Bên cạnh đó, do trường từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ mùi, vị trong ngôn ngữ là phổ quát, nên cùng với việc khảo sát đặc trưng ngữ nghĩa của các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, việc l
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HUYỀN
NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI VỊ TRONG
TIẾNG VIỆT (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HUYỀN
NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI VỊ TRONG
TIẾNG VIỆT (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG ANH)
N gành: Ngôn ngữ học
Mã số : 9229020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Hùng Việt
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các kết quả khảo sát và miêu tả trong luận án này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trang 4MỤC LỤC
Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU……… 1
1 Tính cấp thiết của đề tài……… 1
Mục đích và nhiệm vụ nghi n cứu của uận án……… 2
Đối tượng và phạm vi nghi n cứu của uận án……… 3
4 Phương pháp uận và phương pháp nghi n cứu của uận án……… 4
5 Đóng góp mới về khoa học của uận án……… 5
6 Ý nghĩa í uận và thực tiễn của uận án………
7 Cấu trúc của uận án………
5 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ LUẬN………
6 1 1 Tổng quan tình hình nghi n cứu……… 7
1.1.1 Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trên thế giới…… 7
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị ở Việt Nam……… 12
1 Cơ sở í uận……… 17
1.2.1 Cơ sở ngôn ngữ học……… 17
1.2.2 Cơ sở sinh lí học của hệ thần kinh cảm giác……… 34
1 Tiểu kết……… 37
Chương ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CẤU TRÚC NGHĨA CỦA NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI, VỊ TRONG TIẾNG VIỆT (có i n hệ với tiếng Anh)………
39 1 Đặc điểm cấu tạo của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có i n hệ với tiếng Anh) ………
39 2.1.1 Từ đơn… ……….……… 39
2.1.2 Từ ghép……… 43
2.1.3 Từ láy 51
2.1.4 Nhận xét 52
2.1.5 Liên hệ với tiếng Anh……… 56
2.1.6 Tương đồng và khác biệt trong cấu tạo từ chỉ mùi, vị tiếng Việt và tiếng Anh………
62 Cấu trúc nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
(có i n hệ với tiếng Anh)………
67 2.2.1 Khái niệm, đặc điểm và bản chất của cảm giác……… 67
2.2.2 Thành phần nghĩa trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt………
68 2.2.3 Liên hệ với tiếng Anh……… 86
Tiểu kết……… 90
Trang 5Chương NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA
NHÓM TỪ NGỮ CHỈ MÙI, VỊ TRONG TIẾNG VIỆT (có i n hệ với
tiếng Anh)………
92 3.1 Nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có i n hệ với tiếng Anh)
92 3.1.1 Nghĩa của một số từ chỉ mùi trong tiếng Việt 93
3.1.2 Liên hệ với tiếng Anh 94
3.1.3 Nghĩa của một số từ chỉ vị trong tiếng Việt 95
3.1.4 Liên hệ với tiếng Anh……… 97
Hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có i n hệ với tiếng Anh)
101 3.2.1 Về hiện tượng chuyển nghĩa 101
3.2.2 Hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi trong tiếng Việt
103 3.2.3 Hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ vị trong tiếng Việt
109 4 Nhận xét……… 121
5 Li n hệ với tiếng Anh……… 125
3.2.6 Nhận xét……… 139
Tiểu kết……… 141
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ ĐIỂN TRA CỨU
NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH DẪN
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 2.1 Danh sách các từ đơn chỉ mùi, vị trong tiếng Việt 42 Bảng 2.2 Danh sách từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt 56 Bảng 2.3 Danh sách từ chỉ mùi, vị trong tiếng Anh 62
Bảng 3.1 Phạm vi chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng
Việt
Bảng 3.2 Phạm vi chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Anh
124
141
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc từ chỉ mùi trong tiếng Anh
54
60
Hình 2.6 Thành tố nghĩa miêu tả trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ mùi
trong tiếng Việt
76
Hình 2.7 Thành tố nghĩa miêu tả trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ vị
trong tiếng Việt
76
Hình 2.8 Thành tố nghĩa đánh giá trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ vị
trong tiếng Việt
82
Hình 2.9 Thành tố nghĩa đánh giá trong cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ mùi
trong tiếng Việt
Hình 2.14 Cấu trúc nghĩa của nhóm từ chỉ vị trong tiếng Anh 89 Hình 2.15 Cấu trúc nghĩa của nhóm từ chỉ mùi trong tiếng Anh 90 Hình 3.1 Sơ đồ chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi trong tiếng Việt 124 Hình 3.2 Sơ đồ chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ vị trong tiếng Việt 125
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mùi và vị là những thuộc tính rất đa dạng của sự vật được con người cảm nhận thông qua hai giác quan là khứu giác và vị giác Trong ngôn ngữ, từ ngữ gắn với mùi và vị rất phong phú, tạo thành một trong những trường từ vựng mang tính phổ quát Việc nghiên cứu các trường từ vựng ngữ nghĩa mang tính phổ quát hiện nay được các nhà ngôn ngữ học quan tâm rất nhiều, tuy nhiên, bên cạnh một số lĩnh vực đã được nghiên cứu khá kĩ như các nhóm từ chỉ phương hướng, tình cảm, màu sắc, thì trường từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ mùi, vị vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách thoả đáng
Đối với tiếng Việt, tuy đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu về các
từ ngữ chỉ mùi, vị, nhưng chưa có chuyên khảo nào cũng như chưa có luận án tiến sĩ nào đi sâu nghiên cứu về lớp từ ngữ này
Mùi, vị rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của con người và để biểu thị cảm nhận về mùi, vị với mọi mức độ, sắc thái, tiếng Việt đã có lớp từ ngữ rất
đa dạng và phong phú Tuy nhiên có một thực tế là, việc phản ánh lớp từ này trong các cuốn Từ điển tiếng Việt còn rất hạn chế Ở đấy mới chỉ đưa vào các từ ngữ chỉ mùi, vị cơ bản và việc giải thích nghĩa cũng chưa phản ánh hết được sự
đa dạng trong việc con người dùng cái cảm nhận về mùi, vị để biểu thị những liên tưởng khác trong cuộc sống Bên cạnh đó, khi nghiên cứu ngữ nghĩa từ ngữ chỉ mùi, vị, các nhà nghiên cứu đều nhận định rằng đây là nhóm từ có cấu trúc nghĩa ―đơn giản đến mức hầu như không thể phân tích ra được…‖ và các nhà từ điển học thường giải thích nghĩa theo lối trực quan (chỉ dẫn) Luận án nhận thấy rằng, tuy cấu trúc nghĩa đơn giản nhưng nhóm từ này có cấu trúc với các thành
tố nghĩa đặc trưng, không chỉ đối với các từ chỉ mùi, vị cơ bản mà còn với các lớp từ chỉ mùi, vị khác (từ chỉ mùi, vị với nghĩa khái quát, từ chỉ mức độ của
Trang 8mùi, vị, từ ghép chỉ mùi, vị, từ láy chỉ mùi, vị…) Việc làm rõ các thành phần trong cấu trúc nghĩa của từng lớp từ chỉ mùi, vị là một yêu cầu cần thiết đặt ra đối với luận án
Với những lí do nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng, việc nghiên cứu một cách toàn diện về ngữ nghĩa của lớp từ ngữ này trong tiếng Việt là nhiệm vụ cần thiết Bên cạnh đó, do trường từ vựng ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ mùi, vị trong ngôn ngữ là phổ quát, nên cùng với việc khảo sát đặc trưng ngữ nghĩa của các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, việc liên hệ với các từ chỉ mùi, vị tương đương trong tiếng Anh để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt về nghĩa, cấu trúc nghĩa
và sự cảm nhận về nhóm từ này trong hai ngôn ngữ cũng là một yêu cầu đặt ra
Do đó, chúng tôi chọn vấn đề ‖Ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi vị trong tiếng
Việt (có liên hệ với tiếng Anh) làm đề tài cho luận án của mình
Mục đích và nhiệm vụ nghi n cứu của uận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án: Làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa và các hướng chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, có liên hệ với tiếng Anh
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa những nghiên cứu về từ ngữ chỉ mùi, vị của các tác giả ở trong và ngoài nước
- Xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu gồm các vấn đề: lí thuyết về nghĩa của từ, trường ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa của từ, phương thức chuyển nghĩa của từ,…
- Xác lập danh sách từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
Trang 9- Nhận diện, miêu tả và làm rõ các thành tố nghĩa trong cấu trúc nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, có liên hệ với tiếng Anh
- Khảo sát và nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh) nhằm tìm ra đặc trưng ngữ nghĩa và cách thức chuyển nghĩa trong quá trình sử dụng của chúng trong hai ngôn ngữ
Đối tượng và phạm vi nghi n cứu của uận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét các từ chỉ ngữ chỉ mùi, vị tương ứng trong tiếng Anh để tìm ra những tương đồng và khác biệt về cách cảm nhận về mùi, vị trong cộng đồng sử dụng hai ngôn ngữ
Đối với các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt, luận án chỉ thu thập các đơn vị
tự thân biểu thị mùi, vị nào đó trong cuộc sống qua liên hệ với vật đại diện
(chua, mặn, đắng, thối, thơm, ), biểu thị mức độ của mùi, vị (chua loét, đắng
ngắt, nhạt toẹt, thối inh, thơm lừng, ), hay biểu thị nghĩa khái quát của mùi, vị
(chua cay, mặn ngọt, ngọt bùi, hôi tanh, hôi thối, khê khú,…) Các kết hợp chỉ mùi, vị như hương chanh, hương bưởi, vị dâu, vị cam, mùi chuột chết, không
thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án bởi đây chỉ là kết hợp trong sử dụng, không phải đơn vị ngôn ngữ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa (đặc điểm cấu tạo, cấu trúc nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa) của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong trong tiếng Việt và có liên hệ với tiếng Anh
Trang 10Về phạm vi tư liệu nghiên cứu:
Luận án chủ yếu khảo sát ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị tiếng Việt xuất hiện trong các cuốn Từ điển tiếng Việt được coi là có giá trị xuất bản trong thời gian qua và các từ ngữ chỉ mùi, vị (kèm với ngữ cảnh sử dụng) xuất hiện trên sách báo, các trang mạng và đặc biệt là trong kho cơ sở dữ liệu tiếng Việt của Phòng Từ điển Ngữ văn, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam (kho phiếu tư liệu khoảng 3 triệu phiếu và ngân hàng dữ liệu trên máy tính, khoảng 30 triệu âm tiết, được khai thác trên phần mềm tra cứu và thường xuyên cập nhật dữ liệu mới) Để xác định từ chỉ mùi, vị nào (đặc biệt là các kết hợp giữa từ chỉ mùi,
vị cơ bản với các yếu tố cấu tạo biểu thị sắc thái, mức độ của mùi, vị) là đối tượng nghiên cứu và cách dùng nào được coi là nghĩa, luận án áp dụng nguyên tắc thông dụng và ổn định của việc lựa chọn mục từ và xách định nghĩa trong biên soạn từ điển giải thích, là: từ (mục từ) đó phải xuất hiện ít nhất trong 5 ngữ cảnh khác nhau của các tác giả khác nhau và nghĩa đó cũng xuất hiện trong ít nhất 5 ngữ cảnh khác nhau với các kết hợp khác nhau
Tư liệu tiếng Anh dùng để liên hệ được thu thập một số cuốn từ điển giải thích tiếng Anh, các ấn phẩm tiếng Anh tại trang web https://books.google.com.vn và đặc biệt là từ kho ngôn ngữ khối liệu Anh (British National Corpus) tại website http://bncweb.lancs.ac.uk/
4 Phương pháp uận và phương pháp nghi n cứu của uận án
- Phương pháp miêu tả: phương pháp này dùng để miêu tả đặc điểm cấu tạo từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh Phương pháp này cũng dùng để phân tích nghĩa của từ chỉ mùi, vị nhằm chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa phái sinh và con đường chuyển nghĩa của nhóm từ này trong tiếng Việt và liên hệ với tiếng Anh
Trang 11- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa: phương pháp này dùng để phân tích cấu trúc nghĩa của từ chỉ mùi, vị nhằm chỉ ra các thành tố trong cấu trúc nghĩa của nhóm từ này trong tiếng Việt và tiếng Anh
- Phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp này được sử dụng để xác định được những điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo, cấu trúc nghĩa, về nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa chuyển của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh
- Thủ pháp thống kê, phân loại: thủ pháp này được sử dụng để thống kê lượng từ ngữ, phân loại nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh thành các tiểu nhóm, phục vụ cho mục đích nghiên cứu
5 Đóng góp mới về khoa học của uận án
Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống chuyên sâu về ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và có liên hệ với tiếng Anh Luận
án chỉ ra: đặc điểm cấu tạo gồm có từ đơn, từ ghép và từ láy, đặc điểm cấu trúc nghĩa gồm hai thành tố nghĩa cơ bản là thành tố nghĩa miêu tả và thành tố nghĩa đánh giá và phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ theo nét nghĩa phạm trù
Luận án liên hệ với tiếng Anh về đặc điểm cấu tạo, cấu trúc nghĩa và phương thức chuyển nghĩa để chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ và đưa ra một số nhận xét về việc tri nhận về mùi, vị trong hai cộng đồng ngôn ngữ
6 Ý nghĩa í uận và thực tiễn của uận án
6.1 Ý nghĩa lí luận
Luận án góp phần làm rõ thêm những biểu hiện cụ thể về một số vấn đề lí thuyết của ngôn ngữ học như: nghĩa của từ, trường nghĩa, cấu trúc nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ Bên cạnh đó, luận án cũng làm rõ quan niệm về
từ chỉ mùi, vị và đưa ra các tiêu chí để xác định và phân loại nhóm từ ngữ này
Trang 126.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những đóng góp thiết thực trong công việc biên soạn nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị tiếng Việt trong các từ điển giải thích (với tư liệu hơn 1000 ngữ cảnh, sắp xếp theo từng từ chỉ mùi, vị cụ thể và theo sự phát triển từ nghĩa đen đến nghĩa chuyển), cụ thể như: bổ sung mục từ, xác lập các nghĩa trong lời giải nghĩa và xác định phương pháp định nghĩa của từng tiểu nhóm Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa của nhóm từ này giúp cho người học tiếng Việt và tiếng Anh hiểu rõ hơn về những nét tương đồng
và khác biệt trong cách cảm nhận về mùi, vị trong văn hoá người Việt và người Anh
7 Cấu trúc của uận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và cấu trúc nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi,
vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
Chương 3: Nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghi n cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu về các từ chỉ mùi, vị so với các lĩnh vực khác chưa được toàn diện và phong phú Tuy nhiên, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về mùi, vị của các nhà sinh lý học, tâm lý học, triết học, ngôn ngữ học và các chuyên gia về thực phẩm… Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề như việc cảm nhận mùi, vị, vốn từ vựng chỉ mùi, vị,
từ nguyên của mùi, vị, vai trò của khứu giác, … của một tộc người, một dân tộc hay giữa các nền văn hóa với nhau Có thể khái quát các công trình nghiên cứu
về từ ngữ chỉ mùi, vị theo một số hướng như sau
1.1.1.1 Hướng nghiên cứu về từ vựng
Có một thực tế là, trong văn hóa phương Tây, khả năng nhìn thường được coi là giác quan quan trọng nhất và có mối liên hệ chặt chẽ nhất với lẽ phải
Trong tác phẩm ―Visual Thinking‖, nhà tâm lý học Rudolf Arnheim [101, tr.18]
biện luận rằng không có phân chia giữa việc nhìn và việc suy nghĩ Đối với mùi
và vị, ―một người có thể thưởng thức các mùi và các vị nhưng lại khó có thể nghĩ
ra khỏi phạm trù mĩ học (aesthetics) của tác giả
Trang 14Để lí giải cho sự xem nhẹ khứu giác này, Annick Le Guérer [118, tr.3] chỉ
ra một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do sự khan hiếm của lớp từ vựng chỉ mùi Bên cạnh đó, việc mô tả chính xác mùi như thế nào cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và chỉ có thể diễn đạt mùi bằng cảm giác hài lòng hay không
hài lòng Henning nói: ―Tưởng tượng ra mùi là điều không thể‖ [dẫn theo [118, tr.3]) Simmel cũng nhấn mạnh: ―Khó khăn trong việc diễn tả những ấn tượng về
mùi thành các từ cao hơn rất nhiều lần diễn tả những ấn tượng của nghe và nhìn Chúng không thể được phóng chiếu dựa trên một thang độ tưởng tượng nào‖ [dẫn theo 118, tr.3]
(i) Mô tả về các vị
Maeda [dẫn theo 102, tr.10] tiến hành mô tả về thuật ngữ chỉ vị trong tiếng Hàn hiện đại, dựa trên điều tra ngôn ngữ học với những người cấp tin (informants) Maeda nhận thấy rằng, những từ ngữ chỉ vị trong tiếng Hàn rất
phong phú và tập trung vào bảy tính chất ngọt (sweet), chua (sour), mặn (salty),
mặn vừa phải (appropriately salty), đắng (bitter), cay (hot) và astringent (chát)
(ii) Nghiên cứu về từ nguyên của các từ chỉ mùi, vị và mối liên hệ giữa từ chỉ mùi, vị với đời sống
Constance Classen [105, tr.71-73] trong tác phẩm ―Thế giới của giác quan‖ (Worlds of Sense) chỉ ra rằng các giác quan mà ngày nay thường được coi
là ―thấp‖ hoặc ―thú tính‖ đã từng gắn liền với trí tuệ Một số từ chỉ vị giác và khứu giác có mối liên hệ với sự khôn ngoan, và mối liên hệ đó vẫn được thấy trong một số từ có nguồn gốc La tinh được giữ lại trong tiếng Anh Các từ tiếng
Anh như sagacious (sắc sảo) và sage (chín chắn) đều ám chỉ đến trí thông minh
và được dựa trên các từ La tinh có nghĩa là ―có một vị giác tốt‖ Tương tự như
vậy, từ sapient (nghĩa là khôn ngoan) vốn xuất phát từ tiếng La tinh nói về vị giác Cụm từ Homo sapien (người Homo khôn khéo) có nghĩa là “người đàn ông
nếm‖ hay ―người đàn ông biết‖
Trang 15Pandya [125] nghiên cứu mối liên quan giữa từ chỉ mùi với cuộc sống của cộng đồng người Ongee (những người săn bắn và hái lượm ở đảo Little Andama trên vịnh Bengal) Theo tác giả, trong đời sống của người Ongee, mùi đánh dấu quá trình sinh ra, trưởng thành và mất đi của mỗi người Một trẻ sơ sinh được cho là sở hữu một chút hương thơm, càng lớn lên thì sức mạnh về khứu giác càng phát triển Khi chết đi, người không còn có mùi và trở thành một linh hồn
vô cơ Do vậy, từ của Ongee dùng cho sự trưởng thành - genekula, có nghĩa là
một quá trình của mùi Bên cạnh đó, cuộc sống của người Ongee chủ yếu dựa
vào săn bắn Họ tìm kiếm động vật để giết chúng bằng cách giải phóng mùi hương của chúng, và cùng thời điểm đó họ cố gắng che giấu mùi riêng của mình khỏi các loài động vật họ săn được lẫn các linh hồn săn họ Do vậy, để nói về
hành động săn bắn, người Ongee dùng từ gitekwabe, có nghĩa là ―giải phóng mùi
mà gây ra dòng chảy của cái chết‖ Thợ săn là gayekwabe, có nghĩa ―một người
có mùi gắn chặt với bản thân anh ta‖
Một số công trình ngôn ngữ học và nhân chủng học ở Nhật [dẫn theo 102, tr.9] tập trung vào nghiên cứu các thuật ngữ về vị của ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ Nhật nhằm xác định sự liên quan giữa những biến đổi về mặt địa lí
với các thuật ngữ chỉ vị ngọt, mặn, cay, chua và ngon (Linguistic Atlas of
vị, tiếng Nhật có năm từ chỉ vị, nhưng trong ngôn ngữ Weyewa của Sumba (một nhánh ngôn ngữ Austronesian của Sumba đông Indonesia) có bảy từ chỉ vị Ngôn ngữ Sereer Ndut của Senegal chỉ có ba cụm từ chỉ vị nhưng lại có năm cụm từ về mùi Đây là con số đáng kể so với tiếng Anh (ngôn ngữ chỉ có hai
Trang 16nhóm từ chỉ mùi) Tuy nhiên nổi trội hơn cả là tiếng Borodo của người Brazil, ngôn ngữ có đến tám từ chỉ mùi, hay ngôn ngữ Kapsiki của người Cameroon, có hẳn mười bốn từ chỉ mùi
Kuipers [116, tr.111-125] cũng lấy đối tượng nghiên cứu của mình là từ chỉ vị trong trong tiếng Weyewa Tác giả đưa ra danh sách từ chỉ vị trong tiếng
Weyewa gồm 7 từ: sour (chua), sweet (ngọt), salty (mặn ), bitter (đắng), tart
(chua chua), pungent (gắt) và bland (nhạt) và nhận thấy, trong bối cảnh nghi lễ
dân gian, từ chỉ vị bitter (đắng) và bland (nhạt) thường xuất hiện với nghĩa đối nghịch Bitter (đắng ) có nghĩa là cấm trong khi bland (nhạt) có nghĩa là cho
phép
(iii) Nghiên cứu về cách biểu đạt về mùi, vị
O‘Mahony và các đồng nghiệp [122], [123], [124] nghiên cứu cách biểu đạt về vị trong tiếng Anh và các thứ tiếng khác Kết quả cho thấy, trong tiếng Malaisia, khi miêu tả dung dịch muối, người ta thường hay sử dụng những cách
biểu đạt phức tạp như masin ayear laut (mặn như nước biển), masin garam (mặn như muối), masin kitchup (mặn như nước tương) và masin maungm (mặn, khó chịu) trong việc phân biệt các vị (mặc dù masin (mặn) vẫn thường hay được dùng một mình) Cách biểu đạt trên cũng có trong vị khác, như manis buah (ngọt như trái cây) và manis gula (ngọt như đường) Trong khi đó, để biểu thị vị mặn, tiếng Anh dùng từ chung salty (mặn), không có các kết hợp biểu thị cách cảm
nhận khác nhau về vị mặn như tiếng Malaisia
1.1.1.2 Hướng nghiên cứu về ngữ nghĩa
Bên cạnh những nghiên cứu về từ vựng chỉ khứu giác và vị giác của các dân tộc, cũng đã có một vài nghiên cứu về nghĩa của của các từ chỉ mùi, vị cụ thể trong các ngôn ngữ
Backhouse [102] xem xét và mô tả nghĩa của các từ chỉ vị trong tiếng Nhật gồm ý nghĩa nội tại (nội ngữ), ý nghĩa bên ngoài (ngoại ngữ), nghĩa cơ bản
Trang 17– nghĩa mở rộng và các yếu tố phong cách (liên quan đến quan hệ xã hội của những người tham gia tương tác, và phương tiện và hình thức giao tiếp được sử dụng)
Hasegawa [111] so sánh ngữ nghĩa giữa từ amai trong tiếng Nhật và từ
sweet trong tiếng Anh Có một điểm chung giữa amai và sweet là nghĩa của
chúng đều được mở rộng từ vị giác đến các giác quan khác Điểm khác biệt đáng chú ý nhất mà tác giả chỉ ra trong bài viết của mình là trong khi các ý nghĩa của
từ sweet đều liên tưởng đến cảm giác dễ chịu, mang tính nghĩa tích cực thì amai lại biểu thị một số nghĩa ở trạng thái tiêu cực Chẳng hạn như amai ngụ ý ―nguy hiểm núp đằng sau cảm giác dễ chịu‖ trong amai kotoba ‗từ ngữ tán tỉnh‘ hay
amai hanashi ‗câu chuyện phỉnh gạt‘ Amai cũng biểu thị sự không toàn vẹn,
đầy đủ trong cụm từ neji ga amai ‗một cái vít lỏng, chưa được vặn chặt‘ hay cách thể hiện tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của con người (ko ni amai
oya: bố mẹ dễ dãi, nuông chiều những đứa con của họ, seito ni amai sensi: giáo
viên không nghiêm khắc với sinh viên) Tác giả cũng lí giải cho sự khác biệt này
dựa vào văn hóa của người Nhật Trong xã hội Nhật Bản, amai foods chỉ dành
cho phụ nữ và trẻ em, còn đàn ông thì thích chất có cồn Nhiều người trưởng thành Nhật Bản cũng thích thức ăn hay những thứ có vị đắng Người Nhật bản cảm nhận được vị ngon của nội tạng cá hồi, cá thu đao, bào ngư Những thức ăn
có vị đắng này rất hợp với rượu sake Thêm vào đó, như câu thành ngữ ‗Ryoyaku
ha kuchi ninigashi’ (thuốc đắng dã tật) đã nói thì có nghĩa rằng những thứ có lợi
cho sức khỏe thì thường không mang lại cảm giác dễ chịu Người Nhật cũng tin rằng những thức ăn mang lại cho cơ thể sự dễ chịu thường làm hại cơ thể và não
1.1.1.3 Hướng nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận
Zhang Xiangheng [132] so sánh đối chiếu các ẩn dụ về vị trong tiếng Anh
và tiếng Trung Quốc Theo đó, tác giả chỉ ra một số ẩn dụ giống nhau giữa hai ngôn ngữ như: PLEASANT IS SWEET (HÀI LÕNG LÀ NGỌT), UNPLEASANT IS BITTER (KHÔNG HÀI LÕNG LÀ ĐẮNG), SATIRICAL
Trang 18IS PEPPERY (CHÂM BIẾM LÀ CAY), JEALOUSY IS SOUR (GHEN TỊ LÀ CHUA) Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những khác biệt trong việc ý niệm hóa các vị Chẳng hạn vị chua (sour) trong tiếng Trung Quốc được phóng chiếu qua các ẩn dụ ý niệm như: SOUR IS SAD AND SORROW (CHUA LÀ BUỒN VÀ ĐAU KHỔ), SOUR IS PEDANTIC (CHUA LÀ LÀM RA VẺ THÔNG THÁI) Trong khi đó, vị chua trong tiếng Anh được thể hiện qua các ẩn dụ ý niệm: SOUR IS GLOOMINESS AND MOODINESS (CHUA LÀ U SẦU VÀ BUỒN CHÁN), SOUR IS UNPLEASANT THINGS AND NOT HARMONIOUS SOUNDS (CHUA LÀ NHỮNG THỨ KHÓ CHỊU VÀ NHỮNG ÂM THANH KHÔNG ÊM ÁI) và SOUR IS WORSENING RELATIONSHIP AND SITUATION (CHUA LÀ MỐI QUAN HỆ VÀ TÌNH THẾ ĐANG TỒI TỆ)
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị ở Việt Nam
1.1.2.1 Hướng nghiên cứu về nghĩa và sự chuyển nghĩa
Có một số bài nghiên cứu về nhóm từ này trong tiếng Việt Đảo Thản [68], qua tư liệu ghi chép đã mang đến một bức tranh tương đối đầy đủ về nghĩa
của ngọt, từ nghĩa gốc đến nghĩa phái sinh Tuy nhiên, do sự hạn chế về mặt tư
liệu, tác giả chưa thống kê hết được các kết hợp biểu thị mức độ, sắc thái khác
nhau của vị ngọt, như: ngọt khé, ngọt lịm, ngọt thanh, ngọt dịu… và cũng chưa
có được một cái nhìn toàn diện và chính xác về nghĩa của từ ngọt
Đỗ Hữu Châu khi bàn về phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ cũng đã chú ý đến nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt Tác giả viết: ―Trong những ẩn dụ kết quả, có một loại đáng được chú ý đặc biệt, đó là những ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những ‗cảm giác‘ của trí tuệ, tình cảm Và để minh họa cho phần nhận xét trên, tác giả chỉ ra rõ: ―Như ‗chua‘, ‗ngọt‘, ‗mặn‘, ‗cay‘, ‗chát‘… là những
cảm giác vị giác được dùng để gọi cảm giác thính giác ‗nói chua loét‘, ‗lời nói
ngọt ngào‘, ‗pha trò nhạt quá‘, ‗nói cay quá‘…hay cảm giác thị giác ‗màu đỏ rất
nhạt‘ Các cảm giác xúc giác như ‗nặng‘, ‗nhẹ‘, ‗êm‘… cảm giác khứu giác
Trang 19‗thối‘… được dùng cho các cảm giác thính giác, thị giác như ‗Tiếng nói vùng
biển rất nặng‘, ‗nhẹ giọng chứ‘, ‗màu xanh rất nhẹ‘, ‗hát rất êm‘, ‗nói thối quá,
không ngửi được‘‖ [8, tr.159-160]
Bùi Minh Toán [82] có cái nhìn khái quát hơn về các từ chỉ mùi, vị trong truyện Kiều Theo thống kê của tác giả, có 18 từ chỉ mùi, vị xuất hiện trong 91 câu trong tổng số 3.254 câu thơ và được chia làm hai tiểu trường: tiểu trường tên
gọi mùi, vị cụ thể: thơm, hôi tanh, đắng, cay, cay đắng (đắng cay),mặn, lạt
(nhạt), mặn mà, mặn nồng, ngọt, ngọt bùi, ngọt ngào, chua, chua xót, nồng và
tiểu trường tên gọi khái quát: mùi, hơi, hương Các từ này trong Truyện Kiều chủ yếu được dùng với nghĩa chuyển, phần lớn theo phép ẩn dụ để thể hiện những
đặc điểm, tính chất có thể thuộc dáng vẻ, lời nói bên ngoài của con người, nhưng phần lớn là thuộc trạng thái nội tâm hay thuộc về cuộc sống của cả một đời người
Hoàng Thị Ái Vân và Nguyễn Quỳnh Thu đã nghiên cứu một cách tương đối khái quát các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt trong luận văn thạc sĩ Theo đó Hoàng Thị Ái Vân [95] đã thống kê và phân loại các từ chỉ mùi, vị qua một số cuốn từ điển tiếng Việt và qua hoạt động nói năng hàng ngày, sách báo và một số đầu bếp của các nhà hàng, khách sạn tại Hà Nội Kết quả ở trường nghĩa mùi, có
123 từ chỉ mùi; gồm 73 tính từ chỉ mùi (trong đó có 21 từ đơn, 32 từ ghép và 21
từ láy), 26 danh từ chỉ mùi và 24 động từ chỉ mùi (6 động từ chỉ hoạt động cảm nhận mùi và 18 động từ chỉ quá trình, trạng thái của mùi) Ở trường nghĩa chỉ vị,
có 114 từ chỉ vị, gồm 78 tính từ chỉ vị (8 từ đơn, 55 từ ghép và 15 từ láy), 18 danh từ chỉ vị và 18 động từ chỉ vị (8 động từ chỉ hoạt động cảm nhận vị và 10 động từ chỉ quá trình, trạng thái của vị)
Về sự chuyển trường trong trường nghĩa mùi, vị, tác giả đã nêu ra được một số hướng chuyển chính Chẳng hạn như, ở trường nghĩa mùi, có bốn hướng chuyển: chuyển từ trường nghĩa mùi sang trường nghĩa giác quan khác: thị giác, thính giác; Chuyển từ trường nghĩa giác quan khác sang trường mùi; Chuyển từ
Trang 20trường mùi sang các trường sự vật, tinh thần; Chuyển từ trường sự vật, tinh thần
sang trường mùi Ở trường nghĩa vị, có hai hướng chuyển: chuyển từ trường
nghĩa vị sang trường nghĩa của các giác quan khác và chuyển từ trường nghĩa khác sang trường nghĩa vị
Có thể thấy, đây là luận văn đầu tiên đi vào nghiên cứu một cách khá toàn diện các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và đã có một số đóng góp đáng kể (đưa ra được danh sách các từ chỉ mùi, vị, nêu được một số hướng chuyển trường trong trường nghĩa mùi, vị) Tuy nhiên, luận văn còn có những hạn chế nhất định, như: danh sách các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt chưa hoàn toàn chuẩn xác và đầy đủ; chưa phân tích được cấu trúc nghĩa của từ ngữ chỉ mùi, vị, chưa nêu được đầy đủ các hướng chuyển nghĩa trường nghĩa mùi, vị,…
Nguyễn Quỳnh Thu [79] nghiên cứu nhóm tính từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và kết trị Luận văn cũng đã hệ thống và phân loại
nhóm tính từ chỉ mùi, vị qua hai cuốn Từ điển: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2006, Trung tâm Từ điển học - NXB Đà Nẵng), Đại từ điển tiếng Việt
(Nguyễn Như Ý chủ biên, 2008, Nxb ĐHQG TP HCM) và qua hoạt động nói năng hàng ngày, các phương tiện thông tin đại chúng sách báo, truyền hình Kết quả, luận văn thống kê được 81 tính từ chỉ mùi (gồm 11 từ đơn, 48 từ ghép và 22
từ láy), 94 tính từ chỉ vị (gồm 19 từ đơn, 51 từ ghép và 24 từ láy) Về đặc điểm ý
nghĩa chung của các tính từ chỉ mùi, luận văn chia làm hai nhóm sắc thái: Nhóm
mùi mang cảm giác dương tính và nhóm các mùi mang cảm giác âm tính Ở nhóm
tính từ chỉ vị, ý nghĩa chung cũng phân chia làm hai nhóm chủ yếu: biểu cảm
dương tính và biểu cảm âm tính Về hướng chuyển nghĩa của các từ chỉ mùi, vị,
luận văn nêu ra được một số hướng chuyển nghĩa chính Ở nhóm tính từ chỉ mùi,
có ba hướng và ở nhóm tính từ chỉ vị, có bốn hướng chuyển nghĩa Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn, các vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứu
Chu Bích Thu [78] tập trung xem xét về cấu trúc nghĩa của các tính từ chỉ mùi, vị khi nghiên cứu về tính từ hiện đại trong tiếng Việt nói chung Theo đó,
Trang 21các tính từ biểu thị mùi, vị, về cơ bản, bao gồm hai thành tố: thành tố biểu thị phạm trù và thành tố so sánh trực quan Dựa vào cấu trúc nghĩa, tác giả phân loại các tính từ biểu thị mùi, vị như sau:
Đối với các từ biểu thị mùi, có thể chia thành ba nhóm nhỏ 1 Các tính từ
biểu thị mùi cơ bản, có nghĩa được xác định bằng cách so sánh với vật đại diện,
gồm: thơm, thối, hôi, khai, khét, tanh, hắc, khê 2 Các từ biểu thị mùi có nghĩa
được xác định thông qua các từ biểu thị mùi cơ bản, gồm: khắm, khẳn, kháng,
khú, gây, hoi, thủm 3 Các từ biểu thị mùi có nghĩa được xác định nhờ độ bốc
hay nồng độ của mùi, tác động trực tiếp đến cơ quan khứu giác, gồm: nồng,
hăng, nặc, ngái ngát
Các từ biểu thị vị cũng được chia làm ba nhóm 1 Các tính từ biểu thị vị
có nghĩa được xác định bằng cách so sánh trực tiếp với vật đại diện, gồm: chua,
cay, mặn, ngọt, đắng, bùi, béo 2 Các từ biểu thị vị có nghĩa được xác định
thông qua các từ biểu vị mùi cơ bản, gồm: lợ, ngậy, the, khé 3 Các tính từ biểu thị mức độ của vị: đậm, đặm, nhạt
Nguyễn Thị Phương [66] đưa ra cấu trúc nghĩa của các từ chỉ cảm giác nói
chung gồm hai thành tố nghĩa cơ bản là: tác động vật lí vào cơ thể và phản ứng
của cơ thể Tác động vật lí vào cơ thể là nguyên nhân của quá trình cảm giác và
Phản ứng của cơ thể là kết quả của quá trình cảm giác
Vũ Thị Mai Loan [52] nghiên cứu tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Hàn, có liên hệ với tiếng Việt trên qua hai đặc trưng: hình thái và ý nghĩa Ở đặc trưng hình thái, theo tác giả, từ biểu thị vị trong hai ngôn ngữ đều được cấu tạo bằng phương thức lặp
và ghép Tuy nhiên, do khác biệt về loại hình ngôn ngữ nên từ chỉ vị giác trong tiếng Hàn có sự đa dạng và chi tiết trong cách diễn tả hơn so với trong tiếng Việt Về đặc trưng ý nghĩa, tác giả phân tích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của 5 tính từ chỉ vị giác
ngọt, mặn, chua, cay và đắng trong hai ngôn ngữ Các kết quả phân tích của tác giả
mới dừng lại ở trong từ điển nên chưa phản ánh hết hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm
từ này trong thực tế sử dụng
Trang 22Ngô Minh Nguyệt [56] cũng tiến hành phân tích đặc điểm cấu trúc và đặc trưng văn hóa dân tộc của các từ chỉ mùi vị trong tiếng Hán và tiếng Việt Bên cạnh các từ đơn tiết thì các từ ghép chỉ mùi vị có mô hình cấu trúc như: Yếu tố chỉ mùi vị + yếu tố chỉ mùi vị; Yếu tố chỉ mùi vị + yếu tố chỉ mức độ mùi vị và Yếu tố chỉ mùi vị + yếu tố chỉ sự vật có mùi vị đại diện Ở đặc trưng văn hóa dân tộc, tác giả cũng chỉ ra một số từ chỉ mùi, vị thể hiện trạng thái tâm lí con người,
như: ngọt,thơm biểu trưng cho những cảm giác tốt đẹp, vui vẻ, mặn biểu trưng cho những cảm nhận tích cực, chua, cay, đắng dùng để liên tưởng đến cảm nhận tiêu cực của con người Chua chỉ giọng nói mang sắc thái mỉa mai, thiếu chân thành, đắng biểu trưng cho sự đau khổ, thất bại, chua liên tưởng đến sự tức tối,
khắt khe hay ghen tuông
1.1.2.2 Hướng nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận
Nguyễn Thị Thùy [80] có cách tiếp cận mới về các từ chỉ mùi trong tiếng Việt qua việc tìm hiểu ngữ nghĩa của nhóm từ này từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận Qua sự hoạt động của nhóm từ chỉ mùi trong các các ngữ cảnh, tác giả đưa
ra được một số mô hình (MIỀN NGUỒN, MIỀN ĐÍCH) và nêu lên thành các ẩn
dụ ý niệm như: HẠNH PHÖC GIA ĐÌNH LÀ HƯƠNG THƠM, MAY MẮN TRONG CUỘC SỐNG LÀ HƯƠNG THƠM, NGƯỜI GÂY PHIỀN NHIỄU LÀ MẮM THỐI, TÌNH TRẠNG KINH TẾ TRÌ TRỆ LÀ MÙI KHÊ,…
Nguyến Thị Bích Hợp [43] có nhắc đến các từ chỉ vị qua nghiên cứu ẩn dụ định hướng ý niệm ―đồ ăn‖ trong tiếng Việt với ẩn dụ định hướng ĐẬM VỊ LÀ LÊN, NHẠT VỊ LÀ XUỐNG
Như vậy, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác trên thế giới Có thể nhận thấy rằng, các nghiên cứu về nhóm từ ngữ này ở các ngôn ngữ khác chủ yếu tập trung vào các từ vựng về vị giác và khứu giác Cũng có một số bài viết nghiên cứu về nghĩa của các từ chỉ vị, song chỉ mới ở phạm vi một hay một số đơn vị tiêu biểu mà chưa đi vào cả lớp từ này trong ngôn ngữ đang xem xét Đối
Trang 23với tiếng Việt, việc nghiên cứu về nhóm từ ngữ này mới dùng lại ở một số bài viết và luận văn thạc sĩ Những công trình này, tuy đã chỉ ra được một số đặc điểm về ngữ nghĩa và số lượng các đơn vị từ vựng chỉ mùi, vị tiêu biểu, song do tính chất và quy mô của công trình, do chưa khảo sát tư liệu một cách đầy đủ và toàn diện nên cũng mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, chưa thể bao quát hết được cả về số lượng từ ngữ lẫn các đặc điểm ngữ nghĩa, … của các từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
Với những trình bày như đã nêu ở trên, luận án tiếp tục tìm hiểu sâu và toàn diện hơn về lớp từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt trên các phương diện: cấu tạo, cấu trúc nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa Cùng với đó, luận án cũng
có liên hệ với tiếng Anh về các phương diện trên nhằm tìm ra những tương đồng
và khác biệt của hai cộng đồng nói tiếng Việt và tiếng Anh đối với nhóm từ đang xem xét
Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về nghĩa của từ, tuy nhiên, tựu trung lại, có thể đề cập đến ba nhóm quan trọng sau:
(i) Nhóm quan niệm thứ nhất coi nghĩa của từ là một bản thể nào đó (đối
tượng, khái niệm hay sự phản ánh, v.v.) ―Nghĩa của từ là sự vật, hành động, tính chất ngoài thực tế khách quan mà từ biểu thị‖ [93] E Grodzinski chỉ rõ: ―Nghĩa của từ trong ngôn ngữ nào đó là tư tưởng của người nói thứ tiếng ấy của loài
Trang 24người‖ [dẫn theo 30, tr.119].―Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ trong ý thức‖ [dẫn theo 91, tr.217]
(ii) Nhóm quan niệm thứ hai coi nghĩa của từ là một quan hệ nào đó
(quan hệ của từ đối với đối tượng hoặc quan hệ của từ đối với khái niệm hay quan hệ của từ với từ, v.v…) Theo F de Saussure ―Nghĩa, là quan hệ của cái biểu hiện (significant) và cái được biểu hiện (signifie), trong đó, cái biểu hiện không phải là bản thân tổ hợp ngữ âm cụ thể mà là hình ảnh tâm lí của nó và cái được biểu hiện là tư tưởng‖ Tiếp theo F de Saussure, St Ullman nhấn mạnh:
―Nghĩa của từ là mối liên hệ liên tưởng giữa âm thanh của từ - name và nội dung khái niệm - sense của nó‖ [dẫn theo 30, tr.120] A A Reformatskij cho rằng:
―Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật, hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiện ngoài ngôn ngữ‖ [dẫn theo 30, tr.120]) Ju D Aprecjan lại quan niệm: ―Nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái gì tự thân
Nó hoàn toàn bị quy định bởi những mối quan hệ được hình thành trong hệ thống những sự đối lập của từ này với từ khác cùng thuộc trường ấy‖ [dẫn theo
89, tr.185] Nguyễn Thiện Giáp cũng nhận định: ―Nghĩa của từ là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó‖ [28, tr.261] Các tác giả [10, tr.167-168] nhấn mạnh: ―Cho tới nay, đa số các nhà nghiên cứu đều quan niệm nghĩa của từ
là những liên hệ Tuy nhiên, đó không phải là những liên hệ tất yếu mà là những liên hệ phản ánh, mang tính quy ước, được xây dựng bởi những cộng đồng người bản ngữ Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, trong bộ óc con người chỉ tồn tại sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa của từ‖
(iii) Nhóm quan niệm thứ ba coi nghĩa của từ là một thực thể tinh thần
(nghĩa tồn tại trong trí não con người và là một hiện tượng tâm lí, tinh thần) Đỗ
Hữu Châu cho rằng ―nghĩa của từ là một thực thể tinh thần cùng với phương diện hình thức lập thành một thể thống nhất gọi là từ‖ Nói một cách khác ―nghĩa của từ là hợp điểm, là kết quả của những nhân tố và tác động giữa những nhân tố tạo nên nghĩa Trong số những nhân tố đó, có những nhân tố ngoài ngôn ngữ và
Trang 25có những nhân tố nằm trong ngôn ngữ‖ [7, tr.98-102] Tác giả cũng xác định các nhân tố ngoài ngôn ngữ là (1) sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, có thể
thuộc thế giới nội tâm, có thể thuộc thế giới ảo tưởng; (2) sự hiểu biết của con
người về nhân tố thứ (1), và (3) nhân tố lịch sử xã hội (mỗi thời đại và các tập thể xã hội khác nhau cũng ảnh hưởng đến nghĩa của từ, khiến cho mỗi từ có thể
có những vẻ nghĩa riêng) Còn các nhân tố thuộc ngôn ngữ là: (1) toàn bộ hệ thống ngôn ngữ với những quan hệ giữa chúng; (2) chức năng tín hiệu học của
từ Tác giả thay tam giác nghĩa hình học phẳng bằng hình tháp nghĩa hình học không gian như sau
Theo sơ đồ này thì đỉnh cao nhất của tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phần là hình thức và ý nghĩa Ở mỗi đỉnh của đáy là từng nhân tố góp phần làm thành ý nghĩa, gồm: sự vật, hiện tượng, sự hiểu biết của tư duy; nhân tố người sử dụng; các chức năng tín hiệu học; cấu trúc của ngôn ngữ
Lê Quang Thiêm cũng cho rằng: ―Nghĩa của từ, cũng như nghĩa của ngôn ngữ nói chung là một sản phẩm văn hóa tinh thần, tâm lí của con người Nghĩa của từ về bản chất là một thực thể tinh thần Nó là kết quả của sự phản ánh, ánh
xạ, tri nhận thực tại được tích hợp lại trong nội dung kí hiệu từ (…) Nội dung này là sự kí hiệu hóa, là việc sử dụng kí hiệu trong giao tiếp, tư duy; đồng thời
nó là kết quả của sự biểu trưng hóa, cấu trúc hóa trong vốn từ ngữ cũng như
Người dùng
Chức năng tín hiệu
Tư duy Từ-trừu tượng
Sự vật
Hệ thống ngôn ngữ
Trang 26trong đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc xác định (…) Nghĩa là thành tố cấu tạo ngôn ngữ, đồng thời là thành tố của văn hóa tinh thần‖ [77, tr.61]
Nguyễn Đức Tồn cũng quan niệm ―nghĩa của từ là một hiện tượng tâm lí, tinh thần, là cái xuất hiện hay được gợi lên trong trí óc mọi người khi nghe thấy (hoặc đọc) từ ấy‖ Cụ thể hơn, ―nghĩa của từ là sự hiểu biết cùng với xúc cảm kèm theo xuất hiện (hay được gợi lên) trong trí óc người bản ngữ về sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất, quan hệ…mà từ biểu thị khi nghe thấy (hoặc đọc) từ ấy‖ Do vậy, nghĩa của từ, theo tác giả là ―không thể nhìn thấy, nghe thấy hay động chạm đến được bằng năm giác quan Để hiểu và nhận biết được nghĩa của
từ, mỗi người chỉ có thể cảm nhận trong trí não‖ [90, tr.151]
Trong luận án này, chúng tôi tán thành nhóm quan niệm thứ (iii) coi nghĩa của từ là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong trí não của người bản ngữ Nghĩa của từ là sự hiểu biết của con người về những sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất, quan hệ mà từ biểu thị Do nghĩa là sự hiểu biết, là tri trức của con người về sự vật, hiện tượng nên nghĩa chịu sự chi phối của người sử dụng ngôn ngữ Cùng một từ có thể có nhiều cách giải thích khác nhau tùy thuộc vào trình độ của người giải thích, khả năng nhận thức của người tiếp nhận và cả yếu tố lịch sử, văn hóa Điều này có thể thấy rõ qua cách giải nghĩa các mục từ trong từ điển hay các công cụ tra cứu khác
1.2.1.2 Cấu trúc nghĩa của từ
Ngữ nghĩa học hiện đại coi ý nghĩa của từ lập thành một cấu trúc, bao gồm một số nét nghĩa (nghĩa vị) được kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, chi phối và quy định lẫn nhau Trên cơ sở phân tích ngữ nghĩa của các từ đại diện, Hoàng Phê [96, tr.15] đã đi đến kết luận : ―Nghĩa của từ, nói chung:
a) là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau;
Trang 27b) giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo;
c) các nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ tổ hợp với nhau
Cấu trúc của nghĩa từ là một cấu trúc động Tính động của cấu trúc nghĩa
từ không chỉ biểu hiện ở tính độc lập tương đối giữa của các nét nghĩa, mà còn biểu hiện ở khả năng hiện thực hóa khác nhau của các nét nghĩa
Các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của từ có quan hệ trật tự nhất định
―Nét nghĩa đứng trước là tiền đề cho nét nghĩa đứng sau (…); nét nghĩa đứng sau thuyết minh cho nét nghĩa đứng trước, ―phụ nghĩa‖ cho nét nghĩa đứng trước Quan hệ trật tự quy định lẫn nhau này giữa các nét nghĩa là một loại quan hệ tĩnh trong nội bộ nghĩa của từ, xét một cách cô lập‖
Đỗ Hữu Châu [8, tr.117] cũng cho rằng sự phân tích các âm vị thành các nét khu biệt đã dẫn tới quan niệm cho rằng ý nghĩa của từ cũng có thể là một tổ hợp của những yếu tố ngữ nghĩa nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, và chung cho nhiều từ trong từ vựng Những yếu tố ngữ nghĩa như vậy được gọi là nét nghĩa (hay nghĩa vị, thành tố ngữ nghĩa, nhân tử ngữ nghĩa) ―…sự vật hiện tượng có rất nhiều thuộc tính, không phải tất cả các thuộc tính đều trở thành các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm Chỉ những thuộc tính nào tạo nên sự đồng nhất và sự đối lập mới trở thành nét nghĩa của ý nghĩa biểu niệm‖
Theo Lê Quang Thiêm [77, tr.70], cấu trúc nghĩa của từ gồm: tập hợp các nét nghĩa để tạo nghĩa vị; và tập hợp các nghĩa vị để tạo thành nghĩa của từ
Theo Hoàng Phê [96, tr.15], nét nghĩa là những yếu tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa của các từ thuộc cùng một nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập với nghĩa của các từ khác trong cùng một nhóm Nét nghĩa được diễn đạt
Trang 28bằng từ (hoặc tổ hợp từ) Chẳng hạn, nghĩa của những từ chỉ người có mối quan
hệ gia đình thân thuộc như cha, mẹ, vợ, chồng, v.v có một yếu tố ngữ nghĩa
chung ―nói trong mối quan hệ gia đình, thân thuộc (với người nào đó)‖ Đem đối
lập với nhau, nghĩa của cha, mẹ, vợ, chồng lại có thể phân tích ra những yếu tố
ngữ nghĩa: ―phụ nữ‖, ―đàn ông‖, ―đã có con‖, ―đã kết hôn‖ Mỗi nghĩa từ là một
tổ hợp đặc biệt những yếu tố ngữ nghĩa
mẹ: ―phụ nữ‖ – ―đã có con‖ – ―nói trong mối quan hệ với con‖
cha: ―đàn ông‖ – ―đã có con‖ – ―nói trong mối quan hệ với con‖
vợ: ―phụ nữ‖ – ―đã kết hôn‖ - ―nói trong mối quan hệ với chồng‖
chồng: ―đàn ông‖ – ―đã kết hôn‖ - ―nói trong mối quan hệ với vợ‖
Nguyễn Đức Tồn [90, tr.115] coi nét nghĩa của từ chính là sự hiểu biết của con người về đặc trưng nào đó của cái mà từ gợi ra
Nguyễn Ngọc Trâm [92, tr.34] khi phân tích cấu trúc nghĩa của động từ tâm lí - tình cảm cho rằng, nghĩa của từ biểu thị tâm lí - tình cảm gồm hai thành tố: Thành tố biểu thị trạng thái tâm lí – tình cảm và Thành tố sự đánh giá tác động tâm lí – tình cảm Đây là hai thành tố thường xuyên có mặt trong nghĩa từ Mỗi một thành tố lại bao gồm các nét nghĩa nhỏ hơn Các nét nghĩa này được nhận ra bởi sự đối lập giữa các nghĩa từ cụ thể khác nhau Cấu trúc nghĩa tổng quát của các từ tâm lí - tình cảm gồm 2 bậc: bậc I (các thành tố) và bậc II (các nét nghĩa) Sự đối lập ngữ nghĩa giữa các từ ở cấp độ thấp hơn (bậc II) là đối lập của những nét nghĩa đa dạng
Nhóm từ ngữ chỉ mùi vị thuộc về những từ biểu thị cảm giác Quá trình cảm giác cũng như quá trình tâm lí – tình cảm, đều có chung yếu tố tác động và phản ứng Do vậy, trong luận án này, chúng tôi áp dụng cách phân tích cấu trúc nghĩa trên của tác giả cho nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt
Trang 291.2.1.3 Lí thuyết trường nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu [7], trường là một thuật ngữ mượn của các ngành
khoa học tự nhiên Trier và Weisgerbe là những người có công đưa thuật ngữ này vào ngôn ngữ học Tác giả quan niệm: ―Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa‖
Nguyễn Thiện Giáp [31, tr.183] cho rằng trường nghĩa là phạm vi những đơn vị từ vựng có quan hệ lẫn nhau về ý nghĩa Các đơn vị từ vựng trong một trường nghĩa phải có chung một thành tố nghĩa ―Trường nghĩa là tập hợp các đơn vị từ vựng có chung một thành tố nghĩa có giá trị nhận diện một trường nghĩa‖ Như vậy, muốn xác định trường nghĩa, cần phải xác định được thành tố nghĩa chung có giá trị nhận diện trường nghĩa Chẳng hạn: các đơn vị từ vựng
như: bàn, ghế, gường, tủ bếp, giá sách,…có chung thành tố nghĩa là ―đồ dùng‖ nên có thể tạo thành một trường nghĩa Các đơn vị như: chua, cay, mặn, ngọt,
chát, the, đắng,…có chung thành tố nghĩa ―chỉ vị‖ nên cũng tạo thành một
trường nghĩa
Trong tiếng Việt, lí thuyết trường nghĩa đã được nhiều tác giả vận dụng để
nghiên cứu các trường từ vựng như: các đơn vị từ vựng biểu thị bộ phận cơ thể (Nguyễn Đức Tồn, 1989), các đơn vị từ vựng biểu thị hoạt động nói năng (Hoàng Văn Hành, 1992), các đơn vị từ vựng biểu thị tên gọi thực vật (Cao Thị Thu, 1995), các đơn vị từ vựng biểu thị động vật (Nguyễn Thúy Khanh, 1996),
các đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí – tình cảm (Nguyễn Ngọc Trâm, 2002), các đơn vị từ vựng biểu thị quan hệ thân tộc (Dương Thị Nụ, 2003), các đơn vị từ vựng biểu thị màu sắc (Nguyễn Thị Liên, 2004), các đơn vị từ vựng biểu thị hoạt động tri giác (Hoàng Thị Hòa, 2013),…
Lí thuyết trường nghĩa là cơ sở để chúng tôi tập hợp nhóm các từ ngữ chỉ mùi, vị, đồng thời cũng chỉ ra được sự thâm nhập của trường từ vựng này vào các trường từ vựng khác qua hiện tượng chuyển trường của ngôn ngữ
Trang 301.2.1.4 Sự biến đổi nghĩa của từ
Có thể thấy, với chức năng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, ngôn ngữ cũng luôn biến đổi để bắt kịp sự phát triển của xã hội Chính vì vậy, trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ của xã hội, thường xuyên xuất hiện những nhu cầu
về các đơn vị từ ngữ và cách diễn đạt để biểu thị những sự vật, hiện tượng hay khái niệm mới Tuy nhiên, như các nhà nghiên cứu đã nhận định, nếu chỉ đáp ứng các nhu cầu đó bằng cách tạo ra ngày càng nhiều từ ngữ mới thì đến một lúc nào đó, hệ thống ngôn ngữ sẽ bao gồm một số lượng rất lớn các đơn vị từ vựng Điều đó có thể làm cản trở quá trình giao tiếp, do người ta phải ghi nhớ quá nhiều đơn vị Để khắc phục điều này, bên cạnh tạo các từ mới từ những yếu tố sẵn có, người sử dụng ngôn ngữ vẫn có thể sử dụng các từ ngữ sẵn có nhưng thay đổi nghĩa đã có hoặc bổ sung thêm nghĩa mới
Sự biến đổi nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số loại sự vật có quan hệ gần gũi với nhau về một phương diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên quan nhất định Sự khác nhau giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa không phải là sự khác nhau hoàn toàn: sự biến đổi ý nghĩa ở đây thường đi theo xu hướng làm thay đổi một thành phần ý nghĩa nào đấy của từ Hiện tượng nhiều nghĩa có thể xảy ra cả với nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái Do đó, nói đến hiện tượng nhiều nghĩa, có thể phân biệt các trường hợp sau:
- Nhiều nghĩa do sự biến đổi về ý nghĩa biểu vật Đây là trường hợp thay đổi mối quan hệ giữa từ ngữ âm với sự vật hay hiện tượng Chẳng hạn, từ đầu
[143, tr.299] trong tiếng Việt ứng với các ý nghĩa biểu vật như sau:
1 Phần trên cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của thân thể
động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác Gội đầu Cốc nhẹ vào đầu
2 Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật Đầu máy bay
Sóng bạc đầu
Trang 313 Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian; đối
lập với cuối Nhà ở đầu làng Đầu mùa thu
4 Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một
vật Nắm một đầu dây Trở đầu đũa
5 Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời
điểm khác Hàng ghế đầu Lần đầu
- Nhiều nghĩa do sự biến đổi ý nghĩa biểu niệm Đây là trường hợp làm
thay đổi mối quan hệ giữa vỏ âm thanh của từ với nội dung khái niệm mà từ biểu
thị Chẳng hạn: từ che trong tiếng Việt có thể tách thành hai nghĩa biểu niệm
1 (Hoạt động) (tác động đến X) (để bảo vệ X) (chống lại tác động khác
của vật bên ngoài) Ví dụ: che miệng, che mắt,…
2) (Hoạt động) (tác động đến X) (để hạn chế tác động của X đến một vật
khác cần được bản vệ) Ví dụ: che nắng, che mưa,…
- Nhiều nghĩa do sự biến đổi ý nghĩa biểu thái Đây là trường hợp có sự
thay đổi về sắc thái biểu cảm của từ Chẳng hạn từ ôm trong câu ―Mẹ ôm con vào lòng‖, ―Ôm quần áo vào nhà‖, thì ôm trung hòa về biểu thái Tuy nhiên, trong câu ―Ôm tivi suốt ngày‖ thì ôm mang ý phê phán, chê trách
1.2.1.5 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
a Quan niệm về chuyển nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu [8, tr.146], từ (đơn hoặc phức) lúc mới xuất hiện chỉ
có một nghĩa biểu vật Sau một thời gian được sử dụng, nó có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới Các biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi Chẳng hạn như từ ―chốt‖ có nghĩa ―làm cho không rời, không long ra‖, trong quá trình sử dụng, dẫn tới một biểu vật mới
―chốt vấn đề lại‖ Việc một nghĩa của từ được hình thành dựa trên một nghĩa đã
có của từ đó được gọi là sự chuyển nghĩa của từ Từ điển [143] định nghĩa:
Trang 32chuyển nghĩa là ―chuyển sang một nghĩa mới, ít nhiều vẫn còn mối liên hệ với nghĩa trước.‖
Sự chuyển nghĩa của từ, theo Đỗ Hữu Châu [8, tr.147], có các khả năng:
Thứ nhất, giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi
theo kiểu móc xích: nghĩa đầu tiên chuyển sang nghĩa S1, từ S1 chuyển sang S2,
từ S2 chuyển sang nghĩa S3, v.v… Mối liên hệ giữa nghĩa đầu tiên với những nghĩa xuất hiện sau có khi còn thấy rõ nhờ nét nghĩa cơ sở Song có khi mối liên
hệ này đã bị đứt quãng Lúc này từ vốn là một, nhưng đã tách thành hai từ đồng
âm
Thứ hai, các từ có ý nghĩa biểu vật thuộc cùng một phạm vi hoặc có ý
nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng giống nhau
Thứ ba, sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳn với
nghĩa trước Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến cho nó trở thành đồng nghĩa với từ trái nghĩa trước kia của nó
Thứ tư, khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ với nhau, sự chuyển nghĩa
có thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại Nói nghĩa của từ ―mở rộng‖ tức là nói tính khái quát của nó tăng lên, các nét nghĩa cụ thể, quy định phạm vi biểu vật bị loại bỏ hay mờ nhạt đi Sự thu hẹp ý nghĩa của từ đi kèm với
sự cụ thể hóa ý nghĩa, đi kèm với việc tăng thêm những nét nghĩa cụ thể, quy định phạm vi biểu vật của từ
b Phương thức chuyển nghĩa của từ
Việc chuyển nghĩa của từ luôn được thực hiện qua phương thức chuyển nghĩa ―Phương thức chuyển nghĩa là phương thức mà dựa vào đó có thể thực hiện sự chuyển biến ý nghĩa cho từ, tăng cho từ thêm nghĩa mới‖ [11, tr.220]
Có nhiều tiêu chí để phân loại các phương thức chuyển nghĩa nhưng quan điểm phổ biến nhất vẫn là phân loại dựa vào các quy luật phát triển nghĩa của từ
Trang 33trong quá trình sử dụng Sự phát triển nghĩa của từ dựa vào hai quy luật: quy luật
logic và quy luật liên tưởng Quy luật logic gồm có hai phương thức mở rộng nghĩa và thu hẹp nghĩa; quy luật liên tưởng gồm hai phương thức ẩn dụ và hoán
dụ
b.1 Mở rộng nghĩa
Mở rộng nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa mà theo đó nghĩa của một từ
được mở rộng hơn: ―một quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng Ý nghĩa được hình thành nhờ quá trình này gọi là nghĩa rộng Bản thân từ bắt đầu biểu thị khái niệm rộng trong khi đó không thay đổi nghĩa cơ sở của mình‖ [28, tr.257]
Cơ sở của việc mở rộng nghĩa của từ, theo các tác giả [25, tr.211-212] chính là sự chuyển di tên gọi dẫn đến việc chuyển nghĩa theo xu hướng mở rộng Đồng thời với mở rộng nghĩa tất yếu là mở rộng phạm vi định danh của từ
Các tác giả [100] cho rằng: ―Đôi khi việc sử dụng từ có thể được mở
rộng ra Ví dụ như từ lóng cool (mát), lúc đầu chỉ là một biệt ngữ có tính chuyên
môn của các nhạc công chơi nhạc Jazz Sau đó, theo thời gian nó đã được sử dụng cho hầu hết những thứ có thể tri nhận được, chứ không chỉ là âm nhạc; và
nó không chỉ có nghĩa là một thể loại nhạc nữa‖
Ví dụ: từ đồng hồ trước đây vốn có nghĩa là "cái hồ làm bằng đồng, trong
đó chứa nước để cho chảy dần đi, căn cứ vào lượng nước đã chảy đi nhiều hay ít
để tính thời gian", hiện nay từ này đã chuyển sang gọi vật dùng để đo thời gian
nói chung mà bất kể nó được làm bằng gì, hoạt động theo nguyên tắc nào: đồng
hồ quả lắc, đồng hồ điện tử
Trong tiếng Anh, từ holiday có nghĩa gốc là ―một ngày có ý nghĩa tôn
giáo‖ nhưng hiện nay nó được mở rộng nghĩa với nghĩa ―khoảng thời gian mà không phải làm việc hoặc đến trường‖
Trang 34b2 Thu hẹp nghĩa
Các tác giả [10, tr 211-121] coi thu hẹp nghĩa của từ là sự thu hẹp phạm
vi biểu hiện (định danh) của từ Crwoley (dẫn theo [42]) cũng chỉ ra rằng: ―Sự thu hẹp ngữ nghĩa xảy ra khi một từ nào đó ám chỉ một phần nghĩa gốc của từ ấy‖ ―Phạm vi ý nghĩa của các từ phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể‖ [28, tr.398]
Ví dụ: từ mùi trong tiếng Việt vốn có nghĩa ―cảm giác bất kì do cơ quan
khứu giác thu nhận được‖, nhưng khi nói ―miếng thịt này có mùi rồi‖ thì lại có ý nghĩa là cụ thể là mùi hôi Trong tiếng Anh, từ ―deer‖ ban đầu có nghĩa là ―động vật nói chung‖, nhưng ngày nay có nghĩa là ―chỉ một loài động vật‖ (con nai)
b.3 Ẩn dụ
Là một trong những phương thức chuyển nghĩa quan trọng, ẩn dụ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến Nguyễn Văn Tu [93, tr.159] viết: ―Ẩn dụ là phép gọi tên sự vật bằng tên một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp Muốn hiểu được mối quan hệ đó, chúng ta phải so sánh ngầm Khác với hoán dụ, phép
ẩn dụ, ta theo tưởng tượng của ta mà gọi một sự vật chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp
ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau‖
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: ―Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau‖ [27, tr.162]
Đỗ Hữu Châu chỉ rõ: ―Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y có nét nào đó giống nhau‖ [8, tr.155]
Như vậy, bản chất của ẩn dụ là hiện tượng chuyển đổi tên gọi, lấy tên của
một đối tượng này để gọi một đối tượng kia, dựa vào điểm tương đồng giữa
chúng Nguyễn Thiện Giáp phân chia ẩn dụ dựa trên tính chất của sự giống nhau,
gồm: giống nhau về hình thức (mũi (người) - mũi thuyền, mũi dao), giống nhau
Trang 35về màu sắc (rêu - màu rêu), chức năng (huyết mạch – con đường huyết mạch), thuộc tính, tính chất (ngọt ngào – lời nói ngọt ngào), đặc điểm hay một vẻ ngoài nào đó (người phụ nữ hay ghen – Hoạn Thư) hay từ cụ thể đến trừu tượng (nắm
– nắm tình hình), chuyển tên các con vật thành cách gọi con người (chó – chó con của mẹ), chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác
(nhân cách hóa) [27, tr.163-165]
Đỗ Hữu Châu phân chia ẩn dụ dựa theo hai cơ chế
Thứ nhất, dựa vào tính cụ thể (có thể cảm nhận được bằng giác quan) hay trừu tượng của sự vật y (sự vật nhận tên gọi ẩn dụ), ẩn dụ được chia thành: ẩn dụ
cụ thể - cụ thể (chân (người) - chân bàn), ẩn dụ cụ thể - trừu tượng (nắm – nắm
nội dung tác phẩm)
Thứ hai, dựa vào nét nghĩa phạm trù (các nét nghĩa tạo thành ý nghĩa biểu niệm của từ có thể quy về những phạm trù lớn, do đó, cũng có thể quy các ẩn dụ
về những phạm trù nhất định) thì có các ẩn dụ sau: n dụ hình thức (mũi (người) –
mũi thuyền): , ẩn dụ vị trí (ruột – ruột bút), ẩn dụ cách thức (cắt (giấy) – cắt hộ khẩu), ẩn dụ chức năng (cửa (nhà) – cửa sông, cửa rừng), Ẩn dụ kết quả (ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác) (mặn mà – tình cảm mặn mà) [8, tr.157-160]
b.4 Hoán dụ
Giống như ẩn dụ, hoán dụ là phương thức quan trọng trong phát triển nghĩa từ vựng của từ Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: ―Hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện hoặc tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên một mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng‖ [27, tr.165-167] Đỗ Hữu Châu chỉ rõ hơn khái niệm hoán dụ trong sự so sánh với ẩn dụ
―…hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế‖ ―Trong trường hợp ẩn dụ, các sự vật được gọi tên… không
có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chủ quan của con người
Trang 36về sự giống nhau giữa chúng Trái lại, trong trường hợp hoán dụ, mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không tùy thuộc vào nhận thức của con người Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ‖ [8, tr.155]
Như vậy, hoán dụ là hiện tượng chuyển đổi tên gọi, lấy tên của một đối
tượng này để gọi một đối tượng kia, dựa trên quan hệ tương cận giữa chúng
Nguyễn Thiện Giáp [27, tr.165-166] chia các loại hoán dụ căn cứ vào tính chất các quan hệ như sau:
+ Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận, gồm: lấy bộ phận thay cho toàn thể (
miệng – nhà có 5 miệng ăn), lấy toàn thể thay cho bộ phận (tuần – tuần lễ thời trang), lấy không gian, địa điểm thay cho những người sống ở đó, lấy cái chứa
đựng thay cho cái được chứa đựng (ăn hai bát), lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người (Áo chàm đưa buổi phân li), lấy bộ phận con người thay cho bộ phận quần áo (tay áo, cổ áo), lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó (Bia Hà Nội), lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở
đó (trận Điện Biên Phủ), lấy tên tác giả thay cho tác phẩm (nghe Trịnh Công
Sơn), lấy tên chất liệu thay cho tên sản phẩm (đồng – vài đồng bạc),lấy tên âm
thanh thay cho đối tượng (tu hú – chim tu hú)
Đỗ Hữu Châu [8, tr.161-167] đã thống kê các cơ chế của hoán dụ cụ thể
và đa dạng hơn, gồm:
+ Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật x
và y; x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận Kiểu hoán dụ này có thể
có các loại: lấy tên gọi bộ phận cơ thể thay cho cả cơ thể hay cho cả toàn thể
(chân – có chân trong đội bóng), lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng
để gọi tên con vật (tắc kè – con tắc kè), lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian (xuân – mùa xuân hay xuân – hai bốn xuân xanh), tên riêng được dùng thay cho tên gọi của loại (Thăng Long – thuốc lá Thăng Long), lấy tên gọi của một số nhỏ để chỉ số lớn (trăm/nghìn – trăm/nghìn người như một), lấy tên gọi của toàn bộ để gọi tên bộ phận (ngày – một ngày công)
Trang 37+ Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa – vật bị chứa (làng – cả làng tỉnh
dậy giữa đêm)
+ Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ
nguyên liệu (thau (hợp kim) – cái thau)
+ Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề (bút – cây bút trẻ)
+ Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng vật chất được chứa đựng
(tủ - một tủ quần áo)
+ Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng (tim chỉ tình cảm, đầu chỉ trí tuệ, lí trí)
+ Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế
(xuôi tay chỉ cái chết, cúi đầu chỉ sự cam chịu)
+ Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác (đét - đánh bằng roi),
bợp - tát vào gáy)
+ Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra do
hoạt động đó (bọc – gửi mấy bọc hàng)
+ Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ (cuốc – cái cuốc)
+ Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên
liệu đó (muối – muối dưa)
+ Hoán dụ dựa vào quan hệ sự vật và màu sắc (cam – màu cam)
+ Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật
(chất xám - năng lực trí tuệ)
Có thể thấy, sự phân chia các hiện tượng chuyển nghĩa của từ theo hai phương thức là ẩn dụ và hoán dụ ở các tác giả có vài sự khác biệt Sự khác biệt thể hiện ở việc phân chia các cơ chế ẩn dụ, hoán dụ và có trường hợp tác giả này coi là ẩn dụ, tác giả khác lại xếp vào hoán dụ (quan hệ giữa sự vật và màu sắc) Luận án tán thành cách phân chia ẩn dụ và hoán dụ theo các cơ chế mà Đỗ Hữu
Trang 38Châu đưa ra, đặc biệt là cách phân chia ẩn dụ dựa vào nét nghĩa phạm trù Đây là
cơ sở để chúng tôi nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ vị ở chương tiếp theo
1.2.1.6 Lí thuyết về nghiên cứu đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của ngôn ngữ học, với mục đích ―… nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ có quan hệ nguồn gốc hay thuộc cùng một loại hình hay không‖ [44, tr.9] Cũng theo tác giả, có 05 nguyên tắc cần thiết phải tuân thủ trong đối chiếu ngôn ngữ
Nguyên tắc 1: Bảo đảm các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải
được miêu tả một cách đầy đủ, chính xác và sâu sắc trước khi tiến hành đối chiếu
để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng
Nguyên tắc 2: Nghiên cứu đối chiếu không thể chỉ chú ý đến các phương
tiện ngôn ngữ một cách tách biệt mà phải đặt trong hệ thống
Nguyên tắc 3: Phải xem xét các phương tiện đối chiếu trong hệ thống
ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp
Nguyên tắc 4: Phải đảm bảo tính nhất quán trong việc vận dụng các khái
niệm và mô hình lí thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu
Nguyên tắc 5: Phải chú ý đến đặc trưng loại hình giữa các ngôn ngữ cần
đối chiếu để có cách tiếp cận phù hợp
Đây là 5 nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ Liên hệ với nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh, có thể thấy một số vấn đề sau : Nguyên tắc 1 thể hiện sự cần thiết của việc mô tả các nội dung triển khai để làm cơ sở cho việc đối chiếu Để so sánh những nét tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh, bước đầu tiên mô tả được nghĩa, cấu trúc nghĩa, và hiện tượng chuyển nghĩa của hai
Trang 39nhóm từ này trong tiếng Việt và tiếng Anh Ở bình diện nghĩa, miêu tả số lượng nghĩa, nội dung nghĩa và trình tự xuất hiện các nghĩa trong từ đa nghĩa, ở bình diện cấu trúc nghĩa, miêu tả số lượng, nội dung các nét nghĩa và ở bình diện chuyển nghĩa, miêu tả các phương thức chuyển nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Anh Nguyên tắc 2 thể hiện tính hệ thống của ngôn ngữ trong việc đối chiếu Để đối chiếu cách tri nhận về mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh, luận án không chỉ nghiên cứu đối chiếu một hay một vài từ chỉ mùi, vị mà nghiên cứu hệ thống các từ chỉ mùi, vị trong hai ngôn ngữ nhằm chỉ ra rõ đặc trưng dân tộc trong việc tri nhận hai nhóm từ ngữ này Nguyên tắc 3 chỉ rõ hoạt động của đối tượng nghiên cứu trong ngữ cảnh giao tiếp Đối với nhóm từ ngữ chỉ mùi, vị, qua các ngữ cảnh chứa từ ngữ chỉ mùi, vị xuất hiện trên các ấn phẩm như sách, báo, tạp chí và kho ngữ liệu, có thể thấy rõ sự giống nhau và khác nhau trong phương thức chuyển nghĩa của nhóm từ ngữ này trong hai ngôn ngữ Nguyên tắc 4 thể hiện tính nhất quán trong việc vận dụng khái niệm và mô hình lí thuyết Nghiên cứu ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ mùi vị trong tiếng Việt và tiếng Anh, luận án
sử dụng lí thuyết cấu trúc nghĩa của ngôn ngữ học cấu trúc và lí thuyết ngữ nghĩa của ngôn ngữ học truyền thống Nguyên tắc 5 thể hiện đặc điểm loại hình của ngôn ngữ trong nghiên cứu Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập nên xem xét cấu tạo
từ ngữ chỉ mùi, vị chủ yếu qua phương thức ghép và láy, trong khi đó, tiếng Anh
là ngôn ngữ hòa kết nên phương thức phụ tố là phương thức cấu tạo chủ yếu
Bên cạnh nguyên tắc đối chiếu thì cách tiếp cận trong nghiên cứu đối chiếu cũng là vấn đề cần được làm rõ Theo tác giả [44, tr.160-169], tùy theo mục đích và nhiệm vụ, có thể tiếp cận theo hai cách sau: đối chiếu hai (hay nhiều) chiều và đối chiếu một chiều
Nghiên cứu đối chiếu hai (hay nhiều) chiều xem xét các hiện tượng được
so sánh của hai hay nhiều ngôn ngữ trong mối quan hệ qua lại dựa trên cái cơ sở hay cái nền (TC – tertium compairationis) nhất định Cách tiếp cận này được thực hiện qua việc: chọn TC và xác định các phương tiện ngôn ngữ biểu thị /
Trang 40thuộc về phạm trù này trong các ngôn ngữ đối chiếu Nghiên cứu đối chiếu hai chiều này là nghiên cứu các hình thức thể hiện TC trong hai hay nhiều ngôn ngữ, sau đó phân tích những hình thức thể hiện này có những điểm nào giống nhau và khác nhau, không có ngôn ngữ nào là ngôn ngữ xuất phát và ngôn ngữ nào là ngôn ngữ đích
Nghiên cứu đối chiếu một chiều xem xét ý nghĩa của một phương tiện nào
đó trong ngôn ngữ này và xác định những phương tiện biểu hiện ý nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ khác Có thể bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ thứ nhất rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ thứ hai, hoặc ngược lại, có thể bắt đầu từ việc miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ thứ hai rồi đối chiếu với những cái tương đương trong ngôn ngữ thứ nhất Với cách tiếp cận này, người nghiên cứu phải chọn một ngôn ngữ làm điểm xuất phát
và một ngôn ngữ làm đích
Với mục đích nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và có liên hệ với tiếng Anh, luận án áp dụng cách tiếp cận nghiên cứu đối chiếu hai chiều, trong đó, TC là đặc điểm ngữ nghĩa (nghĩa, cấu trúc nghĩa và phương thức chuyển nghĩa) của nhóm từ trên
1.2.2 Cơ sở sinh lí học của hệ thần kinh cảm giác
1.2.2.1 Vị giác
Trong năm giác quan của con người (thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác và thị giác) thì vị giác là một trong những giác quan phát triển rất sớm Ở tuần thứ 11 của thai kì, cấu trúc lưỡi của thai nhi đã gần như hoàn thiện và thai nhi có thể cảm nhận được bốn vị cơ bản (chua, đắng, mặn, ngọt) Dù không thể thở được bằng mũi và ăn được bằng miệng nhưng bào thai vẫn cảm nhận được mùi, vị thức ăn mà người mẹ ăn vào [97] Do đó, vị giác chính là một trong những tổ chức đầu tiên phản ánh mối liên hệ của con người với thế giới xung quanh Điều này được thể hiện rất rõ qua cách thức con người cảm nhận các vị