2. 3. 3. 1. Các chỉ tiêu chung về tài sản ngắn hạn
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn luân chuyển không ngừng. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Do cấu tạo phức tạp nếu để đánh giá chính xác hơn tính hợp lý của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, khi phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn ta sẽ phân tích các chỉ tiêu chung về tài sản ngắn hạn theo các tiêu chí sau:
Bảng 2.12: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
ĐVT: Lần
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
Hiệu suất sử dụng
TSNH 2,08 1,44 1,51 (0,64) 0,07
Suất hao phí TSNH
so với doanh thu 0,48 0,69 0,66 0,21 (0,03)
Suất hao phí TSNH
so với LNST 29,22 25,67 15,34 (3,55) (10,33)
Tỷ suất sinh lời của
TSNH 0,03 0,04 0,07 0,01 0,03
2. 3. 3. 2. Hiệu suất sử dụng TSNH
Biểu đồ 2.13: Hiệu suất sử dụng TSNH
ĐVT: Lần
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Qua biểu đồ 2.13 ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn biến động liên tục qua các năm. Cụ thể:
Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn đạt 2,08 lần, thấp hơn so với năm 2011 là 0,64 lần. Điều này có nghĩa là 1 đồng tài sản ngắn hạn được đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được 2,08 đồng doanh thuần. Ngược lại so với hiệu suất sử dụng tài sản, suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu tăng 0,21 lần và đạt mức 0,48 lần. Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,48 đồng tài sản ngắn hạn.
Năm 2012-2013: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn trong thời gian này có xu hướng tăng trở lại và đạt mức 1,51 lần tức là một đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra trong giai đoạn này mang về cho công ty 1, 51 đồng doanh thu thuần. Còn suất hao phí của tài sản ngắn hạn so với doanh thu giảm xuống còn 0,66 lần, tức là để có 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0,66 đồng tài sản ngắn hạn. Trong giai đoạn này, khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn khiến cho nguồn vốn từ tài sản này bị ứ động, không đạt hiệu quả cao khi sử dụng.
Hiệu suất sử tụng tài sản ngắn liên tục biến đổi trong những năm gần đây và đạt trung bình ở mức 1,68 lần. Nguyên nhân là do những biến động bất ổn của các thành phần chủ yếu trong tài sản ngắn hạn là hàng tồn kho và phải thu khách hàng. Cụ thể trong năm 2012 hàng tồn kho tăng 20,26% do những dự án thi công xong chưa bán được đang chờ xử lý, đến năm 2013 hàng tồn kho lại giảm 34,56%, công ty bán được
hàng tồn kho nên doanh thu tăng 5,31%. Tuy nhiên việc không kiểm soát tốt các khoản phải thu khách hàng đã khiến cho chỉ trong một thời gian ngắn mà khoản phải thu khách hàng liên tục tăng cao do chính sách bán chịu của công ty, cụ thể khoản này tăng 31,55% trong năm 2012 và tăng 57,48% trong năm 2013. Chính điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn không đạt hiệu quả cao nhất.
2. 3. 3. 3. Vòng quay TSNH
Bảng 2.13: Vòng quay tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số vòng quay TSNH
(vòng ) 2,08 1,44 1,51
Thời gian 1 vòng quay
TSNH (ngày ) 176 253 242
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Từ năm 2011 đến 2012, số vòng quay TSNH giảm từ 2,08 xuống 1,44 đồng nghĩa với việc thời gian 1 vòng quay TSNH tăng lên từ 176 đến 253 ngày. Điều đó cho thấy TSNH vận động ngày chậm đi, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn thấp, hạn chế việc tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Năm 2013, hàng tồn kho chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn đã giảm 34,56% đồng thời doanh thu cũng tăng lên 5,31% khiến cho vòng quay tài sản ngắn hạn tăng từ 1,44 lên 1,51 lần đồng thời thời gian 1 vòng quay tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 242 ngày.
Thời gian vòng quay của TSNH đang ở mức rất cao, trung bình mỗi vòng quay của TSNH bình quân mất tới 225 ngày (~ 7,5 tháng ). Đây là đặc thù của ngành xây dựng vì đa phần hàng hóa là bất động sản nên không thể quay vòng nhanh như các loại hàng hóa khác được. Tuy nhiên thời gian quay vòng trung bình ngành xây dựng trong năm 2011 là 195 ngày, năm 2012 là 199 ngày, năm 2013 là 223 ngày (Nguồn:www.cophieu68.vn) Điều này chứng tỏ TSNH của công ty vận động chậm làm giảm tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
2. 3. 3. 4. Suất hao phí của TSNH so với doanh thu.
Dựa vào bảng 2.12 ta có thể nhận thấy rằng suất hao phí của tài sản ngắn hạn qua các năm trung bình ở mức 0,61 lần, tức là để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,61 đồng tài sản ngắn hạn. Suất hao phí của TSNH cao nhất trong năm 2012 là 0,69 đồng, điều này là do trong năm 2012 doanh thu giảm còn TSNH bình quân gia tăng nên điều tất yếu dẫn đến một đồng doanh thu cần nhiều đồng tài sản ngắn hạn hơn. Nhìn chung
suất hao phí của tài sản ngắn hạn của công ty TNHH dịch vụ nhà ở và khu đô thị liên tục biến động trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 cho thấy mức độ sử dụng vốn cho tài sản ngắn hạn chưa ổn định. Điều này là tương đối nguy hiểm bở nó có thể làm cho doanh nghiệp bị lãng phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng chi phí sử dụng vốn và giảm khả năng sinh lời. Tuy vậy do quy mô dự trữ tài sản ngắn hạn của công ty lớn nên có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của dây chuyền sản xuất, nên để duy trì suất hao phí TSNH ở mức thấp và ổn định hơn, công ty phải quản lý và có các chính sách dự trữ tiền, hàng tồn kho và phải thu khách hàng hợp lý vì với bất cứ sự gia tăng nào trong suất hao phí cũng khiến cho các loại chi phí gia tăng và giảm khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.
2. 3. 3. 5. Suất hao phí của TSNH so với lơị nhuận sau thuế.
Qua bảng 2.12 ta thấy suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế giảm đều qua các năm. Năm 2011, suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế là cao nhất và đạt giá trị 29,22 lần. Điều này có nghĩa là để sinh ra một đồng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp phải mất 29,22 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong năm 2011 tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn nhiều so với tốc độ gia tăng cửa tài sản ngắn hạn bình quân khiến cho áp lực của TSNH bình quân đè lên lợi nhuận sau thuế lớn làm chỉ số này cao. Sang đến năm 2013 chỉ số này chỉ còn ở mức 15,34 lần có nghĩa là để có được một đồng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp phải mất 15,34 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do công ty đã duy trì được sự ổn định của tài sản ngắn hạn trong khi lợi nhuận sau thuế thì không ngừng gia tăng.
Tóm lại, suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế trung bình qua 3 năm đạt 23,41 lần và đang có xu hướng giảm dần chứng tỏ mức độ sinh lời từ việc sử dụng tài sản ngắn hạn có những tín hiệu rất tích cực. Điều này không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch huy động vốn cho tài sản ngắn hạn, giúp doanh nghiệp không bị lãng phí vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sử dụng vốn và gia tăng khả năng sinh lời.
Biểu đồ 2.14: Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn.
ĐVT: Lần
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Qua biểu đồ 2.14 ta thấy trong giai đoạn 2011-2012, mức độ tăng của lợi nhuận sau thuế đạt 46,98% trong khi mức độ tăng của TSNH bình quân chỉ đạt 26,11%. Chính sự chênh lệch mức độ tăng trưởng này đã khiến tỷ suất sinh lời của TSNH tăng thêm 0,01 lần. Điều này có nghĩa là so với năm 2011, trong năm 2012 doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn thì sẽ thu thêm được 0,01 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả hơn so với năm trước, góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Sang giai đoạn 2012-2013, sức sinh lời của tài sản ngắn hạn lại tiếp tục gia tăng và đạt mức 0,07 lần. Đó là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế đạt 68,71% trong khi tài sản ngắn hạn lại không có biến động gì nhiều. Lúc này, với 1 đồng tài sản ngắn hạn bỏ ra doanh nghiệp có thể thu được 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2013 được cải thiện rõ rệt.
Nhìn chung trong 3 năm, tỷ suất sinh lời của TSNH đạt trung bình khoảng 0,047 lần và có xu hướng tăng. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 46,98% và tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (tăng 29,11%, chủ yếu là gia tăng khoản phải thu khách hàng) nên tỷ suất sinh lời của TSNH năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,01 lần, và đến năm 2013 con số này là 0,07 lần. Ngoài ra trong thời gian này công ty cũng tìm ra được nguồn nhập nguyên vật liệu phù hợp về giá cả hơn nên giá vốn hàng bán giảm 11,58% trong năm 2012 và 0,135% trong năm 2013. Tất cả những nguyên nhân trên đều làm tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, từ đó làm tăng tỷ suất sinh lời của TSNH.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá thành phần của TSNH
Trong cơ cấu TSNH của công ty thì khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn. Để có thế thấy rõ hiệu quả sử dụng TSNH ta có thể đi vào xem xét chi tiếu việc phân bổ vốn trong khâu thanh toán và dự trữ thông qua số vòng quay phải thu khách hàng và vòng quay hàng tồn kho của công ty.
2. 3. 3. 7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Bảng 2.14: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
Số vòng quay hàng
tồn kho (Lần) 2,27 1,67 2,55 (0,6) 0,88
Thời gian quay vòng
hàng tồn kho (ngày) 160,65 218,49 143,17 57,84 -75,32
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Biểu đồ 2.15: Thời gian quay vòng hàng tồn kho
ĐVT: Lần
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Dự trữ hàng tồn kho là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty, dự trữ hàng tồn kho nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục, nếu dự trữ hợp lý sẽ góp phần giảm chi phí dự trữ hàng tồn kho đem lại hiệu quả sử dụng vốn. Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Theo sơ đồ ta thấy thời gian vòng quay hàng tồn kho năm 2011 kéo dài 143ngày (do đặc điểm của sản phẩm đó là nhà ở và các dịch vụ liên quan đến nhà ở nên số vòng quay hàng tồn kho rất cao). Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho đã giảm 0,3 vòng tương ứng với thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng 59 ngày. Đây là một dấu hiệu tiêu cực vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho đã giảm. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán giảm 11,58% trong khi hàng tồn kho bình quân tăng 20,26% vì tiêu thụ bị hạn chế nên lượng mua vào và sản xuất trong năm lại trở thành hàng tồn kho.
Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho bắt đầu giảm nhiều so với năm 2011. Một đồng hàng tồn kho trong giai đoạn này chỉ còn tạo ra 1,67 đồng giá vốn hàng bán. Điều này cho thấy doanh nghiệp bán hàng chậm đi nên lượng mua vào và sản xuất trong năm không bán được và tồn đọng nhiều. Hàng tồn kho tăng lên nhiều thì đồng thời số vòng quay của nó cũng tăng lên. Một trong những nguyên nhân khác là do giá vốn hàng bán tăng chậm hoặc giảm đi so với hàng tồn kho cũng khiến cho thương số giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân giảm xuống. Hệ quả tất yếu đó là chi phí quản lý hàng tồn kho tăng lên khiến cho doanh nghiệp tự đánh mất đi lợi nhuận của mình.
Năm 2013, vòng quay hàng tôn kho bắt đầu tăng trở lại, lúc này một đồng hàng tồn kho tạo ra được 2.55 đồng giá vốn hàng bán. Hệ số này tăng lên cho thấy doanh nghiệp bán được hàng và lượng hàng tồn kho bị ứ đọng giảm đi rõ rệt (giảm 34,56% ). Lúc này, thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm xuống chỉ còn 143,17 ngày (giảm 75,32 ngày ).
Tóm lại, thông qua những điều phân tích ở trên ta thấy giá trị tồn kho cuối kỳ thấp hơn so với giá vốn hàng bán ra trong năm cho thấy tình hình tiêu thụ trong công ty đang tốt dần lên. Tuy nhiên số vòng quay hàng tồn kho không ổn định kéo theo một loạt hệ quả như tiêu thụ chưa tương xứng với quy mô hoạt động, quy mô sản xuất, gia tăng chi phí quản lý hàng tồn kho… Hiện tại số vòng quay hàng tồn kho đạt giá trị trung bình 2,16 vòng và đang có xu hướng tăng, ở chiều ngược lại là thời gian quay vòng hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống và đạt giá trị trung bình là 174 ngày. Công ty cần đẩy mạnh việc tiêu thụ để đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng tồn kho nhằm đảm bảo cho nhu cầu thanh toán và cắt giảm các chi phí liên quan tới hàng tồn kho để nâng cao lợi nhuận cho chính mình.
2. 3. 3. 8. Các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu.
Biểu đồ 2.16: Kỳ thu tiền bình quân
ĐVT: vòng
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Nhìn vào biểu đồ 2.16 ta dễ dàng nhận thấy kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể:
Trong năm 2011 số vòng quay các khoản phải thu đạt 12,1 vòng, sang năm 2012 và 2013 lần lượt là 8,25 vòng và 5,51 vòng. Tương ứng đó là kỳ thu tiền bình quân tăng từ 31 ngày ở năm 2011, 45ngày vào năm 2012 và dừng lại ở mức 67 ngày vào năm 2013. Tỷ số vòng quay các khoản phải thu giảm chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty đang ở mức thấp.
Trong 3 năm các chỉ tiêu về tình hình các khoản phải thu tăng giảm theo chiều hướng bất lợi cho công ty. Chỉ số này ở đạt giá trị trung bình ở mức 8,62 vòng ứng với kỳ thu tiền trung bình là 48 ngày và đang gia tăng dần qua từng năm chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp là chưa tốt. Nguyên nhân là do tính chất của ngành xây dựng khách hàng thường đặt cọc trước khi dự án được khởi công và sau khi nhận được tài sản khách hàng mới thanh toán nốt số tiền còn lại nên thời gian thu tiền bình quân thường kéo dài. Mặc dù vậy công ty vẫn cần nỗ lực để gia tăng chỉ số vòng quay các khoản phải thu để chỉ tiêu này đạt giá trị ổn định hơn nhằm đáp ứng cho khả năng thanh toán các khoản nợ cũng như tái đầu tư vào những dự án khác.
Biểu đồ 2.17: Hệ số thanh toán bằng tiền
ĐVT: Lần
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Nhìn chung hệ số thanh toán bằng tiền của công ty có xu hướng tăng nhưng không đều. Cụ thể:
Năm 2010-2011: Hệ số thanh toán bằng tiền của Công ty TNHH dịch vụ nhà ở