Trong vài chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề thuộc bản chất ngữ nghĩa của thành ngữ cũng như mối quan hệ của nó với các ngành k
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
K
ĐÀO THỊ HỒNG QUYẾT
ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH NGỮ CÓ CHỨA THÀNH TỐ
“ĂN” TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số : 60.22.02.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Phản biện 1: PGS.TS PHẠM VĂN HẢO
Phản biện 2: PGS.TS HOÀNG ANH THI
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội
hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội chúng ta thường sử dụng thành ngữ để làm cho lời nói sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc, người nghe Thành ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội Quá trình tạo ra nghĩa hình tượng liên quan đến các thành ngữ biểu thị nội hàm văn hóa ăn và văn hóa mặc Tuy nhiên để giải thích ngữ
nghĩa của thành ngữ có chứa thành tố ăn trong tiếng Việt chưa có
một công trình nào đề cập đến một cách có hệ thống Đề tài này tập trung vào tìm hiểu những cơ sở ngôn ngữ học liên quan đến bản chất
ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa thành tố ăn trong tiếng Việt
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn hóa của mỗi quốc gia Thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc Việc nghiên cứu thành ngữ không chỉ góp phần vào nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ mà còn góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc
Trong vài chục năm trở lại đây, giới nghiên cứu Việt ngữ học ngày càng đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề thuộc bản chất ngữ nghĩa của thành ngữ cũng như mối quan hệ của nó với các ngành khoa học khác, đặc biệt là mối quan hệ ngữ nghĩa của thành ngữ với đặc trưng tri nhận và các thành tố văn hóa của người Việt Các nhà nghiên cứu
đã hướng đến kho tàng thành ngữ, xem đó như là những nguồn cứ liệu phong phú và sống động về phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũng như nhân sinh quan, thế giới quan của người Việt
Trong Việt ngữ học truyền thống, thành ngữ mới chỉ thực sự trở thành đối tượng của các nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ học
Trang 4vào khoảng giữa thế kỉ XX, sau khi Dương Quảng Hàm trong cuốn
Việt Nam văn học sử yếu (1943) phân biệt và tách khái niệm thành
ngữ khỏi tục ngữ Từ đó, thành ngữ được giới Việt ngữ học nghiên cứu đều khắp ở nhiều bình diện như: cấu trúc hình thức, ngữ nghĩa,
cú pháp, v.v…
Nghiên cứu thành ngữ theo hướng từ vựng học, ngữ pháp học có các tác giả: Trương Đông San (1974), Đái Xuân Ninh (1978), Cù Đình Tú (1976), Nguyễn Thiện Giáp (1985, 1996), v.v…
Nghiên cứu về nguồn gốc hình thành và phát triển, các vấn đề về ngữ nghĩa hoặc các bình diện về văn hóa của thành ngữ, tiêu biểu như các tác giả: Bùi Khắc Việt (1978), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Đức Dân (1986), Hoàng Văn Hành (1987), Phan Xuân Thành (1990, 1992, 1995), Nguyễn Như Ý (1992), Nguyễn Văn Khang (1994), v.v…
Hướng nghiên cứu mới nhất là tiếp cận thành ngữ theo quan điểm
của ngôn ngữ học tri nhận Trong công trình “Đặc trưng Văn hóa - Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy”, Nguyễn Đức Tồn đã nghiên cứu
về “Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ” và rút ra kết luận ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt
thuộc tiểu loại ẩn dụ cấu trúc Vì vậy, tác giả cho rằng khi xét ẩn dụ cấu trúc của một thành ngữ chính là xét ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ, cũng tức là xét mối quan hệ giữa nguồn và đích quy chiếu của
ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ Trần Bá Tiến (2012) trong “Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lý tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt
từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận” đã đi sâu phân tích bình diện
ngữ nghĩa, cụ thể là ẩn dụ và hoán dụ trong các thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt thuộc 5 phạm trù
tình cảm: tức giận, vui, buồn, sợ, xấu hổ Đây là những vấn đề quan
trọng nhất, phản ánh đặc trưng tư duy, ngôn ngữ và văn hóa của cộng
Trang 5đồng sử dụng chúng Từ đó, tác giả đã tìm ra nét phổ quát và đặc thù ngôn ngữ, văn hóa của thành ngữ chỉ trạng thái tâm lí tình cảm trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra những tương đồng và khác biệt của các yếu tố tri thức, ngôn ngữ và văn hóa tác động đến việc hình thành và sử dụng thành ngữ
Việt
Hoạt động ăn trong thành ngữ tiếng Việt xuất hiện khá nhiều,
phản ánh quan niệm của ông bà ta xưa về việc ăn uống trên các phương diện: văn hóa; đạo đức, nhân cách của con người bộ lộ qua nết ăn uống; tập quán, thói quen sinh hoạt ăn, uống; và văn hóa cộng đồng thể hiện qua hoạt động ăn, uống
Trong Việt ngữ học, nghiên cứu về thành ngữ có chứa thành tố ăn
của con người rất ít, gần như chỉ xuất hiện ở một vài bài viết đơn lẻ
Nguyễn Hữu Đạt (2010) trong bài viết “Con đường tạo nghĩa của các thành ngữ liên quan đến ‘văn hóa ăn’ và ‘văn hóa mặc’ trong tiếng Việt” [7] đã đi sâu phân tích quá trình tạo ra nghĩa hình tượng
liên quan đến các thành ngữ biểu thị nội hàm văn hóa ăn và văn hóa mặc của người Việt Từ đó, bài viết đưa ra nhận xét về mối quan hệ khăng khít giữa văn hóa ăn và văn hóa mặc trong tiếng Việt – đây được xem là cơ sở hình thành nên nét đẹp truyền thống trong văn hóa Việt Nam Tác giả Nguyễn Văn Chiến và Đặng Thị Yến Thu trong
Một công trình tiếng Việt (Tiếp cận nhân học – ngôn ngữ nghiên cứu tính cách tộc người) đã cho rằng, các biểu thức ẩn dụ ẩm thực Việt
ngữ nằm sâu trong hệ thống cấu trúc ngôn ngữ và hiện rõ ở các chủ
đề giao tiếp liên cá nhân Ý niệm ẩn dụ ẩm thực thể hiện ở các thành ngữ chứa những đơn vị biểu nghĩa ẩm thực, đặc biệt là những thành ngữ có yếu tố “ăn” chiếm đa số Các biểu thức ẩm thực thành ngữ có
cơ chế hoạt động riêng, được phân thành hai vế theo kiểu Đề-
Trang 6Thuyết Giữa hai vế tồn tại nhiều kiểu quan hệ: quan hệ nối tiếp-nhân quả; quan hệ nối tiếp song song; quan hệ song song đồng chiếu… trong đó hình ảnh ẩm thực luôn là hình ảnh dẫn xuất góp phần tạo nên nghĩa ẩn dụ cả biểu thức thành ngữ Nguyễn Đức Dân trong bài
viết “Ăn, một từ kỳ thú” đã khẳng định ăn là một từ cơ bản và có trong ngôn ngữ của mọi dân tộc Ăn là một từ điển hình có nghĩa được mở rộng Khởi thủy, ăn là một hành động của con người, nghĩa của từ ăn được mở rộng dần theo cách lấy khuôn mẫu con người để nhận thức vũ trụ Con đường phát triển ngữ nghĩa của từ ăn vô cùng phong phú, ăn từ nghĩa đen đến nghĩa ẩn dụ, rồi các nghĩa chuyển,
nghĩa phái sinh là thiên biến văn hóa, nó diễn tả mọi nhận thức của con người về vũ trụ và cuộc sống quanh mình Nguyễn Thị Bích Hợp [17] khi nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm “ăn” đã có sự phân loại “ăn” thành các nhóm nghĩa nhỏ hơn, theo đó từ “ăn” trong Tiếng Việt có 7 nghĩa gồm cả nghĩa gốc và nghĩa phái sinh, và ngoài nghĩa gốc, mỗi nghĩa phái sinh này có thể có thêm nhiều tầng bậc cấp dưới vô cùng phong phú Bên cạnh đó, luận án còn nghiên cứu mô hình tỏa tia của
“ăn” với các lớp nghĩa phái sinh của “ăn” vô cùng phong phú, với nghĩa “ăn” là hoạt động tiếp nhận (gồm các tầng bậc như: thu nạp vào; tiêu thụ; thụ hưởng; hứng chịu; giành đoạt; hấp thu); là hòa hợp; lan ra; thực hiện hành động; và quan hệ thân xác…
Điểm qua lịch sử nghiên cứu về thành ngữ nói chung và thành
ngữ có chứa thành tố ăn trong tiếng Việt nói riêng, có thể nhận thấy
việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt là tương đối toàn diện, những vấn đề như khái niệm thành ngữ, đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ đã được các nhà ngôn ngữ học giải quyết triệt để Tuy
nhiên, nghiên cứu thành ngữ có chứa thành tố ăn trong tiếng Việt là
một hướng đi vẫn còn bỏ ngỏ, chưa dành được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của giới Việt ngữ Điều đó là một gợi ý cho chúng tôi
Trang 7thực hiện đề tài “Ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa thành tố ‘ăn’ trong tiếng Việt”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
⁃ Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ ngữ nghĩa của thành ngữ có
chứa thành tố ăn trong Tiếng Việt, qua cơ chế tạo nghĩa của từ ăn trong thành ngữ nói riêng, của thành ngữ nói về hoạt động ăn nói
chung, làm sáng tỏ đặc trưng tư duy văn hóa của người Việt, đặc biệt
là quan niệm, tư duy về văn hóa ăn được thể hiện qua thành ngữ
⁃ Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu ngữ nghĩa của từ ăn trong thành
ngữ hiểu theo nghĩa đen, nghĩa phái sinh, nghĩa biểu trưng, cơ chế tạo nghĩa của thành ngữ; tìm hiểu quan niệm sống, nhân sinh quan của người Việt về văn hóa ăn uống, mà sâu sắc hơn là cách nhìn nhận, đánh giá con người được thể hiện qua thành ngữ về hoạt động
ăn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
⁃ Đối tượng nghiên cứu: Ngữ nghĩa và cơ chế tạo nghĩa của từ ăn
trong thành ngữ Tiếng Việt
⁃ Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu những thành ngữ
tiếng Việt có chứa thành tố ăn được hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa phái sinh, nghĩa biểu trưng, còn những thành ngữ không chứa thành
tố ăn nhưng lại chỉ hoạt động ăn của con người không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài Ngữ liệu khảo sát của luận văn được lấy trong cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học năm 2014 của tác giả Nguyễn Lân; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1995, Nguyễn Như ý (chủ biên) Ngoài ra, luận văn còn khảo sát ngữ liệu dựa trên các trang web về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và từ một số bài viết của các nhà nghiên cứu quan tâm đến thành ngữ tiếng Việt đã được xuất bản
Trang 8Tổng số câu thành ngữ có chứa động từ ăn được xét (bao gồm cả thành ngữ biến thể) là 353 đơn vị thành ngữ
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
⁃ Phương pháp thống kê
⁃ Phương pháp miêu tả
⁃ Phương pháp phân tích ngữ nghĩa
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
-Ý nghĩa lí luận: : Nghiên cứu ngữ nghĩa và sự tạo nghĩa của từ “ăn” trong thành ngữ Tiếng Việt theo hướng tiếp cận ngữ nghĩa học sẽ góp phần làm sáng rõ hơn sự tạo nghĩa trong thành ngữ, đặc biệt là sự hiện diện của các nhân tố văn hóa trong các đơn vị thành ngữ tiếng Việt được thể hiện trong hành chức
⁃ Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho việc giảng dạy và học tập về ngữ nghĩa của thành ngữ có chứa thành
tố “ăn” cũng như các nghĩa phái sinh của chúng được sâu sắc và toàn diện hơn
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Ngữ nghĩa và cơ chế tạo nghĩa của từ “ăn” trong thành ngữ Tiếng Việt
Chương 3: Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua văn hóa “ăn” trong thành ngữ tiếng Việt
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm về thành ngữ
Thành ngữ là cụm từ cố định hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa Ý nghĩa của thành ngữ không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó và ý nghĩa thành ngữ thường có tính hình tượng và biểu cảm
Thành ngữ được hình thành trong quá trình giao tiếp, trong sinh hoạt ăn uống và trong quá trình lao động sản xuất của con người.Trong hệ thống ngôn ngữ ngoài chức năng là công cụ tư duy
và giao tiếp của con người, thành ngữ còn có chức năng phản ánh liên quan phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm nếp nghĩ của mỗi cộng đồng Chính vì vậy, thành ngữ tiếng Việt từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu không chỉ của ngôn ngữ học mà còn của nhiều ngành khoa học khác như văn hóa học, folklore học, dân tộc học…
Trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ, chúng
ta thường sử dụng thành ngữ để làm cho lời nói sinh động, tạo ấn tượng sâu sắc đối với người nghe, người đọc
Thành ngữ là những cụm từ cố định được đúc sẵn, hoạt động trong câu với tư cách tương đương với một từ, có thể được sử dụng thay thế cho một từ Thành ngữ khi sử dụng trong hành chức bao giờ cũng kèm theo sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định Nghĩa của thành ngữ không phản ánh nghĩa của tổng số các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa biểu trưng được nhào nặn nên từ tổ hợp từ trong thành ngữ Nói tóm lại, thành ngữ là một cụm từ cố định được dùng để định danh cho các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động Thành ngữ có nội dung và hình thức khá hoàn chỉnh Tính hình tượng, tính gợi cảm
Trang 10và hình thức diễn đạt có tính bóng bẩy là những tính chất cơ bản của thành ngữ
1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa và cơ chế tạo nghĩa của thành ngữ
Thành ngữ có tính hoàn chỉnh, bóng bẩy và tính gợi cảm cao Trên cơ sở nghĩa của các yếu tố cấu thành mà nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa đen trực tiếp của các yếu tố cấu thành cộng lại
mà là nghĩa biểu trưng , nghĩa toàn khối Nghĩa của thành ngữ là kết quả của quá trình biểu trưng hóa
Quá trình biểu trưng trong thành ngữ được thực hiện theo hai con đường: liên tưởng tương đồng và tương cận Nếu theo con đường liên tưởng tương đồng, ta có các thành ngữ ẩn dụ hoặc so sánh; còn nếu theo con đường tương cận, ta có các thành ngữ hoán dụ Dựa vào hình thức cấu tạo mà có thể phân ra thành ngữ có kết cấu chủ vị và thành ngữ có kết cấu cụm từ
1.3 Ranh giới giữa thành ngữ và các đơn vị lân cận
1.3.1 Mối quan hệ giữa thành ngữ và từ ghép
Hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đều phân biệt rõ ranh giới giữa thành ngữ và từ ghép dựa vào tiêu chí về nội dung, cấu trúc
và thành tố cấu tạo Theo Nguyễn Văn Mệnh (1986), thành ngữ và
từ ghép có một số điểm giống nhau: chúng đều là những đơn vị ngôn ngữ cố định, có sẵn, có tính thành ngữ và đều có chức năng định danh Thành ngữ và từ ghép có thể phân biệt ở một số điểm như: ở phạm vi rộng hẹp và ở mức độ nông sâu trong nội dung ý nghĩa của chúng, ở mức độ phức tạp của chức năng định danh, mức độ phức tạp trong mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố v.v
Từ ghép chỉ nêu lên khái niệm chung về sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất, trạng thái, còn thành ngữ không chỉ nêu lên một khái niệm về sự vật, về hoạt động, về tính chất trạng thái mà còn nói rõ
Trang 11thêm về những sự vật, những hoạt động đó như thế nào và những tính chất, trạng thái ấy đến mức độ nào
Có hai cách nhìn khác nhau về trường hợp trên Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu chỉ dựa vào đặc điểm có ý nghĩa bóng bẩy thì không thể phân biệt được thành ngữ và từ ghép mà phải dựa vào hai tiêu chí là chức năng và hình thức ngữ pháp Thành ngữ thường miêu
tả những trạng thái, hình ảnh… phức tạp hơn từ ghép Quan điểm thứ hai gồm các tác giả như Nguyễn Thiện Giáp, Phan Văn Quế đã coi
những tổ hợp từ như trẻ măng, dẻo kẹo là thành ngữ vì chúng có từ
so sánh (ở đây, từ so sánh trong quá trình sử dụng đã bị ẩn đi: trẻ như mặng, dẻo như kẹo, dẻo như kẹo kéo) Đó cũng là nét phân biệt với những từ ghép có quan hệ so sánh như mắt lá dăm, mặt trái xoan
1.3.2 Mối quan hệ giữa thành ngữ và cụm từ tự do
Nguyễn Văn Mệnh (1986) cho rằng, thành ngữ và cụm từ tự do có ranh giới khá rõ ràng Thành ngữ thuộc bình diện ngôn ngữ còn cụm từ tự do thuộc bình diện lời nói Thành ngữ và cụm từ tự do đều
là những đơn vị lớn hơn từ, do các từ tạo nên Tuy nhiên, giữa chúng lại có một số điểm khác biệt sau: cụm từ tự do được tạo ra do nhu cầu giao tiếp, chúng gắn kết nhau thành một khối; khi ở trạng thái tĩnh chúng là những từ riêng biệt Còn thành ngữ gồm các từ gắn kết với nhau chặt chẽ ngay cả khi ở trong trạng thái tĩnh lẫn trong hoạt động giao tiếp Cấu tạo của thành ngữ có tính ổn định, chặt chẽ, còn cụm từ tự do có cấu tạo dài ngắn khác nhau tùy vào mục đích diễn đạt Xét về nghĩa, nghĩa của cụm từ tự do là do cấu trúc và nghĩa của các từ tạo nên nó, còn nghĩa của thành ngữ được hình thành từ các biện pháp tượng trưng, ẩn dụ, hoán dụ… Nhiều thành ngữ có nghĩa khác hẳn nghĩa tường minh của các yếu tố cấu tạo nên nó
1.3.3 Mối quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ
Trang 12Khi phân biệt thành ngữ và tục ngữ hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào đặc điểm nội dung, cấu trúc và chức năng Thành ngữ và tục ngữ có những điểm khác biệt về nội dung và hình thức ngữ Hoàng Văn Hành (2008) đã nhận xét: “Thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ (như tính bền vững về mặt cấu tạo, tính bóng bẩy về nghĩa…) nhưng lại khác tục ngữ về bản chất Sự khác biệt ấy thể hiện ở chỗ: thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu-ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật” [10; 10]
Sự khác nhau của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra ở
sự khác nhau về chức năng của các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá trong hành chức Thành ngữ gọi tên sự vật, tính chất, hành động, diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ biểu thị các phán đoán, kết luận, kinh nghiệm nên nó có chức năng thông báo
1.4 Biến thể của thành ngữ
Xuất phát từ đặc điểm thể loại, thành ngữ vừa gần gũi, ngắn gọn, vừa dễ nhớ, mà lại phản ánh hiện thực xã hội có hiệu quả Trong hành chức, thành ngữ có những khác biệt so với khi chúng đứng tách biệt ngữ cảnh ở chỗ: khi hành chức trong những văn bản thuộc những thể loại khác nhau thì thành ngữ mang phong cách chức năng khác nhau, và thành ngữ trong sử dụng chịu ảnh hưởng của phương ngữ vùng, miền Tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng nghiên cứu thành ngữ theo hướng này (trong hành chức) sẽ rất hữu ích, nếu chú ý nghiên cứu và miêu tả kĩ các biến thể của thành ngữ, bởi lẽ ở các biến thể của thành ngữ hàm chứa những quy tắc biến đổi về hình thái - cấu trúc, những quy tắc tạo nghĩa
Trong thực tế sử dụng, các thành ngữ thường không xuất hiện ở một hình thức duy nhất mà thường có nhiều dạng thức khác
Trang 13nhau Một số nghiên cứu cho rằng, biến thể thành ngữ có thể chia
làm ba loại: biến thể ngữ âm, biến thể từ vựng, và biến thể cấu trúc
1.5 Phân loại thành ngữ
Có rất nhiều cách phân loại thành ngữ, dựa vào nhiều tiêu chí nên kết quả phân loại cũng khác nhau Trước hết, dựa vào cơ chế cấu tạo, có thể chia thành ngữ tiếng Việt ra thành hai loại là thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả ẩn dụ
1.6 Mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hóa
Tìm hiểu mối quan hệ giữa thành ngữ và văn hóa cho thấy thành ngữ không chỉ là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt có chức năng tư duy và là công cụ giao tiếp quan trọng mà thành ngữ còn có chức năng phản ảnh và lưu giữ những dấu ấn, di sản văn hoá của dân tộc
Thành ngữ cũng phản ánh tính cách của người Việt Đặc điểm tính cách của người Việt Nam được nói đến trong thành ngữ bao gồm cả những tính cách tốt, tích cực và những tính cách xấu, tiêu cực Một biểu thức ngôn ngữ có hàm ý đánh giá tích cực về người, vật, thuộc tính, hoặc hành vi cho rằng như thế là tốt, đẹp, giỏi, là đạt yêu cầu, đáng được được coi là biểu thức ngôn ngữ có hàm ý khen/ đánh giá cao
Tiểu kết chương 1
Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa, xuất hiện trong câu dưới dạng làm sẵn và hoạt động với tư cách như một từ Nghĩa của chúng có tính hình tượng và gợi cảm Thành ngữ có tính hoàn chỉnh, bóng bẩy và tính gợi cảm cao Trên cơ
sở nghĩa của các yếu tố cấu thành mà nghĩa của thành ngữ không phải là nghĩa trực tiếp của các yếu tố cấu thành cộng lại mà là nghĩa bóng, nghĩa toàn khối Nghĩa của thành ngữ là kết quả của quá trình biểu trưng hóa