Do đó, việc nghiên cứu ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt sẽ góp phần tìm ra những điểm tươ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Đặng Thị Hương Thảo
NGỮ NGHĨA VÀ CƠ SỞ TRI NHẬN CỦA CÁC GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN THEO CHIỀU ‘TRÊN-DƯỚI’ TRONG TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Đặng Thị Hương Thảo
NGỮ NGHĨA VÀ CƠ SỞ TRI NHẬN CỦA CÁC GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN THEO CHIỀU ‘TRÊN-DƯỚI’ TRONG TIẾNG ANH, ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
Mã số: 9222024
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS TSKH Lý Toàn Thắng
2 PGS TS Hồ Ngọc Trung
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của
ai Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trang 4MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI TỪ ĐỊNH
VỊ KHÔNG GIAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
11
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu giới từ định vị không gian
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về giới từ định vị không gian trên thế giới
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về giới từ định vị không gian ở Việt Nam
11
11
15
1.3.3 Nghĩa của từ trong ngữ nghĩa học truyền thống và ngữ nghĩa học tri
nhận
41
Trang 51.3.5 Nghiệm thân
1.3.6 Kinh nghiệm nghiệm thân
1.3.7 Tri nhận nghiệm thân
1.3.8 Thuyết giải
1.3.9 Các mô hình của ngôn ngữ học tri nhận
1.3.10 Ẩn dụ ý niệm
1.3.11 Sự ý niệm hóa không gian
1.3.12 Về nguyên lý “con người là trung tâm” của sự tri nhận không gian
1.3.13 Về các chiến lược định vị và định hướng trong không gian
DƯỚI” TRONG TIẾNG ANH (OVER, ABOVE, UNDER VÀ BELOW) TRONG SỰ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
2.1.3 Nghĩa “bên kia”
2.1.4 Nghĩa “khoảng cách địa hình”
2.1.5 Nghĩa “tiếp theo ở trên”
2.2 Nghĩa phi không gian của giới từ định vị “trên” trong tiếng Anh và so sánh đối chiếu với tiếng Việt
2.2.1 Nghĩa “nhiều hơn”
2.2.2 Nghĩa “kiểm tra”
2.2.3 Nghĩa “thời gian”
Trang 62.2.4 Nghĩa “khá hơn/ tốt hơn”
2.2.5 Nghĩa “thích hơn”
2.2.6 Nghĩa “kiểm soát”
2.3 Nghĩa không gian của các giới từ định vị không gian “dưới” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt
2.3.1 Nghĩa “nguyên thủy”
2.3.2 Nghĩa “khoảng cách địa hình”
2.3.3 Nghĩa “che phủ”
2.3.4 Nghĩa “tiếp theo ở dưới”
2.4 Nghĩa phi không gian của các giới từ định vị không gian “dưới” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt
2.4.1 Nghĩa “ít hơn”
2.4.2 Nghĩa “kém/ yếu hơn”
2.4.3 Nghĩa “điều khiển”
2.4.4 Nghĩa “không tồn tại”
2.5 Tiểu kết
Chương 3: CƠ SỞ TRI NHẬN CỦA GIỚI TỪ ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN TRÊN –DƯỚI TRONG TIẾNG ANH SO SÁNH ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT
Trang 73.3.2 Nghĩa “che phủ” của giới từ định vị không gian “trên”
3.3.3 Nghĩa “bên kia” của giới từ định vị không gian “trên”
3.3.4 Nghĩa “khoảng cách địa hình của giới từ định vị “trên”
3.3.5 Nghĩa “nguyên thủy”của giới từ định vị không gian “dưới”
3.3.6 Nghĩa “che phủ” của giới từ định vị “dưới”
3.3.7 Nghĩa “khoảng cách địa hình” của giới từ định vị không gian “dưới”
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1 ĐTĐV, TR: Đối tượng được định vị
2 LM: Mốc định vị
3 ĐTQC: Đối tượng quy chiếu
4 Nxb: Nhà xuất bản
5 Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Giới từ tiếng Anh
Bảng 1.2: Giới từ phức và giới từ đơn
Bảng 2.1 Các nghĩa của 4 giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh
Bảng 2.2: Nghĩa của các giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Giới từ chỉ địa điểm
Hình 1.2: Phân loại giới từ
Hình 1.3: Quan hệ vị trí của giới từ
Hình 2.1: Điển cảnh của giới từ over
Hình 2.2: Hình chiếu của TR lên LM
Hình 2.3: Điển cảnh của above
Hình 2.4: Nghĩa “che phủ”
Hình 2.5: Cụm quỹ đạo A-B-C
Hình 2.6: Nghĩa “bên kia”
Hình 2.7: Nghĩa “nhiều hơn”
Hình 2.8: Nghĩa “kiểm tra”
Hình 2.9: Nghĩa “thời gian”
Hình 2.10: Điển cảnh của giới từ under
Hình 2.11: Điển cảnh của below
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo Svartvik [81], giới từ đóng một vai trò quan trọng trong ngôn ngữ Mặc dù, giới từ tiếng Anh chiếm số lượng nhỏ nhưng nó đóng một vai trò không thể thiếu trong ngôn ngữ và xuất hiện khá thường xuyên: Trong tiếng Anh, cứ tám đến mười từ thì sẽ có một giới từ Do đó, tiếng Anh có thể được coi là ngôn ngữ của giới từ Thêm vào đó, giới từ tiếng Anh được coi là từ loại đa nghĩa vì một giới từ có thể được sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau để diễn đạt các nghĩa khác nhau Tyler và Evans [89:1] đã chứng minh điều này thông qua việc
phân tích bốn nghĩa của giới từ over trong đoạn văn sau:
My grandmother was a great one for mixing historical lessons in with child rearing A favourite, regularly used one of the grandchildren was being rebucked for falling to satisfactorily compete some minor task and was,
consequently, being required to do it over A, involved pointing to the
needle-point text hanging over B the sofa which read, ‘We won’t come back til it’s
over C , over D there.’ This was inevitably followed by the question, ‘Where would the world be if they hadn’t done their jobs properly?’
(Bà tôi là một người tuyệt vời về việc lồng ghép các bài học lịch sử vào việc nuôi dạy con cháu Khi quở trách đứa cháu nào không hoàn thành những việc lặt
vặt một cách thỏa đáng và hậu quả là phải làm over A (lại), một trong những biện pháp bà thường áp dụng là chỉ vào khẩu hiệu ghim over B (bên trên) chiếc tràng kỉ: “Ta sẽ không quay lại cho đến khi nào over C (xong) cái việc over D there (ở đằng kia)” Chắc chắn tiếp đó sẽ là câu hỏi “Thế giới sẽ ra sao nếu như mọi
Trang 12người không làm đúng nhiệm vụ của mình?”) (Bản dịch của Lâm Quang Đông
và Nguyễn Minh Hà [90:19])
Trong đoạn văn trên, over diễn đạt bốn nghĩa khác nhau: over A có nghĩa là
‘lại’, over B có nghĩa là ‘bên trên’, over C có nghĩa là ‘xong’ và over D có nghĩa là
‘ở đằng kia’ Do đó, việc sử dụng đúng và dịch tương đương giới từ nói chung
cũng như giới từ định vị không gian tiếng Anh nói riêng sang tiếng Việt là một việc không dễ dàng
Thêm vào đó, qua thực tế giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên, trao đổi với đồng nghiệp và kết quả khảo sát thực nghiệm bước đầu, chúng tôi nhận thấy người học Việt Nam gặp khó khăn trong việc sử dụng giới từ định vị không gian
“trên-dưới” trong tiếng Anh Khó khăn đầu tiên là việc lựa chọn đúng các giới từ
này vì sự đa nghĩa của chúng Khó khăn thứ hai là họ chưa rõ tiêu chí để phân biệt được sự khác nhau giữa các nghĩa của các giới từ này, do đó hầu hết người học đều lựa chọn các giới từ đó theo cảm tính mà không giải thích được nguyên
do vì sao mình chọn giới từ đó Người học Việt Nam thường nhầm lẫn cách dùng
của over và above cũng như under và below vì nghĩa tương đương của over và above sang tiếng Việt là trên và nghĩa tương đương của under và below sang tiếng Việt là dưới Ngoài ra, có rất nhiều sách chuyên khảo và sách bài tập về
giới từ tiếng Anh nhưng số lượng bài tập về giới từ định vị không gian
“trên-dưới” còn chiếm số lượng khá khiêm tốn, đặc biệt là bốn giới từ over, above, under và below Cụ thể, cuốn “Bài tập Giới từ” của Nguyễn Thái Hòa [12] chỉ
có 40 câu liên quan đến các giới từ over, above, under và below (17 câu về giới
từ under, 16 câu về giới từ over, 4 câu về giới từ above và 3 câu về giới từ below) so với số lượng 1.776 câu về các giới từ trong tiếng Anh Ngoài ra, theo
thống kê từ cuốn “Prepositions” của Collins Cobuild do Nguyễn Thành Yến dịch
Trang 13năm 1997 [35] thì trong tổng số 1.083 câu ví dụ cho 40 giới từ, có 14 câu có
chứa giới từ below, 40 câu chứa giới từ under, 40 câu chứa giới từ over và không
có câu nào chứa giới từ above
Do đó, việc nghiên cứu ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt sẽ góp phần tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong cách tri nhận và định vị không gian của tiếng Anh và tiếng Việt, và đây cũng là luận cứ để lí giải những điểm tương đồng và dị biệt trong cách sử dụng các giới từ chỉ không gian tương ứng giữa hai ngôn ngữ Qua đó, người học có thể hiểu rõ được cách sử dụng của các giới từ này trong từng ngữ cảnh cụ thể Ngoài ra, kết quả của đề tài
có thể giúp cho việc dịch thuật về các giới từ này được chính xác hơn Với
những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các giới từ định vị không gian theo chiều “trên- dưới” trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt.”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận án hướng tới các mục đích nghiên cứu cụ thể sau: (i) Góp phần làm sáng tỏ các luận điểm lý thuyết, lý luận và bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu về giới từ định vị không gian “trên-dưới” theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận;
(ii) Góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt;
(iii) Góp phần làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong cơ chế tri nhận đối với giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của người Anh và người Việt
Trang 142.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
(i) Phân tích, miêu tả ngữ nghĩa của giới từ định vị không gian theo chiều
“trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt
(ii) So sánh và đối chiếu về mặt ngữ nghĩa của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” tiếng Anh với tiếng Việt nhằm chỉ ra nét giống và khác nhau
về ngữ nghĩa của nhóm giới từ này;
(iii) Phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau trong cơ chế, cách thức tri nhận về giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của người Anh và người Việt qua mối liên hệ giữa bộ ba ngôn ngữ, văn hóa và tư duy;
(iv) Khảo sát việc sử dụng giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” đối với người học của một số trường đại học ở Việt Nam và người bản ngữ để bước đầu kiểm chứng sự tương đồng và khác biệt về cơ chế tri nhận giới từ định
vị không gian theo chiều “trên-dưới” của người bản ngữ và người Việt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh, có so sánh đối chiếu với tiếng Việt
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn
đề về ngữ nghĩa và cơ chế tri nhận không gian của bốn giới từ định vị không
gian theo chiều “trên-dưới”: over, above, below và under; so sánh, đối chiếu ngữ
nghĩa và cơ chế tri nhận của chúng với tiếng Việt Chúng tôi lựa chọn 4 giới từ trên với các lý do sau: Thứ nhất, giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong
Trang 15tiếng Anh được rút ra từ các nghiên cứu liên quan gồm 12 giới từ: over, above,
up, upon, atop, on top of, on, down, underneath, under, below, beneath nhưng
trong quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi thấy tần suất xuất hiện của của các
giới từ upon, on the top of, atop, underneath và beneath ít hơn rất nhiều so với bốn giới từ over, above, under và below Trong khi, giới từ on xuất hiện nhiều
nhất nhưng hiện đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề
cập đến các khía cạnh ngữ nghĩa của giới từ này Ngoài ra, bốn giới từ tiếng Anh
trên có thể coi là bốn giới từ điển hình cho trục thẳng đứng trong trục tọa độ không gian, vì chúng tạo ra sự khác biệt về vị trí trên trục thẳng đứng và tạo ra
các cặp đối lập tương ứng: over và under, above và below Thêm vào đó, chưa có
công trình nào nghiên cứu sâu về so sánh đối chiếu ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận
của bốn giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh: over, above, under và below với tiếng Việt
3.3 Nguồn tư liệu của luận án
Nguồn ngữ liệu của luận án thu thập được từ các từ điển tiếng Anh, từ điển đối chiếu Anh-Việt, Việt-Anh hoặc các từ điển tường giải tiếng Anh và tiếng Việt, các nguồn trên mạng, sách tham khảo, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài và 7 tác phẩm văn học nổi tiếng
của Anh và Mỹ: Đồi gió hú của Emily Bronte, Oliver Twist của Charles Dickens, Chúa ruồi của William Golding, Jane Erye (Jane E-rơ) của Charlotte Bronte, Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell, Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London, Hội chợ phù hoa của William Makepeace Thackeray và các bản dịch tiếng Việt tương ứng Ngoài ra, 32 tác phẩm văn học thuần Việt như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Anh Chi yêu dấu của Đinh Tiến Luyện, Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, Hịch tướng sĩ của Trần
Trang 16Quốc Tuấn, Làng Vũ Đại ngày ấy của Nam Cao, Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài, Giông Tố và Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, Lều chõng và Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Hòn Đất của Anh Đức và 19 tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng được lựa chọn để khảo sát hai giới từ trên và dưới trong
tiếng Việt
Luận án chọn giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh làm đối tượng so sánh đối chiếu với giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Việt
Những vấn đề được thảo luận và đánh giá của luận án được giới hạn trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi thu thập được Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan của ngữ liệu nghiên cứu thì việc dịch tiếng Việt tương đương với ngữ liệu tiếng Anh lấy từ các tác phẩm văn học được giữ nguyên theo các bản dịch tiếng Việt đã được công bố và một phần nhỏ tư liệu tiếng Anh lấy từ các nguồn khác được chúng tôi dịch sát nghĩa để đảm bảo tính đặc thù của ngôn ngữ
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để
phân tích các ý nghĩa cụ thể và ý nghĩa khái quát của nhóm giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” và cơ sở tri nhận của chúng Qua đó, luận án có thể khái quát được các nghĩa cũng như cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt
Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để so sánh
các nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” giữa hai ngôn ngữ Trong đề tài này, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu giới
Trang 17từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của tiếng Anh với giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” của tiếng Việt Với phương pháp này, sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” giữa tiếng Anh và tiếng Việt được thể hiện rõ nét Kết quả của việc so sánh, đối chiếu góp phần hỗ trợ công tác dịch thuật, biên soạn từ điển, sách bài tập và công tác giảng dạy tiếng Anh cho người học Việt
Nam
Phương pháp khảo sát thực nghiệm: Chúng tôi lựa chọn 21 câu tiếng Anh
có chứa bốn giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới”: over, above, below và under trong các tác phẩm văn học nổi tiếng, các nguồn trên mạng và
các từ điển để tiến hành khảo sát thực nghiệm đối với 1.016 người học Việt Nam
và 100 người bản ngữ nói tiếng Anh có quốc tịch Anh, Mỹ, Úc và Niu Di Lân Các đối tượng tham gia khảo sát có cùng độ tuổi là 19-20 và đang là sinh viên của các trường Đại học Phiếu khảo sát được thiết kế dưới dạng lựa chọn phương
án đúng nhất và người trả lời được khuyến khích đưa ra sự giải thích cho sự lựa chọn của mình Các câu hỏi là những phát ngôn nằm ngoài ngữ cảnh với mục đích thu thập được những thông tin đa dạng về sự tri nhận của người Việt và người bản ngữ Cách thức tiến hành khảo sát được thực hiện theo đúng quy trình Đối với người học Việt, nhóm đối tượng ở các trường ở gần chúng tôi tiến hành khảo sát trực tiếp còn với các đối tượng ở xa tiến hành khảo sát online thông qua công cụ khảo sát surveymonkey Đối với người bản ngữ, việc khảo sát được thực hiện online thông qua công cụ khảo sát surveymonkey và khảo sát trực tiếp dưới
sự hỗ trợ của các đồng nghiệp đang làm việc và học tập ở các quốc gia trên Kết quả khảo sát được tổng hợp, phân tích là cơ sở để kiểm chứng các kết luận đã
được rút ra trong quá trình nghiên cứu
Trang 18Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để thống kê
phân loại các giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” căn cứ trên ngữ liệu bằng tiếng Anh và tiếng Việt được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra các nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều “trên
- dưới”
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về giới từ định vị không gian theo chiều “trên – dưới” và cơ sở tri nhận của nhóm giới từ này
Luận án đã phân tích ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của giới từ không gian theo chiều “trên – dưới” trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt nhằm làm rõ sự tương đồng và khác biệt về tri nhận không gian theo chiều “trên -dưới” của người bản ngữ và người Việt
Ngoài ra, luận án đã tiến hành thực nghiệm với 1.016 người Việt Nam học tiếng Việt của các trường Đại học ở Việt Nam và 100 người bản ngữ nói tiếng Anh để có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc trưng tri nhận của giới từ không gian theo chiều “trên -dưới”
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án nghiên cứu lý luận về giới từ định vị không gian theo chiều dưới” dưới góc độ của ngôn ngữ học tri nhận, do đó luận án góp phần làm sáng tỏ các luận điểm lý thuyết, lý luận và bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu về giới từ định vị không gian “trên-dưới” theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận
“trên-Luận án cũng đi sâu vào nghiên cứu bốn giới từ đặc trưng cho nhóm giới
từ định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt, các kết quả khảo sát về nhóm giới từ này góp phần giúp cho các nhà nghiên
Trang 19cứu có thêm luận chứng để đi sâu nghiên cứu thêm về ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của chúng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc phân tích ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các giới từ định vị không
gian “trên-dưới” có ý nghĩa thực tiễn vì nó giúp cho việc dạy và học nhóm giới từ này hiệu quả hơn Kết quả nghiên cứu các giới từ định vị không gian theo chiều
“trên-dưới” trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt sẽ giúp người học Việt Nam hiểu sâu hơn về sự tương đồng và khác biệt giữa chúng, cũng như đóng góp thêm một hướng nghiên cứu mới với một màu sắc riêng về giới từ định vị không gian “trên-dưới” trong hai ngôn ngữ Thêm vào đó, luận án cung cấp một khối ngữ liệu Anh – Việt về nhóm giới từ này giúp ích cho việc biên soạn tài liệu tham khảo, từ điển và giáo trình phục vụ cho việc dạy và học các giới từ này nói riêng và tiếng Anh nói chung
7 Cơ cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có kết cấu gồm ba chương:
Chương một: Luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và
ngoài nước liên quan đến luận án để đánh giá tình hình nghiên cứu về giới từ không gian và những vấn đề liên quan đến luận án nhằm xác định những điểm kế thừa và hướng tiếp cận của luận án Ngoài ra, những vấn đề lý luận cơ bản của giới từ định vị không gian và tri nhận không gian làm cơ sở nền tảng cho việc phân tích và miêu tả ở các chương tiếp theo cũng được đề cập đến
Chương hai: Luận án phân tích ngữ nghĩa của bốn giới từ định vị không gian theo chiều “trên-dưới” trong tiếng Anh: over, above, under và below so
Trang 20sánh đối chiếu với tiếng Việt Qua phân tích cấu trúc ngữ nghĩa, luận án tìm ra được sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa của nhóm giới từ định vị theo chiều “trên- dưới” giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt
Chương ba: Luận án tập trung vào phân tích cơ sở tri nhận của bốn giới từ
định vị không gian theo chiều “trên-dưới” dựa trên các dữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt thu thập được Ngoài ra, luận án trình bày kết quả khảo sát thực nghiệm về việc sử dụng giới từ này đối với người Việt học tiếng Anh và người bản ngữ nhằm làm rõ hơn sự tri nhận của giới từ định vị không gian theo chiều
“trên-dưới” của hai ngôn ngữ
Trang 21CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI TỪ
ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu giới từ định vị không gian
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về giới từ định vị không gian trên thế giới
Nhà ngữ pháp chức năng nổi tiếng Halliday [48] cho rằng giới từ không tách rời khỏi các từ loại khác mà luôn được xếp đặt, kết hợp, sử dụng trong tình huống, ngữ cảnh, trong mối quan hệ tầng bậc gồm ngữ cảnh ngữ nghĩa, từ vựng-ngữ pháp Trong ngữ pháp tiếng Anh, giới từ thường được các nhà ngữ pháp học xếp vào các từ chức năng, từ nối hoặc là từ trống
Một trong những nghiên cứu mới về ngữ nghĩa của giới từ là nghiên cứu của Klebanowaska’s [58] nghiên cứu về giới từ không gian trong tiếng Ba Lan
Bà đã thảo luận các nghĩa gốc của các giới từ, quan hệ hình học giữa các vật thể liên quan và các điều kiện cần và đủ để một giới từ mã hóa một quan hệ cụ thể
Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Leech [65], Leech và Svartvit [66] Trong các công trình này, các tác giả trình bày rất nhiều vấn đề liên quan đến giới từ chỉ không gian Hai tác giả đã chỉ ra một điều thú vị là việc lựa chọn một giới từ chỉ nơi chốn nào đó phụ thuộc vào cái cách thức chúng ta nhìn sự vật theo các chiều không gian (một chiều, hai chiều hay ba chiều) Các tác giả cũng
đề cập đến giới từ chỉ vị trí, chỉ ra sự khác nhau thú vị giữa over/ under và above/below: nếu như over và under chú trọng đến mối quan hệ không gian theo phương thẳng đứng hay là sự gần kề về không gian; thì above và below lại có ý
nghĩa khác, rằng một vật thể nào đó ở một vị trí cao hơn hay thấp hơn so với một vật thể khác
Trang 22Học giả Lakoff [60] cũng có một nghiên cứu sâu sắc và thú vị riêng về sự
đa nghĩa của giới từ chỉ không gian over Theo ông, có một ‘mạng lưới’ ngữ nghĩa của over liên quan đến ý nghĩa và cách dùng của 3 giới từ không gian across, through và above, do vậy có thể cho rằng trong sự đa nghĩa của over có 3 nghĩa chính liên quan đến giới từ over: Above-Across; Above và các nghĩa “che
phủ” (covering)
Trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu về giới từ không gian, có thể
kể đến những nghiên cứu của Talmy [85], [86] và Herskovits [50], [51] chú trọng đến việc miêu tả ý nghĩa và cách dùng của các giới từ không gian và các biểu đạt không gian, cả từ góc nhìn ngôn ngữ và tri nhận Talmy [85] nói đến các
‘sơ đồ không gian’ (tức là các kiểu hình học hóa) các đối tượng định vị, phân loại các thuộc tính không gian thành các loại nhỏ hơn như: vật lý, hình học, tôpô, Talmy [86] thảo luận kỹ về hình học của các vật thể trong mối quan hệ không gian và hình thành các phân loại cấu trúc không gian của ngôn ngữ Herskovits [50], [51] bàn về các vấn đề: các tình huống, các nghĩa lý tưởng, các yếu tố ngữ dụng liên quan đến giới từ và các miêu tả hình học của các vật thể trong các mối quan hệ không gian Herskovits nói đến hai cách thức tri nhận và miêu tả không gian, mà bà gọi là 2 ‘cách nhìn’ – cách nhìn cơ bản, chính tắc (fundamental/canonical) và cách nhìn ý niệm hóa hình học (geometrical conceptualization)
Przybylska [74] trình bày về giới từ không gian trong tiếng Ba Lan theo hướng tri nhận và các mạng lưới nghĩa bao gồm các nghĩa điển dạng và các nghĩa khác
Muộn hơn về sau này, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Tyler và Evans [89] trình bày một phân tích lý thuyết cơ bản về ngữ nghĩa của giới từ
Trang 23tiếng Anh Theo hai tác giả này, tất cả các giới từ trong tiếng Anh đều được mã hoá trong các mối quan hệ không gian giữa hai thực thể vật lý Ngoài nghĩa gốc không gian của chúng, các giới từ còn có nhiều nghĩa khác không chỉ về không gian, nhưng được gắn với sự tri nhận vật lý-không gian của con người Các tác giả nhấn mạnh đến một khái niệm rất quan trọng trong ngữ nghĩa của các giới từ
là ‘kịch cảnh không gian’ (spatial scene) Kịch cảnh không gian biểu hiện một quan hệ được ý niệm hóa (a conceptualized relation) dựa trên sự tương tác và trải nghiệm không gian của các thực thể Các thực thể có quan hệ với nhau theo một cách thức hình thể-không gian (spatio-configurational) nào đó “Thực tại” không phải là khách quan, độc lập với tâm trí/tư duy mà nó chịu ảnh hưởng của cơ thể chúng ta, cũng như của cái thế giới vật lý mà chúng ta sống trong đó; cho nên các ý nghĩa (được mã hóa trong ngôn ngữ) có quan hệ với hệ thống ý niệm của chúng ta vốn tạo nên ‘sự hình dung/biểu tượng’ của chúng ta về ‘thực tại’
Một điều đáng chú ý khác là Tyler và Evans [89] đã dành cả chương 4 để
bàn về hệ thống nghĩa của riêng một giới từ over, sử dụng 5 tiêu chí để phân biệt
15 nghĩa của giới từ này Tiếp đó, ở chương 5, các tác giả trình bày thêm về 3 giới từ theo phương thẳng đứng là: above, under và below Theo các tác giả, xét
về mặt ngữ nghĩa thì bốn giới từ này cho thấy một phương sách để phân chia trục không gian thẳng đứng thành bốn sự định vị khác nhau Hơn nữa, việc phân tích mỗi giới từ này cho thấy rằng trong tiếng Anh, sự hình dung về điển cảnh của các giới từ chỉ không gian có đặc trưng là bao gồm cả thành tố chức năng lẫn hình thể không gian ý niệm giữa vật được định vị (TR) và mốc định vị (LM) Các nghĩa của các giới từ này cũng được trình bày khá chi tiết, điều này cho thấy
tuy có sự khác biệt trong cách dùng bốn giới từ over, above, under và below theo
trục không gian thẳng đứng, nhưng sự phân biệt này không quy thành được các
Trang 24‘tiêu chí cần và đủ’, để xác định được một cách minh bạch khi nào quan hệ
không gian này là thuần của over hơn là của above; hay của under hơn là của below
Ngoài ra, Conventry và Garrod’s [36] đã đóng góp thêm cho mảng nghiên cứu này thông qua việc đưa ra các yếu tố để phân biệt các thành tố chức năng trong các nghĩa không gian
Trong một nghiên cứu của Seth Lindstromberg [79] về giới từ tiếng Anh, tác giả đã trình bày nghĩa của rất nhiều giới từ, trong đó có đề cập đến giới từ
over, above, under và below Giới từ over và above được trình bày trong chương
9 Các nghĩa gốc của over và above được trình bày thông qua các hình vẽ và
được chứng minh qua các ví dụ Ngoài ra, các nghĩa về không gian cũng được đề
cập đến Over dùng trong các khung cảnh không gian hoặc thay đổi nhiều hoặc hoàn toàn tĩnh tại Còn above dùng trong các khung cảnh không hoàn toàn tĩnh
tại Ngoài ra, các ứng dụng không gian cơ bản cũng như các cách dùng ẩn dụ của
hai giới từ này cũng được trình bày Above có 4 nghĩa ẩn dụ: nghĩa “nhiều hơn”,
nghĩa “tách biệt”, nghĩa “không thể nghe thấy được”, nghĩa “vị trí trong các
văn bản viết” Over có 12 nghĩa ẩn dụ: nghĩa “hoàn thành”, nghĩa “tồn tại”… Hai giới từ under và below cũng được trình bày ở chương 12 Theo nghiên cứu, under là trái nghĩa của over và below là trái nghĩa của above Các nghĩa không gian cơ bản của hai giới từ under và below được biểu diễn qua các hình vẽ Giới
từ under dùng để chỉ vị trí của đối tượng được định vị thấp hơn so với mốc định
vị nhưng đối tượng được định vị ở vị trí gần hoặc có thể tiếp xúc với vật định vị
Trong khi đó giới từ below cũng có nghĩa thấp hơn nhưng khác giới từ under ở
chỗ đối tượng được định vị ở vị trí xa hơn hoặc không tiếp xúc với mốc định vị
Nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ của under và below cũng được trình bày rõ
Trang 25trong nghiên cứu Under có 5 nghĩa ẩn dụ: nghĩa “xấu hơn”, nghĩa “che phủ”… còn below có 2 nghĩa ẩn dụ: nghĩa “kém hơn” và nghĩa “ít hơn” Nghiên cứu đã phân tích các nghĩa của bốn giới từ over, above, under và below dựa trên 3 tiêu chí: nghĩa gốc, nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ Tuy nhiên, nghĩa không gian
của bốn giới từ này chưa được phân biệt rõ nét
Một nghiên cứu gần đây nhất là nghiên cứu của Brenda [30] cũng đã trình
bày rất kỹ về mạng lưới nghĩa của giới từ không gian over dựa trên các nghĩa đã
được Tyler và Evans [89] trình bày nhưng có sự phân tích kỹ hơn và so sánh với các giới từ tương đương được sử dụng bởi người Ba Lan Nghiên cứu cũng đã cung cấp cho độc giả một cách nhìn rõ nét hơn về sự khác biệt trong tri nhận không gian giữa người Anh và người Ba Lan Để thực hiện nghiên cứu trên, tác
giả đã thu thập 708 câu có chứa giới từ over, 132 từ ghép có over và 255 câu có
các giới từ khác để phân tích ngữ pháp Nghiên cứu đã phân tích 162 câu có giới
từ over trên tổng số 417 câu được lựa chọn để phân tích Nghiên cứu tập trung
vào cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Các ví dụ được lấy từ các cuốn từ điển
như Longman Dictionary of Contemporary English [68], các từ điển khác như The Free Dictionary, the Urban Dictionary, The Oxford English Dictionary [72], Oxford English Dictionary [80], Webster’s Third New International Dictionary
of the English Language [91] và the Oxford Advanced Learners’ Dictionary [92] Nghiên cứu đã miêu tả các khía cạnh khác nhau của giới từ over và cấu trúc ngữ nghĩa được mã hóa trong các nghĩa khác nhau của giới từ over
1.1.2 Tình hình nghiên cứu giới từ định vị không gian ở Việt Nam
Đối với tiếng Việt, trong ngữ pháp truyền thống (phi tri nhận luận), giới từ định vị không gian không được nghiên cứu tách biệt mà thường được nghiên cứu chung trong cùng một bình diện với hư từ và quan hệ từ, kết từ Chẳng hạn, tác
Trang 26giả Hoàng Trọng Phiến [14] có bàn về từ trên với 6 cách phân loại: biểu thị
hướng hành động từ thấp lên cao so với chỗ đứng; biểu thị địa điểm ở bậc cao
hơn Ngược với dưới; biểu thị vị trí có mặt bằng hoặc sát mặt bằng nào đó mà người nói nhìn rõ theo tầm đứng; biểu thị địa điểm cụ thể xảy ra hành động, hiện tượng; biểu thị cơ sở, nền tảng làm phạm vi hoặc nguyên tắc cho hoạt động, hành động; biểu thị điểm chuẩn và phương thức tính toán tỉ lệ
Hoàng Phê và các cộng sự [15: 263, 997-998] cũng đã bàn về nghĩa của từ trên và dưới trong tiếng Việt Các tác giả đã khẳng định dưới là trái với trên và liệt kê ra 4 nghĩa của từ dưới: 1) phía những vị trí thấp hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó hay với các vị trí khác nói chung: Ghi tên họ dưới chữ ký / Anh ấy ở dưới tầng hai; 2) vùng địa lý thấp hơn so với một vùng xác định nào đó hay so với các vùng khác nói chung: Từ dưới Thái Bình lên Hà Nội / Mạn dưới; 3) được dùng sau xuống để biểu thị điều sắp nêu ra là đích nhằm tới của một hoạt động theo hướng từ cao đến thấp, trái với trên: Rơi xuống dưới đất;
4) biểu thị điều sắp nêu ra là phạm vi tác động, bao trùm, chi phối của hoạt động
hay sự việc được nói đến: Đi dưới mưa Ngoài ra, các tác giả cũng đưa ra lý giải cho việc trên là từ trái nghĩa với dưới và liệt kê ra 5 nghĩa của từ trên: 1) Phía
những vị trí cao hơn trong không gian so với một vị trí xác định nào đó, hay so
với các vị trí khác nói chung: Máy bay lượn trên thành phố / Nhà anh ấy ở trên tầng năm; 2) vùng địa lý cao hơn so với một vùng xác định nào đó, hay so với các vị trí khác nói chung: Trên miền núi / Từ trên Lạng Sơn về Hà Nội; 3) dùng sau lên để biểu thị điều sắp nêu ra là đích nhằm tới của một hoạt động theo hướng từ thấp đến cao, trái với dưới: Trèo lên trên ngọn cây / Nhìn lên trên trần nhà; 4) biểu thị điều sắp nêu ra là vị trí của vật được nói đến ở sát bề mặt của một vật nào đó đỡ từ bên dưới, hay sát bề mặt ở phía có thể nhìn thấy rõ: Sách để
Trang 27trên bàn / Ảnh treo trên tường / Vết sẹo trên trán; 5) biểu thị điều sắp nêu ra là nơi diễn ra của hoạt động, sự việc được nói đến: Gặp mặt nhau trên đường về / Nghe giảng trên lớp Tóm lại, Hoàng Phê và các đồng tác giả đi theo hướng nghiên cứu phi tri nhận luận đã đưa ra 5 nghĩa của từ trên và 4 nghĩa của từ dưới
Gần đây, đáng chú ý là công trình Các bài giảng về từ pháp học tiếng Việt
của tác giả Đinh Văn Đức [8], ở chương 7 bàn về liên từ và giới từ, ông đã chỉ ra
rằng các giới từ chỉ vị trí (trên, dưới, trước, sau, trong, ngoài, cạnh, bên,…) là
kết quả của quá trình tri nhận, ý niệm hóa và tạo nghĩa
Đi theo hướng nghiên cứu tri nhận luận, không thể không kể đến tác giả
Lý Toàn Thắng với một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về sự tri nhận không gian Trước tiên là luận án TSKH của tác giả (bằng tiếng Nga) với đề tài “Mô hình không gian của thế giới: sự tri nhận, văn hoá và tâm lí học tộc người” [19]
Trên cơ sở luận án này, ông đã hoàn thành công trình Ngôn ngữ học tri nhận: Từ
lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt [20] tiếp tục bàn sâu về các vấn đề
liên quan đến sự tri nhận không gian, trong đó có nhiều chỗ ông bàn về ‘trên – dưới Đáng lưu ý là, trong lần tái bản [21], tác giả Lý Toàn Thắng đã dành gần một chương 8 để bàn về các ý niệm “trên - dưới” và bình diện nghĩa của câu; và
gần đây ông còn có bài khảo sát riêng về “Định vị không gian “trên-dưới” trong tiếng Việt” [22: 222-234] Nghiên cứu này cung cấp cho người đọc một cách
nhìn về ý niệm “trên” trong tiếng Việt, khái niệm “định hướng tuyệt đối’ và đặc điểm tri nhận trong cách dùng từ định vị “trên” Tác giả đã so sánh, đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Pháp, để làm nổi bật lên nét đặc thù trong sự định vị “trên” của tiếng Việt (tuy nhiên, ý niệm “dưới” chưa được ông đề cập đến)
Trang 28Đáng chú ý là đã có 3 luận án tiến sĩ nghiên cứu về giới từ với các khía cạnh khác nhau Trước tiên phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Hoa [11]
về ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quát về giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các giá trị mà nghiên cứu đem lại cho việc dạy và học giới từ tiếng Anh Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung vào đối chiếu hầu hết các đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của giới từ tiếng Việt với giới từ tiếng Anh
Cùng năm 2001, luận án tiến sĩ của Trần Quang Hải với đề tài Nghiên cứu giới từ định vị theo hướng ngữ dụng” (trên cứ liệu tiếng Anh – tiếng Việt) [9]
khảo sát tám quan hệ về vị trí (3 vị trí tôpô, 5 vị trí quy chiếu), cùng 9 quan hệ theo đường dẫn (phối hợp 3 vai đường dẫn với 3 loại đường dẫn) Đồng thời khi khảo sát các vấn đề ngữ nghĩa – ngữ dụng, tác giả đã tìm ra 5 khác biệt giữa giới
từ định vị (GTĐV) tiếng Anh và tiếng Việt: sự mô tả về quan niệm “trên”, sự mô
tả quan hệ “trên” và “dưới”, sự phân biệt vị trí ngay giữa, việc sử dụng GTĐV và các giới từ chuyển động theo đường dẫn trong tiếng Việt và tiếng Anh Nói tóm lại, sự khác biệt giữa GTĐV tiếng Anh và tiếng Việt tập trung ở hai điểm: nghĩa của từ và sự lựa chọn đối tượng quy chiếu (ĐTQC) Thêm vào đó, tác giả cũng chỉ ra 4 nguyên nhân chính gây ra sự khác biệt ở hai ngôn ngữ: tác động của quan niệm triết học về chia cắt không gian, tác động bởi thói quen về nơi cư trú, tác động bởi địa hình phương hướng bầu trời và tác động bởi các luật chơi có tính xã hội cao Tác giả đã đưa ra kết luận như sau: những khác biệt giữa các sử dụng GTĐV ở tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu tập trung vào vấn đề nghĩa sử dụng và đặc biệt là quan niệm thường lấy vị trí của bản thân hay một đối tượng ngầm định đã được qui ước để làm ĐTQC của người Việt Tác giả đã nhấn mạnh
sự khác biệt cơ bản của GTĐV ở tiếng Anh và tiếng Việt không nằm ở hình thái
Trang 29từ hay cú pháp mà chính là vấn đề nghĩa và quan niệm quy chiếu Tác giả đã liệt
kê 6 giới từ tiếng Anh có nghĩa tương đương là trên trong tiếng Việt (on, upon, above, on top of, over và atop) và 4 giới từ tiếng Anh có nghĩa tương đương là dưới trong tiếng Việt (under, underneath, beneath và below) Ngoài ra, tác giả
cũng đã phân tích ngữ nghĩa của “trên” và “dưới” dựa theo cái khối lí tưởng của Newton và các ví dụ minh họa Anh-Việt nhưng việc phân tích chỉ dựa trên tư liệu của các nghiên cứu trước và chưa bao quát hết các khác biệt về ngữ nghĩa của các giới từ định vị theo phương “trên-dưới” trong tiếng Anh và tiếng Việt
Ngoài ra, còn có luận án tiến sĩ của Lê Văn Thanh [18] nghiên cứu về ngữ nghĩa của các giới từ chỉ không gian trong tiếng Anh (trong sự đối chiếu với tiếng Việt), tập trung vào phân tích, mô tả và khái quát hoá về nghĩa của ba giới
từ at, on, in Tác giả so sánh đối chiếu ba giới từ này với các hình thức diễn đạt
tương đương trong tiếng Việt để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt Thêm vào đó, tác giả còn đưa ra một số giải pháp cụ thể cho việc dạy và học tiếng Việt và tiếng Anh liên quan đến giới từ định vị
Một nghiên cứu gần đây của Đinh Văn Đức [8] cũng đề cập đến các dùng của các giới từ chỉ ra các vị trí Ông đã đưa ra một số ví dụ để chứng minh rằng cách thức phản ánh mới chi phối sự mã hóa ký hiệu hư từ của người Việt Ông
cho rằng chỉ có người Việt mới hiểu đúng được thế nào là dưới và trên trong các
ví dụ sau: “Ngồi dưới đất”, “Bóng đèn ở trên trần” Ông cũng đưa thêm các ví
dụ khác về giới từ trên Trên bàn có cuốn sách thì khác với Trên vấn đề này còn nhiều thắc mắc Qua đây, ông muốn chứng minh rõ ràng trên đã có một sự
chuyển dịch trong quá trình ý niệm hóa vì ‘trên bàn’ là quy ước với một sự vật
cụ thể, ‘trên vấn đề’ là với một khái niệm trừu tượng Giá trị tuyệt đối của trên
Trang 30trong hai câu trên là giống nhau, đó là giá trị tuyệt đối của cái nghĩa ngữ pháp,
nó hình thức hóa bởi vị trí của giới từ ở trước danh từ [8: 260]
1.2 Giới từ
1.2.1 Giới từ tiếng Anh
Giới từ đã được nghiên cứu qua các công trình khác nhau Mỗi nhà nghiên cứu có các quan điểm khác nhau về giới từ Điều này được thể hiện rõ thông qua các nghiên cứu cụ thể
Jakendoff đã nhận định: “Dường như nhiều người không bao giờ xem xét giới từ một cách nghiêm túc” [54: 345] Nhận định này cho thấy giới từ chưa được coi trọng và xem xét một cách kỹ lưỡng
Tuy nhiên, giới từ đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc hơn trong các nghiên cứu tiếp theo Choy và McCormick đã cho rằng: “Giới từ là những từ được dùng để chỉ vị trí và mối quan hệ của một bổ ngữ này với bổ ngữ kia Ví
dụ, nếu như chúng ta muốn diễn tả vị trí của cuốn sách, chúng ta có thể nói:
Cuốn sách trên bàn/ trong ngăn kéo/ bên cạnh bàn/ dưới quyển vở…Các từ in
nghiêng: trên, trong, bên cạnh và dưới là các giới từ được dùng để chỉ vị trí của cuốn sách trong mối quan hệ với bàn, ngăn kéo, quyển vở…” [33:25] Các tác
giả đã chú ý đến quan hệ của giới từ với các từ loại khác trong câu Tuy nhiên, vai trò của giới từ ở chỉ dừng lại ở việc dùng để chỉ vị trí của sự vật
Theo Liles giới từ được định nghĩa là một từ loại thuộc hệ thống đóng chỉ mối quan hệ giữa bổ ngữ (cụm danh từ) với các từ khác trong câu Định nghĩa này chỉ ra rằng, giới từ không đứng một mình mà phải có thành phần bổ ngữ ở sau [67:229] Thành phần bổ ngữ có thể là danh ngữ hoặc các yếu tố có danh tính Điều này được chứng minh qua các ví dụ sau:
Trang 31(Jack chạy lên đồi)
b) Jack ran up the bill
(Jack đã hết hóa đơn)
(2) a) They could send a bullet right through the window
(Họ có thể gửi chuyển một viên đạn qua cửa sổ)
b) If you roll an animal onto your hood, I’m sure that it would come roaring through
(Nếu bạn lăn một con vật vào trong ca-pô, tôi chắc chắn rằng nó sẽ kêu rống lên)
Trong ví dụ (1a) up được gọi là giới từ vì nó chỉ mối quan hệ giữa bổ ngữ the hill với động từ ran trong câu Tuy nhiên, trong ví dụ (1b), up lại đóng vai trò
là một tiểu từ vì nó kết hợp với động từ ran để tạo ra nghĩa là chất đống Tiểu từ
khác giới từ ở chỗ nó có thể thay đổi vị trí còn giới từ không thể thay đổi vị trí
của nó trong câu Trong ví dụ (1b), tiểu từ up có thể chuyển xuống vị trí đứng
sau bổ ngữ the bill thành câu sau: Jack ran the bill up Để giải thích nghĩa của
các từ loại, Liles [67: 16-18] đã chỉ ra rằng, tiểu từ có thể thay đổi nghĩa của động từ như trong ví dụ (1b) hoặc bổ sung thêm nghĩa không gian như trong ví
dụ (2b) Việc phân biệt giới từ và tiểu từ có một vai trò quan trọng trong các nghiên cứu liên quan đến giới từ để tránh các nhầm lẫn
Theo Chalker [31], giới từ đóng vai trò như liên từ trong thành phần của câu vì nó nối các từ loại (thường là danh từ) với thành phần khác trong câu Ngoài ra, “Giới từ được định nghĩa là một từ loại thuộc hệ thống đóng Chúng không đứng một mình mà phải có thành phần bổ ngữ ở sau Thành phần bổ ngữ
có thể là danh ngữ hoặc các yếu tố có danh tính” [76: 143-165] Điều này được
Trang 32minh chứng qua ví dụ: I go to the market everyday Trong câu này to là giới từ còn market là bổ ngữ cho giới từ to
Về sau này, giới từ cũng được đánh giá ngang hàng với các từ loại khác khác Điều này được Asher chứng minh “giới từ xứng đáng sánh ngang với động
từ, danh từ, tính từ” [27: 303] Nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của giới
từ trong phạm trù từ vựng
Radford [77: 45] đã coi giới từ là từ loại vì chúng đi theo cặp đối lập về
nghĩa ví dụ như inside/outside, giống các từ loại khác: danh từ, động từ, tính từ
và trạng từ Nghiên cứu của Radford đã nhấn mạnh thêm vai trò của giới từ so với các từ loại khác
Ngoài ra, Collins Cobuild cũng đưa ra định nghĩa về giới từ như sau:
“Giới từ được dùng làm từ đầu tiên trong nhóm giới từ, nhóm này cung cấp thông tin về nơi chốn hay thời gian, hoặc, bằng một cách trừu tượng hơn, về các mối quan hệ giữa người hay vật Giới từ có chức năng về ngôn ngữ hơn là ý nghĩa riêng của chúng Trong một số trường hợp, nghĩa của câu có thể vẫn hiểu được khi không có sự xuất hiện của các giới từ” [35:3] Điều này cho thấy, xét
về mặt ngữ pháp, giới từ đôi khi không đóng vai trò quan trọng trong câu nhưng xét về mặt ngôn ngữ nó lại có đóng góp giá trị trong việc làm rõ mối quan hệ giữa sự vật
Ngoài ra còn rất nhiều nhà nghiên cứu khác nghiên cứu về giới từ như Coventry và Garrod [36], Herkovits [51], Lakoff [60] và Talmy [85] coi giới từ thuộc lớp từ đóng Với các nghiên cứu về giới từ trên giúp chúng ta có sự đánh giá thỏa đáng về vai trò của giới từ
Qua các nghiên cứu về giới từ trên, chúng tôi lựa chọn định nghĩa của Quirk và đồng tác giả [76: 143-165] về giới từ làm cơ sở cho việc lựa chọn ngữ
Trang 33liệu cho nghiên cứu Đối với tiếng Anh, các cụm từ và câu được lựa chọn phải
chứa một trong bốn giới từ over, above, under và below và đảm bảo yếu tố là
phải có danh ngữ hoặc các yếu tố danh tính làm thành phần bổ ngữ Đối với
tiếng Việt, các cụm từ và câu có chứa giới từ trên và dưới trong tiếng Việt được
lựa chọn
1.2.1.1 Phân loại giới từ trong tiếng Anh
Việc phân chia giới từ tiếng Anh cũng rất đa dạng Điều này được chứng minh qua các nghiên cứu Đầu tiên là cách phân chia của Landau & Jackendoff [61] trong bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Giới từ tiếng Anh [61]
by inside off out past toward upon without
in back of (AE)
on top of
across amid (st) behind between down into
on outside through under via
between
to the left of
after around below bewixt from near onto outwith (SE) throughout underneath
in front of
to the right of
Trang 34as during since
away east left outward there west
because of for
until
back forward N-ward (e.g., homeward) right
together
before like
(AE: tiếng Anh - Mỹ; BE: tiếng Anh - Anh.)
Theo Downing & Locke [39] thì có 140 giới từ Theo Collin Cobuild [35] thì có 124 giới từ thông dụng Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia liệt kê 86 giới từ đơn và 57 giới từ ghép Tóm lại, số lượng giới từ có thể thay đổi dựa trên
các tiêu chí phân chia khác nhau
Theo Brenda [30] dựa vào hình vị của giới từ phân chia giới từ thành 3 loại: Giới từ đơn, giới từ phức và giới từ ghép
Trang 35a) Giới từ đơn (simple prepositions): Quirk và các cộng sự định nghĩa
như sau: “Giới từ đơn là những giới từ gồm một hình vị và cũng có thể gọi là giới từ một hình vị” [75:341] Trong tiếng Anh có khoảng 50 giới từ đơn Theo Saint –Dizier [78], trong tiếng Anh chỉ có khoảng 50 giới từ sau: aboard, about,
above, across, after , against, along, amid, among, anti, around, as, at, before, behind, below, beneath, beside, besides, between, beyond, by, despite, down, during, except, excepting, excluding, following, for, from, in, inside, into, like, near of, off, on, onto, opposite, outside, over, past, per, plus, round, save, since, than, through, to, toward, towards, under, underneath, unlike, until, up, upon, versus, via, with, within, without Allerton cho rằng một số giới từ như abroad, beside hoặc towards có thể là sự kết hợp hình vị Các giới từ này được tạo ra do
sự kết hợp giữa tiền tố (a-, be-) hoặc giới từ (to) với một yếu tố (board, side, ward) chỉ vị trí hoặc chỉ hướng [26:53]
b) Giới từ phức (complex prepositions): Theo Huddleston and Pullum
[53], giới từ phức được phân chia thành hai nhóm: nhóm 1 gồm các giới từ có 2 hình vị và nhóm 2 gồm các giới từ có 3 hình vị Nhóm 1, từ đầu tiên của giới từ ghép thường là 1 hình vị có chức năng như: trạng từ, tính từ hoặc từ nối kết hợp
với một giới từ ví dụ: except for, because of, next to [76: 670] Giới từ nhóm 1 cũng được tạo thành bởi hai giới từ ghép với nhau như ví dụ: along with [26: 55]
Trong nhóm 1, các giới từ thường là giới từ đơn giản và được dùng phổ biến [29]:
- for: as for, but for, except for, save for
- of: ahead of, as of, because of, devoid of, exclusive of, inside of, instead of
- to: according to, as to, close to, contrary to, due to, on to, owing to
Trang 36Giới từ phức gồm có 3 hình vị tạo nên thường có cấu trúc như sau: giới từ
1 + danh từ có hoặc không có mạo từ + giới từ 2 Theo Quirk và đồng tác giả
[76: 671] nhóm này gồm các giới từ sau:
- in + danh từ + of: ví dụ: in view of, in search of
- in + danh từ + with: ví dụ: in accordance with, in line with
- by + danh từ + of: ví dụ: by virtue of, by means of
- on + danh từ + of: ví dụ: on account of, on the grounds of
- các loại khác: ví dụ: in exchange of, with regard to
Đôi khi giới từ phức và giới từ đơn có cùng nghĩa với nhau Biber và đồng tác giả [29] giới thiệu bảng giới từ phức và giới từ đơn có nghĩa tương đương với nhau
Bảng 1.2: Giới từ phức và giới từ đơn [29]
c) Giới từ ghép (compound prepositions): Sự phân chia giới từ ghép vẫn
còn có các quan điểm khác nhau Theo Huddleston & Pullum [53] giới từ ghép là
những giới từ như: herein, thereof, whereby Các giới từ này được tạo ra bởi các giới từ: in, of và by với các trạng từ: here, there và where Các nhà nghiên cứu
khác lại coi các giới từ trên là trạng ngữ Ngoài ra, Huddleston & Pullum cũng
Trang 37bổ sung thêm vào nhóm giới từ này các giới từ chứa –abouts ví dụ: hereabouts (tiếng Anh Mỹ là hereabout), thereabouts và whereabouts [53: 613] Tuy nhiên,
Quirk cũng đưa ra một nhận định, giới từ đơn có các chức năng ngữ nghĩa khác nhau và không cần bổ ngữ có thể coi là trạng ngữ [76: 662] Nếu như vậy thì giới
từ đơn và giới từ ghép trùng lặp với nhau Điều này cho thấy việc phân chia giới
từ ghép ở đây chưa rõ ràng Do đó cần có các nghiên cứu tiếp theo để làm rõ sự phân chia này
d) Phân biệt giới từ với các từ loại khác: Biber cho rằng có nhiều từ loại khác
có chức năng như giới từ: liên từ, trạng từ và đôi khi là động từ và tính từ [29:76] Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua các ví dụ sau [30: 65]:
(3) Following heavy rain the meeting is in danger
(Sau trận mưa to, cuộc họp đang trong tình trạng nguy hiểm)
(4) He said someone was following him
(Anh ta nói có ai đó đang theo dõi anh ý)
(5) She sat opposite him
(Cô ấy ngồi đối diện anh ý)
(6) She saw him coming in the opposite direction
(Cô ấy nhìn anh ấy đi đến từ phía đối diện)
Following là giới từ trong câu (3) nhưng lại là động từ trong câu (4) Trong khi, opposite là giới từ trong câu (5) nhưng lại là tính từ trong câu (6)
Cùng một từ nhưng đứng ở các vị trí khác nhau trong câu sẽ có chức năng khác nhau Do đó phân biệt giới từ với các từ loại khác rất quan trọng để tránh nhầm lẫn giới từ với các từ loại khác
- Phân biệt giới từ với trạng từ: Theo ngữ pháp truyền thống thì giới từ
không thể không có bổ ngữ đi kèm [76: 658-659] Tuy nhiên, theo Huddleston &
Trang 38Pullum [53] điều này không còn đúng khi giới từ có thể đứng đầu các cụm từ giống như động từ, danh từ, tính từ và trạng từ Do đó, việc có bổ ngữ hay không
có bổ ngữ không ảnh hưởng đến sự phân loại giới từ Ngữ pháp tri nhận và
truyền thống cho thấy rõ sự khác nhau của tiểu từ since trong ví dụ (7) và (8)
dưới đây:
(7) I haven’t seen her since the war [30: 66]
(Tôi không gặp cô ấy kể từ sau chiến tranh.)
(8) I haven’t seen her since
(Tôi không gặp cô ấy từ đó.)
Trong câu (7), cả ngữ pháp tri nhận và truyền thống đều cho rằng since là trạng từ vì tiểu từ since (từ khi) được coi là từ trung tâm được bổ ngữ bởi cụm từ hạn định the war (chiến tranh) Tuy nhiên, since trong câu (8) vừa được coi là giới từ và vừa được coi là trạng từ Quirk cùng nhóm cộng sự [76:658] coi since
là trạng từ nhưng Huddleston & Pullum [53] lại cho since là giới từ Ngoài ra
còn rất nhiều từ Huddleston & Pullum [53:615] coi là giới từ nhưng Quirk cùng
nhóm cộng sự [76] lại coi đó là trạng từ Ví dụ: here, there, where, hence, thence, whence,…Nhưng đối với các từ chỉ hướng như north/ south và east/ west,
Huddleston & Pullum [53] coi là giới từ trong khi Quirk cùng nhóm cộng sự coi
đó là trạng ngữ Thêm vào đó, các từ như: downhill, upstairs, overland, overseas, backwards, onwards,…có thể là giới từ và cũng có thể là trạng từ phụ
thuộc vào cách tiếp cận ngữ pháp Tóm lại, căn cứ vào các đặc điểm ngữ pháp để
có thể phân biệt giới từ với trạng từ Tuy nhiên, trạng từ thường làm bổ ngữ cho động từ và có thể đứng một mình mà không cần có bổ ngữ
- Phân biệt giới từ với liên từ: Theo Nguyễn Cảnh Hoa trong tiếng Anh
có một số giới từ cùng dạng với liên từ như: as, after, before, but, for, since,
Trang 39than, till, until, up… Khi đóng vai trò là liên từ, các giới từ trên thường dùng để
nối hai từ, cụm từ hoặc mệnh đề có quan hệ qua lại với nhau [11:23] Căn cứ với mối quan hệ của các giới từ này với các thành phần của câu, chúng có thể được
chia thành liên từ đẳng lập: but, for, until và liên từ phụ thuộc: after, as, since…
Quirk cùng các cộng sự [75] đã liệt kê các liên từ phụ thuộc đơn: after, although,
before, since, until và unless và các liên từ phụ thuộc kép: granted that, provided that và supposing that
- Phân biệt giới từ với tính từ: Brenda [30:67] cho rằng một trong những
sự khác biệt chính của giới từ và tính từ là tính từ có dạng so sánh hơn và so sánh
nhất còn giới từ thì không Mặc dù vậy, Huddleston & Pullum [53:608] cho rằng
có những từ vừa là giới từ vừa là tính từ: like, unlike, due, near, close và far
Điều này có thể chứng minh qua các ví dụ sau:
(9) I’m glad we are of like mind on this mine
(Tôi rất vui vì chúng tôi có tâm trí giống nhau)
(10) She is wearing a dress like mine
(Cô ấy mặc váy giống tôi)
Trong câu (9) like đóng vai trò là là tính từ có nghĩa là giống, trong khi like lại đóng vai trò là giới từ trong câu (10) với nghĩa so sánh cái váy này với
cái váy khác Huddleston & Pullum [53:610] cũng đã đưa ra một nhóm từ gồm các từ giống tính từ về mặt hình thái học nhưng đóng vai trò vừa là tính từ vừa là
giới từ Ví dụ: absent, irrespective, prior, opposite, regardless, subsequent,…
- Phân biệt giới từ với động từ: Xét về mặt hình thái học, động từ khác
giới từ ở chỗ động từ có phạm trù thì (tense), còn giới từ thì không Tuy nhiên,
Huddleston & Pullum đã coi phân từ hiện tại: barring, counting, following,
Trang 40including, pertaining,…và phân từ quá khứ: given, gone và granted,… như giới
từ [53:610-611] Các ví dụ sau đã làm rõ vấn đề này
(11) Baring strong headwinds, the plane will arrive on schedule
(Ngoại trừ trường hợp gió lớn, máy bay sẽ hạ cánh đúng kế hoạch) (12) He placed his hand on the door-handle, baring my passage out
(Anh ấy đặt tay trên tay cầm cửa, ngăn cản lối đi của tôi)
(13) Given his age, he is a remarkably fast runner
(Ở độ tuổi của mình, anh ấy là một người chạy nhanh đáng kinh ngạc.)
(14) The number was given to three decimal places in metric units
(Con số này đã chỉ ra 3 chữ số thập phân trong hệ đo lường.)
Phân tích bốn câu trên cho thấy, từ barring trong câu (11) là giới từ có nghĩa là ngoại trừ và trong câu (12) nó là một phân từ hiện tại có nghĩa là ngăn cản Tương tự như vậy trong câu (13), given là giới từ có nghĩa là biết về trong khi given trong câu (14) lại là phân từ quá khứ với nghĩa là chỉ ra
Tóm lại, việc phân biệt giới từ với các từ loại khác: liên từ, động từ, tính
từ và trạng từ rất quan trọng Điều này giúp cho việc lựa chọn ngữ liệu cho nghiên cứu được chính xác hơn
1.2.1.2 Ngữ nghĩa của giới từ
Căn cứ vào ngữ nghĩa thì giới từ có thể được chia ra thành các nhóm sau:
a) Giới từ chỉ thời gian: at, on, in, for, since, during, pending… Nhóm giới từ
này được chia ra làm 3 loại [75]
- Vào một thời gian nhất định: at, on và in
I went there at 5pm
He often goes to the cinema on Sundays
My mother will go to America in August