1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh cơ cấu ngữ âm tiếng việt tiếng thái và vận dụng vào giảng dạy tiếng việt cho người thái lan

207 41 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 207
Dung lượng 13,6 MB

Nội dung

Đây là lý do chính để chúng tôi chọn đề tài So sánh cơ cấu ngữ âm tiếng Việt - tiếng Thái và vận dụng vào giảng dạy tiếng Việt cho người Thái Lan làm luận văn tốt - Tiếng Việt: đối tượng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ TRANG

SO SÁNH CƠ CẤU NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT – TIẾNG THÁI VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI THÁI LAN

CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC

MÃ SỐ: 60.31.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ TRANG

SO SÁNH CƠ CẤU NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT – TIẾNG THÁI VÀ VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI THÁI LAN

CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC

MÃ SỐ: 60.31.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS ĐINH LÊ THƯ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Ý nghĩa của luận văn 8

7 Cấu trúc luận văn 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Ngữ âm tiếng Việt 10

1.1.1 Cấu trúc âm tiết 10

1.1.2 Thanh điệu 12

1.1.3 Âm đầu 13

1.1.4 Vần 15

1.1.4.1 Âm đệm 16

1.1.4.2 Âm chính 16

1.1.4.3 Âm cuối 17

1.2 Ngữ âm tiếng Thái 19

1.2.1 Cấu trúc âm tiết 19

1.2.2 Thanh điệu 21

1.2.3 Âm đầu 22

1.2.5 Vần 24

1.2.5.1 Âm chính 24

1.2.5.2 Âm cuối 25

Trang 4

1.3 Đối chiếu ngữ âm và lỗi phát âm 25

1.3.1 Đối chiếu ngữ âm 25

1.3.2 Lỗi phát âm 27

1.4 Thực tiễn giảng dạy tiếng Việt tại Thái Lan 29

1.4.1 Tại Thái Lan 29

1.3.2 Tại Đại học Srinakharinwirot (SWU) 31

1.5 Tiểu kết 32

CHƯƠNG 2: SO SÁNH NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG THÁI 2.1 Âm tiết 33

2.2 Thanh điệu 37

2.2.1 Điểm tương đồng 39

2.2.2 Điểm khác biệt 39

2.3 Âm đầu 40

2.3.1 Điểm tương đồng 40

2.3.2 Điểm khác biệt 41

2.4 Vần 44

2.4.1 Âm chính 44

2.4.1.1 Điểm tương đồng 44

2.4.1.2 Điểm khác biệt 45

2.4.2 Âm cuối 48

2.4.2.1.Điểm tương đồng 48

2.4.2.2 Điểm khác biệt 49

2.5 Tiểu kết 50

Trang 5

CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG KẾT QUẢ SO SÁNH NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT

VÀ TIẾNG THÁI VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI

THÁI LAN VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM

3.1 Giả thuyết các lỗi gặp phải của người Thái Lan khi học tiếng Việt 51

3.1.1 Thanh điệu 51

3.1.2 Âm đầu 52

3.1.3 Vần 53

3.2 Các lỗi thường gặp của sinh viên SWU khi học tiếng Việt 54

3.2.1 Thanh điệu 56

3.2.2 Âm đầu 72

3.2.3 Vần 75

3.3 Đề xuất cách khắc phục lỗi phát âm tiếng Việt cho sinh viên SWU 79

3.3.1 Về vấn đề giao thoa ngôn ngữ và chuyển di tiếng mẹ đẻ 79

3.3.2 Về phía giáo viên 82

3.3.3 Về phương pháp dạy 83

3.3.4 Bài tập đề nghị cho luyện tập phát âm tiếng Việt 84

3.4 Tiểu kết 88

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng, đặc biệt những nước có vị trí địa lý gần nhau Trong bối cảnh này, sự hiểu biết giữa các quốc gia càng quan trọng hơn bao giờ hết Phương tiện hữu hiệu nhất đối với việc hợp tác, giao lưu chính là ngôn ngữ Việc học tập và nghiên cứu ngôn ngữ của những đất nước trong cùng một khu vực đang ngày càng được chú ý

Việt Nam đang trên đà phát triển và rất thu hút nhà đầu tư nước ngoài Đây là một lý do làm cho số lượng người nước ngoài học tiếng Việt tăng lên Thái Lan – một nước láng giềng cũng ngày càng quan tâm hơn đến văn hóa Việt Nam và đặc biệt là tiếng Việt vì những nhu cầu khác nhau

Hiện nay, Thái Lan đã và đang có nhiều trường đại học thành lập Khoa Việt Nam học cũng như các Trung tâm ngoại ngữ giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ Điển hình như các trường Đại học Chulalongkorn, Mahasarakham, Ubonratchathani,

Băng Cốc, Thái Lan thành lập bộ môn Việt Nam học

Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên người Thái Lan, chúng tôi luôn luôn ý thức về sự tương đồng và dị biệt giữa ngữ âm tiếng Việt - tiếng Thái vì

giản, nhất là ở giai đoạn phát âm Sự hạn chế về kiến thức ngôn ngữ giảng dạy của giáo viên cũng đều là những nguyên nhân gây ra lỗi ở người học Theo chúng tôi, cho dù học bất cứ ngôn ngữ nào thì phát âm cũng là giai đoạn đầu và có vai trò quan trọng trong suốt quá trình học ngoại ngữ Sự khác biệt về hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích càng nhiều thì giai đoạn học phát âm càng khó khăn

Trang 7

Đây là lý do chính để chúng tôi chọn đề tài So sánh cơ cấu ngữ âm tiếng Việt - tiếng Thái và vận dụng vào giảng dạy tiếng Việt cho người Thái Lan làm luận văn tốt

- Tiếng Việt: đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là ngữ âm của tiếng Việt

văn hóa (phong cách ngôn ngữ gọt giũa) và bổ sung một phần phong cách khẩu ngữ tự nhiên

- Tiếng Thái: đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là ngữ âm phương ngữ

miền Trung (Băng Cốc) vì phương ngữ này được xem là là tiếng Thái chuẩn

- ngôn ngữ hành chính chính thức của Thái Lan

3.2 Đối tượng khảo sát: phát âm của sinh viên bộ môn Việt Nam học,

khoa Nhân văn học, Đại học Srinakharinwirot, Băng Cốc, Thái Lan

3.3 Phạm vi nghiên cứu:

- Tiếng Việt văn hóa và bổ sung một phần phong cách khẩu ngữ tự nhiên (phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam)

- Tiếng Thái miền Trung Thái Lan

- Sinh viên bộ môn Việt Nam học, khoa Nhân văn học, Đại học Srinakharinwirot, Băng Cốc, Thái Lan

Trang 8

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4.1 Ngữ âm tiếng Việt

Trong quyển Lược sử Việt ngữ học [17], đã có một chương trình bày một cách

đầy đủ và rõ ràng nhất về lịch sử nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt cũng như các tài liệu được công bố trong và ngoài nước từ giữa thế kỉ XVII (từ thời Alexandre de Rhodes) đến nay Cụ thể là hai thời kỳ: thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám Theo đó, các tài liệu nghiên cứu có thể được chia thành hai mảng lớn là miêu tả ngữ âm đương đại và nghiên cứu lịch đại hệ thống ngữ âm tiếng Việt

Về diện mạo tiếng Việt nói chung, nội dung chính là xác định cấu trúc âm vị học

của tiếng Việt, miêu tả các đặc trưng cấu âm – âm học Nhìn chung việc miêu tả ngữ

âm tiếng Việt trước Cách mạng tháng tám còn ít và chủ yếu do người Pháp tiến hành

Cùng với cuốn Từ điển Việt – Bồ - La xuất bản tại Rome năm 1651, Alexandre

de Rhodes đã công bố tập Ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có một phần dành cho việc

miêu tả ngữ âm Ông đã giới thiệu giá trị từng con chữ và miêu tả 6 thanh điệu của tiếng Việt, nêu một số đặc điểm của phụ âm, nguyên âm

G Aubaret với Grammaire de langue annamite (1864), A Chéon với Cours de langue annamite (1901), M Dubois với Quoc ngu et mécanisme des sons de la langue annamite (1909) và Annamite et Français, Étude phonétigue pratique (1910), J Roux viết Leçon d’ouverture du cours d’tintenation et de lecture annamite (1909) đều là sách

học tiếng Việt, trong đó có M Dubois và J Roux tập trung dạy thực hành phát âm

tiếng Việt Công trình Khảo cứu về tiếng Việt của M Grammont và Lê Quang Trinh trong kỉ yếu của Hội ngôn ngữ học Paris (1911); Những nguồn gốc của tiếng An Nam của E Souvignet (1922).

Sau 1945, Lê Văn Lý trong luận án tiến sĩ Le Parler Vienamien (1948), quan niệm rằng thanh điệu chỉ tồn tại ở nguyên âm Nguyễn Bạt Tụy với Cữ và vần Việd khwa họk (1949) thể hiện quan niệm riêng với giải pháp âm vị học độc đáo về ngữ âm

– âm vị học tiếng Việt Ông quan niệm thanh điệu là thuộc tính của nguyên âm và phân

Trang 9

biệt hai cách kết thúc lỏng và chặt đối lập nhau Ông đã có cảm nhận đúng mà nhiều học giả trước ông không có được khi ông đề cập đến cách kết thúc âm tiết khác nhau

Haudricourt với Cội nguồn của những đặc điểm trong hệ thống chữ cái Việt (1949), Các phụ âm tiền thanh hầu hóa ở Đông Dương (1950), Những nguyên âm ngắn của tiếng Việt (1952) đã có giải thích xác đáng và nhận xét về cách phát âm một

số phụ âm tiếng Việt

Việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt chỉ thực sự bắt đầu và sau đó nở rộ từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình được thiết lập lại trên miền Bắc

Các nhà khoa học Nga như Andreev và Gordina đã công bố những nghiên cứu

thực nghiệm như Hệ thống thanh điệu tiếng Việt (1957), Hệ thống thanh điệu và trọng

âm trong các ngôn ngữ Việt và Myanmar (1963) Công trình Hệ thống thanh điệu tiếng Việt (1957) cho rằng thanh điệu chỉ thể hiện ở phần vần, tức không có ở phụ âm đầu.

Sau hai công trình viết chung với Andreev, Gordina đã công bố một loạt bài

như Vấn đề âm vị trong tiếng Việt (1959), Một số vấn đề tranh cãi trong cơ cấu ngữ

âm tiếng Việt (1960), Giải thuyết âm vị học đối với các nguyên âm đôi tiếng Việt (1961), Trường độ của các nguyên âm tiếng Việt (1964) Bà đưa ra một nhận định

sắc sảo mà trước đó chưa một ai có được, đó là tính độc lập của các yếu tố cấu tạo âm tiết có những mức độ khác nhau Thanh điệu, âm đầu và phần còn lại có tính độc lập cao, trong khi các yếu tố trong phần còn lại có tính độc lập thấp hơn Điều đó dẫn tới một mô hình âm tiết có cấu trúc hai bậc

Ở Việt Nam, sau khi hòa bình lập lại trên miền Bắc thì việc giảng dạy và nghiên cứu về tiếng Việt mới thực sự bắt đầu sau khi một số trường đại học được xây

dựng Giáo trình về Việt ngữ (1962) của Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội, đã có những miêu tả ngữ âm tiếng Cao Xuân Hạo năm 1962 đã “Bàn về cách giải thuyết âm vị học một số vận mẫu có nguyên âm ngắn trong tiếng Việt” trình bày về số lượng và phẩm chất nguyên âm, phụ âm tiếng Việt Nguyễn Phan Cảnh trong Vài ý kiến về vấn đề giải thuyết âm vị học các phụ âm cuối trong tiếng Việt hiện đại (1964)

Trang 10

đã trình bày giải pháp âm vị học của các âm cuối tiếng Việt Nguyễn Hàm Dương nghiên cứu thực nghiệm hệ thống thanh điệu và phổ của các nguyên âm tiếng Việt (1963).

Giáo trình Ngữ âm tiếng Việt của Đoàn Thiện Thuật (1977) là một sự tổng kết

toàn diện tình hình nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt từ trước đến 1977 Cho đến nay đây vẫn là công trình cơ bản và cần thiết đối với việc nghiên cứu (lý thuyết và ứng dụng)

và giảng dạy (Đại học và trên Đại học) về ngữ âm tiếng Việt

Một giáo trình khác cùng tên là Ngữ âm tiếng Việt (1994) của Vương Hữu Lễ -

Hoàng Dũng được biên soạn, về cơ bản nhất trí với những giải pháp âm vị học và cách miêu tả của Đoàn Thiện Thuật nhưng có bổ sung một số ý kiến của các tác giả về trọng

âm, ngữ điệu và hiện tượng biến âm Cũng đi theo hướng này, Đinh Lê Thư – Nguyễn

Văn Huệ trong Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt (1998), đã bổ sung các vấn đề về trọng âm,

đã đề xuất âm vị học phi tuyến tính và trình bày quan điểm của mình

trong Phonoologie et Linnéatité (1985)

4.2 Ngữ âm tiếng Thái

Tác giả đầu tiên có đề cập đến ngữ âm tiếng Thái là พระยาอุปกิตศิลปสาร (Praya Upakitsinlapasarn) Praya Upakitsinlapasarn là người có chuyên môn về ngôn ngữ Bali và Văn học Thái Lan Ông từng viết công trình lớn đầu tiên ở Thái Lan

là หลักภาษาไทย (Nguyên tắc tiếng Thái), dày 500 trang, xuất bản năm 1964 Trong

Trang 11

(chính tả) gồm 58 trang, ông đã nhắc đến định nghĩa phụ âm, nguyên âm, thanh điệu Sau đó ông có đề cập về âm tiết, cấu trúc âm tiết tiếng Thái gồm đầy đủ các yếu

tố đó là phụ âm đầu (phụ âm đơn, phụ âm kép), nguyên âm (ngắn, dài), phụ âm cuối, thanh điệu Bên cạnh đó, ông cũng trình bày cách đọc các âm tiết tiếng Thái có yếu tố vay mượn từ tiếng Bali, phương pháp tách âm tiết tiếng Thái khi đọc Công trình này mang ý nghĩa đặt nền móng cho việc nghiên cứu ngữ âm tiếng Thái và luôn được những tác giả đi sau kế thừa, phân tích cặn kẽ hơn

trình khá toàn diện về âm tiết, từ, câu trong tiếng Thái Năm 1970, Udom

Wirotsikhadik trong Ngôn ngữ học cơ sở đã trình bày những đặc điểm về thanh điệu,

phụ âm, nguyên âm cả về âm vị và mặt ngữ âm tiếng Thái tuy nhiên chưa hoàn toàn chi tiết

Thái Công trình này được công nhận là nghiên cứu toàn diện về ngữ âm tiếng Thái và

trở thành kim chỉ nam cho những nhà ngôn ngữ học Tác giả đã phân tích một cách đầy

đủ nhất âm vị học, ngữ âm học tiếng Thái, đặc điểm của từng thành phần của âm tiết tiếng Thái, chỉ ra bộ phận cấu âm của từng âm cũng như trình bày về chất liệu âm thanh trong tiếng Thái

Năm 2008, tác giả Darani Sakdiriphon trong Ngữ âm tiếng Thái đã mô tả một

cách chi tiết hơn về bộ máy cấu ngữ âm của tiếng Thái Đây là một công trình được thực hiện dựa trên nền tảng cơ sở lý luận của Kanchana

Sau Kanchana Naksakul có nhiều tác giả khác nghiên cứu tiếng Thái trên những bình diện khác, ví dụ như về phương diện so sánh cơ cấu ngữ âm tiếng Thái với các ngôn ngữ khác hay so sánh cơ cấu ngữ âm tiếng Thái chuẩn với ngôn ngữ dân tộc thiểu

số của Thái Lan

Trang 12

Tựu trung các công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Thái đều lấy hai tác phẩm

cấu ngữ âm tiếng Thái của Kanchana Naksakul làm cơ sở lý luận trong việc nghiên cứu

của mình Tương tự như vậy, khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã dựa trên

cơ sở lý luận của Cơ cấu ngữ âm tiếng Thái (Kanchana Naksakul) để làm cơ sở trong

quá trình nghiên cứu và tiến hành so sánh cơ cấu ngữ âm tiếng Việt-tiếng Thái

4.3 So sánh ngữ âm tiếng Việt và tiếng Thái

Hiện đã có một số nghiên cứu so sánh các vấn đề khác nhau của tiếng Việt và

tiếng Thái Công trình tiên phong là luận văn Thạc sĩ A phonological contrastive analysis of southern Vietnamese and standard Thai bằng tiếng Thái của Ts Huỳnh

Văn Phúc, Srinakharinwirot University, 2003 Trong đó, tác giả đã so sánh và rút ra sự giống và khác nhau giữa âm vị tiếng Việt phương ngữ Sài Gòn và tiếng Thái chuẩn Ngoài ra, một số niên luận và tiểu luận của sinh viên học tiếng Thái cũng có đề cập đến

sự khác biệt về số lượng chữ cái, số lượng thanh điệu…giữa hai ngôn ngữ này

Luận án tiến sĩ Phân tích tương phản hệ thống thanh điệu tiếng Thái Lan và tiếng Việt Ứng dụng sửa lỗi phát âm thanh điệu cho người Thái Lan học tiếng Việt bằng tiếng Việt của Ts Pimsen Buarapha, Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã

hội Việt Nam, Hà Nội, 2006 có những đóng góp quan trọng Tác giả đã tiến hành so sánh thanh điệu tiếng Việt và tiếng Thái (tiếng Thái chuẩn và phương ngữ Đông Bắc của Thái Lan) Tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm (dùng chương trình CECIL)

và chọn đối tượng khảo sát là sinh viên đại học Mahasarakham (Đông Bắc Thái Lan)

và đại học Thammasat (miền Trung Thái Lan) để khảo sát lỗi sai phát âm thanh điệu tiếng Việt giọng Hà Nội (theo tác giả là tiếng Việt chuẩn) Tác giả cho rằng từ những tương đồng và khác biệt về ngữ âm học và âm vị học giữa hai hệ thống thanh điệu dẫn đến những kiểu giao thoa khác nhau trong quá trình thụ đắc và phát âm tiếng Việt của

Trang 13

các sinh viên Thái Lan khi học tiếng Việt Những kiểu giao thoa này dẫn đến lỗi phát

âm thanh ngã, thanh hỏi và thanh huyền

Năm 2010, Siriwong Hongsawan trình Luận án Tiến sĩ Các phương tiện thể hiện hành động bác bỏ trong tiếng Thái và tiếng Việt, ĐHKHXH&NV Hà Nội Tuy nội

dung chính của luận văn là đối chiếu ngữ pháp giữa tiếng Thái và tiếng Việt nhưng tác giả cũng đã có đề cập đến sự khác biệt về cơ cấu ngữ âm của tiếng Thái và tiếng Việt

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước về vấn đề ngữ âm tiếng Việt, chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn về cơ cấu ngữ âm tiếng Việt; cũng như chọn

lựa công trình Cơ cấu ngữ âm tiếng Thái của Kanchana Naksakul làm nền tảng trong

việc trình bày về cơ cấu ngữ âm tiếng Thái để tiến hành so sánh cơ cấu ngữ âm hai ngôn ngữ này và ứng dụng vào công tác giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng sinh viên Thái Lan, bộ môn tiếng Việt, trường Đại học Srinakharinwirot

5. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm:

- Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi áp dụng phương pháp này nhằm rút ra

những điểm tương đồng và dị biệt hai ngôn ngữ

- Phương pháp miêu tả: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để miêu tả hệ thống

ngữ âm của hai ngôn ngữ Việt và Thái

- Phương pháp phân tích ngữ âm học thực nghiệm: Chúng tôi chọn mẫu khảo sát là

phát âm của sinh viên đại học Srinakharinwirot, thu âm những mẫu được chọn và dùng phần mềm Praat để phân tích thanh điệu từ các mẫu ghi âm

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng

tôi hệ thống hóa lại những kiến thức về ngữ âm học đối chiếu giữa hệ thống ngữ âm của tiếng Việt và tiếng Thái cho những học viên quan tâm đến tiếng Việt và tiếng Thái

Trang 14

Ý nghĩa thực tiễn:

- So sánh đối chiếu ngữ âm hai ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong quá

trình biên soạn giáo trình dạy phát âm cho sinh viên/ học viên Thái Lan học tiếng Việt

- Việc xác định lỗi phát âm, đưa ra những đề xuất khắc phục và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy sẽ góp phần chữa lỗi phát âm tiếng Việt cho sinh viên Thái Lan

- Là một tài liệu tham khảo về lỗi phát âm và cách khắc phục cho người nước ngoài học tiếng Việt

7. Cấu trúc luận văn

Toàn văn Luận văn gồm: phần mở đầu 9 trang, phần chính văn 78 trang, kết luận 5 trang, danh mục tài liệu tham khảo (8 trang), phụ lục (100 trang) và 1 CD đính kèm Luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan Chương này trình bày một cách khái quát về cơ cấu ngữ

âm tiếng Việt và tiếng Thái, lý luận về đối chiếu ngữ âm và lỗi phát âm, thực tiễn giảng dạy tiếng Việt tại Thái Lan (23 trang)

Chương 2: So sánh cơ cấu ngữ âm tiếng Việt và tiếng Thái Chương này so

sánh cơ cấu ngữ âm tiếng Việt và tiếng Thái, trình bày những đặc điểm tương đồng và khác biệt về ngữ âm của hai ngôn ngữ này (18 trang)

Chương 3:Vận dụng kết quả đối chiếu ngữ âm tiếng Việt – tiếng Thái vào giảng dạy tiếng Việt cho người Thái Lan Trên cơ sở so sánh cơ cấu ngữ âm tiếng

Việt và tiếng Thái, chúng tôi đưa ra những giả thuyết về nguyên nhân tạo lỗi của sinh viên người Thái Lan gặp phải khi học tiếng Việt Dựa vào đó chúng tôi tiến hành thao tác chọn mẫu nghiên cứu và đánh giá Cuối cùng là đưa ra những nhận xét về nguyên nhân gây ra lỗi phát âm của sinh viên người Thái Lan khi học tiếng Việt và đề xuất những phương pháp khắc phục (37 trang)

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Ngữ âm tiếng Việt

1978, Hoàng Phê trong Tuyển tập ngôn ngữ học cho rằng việc chuẩn hóa tiếng Việt là

một yêu cầu cấp thiết vừa là của bản thân sự phát triển cao của tiếng Việt, vừa là của công cuộc xây dựng công cuộc chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nước nhà đã thống nhất Theo Đoàn Thiện Thuật, chuẩn tiếng Việt chưa được quy định chính thức bằng một văn kiện pháp lý nào, cũng như bởi hội nghị hay một tổ chức quần chúng nào, mặc

dù những ý kiến trao đổi về nó không phải là không có Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chúng tôi cho rằng cần giải thích về vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt và lựa chọn tiếng Việt văn hóa có bổ sung một phần phong cách khẩu ngữ tự nhiên

Chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu của Đoàn Thiện Thuật để trình bày về ngữ âm tiếng Việt vì công trình nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt có ý nghĩa tiên phong trong ngành ngữ âm tiếng Việt

Theo ông, trong tiếng Việt ranh giới của âm tiết trùng với ranh giới hình vị Mỗi

âm tiết là hình thức biểu đạt của một hình vị Ông trình bày sơ đồ cấu trúc âm tiết tiếng Việt qua hai biểu đồ hình cây và hình hộp sau đây:

Trong 5 thành phần trên, 2 thành phần của vần có thể do âm vị /zê rô/ đảm nhiệm là âm đệm và âm cuối Thanh điệu, âm đầu và âm chính của vần bao giờ cũng là

Trang 16

những âm vị có nội dung tích cực

Từ sơ đồ hai bậc trên có thể nhận xét âm tiết được cấu thành từ ba yếu tố là thanh điệu, âm đầu và vần Vần được cấu thành từ nguyên âm (âm chính) và phụ âm cuối Từ việc hai lược đồ trên, chúng ta có thể tóm tắt cấu trúc âm tiết tiếng Việt như sau:

1.1.1 Cấu trúc âm tiết

tạo từ W : âm đệm (được thể hiện là “zero” hoặc chữ cái “o”, “u”); V: âm chính

(1: thanh ngang, 2: thanh huyền, 3: thanh ngã, 4: thanh hỏi, 5: thanh sắc, 6: thanh nặng)

thì cấu trúc âm tiết tiếng Việt sẽ là: C 1 VA T1-6 hoặc chi tiết hơn sẽ là C 1 (W)V(V)C 2 T1-6

Để thuận tiện trong việc thể hiện phụ âm cuối trong các cấu trúc âm tiết chúng tôi quy

Nếu vậy, cấu trúc âm tiết chi tiết tiếng Việt bao gồm:

a) Cấu trúc âm tiết C 1 (W)V T1-6 là âm tiết được cấu thành bởi âm tố phụ âm đầu

Trang 17

c) Cấu trúc C 1 (W)VN T1-6là âm tiết được cấu thành bởi âm tố phụ âm đầu (C1), âm đệm (W), âm tố nguyên âm đơn (V), âm tố phụ âm cuối (N) và tất cả các âm tố

d) Cấu trúc C 1 (W)VVN T1-6 là âm tiết được cấu thành bởi âm tố phụ âm đầu (C1),

âm đệm (W), âm tố nguyên âm đôi (VV), âm tố phụ âm cuối (N) và tất cả các

e) Cấu trúc C 1 (W)VS T5 và T6 là âm tiết được cấu thành bởi âm tố phụ âm đầu đơn

(C), âm đệm (W), âm tố nguyên âm đơn (V), âm tố phụ âm cuối (S) và âm tố

f) Cấu trúc C 1 (W)VVS T5 và T6 là âm tiết được cấu thành bởi âm tố phụ âm đầu đơn

(C), âm đệm (W), âm tố nguyên âm đôi (VV), âm tố phụ âm cuối (S) và âm tố

Từ trong tiếng Việt có đặc điểm là âm đơn tiết

1.1.2 Thanh điệu

“Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính Nó được biểu hiện trong toàn âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết (bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối” [57;tr.95] Đoàn Thiện Thuật đưa ra 3 tiêu chí để khu biệt thanh điệu: Âm vực: cao– thấp; Đường nét âm điệu: bằng – trắc, gãy – không gãy; Có hay không hiện tượng thanh hầu hóa

Theo Hoàng Thị Châu [6;tr.216], hệ thống thanh điệu Hà Nội tuy có biến đổi so với hệ thanh điệu truyền thống những vẫn duy trì được các cặp đối lập về âm vực và tương liên vô cùng cân đối: không/huyền, sắc/nặng, ngã/hỏi Hệ thanh điệu Đà Nẵng

và Tp Hồ Chí Minh cũng giữ được các cặp đối lập về âm vực và tương liên về âm tiết: không/huyền, sắc/nặng, thanh ngã ở vị trí trung gian Còn thanh điệu Nghệ Tĩnh và Huế có hệ thống 5 thanh điệu như nhau là không/huyền, sắc/nặng và hỏi (không có thanh ngã) Vì phương ngữ Hà Nội là phương ngữ duy nhất có đầy đủ 6 thanh điệu,

Trang 18

nên chúng tôi dựa vào cách miêu tả thanh điệu tiếng Việt phương ngữ Hà Nội của Hoàng Thị Châu như sau:

Thanh 1 (ngang) có âm điệu bằng phẳng, cường độ không thay đổi, thuộc âm vực cao, không có hiện tượng thanh quản hóa hoặc tắc thanh hầu Thanh 2 (huyền) có

âm điệu hơi đi xuống, có âm vực thấp, cường độ không đổi, không có hiện tượng thanh quản hóa hay tắc thanh hầu.Thanh 3 (ngã) có âm điệu biến thiên theo hai chiều: đi xuống với đi lên như hình chữ V với nhánh đi lên cao gấp đôi Cường độ thay đổi: thanh yếu đi ở khoảng giữa âm tiết và có khi tắt hẳn rồi lại xuất hiện Chính ở điểm này

có hiện tượng tắc thanh hầu Về âm vực, thanh ngã bắt đầu ở mức thanh huyền Khoảng cách về âm vực giữa mức bắt đầu và mức kết thúc trung bình bằng một quãng sáu, giữa hai mức thấp nhất và cao nhất có thể đến hai quãng tám Thanh 4 (hỏi) có âm điệu biến thiên hai chiều xuống – lên, nhưng không chia thành hai giai đoạn rõ rệt như thanh ngã, thuộc âm vực thấp Thanh 5 (sắc) bắt đầu ở độ cao hơi thấp, hơi chúi xuống

ở đoạn đầu sau đó cao vút lên, là thanh thuộc âm vực cao Có xảy ra hiện tượng thanh quản hóa mạnh, làm cho phụ âm cuối vô thanh đôi khi trở thành hữu thanh ở giai đoạn đầu Thanh 6 (nặng) bắt đầu ở độ cao như thanh huyền, có âm điệu đi ngang hay hạ dần như thanh huyền, đến 1/3 thanh điệu thì đi xuống với độ dốc lớn honw và kết thúc bằng cái tắc thanh hầu Cường độ thanh điệu tăng dần và hiện tượng thanh quản hóa mạnh dần khi âm điệu tụt xuống Thanh nặng có trường độ ngắn nhất trong hệ thống

1.1.3 Âm đầu

Tất cả các âm tiết tiếng Việt về mặt cấu âm đều bắt đầu bằng động tác khép lại, dẫn đến chỗ cản trở không khí hoàn toàn hoặc bộ phận, sau đó mở ra, tạo nên một hiệu quả âm học, một tiếng động đặc thù Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm

Đoàn Thiện Thuật đưa ra các tiêu chí khu biệt phụ âm đầu tiếng Việt, xét theo hai mặt là phương thức cấu âm và vị trí cấu âm, được trình bày cụ thể trong Bảng các

âm vị phụ âm đầu sau đây:

Trang 20

Từ bảng trên có thể nhận thấy rằng về vị trí cấu âm ông phân chia các phụ âm

đầu theo khí quan chủ động Phụ âm được chia thành các loạt: phụ âm môi, lưỡi trước,

lưỡi giữa, lưỡi sau, lưỡi con, yết hầu, thanh hầu Trong bảng hệ thống trên, có ghi âm

vị /p/, một âm vị không xuất hiện ở vị trí đầu âm tiết trong các từ thuần Việt, phụ âm

/p/ chỉ có trong các từ ngoại lai Những âm tiết mà chính tả không ghi âm đầu như anh,

ấm, v.v được mở đầu bằng động tác khép kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột, gây

nên một tiếng bật Động tác mở đầu ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi là âm tắc thanh hầu /ʔ/, vị trí xuất hiện của nó trong âm tiết là zero, trên chữ viết nó thể hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết

Trong các phương ngữ tiếng Việt, phụ âm đầu có sự khác biệt như sau:

Phương ngữ Bắc, tiêu biểu là phương ngữ Hà Nội đã mất đi dãy phụ âm /ʈ/, /ş /, /ʐ / Tất cả các âm này đều được phát âm với đầu lưỡi bẹt Vì các âm vị quặt lưỡi ít gặp

ở miền Bắc Một số hiện tượng khác trong phương ngữ Bắc như: phương ngữ Thái Bình, Hà Nam Ninh có cách phát âm /r/ rung lưỡi rất rõ; hiện tượng lẫn lộn /l/ và /n/ ở

Hà Nội và các vùng xung quanh Phương ngữ Trung có hệ thống phụ âm đầu gần như đầy đủ các phụ âm đã nêu trong Bảng 2 (1.1.3), chỉ thiếu phụ âm quặt lưỡi/ ʐ / Phương ngữ Nam thiếu dãy phụ âm xát hữu thanh nhưng có thêm dãy bán nguyên âm /w/, /j/

1.1.4 Vần

Nguyễn Quang Hồng (1991) đã định nghĩa Vần cái là đơn vị ngữ âm cơ bản nằm

trong thành phần cấu trúc âm tiết tiếng Việt, không kể đến âm đệm và được trừu tượng hóa khỏi thanh điệu Về mặt âm học mà nói, vần cái bao gồm những yếu tố âm sắc được thể hiện từ đỉnh âm tiết cho đến kết thúc âm tiết

Theo quan điểm về vần cái của Nguyễn Quang Hồng và Nguyễn Phương Trang (2003), hệ thống vần cái tiếng Việt gồm có: Vần mở (vần đơn): có cấu âm đơn giản, kết vần bằng chính nguyên âm tạo đỉnh (ví dụ: i, ê, a, o…) và vần phức Trong đó vần phức gồm vần nửa mở: có kết vần là các bán nguyên âm tính Ví dụ: ao, iêu, ươi và

vần khép: có kết vần phụ âm tính Ví dụ: am, ap, in, it… Đến lượt mình, hệ thống

Trang 21

vần khép lại phân nhỏ thành hai tiểu loại khác dựa vào tiêu chí mũi hay không mũi của kết âm Đó là (1) Hệ thống các vần khép – tắc – mũi, còn được gọi là vần nửa khép (ví dụ: am, ơn, ông…) và (2) Hệ thống các vần khép – tắc – miệng, còn gọi là vần thực

khép (ví dụ: iêp, ăt, ưc…)

Các yếu tố cấu thành vần cái trong tiếng Việt là: âm đệm, âm chính và âm cuối

1.1.4.1 Âm đệm

Âm đệm là yếu tố đứng ở vị trí thứ hai, sau âm đầu Nó tạo nên sự đối lập tròn môi (voan) và không tròn môi (van) Âm đệm được miêu tả gồm âm vị bán nguyên âm /w/ và âm vị " zêrô" Âm đệm "zêrô" có thể tồn tại cùng tất cả các âm đầu, không có ngoại lệ Âm đệm /w/ có hai cách thể hiện phản ánh hai biến thể dạng rộng, hẹp Nó được ghi bằng con chữ “o” khi đi trước các nguyên âm rộng như /a, ă, ε/, ví dụ: “họa hoằn”, “hoa hòe”; được ghi bằng con chữ “u” khi đi trước các nguyên âm còn lại, ví dụ: “huy”, “huệ”, “tuần” Âm đệm /-w-/ không được phân bố sau các phụ âm môi /m,

b, f, v/và hai phụ âm /n, ʐ / Trên chữ viết, âm đệm "zêrô" thể hiện bằng sự vắng mặt của chữ viết, âm đệm /w/ thể hiện bằng chữ "u" và "o"

1.1.4.2 Âm chính

Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, là hạt nhân, là đỉnh của âm tiết; mang âm sắc chủ yếu của âm tiết nên là âm mang thanh điệu Nguyên âm tiếng Việt có chức năng làm âm chính và không bao giờ vắng mặt trong âm tiết Âm chính có thể là nguyên âm đôi hoặc nguyên âm đơn Đoàn Thiện Thuật đưa ra bảng nguyên âm tiếng Việt sau dựa trên các tiêu chí khu biệt âm sắc và âm lượng:

Trang 22

Lớn vừa e (ê) ɤ (ơ)/ ɤˇ(â) o (ô, ôô) (iê, ia,

yê, ya)

(ưa, ươ)

(uô, ua) Lớn ε (e)/εˇ(a -

anh ách)

a (a)/ă (a- ay,

au)

ɔ (o, oo)/ ɔˇ ( o - ong óc)

Bảng 3: Âm vị nguyên âm tiếng Việt (Nguồn: [57, tr:190])

Dựa vào bảng nguyên âm của Đoàn Thiện Thuật và hình thang nguyên âm quốc tế, chúng tôi đưa ra hình thang biểu diễn nguyên âm đơn và cách tạo thành nguyên âm đôi tiếng Việt như sau:

Trước Giữa Sau

Trang 23

Hệ thống âm cuối rất cân đối và chặt chẽ Các phụ âm cuối làm thành từng cặp đối lập nhau về tính thanh và tính chất mũi hóa Trong tiếng Việt có 6 cặp âm cuối: Phụ âm môi: -m [-m], -p [-p]; Phụ âm đầu lưỡi: -n [-n], -t [-t]; Phụ âm mặt lưỡi: -nh [-ŋ], -ch [-k]; Phụ âm gốc lưỡi: -ng[-ŋ], -c [-k]; Phụ âm môi – mạc: -ng [-ŋm], -c [-kp]; Bán nguyên âm: -u [-w], - i [-j]

Ba cặp phụ âm -nh [-ɲ], -ch [-k]; -ng[-ŋ], -c [-k] và -ng [-ŋm], -c [-kp] là những biến thể của cặp âm vị /-ŋ –k/

Theo Hoàng Thị Châu (1989), sự biến thể xảy ra ở phương ngữ Bắc do sự tác động của nguyên âm đến phụ âm đứng sau nó (đồng hóa xuôi chiều): nguyên âm dòng trước kéo vị trí cấu âm của phụ âm dịch về phía trước làm cho phụ âm mạc -ng[-ŋ], -c [-k] thành phụ âm ngạc -nh [-ɲ], -ch [-k] (gọi là ngạc hóa) và nguyên âm dòng sau tròn

-c [-kp] Phương ngữ Trung giữ được nhiều nét tương đối cổ mà phương ngữ khác

không có Đó là những vần [-e:ɲ, -e: k] (ênh-êch), [-εˇ:ɲ, εˇ:k] (anh-ach), [-o:ŋ, -o:k]

(-ông, -ôc), [-ɔˇ:ŋ, -ɔˇ:k] (-ong, -oc) tương ứng với các vần trong phương ngữ Bắc là – ênh, -êch, -enh, -ech, -ông, -ôc, -ong, -oc

Ngoài ra, âm cuối tiếng Việt còn có âm cuối zêrô, đây là một âm vị trống nên

không được biểu thị bằng chữ viết Nó đối lập với 6 âm cuối ở bảng trên, giống như âm đệm zêrô đối lập với âm đệm /w/, âm tắc thanh hầu /ʔ/ đối lập với các phụ âm khác

trong hệ thống các phụ âm đầu Ngoài âm cuối /zêrô/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có

nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và 2 bán nguyên âm /-w, -j/

Trong tiếng Việt phương ngữ miền Trung và miền Nam có hiện tượng phát âm

n (n) thành ŋ (ng), t (t) thành k (c)

Trang 24

1.2 Ngữ âm tiếng Thái

Thái Lan là một quốc gia đa dân tộc và ngôn ngữ nhưng tiếng Thái được coi là tiếng nói phổ thông, là công cụ giao tiếp chính thức của Vương quốc Thái Lan Chữ viết tiếng Thái là một hệ thống văn tự khá phức tạp, tuy nói là thuộc loại hình chữ viết ghi âm, nhưng nhìn chung lại không có sự tương ứng một đối một giữa âm và chữ (một con chữ ghi một âm) Chẳng hạn, để biểu thị 21 phụ âm đơn tiếng Thái, người ta đã phải dùng tới 44 chữ cái để ghi âm chúng, có nghĩa là để ghi cũng một âm, hầu hết các trường hợp tiếng Thái đều phải dùng đến hơn một chữ cái

1.2.1 Cấu trúc âm tiết

Nếu quy định kí hiệu các đơn vị trong một âm tiết tiếng Thái: C: phụ âm đầu

đơn; CC: phụ âm đầu kép; VA: Vần (bao gồm V: nguyên âm ngắn; VV: nguyên âm

phụ âm cuối (âm tắc)) và T1 – 5: thanh điệu

C(C)V(V)C 2 T1-5 Theo Kanchana Naksakul [73], tiếng Thái gồm có các cấu trúc âm

tiết chi tiết như sau:

hoặc phụ âm đầu kép (CC), âm tố nguyên âm dài (VV) và tất cả âm tố thanh

2) Cấu trúc C(C)VNT1-5: Cấu trúc âm tiết này được tạo thành bởi âm tố phụ âm đầu đơn (C) hay phụ âm đầu kép (CC), âm tố nguyên âm ngắn (V) và âm tố phụ

Trang 25

âm cuối là âm mũi hoặc bán nguyên âm và tất cả các âm tố thanh điệu (T)

(C) hay phụ âm đầu kép (CC), âm tố nguyên âm ngắn (V) và âm tố phụ âm cuối

là âm tắc (S) và 2 âm tố thanh điệu (T) là /2/ và /4/

Với cấu trúc này, nếu có thanh điệu /3/ thì thường sẽ là những âm tiết đặc biệt ví

dụ như những âm tiết thể hiện âm thanh, điệu bộ v.v

Ví dụ: CVS3 – CVS3 [chɯk3 -chak3 ] ชึกชั่ก tiếng xe lửa

(C) hay phụ âm đầu kép (CC), âm tố nguyên âm đôi (VV) và âm tố phụ

âm cuối là âm tiết mũi hoặc bán nguyên âm (N) và tất cả âm tố thanh điệu (T)

(C) hay phụ âm đầu kép (CC), âm tố nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi (VV)

và âm tố phụ âm cuối là âm tắc (S) và kết hợp được 2 âm vị thanh điệu là /2/ và

Cấu trúc này nếu có kết hợp được với thanh điệu /4/ thì đều là những từ mượn

6) Cấu trúc C(C)VT1 Cấu trúc này được tạo thành bởi âm tố phụ âm đầu đơn (C); nếu là phụ âm đầu kép, thì yếu tố sau phải là /r/ (Cr), âm tố nguyên âm ngắn (V)

thường là nguyên âm /a/ kết hợp được 1 âm vị thanh điệu là /1/

Trong một số từ vay mượn từ tiếng Bali – Sanskrit, thanh điệu của một

vài âm tiết không nhấn có thể là thanh điệu /2/ hoặc là thanh điệu /4/

Trang 26

Ví dụ: CV4 [rɯ4 – duu1] ฤดู mùa

Từ trong tiếng Thái có đặc điểm là từ đa âm tiết như sau:

- Từ một âm tiết: CV(V)(C)T1-5 Ví dụ: CV1 จะ [ca1] > sẽ

- Từ hai âm tiết, có hai loại:

+ Từ hai âm tiết gốc C(r)v/C(C)V(V)(C)T1-5: Âm tiết đầu khi phát âm nhẹ hơn âm tiết

thứ hai, thường là thanh 1và nguyên âm trong âm tiết đầu là nguyên âm /a/

Crv / CVVS2 กระดาษ [kra da:t2 ]

có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa Ví dụ: CV1 / CV5 ภาษา[pha:1 sa:5]

- Từ nhiều âm tiết:

+ Từ 5 âm tiết Ví dụ: [ca:1 ri:t4 phra2 phe:1 ni:1]

+ Từ 6 âm tiết Ví dụ: [pra2 tha:1 na:1 thi4 bɔ:1 di:1]

+ Từ 7 âm tiết Ví dụ: [sap4 pha1 ya:1 kɔ:n1 tham1 ma1 cha:t3]

+ Từ 8 âm tiết Ví dụ: [sa2 tha:5 pat1 ta2 ya1 kam1 ma1 sa:t2]

+ Từ 9 âm tiết Ví dụ: [ min2 phra4 ba1 rom1 de1 cha:1 nu4 pha:p3]

1.2.2 Thanh điệu

Thanh điệu tiếng Thái có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm thanh điệu bằng phẳng

(level tone) là những thanh có đường nét âm điệu bằng phẳng, ổn định trên toàn âm tiết

hoặc có thay đổi một chút ở cuối âm tiết Thanh điệu bằng phẳng trong tiếng Thái gồm

có 3 thanh là thanh 1, thanh 2, thanh 4 Và nhóm thanh điệu không bằng phẳng

(contour tone) là những thanh có đường nét thay đổi khá nhiều trong quá trình phát âm

Trang 27

từ đầu đến cuối âm tiết Thanh điệu không bằng phẳng trong tiếng Thái là thanh 3 và 5

Có thể miêu tả:

Thanh 1 [sa: 5 – man 1 ] là thanh thuộc âm vực trung (mid) Thanh này có điểm

xuất phát từ vị trí giữa âm vực, và vẫn duy trì thanh ngang cho đến điểm cuối thanh điệu sẽ có chiều hướng đi xuống nhưng không nhiều Là thanh có chất giọng thường

trí giữa âm vực rồi đi thấp xuống nhanh và kết thúc ở cao độ thấp Là thanh có chất

đầu từ âm vực cao, lên cao dần nhẹ rồi đi xuống thấp, điểm cuối thanh điệu tắc lại ở

thanh hầu Ở cuối âm tiết có hiện tượng tắc thanh môn nhẹ Thanh 4 [tri: 1 ]: là thanh

thuộc âm vực cao (high) hay cao – lên Điểm bắt đầu thanh điệu từ vị trí giữa rồi lên

cao, cuối âm tiết sẽ hơi đi xuống Là thanh có hiện tượng thanh quản hóa nhẹ ở giữa

âm tiết Thanh 5 [cat 2 -ta 1 -wa: 1 ]: là thanh thấp – cao (rising) Điểm bắt đầu thanh điệu

tại âm vực thấp sau đó hơi đi xuống rồi đi lên và kết thúc tại âm vực cao Là thanh có hiện tượng thanh quản hóa ở giữa âm tiết, thể hiện ở sự suy giảm cường độ, tạo nên

tính chất uốn cong

1.2.3 Âm đầu

Trong tiếng Thái có 44 chữ ghi phụ âm biểu thị 21 âm vị phụ âm đầu đơn 44 chữ ghi phụ âm này được chia làm 3 bậc: cao, trung và thấp để biểu thị cho cách đọc khi kết hợp với các thanh điệu Phụ âm đầu trong tiếng Thái bao gồm:

- Phụ âm đầu đơn: có tổng cộng 21 âm vị phụ âm đầu đơn

Trang 29

- Phụ âm đầu kép: được kết hợp từ 2 phụ âm đầu đơn với nhau, có tổng cộng 11

phụ âm đầu kép Yếu tố thứ nhất của phụ âm kép thường là các phụ âm tắc vô thanh /p, ph, t, kh/ và phụ âm xát bên /l/ Yếu tố thứ hai thường là /r, l, w/

a, Nguyên âm đơn

Gồm 18 nguyên âm, chia thành 9 nguyên âm ngắn và 9 nguyên âm dài Hình thang nguyên âm dưới đây thể hiện các nguyên âm đơn trong tiếng Thái:

Trang 30

b, Nguyên âm đôi

Tiếng Thái gồm 6 nguyên âm đôi /ia:, ia, ua, ua:, ɯa, ɯa:/, được cấu tạo từ nguyên âm dòng cao /i, ɯ, a/ với nguyên âm dòng thấp /a/ và /a:/ Hình thang nguyên

âm dưới đây sẽ thể hiện các nguyên âm đôi này:

Phụ âm cuối trong tiếng Thái gồm có 9 âm vị

lợi

Ngạc cứng

Ngạc mềm

Khoang yết hầu

Bảng 8: Âm vị âm cuối tiếng Thái (Nguồn: [73; tr.30])

1.3 Đối chiếu ngữ âm và lỗi phát âm

1.3.1 Đối chiếu ngữ âm

Việc đối chiếu ngữ âm yêu cầu chúng ta phải có kiến thức về ngữ âm của hai ngôn ngữ được so sánh Khi đối chiếu cấu trúc âm tiết và số lượng, phẩm chất ngữ âm

của các yếu tố phụ âm, nguyên âm hoặc thanh điệu (nếu có) của hai ngôn ngữ bất kì sẽ

cho chúng ta nhận diện được những nét tương đồng và khác biệt

Trang 31

Kết quả đối chiếu ngữ âm rất có ý nghĩa đối với quá trình dạy một trong hai ngôn ngữ được đối chiếu

Đối chiếu so sánh cấu trúc âm tiết cần thiết để nhận diện ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ nào cùng với những đặc trưng của nó

Quy trình đối chiếu các phụ âm của hai ngôn ngữ gồm ba bước:

1) Xác định hệ thống phụ âm của hai ngôn ngữ trên cơ sở một phương pháp miêu

tả nhất quán và trên cơ sở đó xác định những phụ âm tương đương và những âm

vị không tương đương trong hai ngôn ngữ;

2) Xác định các biến thể của các phụ âm và tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ;

3) Đối chiếu khả năng phân bố của các phụ âm và sự biến đổi của chúng trong bối cảnh ngữ âm

Đối với nguyên âm, hình thang nguyên âm quốc tế cho ta biết các tiêu chí để phân biệt như sau:

1) Theo độ mở của miệng Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: rộng – hơi rộng – hơi hẹp – hẹp

2) Tiêu chí 2: Theo chiều hướng của lưỡi Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: hàng trước – hàng giữa – hàng sau Có thể có sự phân biệt cụ thể hơn như giữa-trước, giữa-sau hay gần trước, gần sau

3) Tiêu chí 3: Theo hình dáng môi Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: tròn – không tròn

Ngoài ra, các nguyên âm còn phân biệt với nhau theo trường độ: nguyên âm dài – nguyên âm ngắn, và tính mũi: nguyên âm mũi – nguyên âm không mũi

Nguyên âm trong các ngôn ngữ khác nhau hay giống nhau là căn cứ vào những đặc điểm mô tả trên Vì vậy để có thể đối chiếu nguyên âm hai ngôn ngữ, chúng ta có thể dựa trên các tiêu chí này

Trang 32

Trong trường hợp cả hai ngôn ngữ được đối chiếu đều có thanh điệu, các yếu tố cần được xét đến là tần số cơ bản, cường độ, trường độ

Sau khi tiến hành đối chiếu ngữ âm của hai ngôn ngữ khác nhau, chúng ta có thể rút ra được những tương đồng cũng như khác biệt giữa hai ngôn ngữ ấy Dựa trên những kết quả đó và các thao tác khác có thể giải thích được việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai sẽ gặp những khó khăn nào trong quá trình phát âm

1.3.2 Lỗi phát âm

Việc nghiên cứu và phân tích lỗi (error analysis) đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau dựa trên thành quả nghiên cứu của nhiều ngành trong đó có ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng, ngôn ngữ học đối chiếu, dụng học, tâm lý học ngôn ngữ, giáo dục học, giáo học pháp… Lỗi đã được các nhà nghiên cứu từ trước những năm 60 và sau đó đến những năm 70 lại tiếp tục có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau như Larry Selinker (1972), William Nemser (1971), Heidi C.Dulay (1972), Jack C.Richards (1974), Weinreich (1953), Roberd Lado (1957) v.v

Nếu nói về nguyên nhân tạo lỗi thì các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng sự có mặt của lỗi trong quá trình học ngoại ngữ xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như ngôn ngữ, tâm lý, văn hóa, độ tuổi Trong đó, nếu xét trên bình diện ngôn ngữ học, nguyên nhân sâu xa của lỗi chính là sự khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích trên nhiều bình diện: văn tự, ngữ âm, ngữ pháp… Sự khác nhau này là một rào cản lớn đối với người học Nó được xem là nguyên nhân chủ chốt gây ra lỗi ở người học ngoại ngữ; Xét trên bình diện tâm lý học, khi học ngoại ngữ, người học thường có thói quen chuyển di tiếng mẹ để theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực

Chuyển di tích cực là sự vận dụng một cách có hiệu quả những hiểu biết từ ngôn ngữ nguồn đã quen thuộc với ngôn ngữ đích, làm cho việc học tập ngôn ngữ đích trở nên thuận tiện hơn Chuyển di tiêu cực là sự chuyển dịch gây ra những lộn xộn khi học

Trang 33

ngôn ngữ đích, do việc người học vận dụng không hiệu quả những hiểu biết của ngôn ngữ nguồn đã quen thuộc với ngôn ngữ đích

Sự chuyển di tiêu cực gây ra những lỗi không nhỏ, thậm chí rất khó sửa vì người học áp dụng nguyên tắc của ngôn ngữ nguồn mà mình hiểu biết vào ngôn ngữ đích, trong khi những nguyên tắc ấy không phù hợp với ngôn ngữ đích

Trong quá trình tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, người học sẽ gặp những giao

thoa ngôn ngữ nhất định Pimsen Buarapha trích dẫn công trình nổi tiếng Các ngôn

ngữ trong tiếp xúc của U.Weinreich [49, tr.36] đã cho rằng về mặt lý thuyết sẽ có 4 khả

năng giao thoa xảy ra Cụ thể là:

Khả năng thứ nhất: Hai hay nhiều âm vị của ngôn ngữ đích chỉ có một âm

tương ứng ở ngôn ngữ nguồn Ông gọi đây là kiểu giao thoa do sự phân biệt âm vị thiếu (Under-differentiation of phonemes)

Khả năng thứ hai: Hai hay nhiều âm vị của ngôn ngữ nguồn chỉ có một âm

tương ứng ở ngôn ngữ đích Ông gọi đây là kiểu giao thoa do sự phân biệt âm vị thừa (over – differentiation of phonemes)

Khả năng thứ ba: Âm vị giữa hai hệ thống là tương đương Tuy nhiên, ở mỗi hệ

thống, mỗi âm vị lại có một nội dung riêng Khả năng này tạo nên kiểu giao thoa do tái giải thuyết các khu biệt (reinterpretation of distinctions)

Khả năng thứ tư: Sự tương ứng âm vị về mặt hệ thống có thể dẫn đến kiểu giao

thoa thứ tư do thay thế âm (actual phone substitution) Hai âm vị của ngôn ngữ nguồn

và ngôn ngữ đích có thể tương tự nhau về vị thế trong hệ thống âm vị học, nhưng trong thực tiễn giao tiếp không cho phép thay thế trực tiếp một âm của ngôn ngữ đích bằng một âm tương tự ở ngôn ngữ nguồn

Mai Ngọc Chừ đánh giá cao vai trò của người dạy trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài Vì công việc này “đòi hỏi người dạy vừa phải có sự hiểu biết sâu sắc về tiếng Việt vừa phải biết dạy ngoại ngữ” [10] Vì thực tế người nước ngoài học

Trang 34

thường, có người học rất bài bản, toàn diện; có người chỉ học nói, v.v Đấy là chưa kể khi bắt đầu học tiếng Việt, mỗi người có một vốn tiếng Việt nặng nhẹ khác nhau: người chưa biết gì, người nói được một chút nhưng ngô nghê, người phát âm đúng, người phát âm sai, người phát âm theo phương ngữ Bắc, người phát âm theo phương ngữ Nam v.v

Tuy nhiên, nếu xét về khả năng giao thoa ngôn ngữ thì cũng cần lưu ý rằng nếu

hệ thống ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ đích có những điểm tương đồng thì đôi khi những điểm tương đồng ấy lại là điểm ngăn trở quá trình thụ đắc một ngoại ngữ mới

Trong trường hợp đối tượng khảo sát của luận văn này là sinh viên chuyên ngành Việt Nam học, trong đó tiếng Việt là ngôn ngữ chính nên bắt buộc sinh viên phải học một cách bài bản Tuy nhiên, như đã nói, có những sinh viên là người Thái gốc Việt cũng đã biết nói được một ít tiếng Việt, có những sinh viên chưa biết gì, có những sinh viên đã từng đi Việt Nam, có những sinh viên đã từng tham dự những lớp dạy thêm bên ngoài Hơn nữa, việc học tiếng Việt với nhiều giáo viên đến từ hai miền Bắc và Nam Việt Nam cũng gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên trong quá trình học

1.4 Thực tiễn giảng dạy tiếng Việt tại Thái Lan nói chung

1.4.1 Thực tiễn giảng dạy tiếng Việt tại Thái Lan

Hiện nay, các trường Đại học và các trường tiểu học, trung học ở Thái Lan đang tiến hành giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ Tình hình giảng dạy tiếng Việt tại các trường học ở Thái Lan như sau:

- Trường Đại học Chulalongkorn: trường Đại học lâu đời và danh tiếng nhất của Thái

Lan, tọa lạc tại thủ đô Băng Cốc, miền Trung Thái Lan

+ Năm 1997, trường lên kế hoạch giảng dạy tiếng Việt là môn tự chọn Thời điểm đó chưa có nhân sự chính thức cho bộ môn tiếng Việt Đến năm 2004, bộ môn tiếng Việt

có 2 cán bộ giảng dạy người Thái Lan và một cán bộ người Việt Hiện nay, tiếng Việt

Trang 35

vẫn là môn tự chọn Hàng năm trường tổ chức 2 lớp tiếng Việt giao tiếp 1 và tiếng Việt giao tiếp 2 Số lượng sinh viên sẽ giảm ở cấp lớp cao hơn

+ Giáo trình: do giáo viên của trường Chulalongkorn biên soạn và tham khảo giáo trình của hai trường ĐHKHXH&NV, tp Hà Nội và ĐHKHXH&NV, tp HCM

- Trường Đại học Kasertsat: trường Đại học nổi tiếng nhất về đào tạo nông nghiệp ở

Thái Lan, tọa lạc tại Băng Cốc

+ Năm 2012 trường lên kế hoạch giảng dạy tiếng Việt Môn tiếng Việt nằm trong nhóm môn chung của trường Sinh viên có thể chọn học tiếng Việt giao tiếp theo cấp

tâm Ngôn ngữ dành cho người nước ngoài, hoạt động từ trước năm 2005 Số lượng giảng viên hiện tại: 3 giảng viên người Việt và 1 giảng viên người Thái Lan

+ Giáo trình: giáo trình của trường ĐHKHXH&NV, tp Hà Nội và giáo trình Quê Việt, Nxb Thế giới, 2008

- Trường Đại học Khỏn Kèn:trường Đại học nổi tiếng nhất ở miền Đông Bắc Thái Lan

+ Năm 1994, trường lên kế hoạch giảng dạy tiếng Việt là môn tự chọn Tuy nhiên, số lượng học viên không nhiều, có năm không có học viên đăng kí tham gia Thường có hai lớp tiếng Việt giao tiếp 1 và tiếng Việt giao tiếp 2, số lượng sinh viên giảm dần theo cấp độ lớp

+ Giáo trình: do giáo viên biên soạn và tham khảo giáo trình của trường ĐHKHXH&NV, tp HCM

- Trường Đại học Ubon Ratchathani: trường Đại học được nâng cấp từ trường Cao

đẳng Ubon Ratchathani, tọa lạc tại miền Đông Bắc Thái Lan

+ Năm 1996, trường tổ chức giảng dạy tiếng Việt là môn tự chọn Đến năm 2004, chương trình đào tạo cử nhân tiếng Việt được thành lập Ban đầu lấy tên là tiếng Việt

và văn học Việt Nam, về sau đổi thành bộ môn tiếng Việt và giao tiếp Số lượng giáo viên hiện tại: 3 giáo viên người Thái Lan và 1 giáo viên người Việt

Trang 36

Ngoài ra, còn có một số trường trung học tại Thái Lan tổ chức các lớp giảng dạy tiếng Việt giao tiếp cơ bản cho học sinh bên cạnh các ngoại ngữ khác như tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha, v.v Tuy nhiên, số lượng sinh viên Thái Lan sau khi tốt nghiệp sử dụng tiếng Việt rất hạn chế Hiện nay, trong các hội thảo song phương, trong các hội chợ triễn lãm tại Việt Nam và Thái Lan, hay các vị trí thông dịch viên Việt-Thái trong các công ty Thái Lan đa phần vẫn là người Việt giữ vai trò chủ yếu Lý do chính đó là việc đào tạo sinh viên Thái Lan sử dụng tiếng Việt phần lớn mới chỉ dừng ở mức giao tiếp cơ bản

1.4.2 Thực tiễn giảng dạy tiếng Việt tại Đại học Srinakharinwirot (SWU)

- SWU: tọa lạc tại trung tâm thủ đô Băng Cốc, Thái Lan Trường nổi tiếng về lĩnh vực

đào tạo ngôn ngữ, đặc biệt là giảng dạy tiếng Thái cho người nước ngoài

- Ngành Việt Nam học trực thuộc khoa Nhân văn học được thành lập vào năm 2010, khá non trẻ so với các trường đã kể trên Ngay từ khi bắt đầu, ngành đã lựa chọn chương trình đào tạo hệ cử nhân Việt Nam học với thời gian đào tạo 4 năm

- Giảng viên: Hiện tại, ngành Việt Nam học gồm có một giảng viên cơ hữu người Thái Lan, một giảng viên cơ hữu người Việt và một giảng viên hợp đồng người Việt Trong tương lai, kế hoạch nhân sự của ngành là tối thiểu 5 giảng viên cơ hữu

- Sinh viên: Tổng số lượng sinh viên từ khi thành lập ngành như sau: Sinh viên đã tốt nghiệp (2010-2014): 24 sinh viên; Sinh viên năm 4 (2011-2015): 26 sinh viên; Sinh viên năm 3 (2012-2016): 20 sinh viên; Sinh viên năm 2 (2013-2017): 27 sinh viên; Sinh viên năm 1 (2014-2018): 27 sinh viên

- Giáo trình: Giáo trình tiếng Việt được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Bộ giáo trình VSL, khoa Việt Nam học, ĐHKHXH&NV, tp HCM

+ Bộ giáo trình Tiếng Việt vui (Nxb Thế giới, 2009) và Quê Việt (Nxb Thế giới, 2008) + Giáo trình do hai giảng viên người Việt tự biên soạn

Trang 37

Các môn học chuyên ngành Việt Nam học (Thời lượng: 15 tuần, mỗi tuần 3 tiết, mỗi tiết 60 phút) có xen kẽ phần ngữ âm tiếng Việt

- Năm 1: + Tiếng Việt cơ bản; + Tiếng Việt giao tiếp 1, 2

- Năm 2: + Tiếng Việt đọc cho hiệu quả; + Tiếng Việt nghe nói 1, 2

+ Tiếng Việt giao tiếp 3, 4

- Năm 3: + Tiếng Việt nghe nói; + Tiếng Việt giao tiếp 5, 6

+ Tiếng Việt nghe nói 3, 4

- Năm 4: + Tiếng Việt nghe nói 5

Những khó khăn hiện tại:

- Thời lượng: chưa có giờ dạy chuyên về ngữ âm tiếng Việt

so sánh đối chiếu ngữ âm tiếng Việt và tiếng Thái trong chương 2

Trong chương 1 cũng trình bày những cơ sở lý luận cần thiết cho việc đối chiếu hai ngôn ngữ về mặt ngữ âm, cơ sở lý thuyết về lỗi phát âm để làm tiền đề thực hiện hai chương tiếp theo

Bên cạnh đó, chúng tôi nêu lên thực tiễn của việc giảng dạy tiếng Việt Thái Lan,

và trình bày về tình hình thực tiễn giảng dạy ở trường SWU để lý giải cho việc gặp lỗi phát âm cũng như phân tích về lỗi phát âm của sinh viên SWU Từ đó, chúng tôi đưa ra những đề xuất trong việc khắc phục lỗi trong chương 3

Trang 38

CHƯƠNG 2: ĐỐI CHIẾU NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG THÁI

2.1 Âm tiết

Theo Nguyễn Quang Hồng [25] âm tiết trong các ngôn ngữ khác nhau có thể được xem xét từ ba khía cạnh chính: ranh giới âm tiết, số lượng âm tiết, và cấu trúc âm tiết Chúng tôi đã tiến hành so sánh đối chiếu âm tiết tiếng Việt và tiếng Thái theo ba khía cạnh này để tìm ra điểm tương đồng, khác biệt giữa chúng và đưa ra kết quả như sau:

Ranh giới âm tiết: Trong mối tương quan với ranh giới hình vị, vì đều thuộc loại

hình ngôn ngữ đơn lập nên âm tiết tiếng Việt và tiếng Thái đều không có khả năng xê dịch ranh giới âm tiết (resyllabation) so với ranh giới hình vị (trong cấu tạo từ hoặc biến dạng từ)

Số lượng âm tiết: Nhiều nhà ngôn ngữ học Việt ngữ đã tiến hành thống kê số

lượng âm tiết và kết quả cũng khác nhau Các kết quả thống kê về âm tiết tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam như Nguyễn Quang Hồng: 5890 âm tiết; Vương Hữu Lễ: 6900 âm tiết; Hoàng Tuệ và Hoàng Minh: 6100 âm tiết Theo chúng tôi, các kết quả này đều ở mức độ tương đối Tuy nhiên, trong tiếng Việt chúng ta còn có thể thống kê được số lượng âm tiết Đối với tiếng Thái, số lượng từ đa âm tiết rất nhiều: có

từ hai âm tiết, từ ba âm tiết cho đến từ chín âm tiết vì vậy chưa có ai thống kê số lượng

âm tiết như trong tiếng Việt

Cấu trúc âm tiết: Âm tiết tiếng Việt và tiếng Thái đều gồm có 4 thành tố: thanh

điệu, âm đầu, âm chính, âm cuối

Trong trường hợp âm đệm trong tiếng Việt là zê rô thì chúng ta có: Âm tiết của

cả hai ngôn ngữ đều cấu thành từ phụ âm đầu, nguyên âm, phụ âm cuối (cho dù có biểu hiện trên chữ viết hay không) và thanh điệu Trong tiếng Việt hiện tại chỉ có phụ âm

Trang 39

đầu đơn, trong khi trong tiếng Thái có cả phụ âm đầu đơn và phụ âm đầu kép vì vậy cấu trúc âm tiết trong hai ngôn ngữ có điểm khác nhau, thể hiện qua bảng sau:

Cấu trúc âm tiết giống nhau là cấu trúc kiểu C1VAC2T hoặc C1VAC2T hay cụ thể hơn là C1V(V)C2T hoặc C1V(V)C2T Đây là cấu trúc được cấu thành từ thanh điệu, phụ

âm đầu đơn, nguyên âm và phụ âm cuối Từ cấu trúc âm tiết trên, thiết nghĩ có thể phân tách thành 6 cấu trúc sau đây: CVT, CVNT, CVST, CVVT, CVVNT, CVVST

Những điểm khác biệt về cấu trúc âm tiết giữa hai ngôn ngữ bao gồm:

a) Trong âm tiết tiếng Việt có thành tố âm đệm u, o và zê rô Trong tiếng Việt

âm đệm là một giải thuyết âm vị học Trong tiếng Thái thành tố tương đương

là u, o được giải thuyết là yếu tố thứ hai trong phụ âm kép Còn yếu tố âm đệm zê rô không đề cập đến.

Tiếng Thái: ควาย -> [khway]

b) Cấu trúc CCV(V)(C) T biểu hiện trong tiếng Thái nhưng trong tiếng Việt không có Cấu trúc đầy đủ nhất gồm thanh điệu, phụ âm đầu kép, nguyên

âm, phụ âm cuối Từ cấu trúc này, có thể phân tách ra thành 6 cấu trúc âm tiết không biểu hiện trong tiếng Việt là: CCVT, CCVNT, CCVST, CCVVT,

Trang 40

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt về cấu trúc âm tiết của hai ngôn ngữ:

Cấu trúc âm tiết tiếng Việt Cấu trúc âm tiết tiếng Thái

Ngày đăng: 27/04/2021, 23:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w