Chiến lược và chính sách kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dababco. Việt Nam – Với lợi thế về khí hậu và địa lý đang ngày càng khẳng định được vị thế là một nước phát triển mạnh về nông nghiệp trên thị trường thế giới. Tỷ lệ dân số tham gia vào trong các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm : trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chiếm tới 70% dân số. Trong năm 2017 đã có 1.955 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành lên 5.661 doanh nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại thị trường Việt Nam như : CP, Procono, Cargill,... thì một số các doanh nghiệp trong nước hiện cũng nằm trong top 1 trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn nhất cả nước như : CTCP TACN Việt Thắng, CTCP Greenfeed, Tổng CTCP TACN Việt Nam...Đặc biệt phải kể đến một trong những công ty thành lập lâu đời nhất Việt Nam – CTCP Tập đoàn Dabaco đã và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nông nghiệp Việt Nam nói chung. I. Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay 1. Tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam Theo báo cáo của Grand View Research, đến năm 2020 quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ đạt mức 10,55 tỷ USD và cần tới 25 – 26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Mấy năm gần đây ngành này tăng trưởng, phát triển tốt với mức tăng 13 – 15%năm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu như năm 2010 sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm công nghiệp chỉ 10.598.633 tấn thì đến năm 2016 đạt trên 20.000.000 tấn. Bà Hoàng Hương Giang Phó trưởng Phòng TĂCN, Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, cả nước hiện có khoảng 218 DN sản xuất TĂCN với công suất khoảng 28.200 tấnnăm, trong đó có 71 DN FDI, công suất trên 15.700 tấnnăm và 147 DN Việt với công suất khoảng 12.465 tấnnăm. Công suất sản xuất của DN Việt khoảng 12.465 tấnnăm, còn DN FDI có công suất trên 15.700 tấnnăm; chiếm 60 – 65% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra. Điều này cho thấy, đây là thị trường béo bở, thu hút được nhiều DN trong và ngoài nước đầu tư. Trên thực tế, rất nhiều DN nước ngoài như: CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc)… đã nhanh chân lấn át với việc liên tục xây mới nhà máy, mở rộng hoạt động kinh doanh trên cả nước. Điển hình, Cargill Việt Nam đánh dấu việc vận hành dây chuyền sản xuất cám thủy sản thứ 10 tại tỉnh Hà Nam.Có thâm niên hơn trong hoạt động đầu tư sản xuất thức ăn chăn nôi, Công ty cổ phần CP Việt Nam liên tục lớn mạnh sau nhiều năm liền. Đại diện phía công ty cho biết, sau hơn 20 năm vào Việt Nam, CP đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (công suất mỗi nhà máy trên 400.000 tấnnăm) đặt tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Định. Các sản phẩm của công ty được phân phối rộng rãi từ Bắc đến Nam và được đông đảo khách hàng lựa chọn và đón nhận. Được đánh giá có thị trường thức ăn chăn nuôi màu mỡ, DN ngoại liên tục chủ động phát triển hoạt động sản xuất với mong muốn chiếm lĩnh thị trường. DN ngoại tăng vốn đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng công nghệ sản xuất h
Trang 1Lời mở đầu
Việt Nam – Với lợi thế về khí hậu và địa lý đang ngày càng khẳng định được vị thế là một nước phát triển mạnh về nông nghiệp trên thị trường thế giới Tỷ lệ dân số tham gia vào trong các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm : trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chiếm tới 70% dân số Trong năm 2017 đã có 1.955 doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng 3,8% so với năm 2016, nâng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành lên 5.661 doanh nghiệp Ngoài các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại thị trường Việt Nam như : CP, Procono, Cargill, thì một số các doanh nghiệp trong nước hiện cũng nằm trong top 1 trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn nhất cả nước như : CTCP TACN Việt Thắng, CTCP Greenfeed, Tổng CTCP TACN Việt Nam Đặc biệt phải kể đến một trong những công ty thành lập lâu đời nhất Việt Nam – CTCP Tập đoàn Dabaco đã
và đang khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nông nghiệp Việt Nam nói chung
I Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay
1 Tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Theo báo cáo của Grand View Research, đến năm 2020 quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ đạt mức 10,55 tỷ USD và cần tới 25 – 26 triệu tấn thức ăn chăn nuôi Mấy năm gần đây ngành này tăng trưởng, phát triển tốt với mức tăng 13 – 15%/năm Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu như năm 2010 sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm công nghiệp chỉ 10.598.633 tấn thì đến năm 2016 đạt trên 20.000.000 tấn
Bà Hoàng Hương Giang - Phó trưởng Phòng TĂCN, Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, cả nước hiện có khoảng 218 DN sản xuất TĂCN với công suất khoảng 28.200 tấn/năm, trong đó có 71 DN FDI, công suất trên 15.700 tấn/năm và 147
Trang 2DN Việt với công suất khoảng 12.465 tấn/năm Công suất sản xuất của DN Việt khoảng 12.465 tấn/năm, còn DN FDI có công suất trên 15.700 tấn/năm; chiếm 60 – 65% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra
Điều này cho thấy, đây là thị trường béo bở, thu hút được nhiều DN trong và ngoài nước đầu
tư Trên thực tế, rất nhiều DN nước ngoài như: CP Group (Thái Lan), Cargill (Hoa Kỳ), NewHope (Trung Quốc)… đã nhanh chân lấn át với việc liên tục xây mới nhà máy, mở rộng hoạt động kinh doanh trên cả nước
Điển hình, Cargill Việt Nam đánh dấu việc vận hành dây chuyền sản xuất cám thủy sản thứ
10 tại tỉnh Hà Nam.Có thâm niên hơn trong hoạt động đầu tư sản xuất thức ăn chăn nôi, Công ty cổ phần CP Việt Nam liên tục lớn mạnh sau nhiều năm liền
Đại diện phía công ty cho biết, sau hơn 20 năm vào Việt Nam, CP đang sở hữu 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (công suất mỗi nhà máy trên 400.000 tấn/năm) đặt tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Định
Các sản phẩm của công ty được phân phối rộng rãi từ Bắc đến Nam và được đông đảo khách hàng lựa chọn và đón nhận
Được đánh giá có thị trường thức ăn chăn nuôi màu mỡ, DN ngoại liên tục chủ động phát triển hoạt động sản xuất với mong muốn chiếm lĩnh thị trường DN ngoại tăng vốn đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhằm giảm chi phí đầu vào…
Không để “thua chị kém em”, nỗ lực chiếm lĩnh và trụ vững trên thị trường thức ăn chăn nuôi, không ít DN Việt tìm kế phát triển Đơn cử như Sao Mai Group (An Giang) trỗi dậy bằng kế hoạch đầu tư mạnh vào nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản
Mới đây, cuối tháng 11/2017, Sao Mai Group đưa vào hoạt động nhà máy Sao Mai Super Feed tại Đồng Tháp, công suất 360.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 800 tỷ đồng
Dù cố gắng chạy đua với DN FDI, để giành thị phần nhưng DN nội vẫn chịu cảnh lép vế Nguyên nhân quan trọng gây khó cho DN nội là tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuỗi diễn ra từ lâu Đơn cử, năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 8,3 triệu tấn ngô, 1,56 triệu tấn đậu nành…
Ngoài ra, trong 2 năm trở lại đây, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản luôn biến động theo chiều hướng đi xuống, thị trường lâm vào tình trạng khó khăn buộc DN nội phải giảm công suất, co cụm thị trường
Ông Đoàn Viết Cường - tổng giám đốc công ty cổ phần Thanh niên xung phong (Adeco - TP HCM) thừa nhận, do ảnh hưởng bởi tình hình chăn nuôi biến động nên việc bán thức ăn chăn nuôi cho các hộ nông dân gặp nhiều rủi ro
Hoạt động chăn nuôi trì trệ nguy cơ mất vốn dễ dàng xảy ra Để hạn chế những rủi ro không đáng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2017 Adeco phải giảm công suất sản xuất xuống còn 1.000 tấn.Hiện sản phẩm làm ra chỉ để cung cấp cho hệ thống chăn nuôi của công
ty chứ không còn bán rộng rãi ra thị trường như trước đây.Không riêng gì Adeco, một số DN như Hùng Vương, Anco, Proconco… cũng đang cắt giảm tối đa chi phí giá thành, gia tăng năng lực cạnh tranh
Trang 3Đặc biệt, nhiều DN lên kế hoạch cạnh tranh về giá thành Theo đó, DN tiến hành bán hàng trực tiếp đến hộ chăn nuôi không qua hệ thống đại lý
Mặc dù thị trường được dự báo có doanh số tăng dần theo từng năm Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản luôn biến động theo chiều hướng đi xuống đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của các DN sản xuất TĂCN, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa hai khối nội - ngoại.Đại diện Công ty TNHH TĂCN Kyodo Sojitz (Long An) cho biết, để có thể cạnh tranh, Kyodo Sojitz đang xem xét nhu cầu của thị trường
và khách hàng để triển khai các bước đầu tư phát triển phù hợp hơn
Tương tự, CP Việt Nam với tiềm lực vốn mạnh cũng đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng, giá cả phù hợp Bên cạnh đó là hợp tác với nông dân để phát triển hơn 3.000 gia trại cùng các nhà máy chế biến thực phẩm ở cả 3 miền
Đồng thời nhà nước cũng đưa ra các chính sách khuyến khích phát triên chăn nuôi theo hướng ngành hàng và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, sử dụng thức ăn công nghiệp để xây dựng ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển, là nguồn kinh tế chính cho các hộ dân đặc biệt là vùng nông thôn
2 Đánh giá, nhận định tiềm năng của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam
Dựa trên sự phát triển của thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước có thể thấy, tiềm năng của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam được đánh giá khá màu mỡ.Nhưng hiện tại, Doanh Nghiệp nội lại không làm chủ được thị trường, thậm chí đang cắt giảm công suất, thu hẹp thị phần Ưu thế trên thị trường hiện nay đang nghiêng hẳn về các DN có vốn đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên sau khi đánh giá về tình hình của ngành chăn nuôi tại Việt Nam cho đến năm
2017, có thể đưa ra những tiềm năng trong thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam như sau :
- Phát triển trở thành một trong những ngành mũi nhọn của cả nước :
+ Với lợi thế về khí hậu, địa lý, Việt Nam đang tận dụng hợp lý hóa các nguồn tài nguyên sẵn có vào sản xuất nông nghiệp Đặc biệt diện tích đất ở nông nghiệp chiếm 63,3% so với diện tích của cả nước, là địa thế hưu hiệu để nuôi trồng, chăn nuôi gia súc và gia cầm; bên cạnh đó với 2 loại hình khí hậu chủ yếu là nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới gió mùa phù hợp với khả năng sống của nhiều loại cây trồng, gia súc, gia cầm
+ Ngoài ra việc áp dụng công nghệ vào chăn nuôi và khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nông dân cùng sản xuất giúp nâng cao chất lượng sản phâm, tăng năng suất và giảm chi phí đầu vào, cải thiện nguồn thu nhập của nông dân đồng thời cũng tiết kiệm các chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, đảm bảo nguồn cung ứng về nguyên liệu sản xuất sạch và chất lượng cho doanh nghiệp
- Cơ hội mở rộng xuất khẩu :
+ Việt Nam hội nhập với thế giới tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra với thế giới, khẳng định chất lượng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam với các nước trên thế giới, cũng như tạo vị thế cho các doanh nghiệp Việt tại các nước bạn + Đẩy mạnh chăn nuôi theo công nghệ 4.0 – kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ giữ kĩ thuật số với công nghệ, kinh doanh, chức
Trang 4năng và quy trình bên trong, cụ thể là kết hợp các công nghệ từ sử dụng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất đến ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt và sử dụng điện từ, công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Từ đó thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tại các tỉnh thành
- Tiết kiệm và giảm chi phí sản xuất :
+ Hiệp định CPTPP có hiệu lực vào đầu năm 2019, với thuế suất 0% thì các sản phẩm của những nước có thế mạnh về chăn nuôi như Canada, Australia, Nhật Bản sẽ ồ ạt vào Việt Nam Đây tuy có thể là thách thức nhưng nếu biết tận dụng lợi thế và cơ hội thì sẽ trở thành tiềm năng cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu sản xuất để thích nghi với
xu hướng tiêu dùng mới Bên cạnh đó cũng giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu
từ nước ngoài về Việt Nam
- Doanh nghiệp có cơ hội vàng về thời gian :
+ Theo thông báo Hiệp định TPP được chính thức thông qua thì trung bình thời gian cắt thuế về 0% cũng khoảng từ 10-15 năm Nghĩa là thời gian để cắt giảm thuế về 0% còn rất lâu Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều thời gian để chuẩn bị, cũng như khai thác nguồn lợi thế mà Hiệp định đem lại này
II Chiến lược và chính sách kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dababco
1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco
TẬP ĐOÀN DABACO(DBC) VIỆT NAM – đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới – là một Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm Bên cạnh đó, DABACO còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản DABACO tự hào là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam
Giấy CNĐKDN số: 2300105790 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp lần đầu
ngày 23/12/2004, thay đổi lần thứ 16 ngày 16/03/2016
Vốn điều lệ: 752.899.590.000 đồng
Vốn chủ sở hữu: 2.339.141.904.502 đồng
Địa chỉ: Số 35 đường Lý Thái Tổ, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: 0241 3826077 - 3895111
Số fax: 0241 3896000 - 3825496
Email: contact@dabaco.com.vn
Website: www.dabaco.com.vn
Mã cổ phiếu: DBC
Sàn niêm yết: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)
Trang 5Tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc tại tỉnh Bắc Ninh thành lập năm 1996 và công
ty chính thức chuyển thành cổ phần hóa năm 2005 và niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 28/2/2008 và hiện nay khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là 162,7 triệu đồng Tính đến Q1/2015, vốn chủ sở hữu của DBC là 1.793 tỷ đồng Dabaco hướng đến mục tiêu phát triển tập đoàn vững mạnh trong ngành nông nghiệp – thực phẩm, ứng dụng cộng nghệ cao và mô hình chuỗi giá trị khép kín 3F gồm Trang trại (sản xuất giống gia súc, gia cầm), Thức ăn (sản xuất thức ăn chăn nuôi) và Thực phẩm (các loại thịt chế biến) kết hợp chuỗi siêu thị Dabaco và các của hàng thực phẩm sạch Từ đó đến nay, công ty đã thành công trong việc phát triển cả 3 chuỗi giá trị từ sản xuất con giống đến thức
ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thịt, được thể hiện theo sơ đồ sau:
2 Tình hình hoạt động của Dabaco hiện nay
2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
Năm 2016 là năm có nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp như biến động về giá nguyên liệu, giá thực phẩm, tỉ giá ngoại tệ, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành… Tuy nhiên, vượt qua những thách thức, tận dụng cơ hội, toàn Tập đoàn đã đạt được kết quả SXKD tốt nhất từ trước đến nay Hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị đều đạt và vượt kế hoạch đề ra Có được kết quả trên là do có sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của HĐQT và Ban Tổng Giám đốc, sự nỗ lực không ngừng của các đơn vị trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, chăn nuôi, nâng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt mức tiên tiến của thế giới, liên tục cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Một số chỉ tiêu chính đạt được như sau:
ĐVT: Triệu đồng
(*)
Không bao gồm doanh thu tiêu thụ nội bộ.
tăng giảm so với năm 2015
% thực hiện so với
kế hoạch năm
2016
1 Doanh thu thuần (*) 5.791.392 6.255.922 8% 108%
Trang 6 Lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi:
Năm 2016, giá thực phẩm ổn định ở mức cao trong thời gian dài, đặc biệt là giá thịt lợn, người chăn nuôi mở rộng qui mô chăn nuôi và có lợi nhuận, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất thức ăn nâng cao sản lượng tiêu thụ sản phẩm Năm 2016, sản lượng TACN tiêu thụ thức ăn chăn nuôi đạt 115% kế hoạch và tăng 15% so với năm 2015 Ngoài ra, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Tập đoàn đã không ngừng sáng tạo, cải tiến chất lượng, cho ra đời các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường
Lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ con giống (gà giống, lợn giống):
Năm 2016, kết quả SXKD của các công ty sản xuất lợn giống vượt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt được như sau: Tỷ lệ số nái động dục tự nhiên phối là 94,64% (Trong đó: Công ty lợn giống Hạt nhân có tỷ lệ động dục tự nhiên là 100%, Công ty lợn giống Lạc Vệ là 97,4%, Công ty gia công lợn là 91,8%)
Năm 2016, Công ty gà giống lai tạo thành công giống gà Tân Hồ và cùng với các giống gà màu của Công ty đang dần gia tăng thị trường tiêu thụ trên cả nước
Lĩnh vực chăn nuôi gà đẻ trứng:
Năm 2016, sản lượng trứng gà tiêu thụ đạt 94,6% kế hoạch và tăng 19,2% so với năm 2015 Công ty đã hoàn thành việc xây dựng và quảng bá rộng rãi bộ nhận diện thương hiệu các sản phẩm trứng gà Dabaco, đặc biệt là bộ 4 loại trứng giá trị gia tăng (Omega3, DHA, Selen và Trứng vỏ xanh), đây là tiền đề giúp công ty thực hiện được mục tiêu nâng sản lượng tiêu thụ trứng giá trị gia tăng
Lĩnh vực chăn nuôi gia công:
Lợn thịt: Hệ thống trang trại chăn nuôi gia công lợn được phát triển tại nhiều tỉnh, thành phố ở khu vực phía Bắc Năm 2016 sản lượng lợn thịt hơi tiêu thụ đạt 18.527 tấn
Lĩnh vực chế biến thực phẩm:
Năm 2016, ngành thực phẩm gặp phải một số khó khăn từ các thông tin về thị trường, hậu quả là người tiêu dùng giảm mạnh tiêu thụ các sản phẩm chế biến, mặc dù sau đó cơ quan quản lý đã đính chính thông tin trên các phương tiện truyền thông nhưng
sự cố này vẫn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tiêu thụ của ngành thực phẩm chế biến nói chung và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chế biến thực phẩm Dabaco nói riêng
Mục tiêu trong thời gian tới, công ty tiếp tục khai thác hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại và lợi thế theo chuỗi giá trị khép kín của Tập đoàn, nhằm nâng cao sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường, kênh phân phối
Lĩnh vực thương mại và dịch vụ:
Năm 2016, hoạt động kinh doanh nguyên liệu của Công ty Thương mại hoàn thành vượt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của hệ thống Siêu thị chưa đạt kế hoạch đề ra, song năm 2016 hoạt động của hệ thống siêu thị có nhiều tích cực, lượng khách đến với hệ thống ngày một đông, sức mua tăng Hệ thống siêu thị của Tập đoàn đã góp phần bình ổn giá trên địa bàn tỉnh, phát triển thương hiệu, xây dựng ý thức tiêu dùng văn minh hiện đại, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động
Trang 7Ngày 15/01/2017, Tập đoàn đã khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm thương mại Dabaco Từ Sơn có qui mô lớn và hiện đại, với đầy đủ các phân khu chức năng như hệ thống bán lẻ, hệ thống nhà hàng, nhà sách, cụm rạp chiếu phim
Lĩnh vực sản xuất bao bì:
Năm 2016, hoạt động sản xuất và tiêu thụ bao bì đạt kết quả tốt, hoàn thành kế hoạch sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận Khoảng 40% số lượng bao bì sản xuất ra cung cấp cho các Nhà máy TACN trong Tập đoàn, còn lại xuất khẩu và bán ra thị trường nội địa
Trang 83 Các yếu tố cấu thành chiến lược kinh doanh của Dabaco
3 Các yếu tố cấu thành chiến lược kinh doanh của DBC 3.1 Phương hướng của DBC trong dài hạn
Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Phát triển thành Tập đoàn kinh tế vững mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm ứng dụng công nghệ cao theo mô hình sản xuất tiên tiến, khép kín (mô hình 3F) gồm: “Sản xuất giống gia súc, gia cầm và chăn nuôi gia công (Farm - Trang trại) - Sản xuất thức ăn 18 gia súc, gia cầm và thủy sản (Feed - Thức ăn) - Giết mổ và chế biến thực phẩm, sản xuất rau
an toàn ứng dụng công nghệ cao (Food - Thực phẩm) song song với phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình Siêu thị và Cửa hàng thực phẩm sạch DABACO”
3.2: Thị trường và quy mô
- Thị trường:
Với mục tiêu tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường hiện tại (chủ yếu là thị trường miền Bắc) và mở rộng ra thị trường miền Trung, Dabaco không ngừng cải thiện hoạt động kinh doanh để khai thác tốt 2 thị trường nay Tại thị trường miền Bắc là thị trường mà doanh nghiệp khai thác từ năm 1996 và tạo lập được mạng lưới phân phối rộng khắp với tỷ lệ chiết khấu hoa hồng cao( khoảng 30% chiết khấu theo quý,chiết khấu cao thấp tùy thuộc vào từng thời điểm chăn nuôi), chính sách chăm sóc kênh phân phối chu đáo, tạo được mối quan hệ uy tín Đến nay, sản phẩm của công ty chiếm 20% thị phần tại các tỉnh miền bắc và miền trung, chiếm 6% tổng thị trường của cả nước Sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn là thế mạnh chính của Công ty đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng đa dạng về mẫu mã và chất lượng Sản phẩm thức
ăn chăn nuôi của Công ty luôn nằm trong danh sách các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đứng đầu của Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài (CP, PROCONCO,…) Các thương hiệu sản phẩm của Công ty như KHANGTI VINA, DABACO, TOPFEEDS đã trở nên quen thuộc và giữ vị trí vững chắc trên thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước Hiện, công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư vào thiết bị hiện đại để khẳng định thương hiệu cũng như vị thế trên thị trường
-Quy mô:
Trang 9Đến nay DABACO đã phát triển thành Tập đoàn kinh tế đa ngành với trên 50 công ty, nhà máy và đơn vị thành viên, có tổng tài sản trên 5.500 tỷ đồng, vốn chủ
sở hữu trên 2.300 tỷ đồng Tập đoàn có hơn 5.000 lao động với thu nhập bình quân năm 2016 đạt 9 triệu đồng/người/tháng và tạo việc làm cho hàng triệu lao động làm dịch vụ có liên quan Tập đoàn DABACO hoạt động trên 8 lĩnh vực chính gồm: Giống, thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi tập trung, giết mổ và chế biến thực phẩm; sản xuất bao bì, thương mại dịch vụ, rau an toàn ứng dụng công nghệ cao và xây dựng, bất động sản
Hiện DABACO có 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với tổng công suất 85 tấn/giờ Tập đoàn DABACO có hệ thống các trang trại nuôi, lai tạo lợn giống gốc: Duroc, Piteran, Landat, Yorshire được nhập khẩu từ Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ DABACO có quy mô và công nghệ, kỹ thuật hiện đại về sản xuất và cung cấp giống gà Hubbard được nhập khẩu từ Cộng hòa Pháp và một số giống gà độc quyền có được từ kết quả nghiên cứu, lai tạo của DABACO gồm: Gà Ji-DABACO, Gà Sơn Tinh (gà 9 cựa) có giá trị cao cả về mặt tinh thần và hiệu quả kinh tế
Tập đoàn DABACO có 1 dây chuyền giết mổ gà được nhập khẩu đồng bộ từ Đan Mạch, công suất 2.000 con/giờ và 1 xưởng giết mổ lợn, cung cấp các sản phẩm thịt
gà sạch, thịt lợn sạch ra thị trường Đặc biệt, Tập đoàn là đơn vị duy nhất tại Việt Nam hiện nay có trang bị Hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu tự động (FAN’S), cho phép theo dõi, đánh giá tất cả các chỉ tiêu trong chăn nuôi heo một cách tự động, nhanh chóng và chính xác
3.3: Các lợi thế cạnh tranh
- Đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng lực và tâm huyết;
- Mô hình kinh doanh khép kín từ sản xuất con giống – thức ăn – chăn nuôi gia công gà, lợn đến giết mổ và chế biến thịt gia súc, gia cầm, tạo thành chuỗi giá trị của Công ty;
- Lợi thế kinh tế nhờ quy mô các Nhà máy công suất lớn và trang thiết bị hiện đại nhất;
- Thương hiệu có uy tín trên thị trường;
- Khả năng phát triển và mở rộng thị trường, mở rộng lĩnh vực hoạt động
3.4: Các nguồn lực cần thiết để cạnh tranh 3.4.1: Nguồn nhân lực
Trang 10-Trong suốt quá trình hình thành, xây dựng và phát triển, Ban lãnh đạo công ty luôn đề cao nhân tố con người, với phương châm người lao động phải thực sự làm chủ doanh nghiệp, đặt con người vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động
- Từ số lượng CBCNV Công ty những ngày đầu không tới 10 người, tới nay tổng
số CBCNV đã trên 600 CBCNV, với mức thu nhập bình quân gần 10.000.000 đ/1 người/ tháng
- Công ty xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các trường Đại học, Cao đẳng có uy tín để chọn lọc nguồn nhân lực, định hướng từ khi các e còn là Sinh viên, nhằm tạo nguồn đầu vào cho Công ty được ổn định, có chất lượng cao và bền vững
Công ty luôn mở các khóa đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao tay nghề như:
- Đối với công nhân lao động trực tiếp: Thực hiện công tác đào tạo tại chỗ, đảm bảo công nhân đạt kỹ năng thuần thục trong công việc tại vị trí đảm nhận
- Đối với cán bộ quản lý, kỹ thuật: Thường xuyên được đào tạo, với cán bộ mới được đào tạo theo giáo trình công ty đã biên soạn kết hợp với thực tế quá trình hoạt động chăn nuôi tại trại, đến công tác tổ chức, quản lý Bên cạnh đó các cán bộ kỹ thuật luôn được cử đi đào tạo, tham quan, tập huấn tại các cơ sở đào tạo, các Tập đoàn lớn trong và ngoài nước
-Đối với cán bộ, nhân viên thị trường: Đào tạo về chuyên môn, kỹ năng bán hàng,
kỹ năng mềm trung bình đạt 50 giờ/năm
-Các đối tượng khác, tùy theo đặc thù công việc, công ty tổ chức các khóa đào tạo tại đơn vị hoặc cử cán bộ theo học như: quản lý sản xuất, kho tàng, cơ điện, quản
lý chi phí, vật tư, kế toán, bán hàng, hành chính nhân sự…
3.4.2: Quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị
Công ty đang vận hành hệ thống máy móc hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á Công ty ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ cao nên tất
cả các lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, trồng trọt đã đạt được năng suất, chất lượng ngang bằng với các nước có nền sản xuất , chăn nuôi phát triển, như các chỉ tiêu năng suất sinh sản của đàn lợn nái, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ gà nở loại 1…đều đạt và vượt tiêu chuẩn của nhà sản xuất.Hệ thống chuồng trại, máy ấp trứng được nhập khẩu từ Mỹ, bộ máy vận hành việc ăn uống cho vật nuôi được nhập khẩu tại Đức Vấn đề chiếu sáng, cường độ ánh sáng cho các chuồng trại được sử dụng phù hợp với từng khu riêng biệt Hệ thống máy móc vận hành hiện đại đã giúp mỗi trại tiết kiệm hàng tấn thức ăn mỗi ngày Ngoài ra, Công ty có bộ phận kỹ sư chuyên vận hành công nghệ máy móc hiện đại và nghiên cứu khoa học
để ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ mới Công ty nhập gà giống của Mỹ, Pháp,
Úc, sau đó cho lai tạo với một số giống gà của Việt Nam để cho ra đời những giống