Một số biện pháp chủ yếu để mở rộng sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 69 - 74)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5.2. Một số biện pháp chủ yếu để mở rộng sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh

4.5.2.1. Biện pháp để nâng cao chất lợng sản phẩm

Chất l−ợng sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với l−ợng tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm sản xuất ra có chất l−ợng sẽ đ−ợc tiêu thụ nhanh với giá cả cao nên hiệu quả thu đ−ợc là lớn. Với hoa, cây cảnh chất l−ợng sản phẩm là yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định l−ợng tiêu thụ và giá cả tiêu thụ. Để nâng cao chất l−ợng sản phẩm hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện Văn Giang cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

- Phải đầu t− thích đáng về giống: Giống hoa, cây cảnh đ−ợc sản xuất trên địa bàn chủ yếu là giống hoa, cây cảnh địa ph−ơng. Trong thời kỳ gần đây một số loại hoa đã có giống nhập nội mang lại hiệu quả kinh tế cao với chất l−ợng tốt. Do đó, cần tăng c−ờng hơn nữa về giống, đặc biệt là những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh cao và đ−ợc thị tr−ờng −a chuộng.

- Tăng c−ờng tập huấn kỹ thuật: Xây dựng các quy trình biện pháp kỹ thuật bảo quản, xử lý hoa sau thu hoạch trong phạm vi gia đình, cụm hộ nông dân bằng ph−ơng pháp hạ thấp nhiệt độ và hoá chất. Hình thành các tổ chức khuyến nông tự nguyện, đa dạng việc chuyển giao kỹ thuật nh− tập huấn, tham quan học hỏi... nhằm h−ớng dẫn ng−ời dân thay đổi tập quán, nâng cao hiểu biết về sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh tr−ởng, thuốc kích thích nở hoa, các kỹ thuật sản xuất, bảo quản hoa, cây cảnh sau khi thu hoạch để nâng cao chất l−ợng hoa, cây cảnh.

- Tăng c−ờng đầu t− về vốn, mở rộng mạng l−ới tín dụng, cho vay với quy tình và thủ tục đơn giản để tạo điều kiện cho các hộ có khả năng vay vốn để tăng nguồn vốn đầu t− cho sản xuất. Đồng thời, trong việc đầu t− cho các khoản mục chi phí sản xuất cần hài hoà, cân đối giữa các khoản mục. Bên cạnh đó cần đầu t− xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật vững chắc, hợp lý và đồng bộ nh− hệ thống thuỷ lợi, điện, giao thông...

4.5.2.2. Biện pháp kỹ thật giúp cây ra hoa, quả đúng thời điểm tiêu thụ

Hoa, cây cảnh chịu sự tác động của điều kiện khí hậu cho nên để hoa, cây cảnh phát triển đúng thời điểm tiêu thị thì cần phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật nh−:

- Khống chế ánh sáng

+ Nếu trong năm đó thời gian chiếu sáng nhiều sẽ làm cho hoa nở sớm, quả chín sớm thì cần xử lý bằng cách rút ngắn thời gian chiếu sáng nh− che tối bằng tấm nhựa đen, quá trình này phải liên tục.

+ Nếu trong năm thời gian chiếu sáng ít hoa (trà, đào, hồng), quả (quất) không ra kịp đúng dịp thì cần phải kéo dài thời gian chiếu sáng bằng cách bật đèn vào thời gian ban đêm.

- Khống chế nhiệt độ

Một số loại hoa nh− hoa đào, hoa trà không nhạy cảm với nhiệt độ ánh sáng (loại chiếu sáng vừa) chỉ cần thoả mãn nhiệt độ để nụ ra hoa sớm vào dịp tết thì vào cuối thu đem hoa vào ấm gi−a nhiệt độ 18 - 240C, sau 10 ngày sẽ ra nụ hoa sau đó chuyển vào nhiệt độ 8 - 150C là có thể nở hoa đúng thời gian quy định.

- Xử lý chất kích thích

Chất kích thích có tác dụng kích thích và ức chế sinh tr−ởng. Nh− chất Gibberelin có tác dụng kích thích ra hoa. Khi hoa không ra đúng thời gian thì phun chất này lên thì hoa sẽ ra kịp thời gian tiêu thụ.

- Xử lý khô: Ta có thể tạo môi tr−ờng khô để điều chỉnh sinh tr−ởng một số loài cây cảnh làm cho sự phân hoá chồi hoa sớm hơn. Sau đó tiến hành t−ới n−ớc bình th−ờng sẽ khôi phục sự hút n−ớc, chỉ mấy ngày sau hoa nở.

- Xử lý bẳng cách tỉa cành, hái ngọn

Hoa hồng sau khi cắt hoa phải tiến hành tỉa cành để cành mới mọc và có thể liên tục ra hoa ta có thể cắt hoa lần 2. Với hoa đào thì cần tỉa lá vào đúng thời gian để cho cây ra hoa đúng thời vụ.

4.5.2.3. Biện pháp mở rộng quy mô sản xuất

Diện tích trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện Văn Giang có xu h−ớng tăng qua các năm nh−ng vẫn ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu tiêu thụ của thị tr−ờng Hà Nội và các khu vực lân cận. Hàng năm các vùng nh− Hà Nội và tại chính huyện Văn Giang vẫn phải nhập một số l−ợng hoa, cây cảnh t−ơng đối lớn từ Đà Lạt, Sapa...Do đó, mở rộng diện tích và quy mô sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và mức sống của ng−ời dân địa ph−ơng.

Cần phải có sự quy hoạch, phân vùng trong sản xuất hoa, cây cảnh. Điều này giúp cho các hộ sản xuất có điều kiện tăng c−ờng kỹ thuật, trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau đồng thời góp phần cho việc sản xuất hoa, cây cảnh mang tính hàng hoá cao thu hút đ−ợc nhu cầu tiêu thụ của thị tr−ờng.

4.5.2.4. Biện pháp áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý

Việc đ−a các loài hoa, cây cảnh vào sản xuất giúp cho việc luân canh cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc mở rộng quy mô sản xuất đồng thời với việc áp dụng các công thức luân canh để sao cho hiệu quả mang lại từ việc trồng hoa, cây cảnh mang lại là cao nhất.

4.5.2.5. Phát huy vai trò quản lý của chính quyền địa phơng

Thông qua việc thiết lập và xây dựng các chính sách kinh tế khuyến khích sản xuất hoa, cây cảnh phát triển. Thiết lập mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa ngành hàng và bạn hàng có tính đến sự bền chặt lâu dài.

Đây cũng chính là tiêu đề gắn sản xuất với thị tr−ờng, gắn ng−ời sản xuất kinh doanh th−ơng mại hợp sức với ng−ời sản xuất để đầu t− đổi mới kỹ thuật, trên cơ sở đó đổi mới hệ thống tiêu thụ với ng−ời sản xuất hoa, cây cảnh.

4.5.2.6. Biện pháp hoàn thiện kênh phân phối

L−ợng hoa, cây cảnh tiêu thụ chủ yếu của huyện Văn Giang là thị tr−ờng Hà Nội thông qua tiêu thụ gián tiếp là chủ yếu. Do đó, để đẩy mạnh tiêu thụ qua các kênh phân phối thì cần phải:

- Tăng dần tỷ trọng tiêu thụ theo các kênh phân phối có giá cao trên cơ sở nâng cao uy tín, chất l−ợng sản phẩm sản xuất, đa dạng hoá hơn nữa các loại kênh, đối t−ợng, thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển hơn nữa hình thức tiêu thụ sản phẩm nh−ng phải đảm bảo uy tín về chất l−ợng sản phẩm để vừa tăng hiệu qủa kinh tế vừa giải quyết tốt lực l−ợng lao động có sẵn tại địa ph−ơng.

- Các tổ chức giới thiệu sản phẩm rộng rãi để ng−ời tiêu dùng các nơi khác biết đến sản phẩm của địa ph−ơng. H−ớng tới sản xuất sản phẩm tiêu thụ trên thị tr−ờng rộng hơn và xuất khẩu.

4.5.2.7. Biện pháp về giá cả sản phẩm

Vơi xu thế phát triển hoa, cây cảnh hiện nay ở nhiều vùng, sự cạnh tranh sản phẩm đã xuất hiện, chất l−ợng sản phẩm không ngừng tăng thì giá cả lại là một nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả tiêu thụ. Để đảm bảo giá cả hợp lý, ng−ời sản xuất trên địa bàn cần:

- Chi phí một cách hợp lý nhất để tối thiểu hoá chi phí nếu có thể để từ đó giảm giá thành cho ng−ời tiêu thụ, qua đó đối t−ợng tiêu thụ sẽ đ−ợc mở rộng, l−ợng sản phẩm tiêu thụ sẽ mạnh hơn, với tốc độ nhanh hơn.

- Giảm dần khoảng cách giá trong các kênh tiêu thụ để từ đó tăng nhanh l−ợng sản phẩm tiêu thụ.

4.5.2.8. Biện pháp mở rộng thị trờng tiêu thụ

Thị tr−ờng là vấn đề quan trọng, là điều kiện tồn tại và phát triển, là quyết định sự sống còn của ng−ời sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tới cần mở rộng diện tích, áp dụng các biện pháp tiến bộ KHKT vào sản xuất, tăng c−ờng đầu t− sao cho hợp lý để nâng cao sản l−ợng, chất l−ợng hoa, cây cảnh đáp ứng nhu cầu của ng−ời tiêu dùng trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

Đặc biệt là huyện Văn Giang lại nằm cạnh Hà Nội, một thị tr−ờng tiêu thụ hoa, cây cảnh lớn và cũng là vùng trồng hoa truyền thống của Việt Nam đang ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá, ng−ời dân ở những làng hoa truyền thống nh− Quảng Bá, Nhật Tân... đã chuyển sang làm khách sạn, nhà nghỉ... và kinh doanh các dịch vụ khác cho thu nhập cao hơn.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh ở huyện văn giang tỉnh hưng yên (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)