Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp
Trang 1LuËn ¸n tiÕn sü n«ng nghiÖp
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc : 1 PGS TS NguyÔn V¨n §Ünh
2 TS TrÇn Quang TÊn
Hµ néi, 2006
Trang 22
Lêi cam ®oan
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ ch−a tõng ®−îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c
T¸c gi¶ luËn ¸n
Trang 3
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ khoa Sau đại học,
Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội
đL quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài Tôi xin trân trọng cảm ơn lLnh đạo Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm Đấu tranh sinh học và các cán bộ trong nhóm nghiên cứu động vật hại nông nghiệp
đL ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt để tôi thực hiện tốt các nội dung của đề tài trong suốt thời gian qua
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS John William Copland, Giám đốc chương trình nghiên cứu động vật, ACIAR, TS Grant Robert Singleton và TS Peter Robert Brown và các cán bộ nghiên cứu trong Trung tâm Sinh thái bền vững của CSIRO đL giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn tới tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam,
đặc biệt là hai dự án phát triển vùng thuộc huyện Kim Động và Phù Cừ, Hưng Yên đL giúp tôi trong quá trình triển khai mô hình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Nguyễn Đức Khiêm, PGS TS Phạm Văn Lầm và các nhà khoa học đL đóng góp ý kiến quí báu trong quá trình hoàn thiện bản luận án này
Tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đL động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án
Hà Nội, Ngày 19 Tháng 4 Năm 2006
Tác giả
Nguyễn Phú Tuân
Trang 44
Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng biểu vii
Danh mục hình vẽ ix
Mở đầu .1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
2.1 Mục đích 3
2.2 Yêu cầu của đề tài 3
3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
Chương 1 - Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 6
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6
1.2 Nghiên cứu trong nước và ngoài nước 8
1.2.1 ý nghĩa của chuột đối với sản xuất nông nghiệp và y tế 8
1.2.2 Thành phần loài chuột 9
1.2.3 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của một số loài chuột 11
1.2.4 Biện pháp phòng trừ chuột 21
Chương 2 - Nội dung, địa điểm, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 30 2.1 Nội dung của đề tài 30
Trang 55
2 2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.3 Vật liệu nghiên cứu 30
2.4 Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1 Cách bố trí thí nghiệm 31
2.4.2 Phương pháp bắt chuột 32
2.4.3 Phương pháp phân loại chuột 32
2.4.4 Phương pháp xác định trạng thái cơ quan sinh sản 33
2.4.5 Phương pháp nghiên cứu biến động quần thể chuột 35
2.4.6 Phương pháp tính hệ số gia tăng số lượng chuột vào bẫy theo thời gian 36
2.4.7 Chỉ số ưu thế của chuột đồng lớn với chuột đồng nhỏ 36
2.4.8 Phương pháp nghiên cứu nơi ở và diện tích nơi ở 36
2.4.9 Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trừ 38
2.5 Phương pháp đánh giá thiệt hại do chuột gây ra trên lúa 41
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 42
2.7 Biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp có tham gia của cộng đồng 42
Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43
3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 43
3.2 Thành phần các loài chuột hại cây trồng 45
3.3 Hình thái một số loài chuột 50
3.4 Sinh sản của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ 54
3.4.1 Mùa sinh sản của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ đực 54
3.4.2 Mùa sinh sản của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ cái 57
3.4.3 Số lượng phôi trong một lứa của một số loài chuột 61
3.5 Đặc điểm sinh thái học 64
Trang 66
3.5.1 Biến động quần thể chung của các loài chuột
3.5.2 Biến động quần thể của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ 68
3.5.3 Chỉ số gia tăng số lượng chuột vào bẫy theo thời gian tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc (1999 - 2002) 70
3.5.4 Tương quan giữa lượng mưa và chỉ số phong phú của chuột tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc (1999 - 2002) 71
3.5.5 Tính ưu thế của chuột đồng lớn so với chuột đồng nhỏ 72
3.5.6 Chỉ tiêu số lượng quần thể của các loài chuột tại một số địa điểm ở Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc vào thời điểm trước gieo cấy lúa (1999 - 2002) 73
3.5.7 Diện tích nơi ở và nơi ở của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) trong mùa sinh sản và không sinh sản 76
3.6 Biện pháp phòng trừ chuột 81
3.6.1 Biện pháp bẫy (TBS + TC) 81
3.6.2 Biện pháp hun khói 88
3.6.3 Hiệu quả phòng trừ chuột hại bằng bả diệt chuột sinh học 89
3.6.4 Biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp (IRM) 96
3.7 Hiệu quả của mô hình phòng trừ chuột 99
3.7.1 Hiệu quả của mô hình tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc 99
3.7.2 Hiệu quả của mô hình tại huyện Kim Động và Phù Cừ, Hưng Yên 104
Kết luận và đề nghị 110
Các công trình nghiên cứu đL công bố liên quan đến luận án 112
Tài liệu tham khảo 113
Phụ lục
Trang 77
C¸c ch÷ viÕt t¾t trong luËn ¸n
Trang 88
Danh môc b¶ng biÓu
B¶ng Trang
vµo lóc tr−íc gieo cÊy vô lóa mïa ë TiÒn Phong, Mª Linh,
vµo lóc tr−íc gieo cÊy vô lóa xu©n ë TiÒn Phong, Mª Linh, VÜnh
3.10 Sè chuét b¾t ®−îc b»ng bÉy c©y trång cã hµng rµo c¶n
3.11 Sè l−îng chuét b¾t ®−îc b»ng bÉy (TBS +TC) ë mçi giai ®o¹n
Trang 99
3.13 Chi phí cho một bẫy (TBS + TC) tại Tiền Phong, Mê Linh,
3.14 Những khó khăn khi áp dụng bẫy (TBS +TC) trong vụ xuân
3.16 Hiệu lực của bả diệt chuột sinh học đối với chuột cống
3.17 Hiệu lực của bả diệt chuột sinh học đối với chuột nhà
3.18 Hiệu lực của bả diệt chuột sinh học đối với chuột đồng lớn
3.19 Hiệu lực của bả diệt chuột sinh học đối với chuột đồng nhỏ
3.22 Kết quả phòng trừ chuột của bả diệt chuột sinh học trên đồng
3.23 Mức mức độ an toàn của bả bả diệt chuột sinh học đối với gia
3.24 Tỉ lệ sử dụng các biện pháp trong quản lý chuột hại (%) tại
Trang 10Danh mục các hình vẽ
chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ tại Tiền Phong, Mê Linh,
nhỏ tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc(1999 - 2002)
69
Trang 113.10 Tương quan giữa lượng mưa và chỉ số phong phú của chuột tại
3.11 Chỉ số ưu thế của chuột đồng lớn so với chuột đồng nhỏ (1999 - 2002) 73 3.12 Đường đi của chuột trong thời gian nghiên cứu 3/2002 tại
3.13 Đường kính nơi ở của chuột đồng lớn tại Tiền Phong,
3.14 Diện tích nơi ở của chuột đồng lớn tại khu thí nghiệm và
3.15 Tần xuất bắt gặp của chuột trong một số nơi ở tại
Tiền Phong, Mê Linh, Phúc năm 2002
79
3.16 Diễn biến số lượng chuột vào bẫy ở khu thí nghiệm và đối
3.17 Chỉ số phong phú của chuột trong các vụ lúa tại Tiền Phong,
Trang 12Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chuột là dịch hại quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cũng như một số nước trồng lúa trên thế giới, chúng gây hại tất cả các loại cây trồng, nông nghiệp, lâm nghiệp, ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, bảo quản, lưu thông và tiêu thụ (hình 1.1) Theo Patnasik (1969) [96], hàng năm chuột ăn hết một lượng lương thực
đủ nuôi sống 150 triệu người và ở những nước chậm phát triển chuột ăn hết 10% khối lượng lương thực
ở nước ta dịch chuột khuy đL từng xảy ra ở một số tỉnh miền núi phía Bắc gây thiệt hại trên lúa có những nơi từ 50% - 80% số dảnh lúa, một số vùng thiệt hại tới 100%, chuột khuy trở thành dịch hại lớn phá hại lúa và hoa màu
Vụ mùa năm 1953, chuột khuy phá hại lúa ở một số nơi tại Bắc Kạn, Hà Giang, Tây Bắc làm thất thu tới 60% năng xuất Năm 1961 ở Yên Bái có 903
ha lúa bị chuột phá làm giảm năng xuất lớn ở huyện Yên Thành (Nghệ An)
vụ thu năm 1962, nhiều thửa ruộng bị chuột cắn phá nên chỉ thu hoạch được lúa chét Năm 1962, ở nghệ an bị chuột phá tới 6.000 ha - 7.000 ha lúa ở Sơn Hương (Nghĩa Lộ) tháng 6 năm 1963 chuột khuy ăn hại cả thóc giống gieo ở ngoài đồng Chuột còn là môi giới truyền nhiều bệnh truyền nhiễm cho người và động vật Có nhiều bệnh của người từ chuột lan truyền sang, trong đó
có bệnh gây thành dịch lớn và số tử vong cao như bệnh dịch hạch Bệnh do chuột và ngoại ký sinh trên chuột truyền cho người gồm ba loại mầm bệnh là
vi rút, vi khuẩn và nội ngoại ký sinh trùng (Lê Vũ Khôi và CTV, 1970) [19] Trong những năm gần đây diện tích cây trồng bị chuột hại là lớn Năm
1995 là 245.000 ha, 1997 là 375.000 ha Năm 1998 hơn 600.000 ha, năm
1999 là 540.000 ha và năm 2000 là 236.500 ha Năm 2001 là 218.356 ha, năm
2002 là 198.340 ha, năm 2003 là 190.000 ha, năm 2004 là 180.870 ha Nhà
Trang 1313nước đL phải chi hàng chục tỷ đồng để phòng trừ chuột Năm 1999 nhà nước
đL chi hơn 18 tỷ đồng, trong đó riêng các tỉnh phía Bắc đL chi 7,7 tỷ đồng Năm 2000 kinh phí hỗ trợ cho nuôi mèo ở các địa phương là 1,4 tỷ đồng, số tiền chi cho diệt chuột là 8,04 tỷ đồng (Cục Bảo vệ Thực vật, 2004) [6]
Hình 1.1 Tác hại của chuột gây trên một số loại cây trồng
Trước đây, các nghiên cứu về chuột ở nước ta chủ yếu là nghiên cứu về khu hệ, phân loại, phân bố và ý nghĩa của chúng trong y tế cộng đồng Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và các biện pháp phòng trừ tập trung vào một số loài chuột có ý nghĩa quan trọng trong y tế như chuột nhà (Rattus rattus), chuột lắt (Rattus exulans) và chuột cống (Rattus norvegicus) là những loài truyền bệnh nguy hiểm cho con người và động vật Các nghiên cứu
về các loài gây hại trong nông nghiệp như thành phần, sinh sản, biến động
Trang 1414quần thể của loài chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) và chuột đồng nhỏ (Rattus losea) còn chưa đủ để làm cơ sở xây dựng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp trên đồng ruộng Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ chủ yếu là biện pháp hoá học, biện pháp cơ giới, biện pháp thủ công và biện pháp sinh học
Để góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ chuột có hiệu quả nhằm giảm mức độ thiệt hại do chuột gây ra đối với cây trồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc và vùng phụ cận”
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích
Trên cơ sở thu thập số liệu về thành phần loài, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và hiệu quả cuả một số biện pháp phòng trừ một số loài chuột gây hại chính tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc và vùng phụ cận để làm căn cứ khoa học xây dựng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp, góp phần giảm bớt thiệt hại do chuột gây ra trên cây trồng nông nghiệp, giảm lượng thuốc hoá học sử dụng trong phòng trừ chuột, không gây ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân và thay đổi nhận thức của người dân trong phòng chống chuột hại tại các vùng trồng lúa ở nước ta
2.2 Yêu cầu của đề tài
+ Xác định thành phần các loài chuột tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng để từ đó xác định những loài chuột gây hại chính trên đồng ruộng
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và sinh thái hai loài chuột gây hại chính như khả năng sinh sản, mùa sinh sản, biến động số lượng, nơi ở và diện tích nơi ở của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer)
Trang 1515+ Đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số biện pháp diệt chuột từ
đó xây dựng mô hình quản lý chuột hại tổng hợp
3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 ý nghĩa khoa học
+ Đề tài sẽ bổ sung số liệu có hệ thống về thành phần các loài chuột trên
đồng ruộng, vị trí số lượng, biến động quần thể của chúng trong hệ sinh thái lúa nước tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc và vùng phụ cận Bổ sung các nghiên cứu về tiềm năng sinh sản và mùa sinh sản của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) và chuột đồng nhỏ (Rattus losea) theo thời vụ lúa Bên cạnh đó
đề tài cung cấp các dẫn liệu về nơi ở và diện tích nơi ở của chuột đồng lớn trong mùa sinh sản và không sinh sản Đề tài còn thực hiện đánh giá hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ chuột như biện pháp hun khói, bả diệt chuột sinh học, bẫy hàng rào cản có bẫy cây trồng (TBS + TC) Trên cơ sở đó xây dựng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp ở khu vực đồng bằng sông Hồng
và làm cơ sở khoa học trong quản lý chuột hại tổng hợp ở Việt Nam, đóng góp tài liệu tham khảo cho cán bộ khoa học và sinh viên trường đại học
3.2 ý nghĩa thực tiễn
+ Kết quả nghiên cứu về sinh vật học và sinh thái học chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) và chuột đồng nhỏ (Rattus losea) của luận án là cơ sở khoa học để xây dựng và cải tiến biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp cho vùng Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc, vùng phụ cận nói riêng và cả nước nói chung + Xây dựng và áp dụng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc và một số xL tại huyện Kim Động và huyện Phù
Cừ, Hưng Yên và góp phần giảm thiệt hại do chuột gây ra ở các vùng trồng lúa + Giảm lượng thuốc hoá học trong phòng trừ chuột, tránh rủi ro cho người
và động vật bị chết do thuốc trừ chuột gây ra Giảm ô nhiễm môi trường do thuốc trừ chuột và các vật liệu khác gây nên và giảm chi phí sản xuất
Trang 1616+ Thay đổi nhận thức của người dân về phòng chống chuột hại tại xL Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc và các xL thuộc huyện Kim Động và Phù
Cừ, Hưng Yên và các vùng trồng lúa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Một số loài chuột hại chính trên ruộng lúa và cây trồng khác, những nghiên cứu tập trung vào một số lĩnh vực như thành phần các loài chuột trên
đồng ruộng, vị trí số lượng của từng loài, biến động quần thể chuột tổng số và biến động quần thể của một số loài gây hại chính Đánh giá hiệu quả của một
số biện pháp phòng trừ và xây dựng qui trình quản lý chuột hại tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng
Đối với chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) và chuột đồng nhỏ (Rattus losea), nghiên cứu về biến động số lượng, khả năng sinh sản, mùa sinh sản, nơi ở và diện tích nơi ở
Trang 17Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Các công trình nghiên cứu về sinh thái học khẳng định trong một hệ sinh thái luôn có nhiều mối quan hệ giữa các loài sinh vật đan xen nhau nhưng đều phát triển có tính qui luật Chúng có quan hệ khăng khí, không ngừng tác động qua lại lẫn nhau để tồn tại và luôn hướng tới trạng thái cân bằng tự nhiên Số lượng cá thể của mỗi loài không thể tăng hay giảm đi vô hạn mà được điều hoà bởi các nhân tố vô sinh (nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa) hay hữu sinh (cây ký chủ, thiên địch) cũng như các hoạt động của con người (canh tác, bảo vệ thực vật) (Phạm Văn Lầm, 1995) [22]; (Vũ Quang Côn, 1990) [5]
Chuột là động vật đa thực, thức ăn của chúng chủ yếu là thực vật, tất cả các bộ phận dinh dưỡng của cây như thân, lá, rễ, củ, hạt quả đều là thức ăn của chúng Có nhiều loài ăn cả thức ăn động vật, nhưng nhìn chung thành phần
động vật trong thức ăn và thấp so với thành phần thức ăn là thực vật Để phòng trừ chuột có hiệu quả chúng ta phải kết hợp của cả hai biện pháp phòng và trừ, nhưng điều cơ bản trước hết phải hiểu biết về cấu trúc và sự phát triển của quần thể và những đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của từng loài chuột (Lê Vũ Khôi và CTV, 1979 [19]
Chuột là một loài dịch hại quan trọng đối với sản xuất nông, lâm nghiệp
và chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới Chúng gây hại cho sản xuất ở ngoài
đồng ruộng, trong kho bảo quản nông sản phẩm và môi giới truyền bệnh nguy hiểm cho người và gia súc Sự phát triển của quần thể các loài chuột hại phụ thuộc vào nhiều vào các yếu tố sinh thái, nhưng nguồn thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh sản của chuột Khi có nhiều thức ăn và nơi ở an toàn của chuột rộng thì chuột sẽ sinh sản mạnh, khi không có thức ăn và nơi ở an toàn của chuột hẹp thì chuột sẽ sinh sản ít Sự sinh sản của chuột phụ thuộc vào nguồn thức ăn (Lam, 1983) [80]
Trang 18Mê Kông là lớn, gây tổn thất lớn đối với sản xuất nông nghiệp và nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng Xuất phát từ tình trạng thực tế nạn chuột gây hại nghiêm trọng đối với sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa trong cả nước, ngày 18/2/1998 Thủ tướng Chính phủ đL ra Chỉ thị số 09/1998/CT - TTg về các biện pháp cấp bách diệt chuột bảo vệ mùa màng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn các địa phương tổ chức thường xuyên các chiến dịch diệt chuột bằng mọi biện pháp mà Bộ đL hướng dẫn Trong đó chủ yếu là áp dụng các biện pháp dân gian, cơ học như đào bắt, đặt bẫy dùng bẫy dính và dùng thuốc diệt chuột sinh học hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc hoá học độc hại cho người, vật nuôi, môi trường và tuyệt đối không được dùng dòng điện để diệt chuột Nạn chuột đang là báo động trước mắt nếu không nhận thức đúng để phòng trừ sẽ có tác hại lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái
Đề tài giải quyết vấn đề về thành phần loài, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ và xây dựng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc và vùng phụ cận
Trang 191.2 Nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.2.1 ý nghĩa của chuột đối với sản xuất nông nghiệp và y tế
Chuột là loài gây hại nhiều hơn là có ích, chúng gây hại cây trồng nông nghiệp, cây công nghiệp, cây lương thực, cây thực phẩm, ở ngoài đồng, kho bảo quản và đồ dân dụng ở nước ta những nghiên cứu về thiệt hại do chuột gây ra trong nông nghiệp là ít, các thống kê về diện tích lúa bị thiệt hại do chuột gây ra ở nước ta mới chỉ có từ năm 1995 cho đến nay Trước đó có một vài ghi nhận về dịch chuột khuy tại một số vùng miền núi về thành phần và phân bố của một số loài chuột gây hại nông nghiệp của Cao Văn Sung và CTV (1980) [26]; Lê Vũ Khôi và CTV (1979) [19] Còn lại các nghiên cứu về chuột tập trung vào các loài chuột có liên quan đến y tế cộng đồng Theo một số tác giả như Nguyễn Công Tảo (1992) [34]; Nguyễn Anh Dũng và CTV (1989) [7];
Đặng Tuấn Đạt (1992) [10]; Nguyễn Thái và CTV (1985) [38]; Đinh Thị Ngọc Tuyết và CTV (1991) [51]; Nguyễn ái Phương (1992) [24], chuột và một số loài gặm nhấm là một nhân tố quan trọng lan truyền nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người và động vật nuôi, động vật gặm nhấm là tàng trữ và truyền bệnh dịch hạch, lepto cho con người Những loài chuột sống gần người như chuột cống (Rattus norvegicus), chuột nhà (Rattus rattus), chuột lắt (Rattus exulans) là vật chủ truyền bệnh
Để giải thích nguyên nhân làm cho chuột tăng lên trong những năm gần
đây theo Nguyễn Phú Tuân (2002) [50], có một số nguyên nhân sau:
+ Trong quá trình thâm canh tăng vụ, chúng ta chuyển từ cây trồng dài ngày sang cây trồng ngắn ngày, tăng vụ, (từ 1 - 2 vụ/năm trước đây, đến nay thành 3 vụ/năm, thậm chí có những nơi 7 vụ trong 2 năm), do vậy có nguồn thức ăn có quanh năm nên chuột sinh sản mạnh dẫn đến mật độ quần thể tăng + Phòng trừ chuột bằng biện pháp hoá học không những diệt chuột mà còn diệt cả những loài thiên địch của chuột, làm cho chúng giảm về số lượng và không thể khống chế được sự gia tăng của mật độ chuột
Trang 2020+ Thời điểm phòng trừ và tổ chức phòng trừ chuột mang tính tự phát, phòng trừ trên diện tích hẹp và thời điểm phòng trừ thường vào giai đoạn lúa
có đòng nên hiệu quả phòng trừ thấp
Một số tác giả đL đánh giá thiệt hại do chuột gây nên đối với kinh tế một
số nước vùng Đông Nam á Theo Singleton và Patch (1994) [102], tại Thái Lan trong năm 1989, thiệt hại do chuột gây ra trên lúa trước thu hoạch khoảng 6 tỉ bạt (tương đương 230 triệu USD), sau thu hoạch khoảng 5 tỉ bạt (tương đương khoảng 190 triệu USD) Tại Indonesia năm 1997, thiệt hại do chuột gây ra khoảng 1tỉ USD (17% sản lượng sản lượng lúa, khoảng 8,21 triệu tấn lúa) Riêng đảo Java năm 1980, thiệt hại do chuột gây ra khoảng 40 triệu USD Theo Young – Moo - Shin (1976) [120]; Fall (1980) [69], chuột là loài dịch hại quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở Nam Triều Tiên, chuột xuất hiện trong suốt vụ gieo trồng từ khi gieo hạt cho đến khi thu hoạch Năm 1973, thiệt hại trên lúa sớm là 14,2%, một số vùng tỷ lệ thiệt hại tới 27,4%, lúa đại trà thiệt hại trung bình khoảng 2,7%, một số nơi khoảng 4% số dảnh lúa bị cắn Trên đậu tương thiệt hại là 1,6% và trên ruộng lúa cạn là 16% Nhiều loài chuột ảnh hưởng đến con người và sản xuất lương thực, có 20 loài gây hại cây trồng nông nghiệp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
1.2.2 Thành phần loài chuột
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới và trong vùng phụ Đông Phương,
hệ động vật gặm nhấm mang đặc tính hỗn hợp Theo Đào Văn Tiến (1985) [48]; Lê Vũ Khôi (2000) [21]; Cao Văn Sung (1992) [27]; Cao Văn Sung và Nguyễn Minh Tâm (1999) [31], ở nước ta có 30 loài thuộc 11 giống thuộc họ chuột (Muridae), trong đó giống Rattus là giống có số lượng loài nhiều nhất là (8 loài), đa số phân bố ở khu vực đồng bằng và là những loài gây hại quan trọng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và truyền nhiều bệnh quan trọng cho người và động vật Giống Bandicota có hai loài, giống Mus có 5 loài, giống
Trang 2121Nitiventer có 5 loài, giống Maxomys có 2 loài, giống Berylmys có 2 loài, giống Hapalomys có 2 loài, giống Micromys có 1 loài và Chiropodomys có 1 loài Theo Ken và CTV (2003) [73]; Corbet và Hill (1992) [64], loài chuột nhà Rattus rattus phân bố ở khu Đông Nam á và châu á có nguồn gốc từ châu âu
và còn có một số tên khoa học khác là Rattus flavipectus, Rattus germaini, Rattus molliculus và là loài chuột nhà (Rattus rattus complex)
ở miền Nam Việt Nam, trước năm 1975 các nghiên cứu về chuột hầu như
do người nước ngoài tiến hành Van Peenen và CTV (1971) [117]; Cavanaugh
và CTV (1968) [63] Kết quả điều tra động vật ở bán đảo Sơn Trà, đảo Côn Sơn đL công bố ở miền Trung có 27 loài gặm nhấm
Các nghiên cứu của Đặng Huy Huỳnh và Cao Văn Sung (1981, 1994) [13, 14]; Cao Văn Sung, (1978) [25]; Lê Vũ Khôi (1985) [20]; Đào Văn Tiến (1984) [47], đL xác định 64 loài gặm nhấm ở Việt Nam, các nghiên cứu về đặc điểm địa động vật của các loài gặm nhấm cho rằng thành phần loài của chúng giữa miền Nam và miền Bắc là hoàn toàn khác nhau Chuột nhà (Rattus flavipectus) chỉ phân bố ở miền Bắc, chuột lắt (Rattus exulans)
và chuột mốc bé (Rattus berdmorei) chỉ phân bố ở miền Nam
Kết quả nghiên cứu tại Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh đL xác
định được 7 loài chuột hại, trong đó có loài chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) chiếm 58,2% và chuột đồng nhỏ (Rattus losea) chiếm 23% số lượng cá thể các loài chuột và ở khu vực đồng bằng sông Hồng chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) chiếm 56% và chuột đồng nhỏ (Rattus losea) chiếm 20% số lượng cá thể các loài chuột (Lê Văn Thuyết và CTV, 1999) [39] Theo Ken và CTV (2003) [74], loài Bandicota bengalensis không phân bố
ở Việt Nam mà loài này phân bố trong khu vực lục địa ấn Độ và loài phân bố
ở Việt Nam và khu vực Đông Nam á là loài có tên khoa học là Bandicota savilei phân bố trong cả nước và gây hại trên các loại cây trồng
Trang 22Bộ gặm nhấm bao gồm hơn 2000 loài thuộc 352 giống, 35 họ Riêng họ chuột (Muridae) có 70 giống, giống Rattus có 120 loài phân bố rộng khắp ở tất cả các vùng trên thế giới và chiếm 42% số lượng thú (Macdonald, 2001) [87] Không phải tất cả các loài gặm nhấm thuộc bộ (Rodentia) hoặc họ chuột (Muridae) phân bố trên toàn thế giới là loài gây hại cho nông nghiệp và một
số loài còn có ý nghĩa lớn trong bảo tồn ở châu Phi, trong số 381 loài gặm nhấm có 77 loài hại nông nghiệp, trong đó có từ 12 - 20 loài gây thiệt hại có ý nghĩa Tại Australia, trong số 67 loài gặm nhấm có 7 loài hại nông nghiệp và
có 4 loài gây thiệt hại có ý nghĩa ở ấn Độ, trong số 128 loài gặm nhấm có 18 loài hại nông nghiệp trong đó có 12 loài gây thiệt hại có ý nghĩa Tại Indonesia, có 164 loài gặm nhấm thì có 25 loài hại nông nghiệp và 13 loài gây thiệt hại có ý nghĩa Tại Lào, trong số 53 loài gặm nhấm và có 12 loài hại nông nghiệp và có 4 - 8 loài gây thiệt hại có ý nghĩa đối với nông nghiệp Châu âu, có 61 loài gặm nhấm có 16 loài hại nông nghiệp và có 5 loài gây thiệt hại có ý nghĩa (Ken và CTV, 2003) [73]
Các nghiên cứu về giống Rattus phân bố ở khu vực châu á gây hại nông nghiệp cho thấy riêng giống Rattus có 60 loài trong đó có khoảng 15 loài gây hại cho nông nghiệp Tại vùng Trung tâm và Đông châu á loài gây hại cho nông nghiệp là loài Rattus nitidus và loài Rattus turkestanicus chúng gây hại cây ngũ cốc và rau màu Khu vực Đông Nam á có hai loài gây hại chính trên
đồng ruộng là loài Rattus argentiventer, loài Rattus losea và loài Rattus tiomanicus gây hại trên cây cọ dừa và rau và loài Rattus exulans gây hại trên rau, mía và các cây trồng cạn (Ken và CTV, 2003) [75]
1.2.3 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của một số loài chuột
Giống Rattus là một trong những giống có số lượng loài lớn nhất trong họ chuột (Muridae) có số lượng loài gây hại nông nghiệp và truyền nhiều bệnh nguy hiểm nhất cho người và động vật Do vậy việc nghiên cứu phân bố địa lý,
Trang 23đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của các loài chuột thuộc giống
Đào Văn Tiến (1985) [48], khu hệ chuột thuộc giống Rattus ở miền Nam phong phú hơn ở miền Bắc ở miền Nam bao gồm yếu tố thuộc Đông Bắc Trung Quốc, Himalaya và Indonesia và ở miền Bắc gồm nhiều yếu tố Đông Bắc Trung Quốc và Himalaya Trong giống Rattus Việt Nam có 3 loài đặc hữu, chuột đồng lớn (Rattus hoxanensis), chuột gecme (Rattus germaini)) và chuột đàn (Rattus moliculus) Chuột đồng lớn chỉ phân bố ở miền Bắc, không phân bố ở miền Nam, chuột gecme (Rattus germaini) phân bố ở miền Nam, không phân bố ở miền Bắc, chuột đàn (Rattus moliculus) phân bố trong cả nước ở miền Nam có hai loài chuột lắt (Rattus exulans) và chuột đồng (Rattus argentiventer) không phải là loài đặc hữu ở nước ta mà chúng phân bố rộng tại nhiều khu vực khác
Cao Văn Sung (1992) [27], đL xác định chuột nhà (Rattus flavipectus) phân bố ở vùng Đông Nam Trung Quốc và ở miền Bắc Việt Nam cho tới
Đông Hà Chuột nhà (Rattus flavipectus) trong quần thể loài này giảm dần từ Bắc vào Nam Chuột lắt (Rattus exulans) chiếm tỷ lệ lớn trong khu hệ thú nhỏ dạng chuột sống gần người ở miền Trung và miền Nam Loài chuột nhà sống trong bố ở các thành phố thị trấn, làng bản, ở đồng ruộng hầu như không gặp ở những cánh đồng xa nhà, vụ lúa chín, chuột di cư ra cánh đồng gần nhà để tìm thức ăn và sau khi gặt lúa chúng di cư vào nhà
Phân nhóm khu hệ sinh thái gặm nhấm ở Việt Nam trong việc phân vùng
địa động vật là tập hợp nhóm động vật theo mức độ đồng nhất về môi trường sống Khu hệ sinh thái gặm nhấm ở nước ta chia ra làm 13 nhóm bao gồm nhóm sinh thái cận nhiệt đới phía Bắc, nhóm sinh thái rừng ôn đới núi cao, nhóm sinh thái rừng rậm nhiệt đới nửa khô, nhóm sinh thái rừng bán khô hỗn giao cận nhiệt đới và nhiệt đới, nhóm sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh,
Trang 2424nhóm sinh thái rừng cận xích đạo, nhóm sinh thái rừng lá kim nhiệt đới, nhóm sinh thái bán khô hạn, nhóm sinh thái vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nhóm sinh thái đụn cát ven biển, nhóm sinh thái rừng ngập mặn, nhóm sinh thái điểm dân cư và nhóm sinh thái các đảo Các vùng sinh thái có các loài gặm nhấm đặc hữu của vùng sinh thái
đó (Cao Văn Sung, 1995) [28]
Các tác giả Đào Văn Tiến và Grohopskaia (1963) [41]; Đào Văn Tiến (1964) [42]; Đào Văn Tiến và CTV (1966) [43]; Đào Văn Tiến và Hoàng Trọng Cư (1966) [44]; Đào Văn Tiến và CTV (1967) [45], đL xác định ở nước ta có khoảng 64 loài gặm nhấm sống trên các vùng sinh thái khác nhau và họ chuột (Muridae) có 30 loài Nhiều công trình đề cập đến đặc điểm sinh vật học, sinh thái và phân bố của chúng của một số loài chuột họ (Muridae) trong các vùng sinh thái ở nước ta Như chuột nhà (Rattus flavipectus) ở Hà Nội đẻ 3 lứa/năm,
tỷ lệ chuột đẻ 3 lứa là ít, chỉ chiếm khoảng 4,6%, số con trên một lứa sinh sản
là 5,6 con/lứa Căn cứ vào số phôi và số sẹo trên tử cung của chuột nhà già bắt tại Hà Nội đL xác định chúng có thể sinh sản được 17 con trong một năm Các nghiên cứu về chỉ số phong phú các loài chuột lắt (Rattus exulans), chuột khuy (Rattus sladeni), chuột cống (Rattus norvegicus) đL xác định một năm có hai
đỉnh cao về số lượng, các loài chuột sống gần người sinh sản quanh năm, có hai mùa sinh sản chính, trong mùa xuân và cuối mùa hè, trong mùa đông sự sinh sản của các loài giảm xuống Chúng có thể sinh sản một năm 3 - 4 lứa, mỗi lứa khoảng từ 7 - 8 con Số lứa đẻ của chuột nhà (Rattus rattus) và chuột lắt (Rattus exulans) thay đổi theo kích cỡ chuột mẹ, chuột lắt (Rattus exulans) đẻ 3 lứa ở Vĩnh Linh là 4,8%, ở vùng đầm phá Tam Giang số chuột đẻ 3 lứa tới 16% số chuột cái đL đẻ hay đang có chửa chiếm 32,6%, số chuột chiều dài thân 116 - 131mm Ngoài ra còn gặp một số trường hợp chuột lắt (Rattus exulans) đẻ lứa thứ 4 với cỡ chiều dài thân 130mm Tuổi thọ chuột lắt (Rattus exulans) là một năm và có thể sống trên một năm
Trang 2525Các tác giả Cao Văn Sung và CTV (1980) [26]; Nguyễn Minh Tâm
và CTV (1986) [35], nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái như cấu trúc hang tổ như chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ có cấu trúc hang nhiều ngách
và nhiều cửa dùng để thoát hiểm khi gặp kẻ thù, chuột đất lớn (Bandicota indica) thường có hang riêng biệt nằm ở bờ lớn, có cấu trúc hang đơn giản hơn nhưng dài, có hang dài tới 20 m Chuột là động vật đa thực, chúng ăn động vật, thực vật và đôi khi ăn thịt cả đồng loại, nhưng thức ăn của chúng chủ yếu
là thực vật Về biến động quần thể của chuột và sinh sản, các nghiên cứu tập trung vào những loài chuột sống gần người như chuột nhà (Rattus rattus), chuột cống (Rattus norvegicus) là hai loài sống gần người kết quả cho thấy chuột cống và chuột nhà ở trong thành phố sinh sản quanh năm, sự sinh sản của chúng ít phụ thuộc vào nguồn thức ăn trong tự nhiên, ở khu vực ngoài thành phố sự sinh sản của chúng phụ thuộc vào nguồn thức ăn ngoài tự nhiên Chuột cống phân bố trong cả nước, chuột nhà (Rattus rattus) phân bố chủ yếu
Chuột đồng lớn (Rattus hoxanensis) một năm sinh sản được từ 3 - 4 lứa, mỗi lứa trung bình 9,5 con, chuột sinh sản quanh năm tỷ lệ chuột cái mang thai và nuôi con cao trong mùa thu và đầu mùa đông, thời điểm trùng với vụ mùa ở phía Bắc trước đây và giảm đáng kể trong mùa đông và mùa xuân Số phôi trung bình một lứa tăng từ lứa thứ nhất đến lứa thứ hai và giảm xuống ở lứa thứ 3 Lứa thứ nhất là 8,2 con, lứa thứ 2 là 11,2 con và lứa thứ 3 là 7,6 con Loài này sau được xác định là chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) sống trong ruộng lúa (Đào Văn Tiến và Hoàng Trọng Cư, 1967) [46]
Trang 26Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và ý nghĩa dịch tễ của hai loài chuột cống và chuột nhà được một số tác giả nghiên cứu tại nơi có ra dịch hạch như ở Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định, Thái Nguyên Các tác giả (Nguyễn Minh Tâm và Cao Văn Sung (1993) [36]; Nguyễn Công Tảo (1979, 1979) [32], [33]; Hoàng Thủy Long và CTV (1989) [23], xác định chuột cống chiếm
ưu thế ở thành phố và chuột nhà chiếm ưu thế ở nông thôn Chúng có khả năng sinh sản quanh năm, mà cao điểm là tháng 3 và tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 10 Sinh sản của hai loài ít phụ thuộc vào nguồn thức ăn vì hai loài sống gần người và ăn thức ăn thừa của con người và động vật nuôi, nguồn thức ăn luôn ổn định và sinh sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố sinh thái khác như thời tiết và nhiệt độ Hai loài này sinh sản mạnh vào cuối mùa xuân và mùa hè
Có ít những nghiên cứu về thành phần thức ăn của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ Theo Cao Văn Sung và CTV (1980) [26], khi phân tích dạ dày của chuột đồng lớn thấy tần suất gặp thực vật là 40% - 60%, thịt cũng có trong dạ dày Vào thời điểm thu hoạch lúa tần suất bắt gặp thịt trong dạ dày là 16,6%, sau khi thu hoạch lúa tỷ lệ tăng tới 100% trong tháng 1 và tháng 2 Kết quả nghiên cứu về biến động quần thể, khả năng sinh sản, tiềm năng sinh sản của chuột cống (Rattus norvegicus) đL xác định biến động số lượng của chuột cống cao trong mùa xuân, mùa hè và thấp trong mùa đông Trong mùa xuân và mùa hè tỷ lệ chuột cái mang thai và nuôi con của chuột cống cao,
số chuột tham gia sinh sản là 17,8% trong mùa xuân, 19,3% trong mùa hè Khả năng phục hồi quần thể của chuột cống là nhanh Mùa hè hoạt động sinh sản và
số cá thể sống sót cao Mùa thu và mùa đông yếu tố hạn chế phát triển của quần thể chuột cống bao gồm hoạt động sinh sản thấp 10,3% mùa thu là 6,45% Tỷ
lệ sống sót của quần thể chuột cống thấp vào mùa đông và mùa thu (Nguyễn Minh Tâm và Cao Văn Sung, 1994) [37]
Theo Nguyễn Anh Dũng và Lê Vũ Khôi (1994) [8]; Lê Vũ Khôi và Trịnh Thị Thanh (1979) [18], phương pháp xác định tuổi của chuột nhà (Rattus
Trang 2727flavipectus) thông qua chỉ tiêu khối lượng thủy tinh thể khô của chuột và xác định tuổi của chuột cống qua độ mòn răng và cấu trúc xương là thông số để xác định nhóm tuổi trong quần thể chuột nhà (Rattus flavipectus) Trên cơ sở đó xác định cấu trúc tuổi cá thể trong quần thể loài, tỷ lệ cá thể non, tỷ lệ cá thể tham gia sinh sản và tỷ lệ cá thể hết tuổi sinh sản trong quần thể loài chuột làm cơ sở cho phòng trừ Ngoài ra còn có nghiên cứu của (Lê Vũ Khôi, 1970) [17],
về nghiên cứu cơ chế thay đổi của chủng quần bằng phương pháp đánh dấu Kết quả nghiên cứu về sinh sản của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) cho thấy chúng có thể đẻ từ 3 - 4 con/lứa và trung bình khoảng 9,5 con/lứa và chuột đồng nhỏ đẻ từ 2 - 13con/lứa và trung bình từ 5 - 6 con/lứa (Cao Văn Sung và CTV, 1980) [26]
Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) đL xác định nhiều hang chuột có tới hai thế hệ, đôi khi có cả chuột mẹ mang thai, thời gian giữa hai lứa đẻ kế tiếp là ngắn Không chỉ đẻ nhiều lứa mà số con trong một lứa nhiều Lứa đẻ cao nhất tìm thấy ở đồng bằng sông Mê Kông là 20 con chuột/lứa Kết quả nuôi chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) ghi nhận thời gian sống trung bình của chuột cái là 422 ngày, chuột đực là 372 ngày Tuổi sinh sản trung bình của chuột cái là 62 ngày và thời gian mang thai của chuột đồng lớn khoảng là 21 ngày Thời gian giữa 2 lứa đẻ là 41 - 60 ngày, chuột đẻ từ 3 - 4 lứa trong một đời và mỗi lứa từ 5 - 15 con, trung bình 10 con/lứa (Nguyễn Quí Hùng và CTV, 1999) [12]
Chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) và chuột đồng nhỏ (Rattus losea) sinh sản mạnh từ tháng 3 đến tháng 10, còn trong tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau sinh sản của hai loài giảm Trong một năm chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ có hai mùa sinh sản tập trung trong vụ lúa xuân và lúa mùa từ khi lúa có đòng cho đến khi thu hoạch lúa Mật độ quần thể chuột trong vụ lúa mùa cao hơn vụ lúa xuân, tỷ lệ bị thiệt hại trên lúa vụ mùa cao hơn vụ xuân ở miền Bắc Chuột gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa,
Trang 2828nhưng thời điểm chuột gây hại nặng là giai đoạn lúa đẻ nhánh và có đòng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất (Lê Văn Thuyết và CTV, 2000) [40]
Khi sống chung với nhau ở một sinh cảnh, chuột cống (Rattus norvegicus) thường dồn chuột nhà (Rattus rattus) và chuột lắt (Rattus exulans) lên trên cao Những nơi có chuột cống, sẽ không có loài chuột nhắt (Mus musculus) Tại Yên Dũng trong điều kiện sống gần như nhau, ở những địa điểm không cách xa nhau, nơi nào gặp chuột đất (Bandicota indica) thì không có chuột
đồng lớn và ngược lại, hai loài chuột này không sống chung trong một nơi ở Các loài có kích thước cơ thể lớn có khả năng chiếm các vùng thuận lợi cho phát triển hơn những loài có kích thước nhỏ (Lê Vũ Khôi và CTV, 1979) [19]
Do sự tăng lên của dân số, nhu cầu lương thực tăng, cần nhiều đất sử dụng cho sản xuất lương thực, hệ số sử dụng đất tăng, dẫn đến thức ăn có quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể chuột phát triển Độ ẩm trong đất tăng làm thay đổi độ mịn của hang và tiểu khí hậu trong hang dẫn đến một số loài thay
đổi chỗ đào hang hoặc di cư đến nơi khác Vị trí đó được thay thế bằng một loài khác, tỷ lệ thiệt hại do chuột thường xuyên tăng (Ali, 1977) [54]
Theo Deoras (1966) [66]; Ali (1977) [54], sự thay đổi nơi ở và kích thước quần thể của một số loài chuột ở miền Tây Bắc ấn Độ bị ảnh hưởng lớn do tác
động của con người xây hệ thống thủy lợi đưa nước tưới từ sông Himalayan
đến vùng khô hạn và bán khô hạn đL làm thay điều kiện sinh thái một số vùng, làm cho loài Gerbillus gleadowi, Meriones hurrianae và loài Tatera indica thích ứng tốt trong vùng sa mạc Cùng với việc đưa nước vào xa mạc, loài Gerbillus gleadowi di cư ra khỏi vùng này, loài Meriones hurrianae vào thay thế loài Millardia meltada Khi hệ thống thủy lợi được hoàn thành, loài Bandicota bengalensis chiếm lĩnh đồng ruộng và chúng là loài có số lượng cá thể lớn nhất trong số các loài trong sinh quần Do hệ thống thủy lợi phát triển con người đL trồng nhiều cây lương thực, loài Arvicanthis niloticus đL xâm chiếm cánh đồng được thủy lợi hoá
Trang 2929Nghiên cứu về nơi ở và diện tích nơi ở của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) là loài chiếm ưu thế nhất trên đồng ruộng, nhằm xác định địa
điểm mà chuột ở nhiều nhất trong mùa sinh sản và không sinh sản, phương pháp tổ chức và diện tích khi thực hiện phòng trừ chuột Kết quả nghiên cứu
về nơi ở và diện tích nơi ở tại Indonesia cho thấy diện tích nơi ở của chuột
đồng lớn trong mùa không sinh sản là 2 - 3 ha và trong mùa sinh sản 0,9 ha,
do trong mùa không sinh sản mật độ quần thể chuột hại thường thấp, nguồn thức ăn khan hiếm, diện tích nơi ở an toàn bị thu hẹp nên nơi ở của chuột rộng Còn trong mùa sinh sản, thức ăn nhiều, nơi ở rộng và mật độ quần thể cao nên có thể chuột di cư ít nên diện tích nơi ở hẹp trong mùa không sinh sản (Brown và CTV, 2001) [60]
Kết quả nghiên cứu của Brooks và Rowe (1979) [56]; Pedersent (1977) [97], cho thấy khả năng sinh sản, số lứa, số con, thời gian phát triển và thành thục sinh dục của một số loài chuột sống gần người như chuột cống (Rattus norvegicus), chuột nhà (Rattus rattus) và chuột nhắt (Mus musculus) ĐL áp dụng phương pháp xác định mức độ tham gia sinh sản và mùa sinh sản của chuột nhắt thông qua các giai đoạn phát triển tế bào trứng là chính xác nhất Một số tác giả như Lam (1990) [81]; Buckle và CTV (1985) [61]; Tristiani và Murakami (2003) [114]; Sudarmaji và CTV (1999) [111], đL nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học một số loài gây hại ngoài
đồng ruộng để làm cơ sở cho xây dựng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp
có hiệu quả trong vùng trồng lúa Kết quả đL xác định quần thể chuột có hai
đỉnh cao về số lượng trong thời gian sau khi thu hoạch lúa từ 1 - 2 tuần Sinh sản của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) phụ thuộc vào nguồn thức ăn, khi nguồn thức ăn dồi dào, hoạt động sinh sản của loài tăng, ngược lại khi nguồn thức ăn giảm đi và hoạt động sinh sản của loài giảm xuống ở Indonesia, trong điều kiện cấy hai vụ lúa một năm (mùa mưa gieo tháng 11 hoặc 12 và mùa khô gieo trong tháng 4 và tháng 5) từ năm 1995 - 1996 các
Trang 3030nghiên cứu đL xác định chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) có hai mùa sinh sản từ khi lúa bắt đầu có đòng cho đến khi thu hoạch trong vụ lúa xuân và lúa mùa Nghiên cứu mối quan hệ giữa thức ăn và sinh sản của chuột đồng cho thấy sự thay đổi mùa vụ của cây trồng dẫn đến thay đổi khả năng sinh sản của chuột đồng Từ một năm trồng một vụ lúa sang một năm trồng 2 vụ lúa sẽ dẫn
đến thay đổi về tiềm năng sinh sản của các loài chuột đồng Trong vùng trồng một vụ lúa, sinh sản của chuột đồng không theo qui luật Trong vùng trồng 2
vụ lúa một năm, sinh sản của các loài chuột đồng có qui luật Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa ảnh hưởng đến sinh sản của chuột đồng Chuột mang thai trong suốt giai đoạn từ khi cây lúa trổ bông đến khi thu hoạch Chuột thường gây thiệt hại nặng trên diện tích gieo không tập trung hoặc trong những ruộng gieo sớm và ruộng gieo cấy trái vụ Chuột đồng phân bố không đồng đều, chúng phân bố trên các bờ mương lớn, bờ mương nhỏ, nghĩa trang, gây hại không đồng đều và thường gây hại tập trung
Kết quả nghiên cứu ở Indonesia của Tristiani và Marakami (1988) [112]; Murakami (1989) [91], đL xác định biến động quần thể của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) có hai đỉnh cao số lượng trong một năm Mật độ quần thể chuột đồng lớn bắt đầu tăng từ giai đoạn lúa chín trong mùa mưa và giai
đoạn chín sữa của lúa trong mùa khô Đỉnh cao về số lượng của chuột đồng lớn sau khi thu hoạch lúa từ 2 - 4 tuần và giảm đi trong vòng 2 tuần trong mùa mưa và 3 tuần trong mùa khô Sự gia tăng số lượng của chuột do bổ sung con non và du nhập từ vùng khác Mùa sinh sản của chuột từ giữa tháng 2 - 4 trong năm Trong mùa khô, mùa sinh sản từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, trùng với giai đoạn lúa trổ đến khi thu hoạch, khi thức ăn nhiều mật độ quần thể tăng lên, khi thức ăn giảm xuống mật độ quần thể chuột giảm
Thức ăn là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến phát triển của quần thể và sinh sản của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer), khi nuôi chuột đồng lớn đực và cái ở một số giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Trang 31và quan sát hoạt động sinh sản trong điều kiện ruộng chỉ cây lúa và cỏ Kết quả cho thấy chuột đực và chuột cái sống trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa như đẻ nhánh, có đòng đều chết trong vòng từ 5 - 20 ngày Còn những con
được nuôi trong giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ chín sữa đến thu hoạch đều sống và phát triển Do vậy giai đoạn cây lúa chín sữa đến thu hoạch là nguồn thức ăn phù với sự phát triển của chuột (Tristiani và Murakami, 1998) [112] Nghiên cứu về sinh sản của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) một số tác giả cho rằng tuổi thành thục về sinh sản của chuột đồng lớn từ khi sinh ra
đến khi thành thục về sinh sản là ngắn, số con trên một lứa sinh sản trung bình
là 8 - 9 con và sinh sản của chuột đồng lớn phụ thuộc nhiều vào nguồn thức
ăn Theo Lam (1980, 1983) [79], [80], khi nuôi chuột đồng lớn ở Malaysia cho thấy với điều kiện dinh dưỡng cao, đầy đủ vitamin bổ sung, tuổi sinh sản của chuột đực là 90 ngày, chuột cái là 49 ngày, thời gian mang thai là 21 ngày, đẻ trung bình 3 lứa một năm và mỗi lứa trung bình 7 con Trong vùng trồng 2 vụ lúa một năm số lượng phôi trong một lứa của chuột đồng lớn nhiều nhất là 17 con và thấp nhất là 3 con, trung bình 10,33 con/lứa và 12,5 con/lứa trong vùng cấy 1 vụ lúa, trong điều kiện đồng ruộng chuột đồng lớn sinh sản phụ thuộc vào nguồn thức ăn trên đồng ruộng, chúng thường sinh sản từ 2 - 3 lứa trong năm Theo Murakami (1989) [91], ở Indonesia số con non bắt được trong một hang của chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) là 10,7 - 12,7 con/tổ
và số phôi 10,6 - 11,2/lứa
Có sự cạnh tranh giữa các loài sẽ làm giảm tỷ lệ mắn đẻ, tỷ lệ sống hoặc phát triển của các loài, các loài cạnh tranh nhau nơi ở, thức ăn và các yếu tố khác Begon và CTV (1996) [55]; Eccard và Ylonen (2002) [68] đL nghiên cứu về cạnh tranh và ảnh hưởng của cạnh tranh đến sinh sản của hai loài chuột trong một vùng sinh thái đóng, cho thấy sự xuất hiện của loài Microtus montanus đL làm cho loài Microtus arvalis có tỷ lệ sinh sản giảm xuống, trong một số thời kỳ loài Microtus arvalis không sinh sản
Trang 32ở miền Bắc Việt Nam khối lượng thịt chuột trong tổng số thức ăn chứa trong dạ dày của cầy giông từ 20% đến 80% và cầy hương là 31,5% - 85% ở những nơi
ít hoặc không có các loài thú ăn thịt, không có kẻ thù hạn chế và mật độ chuột tăng Các loài thú ăn thịt hạn chế số lượng chuột tại các vùng miền núi và trung
du là nơi phòng trừ chuột gặp nhiều khó khăn chúng ta nên chú ý bảo tồn các loài thiên địch Ngoài những loài chim ăn thịt còn có loài rắn như rắn dọc dưa (Elaphe radiata), rắn ráo (Ptyas mucosus) là các loài thiên địch của chuột Nhiều loài chim là kẻ thù của chuột như diều hầu, chim cắt, cú mèo, cú lợn Theo dõi một tổ chim cú lợn (Tyto alba) ở Hà Nội từ tháng 2 đến tháng 5 năm
1962 cho thấy trong khoảng thời gian 4 tháng một con chim cú lợn bắt khoảng
128 con chuột (Lê Vũ Khôi và CTV, 1979) [19]
Theo kết quả nghiên cứu của Leton (1980) [84]; Singleton và Chambers (1996) [103], biện pháp sinh học là biện pháp quan trọng trong quản lý chuột hại tổng hợp Biện pháp sinh học bao gồm sử dụng và bảo tồn các loại thiên
địch tự nhiên như rắn, các chim ăn thịt, đặc biệt là chim cú mèo cần được bảo
vệ và phát triển chúng Việc sử dụng các loại vi sinh vật như vi khuẩn, virút, tuyến trùng để sản xuất những loại thuốc trừ chuột sinh học và nuôi mèo để phòng trừ chuột trong các khu dân cư là một trong những vấn đề quan trọng Kết quả nghiên cứu về các loài thiên địch trong quản lý chuột hại tổng hợp của Lima và CTV (2001) [85]; Lee và Ho (1999) [83]; Sinclair và CTV
Trang 3333(1990) [101]; Smal và CTV (1990) [108], cho rằng việc sử dụng thiên
địch của chuột như chim cú mèo là một biện pháp sinh học để hạn chế mật độ quần thể chuột trong hệ sinh thái lúa nước là quan trọng, chúng có thể hạn chế mật độ quần thể chuột hại ở dưới mức gây hại kinh tế, không gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái Kết quả nghiên cứu về thiên địch của chuột cho thấy chim cú mèo thường không làm tổ đẻ, thường đẻ trứng ở những nơi nào có sẵn tổ do vậy cứ 6 - 8 ha làm bổ sung một tổ để cho chim cú mẹ đẻ, số lượng chim cú mèo non trong quần thể của chúng sẽ tăng lên và quần thể chuột sẽ giảm xuống Nếu mật độ quần thể chuột đạt đến 60 - 70 con/ha thì chim cú mèo không có khả năng khống chế Loài chim ăn thịt là nhân tố chính hạn chế mật độ con mồi
Thuốc vi sinh vật trừ chuột được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ năm
50 của thế kỷ 20 tại một số nước như Liên Xô, Cu Ba, một số nước vùng Trung Mỹ ở Việt Nam, Viện Bảo vệ Thực vật và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu sản xuất và sử dụng bả diệt chuột sinh học
từ năm 1993 Kết quả trong phòng thí nghiệm cho chuột ăn từ 1gam đến 5 gam bả diệt chuột sinh học (BDCSH)/con, thời gian chuột chết sau khi ăn bả
là từ 4 - 6 ngày Thời gian chết của chuột sau khi ăn bả phụ thuộc vào khối lượng bả chuột ăn (chuột ăn nhiều bả số lượng vi khuẩn nhiều chuột sẽ chết nhanh hơn chuột ăn ít bả) hiệu quả sử dụng BDCSH phòng trừ chuột ngoài
đồng ruộng đạt được từ 85% - 90%, bả không gây độc cho người và gia súc như động vật máu nóng Bả không tạo tính tránh bả cho chuột, thời gian bảo quản trong mùa hè ở nhiệt độ bình thường là từ 30 - 40 ngày, mùa đông bảo quản được từ 2 - 3 tháng BDCSH sử dụng vào lúc chuẩn bị đất để gieo cấy vụ tiếp theo có hiệu quả nhất Viện Bảo vệ Thực vật đL chuyển giao công nghệ sản xuất và sử dụng BDCSH cho tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tây (Lê Văn Thuyết và CTV, 1999) [39]
- Biện pháp hoá học
Trang 3434Theo Nguyễn Tăng ấm (1978) [1], Nguyễn Tăng ấm và CTV (1982) [2]; Nguyễn Văn Biền và CTV (1981, 1984) [3, 4]; Nguyễn Dũng và CTV (1991) [9], thuốc có độ độc tích lũy bao gồm thuốc chống đông máu như Brodifacoum, Diphacinone, Wafarine Những loại thuốc trên thường gây chết cho chuột sau khi ăn từ 3 - 5 ngày, không tạo ra tính tránh bả như những loại thuốc gây độc cấp tính, tỷ lệ chuột ăn bả cao nên hiệu quả phòng trừ cao
độ quần thể chuột nhanh nhưng không an toàn với người và động vật và các loài thiên địch như chim cú mèo, mèo, chó ở những nơi khu dân cư nên hạn chế sử dụng hoá chất, cần tăng cường nuôi mèo Khi mật độ đàn mèo tăng lên tại các khu dân cư, mật độ quần thể chuột sẽ giảm xuống Những năm qua,
người và động vật, chuột chết nhanh lại hơi nặng mùi, tạo tính tránh bả Hợp chất chống đông máu ở nước ta hiện có như Brodifacoum (tên thương mại Klerat, Forwarat), Bromadiolone và Diphacinone, những thuốc này không gây chết đột ngột nên không hình thành tính tránh bả, nhưng hình thành tính kháng nếu sử dụng nhiều lần trong một năm Biện pháp xông hơi hang chuột bằng hoá chất ít tốn công sức và không phá hỏng các công trình (Lý Thị Vi Hương và CTV, 1992, 1992) [15, 16]
Sự hấp dẫn của mồi bả là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả các loại thuốc trong phòng trừ chuột, kết quả nghiên cứu của Prakash (1985) [99]; Soni
và Prakash (1988) [109]; Alan (1999) [53], cho thấy một số chất tiết ra ở tuyến dưới da, nước tiểu của chuột, chất có mùi thơm thực vật và chất hoóc môn sinh dục của con cái khi trộn vào thức ăn làm tăng khả năng ăn bả Hiệu quả phòng trừ chuột phụ thuộc nhiều vào khả năng ăn bả ngoài đồng ruộng Các tác giả cũng cho rằng quản lý chuột hại tổng hợp có liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc hoá học và nhiều biện pháp Một số loại thuốc chống đông máu thế hệ thứ hai được sử dụng có hiệu quả phòng trừ chuột cao tại các nước nhiệt đới
Trang 3535Một số thuốc chống đông máu thế hệ thứ 2 có hiệu quả phòng trừ chuột cao và ít rủi ro cho thiên địch Kết quả khi nuôi các loài chuột như Rattus norvegicus, Rattus tiomanicus, Rattus sordidus và cho ăn hợp chất Coumatetralyl, chuột chết trong vòng 3 ngày Một số tác giả đL xác định khoảng 3,7% - 4% hoạt chất Coumatetralyl do chuột ăn có trong cơ thể chuột, chim cú mèo ăn chuột bị chết bởi Coumatetralyl trong vòng 6 ngày không có biểu hiện độc sau 30 ngày Các thuốc chống đông máu thế hệ thứ hai ít gây
độc cho những loài thiên địch của chuột và an toàn đối với người sử dụng (Penny và CTV, 2003) [98]
Hiệu quả phòng trừ chuột bằng thuốc hoá học phụ thuộc nhiều vào tính hấp dẫn của các loại bả ngoài đồng ruộng, khi tính hấp dẫn bả cao, khả năng
ăn mồi ngoài đồng ruộng cao Theo Cornwell và Bull (1967) [65], ở các nơi ở khác nhau tính hấp dẫn của các loại mồi đối với chuột cống là hoàn toàn khác nhau Do vậy tuỳ theo từng sinh cảnh và nguồn thức ăn, các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng khác nhau, nên có những loại mồi khác nhau để tăng tính hấp dẫn của chuột đối với mồi bả, khi phòng trừ chuột nên thường xuyên thay
đổi mồi sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ cao
Trong một thí nghiệm khác, Ikeda và Yamamoto (1966) [71] đL xác định khoai lang tươi hấp dẫn đối với chuột cống (Rattus novegicus) và bánh mì có khả năng giữ thuốc lâu hơn các loại mồi khác
- Các biện pháp khác
Một số biện pháp phòng trừ đối với các loài chuột hại lúa, như sử dụng bả diệt chuột sinh học, các loại bẫy thủ công, các biện pháp dân gian, bẫy hàng rào cản có bẫy cây trồng có hiệu quả trong phòng trừ chuột cao Còn đối với biện pháp bẫy hàng rào cản có bẫy cây trồng nếu tuổi lúa sớm 2 - 3 tuần so với đại trà, số lượng chuột bắt được ở mỗi bẫy TBS + TC thấp hơn so với bẫy TBS + TC có tuổi lúa sớm hơn so với đại trà từ 30 - 40 ngày Bẫy áp dụng trong vụ mùa có hiệu quả cao hơn trong vụ xuân Hiện nay các giống lúa được
Trang 3636trồng ở nước ta là giống lúa tích ôn, khi nhiệt độ cao cây lúa sinh trưởng
và phát triển bình thường, khi nhiệt độ thấp cây lúa phát triển chậm lại, khi
điều kiện miền Bắc nước ta vụ lúa xuân được gieo từ tháng 12 và cấy trong tháng 2, đẻ nhánh trong tháng 3 là tháng có nhiệt độ thấp, khả năng sinh trưởng của cây lúa chậm lại, các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa bên trong và bên ngoài bẫy TBS + TC không khác nhau đáng kể tính hấp dẫn của bẫy với chuột thấp Còn trong vụ mùa nhiệt độ cao cây lúa phát triển bình thường khi lúa ở bên trong bẫy TBS + TC cấy trước từ 30 - 40 ngày, các gieo đoạn sinh trưởng của cây lúa bên trong và bên ngoài bẫy khác nhau đL tạo được tính hấp dẫn đối với chuột hại Giai đoạn lúa có đòng và trổ bông là giai đoạn bẫy hấp dẫn đối với chuột (Nguyễn Phú Tuân và CTV, 1999) [49] Theo Nguyễn Quí Hùng và CTV (1998) [11], bẫy TBS + TC có diện tích
15 - 20 ngày, mỗi bẫy quản lý từ 15 - 20 ha, khả năng dẫn dụ chuột của bẫy trong bán kính khoảng 200 - 250 m Bẫy đL được áp dụng tại Giồng Tranh, Tiểu Cần, Trà Vinh năm 1997 áp dụng 5 bẫy TBS + TC trên diện tích 100 ha và kết quả thiệt hại do chuột gây ra còn khoảng 1% số dảnh lúa bị hại, trong khi vùng lân cận tỷ lệ thiệt hại do chuột gây ra trên lúa khoảng 20% Sau 3 vụ liên tiếp áp dụng bẫy TBS + TC mật độ quần thể chuột và tỷ lệ thiệt hại đL giảm rõ rệt Bẫy cũng đL được áp dụng ở Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Sóc Trăng và thành phố Hồ Chí Minh đều mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ chuột hại Bẫy hàng rào cản có bẫy cây trồng (TBS + TC) đL được áp dụng để phòng trừ các loài chuột gây hại trên ruộng lúa Kết quả áp dụng tại khu vực đồng bằng sông Hồng bẫy có hiệu quả cao với loài chuột đồng lớn Số lượng chuột
đồng lớn vào bẫy TBS + TC chiếm tới 81%, thời điểm bẫy bắt được nhiều chuột là giai đoạn lúa trong ruộng cây bẫy ở giai đoạn có đòng Số chuột bắt
được ở giai đoạn này chiếm 51% số chuột bắt được suốt vụ, còn các giai đoạn khác số lượng chuột bắt được ít hơn (Lê Văn Thuyết và CTV, 1999) [39]
Trang 3737Thuốc thảo mộc dùng trong phòng trừ chuột hiện nay chưa được quan tâm nghiên cứu Một số tác giả cho rằng các loại thuốc thảo mộc sau
đây có thể áp dụng trừ chuột, hạt củ đậu (Pachyrhizus erosus Linn) có khoảng 0,56% - 1,01% rotenon và tefrosin, hạt mL tiền (Strychnos nuxvomic Linn) chứa những ancaloit có tác dụng mạnh, chủ yếu là strichin và bruxin,
tỷ lệ các ancaloit trong hạt mL tiền từ 2,5 - 5,5% và hạt mL tiền độc đối với người và động vật có xương sống Hạt mác bát (Milletia ichthyoch ton Drake) chứa chất chứa rotenon và sapotoxin hạt ba đậu (Croton tiglium), vỏ cây sui (Antiaris to xicaria Leschen), nhựa xương rồng (Euphorbia antiquorum Linn), lá han, lá ngón Cây thảo mộc được sử dụng trong phòng trừ chuột là từ kinh nghiệm dân gian Các cây thảo mộc này đều được ngâm hoặc làm thành dạng bả độc, vẫn chưa có các nghiên cứu về chế biến và hiệu lực của các loại bả trên đối với các loại chuột (Lê Vũ Khôi và CTV, 1979) [19]
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của một số cây thảo mộc trong phòng trừ chuột hại cho thấy dịch chiết từ cây mắn trắng (Avicennia marina) có khả năng trừ chuột do có hàm lượng lớn các dẫn xuất steroit với hoạt tính cao, trong nước dịch chiết từ vỏ cây mắn trắng có saponin, chứa Flavonoid ức chế rụng trứng, làm biến đổi không bình thường màng tử cung, ống dẫn trứng, âm đạo, dẫn đến
tế bào trứng không làm tổ ở thành tử cung và tẩy phôi Ngoài ra, dẫn xuất steroid còn gây hậu quả vô sinh ở chuột đực, hạn chế khả năng sinh sản dẫn đến hạn chế mật độ quần thể chuột Dẫn liệu cho thấy 81% số chuột cống có biểu hiện tử cung phát triển lệch, 26% số cá thể chuột nhà và 16% chuột cống xuất hiện khối u hoặc màng tử cung biến đổi không bình thường Đối với chuột nhắt (Mus musculus) uống dịch trực tiếp với liều lượng khác nhau sẽ gây phản ứng với chuột Với liều 3 ml/ngày chuột có biểu hiện ngộ độc cấp tính như co giật
và thở gấp Chuột chết nhanh sau khi uống, với liều lượng thấp hơn 0,2 ml/ngày
ảnh hưởng đến trạng thái hoạt động sinh dục, 60 ngày sau khi uống chuột
Trang 3838không mang thai, khối lượng cơ thể giảm, trạng thái sức yếu và chuột chết
từ ngày thứ 40 - 60 (Cao Văn Sung và CTV, 1997, 1999) [29], [30]
Các nghiên cứu và áp dụng bẫy TBS + TC ở một số nước trồng lúa thuộc khu vực Đông Nam á nhằm khắc phục nhược điểm của thuốc hoá học trong phòng trừ chuột như sử dụng hoá chất trong phòng trừ chuột gây nên hiện tượng tránh bả, làm giảm hiệu quả của thuốc và gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước Bẫy TBS + TC đL áp dụng thành công ở một số nước khu vực
Đông Nam á như Indonesia, Malaysia, Lào, Campụchia, một bẫy có thể quản
lý được từ 15 - 20 ha và đường kính ảnh hưởng của bẫy trong khoảng 200 -
250 m Mỗi một bẫy TBS + TC có thể bắt được khoảng 300 con chuột Ruộng
đực và chuột cái vào bẫy là 1: 1,02, mật độ quần thể chuột trong mùa mưa cao hơn mùa khô Số chuột bắt được ở mỗi bẫy TBS + TC trong mùa mưa thấp hơn mùa khô, bẫy TBS + TC có hiệu quả trong vùng trồng lúa nước và trên một diện tích lớn, gieo cấy lúa đồng loạt (Singleton, 1997) [104]
Theo Prakash (1990) [100], các biện pháp thủ công như bẫy cơ học, bẫy dính, được áp dụng ở khu dân cư và khách sạn, nơi công cộng, nên đặt bẫy ở nơi chuột hay đi, nơi vắng người và cửa hang sẽ có hiệu quả phòng trừ cao Khi áp dụng biện pháp hoá học tại những khu vực này sẽ gây nguy hiểm cho con người và động vật
Theo kết quả nghiên cứu của Lund (1984) [86]; Howard và Marsh (1985) [70], âm thanh và hoá chất xua đuổi có hiệu quả trong phòng trừ chuột, nhưng phải luôn thay đổi tần số, khoảng cách, nơi đặt sóng siêu âm sẽ có tác dụng xua đuổi và ảnh hưởng đến tiêu thụ thức ăn của chuột nhưng không kéo dài Biện pháp này chỉ áp dụng trong khu dân cư, khách sạn và những nơi diện tích hẹp, biện pháp này có hiệu quả ngăn chặn xâm nhập của chuột từ các vùng khác đến Sử dụng các chất có tác dụng xua đuổi chuột có hiệu quả ngăn chặn cắn phá của chuột đối với các loại hàng hoá, dây cáp điện, thiết bị trong kho
Trang 3939tàng, trường học và vật dụng, đây là hoá chất có khả năng bay hơi nên thời gian xua đuổi của loại hoá chất không lâu, nếu sử dụng trong một thời gian dài và nhiều lần sẽ không mang lại hiệu quả xua đuổ Biện pháp này không thể áp dụng trên diện tích lớn vì hiệu quả thấp và chi phí phòng trừ cao Một số biện pháp như canh tác, thu dọn tàn dư và phá nơi ở cũng có ảnh hưởng đến mật độ quần thể của một số loài gặm nhấm trên đồng ruộng Kết quả nghiên cứu của White và CTV (1998) [119]; Montgomery và CTV (1997) [90], khi thay đổi một số các biện pháp canh tác như che phủ đất để
so sánh với các biện pháp canh tác thường làm trên ruộng mía có ảnh hưởng
đến loài chuột Rattus sordidus ở vùng Queensland Kết quả là quần thể các loài chuột gây hại mía thiết lập sớm ở các vùng (che phủ đất), tỷ lệ sinh sản, mật độ quần thể của loài này giảm xuống và tỷ lệ cây mía bị hại cũng giảm
ở một số vùng khác mật độ quần thể chuột vẫn tăng, tỷ lệ cây mía bị thiệt hại do chuột gây ra tăng Khi thay đổi điều kiện canh tác sẽ làm thay đổi nơi
ở sẽ tác động làm thay đổi mật độ quần thể hoặc độ mắn đẻ, chúng di cư đến một vùng khác Làm sạch cỏ trên bờ xung quanh vườn cây ăn quả sẽ giảm 65% số lượng chuột nhà (Rattus rattus) gây hại vườn cây ăn quả và giảm chi phí trong phòng trừ chuột Hoạt động làm thay đổi nơi ở của chuột như làm
đống rơm, che phủ đồng ruộng và cầy bừa đất làm ảnh hưởng đến loài Microtus arvalis Biện pháp cầy lật đất cũng làm giảm mật độ quần thể loài Microtus arvalis trên đồng ruộng
Để tăng hiệu quả của thuốc hoá học trong phòng trừ chuột hại nên thường xuyên thay đổi mồi bả, không làm thay đổi khung cảnh sau khi đặt thuốc, đặt mồi không có thuốc từ 3 - 4 ngày sau đó mới đặt mồi bả có thuốc, đặt mồi bả ở những nơi có mật độ chuột cao, nơi chuột hay đi lại, cửa hang chuột và đường
đi lại của chuột Đặt thuốc hoá học ở những nơi xa dân cư, thu lại toàn bộ những mồi chuột không ăn, không đặt thuốc ở gần những nguồn nước, các bLi chăn thải gia súc để giảm rủi ro của thuốc hoá học với người, động vật và các
Trang 4040loài thiên địch, khuyến khích sử dụng những thuốc hoá học chống đông máu thế hệ mới như racumin ít gây độc cho những loài thiên địch của chuột áp dụng nhiều biện pháp trong phòng trừ chuột như bẫy, bắt thủ công, phòng trừ liên tục, thường xuyên, phòng trừ sớm, trên diện tích lớn Xác định thời điểm và
địa điểm phòng trừ để tăng hiệu quả của chiến dịch phòng trừ (Whisson, 1996) [118]; (Brown, 1998) [57]; (Mwanjabe và Leirs, 1997) [92]
Các nghiên cứu của Buckle và Smith (1994) [62]; Dickman (1999) [67]; Narayan - Parke (1997) [93]; Okili và CTV (1994) [94]; Singleton và CTV (2003) [107]; Singleton và CTV (1999) [105]; Singleton (2003) [106]; Stenseth và CTV (2003) [110], Leirs (2003) [82], để xây dựng biện pháp quản
lý chuột hại tổng hợp (IRM) phải dựa vào cơ sở sinh thái học, sinh vật học của các loài chuột, cơ cấu, thời vụ của cây trồng và biện pháp phòng trừ, phương pháp tổ chức phòng trừ và bảo vệ thiên địch của chuột như rắn, chim cú mèo, chim cú lợn và thiên địch khác hợp lý để chúng khống chế gia tăng của quần thể các loài chuột Sử dụng thuốc hoá học hợp lý, không sử dụng loại thuốc có
độ độc cao nên sử dụng loại thuốc ít độc đối như thuốc chống đông máu thế
hệ mới áp dụng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp (IRM) có tham gia của cộng đồng làm cho mật độ quần thể chuột giảm, thiệt hại trên lúa giảm 75%
so với thời điểm chưa áp dụng và năng suất lúa tăng 6% ở các khu vực thí nghiệm tại một số nước khu vực Đông Nam á