Để có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu sinh lời của Công ty HUDS một cách tổng quát nhất, phần này sẽ mở rộng phạm vi so sánh một số chỉ tiêu của Công ty với trung bình ngành xây dựng.
Trước tiên với các số liệu có được, ta có thể phân tích khả năng thanh toán của Công ty Triều Dương theo các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.4: Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,20 1,20 1,32 - 0,12 Khả năng thanh toán nhanh 0,31 0,32 0,57 0,01 0,25 Khả năng thanh toán tức thời 0,08 0,06 0,12 (0,02) 0,06
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Nhìn vào bảng 2.4, ta thấy các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty HUDS đều tăng so với năm trước, chênh lệch của giai đoạn 2013 –2012 có lớn hơn so với chênh lệch trong giai đoạn 2012 – 2011 chứng tỏ rằng công ty đang nỗ lực cải thiện khả năng thanh toán trong thời gian gần đây.
Biểu đồ 2.5: Khả năng thanh toán ngắn hạn
ĐVT: Lần
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Qua biểu đồ 2.5 ta thấy 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,2 đồng tài sản ngắn hạn trong 2 năm 2011 và 2012, đảm bảo bằng 1,32 đồng tài sản ngắn hạn trong năm 2013. Nhìn chung ta thấy chỉ tiêu này giảm tăng qua 3 năm. Trong năm 2012 chỉ tiêu này không đổi so với năm 2011 vì tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn (tăng 21,48%) và nợ ngắn hạn (tăng 21,52%) có sự chênh lệch không đáng kể. Sang năm 2013, mặc dù cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm nhưng nợ ngắn hạn giảm với tốc độ lớn hơn (23,79% so với 16,18% )nên chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn đã tăng lên 1,32 lần. Dựa vào biểu đồ ta thấy trong giai đoạn 2011 – 2013 chỉ tiêu này đều lớn hơn 1, chứng minh dự trữ tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn vừa qua đủ để thanh toán cho các khoản vay nợ ngắn hạn. Qua 3 năm, ta thấy chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn nhìn chung là có xu hướng tăng do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn lớn hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu vay nợ ngắn hạn của công ty không cao do sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu dồi dào.
Bảng 2.5: So sánh khả năng thanh toán ngắn hạn của HUDS với trung bình ngành xây dựng
ĐVT: Lần
Khả năng thanh toán
ngắn hạn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
HUDS 1,2 1,2 1,32 - 0,12
Trung bình
ngành xây dựng 1,26 1,12 1,13 (0,14) 0,01
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính và cophieu68.vn)
Dựa vào bảng 2.6, ta thấy rằng khả năng thanh toán của Công ty HUDS ở một mức cao hơn so với trung bình ngành xây dựng. Năm 2011, khả năng thanh toán ngắn hạn của trung bình ngành xây dựng ở mức 1,26 lần trong khi Công ty HUDS chỉ ở mức 1,2 lần, chênh nhau 0,06 lần. Hai năm tiếp theo đã có sự thay đổi khi khả năng thanh toán ngắn hạn của trung bình ngành có xu hướng giảm xuống trong khi của công ty HUDS vẫn tiếp tục tăng. Khả năng thanh toán ngắn hạn của trung bình ngành trong giai đoạn 2010 – 2011 giảm 0,14 lần, còn trong năm 2013 thì trung bình ngành có mức độ tăng trưởng nhẹ 0,01 lần. Ngược lại, khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty HUDS có xu hướng tăng liên tục trong 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm của nợ ngắn hạn làm cho chỉ số này hai năm sau có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Qua đó ta thấy được khả năng thanh toán ngắn hạn của HUDS đang ở mức tương đối cao, công ty có thể đảm bảo chi trả cho khoản vay nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty.
2. 2. 2. 2. Khả năng thanh toán nhanh
Biểu đồ 2.6: Khả năng thanh toán nhanh
ĐVT: Lần
(Nguồn: Số liệu được tính từ báo cáo tài chính )
Qua sơ đồ 2.6 ta thấy 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0,31 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán cao trong năm 2011, 0,32 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán cao trong năm 2012 và 0,57 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán cao trong năm 2013. Trong năm 2012 chỉ số này tăng 0,01 lần so với năm 2011, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (tăng 21,48%) lớn hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho (tăng 20,26%) nên thương số (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/(Nợ ngắn hạn) trong năm 2012 lớn hơn năm 2011. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm 0,25 khi sang năm 2013, nguyên nhân là do tốc độ giảm của hàng tồn kho (giảm 34,56%) lớn hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn (giảm 16,18%) nên thương số (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/(Nợ ngắn hạn) tiếp tục gia tăng. Chỉ số này tăng đều trong 3 năm giúp công ty có thể sử dụng thêm tiền trong tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán hàng tồn kho. Điều này rất phù hợp với tình trạng hiện tại của công ty khi công ty đang có xu hướng hạn chế tăng hàng tồn kho để giảm các chi phí liên quan đến hàng tồn kho đồng thời tăng lượng dự trữ tiền mặt. Tuy nhiên trong cả 3 năm thì khả năng thanh toán nhanh của công ty đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty chưa duy trì đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh.
So sánh khả năng thanh toán nhanh của HUDS so với trung bình ngành xây dựng:
Bảng 2.6: So sánh khả năng thanh toán nhanh của HUDS với trung bình ngành xây dựng
ĐVT: Lần
Khả năng
thanh toán nhanh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
HUDS 0,31 0,32 0,57 0,01 0,25
Trung bình ngành
xây dựng 1,16 0,92 0,87 (0,24) (0,05)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính và cophieu68.vn)
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy khả năng thanh toán nhanh của trung bình ngành xây dựng cũng ở mức cao hơn nhiều so với HUDS. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh của Công Hòa Phát là 1,16 lần, lớn hơn 0,85 lần so với chỉ số này của Công ty HUDS. Nhưng đến năm 2012 và 2013, trung bình ngành với mức giảm đi nhanh chóng nên khả năng thanh toán nhanh của HUDS ở khoảng cách không còn quá xa so với trung bình ngành. Năm 2012, chỉ tiêu này của Công ty HUDS ở mức 0,32 lần trong khi giảm đi 0,24 lần và đạt mức 0,92 lần, hơn HUDS 0,6 lần. Năm 2013, chỉ tiêu này của trung bình ngành đạt mức 0,87 lần còn HUDS tăng lên 0,57 lần, chênh nhau 0,3 lần. Qua đó ta thấy được cho dù công ty chưa đáp ứng được khả năng thanh toán nhanh nhưng trong giai đoạn 2011-2013, công ty đang nỗ lực để cải chỉ tiêu này.
2. 2. 2. 3. Khả năng thanh toán tức thời
Biểu đồ 2.7: Khả năng thanh toán tức thời
ĐVT: Lần
Qua biểu đồ 2.7 ta biết 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 0,08 đồng tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2011, đảm bảo bằng 0,06 đồng tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2012 và 0,12 đồng tiền và các khoản tương đường tiền trong năm 2013. Trong năm 2012 chỉ số này giảm là do tốc độ gia tăng của tiền và các khoản tương đương tiền (tăng 4,16%) nhỏ hơn tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn (tăng 21,52%) nên thương số giữa Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn giảm xuống. Sang năm 2013, trong khi tiền và các khoản tương đương tiền vẫn tiếp tục gia tăng (tăng 44,79%) thì nợ ngắn hạn lại giảm 23,79% nên chỉ số khả năng thanh toán tức thời tăng lên 0,12 lần. Nhìn chung chỉ tiêu này ở cả 3 nằm đều nhỏ hơn 1 nhiều cho thấy công ty chưa đủ điều kiện đảm bảo khả năng thanh toán tức thời do lượng dự trữ tiền của công ty quá ít so với nợ ngắn hạn. Trong thời gian tới để đảm bảo duy trì được khả năng thanh toán tức thời công ty cần có những chính sách quản lý và dự trữ tiền hợp lý để có thể duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, qua đó giữ vững được uy tín của công ty với các đối tác làm ăn.
Bảng 2.7: So sánh khả năng thanh toán tức thời của HUDS với trung bình ngành xây dựng trong giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: Lần
Khả năng
thanh toán tức thời Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012
HUDS 0,08 0,06 0,12 (0,02) 0,06
Trung bình ngành
xây dựng 0,42 0,24 0,23 (0,18) (0,01)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính và cophieu68.vn)
Dựa vào bảng 2.7 ta thấy năm 2011, mức xuất phát của HUDS ở mức thấp và chênh nhau lên tới 0,34 lần so với trung bình ngành xây dựng, khả năng thanh toán tức thời của trung bình ngành xây dựng đạt mức 0,42 lần. Tuy nhiên 2 năm sau đã thấy sự chuyển biến rõ rệt giữa 2 Công ty. Ta thấy rằng trung bình ngành đã có được lùi rõ rệt giảm 0, 18 lần so với năm 2011 (đạt mức 0,24 lần) và tiếp tục giảm 0,01 lần trong năm 2013 (đạt mức 0,23 lần ). Trong khi đó khả năng thanh toán tức thời của HUDS giảm nhẹ trong năm 2012 ( giảm 0,02 lần) và tăng lên 0,06 lần trong năm 2013. Qua 3 năm ta thấy rặng khả năng thanh toán tức thời của HUDS luôn thấp hơn so với mức trung bình ngành, điều này cho thấy tiền mặt hay những loại tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất của Công ty hiện tại không đủ để đáp ứng được các khoản nợ trong ngắn hạn. Từ đó ta thấy rằng Công ty HUDS sẽ gặp rủi ro thanh khoản lớn hơn nếu có phát sinh trường hợp phải thanh toán nợ tức thời so với trung bình ngành trong giai đoạn này