Giáo án tích hợp đại số lớp 7 tiết 24 25 một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận 2017

25 309 2
Giáo án tích hợp đại số lớp 7 tiết 24 25 một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận 2017

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án tích hợp đại số lớp 7 tiết 24 25 một số bài toán về đại lượng tỷ lệ thuận 2017 ;Ngày soạn: 08112017 GIÁO ÁN TÍCH HỢP ĐẠI SỐ LỚP 7 Tiết 24 – 25: MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Học sinh nắm vững tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận và vận dụng được tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải một số bài toán liên quan đến thực tế. Học sinh biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ. Biết vận dụng kiến thức các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh, GDCD vào giải toán và giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong bài toán. 2. Kỹ năng: Vận dụng được tính chất đại lượng tỷ lệ thuận vào giải bài tập có nội dung Toán học, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân. Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải các bài toán áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận Trình bày tốt các dạng bài tập áp dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỷ số bằng nhau. Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo để giải các bài toán có tính thực tiễn và rèn luyện khả năng tư duy toán học, tư duy vật lý, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các đại lượng liên quan đến bài toán thực tế. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học. Có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trồng cây xanh vì môi trường trong sạch và đẹp. Có ý thức tiết kiệm nguồn năng lượng (tiết kiệm điện).... 4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác theo nhóm. Năng lực tự học, tư duy sáng tạo Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ, phiếu học tập, bảng nhóm (Phần phụ lục) Học liệu: SGK, SBT, SGV. Minh họa: Các hình ảnh minh họa về thực trạng hiện nay ở các lĩnh vực: Ô nhiễm môi trường biển, tiết kiệm năng lượng, thiên nhiên môi trường (Hình ảnh về rạn san hô và các tác động ảnh hưởng; hình ảnh về các hành động bảo vệ môi trường; hình ảnh về di tích lịch sử tại địa phương, hình ảnh tuyên truyền tiết kiệm điện...) (Phần phụ lục) 2. Chuẩn bị của học sinh Vở ghi, vở bài tập, SGK. Bảng nhóm, bút dạ. Đọc trước bài ở nhà và tìm hiểu về vấn đề môi trường và tiết kiệm điện năng trên các phương tiện thông tin đại chúng. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1.Phương pháp: Phương pháp vấn đáp Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm thảo luận; Kĩ thuật “viết tích cực”(cá nhân và đại diện nhóm); IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài: ? Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hs : Nhận xét, bổ sung bài nếu có. Gv: Ở các bài học trước các em đã biết thế nào là đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ thuận có những tính chất gì. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết một số bài toán thực tế trong cuộc sống. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1 1). Mục tiêu: Học sinh nắm vững, khắc sâu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận, vận dụng được tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải một số bài toán liên quan đến thực tế. Học sinh biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ. Biết vận dụng kiến thức các môn: Vật lí, Hóa học , Sinh, GDCD, Lịch sử, Mĩ thuật vào giải toán và giải quyết một số vấn đề thực tiễn đặt ra. 2). Phương pháp: Luyện tập, thực hành 3). Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm. 4). Phương tiện dạy học: Máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, nam châm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1: Giao nhiệm vụ Gv: chiếu Slide 1 đưa đề bài lên màn hình Yêu cầu HS quan sát, đọc bài tập 1 HS: Đọc và tìm hiểu đề bài. GV: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tính gì? HS: Bài toán cho biết thể tích của hai thanh kim loại đồng chất và tổng khối lượng của chúng, yêu cầu tính khối lượng mỗi thanh. Gv : Gọi Hs Tóm tắt bài toán Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc theo 4 nhóm GV: Trong bài toán xuất hiện những đại lượng vật lý nào? HS: Đó là khối lượng và thể tích. GV: Khối lượng và thể tích của vật thể có mối quan hệ gì với nhau? Vì sao? HS: m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận vì chúng được liên hệ theo công thức m = D.V (D là hằng số) GV: Để giải bài toán trên trước hết ta phải làm gì? HS: Gọi khối lượng của mỗi thanh kim loại lần lượt là m1 (g) và m2 (g). Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo GV: Theo đề bài và theo tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận ta có điều gì? HS: và m1 + m2 =222,5(g) HS: 4 nhóm lên báo cáo kết quả. HS các nhóm khác nhận xét hoạt động và kết quả của nhóm bạn. GV: Chốt bài. Khối lượng (m) và thể tích (V) của một vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. GV: Dùng KN chia tỷ lệ, bài toán 1 có thể được phát biểu như thế nào? Tích hợp nội dung kiến thức môn Vật lý: Qua bài tập trên ta thấy môn Toán và môn Lý có quan hệ rất mật thiết với nhau. Để giải được toán nhiều khi cần sự hỗ trợ của kiến thức môn Lí và để giải quyết được các bài tập vật lí lại cần đến công cụ hữu ích là kiến thức môn Toán. Vì vậy việc học tốt và học đều các môn học là rất quan trọng. Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá Gv: chiếu Slide 2 nêu bài tập 9 (SGK) Học sinh thảo luận theo nhóm đôi, để hoàn thành bài tập vận dụng trên Phiếu học tập 1. Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét kết quả của nhóm bạn. GV: Đánh giá nhận xét hoạt động của các nhóm và đưa ra đáp án đúng. Bằng kiến thức vừa học HS nắm và vận dụng được: + Các số x; y; z lần lược tỉ lệ với 3; 4; 13 thì + Trình bày được lời giải bài toán vận dụng. Bài tập 1: Hai thanh kim loại đồng chất có thể tích là 10 cm3 và 15 cm3. Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam biết khối lượng của cả hai thanh là 222,5 g. Tóm tắt: Biết V1 = 10 cm3 ; V2 =15cm3 và m1 + m2 = 222,5 ( g) Tính m1 = ? ; m2 = ? Một số chú ý về bài toán Các đại lượng tham gia: Thể tích (V); Khối lượng(m); Khối lượng riêng (D) Liên hệ: m = D.V ( D là hằng số) D= ; V= Giải: Gọi khối lượng của mỗi thanh kim loại lần lượt là m1 (g) và m2 (g). Vì khối lượng và thể tích của vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có ; Theo đề bài m1 + m2 =222,5(g). Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: m1=8,9.10=89(g) m2=8,9.15=133,5(g) Vậy hai thanh kim loại có khối lượng lần lượt là 89(g) và 133,5(g). Chú ý: Bài toán 1, ta có thể phát biểu đơn giản: Chia số 222,5 ra thành hai phần tỉ lệ với 10 và 15 (Cách giải tương tự bài toán 1). Bài tập 9 (SGK): Đồng bạch là một loại hợp kim của niken, kẽm, và đồng với khối lượng của chúng lần lượt tỉ lệ với 3; 4 và 13. Hỏi cần bao nhiêu kilôgam niken, kẽm và đồng để sản xuất 150 kg đồng bạch ? Hướng dẫn: Gọi khối lượng của niken, kẽm, đồng để sản xuất 150 kg đồng bạch lần lược là x; y; z (kg) Khối lượng niken, kẽm và đồng lần lược tỉ lệ với 3; 4; 13, ta có: Khối lượng niken, kẽm và đồng để sản xuất 150 kg, ta có: x + y + z = 150 Giải ra x = 25,5 (kg); y = 30 (kg); z = 97,5 (kg)

Ngày đăng: 25/07/2018, 11:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan