Thực trạng của việc trồng hoa, cây cảnh ở huyện Văn Giang

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 37)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng của việc trồng hoa, cây cảnh ở huyện Văn Giang

4.1.1. Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh ở huyện Văn Giang

Đối với các hộ trồng hoa, cây cảnh của huyện Văn Giang thì đa số hộ là các hộ nông nghiệp. Số hộ này biến động không đều qua 03 năm (2002-2004) do những hộ này chủ yếu là những hộ gắn bó lâu năm với nghề. Mặt khác, trong ba năm qua giá của một số hoa, cây cảnh có xu h−ớng tăng nên các hộ này ngày càng gắn bó với nghề hơn. Thực trạng về số hộ trồng hoa, cây cảnh của huyện qua 03 năm đ−ợc thể hiện trong bảng 4.1.

Trong 03 năm qua số hộ trồng hoa, cây cảnh tăng thấp (2,47%/năm) chủ yếu là các hộ ở xã Phụng Công, Mễ Sở, thị trấn Văn Giang. Tính đến năm 2002, tổng số hộ trồng hoa, cây cảnh ở huyện Văn Giang là 8.091 hộ.

Số hộ trồng hoa, cây cảnh ở Thị trấn Văn Giang và xã Liên Nghĩa biến động nhiều nhất. Nguyên nhân bắt nguồn từ giá một số loại hoa, cây cảnh trong một số năm gần đây tăng cao. Nhu cầu của thị tr−ờng về các loại hoa, cây cảnh ngày càng tăng trong những năm gần đây. Hiệu quả từ việc trồng hoa, cây cảnh cao hơn so với việc trồng lúa từ 5-20 lần. Vì vậy, một số hộ chuyển sang trồng hoa, cây cảnh.

Tại huyện Văn Giang đa số các nông hộ không chuyên canh một loại hoa, cây cảnh nhất định mà trong mỗi hộ đều cùng lúc trồng nhiều loại hoa, cây cảnh khác nhau. Sở dĩ, các hộ không chuyên canh một loại cây trồng vì họ không có nhiều vốn, nên phải trồng cùng lúc nhiều loại cây khác nhau để hỗ trợ chi phí, mặt khác để phân tán rủi do trong sản xuất.

Bảng 4.1: Thực trạng số hộ trồng hoa, cây cảnh ở các xã của huyện Văn Giang (2002-2004)

4.1.2. Tình hình sản xuất những loại hoa, cây cảnh chủ yếu trong huyện

Tính đến năm 2004 tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Văn Giang là 5.017,4ha. Trong đó diện tích đất trồng hoa, cây cảnh là 481,6 ha chiếm 9,7%.Diện tích này không ngừng tăng lên trong 03 năm; Năm 2002 có 423,5 ha, năm 2003 là 477,5 ha (tăng 12,8% so với năm 2002), năm 2004 là 481,6 ha (tăng 8,6% so với năm 2003). Nh− vậy, diên tích hoa, cây cảnh bình quân qua 03 năm tăng 6,63%. Điều này cho thấy hoa, cây cảnh ngày càng chiếm −u thế trong hệ thống cây trồng của huyện.

Với tổng diện tích hoa, cây cảnh nh− vậy, huyện Văn Giang có một hệ thống hoa, cây cảnh khá đa dạng, phong phú với nhiều loại cây khác nhau, nh−ng chủ yếu là các loại hoa, cây cảnh nh−: Trà my, lan hạt đính, vạn tuế, hoa đào, quất, quýt, sanh, si, vạn liên, cau, cây sung...

Bảng 4.2 cho thấy diện tích trồng quất, quýt cảnh, cây trà đã giảm, trong khi đó diện tích trồng hoa, cây cảnh tăng nhanh nhất là cây thế.

ở huyện Văn Giang, cây quất đ−ợc trồng từ khá lâu ở hai xã Mễ Sở và Liên Nghĩa, hàng năm hai xã này cung cấp cho thị tr−ờng rất nhiều cây quất, quýt đẹp góp phần làm đẹp thêm cho cuộc sống, tôn thêm vẻ đẹp, sự ấm cúng cho mỗi gia đình trong những dịp tết Nguyên đán - Tết cổ truyền của dân tộc. Qua bảng 4.2 ta cũng có thể thấy diện tích cây quýt, quất chiếm vị trí khá nhiều so với các loại cây cảnh của huyện, nh−ng diện tích này đang giảm dần qua các năm.

Tuy nhiên trong quá trình trồng quất thì ng−ời nông dân đã sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm đối với không khí, môi tr−ờng đất và n−ớc của những vùng đó gây ảnh h−ởng tới sức khoẻ của ng−ời dân trong vùng. Đây là thiệt hại rất lớn cho địa ph−ơng nh−ng lại ch−a có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này. Đây là vấn đề đặt ra cho lãnh đạo địa ph−ơng giải quyết, để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững có lợi cho hôm nay và mai sau.

Bảng 4.2: Diện tích, cơ cấu diện tích một số loại hoa, cây cảnh của huyện Văn Giang qua 03 năm (2002 - 2004)

Ta thấy rằng, trong tổng diện tích hoa, cây cảnh thì diện tích trồng các loại cây thế, cây cảnh chiếm vị trí khá cao và tăng đều hàng năm nh− năm 2002 trồng cây thế là 49,2 ha thì đến năm 2003 tăng lên 62,9 ha và năm 2004 là 68,87 ha. Diện tích trồng cây quýt, quất có giảm nh−ng không đáng kể và cây trà my có xu h−ớng giảm nh− năm 2002 diện tích trồng trà my là 66,50 ha, thì đến năm 2004 diện tích giảm xuống còn 52,17 ha.

Cây trà my đ−ợc trồng khá lâu đời ở một số xã nh− Phụng Công, Xuân Quan... ban đầu nó đ−ợc trồng chỉ phục vụ cho thú chơi hoa, cây cảnh ở địa ph−ơng, sau do sự phát triển của nền kinh tế mà loại cây này đ−ợc sản xuất nh− một loại hàng hoá, vừa phục vụ thú chơi hoa, cây cảnh của ng−ời dân, vừa góp phần nâng cao thu nhập. Nh−ng trong thời gian gần đây diện tích trồng cây trà my giảm là do thị hiếu tiêu dùng của ng−ời dân thay đổi, tr−ớc kia ng−ời dân rất thích trà my, nh−ng sau này sở thích này đã chuyển sang cây khác nên cây trà my khi sản xuất có hiệu quả không cao. Thay vào đó ng−ời dân thích mua những cây thế nh− si, sung...

Đối với cây hoa đào, tuy không phải là cây chủ lực nh− cây quất, trà, cây thế,... nh−ng trong những năm gần đây diện tích cây hoa đào cũng không ngừng tăng lên từ 0,85ha năm 2002 lên 1,11 ha năm 2003 (tăng 30,58% so với năm 2002) và 1,21 ha năm 2004 (tăng 9,01% so với năm 2003). Đây là loại cây mới đ−ợc trồng song hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cũng khá cao so với các loại cây truyền thống nh− ngô, lúa,.. và diện tích của nó tăng khá nhanh qua các năm chứng tỏ cây đào là một loại cây có triển vọng trong t−ơng lai mà địa ph−ơng cần chú ý trong chiến l−ợc phát triển nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá của mình.

Bảng 4.3: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của huyện Văn Giang qua 03 năm (2002 - 2004)

Bảng 4.3: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của huyện Văn Giang qua 03 năm (2002 - 2004)

== ==

4.1.3 Tình hình sản xuất những loại hoa, cây cảnh của các nông hộ điều tra

Qua thực tế điều tra một số xã ở huyện Văn Giang cho thấy, các nông hộ của huyện có xu h−ớng phát triển diện tích hoa, cây cảnh khá nhanh trong những năm qua để

thay thế cho những loại cây truyền thống. Những cây nh− quất khung, quất cảnh là những cây đ−ợc trồng tập chung ở một số xã nh− Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi. Nh−ng trong những năm qua diện tích

ảnh 1: Quất cảnh trong mùa thu hoạch

cây trà và cây quất giảm, trong khi diện tích cây hoa và sản l−ợng thì tăng. Điều này đ−ợc thể hiện qua bảng 4.4. Qua bảng 4.4 ta thấy diện tích cây trà năm 2002 bình quân một hộ trồng 1,19 sào/hộ, sang năm 2003 diện tích giảm còn 1,07 sào/hộ và đến năm 2004 giảm xuống còn 1,01 sào/hộ, sở dĩ diện tích trồng trà giảm là do thị hiếu của ng−ời tiêu dùng thay đổi. Diện tích quất năm 2002 là 3,84 sào/hộ, sang năm 2003 tăng lên 3,86 sào/hộ, sang năm 2004 diện tích trồng quất lại giảm còn 3,55 sào/hộ. Sở dĩ diện tích trồng quất không biến động nhiều là do quất là một cây cảnh không thể thiếu trong mỗi hộ gia đình trong mỗi dịp xuân về, tết đến.

Bảng 4.4: Tình hình sản xuất hoa, cây cảnh của các hộ điều tra (tính bình quân hộ)

Diễn giải ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

1. Cây trà my - Diện tích Sào 1,19 1,07 1,01 - Mật độ Cây/sào 1.800,00 1.800,00 1.800,00 - Sản l−ợng Cây 2.142,00 1.926,00 1.818,00 2. Cây quất - Diện tích Sào 3,84 3,86 3,55 - Mật độ Cây/sào 360,00 360,00 360,00 - Sản l−ợng Cây 1.382,40 1.389,60 1.278,00

3. Cây đào Sào 1,56 1,75 1,97

4. Hoa hồng - Diện tích Sào 2,57 2,65 2,78 - Mật độ 1000b/sào 45,00 52,50 60,00 - Sản l−ợng 1000b 115,65 139,13 166,80 4. Hoa cúc - Diện tích Sào 1,54 1,75 1,82 - Mật độ 1000b/sào 33,28 33,57 34,01 - Sản l−ợng 1000b 51,25 58,75 61,90 4. Hoa khác - Diện tích Sào 0,85 0,87 0,95 - Mật độ 1000b/sào 26,78 26,92 26,95 - Sản l−ợng 1000b 22,76 23,42 25,60

ảnh 2: Trà my trắng - một cây trồng phổ biến ở huyện Văn Giang

Qua bảng 4.4 ta cũng có thể thấy diện tích các loại cây hoa tăng qua các năm nh− hoa đào năm 2002 diện tích bình quân một hộ là 1,56 sào, năm 2003 là 1,75 sào và năm 2004 là 1,97 sào. Diện tích các loại hoa cúc, hoa hồng... cũng tăng lên, cụ thể hoa hồng năm 2002 bình quân mỗi hộ có 2,57 sào, thì năm 2003 là 2,65 sào, năm 2004 là 2,78 sào; hoa cúc năm 2002 bình quân mỗi hộ có 1,54 sào, năm 2003 là 1,75 sào và sang năm 2004 là 1,82 sào...

Tóm lại, qua những phân tích ở trên ta có thể đi đến kết luận: Việc các hộ nông dân giảm diện tích trồng trà my, quất và mở rộng diện tích trồng hoa cho thấy ng−ời dân đã thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị tr−ờng để từng b−ớc nâng cao thu nhập của mình.

4.1.4. Tình hình chi phí cho sản xuất và thu nhập của những loại hoa, cây cảnh chính của các nông hộ điều tra cảnh chính của các nông hộ điều tra

Đối với nghề trồng hoa, cây cảnh thì việc đầu t− kinh phí và công sức là rất lớn và đ−ợc phân bổ trong thời gian dài nhất là đối với việc trồng cây cảnh. Điều này ảnh h−ởng nhiều đến thu nhập của nông hộ. Qua bảng 4.5 ta có thể thấy đ−ợc tình hình chi phí và thu nhập của các nông hộ.

ảnh 4: V−ờn hồng

Qua bảng 4.5 ta thấy: Chi phí về giống là lớn nhất đối với tất cả các loại cây. Cụ thể cây trà 1 tuổi có chi phí về giống là 9.765.620 đồng/sào (Chiếm

81,53% tổng chi phí). Cây trà my 2 tuổi chi phí giống là13.789.250 đồng/sào (chiếm 82,38%), trà 3 tuổi 24.912.470 đồng/sào (88,41%), trà my trên 3 tuổi là 26.710.850 đồng/sào (chiếm 87,16%). Cây quất khung chi phí về giống là 2.547.110 đồng/sào (chiếm 50,37% tổng chi phí), quất cảnh 2.547.110 đồng/sào (chiếm 46,40%). Cây hoa hồng chi phí về giống là 4.582.450 đồng/sào (chiếm 62,20%). Cây hoa đào chi phí về giống 951.000 đồng/sào (chiếm 45,57% tổng chi phí).

Ngoài ra, chi phí cho giàn, cột, l−ới che cho cây trà my là khá lớn (vì cây trà my là cây −a ánh sáng tán xạ, nếu để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thì cây sẽ bị cháy lá dẫn đến cây phát triển chậm hoặc chết từ đó ảnh h−ởng đến chất l−ợng và sản l−ợng sản xuất ra). Tuy nhiên cứ một lần đầu t− có thể dùng trong vòng từ 2 đến 3 năm mới phải tái đầu t−. Riêng đối với cây quất, đào do đặc điểm sinh học của chúng quyết định nên chỉ mất tiền mua dây thép nhỏ để ghim cành và quả (với cây quất) nhằm tạo dáng cho cây.

- Trong các loại cây trên ta thấy chi về thuốc bảo vệ thực vật cho cây đào là thấp nhất, chỉ có 225.000.đồng/sào (chiếm 4,91% tổng chi) và cho cây hoa hồng là cao nhất 741.000đồng/sào.

Xét về thu nhập hỗn hợp trên một sào thì cây trà my có độ tuổi lớn hơn 3 năm cho thu nhập cao nhất với 82.755.600 đồng/sào. Tuy nhiên đây ch−a chắc đã là lựa chọn tối −u. Điều này chúng tôi xin trình bày ở phần sau, khi xem xét tính hiệu quả của các loại hoa, cây cảnh chính của vùng.

Nh− vậy, thông qua tình hình chi phí và thu nhập đ−ợc thể hiện qua bảng 4.5 chúng tôi đi đến một nhận xét sau:

Bảng 4.5: Tình hình đầu t− chi phí cho một sào trồng trà my năm 2004 ===

Bảng 4.6: Tình hình đầu t− chi phí cho một sào trồng quất, hoa hồng, hoa đào năm 2004

Các loại hoa, cây cảnh chủ yếu mà chúng tôi trình bày ở trên đều cho thu nhập hỗn hợp khá cao và ổn định (trừ cây trà my 1 tuổi). Song trên thực tế loại cây đ−ợc sản xuất nhiều lại là cây trà my và cây quất còn đối với cây đào tuy có tỷ lệ thu nhập hỗn hợp trên một đồng chi phí trung gian cao (cứ một đồng chi phí thì thu đ−ợc 17.150 đồng) nh−ng ch−a đ−ợc chú ý là do cây hoa đào là cây mới đ−ợc trồng tại vùng. Nên ng−ời nông dân ch−a có kinh nghiệm cũng nh− kỹ thuật trồng loại cây này. Ngoài ra khi trồng hoa đào còn mất nhiều công lao động sống. Vì vậy, nếu tính cụ thể thì tính hiệu quả của cây hoa đào khi trồng tại vùng vẫn còn thấp hơn sơ với các loại cây trồng truyền thống của địa ph−ơng.

4.2. Tình hình tiêu thụ hoa, cây cảnh của các nông hộ ở huyện Văn Giang Văn Giang

Tiêu thụ hoa, cây cảnh là khâu cuối cùng trong các khâu của quá trình sản xuất mà quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Do đó, ng−ời sản xuất phải luôn quan tấm đến việc sản xuất cái gì? tiêu thụ nh− thế nào? để sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ đ−ợc với giá mà ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu dùng đều chấp nhận đ−ợc.

4.2.1. Đặc điểm của tiêu thụ hoa, cây cảnh

Hoa, cây cảnh cũng có một đặc điểm giống nh− các hàng hoá khác đó là muốn tiêu thụ đ−ợc trên thị tr−ờng nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh−:

+ Chất l−ợng sản phẩm (thể hiện ở dáng, thế cây, l−ợng hoa, quả trên một cây).

+ Giá cả của sản phẩm

+ Thị hiếu của ng−ời tiêu dùng

Một mặt phụ thuộc vào chất l−ợng sản phẩm, mặt khác phụ thuộc vào giá thành của sản phẩm đó.

Bên cạnh đó, nhiều khi ng−ời chơi hoa, cây cảnh ít quan tâm đến giá cả mà họ quan tâm nhiều đến hình dáng, tính thẩm mỹ của hoa, cây cảnh. Bởi đa số ng−ời chơi hoa, cây cảnh là những ng−ời có điều kiện kinh tế khá. Đây là một đặc điểm rất quan trọng để khi tiêu thụ cũng nh− sản xuất các nông hộ cần phải chú ý.

Mặt khác, đối với các loại hoa, cây cảnh đều có đặc điểm là khi cây ra hoa hoặc có kiểu dáng nhất định thì mới đ−ợc đ−a ra thị tr−ờng tiêu thụ, cho nên thị hiếu của ng−ời tiêu dùng cũng phụ thuộc vào điều này và yêu cầu, sở thích của ng−ời tiêu dùng cũng rất đa dạng, phong phú... dựa vào các yếu tố này mà ng−ời sản xuất tiến hành đa dạng hoá các loại cây trồng để có thể phục vụ đ−ợc hết các đối t−ợng tiêu dùng khác nhau, nh− đối với ng−ời có thu nhập cao thì họ quan tâm nhiều đến kiểu dáng, chất l−ợng chứ họ ít quan tâm tới giá cả và họ có nhu cầu quanh năm, đối với ng−ời có thu nhập thấp họ ít có điều kiện quan tâm đến đời sống tinh thần bởi áp lực của cuộc sống kinh tế là rất lớn. Vì vậy, mà họ chỉ quan tấm đến hoa, cây cảnh khi có các dịp nh− tuần giằm, mồng một, lễ, tết ...

Trong tiêu thụ hoa, cây cảnh thời gian cũng là yếu tố quan trọng, nhiều khi nó đóng vai trò quyết định nếu ng−ời sản xuất biết tận dụng thời cơ. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đa số các loại hoa, cây cảnh của địa ph−ơng đ−ợc tiêu thụ vào các dịp lễ, tết... còn lại vào các thời điểm khác trong năm l−ợng hoa, cây cảnh tiêu thu là không đáng kể. Nguyên nhân là vào mùa xuân có tết nguyên đán, ra tết có nhiều lễ hội và đây cũng là mùa có thời tiết thuận lợi cho việc −ơm trồng các loại hoa, cây cảnh.

Đối với cây trà my, đây là một loại hoa, cây cảnh ra nụ từ rất sớm (khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch) sau đó nở rộ từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Thời điểm nở hoa cũng chính là thời điểm tiêu thụ mạnh nhất của cây trà có độ tuổi trên 2 năm. Qua thời điểm này l−ợng tiêu thụ lại tập trung chủ

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 37)