1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu chọn loài cây trồng và giải pháp phát triển cây đường phố cho thành phố thanh hóa

96 501 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG 4.1 Bảng hiện trạng mạng lưới giao thông Thanh Hóa 24 4.2 Danh sách một số loài cây xanh đường phố được trồng tại 4.3 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đại lộ Lê Lợi

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp; Khoa đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp; tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Đặng Văn Hà, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Công ty TNHH một thành viên Môi Trường và Công trình Đô thị Thanh Hóa cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân nhưng chắc chắn luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo

và đồng nghiệp

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ bảo của TS Đặng Văn Hà Các nội dung, số liệu thu thập, kết quả xử lý là trung thực và chưa từng được công bố trước đây Các số liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2012

Tác giả

Nguyễn Ngọc Tiệp

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục các từ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình……… … vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố trên thế giới 3

1.2 Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam 9

1.3 Phát triển cây xanh đường phố ở Thanh Hóa 14

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 15

2.3.1 Đánh giá hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố của thành phố Thanh Hóa gồm: hệ thống đường phố đã xây dựng và được quy hoạch xây dựng 15

2.3.2 Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các đường phố đã xây dựng trong khu vực thành phố Thanh Hóa 15

2.3.3 Xác định các tiêu chí để lựa chọn tập đoàn cây trồng cho hệ thống đường phố của thành phố Thanh Hóa 16

2.3.4 Khảo sát đánh giá tài nguyên thực vật tại một số khu vực và địa điểm thuộc địa bàn thành phố và tỉnh Thanh Hóa 16

Trang 3

2.3.5 Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực

nghiên cứu 16

2.4 Phương pháp nghiên cứu 16

2.4.1 Công tác ngoại nghiệp……… 16

2.4.2 Công tác nội nghiệp 17

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ THANH HÓA 18

3.1 Điều kiện tự nhiên 18

3.1.1 Vị Trí Địa Lý 18

3.1.2 Địa hình 18

3.2 Điều kiện khí hậu 19

3.2.1 Nhiệt độ 19

3.2.2 Gió 19

3.2.3 Lượng mưa 20

3.2.4 Độ ẩm 20

3.3 Dân số, lao động và nguồn nhân lực 20

3.4 Kinh tế và công nghiệp 20

3.5 Thương mại, dịch vụ và du lịch 21

3.6 Văn hóa và giáo dục 23

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24

4.1 Đánh giá hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố của thành phố Thanh Hóa 24

4.1.1 Hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố Thanh Hóa 24

4.1.2 Quy mô và các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống đường phố Thanh Hóa 26 4.2 Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các đường phố của thành phố Thanh Hóa 27

4.2.1 Hiện trạng và thành phần loài cây đường phố 27

Trang 4

4.2.2 Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của cây xanh đường phố

Thanh Hóa 51

4.2.2.1 Ảnh hưởng môi trường đến sinh trưởng của cây xanh đường phố……… 51

4.2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây xanh đường phố 52

4.2.2.3 Một số vần đề tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng cây xanh đường phố 54

4.2.3 Hiện trạng tổ chức các loài cây đường phố 56

4.3 Xác định các tiêu chí để lựa chọn tập đoàn cây trồng cho hệ thống đường phố của thành phố Thanh Hóa 58

4.3.1 Các nguyên tắc chọn loài cây xanh đường phố 58

4.3.2 Tiêu chuẩn cây trồng đường phố 60

4.4 Khảo sát đánh giá tài nguyên thực vật tại một số khu vực và địa điểm thuộc địa bàn thành phố và tỉnh Thanh Hóa 61

4.5 Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực nghiên cứu 65

4.5.1 Giải pháp quy hoạch phát triển tổng thể cây xanh đường phố 67

4.5.2 Giải pháp về quản lý, duy trì hệ thống cây xanh đường phố 74

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

10 KBTTNXL Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

4.1 Bảng hiện trạng mạng lưới giao thông Thanh Hóa 24

4.2 Danh sách một số loài cây xanh đường phố được trồng tại

4.3 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đại lộ Lê Lợi 32

4.4 Hiện trạng cây xanh đường phố trên quốc lộ 1A 34 4.5 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Nguyễn Trãi 37 4.6 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Hạc Thành 38 4.7 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Hà Văn Mao 40 4.8 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Tống Duy Tân 41 4.9 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Lê Hoàn 43 4.10 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Phan Chu Trinh 46 4.11 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Dương Đình Nghệ 47 4.12 Hiện trạng cây xanh đường phố trên đường Hải Thượng Lãn Ông 48 4.13 Thành phần loài thực vật trồng trên giải phân cách, đảo giao thông 50 4.14 Những loài cây có triển vọng trên các tuyến đường nghiên cứu 54

4.15 Các loài cây có thể bổ sung làm cây đô thị trên địa bàn thành

4.16 Đề xuất các loài cây trồng cho các tuyến đường nghiên cứu 73

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mạng lưới đường phố được ví như hệ thống huyết mạch của mỗi đô thị Bên cạnh những chức năng về giao thông, mạng lưới đường phố còn đóng vai trò làm ranh giới điều tiết sự phát triển của đô thị, liên kết giữa các khu chức năng trong đô thị và liên kết giữa khu đô thị với vùng ngoại ô

Cây xanh đường phố là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cây xanh và cảnh quan đô thị Hệ thống này mang những ý nghĩa đặc thù khác với các yếu tố cảnh quan khác ở chỗ, đây là một hệ sinh thái nhân tạo, có sự sinh trưởng và phát triển, có tác dụng làm sạch môi trường, tăng cường sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân Tuy nhiên, so với các loại hình cây xanh cảnh quan khác trong hệ thống cây xanh đô thị, cây xanh đường phố do không gian sinh trưởng bị hạn chế, đồng thời lại thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố con người, công trình nên tiêu chuẩn chọn cây và hình thức tổ chức trồng cây xanh đường phố cũng có những yêu cầu đặc thù riêng

Thành phố Thanh Hoá đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt, nhiều khu

đô thị, khu dân cư mới đang được xây dựng và hình thành, nhiều tuyến đường đang được cải tạo mở rộng hoặc làm mới đã và đang góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân Trong những năm gần đây, cùng với việc chú trọng đầu tư cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường trong khu vực thành phố việc đầu tư phát triển hệ thống cây xanh đường phố cũng từng bước được cải thiện nhưng cũng xuất hiện không ít vấn đề nảy sinh cần quan tâm nghiên cứu Đó là nên chọn những loài cây nào là phù hợp với đặc điểm môi trường và tạo được nét đặc sắc riêng về cảnh quan cây xanh của hệ thống đường phố Thanh Hóa, phát huy được tác dụng về môi trường, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông Đây cũng chính là những vấn đề chung không chỉ riêng ở thành phố Thanh Hóa, mà nhiều thành phố khác ở Việt Nam cũng đang trong tình trạng tương tự

Trang 9

Từ các vấn đề nêu trên cho thấy, việc nghiên cứu chọn loài cây trồng thích hợp và tìm các giải pháp tốt để phát triển hệ thống cây xanh đường phố Thanh Hóa là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn thiết thực Đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài: “

Nghiên cứu chọn loài cây trồng và giải pháp phát triển cây đường phố cho Thành Phố Thanh Hóa ”

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố trên thế giới

Trong lịch sử, việc trồng cây dọc tuyến đường có từ thế kỉ X trước Công nguyên Tuyến đường được trồng cây trong giai đoạn này là tuyến đường nối từ Kolkata của Ấn Độ đến Afghanistan nằm ở chân dãy Himalaya, với mục đích chủ yếu là phục vụ cho mục đích quân sự Cây trên đường được trồng thành 3 hàng, một hàng chính giữa trung tâm đường và hai hàng cây hai bên đường Vào thời kỳ đó đường còn có một tên gọi khác là đường cây lớn

“Grand trunk road” [29] Sau đó đến khoảng giữa thế kỉ VIII trước Công nguyên vùng Lưỡng hà (Mesopotania), khi xây dựng cung điện người ta đã trồng các hàng cây Tùng, Cây Bách Italia (Italian crypress) thành hàng đối xứng dọc theo các tuyến đường trong khu vực cung điện Đây cũng được xem

là mốc lịch sử trồng cây xanh đường phố của các quốc gia vùng châu Âu[30]

Thời kỳ Hi Lạp cổ đại, từ thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ IV sau công nguyên, người ta thấy hai bên các đường dạo phía trước các sân thi vận động (Stadium) và quảng trường (Forum) trước các đền thờ đều có trồng cây Ngô đồng Pháp [18] Còn ở những tuyến đường chính trong các khu thành cổ La mã thì lại chủ yếu trồng Bách Italia Tiếp đến thời kỳ từ thế kỉ V cho đến thế kỉ XIV, nhiều quốc gia châu Âu cũng đã trồng Bách Italia trên các tuyến đường hành lễ

Ở châu Âu, sau thời kỳ văn nghệ phục hưng, một số quốc gia vùng châu

Âu công tác trồng cây đường phố phát triển khá nhanh Điển hình là ở nước Pháp, năm 1552 Henri 2 đã từng công bố pháp lệnh trồng cây ngay từ năm 1552, phát động nhân dân trong cả nước trồng cây trên các tuyến đường chính trong các khu ở và trồng cây trên các tuyến đường quốc lộ Cũng trong thời kỳ này Đế

Trang 11

chế Áo –Hung (Austro-hungarian empire) cũng đưa ra kế hoạch trồng cây Ngô đồng Pháp dọc theo các tuyến đường chính trong cả nước với mục đích là bổ sung nguồn gỗ cung cấp cho các hoạt động quân sự [18]

Năm 1647, ở Đức đã xây dựng tuyến đại lộ bóng mát tại thành phố Beclin với mỗi bên đường trồng 4-6 hàng cây bóng mát lớn Tuyến đường này, đã được các nhà quy hoạch đô thị Pháp nghiên cứu và ứng dụng xây dựng loại hình đường Boulvars tại thành phố Pari sau này [20]

Năm 1652, ở Anh các tuyến đường phía Tây và Bắc của công viên St.Jame,s Park vùng Moore Phils thủ đô Luân đôn được thiết kế thành các đường dạo bóng mát công cộng có độ dài khoảng 1 km, mỗi bên đường trồng 4-6 hàng cây Ngô đồng Pháp tạo bóng mát để phục vụ Nữ Hoàng đi dạo trên

xe ngựa [20] Mô hình dạng đường bóng mát này còn được mở rộng ứng dụng tạo các đường bóng mát trong các đô thị ở nước Anh

Năm 1825 Chính phủ Pháp đã công bố pháp lệnh về việc bắt buộc phải trồng cây xanh bóng mát trên các tuyến đường phố Pháp lệnh này chính là cơ

sở để xây dựng những quy phạm kỹ thuật về tuyển chọn cây trồng, kiểm nghiệm chất lượng cây giống đưa trồng, cắt tỉa và duy trì cây xanh trên các tuyến đường đô thị

Năm 1858 kiến trúc sư Georges E.H Smann chủ trì thiết kế xây dựng tuyến đường bóng mát Champs Elysees ở thành phố Senna, sau này tuyến đường này đã trở thành mẫu đường bóng mát điển hình thời kỳ cận đại và có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển mô hình đường bóng mát ở các thành phố của Mỹ và các nước khu vực châu Âu Năm 1872, kiến trúc sư người Pháp Pierre Charles L.Enfant thiết kế các tuyến đường bóng mát tại thành phố Washington cũng đa số là áp dụng các mô hình đường bóng mát của Pháp Đặc biệt để chọn loài cây trồng cho các tuyến đường thiết kế ở Mỹ, nhà thiết

Trang 12

kế đã tiến hành thử nghiệm 30 loài cây và chọn ra được 12 loài cây thích hợp nhất dùng cho trồng đường phố [19]

Mặc dù châu Âu đã có một lịch sử lâu dài và phong phú của các thiết

kế không gian xanh, quản lý cây xanh [20] Nhưng lâm nghiệp đô thị chính thức là một lĩnh vực khoa học được nghiên cứu ở châu Âu trong thập niên

1980 đầu tiên tại Vương quốc Anh Jorgensen giới thiệu các khái niệm về lâm

nghiệp đô thị tại Đại học Toronto, Canada, vào năm 1965 [22]“Lâm nghiệp

đô thị không chỉ liên quan đến cây xanh thành phố hay quản lý cây cá thể, mà còn quản lý cây xanh trong toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi

cư dân đô thị”

Ở Mỹ, theo Nowak (1994) đưa ra rằng diện tích phủ xanh ở Mỹ trải từ 55% ở Baton Rouge, Louisiana tới 1% ở Lancaster, California, tỷ lệ phủ xanh lớn nhất là ở những vùng đất trống, công viên và khu dân cư Cây xanh đường phố chiếm 1/10 số cây trong đô thị Riêng thành phố Chicago nơi có cây xanh bóng mát phát triển mạnh nhất trên các tuyến đường phố Toàn thành phố có khoảng 3,1 triệu cây xanh , trong đó 10% là cây xanh đường phố chiếm 24% tổng diện tích phủ xanh của thành phố [28]

Ở Liên Xô cũ (trước khi giải thể năm 1991) công tác phát triển cây đường phố cũng đạt được nhiều thành tựu, cả về lý luận lẫn thực tiễn đều rất phát triển, đặc biệt vào những năm sau cách mạng tháng 10 Nga thành công [27] Trong hệ thống cây đường phố, nhấn mạnh việc kết hợp giữa những đường bóng mát, các dải rừng phòng hộ để tạo thành những hành lang xanh trong đô thị Số lượng đường bóng mát tại thành phố Mát xít Cơ Va đã tăng lên đáng kể, từ 40 tuyến đường vào năm 1957 lên 100 tuyến đường vào năm

1973 [20] Những tuyến đường này đã góp phần đáng kể bảo hộ và cải thiện môi trường của thành phố

Trang 13

Trong các công trình nghiên cứu của L.B.Lunx A.C Xalatyn, L.X Dalexcaia và nhiều nhà nghiên cứu khác đã tìm tòi những tỷ trọng cây xanh đường phố thích hợp, đề ra những nguyên tắc cơ bản và các vấn đề thiết kế cây xanh đường phố Kết quả của các công trình nghiên cứu đã được vận dụng trong thực tiễn xây dựng ở Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Pháp

Ở khu vực châu Á, có lẽ nước có lịch sử trồng cây đường phố sớm nhất vẫn là Trung Quốc Theo tác giả Wang Hao, thì lịch sử trồng cây trên các tuyến đường giao thông ở Trung Quốc đã có cách đây khoảng 3500 năm Tiếp đến Nhật Bản cây xanh đường phố phát triển từ những năm đầu của thế kỉ 17 [32] Điển hình như thành phố Sendai bắt đầu được biết tới là một thành phố của cây xanh từ trước Thế chiến thứ hai Các lãnh chúa của Sendai đã khuyến khích dân trồng cây xanh trong sân nhà và ngoài đường phố Kết quả mọi ngôi nhà, ngôi đền và điện thờ, trên đường phố ở trung tâm thành phố đều có những khu rừng gia đình được sử dụng với mục đích nguồn cung cấp gỗ và nguyên liệu hàng ngày Những cuộc oanh tạc trong Thế chiến thứ hai đã phá huỷ gần hết mọi thứ nhưng Sendai vẫn được biết đến như "Thành phố của Cây xanh", vì tất

cả mọi cố gắng to lớn của thành phố nhằm phục hồi lại cây xanh

Từ những kết quả nghiên cứu nói trên có thể thấy, lịch sử phát triển cây xanh đường phố đã có từ cách đây trên ba nghìn năm, nhưng thực sự mới chỉ phát triển nhanh trong vòng vài trăm năm trở lại đây Từ khâu thiết kế đến triển khai xây dựng công trình về cây xanh đô thị Hiện nay trên thế giới đã có

cả một hệ thống lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú Đã có những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học minh chứng về tác dụng của cây xanh đường phố đối với môi trường đô thị như:

1) Điều hòa nhiệt độ: Ở các vùng đô thị có xu hướng nóng hơn vùng

ngoại ô xung quanh trung bình 0,5 – 1,5 0C (Federer, 1970) hoặc 3 - 50C

(Moll, 1991)

Trang 14

2) Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí: Những hàng cây xanh

đường phố vuông góc với hướng gió chính có thể làm giảm tốc độ gió từ 2 – 5

lần chiều cao của cây cao nhất ở phía trước hàng cây

3) Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước: Vào mùa

hè trên các đường phố có cây xanh, ở công viên, vườn thực vật… độ ẩm tương đối thường cao hơn những nơi bên ngoài khoảng trống từ 7-12%, đôi khi lên đến 20%, tăng dần từ trên xuống

4) Cung cấp khí O2 và giảm tích lũy khí CO2: Căn cứ vào tính toán của

các nhà khoa học, lượng O2 do 1ha rừng tạo ra có thể cung cấp đủ cho sự hô hấp của 1000 người, mỗi một người dân đô thị chỉ cần 10m2 diện tích cây xanh là có thể hấp thụ toàn bộ lượng CO2 thải ra do quá trình hô hấp nhưng trên thực tế, ở các đô thị có lượng sinh ra CO2 cao hơn nên mỗi người phải cần đến diện tích cây xanh khoảng 30 – 40m2

5) Hạn chế tiếng ồn: Cây xanh có tác dụng ngăn cản được tiếng tiếng

ồn Hiệu quả đó biểu hiện rất rõ rệt khi các đường phố trồng nhiều cây xanh thì có thể làm giảm trên 50% tiếng ồn so với đường phố không trồng cây

6) Hạn chế ô nhiểm không khí: Các loại khí gây ô nhiễm môi trường do

quá trình sản xuất công nghiệp tạo ra có rất nhiều chủng loại, trong đó loại khí có lượng lớn nhất là CO2, các loại khí phổ biến khác là HF, NOx, Cl2, HCl, CO, SOx và hơi Hg, Pb… Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong một phạm vi nồng độ nhất định, thực vật có tác dụng hấp thu và làm

sạch nhất định đối với các loại khí độc hại nói trên

7) Hấp thu các chất có tính phóng xạ: Căn cứ thử nghiệm của các nhà

khoa học Mỹ, khi sử dụng hỗn hợp bức xạ Nơtron và tia gama với liều lượng khác nhau chiếu xạ lên 5 khoảnh rừng, đã phát hiện ra rằng khi liều lượng

Trang 15

dưới 15 Gy (Gray-đơn vị phóng xạ) cây rừng có thể hấp thu mà không ảnh

hưởng đến phát triển của cành nhánh

8) Hút giữ bụi: Nhiều thành phố công nghiệp, mỗi một km2 mỗi năm lượng bụi bình quân vào khoảng 500 tấn, những thành phố tập chung nhiều nhà mày xí nghiệp lượng bụi lắng đọng thậm chí còn có thể lên tới trên 1000 tấn Ở những khu công nghiệp nồng độ bụi lơ lửng trong không khí ở khu vực có trồng cây xanh so với khu đối chứng không trồng cây xanh thì hàm lượng bụi ở khu

vực có trồng cây xanh thấp hơn khu không trồng cây xanh từ 10% - 50%

9) Cây gỗ có tác dụng giảm bớt lượng vi khuẩn trong không khí: Theo

quan trắc của Pháp, mỗi m3 không khí ở khu vực của hàng bách hoá có chứa 4000.000 con vi khuẩn, trong khi đó mỗi m3 trong công viên chỉ có khoảng

100 con Có những nghiên cứu, theo dõi chứng minh rằng nhiều loài thực vật trong họ Myrtaceae, Moraceae, Aceraceae, Caprifoliaceae, Magnoliaceae,

Cupressaceae, Pinaceae…có tác dụng ức chế đối với khuẩn que gây bệnh lao

Chúng ta đều biết rằng cây xanh là một phần của cơ thể đô thị, trong xã hội hiện đại, vai trò của nó ngày càng trở nên quan trọng Việc bảo tồn các khu vực có thảm thực vật, không gian xanh, hoặc mở rộng thêm không gian xanh trong và xung quanh các thành phố có thể cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những giá trị khác nhau của cây xanh Càng ngày người ta càng khám phá ra giá trị của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và văn hoá - xã hội Con người khai thác và sử dụng nó để phục

vụ nghỉ ngơi và vui chơi giải trí

Trong điều kiện nước ta còn đi sau các nước về lĩnh vực này, những nhà quy hoạch đô thị, những cá nhân, tập thể làm công tác về cây xanh đường phố một mặt nên tiếp thu những lý luận mới và kinh nghiệm thực tiễn từ các nước phát triển, đồng thời đi sâu nghiên cứu để có những mô hình phát triển cây xanh đường phố mang những nét đặc sắc riêng của Việt Nam

Trang 16

1.2 Nghiên cứu và phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam

Ở Việt Nam, về công tác trồng cây xanh ở các đô thị đã được tiến hành

từ hàng trăm năm Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng vài chục năm gần đây, từ sau ngày miền Bắc được giải phóng, công tác này đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và đặc biệt Hồ Chủ Tịch hết sức quan tâm Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết , chỉ thị vạch ra phương hướng và nhiệm vụ cho công tác trồng cây, gây rừng thực hiện việc trồng cây trong cả nước Trong hoàn cảnh đất nước trải qua cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của giặc Mỹ, công tác cải tạo và xây dựng đô thị bị đình đốn, công tác cây xanh không phát triển Nơi nào nhận thức được lợi ích của cây xanh đô thị và quan tâm chỉ đạo thì phong trào trồng cây đường phố, bảo

vệ cây và các công viên, vườn hoa làm tốt, điển hình là Hà Nội, Hải Phòng Nhiều nơi công tác cây xanh không được chú ý, không có tổ chức chuyên trách, thiếu kế hoạch ươm và trồng cây Nhiều nơi đã trồng cây một cách tuỳ tiện và cây trồng không đúng tiêu chuẩn quy phạm xây dựng đô thị đã làm hư hỏng nhà cửa và các hệ thống công trình ngầm, hạn chế ánh sáng và gió mát Nhưng từ những nỗ lực ban đầu đó, kết quả đã trồng được nhiều cây bóng mát, cây phong cảnh cho đường phố, khu nhà ở, những nơi sinh hoạt văn hoá công cộng Trồng được những đai cây xanh ở ngoại ô có tác dụng phòng hộ cho thành phố, diện tích cây xanh đô thị được tăng lên gấp từ 3 đến 5 lần so

với thời gian trước khi miền Bắc giải phóng

Tại Hà Nội phần lớn cây xanh trên đường phố, công viên và trong các vườn Bách thảo được người Pháp trồng vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ

XX Như có hơn 1.400 cây sấu cổ thụ, trồng ở khắp nơi trong thành phố và nhiều nhất ở phố Phan Đình Phùng được người Pháp trồng vào cuối thế kỷ XIX Hay ở phố Lò Đúc, con phố duy nhất trồng Sao đen ở Hà Nội đầu thế kỷ

XX Hồ Gươm trước đây khá rộng, nhà dân ở ra sát mép hồ Tháng 11năm

Trang 17

1885 giải tỏa các hộ dân sống xung quanh hồ và khởi công đổ đất cạp hố, cho san lấp những vùng trũng thấp Đến đầu năm 1893, con đường nhựa chạy quanh Hồ Gươm được khánh thành Thảm cây xanh quanh Hồ Gươm cũng được trồng từ đấy với nhiều loài cây được đưa từ nhiều miền của đất nước Vì vậy thảm cây xanh ở đây hoàn toàn là cây nội địa, khác với thảm cây khu vực Bách thảo Có thể nói đây là thảm cây xanh quý nhất của thủ đô Hà Nội và ít chịu tác động nhất bởi quá trình đô thị hóa

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vào những năm đầu khi Sài Gòn vừa bị đánh chiếm và còn nằm dưới quyền cai trị của các đô đốc, thì Hải quân Pháp

đã bắt đầu cho trồng hàng loạt cây Me ven các đường sá kể từ khoảng

1863-1865, cứ 5m một cây dọc theo vệ đường Ở hai bên bờ kênh Charner (nay là đại lộ Nguyễn Huệ), kể từ năm 1870 cây Me được trồng lấn ra dần dần theo nhịp độ lấp từng đoạn con "kênh lớn" này Hiện nay ở khu vực nội thành và nội thành mở rộng, đường phố đang trong thời kỳ chỉnh trang nên các dãy cây xanh đường phố không đều và không liên tục Chỉ có các dãy cây xanh trồng trên đường phố ở khu vực nội thành liên tục trên một số tuyến ở Quận 1, 3 và một số các trục đường lớn ở các Quận khác có từ trước năm 1975 đã tạo được

vi khí hậu dãy cây tạo bóng mát người đi bộ Thống kê mới nhất của Phòng Quản lý công viên – cây xanh, Sở Giao thông vận tải TPHCM, đến nay toàn

bộ diện tích công viên, vườn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn khoảng 535 héc ta, giảm gần 50% so với năm 1998

Tiếp đến thành phố Huế, vào thời kỳ Triều Nguyễn cây xanh đã được chú trọng trồng trên các con đường, trong mỗi vườn nhà Nay cây xanh ở Huế được trồng nơi nơi như các điểm xanh công cộng, công viên, đường phố, vườn đồi, ven sông, góp phần quan trọng để tạo nên một nét Huế riêng Đến thời điểm này, ở Thừa Thiên Huế có 43 loài thực vật quý hiếm, 170 loài cây cho bóng mát và cây cảnh, nếu tính cả các loài cây nhỏ thì hơn 300 loài, đủ màu, đủ chủng loại và kiểu dáng

Trang 18

Như vậy, vấn đề về phát triển cây xanh đường phố ở Việt Nam có lịch sử hơn 100 năm và nay nó được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây

- Chỉ thị 45-TTg năm 1974 Về công tác trồng cây xanh ở các đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành

- TCVN4449:1987 Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế

- Tập I - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Nghị định 08/2005 về Quy hoạch Xây dựng

- Luật quy hoạch đô thị “điều 68” Quản lý cây xanh, công viên, cảnh quan tự nhiên và mặt nước

- Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BXD ngày 05 tháng

01 năm 2006 về TCVN 362 : 2005 - “Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” quy định các chỉ tiêu diện tích cây xanh

sử dụng công cộng trong các đô thị và các nguyên tắc thiết kế, được đã xác định cây xanh trong đô thị bao gồm: cây xanh công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế, cây xanh chuyên dụng

- Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về “quản lý cây xanh đô thị” Theo đó, Chính phủ thống nhất quản

lý cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nhà nước có trách nhiệm đầu tư, phát triển cây xanh đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng; khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị

- Thông tư của Bộ xây dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm

2005 hướng dẫn quản lý cây xanh độ thị

Về các tiêu chí và nguyên tắc chung chọn loài cho cây đường phố :

a) Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây loại 2 hoặc loại 3 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương

Trang 19

b) Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3m đến 5m nên trồng các cây loại 1 hoặc loại 2 theo quy định phân loại cây đô thị tại địa phương

c) Đối với các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây

d) Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào việc phân loại cây (tham khảo Phụ lục 3) hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường Chú ý trồng cây ở khoảng trước tường ngăn giữa hai nhà phố, tránh trồng giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố dưới 5m

e) Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây (tham khảo Phụ lục 3)

f) Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến

phố Trồng từ một đến hai loại cây xanh đối với các tuyến đường, phố có

chiều dài dưới 2km Trồng từ một đến ba loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường

g) Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua

lại giữa hai giải phân cách khoảng 3m - 5m để đảm bảo an toàn giao thông

Trang 20

h) Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn giao thông tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị

i) Cây xanh được trồng cách các góc phố 5m - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông

k) Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2m - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1m - 2m

l) Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m - 2m

m) Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp Nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị, chủng loại cây xanh đô thị…đã được các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Hợp, Nguyễn Thế

Bá, Chế Đình Lý…công bố Những công trình này cung cấp thêm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học những kiến thức nhất định trong việc quy hoạch chung đô thị hay quản lý cây xanh trong môi trường đô thị Điều đáng chú ý, các nghiên cứu bước đầu chỉ mới tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Trang 21

1.3 Phát triển cây xanh đường phố ở Thanh Hóa

Ở TP Thanh Hóa, những năm trước đây cây xanh đường phố được trồng với mục đích chủ yếu là tạo bóng mát và một bộ phận là theo sở thích cá nhân nên có hiện tượng trên cùng một tuyến phố cùng tồn tại nhiều loài cây, trong đó nhiều loài không đáp ứng được tiêu chuẩn cây trồng đường phố như cây Trứng cá, Vông đồng Vì thế, thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, Thành phố Thanh Hóa đã xác định quy hoạch cải tạo và phát triển mới hệ thống cây xanh đô thị nói chung và cây xanh đường phố nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới

Theo tài liệu của Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa trên địa bàn thành phố mới chỉ có 3 tuyến phố được quy hoạch cây xanh loại chuẩn là phố Phan Chu Trinh, đường Hạc Thành, Đại lộ Lê Lợi, bao gồm cây Sao đen, cây Viết, cây Osaka, các tuyến phố khác chưa có quy hoạch cụ thể các chủng loại cây, nên trên cùng một tuyến đường có nhiều loại cây khác nhau, nhiều tuyến phố cây xanh do người dân trồng tự phát từ nhiều năm trước

Tại các công viên lớn như Hội An, Thanh Quảng, nhiều cây xanh, bồn hoa không được chăm sóc thường xuyên, lại thêm tình trạng chiếm dụng, sử dụng mặt bằng công viên không đúng mục đích, đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh và cảnh quan công viên

Cây xanh đô thị phục vụ lợi ích công cộng, do vậy ngân sách Nhà nước phải đầu tư phát triển và quản lý là chính Tuy nhiên, chỉ dựa vào nguồn ngân sách hàng năm thì rất khó đạt kết quả mong muốn Được biết, kinh phí hàng năm dành cho quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trên địa bàn TP Thanh Hóa chỉ hơn 6 tỷ đồng, so với nhu cầu thực tế thì còn thiếu rất nhiều, vì vậy để hệ thống cây xanh đạt chuẩn, cần có giải pháp đồng bộ, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài

Trang 22

Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

- Tuyển chọn được tập đoàn cây trồng thích hợp và tạo được nét đặc sắc riêng cho cảnh quan đường phố của thành phố Thanh Hóa

- Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển hệ thống đường phố thuộc thành phố Thanh Hóa

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Là các loài cây bóng mát trồng cho các tuyến đường của thành phố Thanh Hóa

- Phạm vi nghiên cứu: Các tuyến giao thông chính thuộc trung tâm thành phố Thanh Hóa Ngoài ra còn khảo sát thêm một số khu vực lân cận thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa để có thêm các thông tin về khả năng các cây bản địa có thể ứng dụng trồng cho đường phố như các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, vườn hoa, công viên và vườn hộ gia đình

2 3 Nội dung nghiên cứu:

2.3.1 Đánh giá hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố của thành phố Thanh Hóa gồm: hệ thống đường phố đã xây dựng và được quy hoạch xây dựng

- Hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố Thanh Hóa

- Quy mô và các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống đường phố Thanh Hóa

2.3.2 Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các đường phố đã xây dựng trong khu vực thành phố Thanh Hóa

- Hiện trạng và thành phần loài cây đường phố

- Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của cây xanh đường phố

- Hiện trạng tổ chức các loài cây đường phố

Trang 23

2.3.3 Xác định các tiêu chí để lựa chọn tập đoàn cây trồng cho hệ thống đường phố của thành phố Thanh Hóa

2.3.4 Khảo sát đánh giá tài nguyên thực vật tại một số khu vực và địa điểm thuộc địa bàn thành phố và tỉnh Thanh Hóa

- Thực trạng tài nguyên thiên nhiên thành phố Thanh Hóa

2.3.5 Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực nghiên cứu

- Giải pháp quy hoạch phát triển tổng thể cây xanh đường phố

- Giải pháp về quản lý, duy trì hệ thống cây xanh đường phố

2.4 Phương pháp nghiên cứu:

2.4.1 Công tác ngoại nghiệp

- Phương pháp kế thừa: Các số liệu thống kê, mô tả được tổng hợp và chọn

lọc từ các công trình nghiên cứu, báo cáo, quyết định, thông tư, các bài báo trong và ngoài nước về giá trị cây xanh, mảng cây xanh trong môi trường đô thị Các số liệu liên quan đến loại hình cây xanh trong quy hoạch không gian

đô thị, lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng chăm sóc

- Phương pháp điều tra thực tế:

Công tác điều tra được tiến hành cho từng cây và ghi chép vào phiếu điều tra Do khu vực nghiên cứu khá rộng với nhiều loại hình khác nhau nên chúng tôi dùng phương pháp điều tra, khảo sát trên những tuyến đường trọng yếu Các tuyến khảo sát được thiết kế qua những tuyến đường có thành phần loài cây xanh khác nhau cũng như xét về khả năng chắn gió, chắn bụi của cây xanh để thấy được hiệu quả của việc bố trí hệ thống cây xanh

- Phương pháp phỏng vấn: kết hợp trong quá trình tiến hành điều tra tuyến

cây xanh đường phố, chúng tôi thực hiện phỏng vấn người dân với những nội dung chính sau:

- Vai trò cây xanh trong cảnh quan đô thị?

Trang 24

- Ảnh hưởng của hoạt động sống con người tới sinh trưởng, phát triển cây xanh?

- Mong muốn, nguyện vọng người dân về vấn đề cây xanh đường phố

- Vai trò của người dân trong bảo vệ, duy trì cây xanh

- Phương pháp chuyên gia:

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tham gia thảo luận và phân tích lấy ý kiến các chuyên gia trong ngành thực vật học và lĩnh vực quản lý đô thị, bao gồm: cây xanh, môi trường, giao thông, xã hội, qui hoạch đô thị, quản lý cây xanh đô thị, định hướng lựa chọn loài cây trồng…

2.4.2 Công tác nội nghiệp

- Tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm

có thêm các thông tin và luận cứ để vận dụng trong quá trình phân tích đánh giá cũng như xây dựng các phương án đề xuất

Trang 25

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ THANH HÓA

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị Trí Địa Lý:

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

- Phía Bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa

- Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Quảng Xương

- Phía Tây giáp huyện Đông Sơn

- Phía Tây Bắc giáp với huyện Thiệu Hóa

Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong đó, TP Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm bên bờ sông

Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa

Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 10 km, cảng Lễ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng lưới giao thông đa dạng và thuận tiện Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước

3.1.2 Địa hình

Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng không đồng đều nơi rộng nơi hẹp khác nhau

Trang 26

cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng

 Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ

 Đồi Thông : là quả đồi thấp nằm ở phía tây bắc thành phố Trên đồi trồng thông để khai thác gỗ và nhựa

Sông

 Sông Mã: là sông tự nhiên lớn bắt nguồn từ Điện Biên chảy về phí tây tỉnh Thanh Hóa và chảy qua thành phố Trong tương lai hệ thống đô thị thành phố sẽ tập trung hai bên bờ sông Mã

 Hệ thống sông đào bao gồm : sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành, sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc được xây dựng để cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố

3.2 Điều kiện khí hậu

 Mùa lạnh : Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít, đầu mùa thường hanh khô Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C

Trang 27

 Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè Cường độ gió Lào

ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác

 Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ

nóng (45%), đồng thời có lúc độ ẩm lên cao tới 90% vào cuối mùa Đông

3.3 Dân số, lao động và nguồn nhân lực

Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông, TP Thanh Hóa cũng là một thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư đông đúc, đa dạng

Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số thành phố Thanh Hoá khoảng 393.294 người, mật độ dân số khoảng 3.370 người/km2 (có mật độ gấp 10 lần

so với toàn tỉnh - mật độ dân số tỉnh Thanh Hoá là 330 người/km2)

Dự kiến đến năm 2025: dân số của Thành phố khoảng 500.000 người, trong đó nội thành khoảng 400.000 người, ngoại thành khoảng 100.000 người

3.4 Kinh tế và công nghiệp

Theo số liệu năm 2011, tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP ước đạt

- Công nghiêp: 46,7%

- Nông nghiệp: 2,5%

- Dịch vụ: 50,8%

- Tăng trưởng kinh tế ước đạt 17,8%

- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 7.850 tỷ đồng

- GDP bình quân đầu người 2951 USD

Trang 28

Thành phố có 3 khu công nghiệp chính :

- Khu công nghiệp Lễ Môn: Là khu công nghiệp tập trung lớn nằm cách trung tâm TP Thanh Hóa 5km về phía đông, trên quốc lộ 47 nối liền thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87ha Đã có hơn 30 doanh nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với số vốn hơn 700 tỉ đồng Khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao,chế tạo và gia công từ các nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da, chế biến nông, lâm, thủy sản, lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông

- Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga

Khu công nghiệp này có diện tích 150ha, nằm ở phía bắc TP Thanh Hóa Đây là khu công nghiệp mới hình thành chưa lâu và vẫn đang quá trình thu hút đầu tư mạnh mẽ Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là sản xuất lắp ráp hàng điện tử, viễn thông; may mặc, bao bì; sản xuất đồ gia dụng,thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ

- Khu công nghiệp Hoàng Long

Khu công nghiệp này thuộc xã Hoằng Long Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư và kinh doanh hiệu quả như: Công ty TNHH Hungfu Việt Nam(Doanh nghiệp Đài Loan), Công ty nước mắm Thiên Hương

Thành phố còn dự định xây dựng Khu công nghệ cao ở phía Nam thuộc địa bàn xã Quảng Thịnh

Trang 29

Trung tâm thương mại Vinaconex, trung tâm thương mại Thanh Hóa – Sông Đà, Trung tâm thương mại Vinafood, Trung tâm thương mại Lam Sơn, Trung tâm thương mại Phú Hùng, Trung tâm thương mại HD, Trung tâm thương mại- văn phòng cho thuê Viettel và đặc biệt là trung tâm thương mại Đại siêu thị Big C với tổng số vốn 1000 tỷ đồng đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 với 500 tỷ đồng đồng thời đang tiến hành xây dựng giai đoạn 2, trung tâm thương mại Thanh hóa Mê linh Plaza 1300 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng nhưng không vì thế mà chợ theo mô hình cũ mất đi vị thế, vai trò của nó trong đời sống người dân thành phố Đặc biệt, ở thành phố Thanh Hóa có rất nhiều chợ lớn được xây dựng khá hoàn thiện và quản lý chặt chẽ Có thể kể tên một số chợ lớn như: Chợ Vườn Hoa, chợ Phú Thọ, chợ Tây Thành, chợ Nam Thành, chợ Đông Thành, chợ Điện Biên

Thành phố Thanh Hoá có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị để phát triển du lịch:

- Phía Bắc thành phố là khu thắng cảnh Hàm Rồng, đây là khu du lịch trung tâm của cả thành phố và tỉnh Thanh Hoá, khu thắng cảnh này đã được

sử sách lưu danh với nhiều di tích lịch sử, cách mạng có di chỉ khảo cổ nổi tiếng trong và ngoài nước, có nhiều cảnh quan địa danh thắng cảnh đẹp: có sông, có núi, có hang động, như: động Long Quang, động Tiên, Núi Phượng, núi Voi, núi Rồng, cùng với sông Mã là những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú

- Phía Nam thành phố là khu di tích thắng cảnh đẹp mà trung tâm là núi Mật Sơn có các hòn non bộ bao quanh như núi Long, núi Hổ, núi Vọng Phu, và các di tích lịch sử khác như chùa Đại Bi, và đặc biệt là Thái Miếu nhà Lê - một di tích lịch sử văn hóa quốc gia mang nhiều dấu ấn dân tộc

- Trung tâm thành phố Thanh Hoá là Bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho du khách đến tham quan những khái niệm chung nhất về lịch sử Việt Nam và diện mạo văn hóa đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá

Trang 30

- Xung quanh thành phố là các điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thanh Hoá như khu du lịch bãi tắm Sầm Sơn, rừng quốc gia Bến En, thành nhà

Hồ hoặc khu di tích lịch sử Lam Kinh, bãi chim Tiến Nông, động Từ Thức, đền

Bà Triệu, đèo Ba Dọi

Nhìn chung: Tài nguyên di tích lịch sử văn hóa ở thành phố nói riêng và cả tỉnh Thanh Hoá rất phong phú đa dạng, có điều kiện để phát triển nhanh chóng ngành du lịch dịch vụ Với sự thuận lợi đó, thành phố Thanh Hoá có đủ điều kiện

để trở thành trung tâm dịch vụ du lịch lớn trong tuyến du lịch Bắc Nam

3.6 Văn hóa và giáo dục

Thành phố Thanh Hóa có nhiều chợ và công viên Các công viên trên địa bàn thành phố là: Công viên Hội An, công viên Thanh Quảng, công viên Hồ Thành và trong quy hoạch còn có công viên Nước Đông Hương

Thành phố Thanh Hóa hiện nay có 3 quảng trường trung tâm: Quảng trường Lê Lợi, Quảng trường Lam Sơn và Quảng trường Hàm Rồng Quảng trường Hàm Rồng được xây dựng với mục đích kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng lịch sử, và trở thành điểm nhấn trung tâm của khu du lịch Hàm Rồng

Hiện nay một quảng trường nhỏ ở phía nam sông Mã thuộc khu vực chân cầu Hàm Rồng đang được tiến hành xây dựng Sắp tới thành phố sẽ tiến hành xây dựng thêm một quảng trường nữa là quảng trường Văn hóa trung tâm

Trang 31

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đánh giá hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố của thành phố Thanh Hóa

4.1.1 Hiện trạng và phân loại hệ thống đường phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học

kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá Với tổng diện tích tự nhiên 5.788 ha và được chia làm 18 phường, xã Tổng số 190 tuyến đường, trong đó có 60 tuyến đường được trồng cây xanh bóng mát chiếm 32% trong tổng số Chủ yếu trên các tuyến đường chính khu vưc, đường khu vực và đường nội bộ

Bảng 4.1 Bảng hiện trạng mạng lưới giao thông Thanh Hóa

(km)

Bề rộng lộ giới (m)

Diện tích (ha)

Mặt đường

Vỉa hè

và phân cách

Trang 33

4.1.2 Quy mô và các chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống đường phố Thanh Hóa

Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy

4.1.2.1 Về quy mô mặt cắt ngang đường

- Đường vành đai tránh phía Đông có mặt đường rộng từ 30- 35m, độ rộng vỉa hè 18m và giải phân cách 2m.Hệ thống đường này hiện chưa có quy hoạch cụ thể về cây xanh, một số đoạn có trồng cây Xà cừ và Bằng lăng

- Đường chính đô thị gồm 10 tuyến đường có bề rộng lộ giới từ 41,5m; độ rộng vỉa hè 7,5m; độ rộng giải phân cách 2,5m và các tuyến đường hầu như đã hình thành hệ thống cây xanh

24-4.1.2.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật chính

Căn cứ :

Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 16/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hoá đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035

Quyết định số 540/2011/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá các loại đất, phân loại đường phố trên địa bàn thành phố Thanh Hóa năm 2011

Định hướng quy hoạch giao thông thành phố Thanh Hóa như sau:

a) Giao thông đối ngoại:

Tuyến cao tốc Bắc - Nam có hướng tuyến qua Thành phố về phía Tây thị trấn Rừng Thông, lộ giới 92,5 m; tuyến quốc lộ 1A hiện tại: đang xây dựng đường tránh về phía Đông trung tâm Thành phố, lộ giới 76,0 m; tuyến quốc lộ

10 có hướng tuyến qua Thành phố về phía Đông, gần khu vực ngã ba Môi, lộ giới 44,0 m; đại lộ Nam sông Mã, lộ giới 67,0 m; quốc lộ 47, lộ giới 44,0 m; quốc lộ 45, lộ giới 44,0 m; tuyến mới Đông Tây xuyên tâm phía Nam cách quốc lộ 47 khoảng 2 km có lộ giới 33,0 m; các đường vành đai 2 có lộ giới 52,0 m và đường vành đai 3 có lộ giới 52,0 m

Trang 34

b) Giao thông đối nội:

+ Quy hoạch mạng lưới đường đô thị theo các cấp đường đô thị: cấp đô thị

lộ giới khoảng 34 - 76 m; cấp khu vực lộ giới khoảng 24 - 34 m; cấp khu ở lộ giới khoảng 15 - 21 m, bảo đảm đạt tiêu chuẩn đô thị loại I

+ Các tuyến phố, các cầu hiện có được nâng cấp mở rộng theo đúng mặt cắt thiết kế của quy hoạch giao thông; xây dựng mới các đường vành đai, đường giao thông đối ngoại và đường giao thông đối nội theo quy hoạch được duyệt

4.2 Đánh giá hiện trạng cây trồng và hình thức tổ chức trồng cây trên các đường phố của thành phố Thanh Hóa

4.2.1 Hiện trạng và thành phần loài cây đường phố

Hệ thống cây xanh đường phố có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của từng đô thị Tại TP Thanh Hóa, trong các năm gần đây, hệ thống cây xanh đã được đầu tư trồng và chăm sóc, bước đầu tạo nên diện mạo mới trên một số tuyến phố

- Qua điều tra và thu thập số liệu của công ty Môi trường & Công trình

đô thị Thanh Hóa, cây xanh đường phố là 30.612 cây trên tổng số 60 tuyến phố chính, trong đó cây bóng mát chiếm tỉ lệ 97% với nhiều chủng loại cây khác nhau như: Sấu, Xà cừ, Phượng vĩ, Sao đen, Bằng lăng , Sữa, … và một

số lượng nhỏ do nhân dân tự phát trồng tập trung giống cây phát triển nhanh, cho tán sớm (Bàng, Trứng cá, Vú sữa, Vông đồng, Xoài…) Cây ăn quả và các cây trang trí tầng thấp chiếm 3%.Cây ăn quả gồm các loài như: Vú sữa, Nhãn, Xoài…

Trang 35

Bảng 4.2:Danh sách một số loài cây xanh đường phố được trồng tại thành phố Thanh Hóa

TT

Tên Loa ̀i

Hình dạng tán Rụng lá/thường xanh

Tên Viê ̣t Nam Tên Khoa Ho ̣c

Trang 36

TT

Tên Loa ̀i

Hình dạng tán Rụng lá/thường xanh

Tên Viê ̣t Nam Tên Khoa Ho ̣c

Trang 37

TT

Tên Loa ̀i

Hình dạng tán Rụng lá/thường xanh

Tên Viê ̣t Nam Tên Khoa Ho ̣c

Trang 38

Do phạm vi thành phố khá rộng nên tôi lựa chọn đánh giá nghiên cứu hiện trạng trên các tuyến đường chính đó là : Đại lộ Lê Lợi, đường Quốc lộ 1A, đường Nguyễn Trãi, đường Hạc Thành, đường Hà Văn Mao, đường Tống Duy Tân, đường Lê Hoàn, đường Phan Chu Trinh, đường Dương Đình Nghệ, đường Hải Thượng Lãn Ông

Đại lộ Lê Lợi

Đại lộ Lê Lợi chạy dài theo hướng Đông-Tây, nằm ở trung tâm thành phố Thanh Hóa Là đại lộ lớn và hiện đại nhất được khởi công xây dựng và đưa vào lưu thông với tổng chiều dài là 1750m, rộng 24m Ở giữa có dải phân cách rộng 2.5m, vỉa hè 2 bên mỗi bên rộng 7,5m và cao hơn 20cm so với mặt đường có đoạn chỉ giới đường đỏ rộng 4m

Đường có nhiều cây lớn, nhiều bóng mát, thành phần loài đa dạng, phân bố không đều Cây xanh được trồng theo hình thức vỉa hè hai hàng cây,

do hai bên đường tập trung chủ yếu là các trụ sở cơ quan, tượng đài và cổng vào công viên nên phía ngoài cùng được bố trí trồng cau vua được trồng với khoảng cách trung bình là 5.5m, tạo không gian thoáng cho hai bên tuyến đường nhất là khu trung tâm thương mại và tượng đài Lê Lợi Hàng cây phía trong cùng do có từ lâu nên vẫn còn tồn tại nhiều chủng loại cây khác nhau tuy nhiên kích thước các cây tương đối đồng đều nên có tác dụng tạo bóng mát rất tốt cho vỉa hè đi bộ và che chắn cho các công trình xung quanh, một số loài như Lim xẹt trắng, Bằng lăng, Phượng, Muồng đen, Nhội, Sữa… đến mùa hoa đều tạo nên màu sắc và hương thơm, tăng tính thẩm mỹ cho tuyến đường, tạo sự hòa nhập cho các công trình kiến trúc xung quanh với thiên nhiên

Cây trồng trên dải phân cách gồm: vạn tuế (706 cây), cô tông, cỏ nhật, mắt nai, chuỗi ngọc, hoa cúc, sò huyết, mẫu đơn nhật,…

Trang 39

Tổng số cây trồng trên vỉa hè của đại lộ: 784 cây

Bảng 4.3: Hiện trạng cây xanh đường phố trên đại lộ Lê Lợi

Số lượng (Cây)

Tỷ lệ (%)

Trang 40

Hình 4.1 : Đại Lộ Lê Lợi

Quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Thanh Hóa có tổng chiều dài 9.4Km là đường giao thông huyết mạch của tỉnh cũng như của đất nước, có vai trò quan trọng trong việc đi lại, vận chuyển lưu thông Quốc lộ 1A (chỉ xét đoạn đi qua thành phố Thanh Hóa ) có chiều rộng 20m, gồm 2 làn đường với dải phân cách rộng 1m, lòng đường rộng 14m, vỉa hè mỗi bên 3m

Qua điều tra, hiện tại trên tuyến quốc lộ 1A có tổng số cây là 1957 cây trồng trên vỉa hè, dải phân cách gồm cau (927 cây) và một số loài cây bụi, cây

cỏ lá tre, dâm bụt, hoa cúc, dứa sọc, phi lao, tai tượng đỏ…

Ngày đăng: 30/08/2017, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Đinh Loan Chiên (1995), "Cây xanh đô thị ở các thành phố Việt Nam hiện nay", Tạp chí Lâm Nghiệp, (Số 4), tr 23-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh đô thị ở các thành phố Việt Nam hiện nay
Tác giả: Đinh Loan Chiên
Năm: 1995
6. Ngô Quang Đê(2004), "Cây xanh đô thị hiện trạng và một số giải pháp", Tạp chí Việt Nam Hương Sắc (Số 8), Tr 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh đô thị hiện trạng và một số giải pháp
Tác giả: Ngô Quang Đê
Năm: 2004
7. Trần Hợp(1998), Cây xanh & cây cảnh Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh & cây cảnh Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Hợp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
8. Đặng Văn Hà(2009), Ứng dụng cây xanh đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng cây xanh đô thị
Tác giả: Đặng Văn Hà
Năm: 2009
9. Nguyễn Văn Huy(2004), Cây đô thị, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây đô thị
Tác giả: Nguyễn Văn Huy
Năm: 2004
10. Triệu Văn Hùng (2000), Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên cây rừng Việt Nam
Tác giả: Triệu Văn Hùng
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2000
11. Lê Huỳnh(1999) , Vai trò cây xanh trong việc thanh lọc không khí gây ô nhiễm và tạo cảnh quan, Báo cáo khoa học, Sở khoa học công nghệ& môi trường, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò cây xanh trong việc thanh lọc không khí gây ô nhiễm và tạo cảnh quan
12. Chế Đình Lý(1997), Cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường đô thị , NXB Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường đô thị
Tác giả: Chế Đình Lý
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1997
13. Trần Viết Mĩ(2001), Nghiên cứu sơ sở quy hoạch cây xanh và các loài cây trồng phù hợp quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sơ sở quy hoạch cây xanh và các loài cây trồng phù hợp quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Viết Mĩ
Năm: 2001
14. Nguyễn Thị Bích Thu(2011), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sỹ Lâm Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thu
Năm: 2011
15. Lê Phương Thảo – Phạm Kim Giao (1980), Cây trồng đô thị tập 1 , NXB xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây trồng đô thị tập 1
Tác giả: Lê Phương Thảo – Phạm Kim Giao
Nhà XB: NXB xây dựng
Năm: 1980
16. Nguyễn Công Trọng (2002), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh ở Hà Nội, Báo cáo khoa học đề tài cấp thành phố Hà Nội năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây xanh ở Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Công Trọng
Năm: 2002
17. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu Thực vật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.Tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu Thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2007
18. Ahern, Jack , J (1995) , Greenways as a planning strategy , volum: 12, pp 30 – 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Greenways as a planning strategy
19. Flores A, Pickkett S.T.A, Ziperer W.C. , Pouyat R.V., and Pirani.R (1998), Adopting a modern ecological view of the metropolitan landscape: the case of a greenspace system for the New York City region, Landscape and Urban Planning, Vol. 39, pp.295- 308 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Adopting a modern ecological view of the metropolitan landscape: the case of a greenspace system for the New York City region
Tác giả: Flores A, Pickkett S.T.A, Ziperer W.C. , Pouyat R.V., and Pirani.R
Năm: 1998
20. Forest, M. and Konijnendijk, C (2005), A history of urban forests amd trees in Europe, In: C.C. Konijnendijk, K.Nilsson, T.B. Randrup and J.Schipperijn, Editors, Urban Forests and Trees, Springer, Berlin Sách, tạp chí
Tiêu đề: A history of urban forests amd trees in Europe, In: C.C. Konijnendijk, K.Nilsson
Tác giả: Forest, M. and Konijnendijk, C
Năm: 2005
21. Finco A. and Nijkamp P (2001),Pathways to urban sustainability, Journal of Environmental Policy and planning, Vol.3, No.4, pp.289-302 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),Pathways to urban sustainability, Journal of Environmental Policy and planning
Tác giả: Finco A. and Nijkamp P
Năm: 2001
22. Jogensen, E (1970), Urban forestryin Canada, In: Proceedings of the 46 th International Shade Tree Conference. University of Toronto, Faculy Of Forestry, Shade Tree Research Laboratory, Toronto Sách, tạp chí
Tiêu đề: Urban forestryin Canada, In: Proceedings of the 46"th" International Shade Tree Conference. University of Toronto, Faculy Of Forestry
Tác giả: Jogensen, E
Năm: 1970
23. Jim C.Y (2004), Green-space presevation and allocation for sustainable greening of compact cities, Cities, Vol.21, No.4, p.311-320 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Green-space presevation and allocation for sustainable greening of compact cities
Tác giả: Jim C.Y
Năm: 2004
24. Heynen N.C and Lindsey G (2003), Correlates of urban forest conopy cover. Implications for local public works, Public Works Management and Policy, vol. 8, No.1, pp.33-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Correlates of urban forest conopy cover. Implications for local public works
Tác giả: Heynen N.C and Lindsey G
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w