Mùa sinh sản của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ đực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ tại tiền phong, mê linh, vĩnh phúc và vùng phụ cận (Trang 66 - 70)

4. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1. Mùa sinh sản của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ đực

Từ kết quả nghiên cứu về thành phần loài và vị trí số l−ợng của từng loài chuột trên đồng ruộng tại khu vực xL Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc và 5 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng (bảng 3.3, 3.4, mục 3.2), cho thấy loài chuột đồng lớn chiếm tới hơn 52% và chuột đồng nhỏ chiếm tới gần 28% số l−ợng cá thể các loài chuột trên đồng ruộng và đ−ợc xác định là 2 loài gây hại chính đối với sản xuất nông nghiệp ở n−ớc ta. Do vậy đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của hai loài này làm cơ sở để xây dựng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp trên đồng ruộng.

Chiều dài tinh hoàn và chiều dài túi tinh của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ là hai cơ quan biểu hiện mùa sinh sản. Những cá thể đực tr−ởng thành đang trong thời kỳ sinh sản tinh hoàn và túi tinh to và căng ra, những cá thể già hết khả năng sinh sản, tinh hoàn và túi tinh teo đi. Những cá thể còn non tinh hoàn nằm trong xoang bụng và bé, túi tinh nhỏ. Thời điểm nào có số l−ợng cá thể đực biểu hiện sinh sản mạnh là mùa sinh sản của chuột đực, còn thời điểm nào số l−ợng chuột có tinh hoàn và túi tinh nhỏ, hoặc teo đi là thời điểm không phải là mùa sinh sản của chuột đực.

Kết quả nghiên cứu 1.056 chuột đồng lớn đực và 1.138 chuột đồng nhỏ đực thu đ−ợc ở xL Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc từ năm 1999 - 2002 ở các giai đoạn sinh tr−ởng của cây lúa. Những cá thể đực của 2 loài chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ có tinh hoàn phát triển, chiều dài tinh hoàn thay đổi theo tháng và giai đoạn sinh tr−ởng của cây lúa. Đối với chuột đồng lớn, tháng 10 là 13,9 mm, tháng 11 là 12 mm, tháng 12 là 16,1 mm, tháng 1 là 14,5 mm, tháng 3 là 18,7 mm, tháng 6 là 19,5 mm, tháng 8 là 17,2 mm và tháng 9 là 18,3 mm. Chiều dài tinh hoàn của chuột đồng lớn biến động theo các tháng,

67

chiều dài tinh hoàn cao từ tháng 3 đến tháng 9 và chiều dài thấp từ tháng 11 năm tr−ớc đến tháng 2 năm sau (hình 3.1).

0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng C hi ều d ài ( m m )

Chiều dài tinh hoàn Chiều dài túi tinh

Hình 3.1. Biến động chiều dài tinh hoàn và chiều dài túi tinh của chuột đồng lớn tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc (1999 - 2002)

68 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng C hi ều d ài ( mm)

Chiều dài tinh hoàn Chiều dài túi tinh

Hình 3.2. Biến động chiều dài tinh hoàn và chiều dài túi tinh của chuột đồng nhỏ tại Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phúc (1999 - 2002) Chiều dài tinh hoàn của chuột đồng nhỏ biến động theo mùa và theo các giai đoạn sinh tr−ởng của cây lúa. Tháng 10 là 14,5 mm, tháng 11 là 13 mm, tháng

69

12 là 13,7 mm, tháng 1 là 16,2 mm, tháng 3 là 15,3 mm, tháng 4 là 18,2 mm, tháng 6 là 20,2 mm, tháng 8 là 18,3 mm và tháng 9 là 19,4 mm (hình 3.2).

Kết quả biến động chiều dài tinh hoàn của chuột đồng nhỏ nh− chuột đồng lớn. Khi tinh hoàn có chiều dài ngắn nằm trên khoang bụng là những cá thể ch−a tr−ởng thành về hoạt động sinh dục, còn những cá thể cũng có chiều dài tinh hoàn ngắn nh−ng nằm ở d−ới khoang bụng là những cá thể già không có khả năng sinh sản nên tinh hoàn teo đi. Kết quả từ tháng 4 đến tháng 10 chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ đực hoạt động sinh sản mạnh.

Chiều dài túi tinh cũng là một chỉ số đánh giá hoạt động sinh dục của chuột đực. Đối với chuột đồng lớn (Rattus argentiventer) chiều dài túi tinh biến đổi theo mùa. Trong tháng 10 túi tinh có chiều dài là 15,8 mm, tháng 11 là 5,2 mm, tháng 12 là 5,5 mm, tháng 1 là 7,6 mm, tháng 2 là 6,5 mm, tháng 3 là 14,3 mm, tháng 5 là 17,8 mm, tháng 7 là 16,8 mm và tháng 9 là 18,8 mm. Chiều dài túi tinh của chuột đồng nhỏ trong tháng 11 là 3,9 mm, tháng 12 là 3,8 mm, tháng 2 là 7,3 mm, tháng 3 là 11,5 mm, tháng 5 là 14,3 mm, tháng 7 là 11,9 mm, tháng 9 là 12,7 mm và tháng 10 là 15,2 mm.

Kết quả trên cho thấy chiều dài túi tinh của chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ có chiều dài cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 10 và có chiều dài thấp nhất từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Nh− vậy chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ đực có khả năng hoạt sinh sản quanh năm nh−ng hoạt động sinh sản giảm đi từ tháng 11, 12, 1, 2 và tăng lên từ tháng 4 đến tháng 10. Hoạt động sinh sản của chuột đực của hai loài bắt đầu tăng lên từ tháng 4 đến tháng 10 kết thúc thu hoạch lúa mùa. Đây là giai đoạn có nhiều thức ăn, nơi ở an toàn của chuột đ−ợc mở rộng.

Hoạt động sinh sản của chuột đực giảm xuống từ tháng 11 vào giai đoạn sau khi thu hoạch lúa mùa và đến tháng 3, nguồn thức ăn là các chất xanh của cây rau và các loại hoa, không có cây l−ơng thực nh− lúa, ngô, khoai. Có thể nguồn thức ăn là cây l−ơng thực nh− cây lúa và điều kiện, nhiệt độ, l−ợng m−a

70

phù hợp với phát triển của thảm thực vật, bổ sung thêm một l−ợng thức ăn cho hoạt động sinh dục từ tháng 4 đến tháng 10. Giai đoạn mùa đông và đầu mùa xuân, nhiệt độ thấp và l−ợng m−a thấp. Nguồn thức ăn vào thời điểm này cũng khan hiếm, trên đồng ruộng chỉ có các loại cây rau hoặc hoa do vậy hoạt động sinh sản của chuột đực giảm xuống. Nh− hoạt động sinh sản của chuột đực của hai loài chuột đồng lớn và chuột đồng nhỏ phụ thuộc vào nguồn thức có trên đồng ruộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ tại tiền phong, mê linh, vĩnh phúc và vùng phụ cận (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)