Cơ sở lý luận và thực tiễn để đ−a ra các biện pháp

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 66 - 69)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn để đ−a ra các biện pháp

Việt Nam là n−ớc có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hoa, cây cảnh, nhất là với khí hậu bốn mùa nh− ở miền bắc n−ớc ta. Việc phát triển sản xuất hoa, cây cảnh tạo điều kiện cho việc thu hút lao động nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp.

Nhận thức đ−ợc vai trò kinh tế và hiệu quả của việc sản xuất hoa, cây cảnh. Đảng và Nhà n−ớc ta đã có những h−ớng đi đúng đắn để thực hiện mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững. ở tầm quốc gia có Quyết định số 182/1999-QĐ-TTg ngày 03 tháng 09 năm 1999 của Thủ t−ớng chính phủ về việc phê duyệt “đề án phát triển rau và hoa, cây cảnh ”.

Văn Giang là một huyện nông nghiệp, cơ cấu GDP năm (2000) ngành nông nghiệp chiếm 58,1% so với GDP toàn huyện, lao động nông nghiệp chiếm 89,37% trong tổng lực l−ợng lao động toàn xã hội. Song Văn Giang lại là một địa bàn quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội, là huyện có vị trí là cửa ngõ phía Đông - Nam của Thủ đô Hà Nội, Văn Giang có lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, lao động... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp theo h−ớng sản xuất hàng hoá.

Trong những năm qua, Văn Giang đã đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra khá nhanh theo h−ớng sản xuất nông nghiệp hàng hoá kết hợp với dịch vụ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Song ở một số nơi tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ch−a đồng đều, ch−a vững chắc qua các năm. So với yêu cầu chung của đất n−ớc và của tỉnh H−ng Yên, trong giai đoạn tới nền nông nghiệp của Văn Giang cần phải có b−ớc phát triển mới với tốc độ nhanh, ổn định và vững chắc.

Để góp phần ổn định chiến l−ợc phát triển kinh tế xã hội đến năm 2005 của huyện mà Đại hội Đảng bộ huyện Văn Giang lần thứ XXI đã đề ra, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sản xuất nông nghiệp, xác định những tiềm năng, thế mạnh, những yếu tố hạn chế, nhu cầu ứng dụng các thành tựu tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, Sở kế hoạch công nghệ và môi tr−ờng tỉnh H−ng Yên, UBDN huyện Văn Giang.ở huyện Văn Giang thì có Nghị

quyết số 13-NQ/HU của Huyện uỷ về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm xây dựng vùng sản xuất rau, hoa, cây cảnh chuyên canh tập trung, sản phẩm mang tính chất hàng hoá phục vụ nhu cầu trong n−ớc và h−ớng ra xuất khẩu, đầu t− xây dựng hệ thống chế biến với công nghệ và trang thiết bị hiện đại.

Qua nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện Văn Giang cho thấy các số liệu về diện tích, năng suất, sản l−ợng có sự biến động theo chiều h−ớng tăng diện tích và năng suất của các loại hoa, cây cảnh qua các năm. Mặt khác, các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy hoa, cây cảnh thích nghi với điều kiện tự nhiên, cũng nh− kỹ thuật chăm sóc hoa, cây cảnh của các nông hộ trên địa bàn huyện.

Hiện nay, tốc độ đô thị hoá của các vùng phụ cận ngày càng mạnh, trong khi diện tích đất chuyên trồng hoa, cây cảnh ở những vùng chuyên canh hoa, cây cảnh của Hà Nội ngày càng thu hẹp lại. Bên cạnh đó, mức sỗng của ng−ời dân ngày càng đ−ợc nâng cao, nên các nhu cầu về đời sống tinh thần về nhu cầu chơi và th−ởng thức hoa, cây cảnh là không thể thiếu trong đời sống của ng−ời dân khá giả. Do vậy, để đáp ứng đ−ợc nhu cầu tiêu dùng, giúp cho ng−ời sản xuất có thị tr−ờng tiêu thụ và xác định ph−ơng h−ớng sản xuất là vấn đề cần đ−ợc quan tâm thoả đáng. Ngoài ra, việc đ−a và áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả của việc sản xuất hoa, cây cảnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm:

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng những tiến bộ của KHKT vào sản xuất nói chung và vào sản xuất hoa, cây cảnh nói riêng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, cải thiện cảnh quan và môi tr−ờng sinh thái và bộ mặt nông thôn.

- Thu hút một l−ợng lớn lao động nông thôn nhằm phát triển ngành trồng hoa, cây cảnh để có thể xuất khẩu.

- Khuyến khích hộ nông dân mạnh dạn đầu t− cho sản xuất hoa, cây cảnh nhằm thu hút l−ợng vốn và kinh nghiệm sản xuất trong dân.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 66 - 69)