ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG QUẢNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp lễ môn tại phường quảng hưng, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 54)

HƯNG, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quảng Hưng là một phường thuộc phía Đông thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, trước kia là xã Quảng Hưng, được thành lập phường vào ngày 19/8/2013 trên cơ sở giữ nguyên trạng địa giới xã Quảng Hưng. Tổng diện tích phường là 5,73 km2, dân số hiện tại là 7.835 người.

Hình 4.3. Sơ đồ vị trí phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa

b. Địa hình - thủy văn

- Địa hình phường Đông Hưng là đồng bằng bằng phẳng.

- Cách biển khoảng 9 km về phía Đông; cách sông Mã khoảng 3 km về phía Bắc. Trong địa phận phường có sông Thống Nhất chảy qua.

c. Khí hậu

Theo trung tâm dự bào khí tượng thuỷ văn Thanh Hoá, các thông số chủ yếu của các yếu tố khí tượng khu vực TP. Thanh Hoá như sau:

- Nhiệt độ:

Trung Bộ. Do tác động của biến đổi khí hậu những năm gần đây gây ra phân bố rất không đồng đều nhiệt độ trong năm. Trong năm khí hậu chủ yếu được chia làm các mùa rõ rệt như sau:

- Mùa nắng (mùa Hạ và mùa Thu) kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, khí hậu

khô nóng nhất là từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình tháng từ 24,70C

(tháng 4) đến 32,90C (tháng 6). Mùa này thường nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 39,5 400C.

- Mùa khô (mùa Đông và mùa Xuân) kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 14,20C (tháng 1) đến 13,90C (tháng 12).

- Lượng mưa:

Tổng lượng mưa trung bình năm tại thành phố Thanh Hoá khoảng 1.700 - 1800 mm/năm. Tổng lượng mưa năm cực đại là 3.000 mm/năm và tổng lượng mưa năm cực tiểu là 1.000 mm/năm. Cường độ mưa lớn nhất vào ngày 24/06/1963 trong 24 giờ là 731 mm. Mưa kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm.

- Gió:

Chế độ gió thể hiện theo hai mùa: mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 12) hướng gió chủ đạo là hướng Nam và Đông Nam. Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3) hướng gió chủ đạo là hướng Bắc và Đông Bắc.

Tốc độ gió:

+ Tốc độ gió trung bình năm: 1,09 - 1,32 m/s.

+ Tốc độ gió mạnh nhất trong lốc, tố: 35 m/s (có thể lớn hơn). + Tốc độ gió mạnh nhất trong bão: 30 - 35 m/s.

Gió Tây xuất hiện vào tháng 3 và tháng 9. Các tháng có gió Tây nhiều nhất vào tháng 5, 6 và 7.

- Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm.

+ Độ ẩm trung bình năm: 86,7%.

+ Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 89,8% (tháng 2). + Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 84% (tháng 12).

+ Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa không lớn:

Mùa khô: Độ ẩm tương đối giảm nhưng không đáng kể. Mùa mưa: độ ẩm tương đối trung bình không cao lắm. - Nắng và bức xạ:

Tổng số giờ nắng trung bình năm đạt: 1.535,3 giờ. Thời gian nắng trung bình ngày: 6,5 giờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bão và áp thấp nhiệt đới:

Qua thống kê nhiều năm (1962 - 2015) cho thấy trung bình có 0,56 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Thanh Hoá.

Gió lớn khoảng 2,49 cơn/năm.

Các yếu tố khí thượng thuỷ văn như nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió, mưa, cường độ, bức xạ của mặt trời… tạo nên loại độ bền khí quyển, ảnh hưởng tới sự phát tán của các chất ô nhiễm trong không gian (Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, 2015).

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên khu vực đến sự phát triển của

KCN: Qua các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng khu vực cho

thấy rất thuận lợi cho hoạt động của KCN Lễ Môn. Thuận lợi về giao thông cho vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ; thời tiết khu vực là tương đối ổn định, không có các sự cố lớn về mưa bão nên không gây trở ngại cho hoạt động phát triển KCN.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Điều kiện kinh tế

- Các hoạt động dịch vụ - thương mại phát triển ổn định trong đó một số ngành như: Kinh doanh dịch vụ vận tải 76 hộ, quần áo các loại 18 hộ; buôn bán vật liệu xây dựng 18 hộ, hàng tạp hóa 34 hộ, 384 hộ kinh doanh buôn bán nhỏ… thu hút khoảng 2435 lao động từ đó đưa giá trị sản xuất dịch vụ - thương mại trên địa bàn ước đạt: 116,9 tỷ đồng, bằng 99,1% kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

- Hoạt động Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng tiếp tục được đầu tư phát triển, trong đó một số ngành đem lại hiệu quả kinh tế như: Cơ khí (49

cơ sở), mộc (31 cơ sở), may mặc, giầy da… thu hút 2.264 lao động đưa giá trị

sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng ước đạt 108 tỷ 670 triệu đồng bằng 95,3% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ.

- Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 100ha, sản lượng quy thóc ước đạt 1040 tấn. Tổ chức nạo vét, sửa chữa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất trị giá trên 110 triệu đồng. Tổ chức tốt công tác tiêu độc khử trùng, kiểm tra dịch bệnh không để xảy ra trên địa bàn. Kết quả thu các khoản dịch vụ đạt trên 90%.

- Cơ sở hạ tầng:

+ Giao thông: phường Đông Hưng có hệ thống giao thông thuận lợi, đường giao thông đã cơ bản được trải nhựa, có các tuyến đường giao thông lớn chạy qua, đặc biệt là tuyến đường Quốc lộ 47 trên trục đường TP. Thanh Hóa đi thị xã Sầm Sơn.

+ Thủy lợi: Công tác thủy lợi đê điều được xây dựng đồng bộ, nơi đây có cảng Lễ Môn, là khu cảng lớn thứ hai của tỉnh Thanh Hóa.

+ Hệ thống điện, thông tin liên lạc: Hệ thống điện xây dựng 100% địa điểm trên địa bàn. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển nhanh, phủ sóng 100% địa điểm trên địa bàn.

b. Điều kiện xã hội

- Dân số:Dân số phường bao gồm dân sống lâu năm và một lượng dân số

tập trung không cố định chủ yếu là lao động trong Khu công nghiệp Lễ Môn chiếm khoảng 10,0% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51,0% dân số. Lao động trong nông nghiệp chiếm 15%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 51%, dịch vụ thương mại chiếm 30%, ngành nghề khác là 4% trong cơ cấu lao động 6 tháng cuối năm 2015.

- Giáo dục, y tế: Cơ sở vật chất của ngành y tế, giáo dục, văn hóa được đầu tư đồng bộ, về cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân (Báo cáo tình hình KT-XH phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa, 2015).

Đánh giá chung về điều kiện KT-XH khu vực đến sự phát triển của KCN: Kinh tế khu vực hiện đang trong giai đoạn phát triển và đổi mới, do đó nhu cầu cũng như nguồn cung cấp về nguyên vật liệu sản xuất, sinh hoạt là rất lớn tạo ra thị trường cung cấp và tiêu thụ đáng kể cho hoạt động của các cơ ở sản xuất trong KCN. Tình hình dân cư lao động chủ yếu thoát ly nông nghiệp, có lực lượng lao động lớn, an ninh chính trị ổn định là môi trường thuận lợi để thu hút các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư vào KCN.

4.2. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP LỄ MÔN 4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

a. Vị trí địa lý

KCN Lễ Môn tỉnh Thanh Hoá được Thủ tướng Chính phủ thành lập, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại quyết định số 186/1998/QĐ-TTg ngày 25/9/1998 và Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 29/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số 186/1998/QĐ-TTg ngày 25/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh hoá.

Đây là KCN tập trung đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá, nằm cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá và Quốc lộ 1A 5 km về phía Đông, cách cảng Lễ Môn 1km, cảng biển Nghi Sơn 60 km.

Phạm vi ranh giới xác định như sau:

- Phía Bắc giáp: Đất dân cư, sông Thống Nhất; - Phía Nam giáp: Quốc lộ 47;

- Phía Đông giáp: Xã Quảng Phú; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Tây giáp: Đất dân cư xã Quảng Hưng.

b. Quy mô

Khu công nghiệp ra đời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng thời kỳ 1997-1999. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng cũ là Công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn, sau 3 năm làm chủ đầu tư (từ năm 1998-2001) do khó khăn về vốn và thu hút đầu tư cho thuê lại đất, cộng thêm những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nên không triển khai hạ tầng KCN và đã xin thôi nhiệm vụ đầu tư từ năm 2001 chuyển sang cho chủ đầu tư mới là Công ty phát triển hạ tầng KCN (sau đổi thành Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển hạ tầng). Sau khi tiếp nhận chủ đầu tư mới đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hạng mục kỹ thuật để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của KCN.

Khu công nghiệp Lễ Môn với quy mô được phê duyệt là: 62,61 ha, vốn đầu tư là: 63,5 tỷ đồng. Nhưng trong quá trình xây dựng KCN, do tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Thanh Hoá đã quyết định mở rộng thêm. Đến nay, diện tích của KCN Lễ Môn là: 87,61 ha, mức vốn đầu tư là: 113,3 tỷ đồng.

Cơ cấu sử dụng đất của KCN

Bảng 4.3. Cơ cấu sử dụng đất trong khu công nghiệp

TT Loại đất Diện tích(ha) Tỷ lệ(%) Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn I Giai đoạn II

1 Đất cho Doanh nghiệp 42,5 19,35 67,9 77,4

2 Đất hạ tầng kỹ thuật 2,06 0,7 3,3 2,8

3 Đất cây xanh, công trình

dịch vụ 8,16 1,6 13,0 6,4

4 Diện tích khu trung tâm điều hành 1,0 - 3,2 -

5 Đất giao thông 6,71 3,35 12,6 13,4

6 Tổng 60,43 25 100 100

Nguồn: Báo cáo xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Lễ Môn (2014)

Thời gian hoạt động của KCN là 50 năm, Hiện nay diện tích đất khu công nghiệp đã được lấp đầy 80%, tổng số dự án đang hoạt động trong KCN Lễ Môn tính đến hết ngày 29/02/2016 là 26 dự án, bao gồm các nhóm ngành nghề sau:

Bảng 4.4. Cơ cấu cơ sở sản xuất trong KCN Lễ Môn

STT Ngành sản xuất Số lượng (cơ sở)

1 May mặc 3

2 Giầy da, nhựa bao bì 3

3 Sản xuất bàn ghế, trang thiết bị nội thất 1

4 Chế biến thực phẩm 7

5 Ngành nghề phụ trợ nông nghiệp 3

6 Ngành cơ khí 2

7 Ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng 5

8 Nghành nghề y tế 1

9 Ngành tài chính 1

Tổng 26

Nguồn: Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển hạ tầng (2016)

+ Tổng số lao động hiện tại đang làm việc trong các doanh nghiệp này khoảng 22.000 lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tiền lương: Tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nhiệp KCN đạt 3.200.000 - 7.500.000 đồng/người/tháng.

KCN Lễ Môn cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 5 km, phía Tây Nam KCN giáp với Quốc lộ 47 và nằm trên đường vào cảng Lễ Môn nên rất thuận tiện cho giao thông đi lại và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp với bên ngoài.

Không những thuận tiện về đường bộ, khu công nghiệp Lễ Môn nằm cách cảng Lễ Môn 2km về phía Nam giúp các cơ sở trong khu công nghiệp có thể thông thương bằng đường thuỷ một cách thuận tiện.

Ngoài ra còn có Sông Thống Nhất nằm cách Khu công nghiệp Lễ Môn 100m là nơi tiếp nhận nguồn nước thải của KCN. Hiện tại, sông làm nhiệm vụ tiêu úng về mùa lũ cho huyện Đông Sơn và thành phố Thanh Hoá bằng 2 cửa (Âu Bến Ngự và cống Quảng Châu). Mùa kiệt các cửa âu và cống được đóng lại để ngăn nước xâm nhập từ sông Mã vào. Mùa kiệt do lượng nước xuống thấp sông là nơi chứa các nguồn nước thải của các làng mạc và nước thải của khu vực phía Đông thành phố, KCN nên nguồn nước bị ô nhiễm.

Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sản xuất của các doanh nghiệp

khu công nghiệp sau khi được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung được xử lý đạt tiêu chuẩn tại giá trị C cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT và chảy trực tiếp ra mương tiêu Thành Hưng trước khu công nghiệp và được xả thẳng ra sông Thống Nhất theo giấy phép xả thải vào nguồn nước số 48/GP- UBND ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

Sông Thống Nhất với mục đích chính là tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của các huyện phía Tây và giao thông đường thuỷ giữa các vùng miền. Là sông đào nằm ở vùng đồng bằng, nên khả năng sinh thuỷ rất kém. Hiện tại, sông làm nhiệm vụ tiêu úng về mùa lũ cho huyện Đông Sơn và thành phố Thanh Hoá là chính bằng 2 cửa (Âu Bến Ngự và cống Quảng Châu).

Ngoài nhiệm vụ tiêu úng, Sông Thống Nhất còn là nơi tiếp nhận nước thải của khu vực phía Đông thành phố Thanh Hóa, nước thải sản xuất công nghiệp (nhà máy bia, sản xuất đá ốp lát, phân lân, sản xuất giấy,…), sản xuất nông nghiệp dịch vụ nhà hàng, khách sạn, giết mổ gia súc,… Nước thải hầu như được xả trực tiếp ra sông, kênh tiêu, tuy đã có một số Doanh nghiệp xử lý nước thải trước khi thải nhưng hầu như chưa đạt QCVN. Việc xả chung nguồn nước chưa đạt tiêu chuẩn vô hình chung sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

4.2.2. Hạ tầng KCN

4.2.2.1. Hệ thống đường giao thông

Hiện tại đường trong KCN được thiết kế mạng lưới đường ô cờ, tổ chức các tuyến chính tuyến phụ hợp lý phục vụ đến từng lô đất xây dựng. khoảng cách giữa các tuyến trung bình 300 - 400m phù hợp với lô đất công nghiệp. Mật độ

mạng lưới đường đạt 6km/km2 và tổng diện tích đất giao thông trong KCN là

10,06 ha trong đó xây dựng giai đoạn I là 6,71 ha và giai đoạn II là 3,35 ha.

Bảng 4.5. Tổng hợp khối lượng tuyến đường KCN

TT Danh mục Chiều dài (m) Bề rộng (m) Diện tích (m2) Mặt đường Cây xanh Mặt đường Cây xanh 1 2 3 4 5 Tuyến phía Bắc

Tuyến sông Quảng Châu Tuyến Quốc lộ 47 Đường ra cảng Lễ Môn Đường nối khu phụ trợ

470 996 996 480 440 12 12 9 12 9 3 3 3 6 3 9 9 6 6 9 5,64 11,952 8,964 5,76 3,96 1,41 2,988 2,958 2,88 1,32 4,23 8,694 5,976 2,88 3,96 Nguồn: Báo cáo xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Lễ Môn (2014)

4.2.2.2. Nguồn điện

Được cấp từ trạm giảm áp chính 110/35/22KV, trạm có công suất 2x25 MVA, nằm cạnh Quốc lộ 47 cách hàng rào KCN 0,7km của chi nhánh điện thành phố Thanh Hoá. Xuất phát từ thanh góp 22KV hạ áp vào trạm biến áp 6500KVA x 2.

4.2.2.3. Cấp nước

KCN Lễ Môn sử dụng nguồn cung cấp nước sạch của công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hoá bằng đường ống Ø400 chạy dọc phía Nam Quốc lộ 47 với công suất chuyển tải nước tối đa là 20.000 m3/ngày đêm. Sau đó nước

được dẫn từ đường ống Ø400 vào bể chứa W = 1000 m3 bằng đường ống ngang

Ø200 và được trạm bơm 2 (gồm 2 bơm) bơm đi sử dụng. Mạng lưới cấp nước được bố trí theo mạch vòng, gồm 3 vòng khép kín tổng chiều dài đường ống cấp nước Ø200: 800m và Ø150: 2814m, độ sâu chôn ống 0,8m.

Trạm bơm và bể chứa được đặt tại cốt xây dựng 2,30m, tầng cao xây dựng trung bình 1,5-2 tầng, cao nhất 4 tầng. Lắp đặt bơm có áp lực tự do H=30m đảm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp lễ môn tại phường quảng hưng, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 45 - 54)