HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC THẢI TẠI KCN LỄ MÔN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp lễ môn tại phường quảng hưng, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 71)

4.3.1. Nguồn phát sinh nước thải của KCN

4.3.1.1. Nước thải của các cơ sở sản xuất tại KCN

Các nhóm ngành nghề trong KCN Lễ Môn sử dụng công nghệ khô và tương đối sạch, vì vậy lượng nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt và một phần nước sản xuất. Hiện tại Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Lễ Môn đang tiến hành xử lý cho 16/26 doanh nghiệp đang hoạt động có nước thải trong KCN. 16 doanh nghiệp đấu nối vào Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Lễ Môn thuộc các nhóm ngành nghề chính:

- Nhóm ngành tiêu dùng, gồm: + May mặc (03 doanh nghiệp). + Giầy da (02 doanh nghiệp)

+ Sản xuất bàn ghế, trang thiết bị nội thất (01 doanh nghiệp). - Nhóm ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng (02 doanh nghiệp). - Nhóm ngành thực phẩm (05 doanh nghiệp).

- Nhóm ngành sản xuất phân bón (01 doanh nghiệp). - Nhóm ngành sản xuất thức ăn gia súc (02 doanh nghiệp).

Các cơ sở còn lại đều có biện pháp xử lý nước thải riêng, phải tuân thủ quy định xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là sông Thống Nhất.

4.3.1.2. Nước thải các cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung

Qua nguồn thông tin, số liệu của Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp Thanh Hóa về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp đóng trong KCN Lễ Môn 6 tháng đầu năm 2016, thống kê cụ thể như sau:

a. Nước thải của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng

Các Nhà máy sản xuất hàng may mặc và các Nhà máy sản xuất giày dép này đều sản xuất theo hình thức gia công theo đơn hàng, các nguyên liệu sản xuất đều nhập về từ nhà sản xuất chính, do đó, không có quy trình giặt tẩy. Nước thải tại các Nhà máy chính là nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân.

Nhà máy sản xuất bàn ghế, đồ chơi trẻ em của Công ty CP thiết bị giáo dục Hồng Đức chuyên sản xuất đồ sùng văn phòng và trường học, đồ chơi trẻ em chủ yếu từ nguyên liệu gỗ, nhựa cao cấp. Xưởng sản xuất tại KCN Lễ Môn là xưởng lắp ghép, gia công và kho chứa hàng. Nước thải phát sinh chính là nước thải sinh hoạt của công nhân và một lượng không lớn, khoảng 10 m3/ngày.đêm.

Như vậy nước thải phát sinh từ các nhóm ngành sản xuất đồ dùng đều là

nước thải sinh hoạt. Tổng lượng nước thải khoảng 590 m3/ngày.đêm. Thành phần

ô nhiễm chủ yếu đó là các chất như BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform...

Bảng 4.6. Nguồn nước thải của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng

TT Tên Cơ sở thải Loại nước

thải phát sinh

Lưu lượng thải

(m3/ngày.đêm) Tính chất nước thải

May mặc

1 Nhà máy may Nomura Nước thải sinh

hoạt 20

BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform... 2 Công ty Yotsuba Dress

Việt Nam

Nước thải sinh

hoạt 20 BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform... 3 Công ty TNHH Sakurai Việt Nam

Nước thải sinh

hoạt 90

BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform...

Gia công giày, dép (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Công ty Sunjade Việt Nam

Nước thải sinh

hoạt 350 BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform... 5 Công ty TNHH giày Aresa VN

Nước thải sinh

hoạt 100

BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform...

Sản xuất bàn ghế

6 Công ty CP thiết bị giáo dục Hồng Đức .

Nước thải sinh

hoạt 10

BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform...

Tổng 590

b. Nước thải của nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Hai cơ sở sản xuất gạch men cao cấp và đá lát nền cao cáp xuất khẩu phát sinh nước thải ngoài nước thải sinh hoạt còn có lượng lớn nước thải sản xuất từ khâu xẻ, mài đá, gạch. Loại nước thải sản xuất này chứa nhiều chất rắn lơ lửng, một số kim loại nặng. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất đều có hệ thống lắng lọc và tái sử dụng tuần hoàn lượng nước phát sinh, không thải ra hệ thống tiếp nhận. Do đó, nước thải đấu nối vào HTXLNTTT chỉ là nước thải sinh hoạt và với lưu lượng khoảng 40 m3/ngày.đêm.

Bảng 4.7. Nguồn nước thải của nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng

TT Tên Cơ sở thải

Loại nước thải phát sinh Lưu lượng thải (m3/ngày.đ êm) Tính chất nước thải Sinh hoạt Sản xuất 1

Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza (gạch men, đá lát nền) Nước thải sinh hoạt; nước thải xẻ mài gạch đá 20 30 BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform; kim loại nặng... 2

Tổng Công ty CP Đầu tư phát triển Đô Thị - Công ty CP(sản xuất gạch men, đá lát nền) Nước thải sinh hoạt; nước thải xẻ mài gạch đá 20 30 BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform; kim loại nặng... Tổng 40 60

Nguồn: BQL KKTNS & CKCN Thanh Hóa (2016)

c. Nước thải của nhóm ngành sản xuất sản xuất, chế biến thực phẩm

- Theo thống kê, trong các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên có 02 cơ sở phát sinh nước thải sản xuất, còn lại chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt.

- Hai cơ sở có nước thải sản xuất là cơ sở sản xuất đá lạnh tinh khiết, kem và Nhà máy sản xuất hoa quả đóng hộp. Đối với cơ sở sản xuất đá lạnh và kem phát sinh sinh một lượng nước thải từ qua trình tráng rửa các dụng cụ đựng kem,

khay đá với lưu lượng khoảng 5 m3/ngày, loại nước này chứa nhiều chất rắn lơ

Xanh Nước phát sinh nước thải sản xuất từ các khâu rửa hoa quả, chần và ngâm hoa quả nước (có các dung dịch ngâm), nước rửa hộp ước tính khoảng 170 m3/ngày, thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, BOD, COD, NaOH, CaCl2, acid citric C6H8O7, natri benzoate, kali sorbate…

Bảng 4.8. Nguồn nước thải của nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm

TT

Tên cơ sở thải Loại nước thải phát sinh

Lưu lượng thải

(m3/ngày.đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

êm) Tính chất nước thải

Sinh hoạt

Sản xuất

1 Công ty TNHH Huy Hoàng (sản xuất đá lạnh, kem từ nguyên liệu nhập sẵn)

Nước thải sinh hoạt; nước rửa thiết bị chứa đá, làm kem 10 5 BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform... 2 Công ty CP XNK Đồng Xanh (sản xuất hoa quả đóng hộp từ hoa quả tươi thu mua tại các trang trại và nhà dân)

Nước thải sinh hoạt; nước thải sản xuất 50 170 BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform...; NaOH, CaCl2.. 3

Công ty CP muối Thanh Hóa (sản xuất muối tinh chế từ muối hạt thu mua của các hộ dân làm muối)

Nước thải sinh

hoạt 5 BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform...; 4 Công ty Cổ phần VISACO (Chế biến nông sản xuất khẩu từ các loại ngũ cốc thu mua sẵn)

Nước thải sinh

hoạt. 3 BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu mỡ, Coliform...; 5 Công ty TNHH cơ khí Thành Nam (kho đông lạnh và kinh doanh bia)

Nước thải sinh

hoạt 5

BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu

mỡ, Coliform...;

Tổng 73 175

Nguồn: BQL KKTNS & CKCN Thanh Hóa (2016)

d. Nước thải của nhóm ngành sản xuất phân bón và thức ăn gia súc

Các cơ sở trong nhóm ngành sản xuất phân bón với công nghệ phối trộn nguyên liệu nhập sẵn và sản xuất thức ăn gia súc đều sử dụng công nghệ khô không sử dụng nước trong sản xuất nên không phát sinh nước thải sản xuất. Như vậy, tổng lượng nước thải đi vào hệ thống xử lý nước thải tập trung là khoảng 892 m3/ngày.đêm.

Bảng 4.9. Nguồn nước thải của nhóm ngành sản xuất phân bón và thức ăn gia súc

TT Tên cơ sở thải Loại nước thảiphát sinh

Lưu lượng thải (m3/ngày.đêm ) Tính chất nước thải Sản xuất phân bón

1 Công ty CP phân bón Thần Nông Nước thải sinh hoạt 3

BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu

mỡ, Coliform...;

SX thức ăn gia súc

2 Công ty CP Phú Gia Nước thải sinh hoạt 5

BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu

mỡ, Coliform...; 3 Công ty CP Sâm Minh Nước thải sinh hoạt 6

BOD, COD, TSS, Tổng P, Tổng N, Dầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mỡ, Coliform...;

Tổng 14

Nguồn: BQL KKTNS & CKCN Thanh Hóa (2016)

4.3.2. Hiện trạng thu gom và xử lý nước thải của các cơ sở đấu nối với Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN

Ta có sơ đồ phân dòng nước thải như sau:

Sơ đồ 4.1. Phân dòng nước thải các cơ sở đấu nối với HTXLNTTT KCN Lễ Môn

Môi trường Nước thải

rửa tay chân

Nước thải vệ sinh Nước thải sản xuất Hố ga lắng lọc Bể tự hoại HTXLNTTT Xử lý cục bộ

+ Nước rửa tay, chân qua hố ga lắng lọc sơ bộ rồi dẫn vào hệ thống xử lý chung.

+ Nước thải sinh hoạt: Tất cả đều được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi vào hệ thống xử lý chung.

+ Nước thải sản xuất: Hầu hết đều được xử lý sơ bộ trước khi vào hệ thống xử lý chung.

Thành phần nước thải đầu vào hệ thống xử lý tập chung: Tiến hành lấy

mẫu nước thải đầu vào hệ thống xử lý, kết quả như sau:

Bảng 4.10. Thành phần nước thải đầu vào qua kết quả phân tích

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị tính Kết quả phân tích QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB±SD 1 pH - 7,8 7,5 8,1 5-9 2 Độ màu Pt/Co 212 198 216 208,7±9,4 150 3 BOD5 (200C) mg/l 160 125 180 155±27,8 50 4 COD mg/l 268 212,5 289 256,5±39,5 150 5 TSS mg/l 198 157 256 203,7±49,7 100 6 NH4+ tính theo N mg/l 8,5 7,6 9,6 8,6±1 10 7 Tổng N mg/l 49,1 32 50,3 43,8±10,2 40 8 Tổng P mg/l 7,5 6,8 9,5 7,9±1,4 6 9 As mg/l KPHĐ KPHĐ KPHĐ KPHĐ 0,1 10 Hg mg/l <0,0009 0,001 0,0006 <0,0009 0,01 11 Pb mg/l <0,004 <0,004 <0,004 <0,004 0,5 12 Fe mg/l 0,54 0,62 1,4 0,9±0,4 5 13 Dầu mỡ mg/l 3,2 2,5 3,25 3,0±0,4 10 14 Coliform MPN/100ml 14.500 14.700 17.000 15.400±1.389 5000

Ghi chú: (-): Không quy dịnh; KPHĐ: Không phát hiện được.

- QCVN 40:2011/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp - cột B cho nước nguồn tiếp nhận không dùng cho sinh hoạt.

- Lần 1: Tháng 12 năm 2015;Lần 2: Tháng 3 năm 2016;Lần 3: Tháng 6 năm 2016.

- Kết quả phân tích do phòng phân tích của Đoàn Mỏ và Địa chất – Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa thực hiện.

Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải chung tức là nước thải sau xử lý từ các cơ sở sản xuất riêng lẻ, do đó, lựa chọn so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp để đánh giá chất lượng.

Kết quả cho thấy nước thải đầu vào hệ thống xử lý tập trung chứa nhiều

chất ô nhiễm vượt QCCP chủ yếu là hữu cơ như BOD5, COD, TSS, tổng P, tổng

N, Coliform. Kết quả qua 3 lần lấy mẫu không đồng đều, do thời điểm lấy mẫu khác nhau:

+ Lần 1 (tháng 12/2015) cho kết quả có nhiều chất ô nhiễm so với QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công

nghiệp vượt ngưỡng cho phép như: Độ màu vượt 1,4 lần; BOD5 vượt 3,2 lần;

COD vượt 1,8 lần; TSS vượt 2 lần; tổng N vượt 1,2 lần, tổng P vượt 1,3 lần; Coliform vượt 2,9 lần.

+ Lần lấy mẫu thứ 2 (tháng 3/2016) cho kết quả phân tích: Độ màu vượt 1,3

lần; BOD5 vượt 2,5 lần; COD vượt 1,4 lần; TSS vượt 1,6 lần; Tổng P vượt 1,13

lần; Coliform vượt 2,9 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lần lấy mẫu thứ 3 (tháng 6/2016) cho kết quả: Độ màu vượt 1,44 lần;

BOD5 vượt 3,6 lần; COD vượt 1,9 lần; TSS vượt 2,6 lần; tổng N vượt 1,3 lần;

Tổng P vượt 1,6 lần; Coliform vượt 3,4 lần.

+ So sánh giá trị các thông số ô nhiễm cao qua 3 lần lấy mẫu:

Hình 4.2. Diễn biến BOD5, COD, TSS

Các thông số BOD5, COD, TSS trong nước thải tương đối cao, diễn biến

qua các lần lấy mẫu cho thấy, các thông số tại lần 2 đều cho giá trị thấp nhất trong 3 lần lấy mẫu.

Hình 4.3. Diễn biến tổng N, tổng P

Giá trị tổng N và tổng P qua các lần lấy mẫu cho thấy, tại lần 3 cho giá trị cao nhất trong 3 lần.

Qua biểu đồ cho thấy kết quả lần 2 (tháng 3/2016) cho các giá trị nhỏ hơn lần 1 (tháng 12/2015) và lần 3 (tháng 6/2016), lần 3 có nhiều thông số cao hơn hai lần trước. Theo điều tra tại Ban quản lý KCN Lễ Môn cho biết, thời điểm tháng 12/2015 và tháng 6/2016 là thời điểm cuối năm và giữa năm thường hàng năm vào hai thời điểm này các cơ sở đều hoạt động với công suất tối đa, thậm chí vượt công suất và do tập trung cao độ cho hoạt động sản xuất, nhiều cơ sở đã không chú trọng việc xử lý nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý chung. Mặt khác, thời điểm tháng 3/2016 là thời điểm ra Tết âm lịch, hoạt động sản xuất giảm mạnh nhất trong năm tại hầu hết các cơ sở sản xuất, do đó, gần như không có nước thải sản xuất thải ra, nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, do đó, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ra từ các cơ sở sản xuất có giảm nhẹ so với các lần lấy mẫu khác.

Đối với Coliform trong nước thải là một chỉ tiêu có nồng độ rất cao, tại các lần lấy mẫu đều cho kết quả giá trị Coliform rất cao, trong đó, lần 3 cho giá trị vượt QCCP hơn 3 lần. Lần 1 và lần 2 cho kết quả chênh lệch không đáng kể.

Qua kết quả trên cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm tương đối cao, vượt QCCP nhiều lần, không đảm bảo xả ra môi trường tiếp nhận, do đó cần phải được tiếp tục xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung.

4.3.3. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Lễ Môn

4.3.3.1. Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ quy trình xử lý của Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Lễ Môn Nước từ cống thải Song chắn rác Hố bơm nước thải Bể cân bằng Xe hút bùn Bùn tuần hoàn Bể Aeroten Hóa chất NaOCl Bể nước đã xử lý Xả ra mương thoát Bể ổn định bùn Bể khử trùng Bể lắng cuối Chú thích:

: hướng thoát nước : hướng thoát bùn : hướng hóa chất

Hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Lễ Môn do Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam thiết kế. Được xây dựng và lắp đặt hoàn thành vào tháng 9/2010, công xuất xử lý theo thiết kế và thực tế là 2.200 m3/ng.đêm. Thực tế, lưu lượng xử lý trung bình hàng ngày là 892 m3/ng.đêm.

Công suất: Q = 2.200 m3/ng.đêm.

Chất lượng nước thải sau xử lý yêu cầu thiết kế gồm:

+ BOD5 (200C): 50 mg/lít. + COD: 150 mg/lít.

+ Chất rắn lơ lửng SS: 100 mg/lít. + Độ pH: 5 - 9.

Chi phí dự tính cho 1 m3 nước thải: 1.800 VNĐ.

Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn tại giá trị C cột B theo QCVN 40:011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.

Thuyết minh:

a. Quytrình vận hành

Nước thải của các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp sau khi được xử lý

nội bộ theo hệ thống các đường ống riêng chảy vµo hệ thống thu gom chung

cña KCN về hồ bơm 7m vµ được bơm sang bể cân bằng (bể điều hòa), bể điều

hoà được thiết kế nhằm cân bằng lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm, tại đây nước thải được làm thoáng sơ bộ bằng hệ thống cung cấp khí nén đặt phía dưới đáy bể. Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ và điều hoà, chất lượng còn chứa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp lễ môn tại phường quảng hưng, thành phố thanh hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 54 - 71)