Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học duy vật đối với sự phát triển khoa học

Một phần của tài liệu Phân tích nhận định Phép biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận của khoa học hiện đại là công cụ để nhận thức, cải tạo thế giới và định hướng cho sự phát triển của khoa học (Trang 32)

Chương III: Phép biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận và định hướng cho sự phát triển của khoa học

3.2.1.2 Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học duy vật đối với sự phát triển khoa học

học

3.2.1.1 Thế giới quan và phương pháp luận

Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con người về thế giới (bao gồm cả con người trong thế giới đó), về mối quan hệ giữa con người với thế giới. Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài gián tiếp qua các nhu cầu, lợi ích, các lý tưởng mang tính cá nhân hay xã hội. Tùy thuộc vào tính chất và phương thức biểu hiện có thể có nhiều loại thế giới quan khác nhau, như: Thần thoại, tôn giáo, khoa học, đạo đức, mỹ thuật, chính trị, triết học... Xét về phương thức biểu hiện, triết học là thế giới quan lý luận, là hệ thống các tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng kết thực tiễn và nhận thức. Xét về tính chất, triết học là sự khái quát chung nhất, mang đặc trưng tư duy tổng hợp.

Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm tin của con người, sẽ tích cực tham gia vào định hướng thái độ của con người đối với các hiện tượng, các sự kiện quan trọng trong hiện thực và trong đời sống, xác định “chỗ đứng của con người trong thế giới”. Đối với triết học, những quan điểm tư tưởng ấy còn giúp hình thành nên các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo con người trong các hoạt động của mình để đạt được mục đích; hay nói cách khác, là chúng thực hiện chức năng phương pháp luận. Phương pháp luận triết học, do xuất phát từ những quan điểm, quan niệm chung nhất về thế giới, con người và xã hội, nên cũng là phương pháp luận chung nhất. Nó nêu lên những điều kiện chung cần thiết để giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ cụ thể, chứ không phải trực tiếp giải quyết chúng.

3.2.1.2 Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học duy vật đối với sự phát triển khoa học sự phát triển khoa học

Trong triết học Mac-Lenin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó , triết học Mac- Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy.Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về phương pháp pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn , trở thành nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận.Như vậy, trong triết học Mac- Lenin , thế giới quan và phương pháp luận thống nhất hữu cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành chủ nghĩa duy vật

Tiểu luận triết học Chương III: …. hoàn bị, một "công cụ nhận thức vĩ đại".Sự phong phú do phép biện chứng mở ra, đã đem lại khả năng bao quát được sự phong phú của thế giới tự nhiên.

Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa học, được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Vấn đề ở chỗ, nếu có ai đó cho rằng, mình không cần đến một quan điểm triết học nào, thì như thế cũng đã là có một quan điểm triết học rồi, song là một quan điểm triết học mơ hồ. Đây cũng chính là tư tưởng của Ph.Ăgghen khi ông nói: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của triết học”. Albert Einstein - một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất của thể kỷ XX không ít lần chỉ rõ các khái quát triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Max Planck - nhà vật lý, cha đẻ của cơ học lượng tử đã khẳng định rằng, thế giới quan của người nghiên cứu luôn tham gia vào việc xác định hướng nghiên cứu của người đó.

Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học trước hết là ở vai trò nhận thức của nó, làm gia tăng tri thức mới. Sự phân tích, lý giải triết học đối với các dữ liệu khoa học cũng chính là sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát chung và sâu sắc hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình thành và phát triển như là các phạm trù của triết học và các khoa học, ví dụ như các phạm trù “vật chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên nhân”, “lượng”, “chất”,... Triết học không đi sâu giải quyết các vấn đề khoa học cụ thể, mà đi sâu giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận nhận thức phổ quát. Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra lôgíc của các quá trình nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận thức khoa học.

Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với các khoa học là ở sự tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa học và làm sáng tỏ các nguyên lý chung của chúng. Tất nhiên, trong mỗi khoa học đều có sự tổng kết, khái quát các tri thức thành các nguyên lý, các quy luật nhất định. Nhưng những tổng kết, khái quát trong mỗi khoa học cụ thể chỉ được giới hạn trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Đặc điểm của khái quát triết học là những khái quát chung nhất, có liên quan đến các hiện tượng và các quá trình của tự nhiên, xã hội và tinh thần.

Triết học là công cụ tổng hợp tri thức. Thực tế cho thấy trong sự phát triển của tri thức hiện đại cùng với xu hướng xuất hiện chuyên ngành mới, chuyên sâu là xu hướng ngược lại: Xu hướng liên ngành kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất. Tính chất tổng hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của các ngành khoa học truyền thống thành các khoa học mới như lý hóa, hóa lý, sinh hóa, sinh tâm lý, sinh vật lý, địa vật lý..., mà còn là sự xích lại gần nhau của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Chính xu hướng liên kết này của các khoa học cho phép các nhà nghiên cứu đưa ra một bức tranh khoa học chung về thế giới, tìm kiếm một cơ sở phương pháp luận chung thống nhất, khắc phục tính chất phân tán manh mún của các khoa học chuyên ngành, xác lập cơ sở cho sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học. Ở đây, triết học đóng vai trò là hạt nhân lý luận kết nối các ngành khoa học, là trung tâm phương pháp luận đem lại khả năng thâm nhập vào các quá trình này một cách chủ động và tích cực.

Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và vai trò ngày càng tăng của nó trong đời sống xã hội, mối liên hệ hữu cơ của nó với các nhân tố, điều kiện phát triển xã hội

Tiểu luận triết học Chương III: …. và con người khiến cho vấn đề quản lý khoa học và định hướng giá trị của nó trở nên cần thiết hơn. Quản lý và định hướng giá trị khoa học ở đây không phải là quản lý sự sáng tạo khoa học, mà là quản lý các thiết chế khoa học, kế hoạch chương trình phát triển khoa học; ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống. Việc quản lý và định hướng ấy chắc chắn không thể không liên quan đến một thế giới quan nói chung, đến những quan điểm triết học nhất định.

Mối quan hệ giữa triết học và khoa học có một quá trình phát triển lâu dài. Mối quan hệ ấy không đơn giản, bất biến, mà phức tạp, thay đổi và trở thành một trong những “vấn đề triết học”, nghĩa là xung quanh nó luôn tồn tại những quan điểm khác nhau. Có thể thấy hai quan điểm nổi bật. Quan điểm thứ nhất, tuyệt đối hóa vai trò của triết học, hạ thấp, coi thường vai trò của các khoa học. Quan điểm thứ hai, tuyệt đối hóa vai trò của các khoa học, hạ thấp hoặc gạt bỏ vai trò của triết học. Cả hai quan điểm này thực chất là cực đoan, chúng chỉ phản ánh và tuyệt đối hóa một xu hướng nhất định đã có trong lịch sử triết học và khoa học mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Có thể nói, cách tiếp cận như vậy về mối quan hệ giữa triết học và khoa học là biểu hiện của lối tư duy siêu hình – lối tư duy, mà xét trong những điều kiện nhất định có thể được coi là chính đáng, cần thiết, nhưng xét trong phạm vi phổ quát thì nó bộc lộ những hạn chế nhất định.

Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm mới, tích cực về mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, thống nhất của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan hệ này nằm ở chỗ, tùy từng giai đoạn phát triển cụ thể mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt này lên mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Các kết luận triết học được rút ra từ khoa học có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào lý luận nhận thức của các nhà khoa học được định hướng bởi thế giới quan triết học nào. Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, những phát minh mới của khoa học tự nhiên, như phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử,... đã làm bộc lộ những hạn chế của bức tranh cũ về thế giới vật lý, tạo nên tình thế khủng hoảng. Phân tích “cuộc khủng hoảng của vật lý học” ấy, V.I.Lênin đã chỉ ra rằng, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng và xuyên tạc những thành tựu có tính cách mạng nói trên của khoa học tự nhiên; rằng, các nhà khoa học - những người xuất sắc trong các lĩnh vực của mình, nhưng lại bộc lộ các giới hạn nhận thức trong lĩnh vực triết học. Họ, vì không nắm vững bản chất của tư duy biện chứng, cho nên đã dao động và tìm đến chủ nghĩa hoài nghi mà bỏ qua vai trò thực chứng trong vật lý học của chủ nghĩa duy vật biện chứng. V.I.Lênin khẳng định rằng, trong trường hợp này, chỉ có nắm vững phép biện chứng duy vật mới có thể thoát khỏi “cuộc khủng hoảng vật lý” đó.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cũng như những ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm thay đổi sâu sắc đời sống con người, góp phần làm bộc lộ những hạn chế của tư duy siêu hình. Lý luận triết học sẽ khô cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành. Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì trước những phát hiện mới, người ta dễ mất phương hướng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết học. Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những

Tiểu luận triết học Chương III: …. khuôn sáo, trì trệ trong nhận thức và hành động là nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì phép biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

Để nắm được phép biện chứng , đòi hỏi phải học tập rèn luyện và hơn hết,phải sáng tạo và đạt được những thành quả mới của sáng tạo.Phép biện chứng là phương pháp nghiên cứu những công trình khoa học ở đỉnh cao có tầm phổ quát, và là công cụ để bảo vệ các thành quả khoa học đã đạt được.Công trình khoa học chỉ là công trình sử dụng phép biện chứng ở trình độ trung bình. Phép biện chứng là công cụ nghiên cứu giải quyết những vấn đề khoa học lớn lao, ở đỉnh cao thậm chí vượt khỏi tâm thời đại cụ thể.Người ta phải phát triển các công cụ mới để giải và công cụ đó là các tri thức mới về đối tượng đủ để làm căn cứ đưa ra lời giải. Phong cách đi từ những gì mọi người đã biết đến sự phát hiện ra các vấn đề đặc thù thể hiện trình độ phân tích theo các chiều hướng khác nhau.Số lượng các vấn đề, các nhánh công việc tăng lên nhanh chóng. Cùng với sự gia tăng đó là sự nhân đôi vấn đề khi các yêu cầu về sự kết hợp nổi bật lên.Rất nhiều tiến trình thay đổi theo diễn biến của nghiên cứu.Số lượng vấn đề phải giải quyết tăng lên gấp bội đòi hỏi những quan niệm mới về sự thống nhất, về sự kết hợp.

Để thể hiện được phép biện chứng thì điều đầu tiên là phải cài vào người đọc một tư duy biện chứng, ngay từ đầu bằng việc theo dõi các tiến trình của khái niệm với nhiều tầng, nhiều mức khác nhau và điều này đòi hỏi một lối diễn đạt đặc biệt mà nhanh chóng đưa người đọc đến cái phổ quát, mà từ cái phổ quát đó thấy được sự bao quát với tầm rộng lớn.Cách xem xét nào trong nội tại mà có khả năng gia tăng độ phức tạp, phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau, thâm nhập được vào nhiều tầng mức khác nhau, thể hiện được các mối quan hệ nhiều chiều với nhau? Đó là phép biện chứng.

Cái khó cho những người nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật biện chứng hiện nay là, để nghiên cứu tất những vấn đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng, người nghiên cứu phải nắm được những kiến thức nhất định về khoa học hiện đại, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Đúng như Ph.Ăngghen đã khẳng định: "muốn có một quan niệm vừa biện chứng vừa duy vật về tự nhiên thì người ta phải biết toán học và khoa học tự nhiên". Bản thân Ph.Ăngghen cũng đã từng bỏ ra phần lớn thời gian trong tám năm để học toán học và khoa học tự nhiên. Nhưng đối với nước ta hiện nay, việc tìm được một người vừa giỏi triết học, vừa thạo khoa học tự nhiên là quá khó.

Một phần của tài liệu Phân tích nhận định Phép biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận của khoa học hiện đại là công cụ để nhận thức, cải tạo thế giới và định hướng cho sự phát triển của khoa học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w