bò chảo

Trang 19

nóng), người mất phương hướng (kiến phải lửa), người đông (đông như kiến) Với

người Thái, kiến lại là một con vật rất được ngợi khen về sức mạnh (แรงเหมือนมด อดเหมือนกา – có sức như kiến, chịu đựng như quạ), sự nhanh nhạy về mùi (ตาแร้งจมูกมด-

mắt kền kền mũi kiến; หูผีจมูกมด-tai ma mũi kiến), sự dũng cảm

(อดเหมือนกากล้าเหมือนมด-chịu đựng như quạ, gan dạ như kiến), vật nhỏ bé hoặc người nhỏ

bé (เอวบางเหมือนมดตะนอย- eo mỏng như kiến đen) Hoặc như khỉ thường được người Việt

liên tưởng đến người hay nhăn nhó (nhăn như khỉ, nhăn nhó như khỉ ăn gừng) Trong

tâm thức người Thái, thường liên hệ đến sự nhanh nhẹn (ไวเหมือนลิง -nhanh như khỉ), sự

nghịch ngợm (ซนเหมือนลิง -nghịch như khỉ; ออกลิงออกค่าง- diễn trò khỉ, trò vượn; ลูกลิงลูกค่าง -khỉ con vượn con)

Ngoài ra, cũng có thể thấy rõ đặc trưng về địa lý, văn hóa của mỗi dân tộc trong tần số xuất hiện các con vật trong thành ngữ Đối với thành ngữ chỉ động vật tiếng Thái, có thể gặp khủng long trong “ไดโนเสาร์เต่าล้านปี” (khủng long, rùa trăm tuổi),

con kỳ nhông cát trong “ไวเหมือนแย้พระบาท” (nhanh như kỳ nhông cát Prabat), con vật

hoàn toàn xa lạ với người Việt mà nó có thể phản ánh được thiên nhiên, địa lý và môi trường của đất nước Thái Lan Hay loan, phượng được sử dụng nhiều trong thành ngữ

Việt như Phượng chạ loan chung, Chia phượng rẽ loan lại không xuất hiện trong vốn

thành ngữ tiếng Thái

Trên đây là quan niệm của chúng tôi về thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Thái và tiếng Việt Đây là căn cứ quan trọng để chúng tôi tiến hành các chương tiếp theo

1.4 Khái quát chung về văn hóa Việt Nam và Thái Lan

1.4.1 Khái niệm về văn hóa

Ngoài việc đưa ra khái niệm, để có cái nhìn rõ nét và tổng thể hơn về thành

Trang 20

ngữ, cần tìm hiểu phạm trù khái quát và có quan hệ mật thiết tới sự hình thành và đặc điểm của thành ngữ, đó là đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, Việt Nam và Thái Lan

Trước hết tôi xin được làm rõ khái niệm văn hóa nói chung

Theo tổng kết của Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [21, tr.10]

Chi tiết hơn, có thể dẫn ra đây định nghĩa của UNESCO trong Tuyên bố về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại Mexico: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng”

Như vậy, có thể hiểu văn hóa là một phạm trù rộng lớn các giá trị vật chất và tinh thần được tạo ra bởi con người và phục vụ cho đời sống con người, quy ước nên những đặc điểm xã hội, đặc trưng nổi bật của một nhóm người, một quốc gia Văn học

và các yếu tố cấu thành nên văn học là một bộ phận của văn hóa, thể hiện những đặc điểm của văn hóa thuộc một lãnh thổ nhất định

1.4.2 Đặc điểm văn hóa Việt Nam

Việt Nam nằm tại rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á Với vị trí địa lý của mình, văn hóa Việt Nam trước hết mang đặc trưng của lớp văn hóa bản địa Nam Á và Đông Nam Á, là nền bản sắc của văn hóa Việt Nam

Tiêu biểu của văn hóa vật chất, cũng giống như các quốc gia Đông Nam Á khác là nghề trồng lúa nước, với thức ăn chủ đạo là cơm Ngoài ra, cũng giống như các quốc gia khác trong khu vực như Miến Điện, Ấn Độ, Phi-lip-pin, người Việt

Trang 21

còn có tục ăn trầu như một nghi thức xã giao và lễ nghi phổ biến, ngày nay tuy tập tục này đa số chỉ được duy trì ở tầng lớp cao niên, nhưng vẫn được bảo lưu về mặt tinh thần thể hiện qua hình ảnh trầu cau trong kho tàng văn học dân gian Về nhận thức người Việt chú trọng triết lý âm dương Triết lý âm dương có nguồn gốc từ vùng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ đại, thấm nhuần trong tính cách và lối sống của người Việt Trong kho tàng văn hóa dân gian có vô vàn câu tục ngữ, thành ngữ đúc kết quy luật âm dương như: Trong rủi có may, trong họa có phúc, tham thì thâm, bĩ cực thái lai Trong bữa ăn hàng ngày, người Việt cũng coi trọng việc điều hòa âm dương trong cơ cấu bữa ăn, chia các loại thực phẩm thành tính nóng và tính lạnh Người Việt coi mọi sự trong thế quân bình, hài hòa, lạc quan, yêu đời, trong cuộc sống cố gắng không làm mất lòng ai, trong việc ở, cố gắng tạo nên sự hài hoà

với môi trường thiên nhiên xung quanh

Văn hóa Việt Nam còn có những đặc trưng của văn hóa Trung Hoa do ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử 1000 năm Bắc thuộc cùng vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Quốc Nhưng nét đặc trưng giao thoa có thể kể đến như văn hóa vật chất, ngôn ngữ, tôn giáo Văn hóa vật chất bao gồm sự ảnh hưởng trong trang phục, đặc biệt là trang phục của quan lại thời xưa, kỹ thuật chữa bệnh dựa vào cây cỏ, chữa bệnh bằng thuốc bắc Về ngôn ngữ, Việt Nam có một lớp từ riêng gọi là Hán Việt, là lớp từ có gốc Trung Quốc đọc theo âm Việt, lớp từ vựng vẫn được sử dụng trên phạm vi rộng cho đến ngày nay Về tôn giáo, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc, phát triển cực thịnh vào thời Hậu Lê, với những đóng góp trong việc phổ biến, phát triển văn minh dân gian làng xã, các tư tưởng đã ít nhiều mai một nhưng vẫn có ảnh hưởng đến ngày nay như tam tòng tứ đức, thủ tục ma chay, cưới xin, các quy định về tôn ti trật tự… Ngoài ra Phật giáo du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng tạo nên những nét khác biệt với Phật giáo tại các quốc gia khác, kiến trúc chùa tháp vẫn bảo lưu màu sắc của kiến trúc Trung Quốc, kinh điển Phật giáo cũng dùng Hán tự vv

Từ năm 1945 đến nay, ngoài Trung Quốc, văn hóa Việt Nam còn mở rộng giao lưu với văn hóa Nga, Pháp, Mỹ, và nhiều nước khác trên thế giới Qúa trình hội nhập đã tạo thêm sự phong phú trong văn hóa Việt Nam, nhưng sự tiếp nhận này

Trang 22

là có chọn lọc và thích nghi với điều kiện sống tại Việt Nam Chữ quốc ngữ là một

ví dụ điển hình về sự tiếp nhận văn hóa phương Tây trên nền bản địa hóa Tính hiếu học, sự năng động, dễ thích nghi của con người Việt Nam thể hiện trong giai đoạn này qua số lượng lớn ngày càng nhiều học sinh sinh viên học tập trau dồi kiến thức tại nước ngoài, tiếp nhận văn minh phương Tây

Nói về đặc điểm của văn hóa Việt Nam, tôi tập trung đi vào chi tiết với văn hóa dân gian, vì văn hóa dân gian vẫn được coi là “cội nguồn của văn hóa dân tộc” là “văn hóa gốc”, “văn hóa mẹ” Việt Nam là một trong các quốc gia Đông Nam Á có những nét văn hóa dân gian đặc trưng Đó là truyền thống văn hóa truyền miệng, khác với Trung Quốc và Ấn Độ là truyền thống văn hóa chữ viết

Văn hóa dân gian Việt Nam có truyền thống hình thành, và phát triển từ rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình thì văn hóa dân gian vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng như

xã hội Việt Nam, đặc biệt là với quần chúng lao động

Văn hóa dân gian còn tồn tại rõ nét và tiêu biểu cho đến ngày nay là các phong tục, lễ Tết tại Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên, thành hoàng, lễ hội ở đình

Ở Việt Nam có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ, trải dài các địa phương, thể hiện tín ngưỡng, tập tục của mỗi vùng đất như: hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), lễ hội Tịch Điền (Hà Nam), lễ hội Hùng Vương (Phú Thọ), hội Hoa Lư (Ninh Bình) Lễ hội cổ truyền đánh dấu một chu trình sản xuất hoặc chu trình xã hội mới Lễ hội cổ truyền là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần như tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán… Có lẽ ngày lễ cổ truyền độc đáo tiêu biểu nhất của Việt Nam là ngày Tết Nguyên đán, diễn ra vào ngày đầu tiên của năm tính theo Âm lịch Tết Nguyên Đán kéo dài trong khoảng một tuần lễ từ những ngày trước Tết để

Trang 23

sửa soạn như Tết Táo quân (23 tháng chạp), lễ Tất niên (ngày cuối cùng của năm), với các hoạt động mang tính đặc trưng văn hóa như sum họp gia đình, thăm hỏi chúc Tết, mừng tuổi Món ăn trong ngày Tết Nguyên đán là bánh chưng bánh dày cũng thể hiện đặc trưng văn hóa của người Việt về sự hòa hợp, triết lý âm dương

Như đã nhắc đến ở trên đặc trưng của văn hóa dân gian Việt Nam là văn hóa truyền miệng, có thể đồng thời được hiểu là văn học dân gian Văn học dân gian là những sáng tác truyền miệng của người dân, khởi đầu từ một cá nhân và được bổ sung, hoàn thiện, làm phong phú thêm bởi tập thể, truyền từ đời này sang đời khác,

từ địa phương này đến địa phương khác Văn học dân gian thể hiện quan niệm, triết

lý, kinh nghiệm đúc kết của người dân về đời sống vật chất, xã hội dưới nhiều hình thức: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca vv

Văn hóa dân gian đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam, là cội nguồn nuôi dưỡng văn hóa bác học và chuyên nghiệp Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết, tác động qua lại, nhiều sản phẩm của văn hóa bác học lại đi vào đời sống dân gian, được “dân gian hóa” Tác

phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ Đại thi hào Nguyễn Du đã kết hợp

các quan niệm, triết lý và đặc biệt là ngôn ngữ ca dao dân ca vào tác phẩm, khiến

cho Truyện Kiều trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam, người Việt Nam thuộc

Truyện Kiều, vận dụng những câu thơ trong Truyện Kiều trong đời sống hàng ngày

1.4.3 Đặc điểm văn hóa Thái Lan

Cũng giống như Việt Nam, Thái Lan là quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp Campuchia, Lào Malaysia và Myanmar Bởi vậy, văn hóa Thái Lan cũng mang những đặc trưng của Văn hóa bản địa cũng như chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc Thức ăn chủ đạo trong bữa ăn của người Thái cũng là cơm, hay xôi nếp ở khu vực Đông Bắc Thái Lan, ẩm thực Thái là sự kết hợp hài hòa năm vị chua, cay, mặn,

ngọt, đắng Thái Lan có 4 phương ngữ chính là tiếng Thái miền Trung, tiếng Isan (vùng Đông Bắc), tiếng Kam mueang (miền Bắc) và Pak Tai (miền Nam), trong đó tiếng Thái

miền Trung được coi là phương ngữ chính sử dụng rộng rãi trên toàn bộ lãnh thổ

Trang 24

Phật giáo là tôn giáo chính tại Thái Lan với khoảng 95% dân số theo đạo Phật, trường phái Nam tông, giảng dạy đạo Phật được phổ cập và coi trọng trong hệ thống

giáo dục, hệ thống luật pháp có đạo luật về Phật giáo Thái Lan vẫn sử dụng Phật

lịch( Buddhist Era) song song với Dương Lịch (Gregorian calendar) Nhà sư là

những người có địa vị xã hội cao ở Thái

Phật giáo ở Thái Lan bị ảnh hưởng lớn bởi các niềm tin truyền thống về tổ tiên

và các vị thần tự nhiên Hầu hết người Thái xây một miếu thờ nhỏ trong nhà, một ngôi nhà gỗ nhỏ nơi mà họ tin rằng là chỗ trú ngụ của các vị thần linh Người Thái dâng thức ăn và nước uống cho các vị thần này để cho các thần hài lòng Nếu các vị thần không hài lòng, thần sẽ đi ra ngoài miếu thờ và trú ngụ trong nhà của gia chủ và quấy nhiễu Những miếu thờ này cũng được dựng lên ven đường ở Thái Lan, nơi công chúng thường xuyên dâng lễ vật lên các vị thần Ngoài ra người Thái cũng quan niệm

ở 3 bậc đầu tiên của cầu thang hay cửa ra vào cũng là nơi trú ngụ của các thần linh, thổ công bảo vệ cho gia chủ

Ngoài Phật giáo, Thái Lan cũng được biết đến như một quốc gia cởi mở với các tôn giáo khác như đạo Hồi chiếm 5% dân số, đạo Thiên Chúa, Phật giáo Bắc tông

vv Trước khi Phật giáo Nam Tông phát triển, Brahma Giáo Ấn Độ và Phật giáo Phát triển đã hiện diện Ngày nay, ảnh hưởng từ hai truyền thống này vẫn còn rõ nét Các chùa Brahma đóng một vai trò quan trọng đối với tôn giáo dân gian Thái, và các ảnh hưởng từ Phật giáo Đại Thừa vẫn còn được phản ánh trong các hình tượng, ví dụ như Quan Thế Âm, một hình dạng của Bồ Tát Quan Thế Âm

Cử chỉ chào hỏi đặc trưng vẫn được biết đến của người Thái là “wai”, tức là hành động chắp hai tay trước ngực và cúi người trước người lớn tuổi hơn hoặc người

có địa vị xã hội cao hơn khi gặp gỡ hay tạm biệt hoặc cần xác nhận một điều gì, thể hiện sự tôn trọng, kính lễ với người đối diện

Là quốc gia duy nhất trong khu vực chưa từng bị thực dân Châu Âu xâm lược, Thái Lan có tinh thần tự tôn, khéo léo, uyển chuyển trong ứng xử Người Thái chú trọng đến việc đạt được sự tinh túy trên tất cả các lĩnh vực cũng như tránh tối đa sự khiếm nhã, tranh chấp, coi trọng nụ cười và thái độ ứng xử lịch thiệp, thân thiện, bởi

Trang 25

vậy Thái Lan vẫn được biết đến như Vương quốc nụ cười, Land of smile Văn hóa Thái rất chú trọng đến việc giữ gìn thể diện, bởi vậy trong cuộc sống hàng ngày người Thái tránh tối đa việc làm người khác mất mặt, bởi như vậy được coi là hành động hết sức thô lỗ Người Thái không ưa xung đột, thích giải quyết mọi việc theo xu hướng ôn

hòa Jai yen yen (bình tĩnh) thay vì Jai rawn (nóng giận) Sanuk (vui vẻ, hạnh phúc) là

tiêu chí và căn cứ của người Thái trong giao tiếp, ứng xử Người Thái cũng rất xem trọng không gian riêng của mỗi cá nhân, bởi vậy việc va chạm vào người khác ở nơi công cộng là điều tối kỵ Thể hiện cử chỉ thân mật nơi công cộng cũng tương tự, là điều phải tránh Người Thái tuyệt đối tránh việc xoa đầu người khác, trừ phi là người thân thiết, ruột thịt Đầu, theo quan niệm người Thái là bộ phận cao quý, việc ngồi hay dẫm lên gối cũng là điều tối kỵ, trái lại chân bị coi là dơ bẩn, thấp kém nhất khi đi vào bất cứ không gian nào như nhà cửa, đền chùa đều phải bỏ giày dép, cũng như tránh tối đa việc hướng lòng bàn chân vào người khác Người Thái cũng tối kỵ việc chỉ vào người khác, trong trường hợp muốn giới thiệu hay nói về ai, người Thái sẽ ngửa bàn tay và hướng về người muốn nói đến Trong đời sống tinh thần của người Thái, Đức Phật, Nhà Vua và hoàng gia được đặc biệt tôn sùng, kính trọng, hình ảnh Ngài và Hoàng gia có thể được bắt gặp ở bất cứ đâu, trong bất cứ ngôi nhà nào Ngoài

ra, văn hóa Thái cũng rất tôn trọng người già, những người lớn tuổi được xem là những người có kinh nghiệm sống, có sức ảnh hưởng và giáo dục thế hệ trẻ

Nhắc đến văn hóa Thái Lan không thể không kể đến các lễ hội cổ truyền, mang đậm màu sắc tín ngưỡng như: Tết Té nước (วันสงกรานต์), Lễ An cư Phật tử (เข้าพรรษา),

Lễ hội Hoa đăng (วันลอยกระทง) và vô vàn các lễ hội khác ở từng địa phương Trong khuôn khổ bài viết, tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về ngày Tết cổ truyền của Thái Lan, ngày Tết té nước

Tết Songkran hay còn gọi là Tết Năm Mới diễn ra vào ngày 13 tháng 4 hàng năm và kéo dài đến ngày 15/4 Vào ngày này người dân Thái đi lễ chùa và cúng cơm cho nhà sư Một hoạt động điển hình trong dịp này là lễ tắm Phật, mang ý nghĩa gột rửa mọi tội lỗi, vận hạn Cũng giống như ngày Tết cổ truyền Việt Nam,

Trang 26

Songkran là dịp đoàn tụ của những người thân trong gia đình, ngày hướng tới tổ tiên ông bà Người trẻ thường rót nước vào tay người lớn tuổi để cầu chúc bình an may mắn Nước, theo quan niệm của người Thái, là biểu tượng cho sự may mắn, lễ Songkran là dịp người dân ra đường té nước lên bất cứ ai họ gặp với mong muốn mang lại thành công, thịnh vượng cho tất cả mọi người Ở mỗi một vùng miền, người dân có cách ăn mừng Songkran khác nhau Miền Trung Thái có tập tục dọn dẹp nhà cửa trước ngày Tết, cúng cát cho nhà chùa để xây dựng hoặc sửa sang, phóng sinh cá, chim Miền Nam Thái ăn mừng Songkran với 3 quy tắc: giảm thiểu công việc, giảm thiểu tiêu pha; không làm hại con người hay động vật; không nói dối Miền Bắc ăn mừng Songkran trong ngày đầu tiên bằng cách bắn súng chỉ thiên hoặc đốt pháo để xua đi vận hạn trong năm Cũng giống như miền Trung Thái người dân miền Bắc cũng rót nước vào tay người lớn tuổi để cầu chúc may mắn và chuẩn bị thức ăn lên chùa làm lễ tắm Phật

Trên đây là những đặc điểm điển hình của nền văn hóa hai nước Việt Nam, Thái Lan mà tôi đã trình bày Dựa trên những nét tương đồng và khác biệt của hai nền văn hóa, tôi có cơ sở để nghiên cứu về thành ngữ, cụ thể là thành ngữ chỉ động vật trong kho tàng ngôn ngữ hai dân tộc

Trang 27

1.5 Tiểu kết

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Thành ngữ (nghĩa tương đương tiếng

Thái là từ “sẳm -nuôn”), nhưng tựu chung lại có thể khẳng định thành ngữ là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định, được dùng để định danh, nêu lên sự vật, tính chất, hành động, làm tăng tính biểu cảm, bóng bẩy trong giao tiếp

Trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái, thành ngữ có yếu tố động vật chiếm một số lượng đáng kể Theo tư liệu chúng tôi khảo sát, có 721 thành ngữ chỉ động vật trong tiếng Việt và trong tiếng Thái có 653 thành ngữ Động vật xuất hiện trong thành ngữ ở đây chỉ như một dấu hiệu hình thức, tức là người Việt cũng như người Thái chỉ mượn các con vật như một dấu hiệu, một hình ảnh gần gũi, một đối tượng để quan sát, từ đó liên tưởng, khái quát để biểu trưng cho những phạm trù trong đời sống con người, xã hội

Văn hóa gồm hai bộ phận cấu tạo nên: Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Thành ngữ chính là một yếu tố nằm trong văn hóa tinh thần Thành ngữ từ văn hóa mà

ra và qua thành ngữ ta có thể hiểu một phần nào đó về đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia Tìm hiểu thành ngữ nói chung, thành ngữ có yếu tố động vật của Việt Nam và Thái Lan nói riêng sẽ cho ta một hướng nhìn thú vị, một cách giải mã độc đáo về văn hóa của hai đất nước

Trang 28

CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ ĐỘNG VẬT

TRONG TIẾNG VIỆT 2.1 Kết quả thống kê

Thành ngữ chứa thành tố chỉ động vật được hiểu là những thành ngữ mà

trong thành phần của chúng có những từ ngữ chỉ con vật, thí dụ tức như bò đá,

lẩn như chạch, không có cá lấy cua làm trọng Những từ ngữ này được chúng

tôi gọi là “thành ngữ có từ chỉ động vật” (bò, chạch, cá, chim, cua)

Theo khảo sát số lượng thành ngữ trong các từ điển thành ngữ khác nhau thì

ở tiếng Việt, số lượng thành ngữ có từ chỉ động vật chiếm tỉ trọng tương đối lớn Trong khuôn khổ tư liệu về thành ngữ đã tiếp cận và xử lý trong luận văn này, tổng kết có thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt có 721 thành ngữ với 129 (bao gồm các loại chim và cá) tên các con vật được sử dụng Tên các con vật được sắp cụ thể theo thứ tự ABC như sau:

+ bò, bọ, bọ nẹt, bọ ngựa, bướm

+ cá (cá chạch, cá chày, cá chi chi, cá chiên, cá chuối, cá đối, cá giếc, cá lóc,

cá mắm, cá mè, cá mòi, cá nheo, cá rô, cá rói, cá săn sắt, cá sấu, cá sộp, cá thờn bơn, cá trê, cá trôi, cá vàng), cà cuống, cáo, cáy, châu chấu, chấy, chim (chim các, chim bìm bịp, chim bồ câu, chim bồ nông, chim cắt, chim chích, chim chích chòe, chim choi choi, chim cò, chim cốc, chim công, chim cú, chim cun cút, chim cuốc, chim dẽ, chim diệc, chim diều hâu, chim giẻ cùi, chim hạc, chim khướu, chim le le, chim loan, chim nhạn, chim phượng, chim quạ, chim sáo, chim sếu, chim vạc), chó, chuồn chuồn, chuột, chuột chù, cóc, cua

Trang 29

+ khỉ, (khỉ) đười ươi, kiến

+ lợn, lừa, lươn

+ mèo, mối, mọt, muỗi

+ ngài, nghé, ngóe, ngỗng, ngựa, nhái, nhện, nhộng, nòng nọc

+ ốc, ong,

+ rắn, rận, rết, rồng, rùa, ruồi, rươi

+ sâu, sên, sóc, sói, sư tử, sứa

+ tằm, tép, thằn lằn, thiêu thân, thỏ, tò vò, tôm, trai, trâu,

+ ve, vịt, voi, vượn

Tần số xuất hiện của các từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt

Tỷ lệ xuất hiện của một số từ chỉ động vật tiêu biểu trong thành ngữ tiếng

Việt đƣợc thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 1: Một số từ chỉ động vật tiêu biểu trong thành ngữ tiếng Việt

Trang 30

nhắc đến nhiều nhất trong thành ngữ là con chim, trong đó có 28 loại chim được sử dụng và đứng thứ hai là con cá, trong đó có 19 loại cá

2.2 Cấu trúc thành ngữ có từ chỉ động vật trong tiếng Việt

Để miêu tả đặc điểm cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt các tác giả có thể có những cách phân loại khác nhau Ở phương diện cấu trúc, đã có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành công việc phân loại và cho ra kết quả như sau:

- Theo Nguyễn Thiện Giáp, thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm Bởi vậy, ông chia thành ngữ làm hai loại

dựa vào cơ chế cấu tạo: Thành ngữ hợp kết (Rách như tổ đỉa) và thành ngữ hòa kết (Chó ngáp phải ruồi)

- Tác giả Đỗ Hữu Châu chia thành ngữ làm hai loại dựa theo kết cấu cú pháp

gốc của thành ngữ: Thành ngữ có kết cấu câu (Ma cũ bắt nạt ma mới) và thành ngữ

có kếu cấu cụm từ (Chạy long tóc gáy)

- Nguyễn Công Đức chia thành ngữ thành ba kiểu loại theo đặc điểm hình

thức: Thành ngữ đối (Một nắng hai sương, Thân trâu trâu lo thân bò bò liệu), Thành ngữ so sánh (ngang như cua, như cá với nước), và thành ngữ thường (không đối, không so sánh) (Gửi trứng cho ác, châu chấu đá xe)

- Trịnh Cẩm Lan chia thành ngữ thành 4 loại dựa trên mối quan hệ của các

thành tố cấu tạo thành ngữ: Quan hệ chính phụ (dạ cá lòng chim, mặt nghệt như

ngỗng ỉa), Quan hệ chủ-vị (cá mè đè cá chép, chó chui gầm chạn), Quan hệ đẳng

lập (long li quy phượng, cà kê dê ngỗng) và quan hệ đặc biệt (chỉ buộc chân voi,

nước gạo tắm cho voi)

- Hoàng Văn Hành chia thành ngữ thành 2 loại lớn (dựa vào mặt cấu trúc

thành ngữ): Thành ngữ đối xứng (gan vàng dạ sắt) và thành ngữ phi đối xứng (bé

hạt tiêu) Trong thành ngữ phi đối xứng chia thành 2 tiểu loại: thành ngữ phi đối

xứng so sánh (vắng như chùa bà Đanh) và thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ (bé hạt

tiêu) Nếu căn cứ theo phương thức tạo nghĩa, ông chia thành ngữ thành 2 loại:

Trang 31

Thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ Trong thành ngữ ẩn dụ chia thành 2 tiểu loại:

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng (Mặt sứa gan lim) và Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng (bé hạt tiêu)

Trong khuôn khổ luận văn này, để giải thích cấu trúc của thành ngữ có có từ chỉ động vật, qua tìm hiểu các nghiên cứu về phân loại thành ngữ kể trên kết hợp với tƣ liệu khảo sát, tôi chọn cách tiếp cận của Hoàng Văn Hành [9], dựa vào mặt cấu trúc chia thành ngữ có yếu tố động vật ra 2 loại lớn: Thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng, và trong thành ngữ phi đối xứng đƣợc chia thành 2 tiểu loại: Thành ngữ phi đối xứng so sánh và thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ theo sơ đồ nhƣ sau:

Dựa trên tƣ liệu khảo sát thành ngữ có từ chỉ động vật tiếng Việt, chúng tôi xin đƣợc trình bày các cấu trúc thành ngữ có từ chỉ động vật sau đây

2.2.1 Cấu trúc của thành ngữ đối xứng

Thành ngữ đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt [9, tr.44] Thành ngữ đối xứng có từ chỉ động vật trong tiếng Việt có 153 câu Đặc điểm nổi bật về mặt cấu trúc của thành ngữ đối xứng là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ

Ví dụ: 1 Đầu voi đuôi chuột

Trang 32

2 Đầu cua tai nheo

3 Ăn cá bở lờ

Phần lớn các thành ngữ đối xứng đều gồm bốn yếu tố, lập thành hai vế đối xứng với nhau Phép đối xứng ở đây được xây dựng dựa trên cả hai bình diện, bình diện đối ý và đối lời

Đối ý là bình diện đối xứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý Ví dụ,

đó là sự đối xứng giữa đầu voi và đuôi chuột trong thành ngữ đầu voi đuôi chuột

Quan hệ đối xứng về ý giữa hai vế của thành ngữ này là điều đề ra lúc đầu thì rất to tát, rất hay ho, nhưng kết cục khi kết thúc, điểm lại thì mới chỉ làm được một phần rất nhỏ, méo mó không đáng kể

Quan hệ đối xứng về ý có được và thể hiện ra được là nhờ các quan hệ đối xứng của các yếu tố trong hai vế của thành ngữ Quan hệ này được gọi là quan hệ đối lời

Trong quan hệ đối lời, thứ nhất, nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố đối xứng với nhau trong hai về, ở phần lớn các thành ngữ phản ánh những đặc trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa Chúng đều có đặc trưng chung là biểu thị những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình, thuộc cùng một tiểu nhóm hay tiểu phạm trù,

có cùng một phạm trù nghĩa Ví dụ Đầu/ tai và cua/nheo trong thành ngữ đầu cua

tai nheo Thứ hai, các yếu tố đối xứng với nhau phải thuộc cùng một phạm trù từ loại, tức có cùng một thuộc tính ngữ pháp Trong thành ngữ chim sa cá lặn, ở đây

chim đối xứng với cá, sa đối xứng với lặn Chim là danh từ nên từ đối với nó (cá) cũng phải là một danh từ Tương tự như thế, sa là động từ đối xứng với nó ở vế sau

lặn cũng phải là động từ

Hai đặc điểm trên cho phép thành ngữ đối xứng khai thác các quan hệ ngữ nghĩa: đồng ngữ, trái nghĩa, gần nghĩa, để thiết lập các quan hệ đối xứng về lời giữa các yếu tố trong thành ngữ

Như đã nói trên, phần lớn thành ngữ đối đều gồm bốn yếu tố tạo thành hai vế

Trang 33

đối ứng với nhau về nghĩa Nếu A là thành ngữ đứng đầu của vế thứ nhất, B là yếu

tố đứng đầu của vế thứ hai, X là yếu tố đứng sau A của vế thứ nhất, Y là yếu tố đứng sau B của vế thứ hai, toàn bộ thành ngữ đối xứng đều đƣợc cấu tạo theo kiểu cấu trúc tổng quát sau đây:

AX + AY: hứa hươu hứa vượn, đá gà đá vịt, dở dơi dở chuột, con cà con kê

AX + BY: Phượng múa rồng bay, bướm lả ong lơi, chửi mèo mắng chó, mẹ

gà con vịt

Các thành ngữ gồm hơn 4 yếu tố cũng có thể quy vào một trong hai dạng cấu

trúc tổng quát trên Ví dụ, nói như rồng leo làm như mèo mửa Ranh giới hay trục đối xứng giữa hai vế đi qua nói và làm (nói như rồng leo // làm như mèo mửa), nói

và làm là A và B, như rồng leo và như mèo mửa là X và Y

2.2.2 Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng so sánh

Thành ngữ so sánh là một tổ hợp bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh với

nghĩa biểu trƣng, kiểu trộm cắp như rươi, te tái như gà mái nhảy ổ, nhảy như choi

choi, như cá nằm trên thớt… Thành ngữ so sánh có từ chỉ động vật trong tiếng Việt

có 227 câu

Theo Hoàng Văn Hành, cấu trúc logic của phép so sánh là: At1 như Bt2 (t1 là

thuộc tính của A và t2 là thuộc tính của B) Cấu trúc làm cơ sở cho cấu trúc của phép so sánh trong ngôn ngữ Khi đó, t2 không bao giờ xuất hiện ở dạng hiện ngôn, nên mẫu cấu trúc đầy đủ và tổng quát của phép so sánh là: At nhƣ B và đã đƣa ra

mô hình cấu trúc đầy đủ của phép so sánh trong thành ngữ là:

1 At nhƣ B: mắt đỏ như gà chọi

2 A nhƣ B: công như công dã tràng

3 t nhƣ B: động từ+ nhƣ B: nhảy như choi choi

tính từ+nhƣ B: buồn như chấu cắn

4 nhƣ B: như cá nằm trên thớt

Trang 34

Cũng theo Hoàng Văn Hành, cấu trúc của thành ngữ so sánh không đa dạng hơn phép so sánh mà chỉ tương ứng với dạng 3 và dạng 4 của phép so sánh mà thôi Cấu

trúc tổng quát của phép so sánh là: [t] như B

[t] có 3 khả năng: có t: khỏe như vâm

không có t: như nước đổ đầu vịt

có t hoặc không có t: lúng túng như gà mắc tóc

như gà mắc tóc

Trong thành ngữ so sánh, phần biểu thị quan hệ so sánh và vế so sánh (vế B) là

bộ phận bắt buộc và ổn định trên bề mặt cũng như trong cấu trúc sâu

- là 1 kết cấu C-V: ăn như rồng /cuốn

lôi thôi như cá/ trôi xổ ruột

như cá /nằm trên thớt

Về từ ngữ hình ảnh: vế B thường gợi tả những hình tượng điển hình, mang màu sắc dân tộc đậm đà Qua vế B của thành ngữ so sánh, chúng ta có thể thấy được bóng dáng của cách nhìn, cách nghĩ, thấy được một phần cái dấu ấn của cảnh sắc thiên nhiên, đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của dân tộc được phản ánh qua ngôn ngữ, cũng chính là nội dung khảo sát chủ yếu của luận văn này

2.2.3 Cấu trúc của thành ngữ phi đối xứng ẩn dụ

Chúng được gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng là vì hai lẽ: một là, về mặt cấu trúc, chúng không có tính đối xứng; hai là chúng được tạo nghĩa chủ yếu bằng con đường ẩn dụ hóa Tiếng Việt có 341 thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có từ chỉ động vật

Trang 35

Đi sâu hơn nữa về mặt cấu trúc của thành ngữ đang xét được cấu tạo theo hai kiểu kết cấu ngữ pháp phổ biến là:

1) Kết cấu ngữ pháp có một trung tâm

+ Danh ngữ: Cá đối bằng đầu, cá mè một lứa, nước mắt cá sấu

+ Động ngữ: Ăn cướp cơm chim, bắt cá hai tay, bắt chạch đằng đuôi

+ Tính ngữ: Gan cóc tía, trơ mắt ếch, v.v

2) Kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm

Kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm chính là kết cấu chủ- vị, ví dụ: cá cuống chết

đến đít còn cay, chim chích vào rừng, chó ăn vụng bột, chó cắn áo rách, chó chạy

hở đuôi v.v

Nhìn một cách tổng quát thì thành ngữ thường được hình thành và cố định hóa

từ các danh ngữ, động ngữ, tính ngữ và các kết cấu chủ vị Nguyên nhân chủ yếu là

do bản tính ngữ nghĩa của loại thành ngữ này quy định Thành ngữ thường được hình thành nhờ vào sự quan sát sự vật hiện tượng tự nhiên và xã hội với một quá trình lâu dài, được lặp đi lặp lại và định hình trong tư duy của người Việt, làm nảy sinh ý tưởng so sánh với những gì gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày Thường những ý tưởng đó phải viện đến một hình thức cố định tương đối lớn như các danh ngữ, động ngữ, tính ngữ và các kết cấu chủ vị Nghĩa của loại thành ngữ này nói chung tiềm ẩn nhiều đặc trưng, tri thức văn hóa, lịch sử, tư duy dân tộc

2.3 Ngữ nghĩa của các con vật trong thành ngữ tiếng Việt

Trên cơ sở khảo sát những tư liệu nghiên cứu như đã trình bày ở phần Tư liệu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hình ảnh động vật xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Thái khá đa dạng, phong phú với 129 loài động vật khác nhau xuất hiện trên 721 câu thành ngữ tiếng Việt (kể cả 19 loại cá và 28 loại chim) và 99 loài động vật khác nhau xuất hiện trên 653 câu thành ngữ tiếng Thái (kể cả loại cá

và loại chim) Sự xuất hiện của thế giới động vật sinh động trong thành ngữ là một hiện tượng thú vị ở khả năng sử dụng ngôn ngữ của con người Bởi qua việc điểm mặt chỉ tên từng loài vật, từng đặc điểm, tình thế hay những hoạt động của con vật,

Trang 36

qua cách cảm nhận riêng của mỗi dân tộc, vùng miền, con người gửi gắm vào đó những suy ngẫm, những cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên, về nhân tình thế thái Tức là, qua lớp vỏ ngôn ngữ, con người đã gán cho mỗi loài vật những biểu tượng và từ đó cho phép người đọc hình dung con vật biểu trưng cho cái gì, cho thuộc tính gì của con người, cũng như các mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống Vậy nên, để giải mã ngữ nghĩa của các thành ngữ, người đọc không chỉ dựa trên bề mặt câu chữ, lôgic ngữ nghĩa của thành ngữ mà đôi khi còn phải dựa vào những vốn tri thức trong văn hóa dân gian, những quan niệm nhân sinh đã có trong cộng đồng

Thế giới động vật của người Việt và người Thái có thể phân ra thành 4 nhóm khác nhau: Nhóm động vật hoang dã, nhóm động vật nuôi, nhóm côn trùng, sâu bọ

và nhóm động vật tưởng tượng Trong mỗi nhóm, chúng tôi không có tham vọng trình bày biểu trưng ngữ nghĩa của tất cả các con vật mà chỉ lựa chọn một số con vật tiêu biểu với tiêu chí lấy các con vật có tần số xuất hiện cao, tiêu biểu về tính biểu trưng trong thành ngữ của cả hai dân tộc để trình bày Trong phần này của luận văn, chúng tôi sẽ đi vào phân tích cụ thể nghĩa biểu trưng của một số loài động vật trong thành ngữ tiếng Việt, từ đó làm căn cứ để so sánh những điểm giống và khác nhau

về mặt ngữ nghĩa và phần nào đó có thể lí giải nét tương đồng và khác biệt dưới góc nhìn văn hóa giữa người Việt và người Thái ở các phần tiếp theo của luận văn

2.3.1 Thành ngữ liên quan đến nhóm động vật nuôi

2.3.1.1 Thành ngữ liên quan đến con chó

Theo nguồn tư liệu chúng tôi khảo sát, trong thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ động vật, con chó có 76/894 số lần xuất hiện với rất nhiều sắc thái biểu trưng khác nhau:

* Chó biểu trưng cho sự xấu xí

Thành ngữ tiếng Việt có rất nhiều câu mượn hình ảnh bề ngoài, mượn những đặc trưng không đẹp trong những tình huống cụ thể của con chó để biểu trưng cho

sự xấu xí về hình thức của người nào đó

Chẳng hạn để thể hiện khuôn mặt không được sáng sủa, lanh lợi, thành ngữ

Trang 37

mượn hình ảnh: “Mặt đực như mặt chó chửa”

Để diễn tả đôi mắt vô hồn, vô cảm, thành ngữ dùng hình ảnh: “Mắt như mắt

chó giấy”

Để diễn tả người có thân hình không cân đối với cái lưng dài rất xấu, thành

ngữ có câu: “Lưng dài như chó liếm cối”

* Chó biểu trưng cho thân phận hèn mọn

Trong tâm thức của người Việt, chó vốn dĩ mang thân phận của kẻ tôi đòi, phải gối đất nằm sương, phải ăn cơm thừa canh cặn Thế nhưng, nếu chó đứng ở một không gian khác như đầu hè, góc sân hay một khoảng không gian tự do thì sẽ

đỡ tội nghiệp, còn ở câu thành ngữ “Chó nằm gầm chạn”, chó xuất hiện trong

không gian u tối, chật chội, nó trở nên nhỏ bé, đáng thương vô cùng Đó chính là biểu tượng cho những thân phận hèn mọn, phải nương nhờ vào kẻ khác, dẫn đến mất hết chủ quyền, phải cam chịu tủi nhục

* Chó biểu trưng cho hạng người liều lĩnh, hung hãn khi bị đẩy vào tình thế quẫn bách

Để biểu trưng cho hành động hung hãn, liều lĩnh đến mức tàn ác, thành ngữ

tiếng Việt đều dùng hình ảnh “chó dại” với đặc điểm hành động và tình thế khác nhau: “Chó dại cắn càn” và “Chó dại cùng đường” “Chó dại” là loại chó không

còn giữ được sự tinh khôn, không phân biệt được người lạ, người quen nữa nên nó

sẽ bạ đâu cắn đấy Hành động “cắn càn” của chó dại biểu trưng cho hành động hung hăng, càn bậy, không còn sáng suốt để suy nghĩ cân nhắc đúng sai của con người

trong hoàn cảnh nào đó Còn “chó dại” trong tình thế “cùng đường” tức là không

có lối thoát, không có đường chạy biểu trưng cho tình thế quẫn bách mà khi con người gặp phải họ sẽ trở nên vô cùng hung hãn, liều mạng, bất chấp

* Chó biểu trưng cho một số đặc tính xấu khác của con người

Chó biểu trưng cho sự đua đòi một cách kệch cỡm, lố lăng: “Chó mặc váy

lĩnh” Chó biểu trưng cho hạng người xấu xa, can tâm làm tay sai cho giặc, phản

bội nhân dân và Tổ quốc: “Chó săn chim mồi”/ “Chó mái chim mồi” Chó biểu

Trang 38

trưng cho hạng người kém cỏi, dốt nát nhưng lại hợm hĩnh, kiêu căng, lúc nào cũng

nhầm tưởng mình hơn người khác: “Chó chê mèo lắm lông”, “Chó ghẻ có mỡ đằng

đuôi” Chó còn biểu trưng cho tính cố hữu, ngoan cố, không chịu hối cải, sửa chữa

những tính xấu của một bộ phận người: “Chó đen giữ mực” Chó tượng trưng cho

sự phản trắc, lật lọng: “Chơi chó, chó liếm mặt”

Nhìn chung, trong thành ngữ Việt Nam, sự xuất hiện của hình ảnh con chó hầu hết là những biểu trưng xấu Tuy nhiên, không vì thế mà ta đồng nhất giữa một hiện tượng trong văn học với quan niệm trong cuộc sống thường nhật, bởi trên hết, ngoài thực tế chó vẫn là con vật rất trung thành, gắn bó mật thiết và được con người yêu mến Vậy nên, qua những câu thành ngữ có liên quan đến con chó, chúng ta chỉ

có thể khẳng định rằng chó đã có được một vị trí đáng kể trong đời sống thực tế và đời sống văn hóa của người Việt

2.3.1.2 Thành ngữ liên quan đến con gà

Theo khảo sát của chúng tôi có khoảng 57/894 số lần xuất hiện trong thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ động vật liên quan đến hình ảnh con gà (chiếm 6,38%) Để tìm hiểu rõ ý nghĩa biểu trưng của con gà trong thành ngữ, chúng tôi chia thành 2 phần: Biểu trưng chung, biểu trưng qua hành động, tình huống cụ thể

* Biểu trưng chung của gà

Trong thành ngữ “Đầu gà hơn đuôi trâu”, gà biểu trưng cho một nét tâm lý

của người Việt đó là làm thủ trưởng, người đứng đầu ở cơ quan nhỏ, vùng nhỏ hẹp còn hơn làm nhân viên, cấp dưới ở cơ quan lớn, vùng rộng lớn

Gà qua thành ngữ “Gà tức nhau tiếng gáy” biểu trưng cho tâm lý hay ghen

tỵ, ganh đua, không chịu thua kém người khác của một bộ phận người trong xã hội

“Gà trống nuôi con” biểu trưng cho người đàn ông phải thay vợ đảm

nhiệm công việc nuôi nấng, dạy bảo con cái (thường là đàn ông góa vợ hoặc vợ chồng bỏ nhau)

Để phê phán sự mất đoàn kết, đánh cãi, gây lộn của anh em trong một gia

đình, thành ngữ có câu “Gà một mẹ đá nhau”

“Gà cậy gần chuồng” là hình ảnh biểu trưng cho việc ỷ thế, cậy vào điều

Trang 39

kiện thuận lợi mà hung hãn, dọa nạt, bắt chẹt, làm tình, làm tội người khác

Hình ảnh “Gà què ăn quẩn cối xay” biểu trưng cho người kém cỏi, không có

tài cán, không dám đi đâu xa khỏi lũy tre làng

* Biểu trưng của gà qua hành động, tình huống cụ thể

Là một vật nuôi rất gần gũi nên người Việt có điều kiện để quan sát tỉ mỉ những hành động, tình thế của con gà và lấy đó làm hình tượng biểu trưng cho hành động, tình thế của con người Chẳng hạn:

“Gà mắc tóc” trong thành ngữ “Lúng túng như gà mắc tóc” biểu trưng cho

tình thế lúng túng, rối bời Gà trong hành động: “Lộp bộp như gà mổ mo” biểu

trưng cho những người thiếu suy nghĩ, chín chắn trong lời nói, hành động

Đặc điểm của gà là ngủ không say giấc Mượn đặc điểm này của con vật,

thành ngữ chỉ những người ngủ gật, ngủ chập chờn: “Ngủ gà ngủ vịt”

Để biểu trưng cho tâm trạng rối rắm, lúng túng của con người, thành ngữ

mượn hình ảnh: “Rối như gà mắc đẻ” Để diễn tả khung cảnh lộn xộn do sợ hãi, mất phương hướng, thành ngữ dùng hình ảnh: “Nhao nhác như gà phải cáo”

Đó chỉ là một số biểu trưng rất tiêu biểu trong rất nhiều biểu trưng của con

gà thể hiện qua thành ngữ tiếng Việt mà do dung lượng của luận văn chúng tôi không phân tích hết Qua hình ảnh con gà trong những không gian, hoàn cảnh, hành động khác nhau, người Việt muốn gửi gắm những quan niệm, những suy nghĩ sâu sắc của mình về muôn mặt của cuộc sống

2.3.1.3 Thành ngữ liên quan đến con bò

Hình ảnh “con bò”, “con trâu” là những con vật gần gũi, thân thiết với con

người, đặc biệt là người nông dân Việt Nam Thời kỳ trước, khi máy móc chưa phổ biến như bây giờ thì con bò, con trâu trở thành trợ thủ đắc lực cho người nông dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp Một phần do hạn chế trong dung lượng luận văn, mặt khác dựa vào kết quả khảo sát vị trí của 2 con vật trong tổng thể thành ngữ Việt và thành ngữ Thái có yếu tố động vật nên chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu những

Trang 40

biểu trưng tiêu biểu của con bò trong 30/894 số lần xuất hiện trong thành ngữ có từ chỉ động vật (chiếm 3,36%)

Bò biểu trưng cho sự ngu dốt qua câu thành ngữ được thể hiện một cách hiển

ngôn “Ngu như bò” hoặc “Dốt như bò”

Qua hình ảnh tấp nập “Trâu dắt ra, bò dắt vào” hoặc hình ảnh thể hiện sự đông đúc “Ba bò chín trâu”, bò biểu trưng cho sự sung túc, ấm no, nhiều của cải

Để biểu trưng cho sự ngang ngạnh, bướng bỉnh, lì lợm, thành ngữ mượn hình

ảnh “Đầu bò đầu bướu”

Bò trong câu thành ngữ “Trâu bò được ngày phá đỗ” biểu trưng cho tính cơ

hội cũng như hành động táo tợn, phá phách triệt để của kẻ tàn ác Trong một số hoàn cảnh giao tiếp khác, nó có thể biểu trưng cho sự tự do, thoải mái khi làm một việc gì đó

Trong câu thành ngữ: “Bò thấy nhà táng” hoặc “Sợ như bò thấy nhà táng”,

bò biểu trưng cho tâm trạng sợ hãi, hoảng loạn

Để biểu trưng cho sự chủ quan, tầm suy nghĩ hạn chế, không biết lo xa,

phòng xa, đến khi sự việc xảy ra mới tìm cách đối phó, thành ngữ có câu: “Mất bò

mới lo làm chuồng” Ngược lại, thành ngữ “Lo bò trắng răng” hoặc “Lo bò không

có hàm trên” biểu trưng cho tính cả lo, cả nghĩ hoặc cẩn thận quá mức đến nỗi toàn

suy nghĩ những chuyện không đâu

“Bán bò tậu ễnh ương” biểu trưng cho cách tính toán, làm ăn kém cỏi, bán

một cái lớn, có hiệu quả kinh tế để mua về một cái nhỏ, không có giá trị kinh tế

Qua phân tích một số câu thành ngữ, chúng ta có thể thấy được đa tầng ý nghĩa mà người dân Việt muốn gửi gắm thông qua hình tượng con bò trong thành ngữ Đó cũng chính là một trong những nhân tố giúp cho ngôn ngữ Việt trở nên giàu

có và tinh tế, thành ngữ Việt có sức hút đặc biệt không chỉ đối với các nhà nghiên cứu mà ngay cả với người dân Việt trong cách sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày

2.3.1.4 Thành ngữ có liên quan đến con mèo

Ngày đăng: 12/02/2019, 22:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Bằng (2001), Miếng ngon Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Miếng ngon Hà Nội
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
2. Nguyễn Thị Bảo (2003), Ngữ nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh), Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
Tác giả: Nguyễn Thị Bảo
Năm: 2003
3. Anson Bình, Trăng tròn tháng Giêng, Đạo Phật ngày nay, http://www.daophatngaynay.com/vn/duc-phat/nhan-cach/4135-trang-tron-thang-gieng.html, 27/02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trăng tròn tháng Giêng
4. Đỗ Thị Thùy Dương (2010), Đặc trưng văn hóa-dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt), Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng văn hóa-dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng tên gọi đồng nghĩa chỉ bộ phận cơ thể con người (trên tư liệu tiếng Anh và tiếng Việt)
Tác giả: Đỗ Thị Thùy Dương
Năm: 2010
5. Lam Giang (2015), Thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam.Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam
Tác giả: Lam Giang
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2015
6. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1994), Dẫn luận ngông ngữ học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận ngông ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 1994
7. Dương Quảng Hàm (1951), Việt Nam văn học sử yếu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn học sử yếu
Tác giả: Dương Quảng Hàm
Năm: 1951
8. Hoàng Văn Hành (2010), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội"
Năm: 2010
9. Hoàn Văn Hành (2015), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàn Văn Hành
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2015
10. Nguyễn Việt Hòa (2009), Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt và tiếng Anh
Tác giả: Nguyễn Việt Hòa
Năm: 2009
11. Nguyễn Lân (2010), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2010
12. Trịnh Cẩm Lan (1995), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật), Luận án thạc sĩ ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật)
Tác giả: Trịnh Cẩm Lan
Năm: 1995
13. Nguyễn Lực (2002), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Lực
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2002
15. Tiêu Hà Minh (2016), Đi tìm điển tích thành ngữ, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm điển tích thành ngữ
Tác giả: Tiêu Hà Minh
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2016
16. Phan Ngọc (1998), Bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc Văn hóa Việt Nam
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1998
17. Vũ Ngọc Phan (2004), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2004
18. Hoàng Phê (chủ biên)(2001), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
19. Hoàng Phê (chủ biên)(2003),Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
20. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận- Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học-xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận- Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt
Tác giả: Lý Toàn Thắng
Nhà XB: Nxb Khoa học-xã hội
Năm: 2005
21. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w