Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 32 - 33)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.3.Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

3.1.3.1. Giao thông

Giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo số liệu điều tra, đến nay có 76% các tuyến đ−ờng giao thông trong huyện đã đ−ợc cứng hoá (rải nhựa, bê tông, rải đá và lát gạch nghiêng). Huyện có 13 km đê do trung −ơng quản lý từ cống Xuân Quan đến hết xã Mễ Sở. Đoạn đ−ờng từ thị trấn Văn Giang đến xã Mễ Sở mặt đ−ờng đã đ−ợc rải nhựa nên đi lại rất thuận tiện [20].

Giao thông của các xã trên địa bàn huyện t−ơng đối dày. Phần lớn các trục đ−ờng liên thôn liên xã đã đ−ợc bê tông hoá. Hệ thống giao thông nội đồng ở một số xã đã đ−ợc bê tông hoá. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 03 bến đò (bến đò Mễ Sở, bến đò D−ơng, bến dò Xuân Quan) đã giúp cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá bằng đ−ờng thuỷ, đ−ờng bộ hết sức thuận tiện.

Các tuyến đ−ờng liên huyện, liên xã tiếp tục đ−ợc cải tạo, nâng cấp và xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3.1.3.2. Thuỷ lợi

Hệ thống t−ới tiêu của huyện t−ơng đối hoàn chỉnh. Phần diện tích đ−ợc t−ới chủ động của huyện là 3527,23 ha chiếm 70,31% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích t−ới hạn chế là 1049 ha chiếm 20,9%, diện tích đ−ợc tiêu chủ động là 2204,94 ha.

8000m3/giờ, ngoài ra còn một trạm bơm do xã Tân Tiến quản lý gồm 02 máy, công suất 1000m3/giờ. Trên thực tế, do công trình lâu ngày đã bị xuống cấp nên năng lực tiêu giảm chỉ còn bằng 75% thiết kế [20].

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 32 - 33)