Biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp (IRM)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ tại tiền phong, mê linh, vĩnh phúc và vùng phụ cận (Trang 112 - 115)

4. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu

3.6.4. Biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp (IRM)

Phòng trừ chuột, phát động toàn dân diệt chuột, phòng trừ liên tục, áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp và phòng trừ sớm.

113

Để xây dựng biện pháp quản lý chuột hại tổng hợp trên các cây trồng. Nhiều tác giả đL nghiên cứu áp dụng (IRM) trên cơ sở nghiên cứu về sinh vật học, sinh thái học một số loài chuột gây hại chính và cơ cấu cây trồng.

+ Biện pháp sinh học

- Khuyến khích và hỗ trợ ng−ời dân nuôi mèo để diệt chuột.

- Nuôi và huấn luyện chó săn giúp ng−ời dân phát hiện những hang có chuột. - Nghiêm cấm săn bắt các thiên địch nh− rắn, chim cú mèo và chim cú lợn. - Sử dụng BDCSH do một số cơ quan sản xuất.

+ Biện pháp thủ công

- Dùng chó phát hiện các hang có chuột sau đó đào hoặc hun khói, dùng các rọ đơm l−ới răng. Không chuột đào ở các công trình thủy lợi quan trọng.

- Dùng các loại bẫy bắt thủ công nh− bẫy kẹp, bẫy bàn, bẫy lồng, bẫy dính và một số các loại bẫy khác.

- Dùng bẫy TBS + TC phòng trừ chuột trong suốt cả vụ, làm bẫy sớm hơn so với lúa đại trà từ 30 - 40 ngày. Hiệu quả bắt chuột trong vụ lúa mùa cao hơn vụ lúa xuân.

+ Biện pháp hoá học

Biện pháp hoá học không những gây chết đối với chuột mà còn độc hại đối với ng−ời và gia súc, thuốc hoá học còn làm giảm các loài thiên địch nh− rắn, chim cú mèo, chim cú lợn, gây ô nhiễm môi tr−ờng và nguồn n−ớc.

Chỉ dùng thuốc hoá học khi mật độ quần thể chuột cao. Không dùng các loại thuốc ngoài danh mục do Bộ Nông nghiệp và PTN qui định, tuân thủ nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật khi sử dụng thuốc hoá học.

+ Cách sử dụng các loại bẫy, bả trong phòng trừ chuột

- Đặt bẫy, bả bao gồm bẫy kẹp, bẫy sập đặt ở nơi có mật độ cao, đ−ờng đi hoặc cửa hang chuột.

114

- Trong mùa lúa đặt bẫy bả ở đ−ờng chuột đi lại, những nơi chuột gây hại nặng, cửa hang để đạt hiệu quả diệt chuột cao hơn.

+ Các thời điểm phòng trừ chuột có hiệu quả

Dựa vào đặc tính sinh học, sinh thái, thời vụ gieo trồng để xác định thời điểm phòng trừ.

- Thời kỳ bơm n−ớc chuẩn bị gieo cấy cho vụ tiếp theo và mùa m−a chuột di c− lên các bờ m−ơng lớn, bờ m−ơng nhỏ, các khu đất hoang, những nơi có mật độ chuột cao. Trong giai đoạn thức ăn khan hiếm việc áp dụng biện pháp nh− BDCSH hay bả bằng photphua kẽm, bẫy bán nguyệt, bẫy lồng và đào bắt đều có hiệu quả.

- Phòng trừ chuột tr−ớc các giai đoạn sinh sản tập trung trong tháng 11, 12, 1, 2 và tháng 6 để giảm mật độ quần thể ban đầu (để diệt chuột bố và mẹ).

- Phòng trừ chuột trong mùa m−a tháng 7 - 8 chuột di c− lên các bờ m−ơng lớn nơi có mật độ quần thể chuột cao.

- Phòng trừ chuột liên tục bằng bẫy hàng rào cản có bẫy cây trồng (TBS + TC).

+ Những hoạt động đ−ợc −u tiên

- Gieo cấy các loại cây trồng đồng loạt trong vòng 2 tuần. - Đắp bờ có chiều ruộng nhỏ hơn 30 cm.

- Giảm số l−ợng bờ ruộng, kênh m−ơng và đ−ờng giao thông, phá bỏ nơi ở. - Thu dọn sạch thức ăn sau khi thu hoạch lúa và ở trong nhà và ngoài v−ờn. - Sử dụng bẫy TBS + TC để giảm thiệt hại trong suốt cả vụ.

- Sử dụng bẫy hàng rào cản bắt chuột trong các sinh cảnh khác nhau. - áp dụng các biện pháp phòng trừ chuột nh− bẫy kẹp, bẫy lồng, đèn soi, đào bắt vào các thời điểm phù hợp và địa điểm thuận lợi.

- Tổ chức phòng trừ chuột trên diện tích lớn vào giai đoạn làm đất gieo cấy. - Khuyến khích ng−ời dân nuôi mèo, chó, bảo vệ thiên địch tự nhiên.

115

- Sử dụng thuốc hoá học hợp lý, khuyến khích sử dụng các loại thuốc ít độc với loại thiên địch nh− thuốc chống đông máu, hạn chế sử dụng các loại thuốc độc nh− photphua kẽm, cấm sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục. Không sử dụng các biện pháp phòng trừ chuột nguy hiểm nh− dùng điện.

- Thành lập tổ diệt chuột tại các địa ph−ơng. Nhận xét chung:

Bẫy TBS + TC có hiệu quả phòng trừ chuột trong vụ mùa cao hơn vụ xuân và chi phí trong vụ mùa thấp hơn vụ xuân, trong khi áp dụng bẫy TBS + TC tại khu vực đồng bằng sông Hồng có nhiều khó khăn trong vụ lúa xuân vì thời tiết khô, lạnh và trong vụ lúa mùa th−ờng hay gặp bLo.

Hiệu quả của thuốc hun khói trong phòng trừ chuột cao nh−ng khi sử dụng thuốc có một số khó khăn nh− tìm hang có chuột, tìm và lấp toàn bộ cửa hang và nguy hiểm trong quá trình sử dụng.

Bả diệt chuột sinh học có hiệu quả cao trong phòng trừ chuột, an toàn với ng−ời và gia súc và có thể áp dụng trên tất cả các sinh cảnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuột hại cây trồng và biện pháp phòng trừ tại tiền phong, mê linh, vĩnh phúc và vùng phụ cận (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)