Luận văn, thạc sỹ, tiến sĩ, cao học, kinh tế, nông nghiệp
Trang 11 Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, đã tiến hành chuyển dịch nền kinh tế theo theo hướng sản xuất hàng hoá và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng Nền kinh tế bắt đầu thoát ra khỏi khủng hoảng, tiềm năng đất
đai và con người bắt đầu được đánh thức, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện và đã tự trang trải được các nhu cầu thiết yếu về vật tư, hàng hoá bằng sức lực của chính mình và thông qua trao đổi mậu dịch với bên ngoài Nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì mức sống của người dân nước ta còn thấp, nhất là người dân sống ở nông thôn (chiếm trên 70% dân số)[3] Bên cạnh đó quá trình đô thị hoá diễn
ra khá nhanh khiến cho diện tích đất thành thị ngày càng mở rộng, trong khi diện tích đất canh tác trên một đầu người ở nông thôn ngày càng giảm, điều đó đòi hỏi phải có một số loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn sơ với những cây trồng truyền thống để nâng cao mức sống của người dân
Khi đời sống vật chất của người dân được tăng lên, thì nhu cầu đời sống tinh thần cũng được quan tâm nhiều hơn Do vậy, thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh ngày càng được mở rộng
Vì vậy, Đảng ta đã đặt vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) nông nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển kinh tế của đất nước Một khi chưa tạo ra
được sự chuyển biến của khu vực này thì không thể nói đã hoàn thành
Trang 2nhiệm vụ về công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước [11]
Để làm được điều đó Đảng và Chính phủ đã chủ trương phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh với cơ cấu cây trồng hợp lý, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt
về chất lượng nhằm nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, tạo sức mạnh cho quốc gia, xã hội
Thực hiện chủ trương đó huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên đã tận dụng lợi thế của mình là nằm giáp thủ đô Hà Nội đã tiến hành chuyển
đổi cơ cấu cây trồng từ chuyên trồng lúa, đay cho thu nhập thấp sang trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập cao hơn
Vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Văn Giang trong những năm vừa qua có nâng cao mức sống của người dân không? Việc sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh có thuận lợi và khó khăn gì? Xuất phát từ
thực tế đó, chúng tôi đã chọn nội dung: “Nghiên cứu tình hình sản xuất
và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên” làm đề
tài nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
- Trên cơ sở nghiên cứu tình hình trồng hoa, cây cảnh của huyện để đề
ra những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm phát triển nghề trồng hoa cây
cảnh cũng như thị trường đầu ra cho các sản phẩm này trong những năm tới
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa cây cảnh của huyện Văn Giang trong những năm vừa qua
Trang 3- Đề ra định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh của huyện trong những năm tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh của các hộ nông dân trong huyện Văn Giang
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ một
số loại hoa, cây cảnh chủ yếu của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên như cây trà my, cây quất, cây hoa hồng, cây hoa đào
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại huyện Văn Giang
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh của các hộ nông dân trong huyện trong giai đoạn 2002 - 2004 và dự kiến quá trình phát triển đến năm 2010
Trang 42 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1 Đặc điểm chung về hoa, cây cảnh
2.1.1 Một số khái niệm về hoa cây cảnh
Theo Nguyễn Khắc Trung và Phạm Minh Thu, “hoa, cây cảnh là những loại thực vật được trồng ở vườn, ruộng khay chậu, trong bồn Cũng như những thực vật khác, chúng có thể sinh trưởng và phát triển nhờ vào các yếu tố
tự nhiên (như: đất, nước, không khí, ánh sáng ) và sự chăm sóc của con người” [22]
Lê Hữu Cần và Nguyễn Xuân Linh đưa ra khái niệm về cây cảnh như sau “Các loại thảo mộc được con người tuyển chọn nuôi trồng trên đất vườn hay trong vật chứa đất trồng (ang, chậu v.v ) dù có hay không có tác động thu nhỏ hoặc tạo hình nghệ thuật nhằm mục đích trang trí và thưởng ngoạn
đều được coi là cây cảnh” [4]
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của việc sản xuất và tiêu thụ hoa,
cây cảnh
Hoa, cây cảnh là loại cây mang đủ đặc điểm của các loại cây trồng khác Chúng hội tụ của vẻ đẹp thiên nhiên và sự chăm sóc của bàn tay con người, là sự mô phỏng thế giới tự nhiên một cách hoàn mỹ Hoa cùng với cây cảnh đã góp phần tô điểm cho cuộc sống của con người và đem lại cho con người những cảm xúc tuyệt vời mà các quà tặng khác không có được, chính sự khác biệt đó mà sản xuất hoa, cây cảnh mang những đặc điểm rất khác biệt,
đòi hỏi tính thẩm mỹ cao cũng như kỹ thuật chăm sóc rất đặc biệt Yêu hoa là yêu cái đẹp, đó là thuộc tính của nhân loại, từ nỗi khát cái đẹp của hoa trong
Trang 5thiên nhiên, con người đã mang hoa vào thơ, vẽ hoa lên giấy, lên lụa để thưởng thức vẻ đẹp của chúng, điều này cho thấy con người đã yêu hoa, cây cảnh đến nhường nào Chơi hoa, cây cảnh không chỉ là một thú vui giải trí lành mạnh mà nó còn là hoạt động văn hoá mang tính nhân văn sâu sắc
Nghệ thuật chơi hoa, cây cảnh có tính quần chúng rộng rãi, có tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc đáo, tính triết học sâu sắc, tính sáng tạo mới mẻ, tính kinh tế cao và mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Xung quanh việc trồng hoa, cây cảnh có nhiều vấn đề như phát triển theo hướng nào? Nên trồng loại cây nào? Theo nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp thì phát triển theo ba hướng đó là mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu
Đời sống kinh tế của đại bộ phận dân chúng ngày càng được cải thiện, nhu cầu về các giá trị văn hoá tinh thần ngày càng tăng Hơn nữa nhu cầu này không chỉ có ở những hộ kinh tế khá mà có ở đại bộ phận dân chúng Do vậy, phát triển theo hướng mở rộng quy mô và đa dạng hoá các chủng loại cây trồng, đặc biệt là cây có giá trị cao là xu hướng chính ở những vùng trồng hoa, cây cảnh hiện nay ở nước ta
Cây cảnh và hoa là những loại cây tiêu hao lao động sống nhiều hơn lao
động vật hoá, bởi vậy không phải cứ bón nhiều phân, phun nhiều chất kích thích thì cây sẽ có hoa, cây đẹp mà cần phải đầu tư nhiều công lao động để chăm sóc, tỉa cành, tạo dáng cho cây, bón phân đúng thời gian để cây ra hoa kịp thời vụ Do vậy, hạch toán cần phải chi tiết đầy đủ các khoản chi phí đặc biệt là công lao động nhằm đánh giá đúng hiệu quả sản xuất
Với những cây cảnh như cây thế sung, sanh, si, duối trước khi đưa vào chậu để tạo dáng thì cần một khoảng thời gian tối thiểu từ 1-2 năm
Trang 6trồng ngoài ruộng để cây sinh trưởng và phát triển nhằm tạo thân và dễ to Quá trình tạo dáng, uốn thế cây có thể kéo dài từ vài năm đến hàng chục năm, những cây to thế xù xì, thế đẹp có giá cao Với các loại quất cảnh, quýt cảnh và cam cảnh không yêu cầu uốn, tạo thế nhiều mà việc chăm sóc
và tạo dáng phải được tiến hành từ khi cây được khoảng một năm tuổi Quá trình sau đó là tỉa lá, uốn cành, đảo gốc nhằm tạo cho quả chín đúng vào dịp tết Nếu quả chín sớm hay muộn quá sẽ làm cây bị mất giá trị, từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất
Với các loại hoa thì giống được coi là vấn đề hết sức quan trọng Những giống tốt, có khả năng chịu bệnh cao, màu sắc đẹp, hương thơm quyến rũ
được người sản xuất quan tâm và tăng cường trong sản xuất, ngoài ra giống còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng hoa Hoa là sản phẩm tươi, không thể để lâu, do đó quá trình sản xuất và đặc biệt là quá trình sau thu hoạch yêu cầu kỹ thuật về bảo quản và vận chuyển là vô cùng quan trọng
* Đặc điểm sinh học và khả năng thích nghi của hoa
- Yêu cầu nhiệt độ:
+ Nhóm hoa ôn đới: 17 - 250C + Nhóm hoa nhiệt đới: 20 - 300C (ban ngày) và 18 - 220C (ban đêm)
- Yêu cầu độ ẩm:
+ Nhóm hoa ôn đới: 70 - 80%
+ Nhóm hoa nhiệt đới: 85 - 95%
- Yêu cầu ánh sáng: Là điều kiện cần thiết cho quá trình quang hợp, thiếu ánh sáng cây hoa không thể quang hợp được
- Yêu cầu về đất: Đất có vai trò cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây Hoa được trồng ở đất có thành phần cơ giới nhẹ, cao, xốp, thoát nước tốt, hoa phát triển tốt ở đất có độ pH = 6,9 [10]
Trang 7- Thời gian gieo trồng: Hoa là cây trồng vừa ngắn ngày, vừa dài ngày nên
điều kiện sinh trưởng cũng như xác định thời vụ trong năm là phong phú, mùa nào hoa ấy và nó thường được trồng nhiều vào 02 mùa là Đông Xuân và Hè Thu
+ Vụ Đông Xuân: Sản phẩm hoa phong phú, khí hậu mát nên hoa lâu tàn, màu sắc đẹp Mặt khác, thời gian này cũng là mùa cưới, lễ, tết, hội nên lượng tiêu thụ hoa là rất cao
+ Vụ Hè Thu: Năng suất, mẫu mã không đẹp bằng vụ Đông Xuân và lượng tiêu dùng cũng ít hơn
- Chăm sóc hoa, cây cảnh đòi hỏi phải có tay nghề, kinh nghiệm và lòng kiên chì thì mới sản xuất được những cây hoa, cây cảnh cho giá trị kinh tế cao Bên cạnh đó hoa, cây cảnh rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu thời tiết Do vậy, khi thời tiết thay đổi bằng những tiến bộ của kho học kỹ thuật phải tác động vào để hoa, cây cảnh nở vào đúng thời gian tiêu thụ thì mới cho hiệu quả cao, như cây quất, cây hoa đào và cây trà my chỉ bán
được vào trước tết Nguyên đán khoảng 01 tháng, ngoài thời gian này ra thì
Trang 8tìm hiểu thị trường để có quyết định đúng khi đề ra kế hoạch sản xuất như sản xuất loại cây trồng gì? làm như thế nào để cho năng suất cao và hiệu quả thu
được trên một đơn vị diện tích đất là cao nhất?
Với một số loại hoa, cây cảnh có thể tận dụng được khoảng không để sản xuất như khi sản xuất cây hoa trà thì bắt buộc phải có giàn che, để tận dụng việc
đầu tư giàn che cũng như khoảng không để sản xuất, các nông hộ có thể sản xuất hoa phong lan, hoa địa lan từ đó nâng cao được hiệu quả vốn đầu tư
Tuy nhiên, để mở rộng quy mô sản xuất phải đi kèm với tăng chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để ngày càng đáp ứng nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người tiêu dùng Để làm được điều này đòi hỏi các nhà khoa học giúp đỡ những người nông dân bằng cánh phổ biến những kiến thức sản xuất mới cho người nông dân, bên cạnh đó người nông dân cũng phải tự tìm tòi, học hỏi nâng cao tay nghề để đáp ứng được những tiến bộ trong sản xuất như
kỹ thuật nuôi cấy mô, chiết ghép, bảo quản, đóng gói và vận chuyển
Phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà phải hướng tới xuất khẩu Các nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực có giá trị xuất khẩu các mặt hàng này là rất lớn như Thái Lan, Trung Quốc Do vậy, chúng ta phải nắm bắt những cơ hội xâm nhập thị trường để tìm ra hướng đi mới cho nghề trồng hoa, cây cảnh nhằm phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững
2.2 Một số vấn đề chung về phát triển sản xuất hoa, cây cảnh 2.2.1 ý nghĩa của việc phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh
Việt Nam là nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ
ẩm và khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các loại hoa, cây cảnh Khí hậu nhiệt
đới có độ ẩm, ánh sáng đầy đủ quanh năm đã tạo nên cho nước ta một hệ thực vật vô cùng phong phú, nhất là các loại hoa và cây cảnh ở miền Bắc nước ta có
Trang 9bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, còn miền Nam có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, khí hậu ấm áp quanh năm - rất thích hợp với các loại hoa và cây cảnh Vì vậy, phát triển trồng hoa và cây cảnh nhằm khai thác tốt hơn những điều kiện thuận lợi về thiên nhiên của nước ta là một việc làm cần thiết và phù hợp không những trong giai đoạn trước mắt mà cả lâu dài trong tương lai
Mặt khác nước ta nói chung và huyện Văn Giang nói riêng có nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó và có tính sáng tạo cao Nghề trồng hoa, cây cảnh đã có truyền thống rất lâu đời của nhân dân Việt Nam Hiện nay với dân số trên 80 triệu người đang thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, những lao động đã về hưu, những người cao tuổi, các em học sinh và cả lực lượng lao động chính đều thích trồng hoa, cây cảnh theo các mô hình khác nhau, trong đó trồng tại các hộ gia đình là chủ yếu Do đó, phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống của người dân là xu hướng tất yếu và phù hợp với thực tế phát triển kinh tế của các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng ven đô thị như huyện Văn Giang
Nghề trồng hoa, cây cảnh đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao vốn đầu tư lớn, song hiệu quả kinh tế mà nó mang lại khá cao, nên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống con người đồng thời góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân Không những vậy, những địa phương phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh đã đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng và cơ cấu kinh tế địa phương nói chung là rất lớn
Phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh đã góp phần giải quyết việc làm, tạo
điều kiện phân bố sử dụng hợp lý các nguồn lao động ở nông thôn, giảm thiểu
sự dư thừa lao động nhờ tận dụng tối đa thời gian và diện tích đất canh tác nhờ quá trình chuyển dịch lao động trong các lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư, buôn bán hoa và cây cảnh nhờ vậy mà môi trường chính trị, xã hội trong địa bàn ngày càng ổn định
Trang 102.2.2 ý nghĩa và nội dung của việc tiêu thụ hoa, cây cảnh
Tiêu thụ hoa, cây cảnh là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất
Nó là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất Thông qua tiêu thụ thì giá trị sử dụng của sản phẩm hoa, cây cảnh được thực hiện Theo quan niệm trên thì tiêu thụ là một quá trình chuyển hoá quyền sử dụng (quyền sở hữu và sử dụng) hàng hoá tiền tệ giữa các chủ thể của nền kinh tế Chính vì vậy mà hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố khác nhau, thường bao gồm:
- Chủ thể tham gia
- Đối tượng (hàng hoá và tiền tệ)
- Thị trường (nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán)
Hoạt động của quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra theo sơ đồ 2.1
thanh toán
Sơ đồ 2.1: Hoạt động của quá trình tiêu thụ sản phẩm
Việc tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá Qua tiêu thụ hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của người sản xuất được hoàn thành
Từ đó tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng Các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện chức năng cơ bản là đảm bảo sản xuất, cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu về chất
Trang 11lượng, chủng loại cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội Chức năng này được biểu hiện cụ thể qua quá trình tiêu thụ sản phẩm [9]
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ là khâu hết sức quan trọng Qua tiêu thụ thì sản phẩm hàng hoá mới xác định được giá trị và giá trị
sử dụng của nó Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động đến chu
kỳ sản xuất sau, đến thời gian lưu chuyển vốn, hiệu suất sử dụng đồng vốn
Tiêu thụ phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng, khẳng định được sự có mặt của hàng hoá cũng như sự chấp nhận của thị trường Việc tiêu thụ sản phẩm tác động đến sự thu hẹp hay mở rộng thị trường của một hàng hoá nào
đó thông qua các mối quan hệ của người sản xuất và khách hàng, sự chiếm lĩnh của hàng hoá trên thị trường
* Nội dung của quá trình tiêu thụ sản phẩm:
- Nghiên cứu thị trường: Khâu này rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nó mở rộng đường cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất Nghiên cứu thị trường là nắm vững sức mua của thị trường tức là phải nắm được nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá và khả năng thanh toán của khách hàng, mức độ thu nhập và triển vọng mở rộng thị trường tiêu thụ
Để đạt được những mong muốn hay đưa ra được những quyết định đúng
đắn trong sản xuất đòi hỏi người sản xuất phải thu thập, xử lý các thông tin về thị trường một cách khách quan, chính xác và phù hợp với thực tiễn
- Xây dựng, lựa chọn chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường
+ Chiến lược sản phẩm là tìm hiểu xem sản phẩm mình sản xuất ra có
được người tiêu dùng và thị trường chấp nhận không? chủng loại và chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng như thế nào? Nếu không thì phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm chi phí
+ Chiến lược thị trường là phải xác định được đặc điểm chủ yếu của thị
Trang 12trường tiêu thụ, xác định được những thuận lợi và khó khăn, giá cả chủng loại sản phẩm và những chi phí có liên quan đến thị trường
- Công tác hỗ trợ tiêu thụ: Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu thị trường, lựa chọn chiến lược sản phẩm thì việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ trong công tác tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với tiêu thụ sản phẩm Đó là các hình thức giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo, tiếp thị và nhiều hoạt động khác
- Lựa chọn phương án tiêu thụ: Phương án tiêu thụ sản phẩm thực chất
là hệ thống các phương pháp và biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm tối đa hoá khối lượng sản phẩm bán ra Có nhiều phương pháp tiêu thụ sản phẩm khác nhau như:
+ Tiêu thụ trực tiếp: Hàng hoá được bán trực tiếp từ tay người sản xuất
đến tay người tiêu dùng
+ Tiêu thụ gián tiếp: Hàng hoá được chuyển qua trung gian là các nhà buôn, người thu gom, người bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng Hình thức tiêu thụ gián tiếp có thể một hoặc nhiều khâu trung gian
+ Tiêu thụ hỗn hợp: Là hình thức phối hợp hai hình thức tiêu thụ trên
2.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh trên thế
giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh hoa, cây cảnh trên thế giới
Nói đến vẻ đẹp tự nhiên không thể không nhắc đến các loại hoa cây cảnh Hoa cây cảnh là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh tuý mà thế giới cây cỏ ban tặng cho con người Mỗi loài hoa, cây cảnh ẩn chứa một vẻ đẹp sức quyến rũ riêng mà qua đó con người có thể gửi gắm tâm hồn mình cho hoa lá, cỏ cây
Trang 13Ngày nay, sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một ngành thương mại mang lại hiệu quả kinh tế cao Sản xuất hoa, cây cảnh đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa, trong đó có các nước châu á Sản xuất hoa, cây cảnh của các nước châu á
đang phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị trường thế giới
Diện tích hoa cây cảnh của thế giới ngày càng mở rộng và không ngừng tăng lên Năm 1995 giá trị sản lượng hoa, cây cảnh trên thế giới đạt 31 tỷ USD, trong đó hoa hồng chiếm tới 25 tỷ USD Ba nước sản xuất hoa, cây cảnh lớn đã có sản lượng chiếm khoảng 50% hoa cây cảnh của thế giới là Nhật Bản,
Hà Lan và Mỹ [10] (xem bảng 2.1)
Giá trị nhập khẩu hoa, cây cảnh trên thế giới tăng hàng năm Năm 1996
là 7,5 tỷ đô la Mỹ trong đó thị trường hoa, cây cảnh của Hà Lan chiến gần 50%, sau đó đến các nước Colombia, Italia, Đan Mạch, Mỹ, Bỉ, Israel, Australia, Đức, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado Mỗi nước xuất trên 100 triệu USD mỗi năm, tỷ lệ tăng hàng năm là 10% [8]
Sản xuất hoa, cây cảnh trên thế giới sẽ tiếp tục phát triển và phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các nước châu á, châu Phi và châu Mỹ La tinh Hướng sản xuất hoa, cây cảnh là tăng năng suất, giảm chi phí lao động, giảm giá thành sản phẩm Mục tiêu sản xuất hoa, cây cảnh cần hướng tới là giống hoa, cây cảnh đẹp, tươi lâu, chất lượng cao và giá thành thấp
Còn tại châu á - Thái Bình Dương có diện tích hoa, cây cảnh vào khoảng 134.000 ha, chiếm 60% diện tích hoa, cây cảnh của thế giới Nhưng diện tích hoa, cây cảnh thương mại nhỏ Tỷ lệ thị trường hoa, cây cảnh của các nước đang phát triển chỉ chiếm 20% thị trường hoa, cây cảnh thế giới Nguyên nhân là do các nước châu á có diện tích trồng hoa, cây cảnh được bảo vệ thấp
ở đây hoa, cây cảnh thường được trồng trong điều kiện tự nhiên của đồng ruộng và chủ yếu phục vụ thị trường nội địa [10]
Trang 14B¶ng 2.1: DiÖn tÝch trång hoa, c©y c¶nh ë mét sè n−íc
Trang 15Các nước châu á có diện tích hoa, cây cảnh lớn là Trung Quốc (59.527ha), Nhật Bản (8.050 ha), ấn Độ (34.000 ha) Nghề trồng hoa, cây cảnh ở các nước châu á có từ lâu đời, nhưng trồng hoa, cây cảnh thương mại mới phát triển từ những năm 80 của thế kỷ 20, khi các nước châu á mở cửa, tăng cường đầu tư, đời sống của nhân dân được nâng cao, yêu cầu hoa, cây cảnh phục vụ cuộc sống ngày càng tăng nhất là khi mức sống của người dân các nước đang phát triển trên thế giới ngày càng
được nâng cao
2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở Việt Nam
Nhân dân ta cũng như nhân dân các nước trên thế giới đều yêu hoa, cây cảnh Trồng hoa, cây cảnh là một nghề truyền thống lâu đời ở nước ta, nhưng
do ảnh hưởng của chế độ phong kiến, đế quốc và chiến tranh kéo dài nên nghề trồng hoa, cây cảnh ở nước ta còn chậm phát triển Trong một thời gian dài, nghề sản xuất hoa, cây cảnh cũng như toàn bộ nền nông nghiệp nước ta ở trong tình trạng sản xuất nhỏ, mang tính tự cung, tự cấp, chưa có sản xuất hàng hoá, chưa trở thành một ngành kinh tế tương xứng với vị trí và tiềm năng
to lớn của nó Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành sản xuất hoa, cây cảnh cũng phát triển mạnh mẽ, đem lại cho người trồng hoa, cây cảnh những nguồn lợi to lớn
Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha Diện tích trồng hoa, cây cảnh ở Việt Nam còn nhỏ, chiếm 0,02% diện tích đất đai Diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung ở các vùng ven đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, khu nghỉ mát như Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thị xã Thanh Hoá (Thanh Hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh), Quận 11, 12 (Thành phố Đà Lạt) với tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh khoảng 3.500 ha
Trang 16* Các loại hoa chính trồng ở Việt Nam
Theo điều tra ở các tỉnh trong các vùng sinh thái nông nghiệp, Việt
Nam có các loại hoa, cây cảnh đ−ợc trồng phổ biến trong sản xuất là cây hoa
hồng, hoa cúc, hoa đào, hoa lay ơn, hoa lan, hoa trà my, cây si, sung, Trong
các loại cây hoa hồng chiếm tỷ lệ cao (35 - 40%), hoa cúc (25%), hoa lay ơn
(15%), hoa khác (20-25%) Cây cảnh chiếm tỷ lệ cao là sanh, si, sung, cau
Trang 17Bảng 2.3: Các loại hoa, cây cảnh được trồng phổ biến ở Việt Nam
- Hoa cẩm chướng Dianthus caryofullus
- Hoa lay ơn Gladiolus pinnata Cav
(Nguồn: Nguyễn Xuân Linh, 2002)
2.4 Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
Trang 182.4.2 Nhân tố về lao động
Con người là tác nhân quan trọng đối với mọi quá trình sản xuất Đặc biệt trong sản xuất hoa, cây cảnh thì con người phải có óc sáng tạo, khiếu thẩm mỹ cao và kinh nghiệm làm vườn Hơn thế nữa con người phải nắm bắt
được nhu cầu của thị trường để ra những quyết định sản xuất hợp lý từ đó cung cấp được những sản phẩm hàng hoá phù hợp với thị hiếu và đáp ứng
được nhu cầu của thị trường Do vậy, nếu người sản xuất hoa, cây cảnh không nhạy bén, năng động, sáng tạo và có kinh nghiệm thì sẽ không tạo ra được những loại cây cảnh, không trồng được các loại hoa mà thị trường cần Lúc
đó, khả năng theo nhu cầu thị trường là không có Từ đó diễn ra tình trạng thừa thật, thiếu giả (thừa những cây cảnh, những loại hoa không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng)
2.4.3 Nhân tố về vốn
Trong sản xuất hoa, cây cảnh vốn luôn là yếu tố không thể thiếu và nó mang tính quyết định đến kết quả và hiệu quả trong sản xuất Bởi vốn đầu tư trung bình trên một sào đối với việc trồng hoa, cây cảnh là khá lớn về giống cây, giàn che, máy bơm, chậu cảnh, công chăm sóc ngoài ra mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đòi hỏi mức đầu tư khác nhau như khi muốn cây phát lộc thì phải bón nhiều phân và tỉa bớt hoa Tất cả các giai đoạn đầu tư này
đều cần vốn, mặt khác chu kỳ sản xuất hoa, cây cảnh lại dài ngày nên sự thu hồi vốn là khá chậm, dẫn đến nông hộ sẽ gặp khó khăn nếu không trường vốn
Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng và sản lượng hoa, cây cảnh
Ngoài ra, vốn còn là yếu tố quyết định có nên tái sản xuất mở rộng hay tái sản xuất giản đơn, trong trường hợp lao động, đất đai đủ để sản xuất thêm một vài loại cây khác hoặc mở rộng thêm quy mô của một loại
Trang 19cây nếu không có vốn để đầu tư thêm vào sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống) thì các nguồn lực trên sẽ không tận dụng hết và hiệu quả sản xuất sẽ không cao
2.4.4 Nhân tố về kỹ thuật
Sản xuất hoa và cây cảnh đòi hỏi có trình độ kỹ thuật, tay nghề rất cao
và phải có con mắt thẩm mỹ, mặt khác họ phải nắm vững đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây, sử dụng bàn tay lao động và kinh nghiệm tác động vào chúng tạo thành những dáng, những thế, thời gian ra hoa phù hợp Công tác chọn giống cũng rất quan trọng, nếu chọn giống không tốt sẽ cho ra những loại hoa, cây cảnh không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, điều này làm cho hiệu quả kinh tế giảm Do vậy, yếu tố kỹ thuật quyết định đến sự thành bại trong sản xuất hoa, cây cảnh của hộ nông dân Khoa học ngày càng phát triển, các kỹ thuật lai, ghép, nhân giống phục vụ rất đắc lực cho quá trình sản xuất của hộ nông dân, việc nắm bắt và áp dụng các tiến bộ khoa học kết hợp với kinh nghiệm là hết sức cần thiết
2.4.5 Nhân tố về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cung ứng các loại hoa, cây cảnh Nếu giao thông khó khăn, các nông hộ sẽ không cung cấp được sản phẩm một cách kịp thời và mở rộng thị trường tiêu thụ Ngoài ra các yếu tố như điện, các công trình thuỷ lợi không tốt cũng sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất từ đó sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng của hoa, cây cảnh
Thông tin liên lạc ảnh hưởng đến thời gian, địa điểm tiêu thụ từ sản xuất hoa, cây cảnh
Trang 202.4.6 Nhân tố về giá cả thị trường
Sản xuất hoa, cây cảnh cũng là ngành sản xuất hàng hoá trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay Vì vậy, sự phát triển của ngành này cũng gắn liền với những biến động của thị trường
Trong những năm gần đây giá cả đầu vào của sản phẩm biến động nhiều,
do đó cũng gây ra những biến động lớn đối với sản xuất hoa, cây cảnh Do vậy, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp của các địa phương cần chú ý để có những biện pháp đối phó khi mà các nhà cung cấp vật tư ép giá các nông hộ
Giá đầu ra cũng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới sản xuất hoa, cây cảnh Trên thực tế đã cho thấy, nếu giá của một loại cây năm nay cao
và bán chạy thì cung về loại cây hay hoa năm sau đó sẽ tăng cao Điều đó làm cho giá của loại cây, hoa năm đó sẽ giảm do cung vượt cầu
Như vậy, qua cách phân tích ở trên cho thấy thị trường là yếu tố hết sức quan trọng quyết định tới lượng cung ứng hoa, cây cảnh của người sản xuất cũng như thu nhập của họ
2.4.7 Nhân tố về chính sách, pháp luật của Nhà nước
Đối với ngành sản xuất hoa, cây cảnh cho tới nay Nhà nước vẫn chưa có những chính sách cụ thể riêng cho ngành này Tuy nhiên, những tác động chung về mặt chính sách, pháp luật cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển sản xuất của ngành này Ví dụ: Chính sách khuyến khích chuyến đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, những thay đổi trong luật đất đai đã làm cho ngành sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng hoa, cây cảnh nói riêng phát triển mạnh mẽ
Ngoài ra, các chính sách về xuất nhập khẩu (XNK) hoa, cây cảnh cũng
có tác động mạnh mẽ tới sản xuất trong nước như hạn chế nhập khẩu hoa
Trang 21Tuylíp (Hà Lan), hoa mai, lan (Thái Lan) đã góp phần bảo vệ những nhà sản xuất hoa trong nước
Mặt khác các chính sách đầu tư, quy hoạch vùng sản xuất tạo thành các vành đai xung quanh các đô thị lớn sẽ tạo điều kiện cho ngành sản xuất hoa, cây cảnh phát triển một cách mạnh mẽ, tăng lượng cung cấp hàng hoá, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Như vậy, các chính sách pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn và tạo hành lang pháp lý đến sản xuất hoa, cây cảnh của cả nước nói chung và của huyện Văn Giang nói riêng có điều kiện phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu
Trang 223 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Văn Giang là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên, cách thủ
đô Hà Nội chừng 15km Có tọa độ địa lý ở vĩ tuyến Bắc từ 200 54'05'' đến 20058'15'', kinh độ Đông từ 105055'30'' đến 106001'05'' Vị trí của huyện được giới hạn bởi phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm - Hà Nội, phía Đông giáp huyện Văn Lâm - Hưng Yên, phía Nam giáp huyện Khoái Châu và Yên
Mỹ - Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Hà Tây và ngăn cách bằng sông Hồng Toàn huyện có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích là 71,79km2 [16]
Nằm tiếp giáp với cả hai vùng “nhất kinh kỳ (Hà Nội), nhì phố Hiến (thị xã Hưng Yên)”, huyện Văn Giang có vị trí địa lý, quan hệ liên vùng
và nội tỉnh vô cùng thuận lợi Văn Giang đang ở vào vị trí trung tâm các khu công nghiệp (KCN) lớn của Hà Nội và Hưng Yên như KCN Sài Đồng, KCN Như Quỳnh, KCN Hà Nội Đài Tư ở trung tâm giao lộ của các tuyến giao thông đường thuỷ trên sông Hồng, sông Bắc Hưng Hải, tuyến
đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, đường quốc lộ 1 đi Thanh Trì - Hà Nội, quốc lộ 5, đường 179, tuyến đường đê sông Hồng Ngoài ra là các tuyến cao tốc 5B nối Hà Nội và Hải Phòng, đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên
đang sắp được xây dựng Với vị trí này, Văn Giang đã trở thành cửa ngõ kết nối Hưng Yên với Hà Nội Văn Giang là vùng có cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái lý tưởng, có lịch sử phát triển lâu đời và đang
Trang 23hình thành một vùng cây cảnh, cây ăn trái nổi tiếng ở đồng bằng Bắc bộ Huyện Văn Giang nằm không xa quốc lộ 5, là điều kiện thuận tiện để huyện có thể giao lưu với hai trung tâm kinh tế, văn hoá quan trọng của cả nước là Hà Nội và Hải Phòng (xem sơ đồ 3.1)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ vị trí địa lý huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên
Trang 24Văn Giang còn là bộ phận lãnh thổ của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nơi
đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động nhất ở phía Bắc
Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung
Do tiếp giáp với sông Hồng về phía Tây cho nên các xã ngoài đê về mùa mưa thường bị úng ngập Ngược lại các xã trong đê vào mùa khô thường gặp khó khăn trong việc cung cấp nước tưới cho cây trồng
3.1.1.2 Địa hình
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, huyện Văn Giang có địa hình tương đối bằng phẳng Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê từ thời Tự Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao thấp khác nhau theo dạng hình sóng Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và Thị trấn Văn Giang Đất có địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và Vinh Khúc
Huyện Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp như cây rau, cây thuốc, công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa và cây cảnh cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời có tiềm năng phát triển đô thị
3.1.1.3 Đặc điểm về khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên Văn Giang chịu
ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt là mùa đông lạnh và mùa khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, lạnh và khô về mùa
Trang 25đông Theo kết quả thống kê của trạm khí tượng Hưng Yên thì nền nhiệt độ giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C) Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250 -
280C Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150 -
210C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng
12 - 13 0C Nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm của các tháng trong mùa khô là 7
- 8 0C Tổng tích ôn nhiệt trung bình năm là 89420C Nhiệt độ trung bình năm của toàn huyện là 24,50C Thời gian có nhiệt độ > 200C là 9 tháng Thời gian
có nhiệt độ < 20 0C là 3 tháng [15]
Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ, trong đó số giờ nắng trung bình của tháng 1,2,3,4 là thấp nhất Tháng có số giờ nắng trung bình thấp nhất là tháng 3 (50,2 giờ) Tháng có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 9 (206giờ)
Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình năm là 1.575mm l Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 7 và tháng 8 (trên 300mm) Lượng mưa
đo được vào các tháng này là rất lớn nên nhiều diện tích đất trong đê ở chân ruộng thấp, trũng bị ảnh hưởng nặng nề Mùa khô bắt đầu vào tháng
11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau với tổng lượng mưa là 497,7mm chiếm 26,3% lượng mưa cả năm Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 2 (21mm)
Độ bốc hơi bình quân hàng năm là 886 mm, lớn nhất vào tháng 10 và nhỏ nhất vào tháng 3
Độ ẩm không khí đạt trị số từ 80 - 90% nhỏ nhất từ tháng 10 đến tháng
01 năm sau: 80 - 82%
Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là Đông Bắc và Đông
Trang 26Nam Tốc độ gió trung bình từ 1,8 đến 2m/s Mùa hạ gió chủ yếu là gió Đông Nam (chiếm 65 - 80%), trong mùa hạ khi có giông bão, tốc độ gió có thể lên
đến 35 - 40m/s, trong mùa đông gió mùa Đông Bắc có thể lên tới 22,8m/s
Nhìn chung huyện Văn Giang có những yếu tố thuận lợi về thời tiết khí hậu như chế độ ánh sáng, nhiệt độ rất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, có điều kiện thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên cũng có khó khăn lớn là do lượng mưa phân bố không đồng đều nên xảy ra tình trạng ngập úng trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô
Có thể nói, điều kiện khí hậu thuỷ văn rất thuận tiện cho huyện Văn Giang phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Trang 273.1.1.4 Về chế độ thuỷ văn
Phía Tây của huyện tiếp giáp với sông Hồng nên chịu tác động rất lớn của nó đến việc tưới tiêu và lũ lụt Đê sông Hồng chia địa bàn huyện ra làm 02 phần Đó là phần diện tích trong đê và diện tích ngoài đê Trong tổng số 11 xã của huyện thì có 06 xã có diện tích ngoài đê nên hàng năm bắt đầu từ tháng 7 khi mùa mưa lũ về thì phần lớn diện tích đất canh tác của các xã ngoài đê bị ngập úng Có những năm lũ lớn gây gập toàn bộ diện tích ngoài đê đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất cũng như đời sống của nhân dân Mặt khác vào những tháng lũ lớn kéo theo công tác tiêu nước ở trong đồng gặp nhiều khó khăn, hệ thống tự tiêu khó thực hiện nên chi phí cho việc chống úng là rất lớn bởi thời gian này lượng mưa trên địa bàn huyện là rất cao Vào các tháng mùa khô (tháng 11, 12 năm trước và tháng 1, 2, 3, 4 năm sau) diện tích đất canh tác ngoài đê bị thiếu nước, nên công tác tưới tiêu gặp rất nhiều khó khăn
Lượng mưa (mm)
Số ngày mưa (ngày)
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ lượng mưa các tháng trong năm
khu vựcđồng bằng sông Hồng
Trang 283.1.1.5 Đặc điểm về đất đai
Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng năm 1993 cho thấy đất canh tác của huyện gồm 03 loại:
- Đất phù sa sông Hồng được bồi đắp hàng năm có diện tích 827,02 ha chiếm 16,89% diện tích đất canh tác, thành phần cơ giới nhẹ, độ pHKCL = 6,5 -
7 Hàm lượng mùn, lân dễ tiêu từ trung bình đến giàu Loại đất này rất thích hợp với việc trồng cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày
- Đất phù sa không được bồi, trung tính, chua Đây là loại đất chính trong huyện phân bố trên các chân vàn và vàn cao trong đê có diện tích là 2148,75ha chiếm 48,59% diện tích đất canh tác [16] Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới chủ yếu là đất nhẹ và thịt trung bình Hàm lượng mùn từ trung bình đến khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu giàu Loại đất này thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, hoa, cây cảnh, cây ăn quả
- Đất phù sa trong đê do không được bồi đắp hàng năm nên bị ảnh hưởng chua (34,52% diện tích đất canh tác) Hàm lượng mùn trung bình, lân
dễ tiêu từ nghèo đến giàu Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình và và thịt nặng, đây là loại đất thường canh tác 02 vụ lúa
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn huyện
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế
được, tài nguyên đất nông nghiệp là yếu tố quan trọng cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hoa, cây cảnh nói riêng Huyện Văn Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 7179,2 ha Vào mùa mưa bão, diện tích ngoài đê thường bị ngập úng do nước lũ sông Hồng Trong những năm qua các loại đất có sự biến động khác nhau, mỗi năm bình quân đất nông nghiệp giảm 0,1% diện tích Đất canh tác giảm mạnh, bình quân hàng năm giảm 2,2%, chủ yếu là chuyển sang nuôi trổng thuỷ sản và trồng cây lâu năm
Trang 29B¶ng 3.1 T×nh h×nh ph¸t triÓn vµ c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp cña huyÖn
V¨n Giang trong 3 n¨m (2002 - 2004) B¶ng 3.1 T×nh h×nh ph¸t triÓn vµ c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp cña huyÖn
V¨n Giang trong 3 n¨m (2002 - 2004)
Trang 30Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện trong 3 năm
(2002 -2004)
Trang 31Trong khi đó mỗi năm đất trồng cây lâu năm tăng bình quân 8,5%, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 5,6%, đây là kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Các vùng đất trũng trồng lúa bấp bênh được chuyển dần sang nuôi trồng thuỷ sản Các vùng đất cao được chuyển dần sang trồng các loại cây ăn quả, cây cảnh, hoa và các cây mang lại hiệu quả kinh tế cao
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2004, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện còn 5.017,40 ha Trong đó đất mặt nước tự nhiên 409,99 ha, đất vườn tạp 216,09 ha, đất trồng cây lâu năm 889,90 ha chiếm 10,48% (năm 2004) [19], đất công nghiệp là 33,74 ha, đất canh tác 4.357,31 ha
3.1.2.2 Dân số và lao động
Năm 2002 dân số toàn huyện là 93.718 người, đến năm 2003 dân số là 94.839 người, tăng 1.121 người (tăng 1,2%) và năm 2004 dân số đạt 95.780 người (tăng 1%) Nhân khẩu nông nghiệp của huyện chiếm 90,5% (năm 2004) [17]
Trong một vài năm trở lại đây, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đã mang lại cho huyện nhiều chuyển biến rõ rệt, nhân khẩu trong nông nghiệp có xu hướng giảm dần, trong khi đó nhân khẩu phi nông nghiệp ngày càng tăng nhanh (5,1%)
Năm 2004 tổng số lao động trên địa bàn huyện là 45.115 người, lao
động nông nghiệp chiếm 85,07%, đây là nguồn lao động dồi dào Do tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, do vậy lực lượng lao động này có trình độ dân trí tương đối cao, bên cạnh đó họ lại có bản chất tốt, có truyền thống cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm trong sản xuất, nhạy bén với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ngày càng tăng, tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội
Trang 32Mặt khác, các chỉ tiêu về nhân khẩu trên hộ năm 2004 là 4,15 khẩu và
số lao động trong độ tuổi lao động trong một hộ nông nghiệp là 2,8 lao động
Điều này chứng tỏ đây là mẫu gia đình hiện đại thể hiện hiệu quả trong công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình của vùng trong những năm qua
3.1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
3.1.3.1 Giao thông
Giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển Theo số liệu điều tra, đến nay có 76% các tuyến đường giao thông trong huyện đã được cứng hoá (rải nhựa, bê tông, rải đá và lát gạch nghiêng) Huyện có 13 km đê do trung ương quản lý từ cống Xuân Quan đến hết xã Mễ Sở Đoạn đường từ thị trấn Văn Giang đến xã Mễ
Sở mặt đường đã được rải nhựa nên đi lại rất thuận tiện [20]
Giao thông của các xã trên địa bàn huyện tương đối dày Phần lớn các trục đường liên thôn liên xã đã được bê tông hoá Hệ thống giao thông nội
đồng ở một số xã đã được bê tông hoá Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 03 bến đò (bến đò Mễ Sở, bến đò Dương, bến dò Xuân Quan) đã giúp cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ, đường bộ hết sức thuận tiện
Các tuyến đường liên huyện, liên xã tiếp tục được cải tạo, nâng cấp và xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện
3.1.3.2 Thuỷ lợi
Hệ thống tưới tiêu của huyện tương đối hoàn chỉnh Phần diện tích được tưới chủ động của huyện là 3527,23 ha chiếm 70,31% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích tưới hạn chế là 1049 ha chiếm 20,9%, diện tích được tiêu chủ động là 2204,94 ha
Hệ thống trạm bơm tiêu của Văn Giang gồm 7 máy, công suất
Trang 338000m3/giờ, ngoài ra còn một trạm bơm do xã Tân Tiến quản lý gồm 02 máy, công suất 1000m3/giờ Trên thực tế, do công trình lâu ngày đã bị xuống cấp nên năng lực tiêu giảm chỉ còn bằng 75% thiết kế [20]
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những phương pháp chung nhất để xem xét các vấn đề một cách khoa học Từ phương pháp chung đó chúng tôi vận dụng phương pháp chuyên môn trong nghiên cứu như phương pháp thống
kê kinh tế, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Hoạt động sản xuất hoa, cây cảnh được tiến hành trên chín xã của huyện Văn Giang là các xã: Xuân Quan; Phụng Công; thị trấn Văn Giang; Liên Nghĩa; Thắng Lợi; Mễ Sở; Cửu Cao; Long Hưng; Tân Tiến Trong đó, diện tích trồng hoa, cây cảnh ở 4 xã Phụng Công, thị trấn Văn Giang, xã Liên Nghĩa, xã Tân Tiến chiếm 80% diện tích trồng hoa, cây cảnh trên toàn huyện
Do vậy, để đánh giá tình hình phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện, chúng tôi đã tiến hành điều tra ở các xã trên đó là các xã Mễ Sở, Thị trấn Văn Giang, Thắng Lợi, Liên Nghĩa, Phụng Công, Xuân Quan Trong đó
90 hộ được phân bổ cho các xã là:
+ Xã Mễ Sở: 15 hộ + Xã Thắng Lợi: 15 hộ + Xã Liên Nghĩa: 15 hộ + Xã Phụng Công: 15 hộ + Xã Xuân Quan: 15 hộ
Trang 34+ Thị trấn Văn Giang: 15 hộ Việc chọn số hộ để điều tra căn cứ vào cách chọn điển hình phân loại
có sự tham gia góp ý kiến của cán bộ lãnh đạo địa phương và phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hội làm vườn huyện Văn Giang Căn cứ và tình hình sản xuất và tiêu thụ thực tế chúng tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ nhằm thu thập số liệu và đánh giá các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả trong sản xuất hoa, cây cảnh
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Số liệu về tình hình sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam qua báo cáo, sách báo, tạp chí và mạng Internet
- Thông qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê của tỉnh Hưng Yên
- Một số sách kỹ thuật về trồng hoa, cây cảnh
- Ngoài ra còn một số quyết định và quy định: Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/09/1999 về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả
và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 [20] Quyết định 03/2002/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về “chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên”; Nghị quyết số 13/NQ-HU ngày 08/06/2001 của Đảng bộ huyện Văn Giang về “chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp”
Trang 35* Số liệu sơ cấp
Để đảm bảo tính khách quan trong chọn mẫu chúng tôi tiến hành điều tra chọn mẫu bằng cách chọn điển hình phân loại, tức là chọn số hộ trồng hoa, cây cảnh của xã so với số hộ trồng hoa, cây cảnh trong toàn huyện Trong các xã, các hộ được chọn điều tra theo tỷ lệ giữa các mức đầu tư, theo loại cây và theo thời gian trồng
Ni Công thức xác định số hộ điều tra trong xã: Qi = x A
N Trong đó: Qi: Số hộ cần thiết điều tra ở xã i
+ Những thông tin về chủ hộ: Họ tên, tuổi, trình độ văn hoá
+ Diện tích các loại hoa, cây cảnh của hộ trong những năm qua
+ Số lượng, giá trị sản phẩm các loại cây trong cây cảnh của hộ
+ Chi phí đầu tư sản xuất, giá bán sản phẩm, nguồn thu nhập của chủ hộ + Những kênh thông tin về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, kênh tiêu thụ
+ Những hiểu biết về cách sử dụng phân hoá học, giá vật tư
+ Nhận thức về bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần trong hộ
+ Một số câu hỏi định tính như những thuận lợi và khó khăn trong phát
Trang 36triÓn nghÒ trång hoa, c©y c¶nh, kiÕn nghÞ nh»m ph¸t triÓn vµ më réng ph¸t triÓn ngµnh nµy
Trang 374 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Thực trạng của việc trồng hoa, cây cảnh ở huyện Văn Giang 4.1.1 Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh ở huyện Văn Giang
Đối với các hộ trồng hoa, cây cảnh của huyện Văn Giang thì đa số
hộ là các hộ nông nghiệp Số hộ này biến động không đều qua 03 năm (2002-2004) do những hộ này chủ yếu là những hộ gắn bó lâu năm với nghề Mặt khác, trong ba năm qua giá của một số hoa, cây cảnh có xu hướng tăng nên các hộ này ngày càng gắn bó với nghề hơn Thực trạng
về số hộ trồng hoa, cây cảnh của huyện qua 03 năm được thể hiện trong bảng 4.1
Trong 03 năm qua số hộ trồng hoa, cây cảnh tăng thấp (2,47%/năm) chủ yếu là các hộ ở xã Phụng Công, Mễ Sở, thị trấn Văn Giang Tính đến năm
2002, tổng số hộ trồng hoa, cây cảnh ở huyện Văn Giang là 8.091 hộ
Số hộ trồng hoa, cây cảnh ở Thị trấn Văn Giang và xã Liên Nghĩa biến động nhiều nhất Nguyên nhân bắt nguồn từ giá một số loại hoa, cây cảnh trong một số năm gần đây tăng cao Nhu cầu của thị trường về các loại hoa, cây cảnh ngày càng tăng trong những năm gần đây Hiệu quả từ việc trồng hoa, cây cảnh cao hơn so với việc trồng lúa từ 5-20 lần Vì vậy, một số hộ chuyển sang trồng hoa, cây cảnh
Tại huyện Văn Giang đa số các nông hộ không chuyên canh một loại hoa, cây cảnh nhất định mà trong mỗi hộ đều cùng lúc trồng nhiều loại hoa, cây cảnh khác nhau Sở dĩ, các hộ không chuyên canh một loại cây trồng vì họ không có nhiều vốn, nên phải trồng cùng lúc nhiều loại cây khác nhau để hỗ trợ chi phí, mặt khác để phân tán rủi do trong sản xuất
Trang 38B¶ng 4.1: Thùc tr¹ng sè hé trång hoa, c©y c¶nh ë c¸c x· cña huyÖn V¨n
Giang (2002-2004)
===
Trang 394.1.2 Tình hình sản xuất những loại hoa, cây cảnh chủ yếu trong huyện
Tính đến năm 2004 tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Văn Giang là 5.017,4ha Trong đó diện tích đất trồng hoa, cây cảnh là 481,6
ha chiếm 9,7%.Diện tích này không ngừng tăng lên trong 03 năm; Năm
2002 có 423,5 ha, năm 2003 là 477,5 ha (tăng 12,8% so với năm 2002), năm 2004 là 481,6 ha (tăng 8,6% so với năm 2003) Như vậy, diên tích hoa, cây cảnh bình quân qua 03 năm tăng 6,63% Điều này cho thấy hoa, cây cảnh ngày càng chiếm ưu thế trong hệ thống cây trồng của huyện
Với tổng diện tích hoa, cây cảnh như vậy, huyện Văn Giang có một hệ thống hoa, cây cảnh khá đa dạng, phong phú với nhiều loại cây khác nhau, nhưng chủ yếu là các loại hoa, cây cảnh như: Trà my, lan hạt đính, vạn tuế, hoa đào, quất, quýt, sanh, si, vạn liên, cau, cây sung
Bảng 4.2 cho thấy diện tích trồng quất, quýt cảnh, cây trà đã giảm, trong khi đó diện tích trồng hoa, cây cảnh tăng nhanh nhất là cây thế
ở huyện Văn Giang, cây quất được trồng từ khá lâu ở hai xã Mễ Sở và Liên Nghĩa, hàng năm hai xã này cung cấp cho thị trường rất nhiều cây quất, quýt đẹp góp phần làm đẹp thêm cho cuộc sống, tôn thêm vẻ đẹp, sự ấm cúng cho mỗi gia
đình trong những dịp tết Nguyên đán - Tết cổ truyền của dân tộc Qua bảng 4.2 ta cũng có thể thấy diện tích cây quýt, quất chiếm vị trí khá nhiều so với các loại cây cảnh của huyện, nhưng diện tích này đang giảm dần qua các năm
Tuy nhiên trong quá trình trồng quất thì người nông dân đã sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm đối với không khí, môi trường đất
và nước của những vùng đó gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân trong vùng Đây là thiệt hại rất lớn cho địa phương nhưng lại chưa có biện pháp gì
để giải quyết vấn đề này Đây là vấn đề đặt ra cho lãnh đạo địa phương giải quyết, để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững có lợi cho hôm nay và mai sau
Trang 40B¶ng 4.2: DiÖn tÝch, c¬ cÊu diÖn tÝch mét sè lo¹i hoa, c©y c¶nh cña huyÖn
V¨n Giang qua 03 n¨m (2002 - 2004)