Các kênh tiêu thụ chủ yếu

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 53 - 58)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2.Các kênh tiêu thụ chủ yếu

Qua điều tra nghiên cứu tôi thấy, việc tiêu thụ hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện khá đa dạng với nhiều hình thức tiêu thụ khác nhau qua các kênh tiêu thụ khác nhau. Quan hệ tiêu thụ hoa, cây cảnh trên địa bàn chủ yếu tập trung thông qua các mối quan hệ giữa ng−ời sản xuất, ng−ời tiêu dùng với ng−ời bán lẻ, ng−ời thu gom bán buôn và ng−ời bán rong. Ta có thể thấy rõ mối quan hệ này qua sơ đồ sau:

Thu gom bán buôn

Ng−ời bán lẻ Ng−ời bán rong

Ng−ời tiêu dùng Ng−ời sản xuất

Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ hoa, cây cảnh tại huyện Văn Giang - Tỉnh H−ng Yên

Theo sơ đồ 4.1 ta thấy các kênh tiêu thụ t−ơng đối phong phú nh−ng chủ yếu tồn tại d−ới hai hình thức chủ yếu là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Nh−ng tiêu thụ gián tiếp chỉ có tối đa là hai thành phần trung gian để kết nối giữa ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu dùng đó là những ng−ời bán buôn, ng−ời bán lẻ.

Hình thức tiêu thụ gián tiếp là hình thức tiêu thụ phổ biến ở địa bàn huyện Văn Giang - tỉnh H−ng Yên. Tiêu thụ trực tiếp của các hộ tồn tại d−ới hình thức bán trực tiếp cho ng−ời sản xuất khác, bán cho ng−ời tiêu dùng ngay tại v−ờn, hộ tự đi bán lẻ ở chợ hoặc bán rong.

ảnh 5: Ng−ời bán rong ảnh 6: Ng−ời bán lẻ

Trên thực tế, việc tiêu thụ hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện Văn Giang tồn tại bán cho các đại lý (kênh 3 cấp: có 3 thành phần trung gian) nh−ng l−ợng hàng hoá tiêu thụ qua kênh này không đáng kể. Vì vậy, chúng tôi không thể hiện hình thức này trên sơ đồ. Mặt khác, các hộ không chỉ tham gia một hình thức

họ đồng thời tham gia ở tất cả các khâu tiêu thụ, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh− quy mô sản xuất của hộ.

Qua nghiên cứu tình hình chúng tôi thấy:

- Tiêu thụ trực tiếp là sản phẩm đ−ợc đ−a trực tiếp từ ng−ời sản xuất đến ng−ời tiêu dùng cuối cùng.

Bảng 4.7: Tỷ trọng tiêu thụ hoa, cây cảnh theo các hình thức

(Đơn vị tính: %)

Tiêu thụ gián tiếp Diễn giải Tiêu thụ

trực tiếp Ng−ời bán buôn Ng−ời bán lẻ Ng−ời thu gom bán rong 1. Cây trà my - Trà my 1 tuổi 75,15 16,45 6,70 1,70 - Trà my 2 tuổi 27,40 55,18 6,51 10,91 - Trà my 3 tuổi 19,72 71,25 6,10 2,93 - Trà my >3 tuổi 40,89 47,56 6,32 5,23 2. Cây quất - Quất khung 10,25 88,55 1,20 - - Quất cảnh 18,16 78,25 0,75 2,84 3. Cây đào 65,27 25,45 1,85 7,43 4. Cây hoa hồng 28,50 45,50 23,70 2,30

Đây là các hộ tự tiêu thụ nên có thu nhập cao nhất song l−ợng tiêu thụ hoa, cây cảnh không nhiều. Do đó, các nông hộ sản xuất vẫn phải tham gia nhiều kênh tiêu thụ cùng lúc để bán hết l−ợng hoa, cây cảnh đã sản xuất ra.

Tuy nhiên, khi tiêu thụ theo kênh này thì các nông hộ phải chịu toàn bộ những chi phí trong quá trình tiêu thụ nh− chi phí vận chuyển, chi phí lao động bán hàng... Đổi lại họ lại bán đ−ợc sản phẩm với giá cao. Do đó các hộ này th−ờng có lợi nhuận cao nhất vì họ vừa có lợi nhuận do sản xuất, vừa có lợi nhuận do tiêu thụ sản phẩm.

- Tiêu thụ gián tiếp là kênh tiêu thụ chủ yếu của huyện Văn Giang. ở đây ng−ời sản xuất bán cho ng−ời thu gom bán buôn, ng−ời bán rong và ng−ời bán lẻ. Tuy nhiên giá bán hoa, cây cảnh ở hình thức này th−ờng thấp hơn so với giá bán tiêu thụ trực tiếp.

Qua bảng 4.7 ta thấy hình thức tiêu thụ trực tiếp tỷ lệ t−ơng đối nhỏ so với tiêu thụ gián tiếp. ở hình thức tiêu thụ trực tiếp này thì cây trà 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (75,15%), sau đó đến cây đào 65,27%, cây thế chiếm tỷ lệ (25,70%). Hình thức tiêu thụ gián tiếp l−ợng tiêu thụ gián tiếp chủ yếu tập trung ở ng−ời thu gom bán buôn (chiếm tỷ lệ từ 16,45 đến 88,55%), sau đó đến ng−ời thu gom bán lẻ. Với ng−ời thu gom bán rong số l−ợng t−ơng đối ít. Điều này phù hợp với sự phân bố trị tr−ờng. Đối với từng loại cây khác nhau thì hình thức tiêu thụ cũng khác nhau nh−:

- Đối với cây trà my

+ Khi cây trà 1 tuổi thì cây bắt đầu b−ớc vào giai đoạn tạo dáng cho cây. Do đó, những hộ sản xuất không có điều kiện hoặc không muốn sản xuất giống thì họ mua trà ở độ tuổi này về trồng. Mặt khác, có rất nhiều nông hộ sản xuất theo kiểu chuyên môn hoá nh− họ chuyên sản xuất trà từ khi cắt cành

giâm đến khi cây trà đ−ợc một tuổi thì xuất bán. Vì cây trà còn quá nhỏ ch−a có hoa nên rất ít ng−ời mua để chơi. Bởi vậy, những ng−ời mua gom bán lẻ và bán rong ít là do không tiêu thụ đ−ợc.

+ Khi cây trà ở độ tuổi từ 2 - 3 tuổi thì l−ợng tiêu thụ lớn nhất là ở hình thức tiêu thụ gián tiếp (chiếm 72,6%) do cây trà ở giai đoạn này ra hoa nhiều và đẹp, hình dáng vừa tầm, giá cả phù hợp với đa số ng−ời mua. Vì vậy, ng−ời bán buôn và ng−ời bán rong mua với tỷ lệ lớn. Ng−ời tiêu dùng ít có cơ hội đ−ợc tiếp xúc với ng−ời sản xuất để mua cây trà ở độ tuổi này.

+ Khi cây trà trên 3 tuổi thì l−ợng tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ khá lớn (40,89%) là do ở giai đoạn này cây trà khá lớn và ra hoa nhiều nên giá của nó cũng khá cao nên chỉ bán cho một số đối t−ợng có thu nhập khá và yêu cầu cao nên họ th−ờng trực tiếp mua, còn ng−ời thu gom bán rong mua ít là do cây to trong quá trình vận chuyển cây rất dễ bị hỏng, công thêm vào đó vốn lớn nên họ không buôn nhiều

- Đối với cây quất

Tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp đối với cây quất là thấp. Qua nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy điều này là do khi chuẩn bị đến tết nguyên đán thì những ng−ời mua buôn, bán hàng rong đã đặt mua tr−ớc số diện tích quất rồi, còn số diện tích bán lẻ là của những hộ đã chủ định để bán tr−ớc.

Đối với quất khung, l−ợng tiêu thụ chủ yếu là cho ng−ời bán buôn (chiếm 88,55%). Do quất khung là cây sẽ còn tiếp tục đ−ợc đ−a vào chăm sóc trong một thời gian nữa (giai đoạn nuôi hoa, quả và lộc ) để trở thành quất cảnh sau đó cây mới đ−ợc bán cho ng−ời tiêu dùng cuối cùng hay ng−ời bán lẻ. Còn những ng−ời thu gom bán hàng rong không mua loại quất này do không tiêu thụ đ−ợc.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 53 - 58)