Thông qua đề tài luận văn, chúng tôi mong muốn góp một phần vào việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa và phương thức thể hiện của nhóm tính từ chỉ kích thước giữa hai
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DƯƠNG THỊ HẠNH
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH NHÓM TÍNH TỪ CHỈ KÍCH THƯỚC GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH - VẬN DỤNG VÀO VIỆC GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ: 603160
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MÃ SỐ: 603160
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HUỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của riêng cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS NGUYỄN VĂN HUỆ
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên
DƯƠNG THỊ HẠNH
Trang 4
LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Văn Huệ, người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Với những lời chỉ bảo ân cần, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên khích lệ của Thầy đã giúp tôi vượt qua mọi khó khăn tưởng chừng như bỏ cuộc trong suốt quá trình thực hiện luận văn Một lần nữa xin cám ơn Thầy!
Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô giảng dạy chương trình cao học “Việt Nam
học” khóa I đã truyền dạy những kiến thức quý báu giúp ích rất nhiều cho tôi khi
thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn Đặc biệt, tôi xin cám ơn NGND.GS.TS Bùi Khánh Thế về những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện đề cương
nghiên cứu
Xin cám ơn các Qúy thầy, cô công tác tại khoa Việt Nam học, phòng Sau đại học, phòng Hành chính và Ban Giám hiệu trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học
Sau cùng, tôi xin cám gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên và ủng hộ tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cám ơn!
Học viên
DƯƠNG THỊ HẠNH
Trang 5II NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của nghiên cứu so sánh-đối chiếu tính từ
1.1 So sánh-đối chiếu ngôn ngữ nhìn từ góc độ ngôn ngữ và tư duy 15
1.1.2 So sánh ngôn ngữ Việt - Anh 19
Trang 6Chương 2: Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thước trong
Chương 3: So sánh tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt và tiếng Anh
Vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài 80
3.1 So sánh tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt và tiếng Anh 80 3.1.1 Tính từ chỉ kích thước biểu thị ý niệm CAO, THẤP 81 3.1.2 Tính từ chỉ kích thước biểu thị ý niệm NÔNG, SÂU 84
3.1.3 Tính từ chỉ kích thước biểu thị ý niệm DÀY, MỎNG 87 3.1.4 Tính từ chỉ kích thước biểu thị ý niệm DÀI, NGẮN 89
3.1.5 Tính từ chỉ kích thước biểu thị ý niệm RỘNG, HẸP 89
3.1.6 Tính từ chỉ kích thước biểu thị ý niệm TO, NHỎ 91
3.2 Ứng dụng vào việc dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài 92 3.2.1 Thực tiễn học tiếng Việt và tính từ chỉ kích thước của học viên 94 3.2.2 Những lỗi học viên thường phạm phải khi sử dụng tính từ chỉ kích thước 99
Trang 7Phụ lục 2: Nghĩa và khả năng kết hợp của một số tính từ chỉ kích thước trong
Trang 8DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
3.5 Khả năng kết hợp của tính từ với các loại từ khác 96 3.6 Khó khăn khi học tính từ chỉ kích thước của học viên 97 3.7 Lỗi học viên thường gặp khi học tính từ chỉ kích thước 97
Trang 9DẪN NHẬP
1 Lí do chọn đề tài
Vật chất tồn tại trong thế giới khách quan không chỉ vận động biến đổi theo chu kỳ tuần hoàn mà còn ẩn chứa bên trong rất nhiều thuộc tính, như: màu sắc, phẩm chất, hình dạng, kích thước… chẳng hạn Trong đó, kích thước là một trong những thuộc tính dễ dàng nhận thấy, tồn tại trong cả không gian lẫn thời gian Trong ngôn ngữ, tính từ được dùng để biểu thị đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta Tương tự, tính từ chỉ kích thước được dùng để diễn đạt thuộc tính kích thước của sự vật, hiện tượng Đây là “loại tính từ có tính chất đặc biệt, biểu thị thuộc tính không gian của sự vật được con người tri nhận và phân chia, vừa mang đặc điểm chung vừa thể hiện đặc điểm riêng biệt về tư duy, văn hóa và ngôn ngữ của từng dân tộc” [6, tr.1]
Thế giới vật chất là một bức tranh muôn màu muôn vẻ với những gam màu sống động được con người nhận thức, tư duy và phản ánh thông qua ngôn ngữ Tuy nhiên, cách nhận thức của con người về thế giới lại không hoàn toàn giống nhau mà có phần tương đồng và dị biệt Bởi lẽ, các dân tộc nói những ngôn ngữ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác biệt về “bức tranh thế giới” Chính sự khác biệt về tư duy và văn hóa đã gây ra không ít khó khăn cho những người đang trong quá trình tiếp cận một ngôn ngữ mới bên cạnh tiếng mẹ đẻ
Ngày nay, nhu cầu dạy và học ngoại ngữ ngày càng phổ biến Học viên học ngoại ngữ đều xuất phát từ mong muốn sử dụng thành thạo và có thể giao tiếp tốt ngôn ngữ thứ hai như tiếng mẹ đẻ Để thụ đắc một ngôn ngữ thứ hai, học
Trang 10viên không chỉ phải luyện phát âm, ngữ điệu thật tốt mà còn phải nắm vững các quy phạm ngữ pháp cũng như lượng từ vựng nhất định của ngôn ngữ đó Tuy nhiên, việc học từ vựng là một trong những vấn đề nan giải đối với học viên Học viên không thể cùng một lúc tiếp thu và nằm lòng mấy ngàn từ cùng một lúc, bởi lẽ trong ngôn ngữ bên cạnh lớp từ cơ bản còn có lớp từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đơn, từ ghép Một trong những cách để nắm bắt và sử dụng từ một cách hợp lý, đúng chức năng, phù hợp với ngữ cảnh là học viên phải biết cách sắp xếp từ theo các trường từ vựng, chẳng hạn như: trường từ vựng chỉ màu sắc (xanh, đỏ, tím, vàng ), trường từ vựng chỉ phẩm chất (tốt, xấu, vị tha, hẹp hòi ), trường từ vựng chỉ kích thước (cao, thấp, nông, sâu, dày, mỏng).v.v Phân chia từ theo các trường từ vựng sẽ giúp học viên tiếp thu dễ dàng và nhớ lâu Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy ngoại ngữ thì đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính chuyên sâu và cặn kẽ về các trường từ vựng, trong đó có tiểu trường từ vựng chỉ kích thước không gian – một trường từ vựng có nội hàm ngữ nghĩa trừu tượng, không dễ dàng nắm bắt
Với cách tiếp cận như trên, chúng tôi chọn đề tài “So sánh nhóm tính từ chỉ kích thước giữa tiếng Việt và tiếng Anh – Vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài”; trong đó, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh
những tính từ chỉ kích thước ở hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh Thông qua đề tài luận văn, chúng tôi mong muốn góp một phần vào việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa và phương thức thể hiện của nhóm tính từ chỉ kích thước giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt để có thể phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập ngoại ngữ - một trong những bước cơ bản đầu tiên trong quá trình phát triển và hội nhập vào thế giới đa phương như hiện nay
Trang 112 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ ngữ nghĩa của những tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt và tiếng Anh, tìm ra những nghĩa chưa được làm sáng tỏ, hay còn mang tính khái quát
cần được miêu tả cụ thể hơn
- Làm rõ cách thức tri nhận không gian nói chung và kích thước nói riêng trong
hai ngôn ngữ Việt và Anh
- Lý giải sự khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa nhằm hỗ trợ cho việc phục vụ vào thực tiễn dạy và học tiếng Việt cho người nước ngoải: tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi về nghĩa và cách dùng tính từ chỉ kích thước mà học viên phạm phải
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1 So sánh đối chiếu tiếng Việt và tiếng Anh
Hiện nay, vẫn còn nhiều người hay thắc mắc: học ngoại ngữ dễ hay khó? Đây là một câu hỏi khó có thể giải đáp một cách tường tận Bởi lẽ, trong quá trình học ngoại ngữ, người học sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn về cách phát âm, ngữ pháp, từ vựng… do sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ - tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ - mà một trong những nguyên nhân chính là do hiện tượng giao thoa ngôn ngữ gây ra Vậy hiện tượng giao thoa ngôn ngữ là gì?
Bàn về hiện tượng giao thoa, theo Nguyễn Văn Chiến [9, tr.46-47), có ba quan điểm nhìn nhận hiện tượng này như sau:
Trang 121 Quan điểm tâm lý học – ngôn ngữ: giao thoa là tác động tiêu cực của thói quen này đối với một thói quen khác có thể xảy ra trong học tập ngoại ngữ Đây là sự ô nhiễm (contamination) hành vi, thái độ… có tính chất tâm lý học
2 Quan điểm ngôn ngữ học: giao thoa là sự vận dụng các yếu tố của một thứ tiếng khi nói hoặc viết một thứ tiếng khác Đây là tai nạn của tính song ngữ do sự tiếp xúc giữa hai thứ tiếng với nhau Có thể xảy ra hai trường hợp tiếp xúc ngôn ngữ: thứ nhất, tiếp xúc ngôn ngữ giữa những người thuộc các dân tộc cùng cộng cư trên một khu vực địa lý; thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ trong quá trình học tập ngoại ngữ
3 Quan điểm sư phạm học – sinh ngữ: giao thoa là một loại lỗi đặc biệt mà
học sinh học ngoại ngữ mắc phải do thói quen hoặc do chịu ảnh hưởng tự nhiên của những mô hình cấu trúc tiếng mẹ đẻ Người ta gọi nó là “cái sai”, “hiện tượng trượt”, “hiện tượng kí sinh”, “chuyển di” Đây là quá trình áp đặt tự nhiên một yếu tố nào đó của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ, làm cho những sự kiện ngoại ngữ đi lệch khỏi chuẩn mực ngôn ngữ của
nó
Trong quá trình theo dõi và phân tích cơ chế hoạt động của hiện tượng giao thoa, người ta nhận thấy rằng: giao thoa ngôn ngữ không xuất hiện một cách
tự nhiên, tùy tiện mà chính yếu tố tương đương (yếu tố chung) nào đó giữa hai
ngôn ngữ đóng vai trò “gợi ý tối nghĩa” cho người học làm họ hiểu sai lệch đi và
đã dẫn đến hành vi áp đặt những yếu tố của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ
Như vậy, có thể thấy tiếng mẹ đẻ đã gây tác động, ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đối với người học ngoại ngữ Ảnh hưởng tích cực gọi là chuyển di tích cực - xảy ra khi giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có sự giống nhau hoàn toàn Còn
Trang 13ảnh hưởng tiêu cực gọi là chuyển di tiêu cực, thường gây cản trở và làm chậm quá trình học tập Hiện tượng này xảy ra khi người học hiểu nhầm lẫn, cho rằng: cấu trúc của ngoại ngữ cũng giống như cấu trúc của tiếng mẹ đẻ; trong khi đó, các cấu trúc của hai thứ tiếng lại có sự khác biệt Sự áp đặt cấu trúc tiếng mẹ đẻ vào cấu trúc ngoại ngữ sẽ dẫn đến việc phạm lỗi Những lỗi này nếu không được sửa kịp thời thì sẽ được người học ghi nhớ, trở thành thói quen của người học và rất khó sửa
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập ngoại ngữ, cần phải tìm cách khắc phục hiện tượng chuyển di tiêu cực và lợi dụng những chuyển di tích cực, nghĩa là phải tìm ra những điểm khác nhau và giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ Việc này có thể thực hiện được nhờ vào việc nghiên cứu đối chiếu hai ngôn ngữ Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, luận
án liên quan đến việc so sánh – đối chiếu giữa tiếng Việt và một ngôn ngữ khác – trong đó có tiếng Anh Nhìn chung, việc so sánh – đối chiếu được thực hiện ở tất cả các bình diện của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ dụng, ngữ nghĩa, từ vựng nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và ngôn ngữ khác
để phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập ngoại ngữ cho học viên
Trên thực tế, việc nghiên cứu so sánh – đối chiếu có một ý nghĩa thực tiễn đáng kể trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ Việc đối chiếu tiếng mẹ đẻ - ở đây
là tiếng Việt – với tiếng Anh sẽ giúp chúng ta giải quyết hàng loạt những vấn đề thuộc lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ Một mặt, nó giúp hạn chế những sai sót về mặt từ vựng, ngữ pháp để vận dụng trong giao tiếp; mặt khác, nó chỉ ra những hướng tích cực trong việc tiếp thu một ngôn ngữ mới
Trang 143.2 Nghiên cứu về tính từ
Về mặt thực tiễn, tính từ đóng vai trò là một thành tố quan trọng không thể thiếu trong diễn ngôn hằng ngày Con người sử dụng tính từ để miêu tả tính chất, đặc trưng hay hình thái của sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt đời thường Điều này góp phần làm cho cách thức thể hiện lời ăn tiếng nói của chúng ta trở nên sống động, gần gũi và mang tính chân thật hơn
Về mặt lý luận, tính từ là một trong những từ loại cơ bản góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của một ngôn ngữ Vì vậy, trong các công trình nghiên cứu về từ vựng – ngữ pháp tiếng Việt đều có một phần bàn về tính từ Chúng tôi xin liệt kê một số tài liệu như sau:
+Ngữ pháp tiếng Việt của Đinh Văn Đức (1986), Nxb Đại học và Trung học
Chuyên nghiệp Hà Nội;
+ Chu Bích Thu với “Thành phần đánh giá trong ngữ nghĩa một số tính từ”
Trang 15+ Từ loại tiếng Việt hiện đại của Lê Biên, ĐH Sư phạm Hà Nội
Tất cả những công trình trên đều đạt được những thành tựu nhất định về nghiên cứu từ loại tính từ Các nhà ngôn ngữ học đã xem xét tính từ trên nhiều bình diện khác nhau: ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng và phong cách
a Từ vựng ngữ nghĩa: khi bàn về tính từ, có một số quan điểm như sau:
- Đinh Văn Đức cho rằng: “Tính từ tiếng Việt là từ loại chỉ đặc trưng của tất
cả những khái niệm được biểu đạt bằng danh từ, động từ” [10, tr.157]
- Theo Hồ Lê, tính từ “biểu thị phạm trù đặc trưng của sự vật và cách thức của hành động” [17, tr.83]
- Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban cho rằng: “Lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình) là tính từ” [1, tr.101]
- Với Lê Biên, “tính từ là những thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của vận động, quá trình hoạt động” [5, tr.104]
Có thể thấy, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều đưa ra những tiêu chí nhất định để nhận diện tính từ Họ có chung một tiêu chí là đều dựa vào “đặc trưng”
để xác định từ loại tính từ Và tính từ chỉ kích thước được liệt kê vào những loại tính từ của từ loại tính từ Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa tìm được tài liệu viết riêng về nhóm tính từ chỉ kích thước, chỉ có hai công trình nghiên cứu sau có liên quan đến nhóm tính từ này như:
- Chu Bích Thu đã tiến hành phân tích ngữ nghĩa của một số tính từ dựa
trên thành phần đánh giá nghĩa của chúng qua “Thành phần đánh giá trong ngữ nghĩa một số tính từ” Khi phân tích ngữ nghĩa của một số tính
Trang 16từ như cao, thấp, đẹp, xấu, tác giả đã chỉ ra hai thành tố của chúng: thứ
nhất là thành tố ngữ nghĩa biểu thị thuộc tính của đối tượng, sự vật; thứ hai
là thành tố ngữ nghĩa biểu thị mối quan hệ đánh giá của con người đối với
sự vật đó [35, tr.59] Ở đây tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu tính
từ ở góc độ cấu trúc, chức năng
- Hoàng Văn Hành trong “Về cấu trúc nghĩa của tính từ tiếng Việt (trong sự
so sánh với tiếng Nga)” đi sâu vào nghiên cứu nghĩa của tính từ tiếng Việt
qua việc phân chia tính từ chỉ phẩm chất thành hai nhóm: trong đó, nhóm
một bao gồm những tính từ chỉ phẩm chất thang độ, ví dụ như to, nhỏ, rộng, hẹp; còn nhóm hai gồm những tính từ chỉ phẩm chất không thang
độ, chẳng hạn như công, tư Cách nghiên cứu này nhằm làm rõ các thành
phần ngữ nghĩa của từ [13]
b Ngữ pháp: khi phân loại từ loại tính từ tiếng Việt, trong giới Việt ngữ học
vẫn còn đang gây tranh cãi về vấn đề: có hay không có tính từ trong tiếng Việt? Điều này đã làm xuất hiện hai khuynh hướng sau:
- Khuynh hướng thứ nhất cho rằng tiếng Việt có tính từ Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, Hồ Lê…là những người đại diện cho quan điểm này Đinh Văn Đức chia tiếng Việt thành thực từ và hư từ, trong đó “thực từ bao gồm
ba loại chủ yếu: danh từ, động từ, tính từ” [10, tr.43] Còn giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cho rằng động từ và tính từ là hai loại từ rất gần nhau và khó phân biệt nhưng trong tiếng Việt vẫn có “động từ điển hình” và “tính từ điển hình” [7, tr.334 - 335]
- Khuynh hướng thứ hai cho rằng trong tiếng Việt không có tính từ Đại diện cho quan điểm này chính là Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Quy Cao
Trang 17Xuân Hạo cho rằng: “Các tính từ của tiếng Việt hoàn toàn giống các động
từ ở chức năng tự mình làm vị ngữ hay làm trung tâm vị ngữ Chỉ điều đó thôi cũng đủ để bác bỏ quan điểm coi động từ và tính từ như hai loại từ riêng biệt” [14, tr.225] Ông còn khuyến khích nên dùng thuật ngữ “vị từ”
để thay cho cái được gọi là “động từ” và “tính từ” Bởi lẽ theo ông không
có sự phân biệt giữa tính từ và động từ Tuy nhiên, quan điểm của tác giả Cao Xuân Hạo vẫn chưa được nhiều người trong giới Việt ngữ học chấp nhận
c Phong cách: khi nghiên cứu về các phương tiện tu từ từ vựng, các nhà
phong cách học chú ý đến sự đối lập về sắc thái, biểu cảm, màu sắc, phong
cách giữa hai lớp từ của hai ngôn ngữ.Trong “Phong cách học và đặc điểm tu
từ tiếng Việt”, nhà nghiên cứu Cù Đình Tú gọi các lớp từ chỉ màu sắc, mùi
vị, kích thước, hình dáng, quy mô, đánh giá… “là lớp từ vựng đa phong cách biểu thị tính chất” [39, tr.129]
Về việc so sánh tính từ trong tiếng Việt với một ngôn ngữ khác, có thể kể đến một số công trình sau:
- Nguyễn Ái Trà My với luận văn “Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của tính
từ tiếng Việt (so sánh với tiếng Hán hiện đại)” (2007) đã đi sâu vào nghiên
cứu tính từ tiếng Việt ở bình diện cấu tạo và ngữ nghĩa một cách có hệ thống trong sự so sánh với tiếng Hán
- Dựa trên sự phân chia tính từ của Diệp Quang Ban, Bùi Đức Tấn với luận
văn “So sánh tính từ đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh (2008)” đã đi
Trang 18vào tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về mặt ngữ nghĩa, mặt ứng dụng
và về sắc thái ý nghĩa của tính từ đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh
- Tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn “Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thước (trên ngữ liệu tiếng Nga – tiếng Việt) - (2009)” của Nguyễn
Xuân Bình (thuộc trường Đại học Vinh): tác giả luận án đã đi sâu vào tìm hiểu những nét sắc thái riêng vể mặt ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thước giữa hai ngôn ngữ là tiếng Nga và tiếng Việt
Tóm lại, việc sử dụng tính từ không những thể hiện nét độc đáo trong giao tiếp hằng ngày mà còn góp phần tạo nên sự phong phú trong cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, qua đó thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của từng dân tộc đối với hiện thực khách quan Cùng chỉ một khái niệm, một hiện tượng, sự vật như nhau nhưng mỗi dân tộc lại sử dụng những ngôn từ khác nhau để diễn đạt Hiện nay, tính từ chưa được nghiên cứu sâu rộng và riêng biệt, vẫn còn khoảng trống để chúng tôi khảo sát thêm về loại thực từ này Đặc biệt, việc nghiên cứu so sánh tính từ trong tiếng Việt với ngôn ngữ khác vẫn còn nhiều bỏ ngỏ
Luận văn “So sánh nhóm tính từ chỉ kích thước giữa tiếng Việt và tiếng Anh – Vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” của
chúng tôi kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu có liên quan đến tính
từ của những người đi trước và xem đó là chỗ dựa về mặt lý thuyết cho những miêu tả, phân tích, lí giải và nhận định trong công trình nghiên cứu này
4 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Trang 19- Luận văn nghiên cứu những tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt biểu thị các
ý niệm như cao - thấp, sâu - nông, mỏng - dày, dài - ngắn, rộng - hẹp, to - nhỏ;
bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành so sánh với tiếng Anh để tìm hiểu thêm những nét đặc trưng của nhóm từ này Đây là những đơn vị tính từ chỉ kích
thước cơ bản bộc lộ nhiều thuộc tính quan trọng của không gian ngôn ngữ: theo phương thẳng đứng (vertical dimension), phương nằm ngang (horizonal
dimension) và ba chiều là: chiều dài (length), chiều rộng (width) và chiều cao
(height)
- Trong luận văn, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc so sánh vấn đề ngữ nghĩa
và cách sử dụng nhóm từ chỉ kích thước trong việc mô tả người, sự vật, hiện tượng, cách tri nhận về không gian của con người nhằm vận dụng những kết quả đạt được vào việc dạy và học tiếng Việt cho học viên nước ngoài
4.2 Giới hạn nghiên cứu
- Do khuôn khổ có hạn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu về đặc trưng ngữ nghĩa và phương thức biểu hiện của những tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt, có so sánh đối chiếu với tiếng Anh
- Đồng thời, chúng tôi cũng đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân và lỗi mà học viên phạm phải đồng thời tìm cách khắc phục những lỗi đó để áp dụng vào việc dạy
và học tính từ chỉ kích thước cho học viên nước ngoài
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
Trang 20- Phương pháp quy nạp: trên cơ sở phân tích các tư liệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh có những phương tiện biểu thị ý nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thước, chúng tôi tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong cách tri nhận về không gian của người Anh và người Việt
- Phương pháp miêu tả, phân tích: để so sánh đối chiếu hai hay nhiều ngôn ngữ khác nhau về mặt loại hình, trước hết, chúng tôi phải miêu tả sơ bộ các ngôn ngữ được dùng để đối sánh với nhau (ở đây là tiếng Anh và tiếng Việt) dựa trên
những nguyên tắc giống nhau, bằng những thuật ngữ giống nhau Việc miêu tả sẽ giúp chúng tôi thấy được những đặc trưng giống và khác nhau của mỗi loại hình ngôn ngữ cụ thể
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: dựa vào hai mặt
a Cơ sở đối chiếu: chính là những đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng được khảo sát Dựa trên sự so sánh- đối chiếu nhóm tính từ chỉ kích thước trong hai ngôn ngữ Việt – Anh, chúng tôi có thể xác lập được cách thức diễn đạt và phương thức biểu hiện của nhóm từ này
b Phạm vi đối chiếu: ở đây chúng tôi tiến hành đối chiếu về phạm trù ngữ pháp với mục đích làm sáng tỏ những đặc điểm về mặt hình thức và ý nghĩa Trong quá trình so sánh- đối chiếu hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi lấy tiếng Việt là ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ gốc) làm cơ sở chủ đạo cần được phân tích và miêu tả, là căn cứ để đối chiếu với tiếng Anh – là ngôn ngữ đích, được dùng làm phương tiện để so sánh
Trang 21- Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành: sử dụng các tri thức về ngôn ngữ học, văn hóa học, dân tộc học, lịch sử học …và hệ thống hóa ngữ liệu để tìm ra những nét biểu trưng văn hóa thông qua việc so sánh đối chiếu ngôn ngữ
- Để có thể áp dụng vào việc dạy và học tiếng Việt cho học viên nước ngoài, chúng tôi tiến hành phỏng vấn kết hợp điều tra bảng hỏi: tìm ra nguyên nhân mắc lỗi của học viên, sau đó tìm cách khắc phục
Trong những phương pháp kể trên, phương pháp so sánh đối chiếu được
xem là phương pháp cơ bản và được vận dụng nhất quán xuyên suốt luận văn Bởi lẽ, qua việc so sánh đối chiếu này, chúng tôi có thể tìm ra được những nét tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ giữa các dân tộc
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn có ba chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của nghiên cứu so sánh - đối chiếu
tính từ Việt-Anh
Trong nội dung chính của chương một, chúng tôi sẽ trình bày những khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn: so sánh đối chiếu ngôn ngữ, khái niệm tính từ, so sánh tính từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, tính từ chỉ kích thước Đây là những khái niệm tiền đề cơ bản giúp chúng tôi định hướng trong việc nghiên cứu so sánh-đối chiếu tính từ chỉ kích thước Việt – Anh
Trang 22Chương 2: Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt và tiếng Anh
Dựa trên ngữ liệu từ điển Tiếng Việt của nhà nghiên cứu Hoàng Phê
(Hoàng Phê (2010), Từ điển Tiếng Việt, in lần thứ ba có sữa chữa, Nxb
Đà Nẵng.) và từ điển tiếng Anh – Oxford Advanced Learner’s Dictionary
(Oxford Advanced Learner’s Dictionary (2010), Oxford University Press),
chúng tôi sẽ lần lượt đi sâu vào trình bày những đặc trưng về ngữ nghĩa và phương thức thể hiện của nhóm tính từ chỉ kích thước trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh qua việc mô tả người, sự vật, hiện tượng
Chương 3: So sánh tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt và tiếng Anh – Vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Dựa trên những đặc trưng về ngữ nghĩa và phương thức thể hiện của nhóm tính từ chỉ kích thước được trình bày ở chương hai, chúng tôi sẽ so sánh các tính từ theo từng cặp có biểu thị ý niệm chung về nghĩa để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ Đồng thời, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu tìm hiểu những lỗi sai mà học viên nước ngoài phạm phải
và qua đó tìm ra những cách khắc phục nhằm phục vụ cho nhu cầu dạy và học tiếng Việt
Trang 23Chương 1 Những vấn đề cơ bản của nghiên cứu so sánh-đối chiếu tính từ Việt-Anh
Tiểu dẫn
Nội dung chính của chương này là đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến luận văn như: so sánh-đối chiếu ngôn ngữ nhìn từ góc độ ngôn ngữ, văn hoá và tư duy, sự tri nhận về không gian trong ngôn ngữ thông qua nhóm tính từ chỉ kích thước trong tiếng Việt và tiếng Anh
1.1 So sánh-đối chiếu ngôn ngữ nhìn từ góc độ ngôn ngữ và tư duy
1.1.1 Thuật ngữ so sánh-đối chiếu ngôn ngữ
Một trong những điều kiện giúp người học nắm bắt ngoại ngữ một cách nhanh chóng và hiệu quả chính là việc họ có thể nhận biết và phân biệt được những nét tương đồng và dị biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ Việc này được thực hiện thông qua sự so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ
So sánh là thao tác tư duy giúp con người nhận thức hiện thực khách quan, nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy được sự giống nhau, khác nhau hoặc
sự hơn kém Quá trình so sánh là quá trình vạch ra những thuộc tính về lượng và chất của đối tượng nhận thức, phân loại sắp xếp và đánh giá nội dung các sự kiện nhận thức Hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu “một cái này” với “một cái khác”, nhằm vạch ra mồi quan hệ và liên hệ giữa chúng Cuối cùng, nhờ vào so sánh mà thế giới hiện ra như một bức tranh đa dạng của những sự kiện, hiện tượng gắn bó chặt chẽ với nhau [9, tr.11] Trong ngôn ngữ học, so sánh là một thủ pháp phân tích, một phương pháp nghiên cứu các tài liệu ngôn ngữ Những kinh nghiệm tích lũy được từ sự so sánh - phân tích các sự kiện ngôn ngữ, các tài liệu ngôn ngữ là cơ sở cho việc hình thành một ngành học lớn: ngôn ngữ học so sánh Trên lý thuyết so sánh chung, các phân ngành nhỏ của ngôn ngữ học so
Trang 24sánh được xác lập: ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học so sánh lịch sử, ngôn ngữ học so sánh loại hình, và cả ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Dựa trên cơ sở của nguyên lý so sánh, ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu là một bộ môn ngôn ngữ học độc lập, hoàn toàn khác với ngôn ngữ học so sánh lịch
sử, ngôn ngữ học so sánh loại hình cả về nhiệm vụ, mục đích, phương pháp, và những nguyên tắc nghiên cứu so sánh Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu chủ yếu hướng tới việc so sánh hai hay nhiều ngôn ngữ mà trong đó giữa các ngôn ngữ này không có mối quan hệ họ hàng, quan hệ loại hình hay khu vực địa lý…
chẳng hạn như: tiếng Đức với tiếng Pháp, tiếng Anh với tiếng Việt… Và việc so sánh như vậy được thực hiện chủ yếu ở bình diện đồng đại [9, tr.17] Đây cũng chính là nguyên do lý giải vì sao mà chúng tôi lại sử dụng thuật ngữ so sánh - đối chiếu trong luận văn nhằm nêu rõ cách thức chúng tôi tiến hành trong quá trình phân tích đề tài
Sự phát triển của tri thức khoa học là một quá trình liên tục và mang tính
kế thừa, có chọn lọc Các thuật ngữ khoa học lần lượt ra đời để miêu tả và gọi tên các hiện tượng thay đổi trong mối quan hệ biện chứng lịch sử đó, trong đó có thuật ngữ về nghiên cứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ Thuật ngữ "đối chiếu" được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu mà đối tượng chủ yếu là hai hay nhiều ngôn ngữ Mục đích của nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ là làm sáng tỏ những nét tương đồng và dị biệt hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét không tương đồng của hai hay nhiều ngôn ngữ Để có được tên gọi chính xác và đúng với ý nghĩa và chức năng biểu thị ngôn ngữ, thuật ngữ “đối chiếu”cũng phải trải qua một quá trình hình thành, không ngừng thay đổi để hoàn thiện và được dùng phổ biến như ngày nay
Trang 25Trong tiếng Nga, thuật ngữ "đối chiếu ngôn ngữ" (phương pháp đối chiếu, ngôn ngữ học đối chiếu) được đưa vào sử dụng khá sớm bởi các nhà ngôn ngữ học như E.D.Polivanov (1933), V.D.Arakin (1946), V.H.Jaxeva (1960),
V.G.Gak (1961), N.P.Fedorov (1961), O.C.Akanova (1966) và v.v Từ 1970 đến nay, trong ngôn ngữ học hiện đại, thuật ngữ được sử dụng nhiều hơn cả là "ngôn ngữ học đối chiếu" (contrastive linguistics)
Trong tiếng Anh, lúc đầu thuật ngữ "so sánh" (comparative) với nội dung đối chiếu được phổ biến Từ năm 1960 trở về sau, thuật ngữ "ngôn ngữ học đối chiếu" (contrastive linguistics) bắt đầu được sử dụng rộng rãi, dần dần thay thế cho thuật ngữ "so sánh" (comparative) Tuy nhiên, trong ngôn ngữ học Anh, các thuật ngữ truyền thống được dùng tương đối lâu dài Ví dụ, trong các công trình của Haliday, Mackintơn, Tơrevưn và một số tác giả khác, thuật ngữ "so sánh" (comparative) vẫn được sử dụng đến năm 1961, còn Elie đã dùng thuật ngữ
"comparative" với nghĩa đối chiếu cho đến năm 1966 Theo từ điển nhiều tập Oxford (1933), tính từ "comparative" được định nghĩa căn cứ vào cách dùng của
từ này khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nội dung nghĩa thường nhấn mạnh đối chiếu những điểm khác nhau giữa hai hoặc hơn hai đối tượng được khảo sát, theo thời gian, thuật ngữ "đối chiếu" được sử dụng với nghĩa mở rộng
để chỉ đúng hiện thực nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ
Trong tiếng Pháp, việc sử dụng thuật ngữ "đối chiếu" cũng diễn ra tương tự: thời kì đầu sử dụng thuật ngữ "comparée" và các từ phái sinh của nó Sau đó, thuật ngữ "contrastive" được thay thế cho "comparative" mang nghĩa đối chiếu
và ngày càng được sử dụng rộng rãi (Potie 1971, Duboa 1973, Gato 1974, Pioro
1977 và v.v.) Hiện nay, trong các tài liệu bằng tiếng Pháp thường sử dụng phổ
Trang 26biến thuật ngữ "linguistique contrastive" (hoặc differentielle) Tương ứng với thuật ngữ này, trong các tài liệu tiếng Nga thường sử dụng "контративная
лингвистика" của các tác giả V.G.Gak và A.B.Fedorov [dẫn theo 36]
Như vậy, thuật ngữ “đối chiếu” được xác định khi ngôn ngữ học đối chiếu xuất hiện (từ cuối thế kỷ 19) Về cơ bản, ngôn ngữ học đối chiếu trải qua ba giai đoạn phát triển Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó cũng không phải việc nghiên cứu đối chiếu lúc nào cũng được định hình cụ thể Có lúc nó hòa vào dòng thác nghiên cứu so sánh – lịch sử, có lúc nó ẩn sâu trong nghiên cứu loại hình, có khi nó liên kết chặt chẽ với ngôn ngữ học miêu tả Nhưng dù thế nào chăng nữa, những nhân tố phát triển nội tại của ngôn ngữ học đối chiếu cũng không đi ra ngoài ba lĩnh vực: lý luận ngôn ngữ học, ngôn ngữ học ứng dụng và giảng dạy học tập ngoại ngữ Việc nghiên cứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong lĩnh vực giảng dạy và học tập ngoại ngữ
Việc đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nào đó sẽ góp phần giúp giải quyết hàng loạt những vấn đề thuộc lĩnh vực giảng dạy tiếng nước ngoài: giải tỏa những khó khăn về mặt bình diện ngôn ngữ mà người học ngoại ngữ thường gặp phải trong quá trình tiếp xúc với một ngôn ngữ mới khác với tiếng
mẹ đẻ, xây dựng một hệ thống hữu hiệu các thủ pháp giảng dạy, tạo ra và biên soạn một hệ thống những bài tập và sách giáo khoa ngoại ngữ mang tính chất khoa học Bên cạnh đó, nó cũng giải quyết những vấn đề do sự khác biệt về văn hóa gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến việc truyền thụ và tiếp thu ngoại ngữ của người dạy và người học
Trang 271.1.2 So sánh ngôn ngữ Việt -Anh
Ngôn ngữ không chỉ là tiếng nói mà trong đó còn lưu giữ những “trầm tích văn hóa” của một dân tộc Muốn biết văn hóa của một dân tộc, hãy nhìn vào ngôn ngữ cuả dân tộc ấy, bạn sẽ hiểu được cách họ sống và làm việc thông qua ngôn từ
Về ngôn ngữ, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập còn tiếng Anh thuộc loại biến hình Vào thế kỷ XIX, W.Humboldt – được xem là người đặt nền móng cho ngành loại hình học hiện đại – đã miêu tả loại hình ngôn ngữ đơn lập
có những đặc điểm như sau: từ trùng với căn tố, từ không biến hình, từ trong câu đều độc lập với nhau, từ bao giờ cũng là từ đơn âm, và đặc biệt từ không có khả năng - tự bản thân nó – diễn đạt những ý nghĩa phụ về mặt ngữ pháp Trong loại hình ngôn ngữ này, ý nghĩa ngữ pháp chỉ được diễn đạt ra bằng những phương thức nằm ở ngoài từ bằng trật tự từ ở trong mệnh đề, bằng ngữ điệu, hoặc bằng những từ khác gọi là hư từ [23, tr 121] Vậy còn loại hình ngôn ngữ biến hình mang những đặc điểm gì? Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh loại hình của hai ngôn ngữ Việt và Anh để tìm ra câu trả lời
Trang 28Vd: Hôm qua tôi đi học Ngày mai
anh đi học…
-Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính
chất, hành động…không phân biệt
nhau về mặt cấu trúc
Vd: cưa (động từ) và cưa( trong cái
cưa- danh từ) đều giống nhau về
Vd: act (diễn – động từ) và action (hành đông- danh từ) -> khác
nhau về cấu trúc
- Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách bạch được
Vd: Rất khó để phân biệt ý nghĩa
Tính
phân
tiết
-Ranh giới giữa các âm tiết thường
trùng với ranh giới các hình vị (là
một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), hình
-Có sự liên hệ chặt chẽ giữa các hình vị ở trong từ Mối liên hệ chặt chẽ này thể hiện ở chỗ ngay
cả chính tố cũng không thể đứng
Trang 29vị không phân biệt với từ
[quan hệ 1-n]
Vd: phụ tố -s và –es biểu thị cả số
ít lẫn số nhiều, phụ tố -s và - es dùng để biểu thị số ít trong động
từ và biểu thị số nhiều trong danh
từ nên được gọi là "biến tố bên trong"
Thông qua so sánh, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt hoàn toàn giữa hai ngôn ngữ Việt và Anh Ngôn ngữ của người Việt mang đậm tính biểu cảm – sản phẩm của nền văn hóa gốc nông nghiệp, thích sự ổn định, ít di chuyển, trọng tình – có vần điệu, thanh điệu Còn tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình – mang những đặc trưng của nền văn hóa du mục, trọng động, thích di chuyển – có sự thay đổi
từ hình thức bên ngoài để diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp
Trang 301.3 Từ loại tính từ và tính từ chỉ kích thước
1.3.1 Khái niệm tính từ
Tính từ là một trong những từ loại cơ bản của một ngôn ngữ Thuật ngữ
“tính từ” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh cổ đại là adjectivum vốn bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp cổ và được các ngôn ngữ Châu Âu vay mượn; cho đến nay vẫn giữ nguyên cái nghĩa gốc tương ứng với nghĩa của nó trong tiếng Hy Lạp Trong
tiếng Pháp, thuật ngữ được dùng để chỉ tính từ là adjectif, còn trong tiếng Anh là adjective
Ở Việt Nam, từ loại tính từ bắt đầu được đem ra xem xét thông qua bài viết
“Sự phân biệt giữa động từ và tính từ” của nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạo vào
năm 1985 Cho đến nay các nhà Việt ngữ học vẫn còn đang gây tranh cãi về vấn đề: có hay không có tính từ trong tiếng Việt? Điều này đã làm xuất hiện hai khuynh hướng chủ yếu trong giới Việt ngữ học:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng trong tiếng Việt có tính từ Đại diện cho quan điểm này gồm có Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, Hồ Lê…Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng động từ và tính từ
là hai loại từ rất gần nhau và khó phân biệt nhưng trong tiếng Việt vẫn có
“động từ điển hình” và “tính từ điển hình” [7, tr.334 - 335] Còn trong
“Ngữ pháp tiếng Việt” của Đinh Văn Đức, tác giả chia tiếng Việt thành thực từ và hư từ, trong đó “thực từ bao gồm ba loại chủ yếu: danh từ, động
Trang 31hay làm trung tâm vị ngữ Chỉ điều đó thôi cũng đủ để bác bỏ quan điểm coi động từ và tính từ như hai loại từ riêng biệt” [14, tr 225] Tác giả còn khuyên chúng ta nên dùng thuật ngữ vị từ để thay thế cho cái được gọi là động từ và tính từ bởi lẽ theo quan điểm của ông giữa động từ và tính từ không có sự phân biệt rõ ràng Ông nói: “Lẽ ra, việc nghiên cứu và viết sách ngữ pháp tiếng Việt trước đây có thể hưởng được mối lợi tình cờ nhưng khá lớn; ta nhớ rằng đã có một thời các nhà ngữ pháp của thế hệ cũ từng dùng hai thuật ngữ động tự và tĩnh tự để gọi các vị tự của tiếng Việt Giá họ hiểu hai từ này theo nghĩa đúng của nó - động tự là những vị từ chỉ
sự thể [+động] như chạy, rơi, bắt đầu, thôi, lấy… còn tĩnh tự là những vị
từ chỉ những sự thể tĩnh, tức [-động] như nằm, có, giữ, thấy, dài, buồn, khôn thì nay ít ra ta cũng có một chương ngữ pháp tiếng Việt không bóp
méo sự thật cho giống tiếng Việt” [14, tr.258] Có thể thấy quan điểm của tác giả xuất phát từ việc chịu ảnh hưởng của Nga ngữ học Tiếng Nga là ngôn ngữ biến hình, thường có phân biệt vị từ và thể từ Theo đó, vị từ là những từ biến đổi theo ngôi, thời, thể, thức, dạng (chỉ gồm động từ–điều này tương đương với tiếng Anh) Trong khi đó, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến đổi hình thái, còn vị từ được xác định là những từ có thể trực tiếp làm vị ngữ trong câu, bao gồm cả động từ lẫn tính từ
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều đưa ra những tiêu chí nhất định
để nhận diện tính từ Và họ có chung một tiêu chí là đều dựa vào “đặc trưng” để xác định tính từ Ở đây, chúng tôi tán thành các quan điểm trên nhưng xin được
thay từ “đặc trưng” bằng từ “đặc điểm” (với nghĩa “nét riêng biệt nói chung”) và
“tính chất” (với nghĩa “đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng làm phân biệt nó
Trang 32với những sự vật, hiện tượng khác”) bởi lẽ theo lý giải của Nguyễn Thị Nhung
“đặc trưng” nhiều khi được dùng với nghĩa rộng, bao hàm cả ý nghĩa chỉ hoạt động [22, tr.24] Để đúc kết lại khái niệm về tính từ, chúng tôi tạm mượn ý kiến
của các tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” như sau: “Tính từ là từ có nghĩa khái
quát về tính chất” “Nghĩa khái quát về tính chất” ở đây có thể hiểu là ý nghĩa chỉ đặc điểm và tính chất [22, tr.25].Chính ý nghĩa này đã tạo nên sự khác biệt đồng thời giúp chúng ta dễ dàng nhận diện và phân biệt tính từ với các từ loại khác
1.3.2 Tính từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
Việc sử dụng tính từ trong giao tiếp cũng góp phần tạo nên sự phong phú trong cách diễn đạt, cách tư duy bằng ngôn ngữ của mỗi dân tộc đối với hiện thực khách quan Bên cạnh những nét đặc thù riêng của từng dân tộc chắc chắn
sẽ có những điểm tương đồng chung
Về mặt tương đồng, tính từ trong tiếng Việt và tiếng Anh đều được dùng
để miêu tả tính chất, đặc điểm của người và vật, giữ chức vụ ngữ pháp là làm định tố, có khả năng kết hợp với các từ loại khác như danh từ, tính từ, trạng từTuy nhiên, do điều kiện tự nhiên - xã hội khác nhau tạo ra sự khác biệt về văn hóa- ngôn ngữ giữa hai dân tộc cho nên tính từ trong tiếng Việt và tiếng Anh cũng có những nét khác nhau:
Tính từ tiếng Việt Tính từ tiếng Anh
Ví dụ: từ big, red, clever trong a
big house, red wine và a clever
Trang 33nhiệm
Ví dụ: từ gạch, công nhân trong nhà
gạch, tác phong công nhân [dẫn
big black cat, a white Chinese cup,
a beautiful Vietnamese girl…
- Kết hợp với mạo từ chỉ định the
để nói về người trong một điều kiện
cụ thể mang nghĩa chung, số nhiều Ví dụ:
The rich = all rich people (tất cả
người giàu) không phải là “the rich person” (người giàu) hay
“certain rich people” (người giàu nào đó)
-Tương tự, chúng ta có: the dear, the poor, the sick, the blind, the deaf, the unemployed, the young, the old, the handicappled…
Trang 34Hôm nay, trời/ mát
- Làm yếu tố mở rộng của danh từ
ác tính, bác ái, bán dẫn, bâng quơ,
bất hủ, cà khổ, cá biệt, cái, cao độ,
đơn trị, hàn vi, nhiệt liệt, (quên)
bẵng, (làm) càn, (khóc) chèo chẹo,
(tán) dóc, (nằm) đườn, (đứng) đưỡn,
hoang dại, (nói) khẽ, (sôi) lăm tăm,
liên miên, (bay) lỏa tỏa, (khai) man,
(nói chuyện) phiếm, thân chinh, vui
miệng…vì nhóm từ này không có
- Không thể tự mình làm vị ngữ
Ví dụ: This shirt is beautiful
Đi kèm sau Động từ TO BE
- Bổ nghĩa cho danh từ
Ví dụ: a big house, a blue hat…
- Bổ nghĩa cho động từ khi ở vị trí
vị ngữ, chẳng hạn như to be và linking verb (động từ nối): be, look, seem, appear, sound, smell, taste, feel… Ví dụ:
She looks beautiful
It’s hot today
It seems so bad
Her voice sounds nice
Trang 35khả năng làm vị ngữ [21, tr.30]
Về
vị
trí
- Luôn đứng sau danh từ mà nó bổ
nghĩa Ví dụ: nhà to, áo mới…
- Trừ một số từ Hán Việt như Bạch
Mã, Hắc Hải, Hồng Hải, Hoàng
Hà…tính từ đứng trước danh từ
- Trừ một số ít tổ hợp tính từ như:
mát tay, ấm đầu, nhẹ dạ, nhanh trí,
tốt nết, đẹp trai, vui tính, dài lưng
Đinh Văn Đức cho rằng những tổ
hợp này có “xu hướng cố định hóa”,
một số tác giả khác thì cho rằng đây
là những tổ hợp mang tính thành
ngữ
- Đứng sau động từ Ví dụ:
Xe chạy nhanh
Trời mưa to quá!
Gió thổi vi vu
- Tính từ được đặt trước danh từ chỉ
đo lường Ví dụ: dài 3 mét, cao 5
thước…
- Đứng trước danh từ mà nó chỉ
định Ví dụ: a good student, a pretty girl…
- Trong một vài trường hợp đặc biệt, tính từ được đặt sau danh từ
mà nó chỉ định.Ví dụ:
Secretary general (Tổng thư ký) Court martial (Tòa án quân sự) Commander in chief (Tổng tư lệnh) Elizabeth the Second (Elizabeth đệ
Ví dụ: Is there anything new?
Trang 36Nothing strange
- Đứng sau động từ nối (linking
verb): be, look, seem, appear, sound, smell, taste, feel, become, get, grow, go, turn, stay, remain, keep
sau động từ: elder, eldest và little Sau động từ, ta dùng older, oldest
+ He’s funny little boy
Khác với: He looks very small
- Ngược lại, có một số tính từ đi sau động từ nhưng không đứng
trước danh từ, đó là: ill, well, afraid, alive, alone, asleep Trước
Trang 37danh từ, chúng ta dùng sick, healthy, frightened, living lone, sleeping Ví dụ:
+ He looks ill
Khác với: He’s a sick man
+ My sister is very well
Khác với: She’s a healthy woman
lắm, quá,… nhà nghiên cứu Diệp
Quang Ban chia tính từ làm 2 nhóm:
+ Nhóm tính từ có thể kết hợp được
với những phụ tử chỉ mức độ (rất,
hơi, khí), chẳng hạn những tính từ
như: tốt, đẹp, xấu, đúng, sai, trúng,
to, nhỏ, vừa, đỏ, xanh, thơm, sạch,
chung chung, phụ,…những tính từ
loại này được gọi là những tính từ
có thang độ ( hay tính từ tương
đối)
+ Nhóm tính từ không có khả năng
kết hợp với phụ từ chỉ mức độ, ví dụ
như công, tư, chung, riêng, chính,
quốc doanh, công ích… trong các tổ
hợp sau việc công, đời tư, quyền lợi
- Dựa vào chức năng ngữ pháp,
tính từ trong tiếng Anh được chia thành các loại như sau:
+ Tính từ miêu tả (descriptive
adjective): được dùng để chỉ tính chất hay loại của người, vật, nơi
chốn…ví dụ: good boy, big house, fierce tiger, large room…
+ Tính từ sở hữu (possessive
adjective): được dùng để chỉ sự sở hữu, đứng trước những danh từ chỉ người, đồ vật, con vật, nơi chốn…
(số ít hoặc số nhiều) Ví dụ: my, your, his, her, our, their, its…trong
my house, your book, his bicycle, her friend…
+ Tính từ chỉ số (numeral
adjective): được dùng để chỉ số
Trang 38chung, gia đình riêng, vấn đề chính,
hàng quốcdoanh, quỹ công ích [3,
tr 111] và chính, đỏ au, thơm ngát,
chin nẫu…những tính từ thuộc
loại này gọi là những tính từ không
có thang độ ( hay tính từ tuyệt đối)
[2, tr.101]
lượng hoặc thứ bậc, gồm hai nhóm nhỏ: số đếm (cardinals) như 1, 2, 3… và số thứ tự (ordinals) như
14th, 15th, 16th…
+ Tính từ bất định (indefinite
adjective): được dùng để chỉ một số lượng không chính xác Sau đây là
những tính từ thuộc loại này: all, enough, many, several, some, no, more, few, any, certain…Ví dụ:
- Few men are rich
- All students are doing their
exercises
+ Tính từ chỉ định (demonstrative
adjective): được dùng để chỉ đến người, vật được đề cập đến, có 4
loại: this, that, these, those Ví dụ:
- That man is my teacher
- This girl is my friend
- These books are mine
- Those books are yours
Trang 39- What kind of film do you like?
+ Tính từ định lượng (adjectives
of quantity): dùng để chỉ số lượng của một vật, gồm những tính từ
sau: some, any, no, whole, none, much, enough, all, little… Ví dụ: much coffee, any rice…
+ Tính từ nhấn mạnh
(emphasizing adjectives): dùng để nhấn mạnh danh từ mà nó chỉ định,
gồm có own và very Ví dụ:
-This is my own pen
+ Tính từ phân phối (distributive
adjectives): dùng để xét người hay vật một cách riêng rẽ, gồm 4 loại: each, every, either, neither Ví dụ:
Each student has a pen
I go to school every day
You can take either side
You should not take neither side
+ Tính từ riêng
(proper-adjectives): dùng để mô tả đặc tính
của một vật Ví dụ: Vietnamese student, Chinese tea…
- Danh từ chuyển loại thành tính từ, - Thêm hậu tố (suffix) vào các danh
Trang 40Cách
thành
lập
ví dụ: tính đàn bà, răng sâu, gạo
mốc, tính dê, (một cô gái) trông rất
hợp đặc biệt như: một nhan sắc rất
Thị Nở, giọng nói rất Huế ấy, cái
dáng rất thị thành của nó [22, tr.32]
từ: y, ful, less, ish, en, ous, able, -ible, -ic, -ed, -like, -al, -an, - ian, -ical…
Ví dụ:
rain + y = rainy care + ful = careful child + ish = childish woman + like = womanlike danger + ous = dangerous nation + al = national…
- Những từ như daily, weekly, monthly, yearly và early vừa là tính
từ vừa là trạng từ
- Thêm tiền tố, hậu tố vào động từ:
un-, -able, -ly,
Ví dụ:
-To live, to sleep (v) khi thêm tiền