Nhờ có sự phát triển công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa nói chung và sự pháttriển của Khu công nghiệp Lễ Môn nói riêng đã giúp cho nền kinh tế của tỉnh tăngliên tục hàng năm, giải quyết việc
Trang 1H C VI N NÔNG NGHI P VI T NAM ỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
BÙI PHƯƠNG THẢO
ĐÁNH GIÁ HI U QU H TH NG X LÝ N ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ả HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ỐNG XỬ LÝ NƯỚC Ử LÝ NƯỚC ƯỚC C
TH I T P TRUNG C A KHU CÔNG NGHI P L MÔN Ả HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC ẬP TRUNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP LỄ MÔN ỦA KHU CÔNG NGHIỆP LỄ MÔN ỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ễ MÔN
T I PH ẠI PHƯỜNG QUẢNG HƯNG, THÀNH PHỐ THANH ƯỜNG QUẢNG HƯNG, THÀNH PHỐ THANH NG QU NG H NG, THÀNH PH THANH Ả HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC Ư ỐNG XỬ LÝ NƯỚC
HÓA, T NH THANH HÓA ỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Khoa h c môi tr ọc môi trường ường ng
Ng i h ng d n khoa h c: ường ướng dẫn khoa học: ẫn khoa học: ọc môi trường TS Nguy n Th Bình ễn Thế Bình ế Bình
Trang 2NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Bùi Phương Thảo
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS Nguyễn Thế Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điềukiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quátrình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Chi cục Bảo vệ môitrường - Sở tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thànhluận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Bùi Phương Thảo
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Danh mục sơ đồ ix
Trích yếu luận văn x
Thesis abstract xi
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Giả thuyết khoa học 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
Phần 2 Tổng quan tài liệu 4
2.1 Tình hình phát triển khu công nghiệp 4
2.1.1 Lịch sử phát triển khu công nghiệp trên thế giới 4
2.1.2 Tình hình phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam 6
2.1.3 Tình hình phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 8
2.2 Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội 11
2.2.1 Khu công nghiệp trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động việc làm 11
2.2.2 Tác động đến đời sống người dân 12
2.3 Thực trạng môi trường và công tác quản lý tại khu công nghiệp 14
2.3.1 Thực trạng môi trường KCN trên cả nước 14
2.3.2 Thực trạng môi trường KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 16
2.4 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải 18
2.4.1 Khái quát công nghệ xử lý nưóc thải tập trung 18
2.4.2 Tổng quan phương pháp đánh giá công nghệ xử lý chất thải 23
Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 28
3.1 Địa điểm nghiên cứu 28
Trang 63.2 Thời gian nghiên cứu 28
3.3 Đối tượng nghiên cứu 28
3.4 Nội dung nghiên cứu 28
3.4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 28
3.4.2 Thông tin chung về KCN Lễ Môn 28
3.4.3 Đánh giá về hệ thống xử lý nước thải tại KCN Lễ Môn 28
3.4.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục hạn chế của hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Lễ Môn 29
3.5 Phương pháp nghiên cứu 29
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 29
3.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa 29
3.5.3 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu 29
3.5.4 Phương pháp so sánh đối chứng 32
3.5.5 Phương pháp xử lý số liệu 32
Phần 4 Kết quả và thảo luận 33
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 33
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
4.2 Thông tin chung về khu công nghiệp Lễ Môn 37
4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 37
4.2.2 Hạ tầng KCN 40
4.3 Hiện trạng quản lý nước thải tại kcn Lễ Môn 42
4.3.1 Nguồn phát sinh nước thải của KCN 42
4.3.2 Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của các cơ sở đấu nối với Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN 46
4.3.3 Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Lễ Môn 51
4.4 Hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung 59
4.4.1 Hiệu quả đáp ứng công suất xử lý 59
4.4.2 Đánh giá qua kết quả phân tích lấy mẫu nước thải tại từng công đoạn xử lý .59
Trang 74.4.3 Hiệu quả về kinh tế 69
4.4.4 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý tập trung 70
4.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải 71
4.5.1 Giải pháp quản lý 71
4.5.2 Giải pháp kỹ thuật 71
Phần 5 Kết luận, kiến nghị 73
5.1 Kết luận 73
5.2 Kiến nghị 74
Tài liệu tham khảo 75
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BĐKH : Biến đổi khí hậu
Bộ KH&ĐT : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
QCCP : Quy chuẩn cho phép
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Vị trí lấy mẫu phân tích 30
Bảng 3.2 Tổng hợp các phương pháp phân tích mẫu nước thải 31
Bảng 4.1 Cơ cấu sử dụng đất trong khu công nghiệp 38
Bảng 4.2 Cơ cấu cơ sở sản xuất trong KCN Lễ Môn 38
Bảng 4.3 Tổng hợp khối lượng tuyến đường KCN 40
Bảng 4.4 Nguồn nước thải của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng 43
Bảng 4.5 Nguồn nước thải của nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng 44
Bảng 4.6 Nguồn nước thải của nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm 45
Bảng 4.7 Nguồn nước thải của nhóm ngành sản xuất phân bón và thức ăn gia súc .46
Bảng 4.8 Thành phần nước thải đầu vào qua kết quả phân tích 47
Bảng 4.9 Chất lượng nước thải qua xử lý bằng bể cân bằng 60
Bảng 4.10 Chất lượng nước thải qua xử lý bằng bể Aeroten 62
Bảng 4.11 Chất lượng nước tại bể chứa 63
Bảng 4.12 Kết quả phân tích chất lượng nước sông Thống Nhất 69
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ tình hình phát triển KCN qua các năm 8
Hình 2.2 Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải 24
Hình 4.1 Sơ đồ vị trí phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa 33
Hình 4.2 Diễn biến BOD5, COD, TSS 48
Hình 4.3 Diễn biến tổng N, tổng P 49
Hình 4.4 Diễn biến Coliform 49
Hình 4.5 Cơ chế bể Aeroten 55
Hình 4.6 Diễn biến xử lý BOD5 qua từng giai đoạn xử lý 64
Hình 4.7 Diễn biến xử lý COD qua từng giai đoạn xử lý 65
Hình 4.8 Diễn biến xử lý TSS qua từng giai đoạn xử lý 65
Hình 4.9 Diễn biến xử lý tổng N qua từng công đoạn xử lý 66
Hình 4.10 Diễn biến xử lý tổng P qua từng công đoạn xử lý 67
Hình 4.11 Diễn biến xử lý Coliform qua từng giai đoạn xử lý 67
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước thải 30
Sơ đồ 4.1 Phân dòng nước thải các cơ sở đấu nối với HTXLNTTT KCN Lễ Môn
46
Sơ đồ 4.2 Sơ đồ quy trình xử lý của Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại
KCN Lễ Môn 51
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Phương Thảo
Tên luận văn: “Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công
nghiệp Lễ Môn tại phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
Ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60.44.03.01
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích hiện trạng, đánh giá hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tậptrung của KCN qua chất lượng nước thải đầu vào, nước thải tại từng công đoạn xử lý,đầu ra làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp khắc phục
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu
- Phương pháp so sánh đối chứng
- Phương pháp xử lý số liệu
3 Kết quả và kết luận
Luận văn đã đưa ra được một số vấn đề cụ thể như sau:
- Đã điều tra được điều kiện KT-XH của phường Quảng Hưng, các thông tin vềKCN Lễ Môn và các mối tương quan liên quan
- Đánh giá được hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCNqua các đặc điểm sau:
+ Công suất hoạt động của Hệ thống đáp ứng được nhu cầu xử lý hiện nay
+ Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Lễ Môn tồn tại một số thiết
bị vận hành có hiện tượng xuống cấp Hiệu suất xử lý cuối cùng đạt trên 80% tương đốiđảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tuy nhiên tại công đoạn xử lý bằng bể cân bằng và bể khửtrung cho thấy hiệu suất xử lý có tình trạng không đạt yêu cầu kỹ thuật Trong đó, chấtlượng nước thải đầu ra hệ thống xử lý qua 3 lần lấy mẫu phân tích cho thấy có dấu hiệu
ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép
+ Về chi phí vận hành đáp ứng được theo thiết kế
- Đã đề xuất một số biện pháp về quản lý như quản lý chất lượng nước thải đầuvào, quản lý nghiêm ngặt quy trình vận hành hệ thống xử lý và biện pháp kỹ thuật như
bổ sung công đoạn lắng sơ cấp, thiết bị điều chỉnh pH, thiết bị bổ sung hóa chất tự động,thường xuyên phân tích chất lượng nước thải, thiết bị quan trắc tự động để khắc phụcnhững nhược điểm và nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trungKCN Lễ Môn
Trang 13THESIS ABSTRACT
Author: Bui Phuong Thao
Tittle: “Assessing the effectiveness of waste water treatment concentration system of
Le Mon Industrial Zone in Quang Hung sub-district, Thanh Hoa City”
Sector: Environment Science Code: 60.44.03.01
Training Facility Name: Vietnam Agriculture Institute
1 Purpose
Analyse status quo, assess the productivity of Le Mon Industrial Zone’s wastewater treatment system by studying the quality of waste water before and aftertreatment, have grounds for solution
2 Research Methods
- Methods of surveying, data collecting
- Methods field researching
- Methods of sampling, preservation and analysis of samples
- Methods of analyzing
- Methods of comparing
3 Results and conclusion
Thesis has launched a number of specific issues as follows:
- Following investigation of the socio-economic conditions Quang Hung ward, the
Le Mon industrial zone information and relevant correlations
- Evaluate the performance of the system handling waste water treatment of theindustrial park focused through the following characteristics:
+ Capacity of system operation to meet current processing needs
+ The status of waste water treatment system focuses Le Mon Industrial Zoneexists some operational equipment degradation phenomenon Final processingperformance above 80% relative ensure technical requirements, but at the processingstage by equalizing tank and disinfecting tank showing processor performance has beenunsatisfactory situation techniques In particular, the output quality of wastewatertreatment systems through 3 times the sampling analysis showed signs of coliformcontamination exceeds permitted standards
+ Regarding operating costs met by design
- Has proposed a number of measures on the management of water quality such aswaste management input, strict management system operation procedures and handlingtechnical measures as additional primary sedimentation stage, devices pH adjustment,additional equipment automatic chemical, regular analysis of wastewater quality,automatic monitoring equipment to overcome these disadvantages and improveprocessing efficiency of wastewater treatment systems focus IZ Le Mon
Trang 14PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong nước và thu hút đầu
tư nước ngoài nhằm phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, từ năm 1991, Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng và pháttriển các khu công nghiệp (KCN), các khu chế xuất (KCX) Tính đến hếttháng 6 năm 2016, cả nước có 16 khu kinh tế (KKT) được thành lập với tổngdiện tích mặt đất và mặt nước là 814.792 ha và 313 khu công nghiệp (KCN)được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 87,9 nghìn ha Trong đó,diện tích đất KCN có thể cho thuê đạt 59,6 nghìn ha, chiếm khoảng 67,8%tổng diện tích đất tự nhiên, có 218 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tíchđất tự nhiên gần 59,7 nghìn ha và 95 KCN đang trong giai đoạn đền bù giảiphóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 28,2nghìn ha Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên 28,5 nghìn ha,
-tỷ lệ lấp đầy 49%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, -tỷ lệ lấp đầy đạt gần70% (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016)
Tỉnh Thanh Hóa là một trong các tỉnh trên cả nước đi đầu trong pháttriển công nghiệp hóa, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các Khu côngnghiệp, cụm công nghiệp nhằm tạo không gian tập trung cho các nhà máy, xínghiệp có điều kiện phát triển Khu công nghiệp Lễ Môn là khu công nghiệptập trung đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và là một KCN quy mô lớn nằm cáchtrung tâm thành phố Thanh Hóa 5 km về phía đông, trên quốc lộ 47 nối liềnthành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87 ha Đã cónhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và trong nước đến đầu tư và hoạt độnghiệu quả như: Công ty TNHH Sunjade (Đài Loan), Công ty TNHH Sakurai(Nhật Bản), Công ty TNHH Yotsuba Dress(Nhật Bản), Công ty Phân bónThần Nông, Công ty CP Vinamilk
Khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng côngnghệ cao, chế tạo và gia công từ các nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiềulao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngànhsản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp
cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông
Trang 15Nhờ có sự phát triển công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa nói chung và sự pháttriển của Khu công nghiệp Lễ Môn nói riêng đã giúp cho nền kinh tế của tỉnh tăngliên tục hàng năm, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, tránh tình trạng lyhương làm ăn.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển công nghiệp nóichung và hệ thống các KCN nói riêng đang tạo ra nhiều thách thức lớn về ônhiễm môi trường do chất thải rắn (CTR), nước thải và khí thải công nghiệp, đặcbiệt là nước thải công nghiệp là một vấn đề đang gây nhiều bức xúc hiện nay.Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiệnnay đang gặp tương đối nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường do nước thải côngnghiệp Chủ yếu nguyên nhân do việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải chưa đúngmức hoặc có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý Khu công nghiệp Lễ Môn
là một trong các khu công nghiệp trong tỉnh đã đầu tư hệ thống xử lý nước thảitập trung Tuy nhiên, với quy mô KCN Lễ Môn ngày càng phát triển về số lượng,loại hình, do đó, hệ thống xử lý nước thải tập trung đầu tư từ những ngày đầuhình thành khu công nghiệp đang đứng trước nguy cơ không đáp ứng được nhucầu xử lý Nếu tình trạng ô nhiễm do nước thải từ khu công nghiệp Lễ Môn xảy
ra sẽ gây ảnh hưởng đến một phạm vi môi trường, dân cư rất lớn trong phạm vithành phố Thành Hóa Do đó, cần phải đánh giá được các ưu điểm và hạn chếcủa hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Khu công nghiệp Lễ Môn nhằm đưa ra
đề xuất biện pháp xử lý nước thải hiệu quả và phù hợp nhất Vì vậy việc thực
hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu
công nghiệp Lễ Môn tại phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa" là hết sức cần thiết.
1.2 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Lễ Môn chưa đáp ứng đượcnhu cầu xử lý dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phân tích hiện trạng, đánh giá hiệu xuất xử lý của hệ thống xử lý nước thải
tập trung của KCN qua chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra làm cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp khắc phục
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về không gian: Khu công nghiệp Lễ Môn tại phường QuảngHưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Trang 16- Phạm vi về thời gian: thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu là các số liệu
từ năm 2015-2016
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Những đóng góp mới: bổ sung tư liệu về hiệu quả xử lý nước thải củaKCN Lễ Môn
- Ý nghĩa khoa học: xác định được mối quan hệ giữa hoạt động công nghiệp
và môi trường
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các cơ quanquản lý nhà nước, đơn vị quản lý trực tiếp KCN Lễ Môn và các cơ sở sản xuất,kinh doanh trong khu công nghiệp thấy được cần phải thực hiện nghiêm túc cácbiện pháp xử lý nước thải, vận hành đúng quy trình hệ thống xử lý, tăng cườngkiểm tra, giám sát việc thực hiện
Trang 17PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
2.1.1 Lịch sử phát triển khu công nghiệp trên thế giới
Khu công nghiệp là một khái niệm chung bao gồm nhiều hình thức từ các hìnhthức truyền thống như: khu mậu dịch tự do, cảng tự do… xuất hiện từ thế kỷ XIXđến các hình thức mới xuất hiện cuối thế kỷ XX như khu công nghệ cao, khu chếxuất, khu công nghiệp tập trung, khu văn phòng, khu thương mại Trên thế giới, sựtồn tại của khu công nghiệp đã trải qua nhiều bước phát triển, có thế kể ra bốn thế hệcủa khu công nghiệp; gọi chung là Business Park (Nguyễn Cao Lãnh, 2009)
Thế hệ đầu tiên của khu công nghiệp, được xây dựng vào những năm
1970, có thể được phân biệt với các thế hệ khác bởi cách sắp xếp văn phòng,kho tàng, kiến trúc khá đơn giản Các khu vực của các tòa nhà hành chínhchiếm 10 - 15% tổng diện tích của công viên, công trình theo mẫu và cho thuê(Geneva,1993) Mặc dù hoàn hảo trong ý tưởng nhưng nhìn chung, tiêu chuẩn
về quy hoạch và kiến trúc là thấp Với chức năng cơ bản là công nghiệp và tỷ lệcác bộ phận chức năng, đặc biệt là cây xanh chưa hợp lý; KCN thế hệ thứ nhấtluôn biệt lập vào ban ngày, vắng vẻ vào ban đêm và khó có thể đạt được một
chất lượng môi trường, dịch vụ và hạ tầng cao (Nguyễn Cao Lãnh, 2009)
Trong giai đoạn từ năm 1975 và 1985, các khu công nghiệp văn phòng, đãđược sử dụng bởi các công ty kinh doanh với khoa học, công nghệ và kinh doanhchiếm không gian lớn hơn nhiều Đặc điểm khu công nghiệp thế hệ thứ hai này làmột kiến trúc phức tạp hơn (Nguyễn Văn Tuấn, 2010) Các KCN thế hệ thứ hai có
xu hướng lấp đầy các khoảng trống còn lại ở vành đai đô thị, nhằm khôi phục vàtiếp thêm sức sống cho các khu vực ngoại ô và nhằm xoá bỏ ấn tượng xấu vềkiến trúc và cảnh quan của các khu vực công nghiệp Ví dụ khu Chiswick(London, Anh), Irvine Spectrum (California, Hoa Kỳ) (Nguyễn Cao Lãnh, 2009)
Kể từ nửa cuối những năm 1980, thế hệ thứ ba khu công nghiệp được xâydựng Các Business Park thế hệ thứ ba tuân thủ các nguyên tắc quy hoạch tổngthể và xây dựng cơ sở hạ tầng của một đô thị nhỏ mới Các công trình phục vụcông cộng được hợp thành một địa điểm nổi bật hay một trung tâm đô thị nhỏphục vụ các đơn vị phát triển Các đơn vị phát triển này với mật độ và kích thước
lô đất khác nhau tạo ra sự đa dạng cho mọi đối tượng sử dụng trong KCN Đại
Trang 18diện trong số này là một vài KCN thế hệ thứ ba như khu Stockley (Heathrow,
Anh), Meridian (Carolina, Hoa Kỳ) (Nguyễn Cao Lãnh, 2009) Các tòa nhà hành
chính và danh mục đầu tư các dịch vụ đặc trưng cho thế hệ thứ tư của khu công
nghiệp đó bắt đầu phát sinh từ giữa những năm 1990 (Geneva, 1993) Kể từ nửa
cuối những năm 1990, khu công nghiệp đã là một phần của một mạng lưới quốc
tế các khu hợp tác Tất cả Business Park thế hệ thứ tư đều đạt được một trình độ
tổ chức kỹ thuật, xã hội rất cao và có thể trở thành địa điểm nổi bật, có giá trị vàquan trọng của toàn vùng Ví dụ khu Marina Village (California, Hoa Kỳ),
Edinburgh (Edinburgh, Scotland) (Nguyễn Cao Lãnh, 2009).
Nền tảng của các khu công nghiệp được tìm thấy tại Anh, là nơi có hệthống nhà máy và khu công nghiệp đầu tiên được thành lập Đây là nhữngthiết lập bởi nhiều đơn vị sản xuất, các nhà máy đầu tiên xuất hiện ngẫu nhiên,tuy nhiên, sự xuất hiện sau đó lại đại diện cho một hành động có tổ chức theo
ý tưởng nhất định về quy hoạch đô thị và chính sách khu vực Khu côngnghiệp đầu tiên, Trafford Park, được thành lập bởi một công ty tên làShipcanal và Docks gần Manchester vào năm 1896 (Geneva, 1993)
Các khu công nghiệp được thành lập ở Đức, cũng vậy Khu công nghiệpđầu tiên được thành lập năm 1963 (Euro-Industriepark Munchen) Số lượng lớnkhu công nghiệp và công viên với các công ty công nghiệp vừa và nhỏ xuất hiệnsớm hơn trong nửa cuối của năm 1980 và cơ bản là một sáng kiến của nhà đầu tư
tự do Có 22 khu công nghiệp và đầu tư xuất hiện ở Tây Đức vào năm 1984 Bêncạnh đó, các khu tư nhân được thành lập Có sự xuất hiện ở khu vực đông dân cư,diện tích khá nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực thị trường khác nhau Khu vựcvới nhiều loại hình khác nhau có thế kể đến khu Dussseldorf (23 dự án hoànthành vào năm 1992) và Frankfurt am Mein (19 dự án hoàn thành vào năm
1992), vẫn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay (Geneva, 1993).
Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc có thể phân các khu côngnghiệp trên thế giới thành các loại hình sau đây: Khu công nghiệp tập trung; khuchế xuất; khu tự do; khu chế biến công nghiệp; trung tâm công nghệ cao; khucông nghệ sinh học; khu công nghệ sinh thái
Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết tất cả các quốc gia, đặc biệt làcác nước đang phát triển, để phục vụ các hoạt động công nghiệp hơn là nghiêncứu hay theo hướng thương mại
Trang 192.1.2 Tình hình phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam
Những cụm sản xuất công nghiệp được hình thành trước năm 1975 chủyếu tập trung ở miền Nam Trong giai đoạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệpcòn mang tính tự phát, phân tán rời rạc Một số nhà máy, xí nghiệp tập hợp lại vàcùng hoạt động trong một phạm vi địa lý nhất định cũng được gọi là “khu côngnghiệp” Công nghệ sản xuất của các cơ sở này còn lạc hậu, không có quy hoạchtổng thể và lâu dài, không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường
Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quyđịnh về việc thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý của nhà nước đối vớiKCN, KCX và KKT (Báo cáo môi trường quốc gia 2009) Tình hình thế giới cónhiều đổi mới sâu sắc về thể chất, môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh
tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ Bên cạnh đó, công tác quản lý của nhà nước cũngnhư hoạt động của các KCN, KKT ở Việt Nam đã có những điều chỉnh về cơ cấu
tổ chức, năng lực, chương trình và trọng tâm công tác để thích nghi với điều kiệnmới Vì vậy, trong năm 2008 nước ta đã có những bước phát triển mới mang tínhđột phá và đạt được nhiều thành tựu quan trọng
Sau hơn 20 năm (1991 - 2016) xây dựng và phát triển, kể từ khi KCX đầu
tiên - KCX Tân Thuận được hình thành tại TP.HCM đến nay hệ thống các KCN,KCX đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và có những đóng gópkhông nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6 năm 2016, cả nước có 16khu kinh tế (KKT) được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là814,792 nghìn ha và 313 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện
tích đất tự nhiên hơn 87,9 nghìn ha Trong đó, diện tích đất KCN có thể cho thuê
đạt 59,6 nghìn ha, chiếm khoảng 67,8% tổng diện tích đất tự nhiên, có 218 KCN
đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 59,7 nghìn ha và 95 KCNđang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổngdiện tích đất tự nhiên hơn 28,2 nghìn ha Tổng diện tích đất công nghiệp đã chothuê đạt trên 28,5 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy 49%, riêng các KCN đã đi vào hoạtđộng, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 70%
Trong 6 tháng đầu năm 2016 đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vàđăng ký đầu tư cho hơn 300 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt trên 5,1 tỷ USD và điều chỉnh tăng vốn cho 205 lượt dự án với tổng vốn
Trang 20đầu tư tăng thêm gần 900 triệu USD Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2016,tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào KCN, KKT tăng thêm 6 tỷ USD, chiếm 46%tổng số lượt dự án và chiếm 67% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh tăngthêm của cả nước.
Các KCN, KKT thu hút được gần 450 dự án đầu tư trong nước với tổng vốnđăng ký 14.500 tỷ đồng Các dự án đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2016 tập trungchủ yếu vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, công nghiệp phụ trợcho công nghiệp cơ khí và dệt may Các địa phương đạt kết quả khả quan trongthu hút đầu tư là thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai
Lũy kế đến tháng 6 năm 2016, các KCN, KKT đã thu hút được 7.510 dự án
có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 147,6 tỷ USD, vốn đầu
tư thực hiện đạt 81,4 tỷ USD (bằng 55% vốn đầu tư đã đăng ký)
Các KCN, KKT đã thu hút được 7.163 dự án có vốn đầu tư trong nước vớitổng vốn đầu tư đăng ký hơn xấp xỉ 1.173 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiệnđạt 540 nghìn tỷ đồng (bằng 45% vốn đầu tư đã đăng ký)
Trong 6 tháng đầu năm 2016, nhìn chung tình hình sản xuất, kinh doanhcủa các doanh nghiệp sản xuất trong KCN, KKT khá ổn định, đạt tổng doanhthu hơn 55 tỷ USD (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015 và bằng 45% kếhoạch năm 2016) Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt trên 25 tỷUSD (bằng 90% cùng kỳ năm 2015 và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước trong 6 tháng đầu năm 2016)
Theo Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ,đến năm 2015, dự kiến thành lập mới 115 KCN và mở rộng 27 KCN với tổngdiện tích gần 32.000 ha Sau một thời gian thực hiện Quyết định nêu trên, một sốKCN đã được thành lập và một số KCN đã được bổ sung vào quy hoạch pháttriển các KCN đến năm 2020 Tính chung từ nay đến năm 2020, số KCN quyhoạch thành lập sẽ là 249 KCN với tổng diện tích 81.100 ha (Báo cáo môi trườngquốc gia năm, 2009)
Các số liệu trên được thể hiện qua biểu đồ sau:
Trang 21Hình 2.1 Biểu đồ tình hình phát triển KCN qua các năm
Nguồn: Bộ Công Thương (2011) và Bộ Kế hoạch và đầu tư (2016)Qua kết quả thống kê trên biểu đồ tình hình phát triển KCN qua các nămcho thấy mức độ gia tăng số lượng cũng như diện tích sử dụng đất cho KCN tăngnhanh qua mỗi năm, đặc biệt từ năm 2006 đến nay Bắt đầu từ năm 1991, hìnhthành KCN đầu tiên (KCX Tân Thuận tại TP Hồ Chí Minh) với số lượng 1KCN, đến thàng 6/2016, con số đã lên đến 313 KCN trên khắp cả nước, không cótỉnh nào không có KCN Tuy các KCN lớn tập trung chủ yếu tại một số tỉnh nhưĐồng Nai, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội nhưng sự phát triển KCN cũng
đã từng bước khá đồng đều tại các tỉnh trên cả nước
Qua số liệu thống kê do Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa ra về tình hình pháttriển khu công nghiệp ở Việt Nam tính đến tháng 6/2016 cho thấy số lượng khucông nghiệp đã vượt xa mức quy hoạch về số lượng và diện tích sử dụng đất củakhu công nghiệp cho năm 2020
2.1.3 Tình hình phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Hòa mình chung với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cảnước, tỉnh Thanh Hóa là một trong những tỉnh đã và đang tận dụng thế mạnhtiềm năng về nhân lực, địa lý và cơ chế để từng bước phát triển kinh tế qua việcđầu tư các KCN, KKT, CCN, Khu làng nghề tập trung để đưa nền công nghiệptỉnh nhà đi vào tiến trình phát triển bền vững
Trang 22Thanh Hóa đã và đang trở thành một địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư vớibằng chứng là nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và nước ngoài đã quantâm và đầu tư nguồn lực lớn tại KKT Nghi Sơn và các KCN của Thanh Hóa.Năm 2014, Thanh Hóa đã cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư cho 44 dự án đầu tưtrong nước và nước ngoài vào KKT Nghi Sơn và các KCN trên địa bàn, với tổngmức đăng ký là 3.134 tỷ đồng và 40,5 triệu USD Tính đến nay, KKT Nghi Sơn
đã thu hút được 106 dự án vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký94.361 tỷ đồng, 09 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký9.862 triệu USD; giá trị thực hiện đạt 33.362 tỷ đồng và 3.383 triệu USD CácKCN thu hút được 173 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư
là 15.147,5 tỷ đồng, 11 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu
tư là 245,8 triệu USD; giá trị thực hiện ước đạt 5.200 tỷ đồng và 180 triệu USD.Quy hoạch phát triển đến năm 2020, Thanh Hóa hình thành 10 khu côngnghiệp tập trung, hiện đã có 01 khu kinh tế và 07 khu công nghiệp được thànhlập đó là:
Khu kinh tế Nghi Sơn: Khu kinh tế (KTT) Nghi Sơn có tổng diện tích
18.612 ha, nằm cách Thành phố Thanh Hóa 40 km về phía nam, giáp với tỉnhNghệ An và biển Đông; có lợi thế đặc biệt về giao thông như: đường bộ, đườngthủy, đường sắt Hệ thống hạ tầng trong khu kinh tế (điện, nước, giao thông vàcác dịch vụ khác ) từng bước đang được đầu tư xây dựng Trong đó, cảng nướcsâu với quy hoạch 10 cầu cảng, công suất trên 10 triệu tấn/ năm, cho tàu 10 vạntấn (hiện nay đã hoàn thành 2 bến cho tàu 3 vạn tấn), là đầu mối giao lưu kinh tếvới cả nước, khu vực và quốc tế Đường bộ và đường sắt nối liền các vùng kinh
tế khu vực và các vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ Đây làvùng kinh tế động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, vùng NamThanh - Bắc Nghệ và Bắc Trung Bộ
Trong KTT Nghi Sơn có Khu phi thuế quan và khu thuế quan Khu thuếquan có các khu chức năng: khu đô thị trung tâm, các khu công nghiệp, khucảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu du lịch - dịch vụ và khu dân cư Khu phithuế quan bao gồm các loại hình sản xuất kinh doanh chủ yếu: sản xuất giacông, tái chế, lắp ráp; thương mại hàng hóa; thương mại dịch vụ và xúc tiếnthương mại Tại đây trong thời gian tới tập trung phát triển các ngành côngnghiệp: lọc - hóa dầu, thép và cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệtđiện, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông lâm thủy sản (BQL KKT NghiSơn và các KCN Thanh Hóa, 2015)
Trang 23Khu công nghiệp Lễ Môn: Đây là khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh
nằm cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía đông, cạnh quốc lộ 47 nối liềnThành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87 ha Khu côngnghiệp Lễ Môn đã được đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cungcấp: điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác Đến nay đã có gần 30doanh nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên
700 tỉ đồng, trong đó 14 doanh nghiệp đã xây dựng xong với số vốn đầu tư gần
500 tỉ đồng, đang đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Công ty xuất nhậpkhẩu thủy sản, Công ty TNHH Tân Thành,… (BQL KKT Nghi Sơn và các KCNThanh Hóa, 2015)
Tại khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụngcông nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụngnhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhómngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da; chế biến nông, lâm, thủy sản;lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông (BQL KKT Nghi Sơn và các KCNThanh Hóa, 2015)
Khu công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga: Khu công nghiệp Đình
Hương - Tây Bắc Ga có diện tích 150 ha, nằm ở phía bắc thành phố Thanh Hóa,cách trung tâm thành phố 2km, cách cảng Lễ Môn 7 km, cách ga đường sắt BắcNam 3 km Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư là: sản xuất lắp ráp hàng điện tử, viễnthông; may mặc, bao bì; sản xuất đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ; chế biến nônglâm sản thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp vàdịch vụ (BQL KKT Nghi Sơn và các KCN Thanh Hóa, 2015)
Khu công nghiệp Bỉm Sơn: Khu công nghiệp Bỉm Sơn có diện tích hiện
tại 540 ha, định hướng tương lai có thể tiếp tục mở rộng về phía tây lên 1000 ha,KCN nằm ở phía bắc của tỉnh, cách thành phố Thanh Hóa 35 km Điều kiện giaothông rất thuận lợi, nằm gần đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, cách HàNội 110 km và cách cảng biển Nghi Sơn 75 km, có hệ thống nhà ga rất thuận tiệncho việc tập kết và trung chuyển hàng hóa Cơ sở hạ tầng như điện, nước, giaothông vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác… đã được đầu tư đápứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Hiện tại đã có nhà máy
xi măng Bỉm Sơn đang hoàn thiện dây chuyền 2 để đưa công suất nhà máy lên 4triệu tấn/ năm; nhà máy ô tô VEAM công suất 33.000 xe ô tô các loại/năm với sốvốn đầu tư trên 417 tỉ đồng đang được hoàn thiện đưa vào sản xuất (BQL KKTNghi Sơn và các KCN Thanh Hóa, 2015)
Trang 24Khu công nghiệp Lam Sơn: Thuộc huyện Thọ Xuân, nằm phía tây của
tỉnh, cách thành phố Thanh Hóa 40 km, cạnh quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh,gần sân bay Sao Vàng Diện tích quy hoạch trên 1.000 ha, hiện nay đã hìnhthành trên quy mô 300 ha với các nhà máy đường Lam Sơn công suất 6.000 tấnmía/ngày, nhà máy giấy Mục Sơn công suất 10 ngàn tấn/năm, nhà máy sản xuấtphân bón vi sinh có công suất 80.000 tấn/năm và nhiều xí nghiệp khác đanghoạt động Các dự án khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp là mía đường
và các sản phẩm sau đường; giấy, bột giấy; chế biến lâm sản, thực phẩm; cơ khíchế tạo, lắp ráp; phân bón, hóa chất (BQL KKT Nghi Sơn và các KCN ThanhHóa, 2015)
Khu công nghiệp Bãi Trành: Nằm trên địa giới hành chính xã Xuân
Bình Nằm phía Đông Nam đô thị, nằm trên trục đường Nghi Sơn - Bãi Trành.Cách trung tâm huyện Như Xuân khoảng 33km về hướng Nam Theo đườngNghi Sơn - Bãi Trành Cách đường HCM 4,8km và cách cảng Nghi Sơn 45km.Theo quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hoáđến năm 2020 đã xác định khu công nghiệp Bãi Trành là khu công nghiệp thuhút các dự án: công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khoáng sản và sản xuấtVLXD Theo quy hoạch vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, khu công nghiệp BãiTrành nằm trên trục đường Nghi Sơn - Bãi Trành được xác định là một trongnhững trục đường vận tải Đông - Tây quan trọng, nối từ đường Hồ Chí Minhđến khu kinh tế Nghi Sơn Theo quy hoạch chung đô thị Bãi Trành huyện NhưXuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 đã xác định vị trí khu công nghiệp BãiTrành nằm về hướng Đông đô thị (BQL KKT Nghi Sơn và các KCN ThanhHóa, 2015)
Khu công nghiệp Thạch Quảng: Thuộc địa giới hành chính của huyện
Thạch Thành, là KCN mới hình thành, đang trong quá trình xây dựng cơ bản, tuynhiên, đã có rất nhiều doanh nghiệp xin đầu tư vào đây báo hiệu sự phát triển lớnmạnh của KCN Thạch Quảng trong tương lai (BQL KKT Nghi Sơn và các KCNThanh Hóa, 2015)
2.2 VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN KINH
Trang 25lập Các KCN đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xãhội của đất nước Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt động mạnh thìmức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển.
Lũy kế đến tháng 6 năm 2016, các KCN, KKT đã thu hút được 7.510 dự án
có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 147,6 tỷ USD, vốn đầu
tư thực hiện đạt 81,4 tỷ USD (bằng 55% vốn đầu tư đã đăng ký) Các KCN, KKT
đã thu hút được 7.163 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng
ký hơn xấp xỉ 1.173 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện đạt 540 nghìn tỷ đồng(bằng 45% vốn đầu tư đã đăng ký)
KCN đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, là nơi thu hút không ítlao động địa phương Tính bình quân 1 ha đất nông nghiệp đã cho thuê thu hút
trên 70 lao động trực tiếp (trong khi 1 ha đất nông nghiệp chỉ thu hút được từ 10
-12 lao động) Đến thời điểm 31/-12/2008, các khu công nghiệp đã thu hút trên1,17 triệu lao động trực tiếp Chất lượng, trình độ đội ngũ lao động cũng tăng lên.Thống kê cho thấy, phần lớn lao động làm việc trong các KCN là lao động trẻ, cókhả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại, phương thức tổchức và quản lý sản xuất tiên tiến Các khu công nghiệp phát triển, kéo theo tốc
độ đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh, với cơ sở hạ tầng được nâng cấp mọi mặt.Như vậy, các KCN với vai trò, tiền năng, sức hút đầu tư, thực sự đã có nhữngđóng góp không nhỏ trong phát triển KT-XH (Báo cáo môi trường quốc gia
2009) và đến nay đã lên tới khoảng trên 50 triệu lao động.
2.2.2 Tác động đến đời sống người dân
Sự ra đời của KCN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả thu được từ Khu côngnghiệp thì cũng có không ít những vấn đề phát sinh và nếu chúng ta không sớmnhận ra, không có những giải pháp thích hợp thì hậu quả là rất lớn
Xét về mặt xã hội:
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và ảnh hưởng đến người dân
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng diễn ra mạnh mẽ thì diện tích đất nôngnghiệp càng bị thu hẹp Điều này nếu thực sự không tính toán kỹ lưỡng thì sẽ ảnhhưởng đến an ninh lương thực
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ tính trong 3
năm (2008 - 2009), tổng diện tích đất chuyên dùng đã tăng lên 104.422 ha, dẫn
đến một lượng lớn đất nông nghiệp, trong đó có không ít đất trồng lúa đã được
Trang 26chuyển đổi mục đích
Trên thực tế nhiều địa phương phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, cụmcông nghiệp một cách ồ ạt, dàn trải, kém hiệu quả Đặc biệt nhiều địa phương dànhnhững phần đất canh tác màu mỡ phì nhiêu ở ven quốc lộ để đổ cát xây dựng khucông nghiệp Ví dụ như ở ven quốc lộ 5, khu vực Văn Lâm - Hưng Yên, CẩmGiàng - Hải Dương
Theo thống kê sơ bộ, có đến 20% diện tích đất thu hồi xây dựng KCN làđất nông nghiệp (khoảng trến 10.000ha) Tổng diện tích đất trồng lúa đượcchuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ 18.000 đến 20.000ha,chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trong cả nước ( Báo cáo môitrường quốc gia năm 2009)
Việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động tới đời sống của các hộ dân vì họkhông được chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hợp lý, thiếu phương tiện lao động và
kế sinh nhai truyền thống, trong đó có nhiều hộ rơi vào tình trạng bần cùng hóa.Theo Nguyễn Lân Dũng, vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng dothu hồi đất lớn nhất: khoảng 300.000 hộ; Đông Nam Bộ: khoảng 108.000 hộ
trường quốc gia 2009).
Chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách tiền lương còn nhiều vi phạm Quakhảo sát, TPHCM hiện có 16 KCX-KCN với 1.062 doanh nghiệp (DN) đanghoạt động đã có đã có 731 DN đăng ký thang, bảng lương, song tỉ lệ DN áp dụngtiền lương tối thiểu cao hơn luật định chỉ chiếm 32,3% (Lê Thành Quân, 2011).
Trong chính sách đào tạo người lao động có hạn chế ở chỗ hiện chưa có các cơ
Trang 27chế mang tính “bắt buộc” đối với doanh nghiệp để yêu cầu họ phải tham gia vàđóng góp vào quá trình đào tạo người lao động; mức chi phí cho học nghề ở các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn cao; nội dung đào tạo chưa phù hợp với nhucầu về kỹ năng lao động của doanh nghiệp
Báo cáo tổng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN và KCX ở Việt Nam(Bộ KH&ĐT, 2006) cho thấy, đến 70% lao động trong các KCN là lao độngnhập cư và 60% là lao động nữ làm việc trong các KCN (Báo cáo môi trường
quốc gia 2009).
Sự tập trung cao của lao động tại các Khu công nghiệp đang khiến cho vấn
đề xã hội ngày càng trở thành áp lực đối với chính quyền địa phương và ngườidân xung quanh KCN Đó là tình trạng thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn,giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng và đáng lo ngại nhất vẫn là nảy sinh tệ nạn xã hội
Các vấn đề xã hội khác
Do chỉ quan tâm thúc đẩy tăng trưởng nhanh các khu công nghiệp mà chưathực sự quan tâm đúng mức từ đầu những yếu tố hạ tầng xã hội hỗ trợ thiết yếu nhưgiáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, Điều kiện sinh hoạt, môi trường sốngkhông đảm bảo, thiếu các hoạt động văn hóa, tinh thần là nguyên nhân phát sinh ranhiều tệ nạn xã hội Như vậy cần phải xây dựng một môi trường sống tốt xungquanh KCN Đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ xã hội phục vụ đời sống người laođộng KCN, KKT (Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009)
2.3 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
2.3.1 Thực trạng môi trường KCN trên cả nước
Khu công nghiệp là nơi tập trung các cơ sở sản xuất thuộc nhiều ngànhnghề, lĩnh vực khác nhau Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của các KCN,KCX sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường nếu như các biệnpháp xử lý, công tác phòng ngừa, ứng phó ô nhiễm môi trường không kịp thời
Chất thải rắn
Hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp làm phát sinh một lượng lớnchất thải, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ là rác thải nguy hại Theo báo cáocủa Vụ Quản lý KCN&KCX (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng lượng rác thải ướctính bình quân một ngày đêm của cả nước hiện đã tăng từ 25.000 tấn (năm1999) lên khoảng 30.000 tấn; trong đó, lượng rác thải công nghiệp chiếm
Trang 28khoảng 20%, phần lớn tập trung tại các KCN, KCX ở vùng kinh tế trọng điểmphía Bắc và phía Nam (chiếm khoảng 50%) (Phương Nhung, 2010).
Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vàoloại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của các cơ sở côngnghiệp trong KCN Qua khảo sát một số KCN cho thấy, trong thành phần chấtthải rắn của các KCN, tỷ lệ chất thải nguy hại chiếm dưới 20% nếu được phânloại tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế cao
Nước thải
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6/2016 Việt Nam có 313KCN Trong số đó thì chỉ có khoảng 1/3 số KCN có hệ thống xử lý nước thải tậptrung Tại các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì sau khi xử lýcục bộ đều thải trực tiếp ra sông với tải lượng ô nhiễm cao Ngay cả tại các KCN
đã có nhà máy xử lý nước thải thì hiệu quả hoạt động không cao; trên thực tế làkhông hoạt động hoặc chỉ hoạt động đối phó khi có các đoàn về thanh tra, kiểmtra để tiết kiệm chi phí vận hành Khoảng 70% trong số hơn một triệu m3 nướcthải/ngày từ các khu công nghiệp (KCN) được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhậnkhông qua xử lý gây ô nhiễm môi trường
Điển hình như vụ Nhà máy Formosa tại KCN Vũng Ánh - Hà Tĩnh chuyênluyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng) có quy trình sảnxuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục Khối lượng chất thải các loại (rắn,lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại và được thải ra liên tục Chỉ riêngchất thải lỏng thải trực tiếp ra môi trường tới hàng chục nghìn m3/ngày gây nêntình trạng ô nhiễm nghiêm trọng biển khu vực miền Trung, ảnh hưởng kinh tếnặng nề (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016) Công ty Vedan xả thải ra sôngThị Vải (Đồng Nai) tới 5.000m3 chất thải/ngày trong nhiều năm; nhà máy TungKuang xả nước thải đầu độc sông Cầu Ghẽ Nếu không xử lý nhiều hóa chất độchại như chrome 6 (cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép), mangan, sắt, đều cónồng độ vượt quy định sẽ xâm nhập nguồn nước (Sơn Định, 2008) Theo báo cáomôi trường quốc gia năm 2009 do Bộ tài nguyên và môi trường công bố ngày1/6/2010 thì tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu các con sông mà lanlên tới cả phần thượng lưu Kết quả quan trắc chất lượng cả 3 lưu vực sông ĐồngNai, Nhuệ - Đáy và sông Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp nhậnnước thải sinh hoạt, những khu vực chịu tác động của nước thải KCN có chất
Trang 29lượng nước sông bị suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu cao hơn quy định nhiều lần(Báo cáo môi trường quốc gia 2009).
Khí thải
Tại không ít khu công nghiệp, hệ thống lọc khí, bụi và hạn chế tiếng ồn tạicác cơ sở sản xuất còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức Khí thải không thể xử
lý tập trung như nước thải cần phải được xử lý ngay tại nguồn Khí thải do các cơ
sở sản xuất thải ra chứa nhiều chất độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trườngảnh hưởng đến sức khoẻ người dân quanh khu công nghiệp cũng như lao độngtrong KCN Kết quả quan trắc nồng độ SO2, CO, NO2 gần hoặc trong các KCNđang có chiều hướng gia tăng cục bộ Nồng độ bụi tại ven các trục giao thôngchính đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần Trong KCN nồng độ bụi và khíđộc hại (điển hình là các khí SO2) trong không khí xung quanh đã quá trị số tiêu
chuẩn cho phép từ 2-5 lần (Minh Quang và Tuấn Phùng, 2010).
- Ô nhiễm bụi: diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là mùa khô đối với các KCNđang trong quá trình xây dựng Số liệu đo đạc hàm lượng bụi lơ lửng tại một sốKCN như Tân Trường và KCN Nam Sách qua các năm đều vượt QCVN (Báocáo môi trường quốc gia 2009)
- Các khí ô nhiễm CO, SO2, NO2: Kết quả quan trắc tại các KCN của nhiềunăm không thay đổi nhiều Tại KCN Tân Trường nồng độ khí SO2 năm 2008 là0,092 mg/m3 xuống còn 0,048 mg/m3 trong năm 2009
- Ô nhiễm các khí khác: các khí này phát sinh do đặc thù của loại hình sản
xuất như hơi axit, hơi kiềm, NH3, H2S, VOC, Nhìn chung các khí này vẫn nằmtrong ngưỡng cho phép tuy nhiên cũng vẫn phải lưu ý đến việc kiểm soát các hơikhí độc trong KCN
Cùng với sự ô nhiễm nước, không khí là sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt,suy thoái đất đai, do những chất độc từ khu công nghiệp
Như vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ônhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp, nếu khôngđược giải quyết tốt sẽ gây ra thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tácđộng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe cộng đồng hiện tại và tương lai, pháhỏng những thành tựu công nghiệp nói riêng và triển kinh tế, tiến bộ xã hội nói
chung ở Việt Nam.
Trang 302.3.2 Thực trạng môi trường KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
2.3.2.1 Nước thải
Trong số 07 KCN và 01 KTT tại Thanh Hóa thì có 02 KCN (KCN Lễ Môn
và KCN Bỉm Sơn) đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung Tuy nhiên, chỉ
có KCN Lễ Môn đã đồng bộ hóa việc đấu nối nước thải từ các cơ sở sản xuấtkinh doanh trực thuộc vào hệ thống xử lý chung trước khi thải ra môi trường, hầuhết các cơ sở sản xuất đều có biện pháp xử lý nước thải cục bộ trước khi đấu nối;còn lại KCN Bỉm Sơn chỉ một số cơ sở lớn có đấu nối nhưng hầu hết là chưa qua
xử lý trước khi đấu nối Tại KKT Nghi Sơn là nơi tập trung rất nhiều cơ sở sảnxuất quy mô lớn (Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy xi măng CôngThanh, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy sản xuất chả cá và chế biến hải sảnSông Việt,…) trên phạm vi đất rộng, do đó việc yêu cầu các cơ sở sản xuất đấunối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung là không thể thực hiện được,
do đó hệ thống xử lý nước thải tập trung chỉ xử lý cho một số nhà máy tập trungtại khu vực trung tâm KKT, còn lại đã tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải riêng cóquy mô và công nghệ phù hợp với loại hình sản xuất của từng cơ sở Đối với 03KCN là KCN Lam Sơn, KCN Hoàng Long và KCN Thạch Quảng đều chưa xâydựng hoàn thiện, việc xây dựng đồng thời với hoạt động sản xuất, do đó mà hệthống xử lý nước thải tập trung chưa được đầu tư đúng quy định nhưng các cơ sởsản xuất trực thuộc đã có đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ KCN ĐìnhHương - Tây Bắc Ga là KCN xây dựng từ khá lâu nhưng chưa có hệ thống xử lýnước thải tập chung, tại đây tình trạng xả nước thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận
là sông Hạc rất phổ biến, tuy nhiên, mấy năm gần đây, nhờ sự vào cuộc mạnh mẽcủa cơ quan chức năng chuyên môn yêu cầu các cơ sở sản xuất trực thuộc phải tựxây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng, tuyệt đối nghiêm cấm việc xả nước thảikhông qua xử lý trực tiếp ra sông Nhờ đó, tình trạng ô nhiễm nước sông Hạc đãđược cải thiện đáng kể nhưng việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập chung chotoàn bộ KCN này là rất cần thiết KCN Bãi Trành cũng là KCN chưa được đầu tư
hệ thống xử lý nước thải tập trung (BQL Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCNThanh Hóa, 2015)
2.3.2.2 Chất thải rắn
Về chất thải rắn từ các KCN tại Thanh Hóa cũng là vấn đề đáng quan tâm
do khối lượng và chủng loại ngày càng tăng Trong khi đó các bãi rác trên địabàn KCN đóng thì gần như đang trong tình trạng quá tải, đồng thời các bãi rác
Trang 31này chỉ có chức năng chứa và xử lý rác thải sinh hoạt Rác thải công nghiệp, đặcbiệt là chất thải nguy hại theo quy định phải được phân loại, lưu trữ và xử lýriêng nhưng tình trạng không phân loại mà để chung cùng rác thải sinh hoạt là rấtphổ biến tại các KCN hiện nay Nguyên nhân do ý thức của các cơ sở sản xuất,
do kinh phí xử lý rác thải công nghiệp tương đối cao và một phần do cơ quanquản lý chưa quản lý chặt chẽ tình trạng này (BQL Khu kinh tế Nghi Sơn và cácKCN Thanh Hóa, 2015)
2.3.2.3 Khí thải
Các nhà máy trong các KCN tại Thanh Hóa hầu hết đã có biện pháp xử lýkhí thải trước khi thải ra môi trường, gần như không có tình trạng thải trực tiếp.Tuy nhiên, công nghệ xử lý một số cơ sở còn thô sơ, chưa thực sự phù hợp vớiquy mô và công nghệ sản xuất mà dẫn đến vẫn gây ô nhiễm môi trường khôngkhí KCN Lễ Môn tập trung các nhà máy sản xuất phát sinh khí thải không phứctạp nên tình trạng gây ô nhiễm không khí do khí thải tại đây tương đối ít
Bên cạnh đó đối với môi trường lao động của công nhân cũng là vấn đềcần đặc biệt quan tâm Hiện nay, trong các nhà xưởng, các khu sản xuất, chếbiến đặc thù có sử dụng hóa chất gần như chưa có biện pháp bảo vệ sức khỏecho công nhân Đã có tình trạng công nhân bị ngộ độc hóa chất như trườnghợp công nhân bị ngất hàng loạt trong tình trạng khó thở và không có bảo hộlao động tại xưởng dán keo của Nhà máy sản xuất và gia công giầy xuất khẩuHong Fu trong KCN Hoàng Long (BQL Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCNThanh Hóa, 2015)
2.4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.4.1 Khái quát công nghệ xử lý nưóc thải tập trung
Nhìn chung, các quy trình xử lý nước thải tập trung của các Khu côngnghiệp có các đặc điểm như sau:
- Ða số các quy trình có sử dụng biện pháp xử lý nhiều cấp, cấp dầu tiênthường là quá trình xú lý hóa lý ( keo tu, tạo bông), hoặc quá trình xử lý sinh học
kị khí, cấp cuối cùng là xử lý sinh học hiếu khí bùn hoạt tính làm thoáng kép dàihoặc sử dụng biện pháp xử lý hiếu khí bùn hoạt tính làm việc theo mẻ (hệ thống
bể SBR, hệ thống Unitank) có kết hợp lọc nước thải ra hoặc sử dụng hồ sinh học
ổn định
Trang 32- Quá trình xử lý nhiều cấp thường được áp dụng cho các KCN có thànhphần nước thải tương đối phức tạp, có sự dao động về tính chất nước thải, nướcthải có các thành phần độc hai, khó xử lý triệt để bằng quá trình sinh học bùnhoạt tính hoặc có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả xử lý của quá trình này.
Nước thải công nghiệp phải được làm sạch bằng phương pháp cơ học, hóahọc, hóa lí, sinh học và nhiệt đến chất lượng cần thiết, tùy theo dạng sản xuất
- Phương pháp hóa lý: Để loại các hạt lơ lửng phân tán (rắn, lỏng) và cáckhí tan, các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước thải
- Phương pháp hóa học: Thực hiện các phản ứng trung hòa, oxi hóa vàkhử các chất bẩn, phương pháp này được ứng dụng để loại bỏ các chất hòa tantrong nước thải
- Phương pháp hóa sinh: Ứng dụng nhiều và đạt hiệu quả cao khi xử lýnước thải chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ Xử lý dựa trênkhả năng sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn thức ăn của vi sinh
- Phương pháp nhiệt bao gồm: Cô đặc nước thải kết hợp tách chất tan, oxihóa chất hữu cơ khi có xúc tác ở áp suất thường và áp suất cao, oxi hóa pha lỏngcác chất hữu cơ, xử lý bằng biện pháp thiêu đốt
2.4.2 Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp tập trung
2.4.2.1 Công nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN trên thế giới
Thông thường để lựa chọn các hệ thống xử lý nước thải tập trung phù hợpcho tính chất của từng KCN cụ thể, các KCN trên thế giới thường ứng dụng cácphương pháp xử lý được kết hợp và lựa chọn công đoạn xử lý dựa vào quá trình
xử lý phù hợp với từng ngành nghề sản xuất đặc thù như sau:
Bảng 2.1 Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải theo ngành nghề
Công nghiệp Chất ô nhiễm nước thải
đặc trưng Quá trình xử lý
Dệt may BOD, TSS, kiềm Trung hòa, kết tủa hóa học,
xử lý sinh học
Giặt là BOD, TSS, bùn lỏng Song chắn rác, kết tủa hóa
học, hấp phụHóa tẩy BOD, xà phòng, suponifed Keo tụ, kết tủa hóa họcThực phẩm BOD, TSS, FOG, chất tẩy,
kiềm
Li tâm, xử lý sinh học, song chắn, lắng, kết tủa hóahọc, trung hòa…
Trang 33Dược phẩm BOD Bay hơi, làm khô
hữu cơ bay hơi
Trung hòa, xử lý sinh học
Sau khi đã xác định được đặc tính nước thải của từng ngành nghề thuộcKCN, nước thải của các KCN được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thảitập trung của cả khu, thông thường hệ thống xử lý nước thải được thiết kế theoquy trình sau:
Nước thải > Cân bằng > Trung hòa > Lưới > Hóa học/Đông tụ > Lắng
->Xử lý sinh học
Do vậy hệ thống xử lý nước thải KCN trên thế giới được xử lý làm nhiều bậc
xử lý bao gồm quá trình như: tiền xử lý, xử lý sơ bộ và xử lý thứ cấp Để xử lýnước thải công nghiệp, hiện nay trên thế giới thông thường sử dụng kết hợp cácquy trình và công đoạn bao gồm: keo tụ, tạo bông, lọc, hấp phụ carbon hoạt tính,điện hóa, ozon hay các quá trình xử lý sinh học trong cùng một hệ thống Một hệthống điển hình của công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mang tính chất phứctạp được ứng dụng để xử lý cho khoảng gần 1000 nhà máy sản xuất được mô tảnhư sau:
Trang 34Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chung của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung
Như vậy, các hệ thống xử lý nước thải của từng KCN trên thế giới có sựkhác nhau phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề sản xuất trong KCN đó Tuy nhiên,các trạm xử lý đều áp dụng các biện pháp xử lý riêng lẻ phù hợp với từng loạihình sản xuất để làm phương án xử lý nước thải tập trung cho KCN
2.4.2.2 Công nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam đã chú trọng đến xử lý nước thải công nghiệp, đặcbiệt là tại các KCN Các mô hình hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN đượcthiết kế và xây dựng dựa trên các công đoạn xử lý riêng lẻ được kết hợp để tănghiệu quả xử lý cho hệ thống Một số công nghệ xử lý nước thải tập trung củaKCN tại Việt Nam như sau:
- Xử lý bằng công nghệ “xứ lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính”:
axit
Khua
y tr®n
Xú lý sơ b®
Nưóc thái vào
Xú lý thú cap hiếu khíBể Lang 2
Keo tn
Ðiem giói han
Nưóc thái ra
Trang 35Sơ đồ 2.2 Sơ đồ công nghệ xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính
- Công nghệ SBR: Là một dạng của bể Aeroten có ưu điểm là khử đượccác hợp chất chứa nitơ, photpho khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếukhí và yếm khí
Trang 36Sơ đồ 2.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải KCN áp dụng theo công nghệ
SBR
Như vậy, các công nghệ xử lý nước thải tập trung của các KCN đang ápdụng tại nước ta hiện nay bao gồm các khâu xử lý: Xử lý sơ bộ (điều hòa, lắng sơbộ,…); Tiền xử lý (xử lý hóa lý…); Xử lý sinh học (hiếu khí, thiếu khí, kịkhí…) ; Khử trùng
Đây là các mô hình xử lý nước thải công nghiệp bằng các phương pháp xử
lý kết hợp hóa lý - sinh học - khử trùng và là các phương pháp đã và đang đượcứng dụng hiệu quả trên thế giới
Bể khử trùng
Máy thổi khí Bể SBR Chlorine
Bể tuyển nổi (Bể tách dầu)
Bể diều hòa
Bể phán úng
Thúng thu dầu
M á y é p b ù n
B ù n
R á c
C h ô n l ấ p
V á n g d ầ u
Đ e m x ử l ý
B ể c h ứ a b ù n
Nước thái sán xuất
Trang 37- Tại KCN Lễ Môn, phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa, đang áp ụngcông nghệ xử lý bằng sinh học hiếu khí Aeroten, với tính chất nước thải đặctrưng chứa hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ, do vậy, lựa chọn công nghệAeroten là phù hợp Đây là một công nghệ có tính ứng dụng cao, được áp dụngtại nhiều KCN, nhà máy sản xuất đã đem lại hiệu quả.
2.4.2 Tổng quan phương pháp đánh giá công nghệ xử lý chất thải
2.4.2.1 Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải
Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quảcủa công nghệ được áp dụng trong xử lý môi trường dựa trên việc phân tích,khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp luận và ý kiến của các chuyên gia nhằmđánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp cho xử lý môi trường (Ngô HồngPhương, 2008)
Theo khoản 13 - điều 3 - Luật chuyển giao công nghệ nêu rõ: “ Đánh giácông nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác độngkinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ”
Theo Tổng cục Môi trường, “Đánh giá công nghệ xử lý chất thải là việcxác định trình độ, giá trị và hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải đang được ápdụng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam”
Tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý chất thải : “Là các chỉ số, định mứcđánh giá trình độ các thiết bị, công nghệ về mức độ đạt được các tiêu chí môitrường, cơ khí hóa, tự động hóa, hiệu quả xử lý ô nhiễm, chi phí kinh tế, kỹ năngvận hành, bảo dưỡng và tính an toàn môi trường
Hiện nay, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, cùng với sự phát triểncủa các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp vừa và nhẹ thì sản xuất hàng hóatại các làng nghề cũng đang được chú trọng đẩy mạnh và quan tâm Việc cungcấp các sản phẩm tiêu dùng và phục vụ đời sống con người ngày một tăng caokéo theo vấn đề chất thải thải ra gây ô nhiễm môi trường cũng ngày càng nhiều,càng ô nhiễm., chính vì vậy mà việc lựa chọn một công nghệ phù hợp nhằm xử lýchất thải phát sinh trong quá trình sản xuất có tính khả thi trở nên cần thiết chomỗi cơ sở sản xuất kinh doanh Nó có ý nghĩa rất lớn trong công nghệ môitrường, sau đây là một số lợi ích khi thực hiện hoạt động đánh giá công nghệ xử
lý chất thải:
Trang 38- Góp phần giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh có sự lựa chọn giải phápngăn ngừa ô nhiễm phù hợp, giảm chi phí, nâng cao nhận thức tuân thủ phápluật về môi trường, đẩy nhanh việc ứng dụng các công nghệ được đánh giavào thực tiễn.
- Giúp cho nhà nước định hướng phát triển công nghệ môi trường phục vụ
sự nghiệp bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước và hình thành công nghiệp môi trường
- Tạo cho các cơ sở nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học vàcông nghệ môi trường có điều kiện nhìn nhận khách quan về công nghệ của mình
và phát huy khả năng sáng tạo, cải tiến, đổi mới công nghệ…
Hình 2.2 Ý nghĩa của hoạt động đánh giá công nghệ xử lý chất thải
2.4.2.2 Lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử lý nước thải
Việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải phù hợp được thực hiện dựa trênviệc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau Vấn đề được quantâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công nghệchẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng,… tiếp theo đó là các yếu tố ảnhhưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng được quantâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp (Singhirunnusorn andStenstrom, 2009) (dẫn theo Trịnh Thị Hồng Gấm, 2013)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đốivới đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải Theo Alaerts và cộng sự(1990) (dẫn theo Trịnh Thị Hồng Gấm, 2013), một hệ thống xử lý chất thải là khảthi nếu nó có hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễdàng Dựa trên những thuật ngữ chung như trên, một vài tiêu chí mang tính khả
Đơn vi cung cấp
công nghệ XLCT Đánh giá công nghệ XLCT
Khách hàng (các cơ sở sản xuất phát sinh chất
thải)
Yêu cầu thực hiện
đánh giá công nghệ Đánh giá những yêu cầu được xác định trước
Chọn công nghệ tốt nhất
Đầu tư phát triển Cải tiến nâng cao chất
lượng công nghệ XLCT
Trang 39thi được xác định như: (a) khả thi về môi trường; (b) đáng tin cậy; (c) có thể
quản lý về tổ chức và kỹ thuật;(d) nguồn chi phí và tài chính; và (e) có thể ứng dụng theo hướng tái sử dụng Mỗi tiêu chí được chia ra thành các chỉ tiêu khác
nhau, các chỉ tiêu này cần được xem xét trong việc đánh giá tính ổn định của hệthống Boshier (1993) (dẫn theo Trịnh Thị Hồng Gấm, 2013) nghiên cứu batrường hợp ở New Zealand trong đó cộng đồng phải quyết định phương án côngnghệ thích hợp để xử lý và thải bỏ bùn cống rãnh, ông kết luận rằng những tiêu
chí hữu ích nhất để đánh giá các phương án công nghệ khác nhau là: (a) sự tham
gia và cam kết của cộng đồng; (b) sự sẵn có của cơ sở hạ tầng kỹ thuật như có sẵn bãi đỗ để thải bỏ; (c) các khía cạnh văn hoá và môi trường địa phương ; (d) các hiểm họa, rủi ro về môi trường; (e) chi phí; (f) các khía cạnh về kỹ thuật.
Trong các trường hợp nghiên cứu này, các yếu tố về điều kiện văn hoá môitrường địa phương đóng vai trò quyết định trong việc chọn phương pháp xử lý.Dummade (2002) (dẫn theo Trịnh Thị Hồng Gấm, 2013) đề xuất nhiều chỉ thị đểđánh giá tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nước đang phát triển vàphân loại chúng thành sơ cấp và thứ cấp Khả năng thích ứng của một công nghệvới môi trường và xã hội được xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một
nhóm gồm bốn loại như sau: (a) ổn định về kỹ thuật ; (b) ổn định về kinh tế; (c)
ổn định về môi trường và (d) ổn định về chính trị - xã hội Bằng cách nhận dạng
và xác định các chỉ thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn địnhhơn có thể được lựa chọn và “có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên”(Dunmade, 2002), Lettinga (2001) (dẫn theo Trịnh Thị Hồng Gấm, 2013) đã liệt
kê các vấn đề cần đạt được của phương án công nghệ phát triển ổn định và ổn
định lâu dài: (a) sử dụng ít tài nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài
nguyên/năng lượng; (b) hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; (c) linh động
về mặt ứng dụng ở các quy mô khác; (d) đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng
Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa cáctiêu chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định củacông nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau Dựa vào điều kiện thực
tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí và 27 tiêu chí nhánh được sử dụng để đánh giá
và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp
Nhóm tiêu chí về kỹ thuật liên quan đến vấn đề kỹ thuật như thiết kế, xây
dựng, vận hành và độ tin cậy của công nghệ Đối với bất kỳ hệ thống xử lý nước
Trang 40thải nào, mục tiêu quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường hay
tuân thủ quy định về môi trường Ngoài ra, hiệu quả xử lý của mỗi công trình đơn
vị cũng phản ánh sự phù hợp trong thiết kế, vận hành công trình đơn vị đó, đồngthời ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của toàn hệ thống Xét hai hệ thống xử lý cóchi phí xây dựng và vận hành tương đương nhau, hệ thống có hiệu quả loại bỏchất ô nhiễm cao hơn thì sẽ an toàn trong việc tuân thủ quy định về môi trường
hơn (Lucas, 2004) Độ tin cậy của hệ thống bao gồm độ tin cậy đối với khả năng
vận hành và độ tin cậy của thiết bị Độ tin cậy của hệ thống được đánh giá theohiệu quả xử lý trong điều kiện bình thường và trong trường hợp sự cố, tần xuất
hư hỏng thiết bị và ảnh hưởng của sự cố hư hỏng thiết bị đến hiệu quả xử lý
(Eisenberg et al., 2001) Khả năng quản lý hệ thống về mặt kỹ thuật mà Alaerts
et al (1990) đã đề cập cũng có thể được xếp vào nhóm tiêu chí này Khả năng
quản lý hệ thống liên quan đến các yếu tố như tần suất bảo dưỡng hệ thống, khảnăng thay thế thiết bị bằng thiết bị có sẵn hoặc tự chế tạo ở địa phương và yếu tốnguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cần thiết để quản lý hệ thống (Dunmade,2002; Lucas, 2004) (dẫn theo Trịnh Thị Hồng Gấm, 2013)
Nhóm tiêu chí về kinh tế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng công trình,
chi phí vận hành và chi phí bảo trì - bảo dưỡng công trình Chi phí xây dựngcông trình được sử dụng để so sánh nhiều phương án xây dựng trong cùng mộtkhu vực với điều kiện kinh tế tương tự nhau (Alaerts và cộng sự, 1990) Chi phíxây dựng bao gồm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, công lao động, vận chuyển
và một số chi phí phụ trợ khác như điện, nước, láng trại, v.v Chi phí này có thể
được biểu diễn qua suất đầu tư xây dựng một đơn vị diện tích, thể tích công
trình hay một đơn vị nước thải Chi phí vận hành (bao gồm chi phí điện, nước,hóa chất, nhân công) và chi phí bảo trì và sửa chữa công trình có thể được biểu
diễn bằng chi phí xử lý trên một đơn vị nước thải (dẫn theo Trịnh Thị Hồng
Gấm, 2013)
Nhóm tiêu chí về môi trường xét đến khả năng bền vững về mặt môi
trường như khả năng tái sử dụng nước thải để tưới tiêu, khả năng tái sử dụng sảnphẩm thứ cấp như khí thải (biogas) và bùn thải hữu cơ (biosolids) Tại các nướcđang phát triển, nước thải và các sản phẩm thứ cấp sau quá trình xử lý được xemnhư những nguồn tài nguyên Nước thải sau quá trình xử lý phù hợp có thể sửdụng để tưới tiêu trong nông nghiệp do có chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết
cho cây trồng (Kalbermatten et al., 1982; Pickford, 1995; Parr et al., 1999).