1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf

86 1,5K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 726,18 KB

Nội dung

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT

VÀ TIÊU THỤ DÂU HẠ CHÂU Ở

HUYỆN PHONG ĐIỀN-TP.CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

PHÚ LỆ QUYÊN NGUYỄN BẢO ANH

Mã số SV: 4043662

Lớp: Kinh tế Nông Nghiệp 1-Khóa 30

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Qua 4 năm học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu do được sự truyền đạt, không chỉ về lý thuyết mà còn về kinh nghiệm thực tiễn, từ Quý Thầy Cô của trường và nhất là từ Quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô đã nhiệt tình hướng dẫn sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hữu Đặng, Cô Phú Lệ Quyên và các Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Ban Khuyến nông Thị trấn Phong Điền, Xã Nhơn Ái, Xã Mỹ Khánh của Huyện Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ đã nhiệt tình cung cấp số liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

Thay lời cảm tạ, kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe

Ngày… tháng… năm 2008 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bảo Anh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện Các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực Đề tài không trùng với bất

cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày… tháng… năm 2008 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Bảo Anh

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Ngày… tháng… năm 2008 Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ngày… tháng… năm 2008 Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Ngày… tháng… năm 2008 Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2

1.2.1 Mục tiêu chung: 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 3

1.4.1 Không gian nghiên cứu: 3

1.4.2 Thời gian nghiên cứu: 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: 3

1.4.4 Nội dung nghiên cứu: 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 5

2.1.1 Một số thuật ngữ kinh tế: 5

2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế: 5

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 6

2.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu: 6

2.2.2 Số liệu thu thập: 6

2.2.3 Phân tích dữ liệu: 7

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ 10

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 10

3.1.1 Vị trí địa lý: 10

3.1.2 Đất đai: 10

3.1.4 Khí hậu: 10

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI: 11

Trang 8

3.2.2 Dân số: 11

3.2.3 Văn hóa - xã hội: 11

3.2.4 Cơ cấu ngành nghề: 12

3.2.5 Điều kiện cơ sở hạ tầng: 12

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN: 12

3.3.1 Trồng trọt: 12

3.3.2 Chăn nuôi: 13

3.3.3 Thủy sản: 13

3.3.4 Công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật: 14

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ 15

4.1 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY DÂU HẠ CHÂU: 15

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ: 16

4.2.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ 16

4.2.2 Khái quát thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ: 20

4.2.3 Phân tích các khoản mục chi phí bình quân tính trên 1 công đất ở 3 xã của huyện Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ 23

4.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế 25

4.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ: 28

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DÂU HẠ CHÂU TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ: 33

4.3.1 Phân tích kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu: 33

4.3.2 Các thành viên tham gia vào kênh: 36

4.3.3 Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ: 40

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHÔ CẦN THƠ 46

Trang 9

5.1 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA

NÔNG DÂN TRỒNG DÂU HẠ CHÂU: 46

5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG THU MUA DÂU HẠ CHÂU: 46

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 48

6.1 KẾT LUẬN: 48

6.2 KIẾN NGHỊ: 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 51

Trang 10

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1 MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 6 Bảng 2 DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 16 Bảng 3 LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 .17 Bảng 4 LÝ DO TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 20 Bảng 5 NGUỒN GIỐNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỒNG CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 21 Bảng 6 VỀ MẶT KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU 22 Bảng 7 CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÌNH QUÂN TÍNH TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 23 Bảng 8 NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 25 Bảng 9 CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 25 Bảng 10 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 27 Bảng 11 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 29 Bảng 12 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 32

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA CÁC ĐÁP VIÊN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 18 Hình 2 KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU 18 Hình 3 CƠ CẤU CHI PHÍ/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU 23

Trang 12

TÓM TẮT

Đề tài “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong

Điền – TP.Cần Thơ” được thực hiện từ 11.02.2008 đến 25.04.2008 tại huyện Phong

Điền – Thành phố Cần Thơ Đề tài có 6 chương và gồm có một số nội dung như sau: Thứ nhất, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính để xử lý số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra trực tiếp 44 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu; sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc đối với các đối tượng thu mua; đồng thời phương pháp phân tích ma trận SWOT được dùng để đề ra các giải pháp

Thứ hai, đối với quá trình sản xuất, đề tài phân tích các nguồn lực sản xuất, các

tỷ số tài chánh, nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ; đối với quá trình tiêu thụ, đề tài phân tích tổng quát kênh tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu, phân tích phương thức tiêu thụ, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình kinh doanh của các tác nhân tham gia vào kênh

Cuối cùng, từ kết quả phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ, đề tài đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dâu

Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mê Kông với đất đai màu mỡ, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới… thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa canh nhiệt đới Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, ĐBSCL không chỉ là vựa lúa mà cây ăn trái cũng được xem là thế mạnh, là vùng sản xuất cây ăn trái lớn nhất nước, chiếm khoảng 60% trong tổng diện tích vườn cây ăn trái của

cả nước Một số tỉnh có diện tích vườn cây ăn trái lớn như Tiền Giang (chiếm 23% diện tích toàn vùng), Bến Tre, Vĩnh Long (mỗi nơi chiếm 15%)… Thành phố Cần Thơ tuy diện tích sản xuất nông nghiệp nói chung, cây ăn quả nói riêng không nhiều như các địa phương khác, nhưng có vùng cây ăn quả khá nổi tiếng

là huyện Phong Điền, đang phấn đấu đến năm 2010 trở thành quận sinh thái của thành phố Nhắc đến địa danh Phong Điền, nhiều người nghĩ ngay đến chợ nổi và những vườn cây ăn trái bạt ngàn, mơn mởn suốt bốn mùa Cây ăn trái huyện Phong Điền có cam mật, cam sành, sầu riêng, vú sữa,… đặc biệt là những năm gần đây, khi nói đến đặc sản của huyện, nhiều người thường nhớ đến vị thơm, ngọt của dâu Hạ Châu Giống dâu này có phẩm chất vượt trội hơn các giống dâu khác, lại ít tốn công chăm sóc hơn so với một số loại cây ăn quả khác Hiện nay, dâu Hạ Châu là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu dâu Hạ Châu, và không chỉ nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)… mà còn được xuất khẩu sang Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, được người tiêu dùng các thị trường này ưa chuộng Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quan về thực trạng sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức Một số khó khăn, thách thức điển hình như: thứ nhất, chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng, gây khó khăn không chỉ cho quá trình sản xuất của nông dân mà còn cho quá trình tiêu thụ vận chuyển của thương lái; thứ hai, sự biến động về giá trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh, không ổn định; thứ ba, kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, còn mang

Trang 14

vào, đầu ra, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan có chức năng; thứ tư, khâu bảo quản sau thu hoạch chưa hiệu quả, gây trở ngại cho thương lái trong quá trình vận chuyển, trao đổi mua bán…; và còn nhiều những khó khăn, trở ngại khác chưa được đề cập đến Trước những thách thức trên, việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân về tình hình sản xuất và tiêu thụ là vấn đề hết sức cần thiết; nhằm đưa ra biện pháp để tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận của các tác nhân trong hệ thống sản xuất, phân phối và tiêu thụ dâu Hạ Châu của huyện Phong

Điền – Thành phố Cần Thơ Vì vậy, đề tài “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ” được thực hiện

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1.2.1 Mục tiêu chung:

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu của người dân trồng dâu và các đối tượng thu mua dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng chung của nông dân sản xuất và các đối tượng thu mua dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ

- Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông dân trồng dâu

Hạ Châu và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dâu

Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ

- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

- Thực trạng sản xuất, tiêu thụ của nông dân và các đối tượng thu mua dâu

Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ hiện nay như thế nào?

- Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của nông dân trồng dâu Hạ Châu hiện nay có hợp lý, đạt hiệu quả nhất chưa và các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quá

Trang 15

trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ?

- Quá trình sản xuất, tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ hiện nay có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức nào?

- Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1.4.1 Không gian nghiên cứu:

Địa bàn nghiên cứu là huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ, gồm thị trấn Phong Điền (ấp Nhơn Lộc 1A), xã Nhơn Ái (ấp Nhơn Bình, ấp Nhơn Phú, ấp Nhơn

Thọ), xã Mỹ Khánh (ấp Mỹ Hòa)

1.4.2 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 03 năm 2005-2006-2007 Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2007

Đề tài được thực hiện từ 11.02.2008 đến 25.04.2008

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:

Các hộ nông dân tham gia sản xuất và các đối tượng thu mua dâu Hạ Châu

ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ

1.4.4 Nội dung nghiên cứu:

- Đối với hộ nông dân tham gia sản xuất dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu: do thời gian nghiên cứu có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất, tiêu thụ dâu Hạ Châu là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn (cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan), cho nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp

44 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung sau đây: phân tích hiệu quả sản xuất, tình hình đầu ra và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ (thông qua qua trình phân tích nguồn lực sản xuất của nông hộ, các chỉ tiêu kinh tế, phương trình hồi quy…); đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ của nông dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ

- Đối với các đối tượng thu mua dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu: cùng với một số khó khăn như đã đề cập đối với nông dân sản xuất thì trong quá trình

Trang 16

Châu (thương lái, chủ vựa, tiểu thương) gặp thêm một số khó khăn khác như sau:

do thời điểm thực hiện đề tài không trùng khớp với mùa vụ thu hoạch dâu Hạ Châu, cho nên tìm kiếm thương lái để phỏng vấn là một trở ngại lớn Đồng thời, chủ vựa thu mua, tiểu thương bán lẻ tại các chợ ở rất xa địa bàn nghiên cứu Đây

là một hạn chế rất lớn của đề tài Vì vậy, thông qua phỏng vấn bán cấu trúc, đề tài chỉ phân tích tổng quát tình hình thu mua, tiêu thụ và một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các tác nhân tham gia vào kênh phân phối Từ đó, cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phân phối sản dâu phẩm

Hạ Châu

Trang 17

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

2.1.1 Một số thuật ngữ kinh tế:

- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho

đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người [7, tr.77]

- Hiệu quả sản xuất: bao gồm :

+ Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị Nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không có hiệu quả [7, tr.78]

+ Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc

sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Nó được xem là một thành phần của hiệu quả kinh tế Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật [7, tr.78]

+ Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng nghĩa là các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng

nó đạt được cao nhất [7, tr.79]

Hai hiệu quả đầu tiên liên quan đến quá trình sản xuất còn hiệu quả thứ ba liên quan đến vấn đề thị trường Trong sản xuất nông nghiệp điều mà các chủ hộ quan tâm nhất là làm sao khi sản xuất mang lại thu nhập cao nhất cho họ [7, tr.79]

2.1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế:

- Tổng thu nhập = Giá bán x Tổng sản lượng

- Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác

- Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí

- Thu nhập/Chi phí (chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi nông hộ đầu tư một đồng sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất) [6, tr.46]

- Lợi nhuận/Thu nhập (chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ được bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra) [6, tr.46]

Trang 18

- Thu nhập/Ngày công (chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất mà mỗi thành viên trong hộ tham gia sản xuất tạo ra) [6 tr.46]

- Lợi nhuận/Ngày công (tiêu chí phản ánh số tiền mà nông dân kiếm được khi tham gia sản xuất [6, tr.46]

2.1.3 Giới thiệu sơ lược về dâu Hạ Châu:

- Về nguồn gốc cây dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ: Vào năm 1960, ông Lê Quang Dực ở xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ là người đầu tiên ở ĐBSCL nhân giống thành công loại cây đưa về từ miền Đông (Lái Thiêu, Bình Dương) Theo lời kể của người thân ông Dực, vào thời điểm đó, thương lái từ Lái Thiêu đến Phong Điền bán dâu, ông Dực thấy loại dâu này có phẩm chất vượt trội hơn một số loại dâu khác, nên ông giữ lại hột và nhân giống để trồng Hiện nay, trên phần đất của nhà ông Dực vẫn còn 40 cây dâu “tổ”

22 năm tuổi, được ông Lê Quang Bảy, con út của ông Dực, thừa kế

Thời gian đầu, loại dâu này vẫn chưa có một tên gọi chính thức Người dân, thương lái chỉ gọi là dâu miền dưới Sau khi ông Dực qua đời, các người con, bạn

bè nhận thấy quả dâu mang đặc trưng miền châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và theo gợi ý của các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nên đặt cho nó cái tên mới là dâu Hạ Châu

Cùng với các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã ông

Lê Quang Bảy đã nghiên cứu, tìm chọn 01 cây đầu dòng trong số 80 cây có năng suất, sản lượng ổn định, để nhân giống Và hiện nay, dâu Hạ Châu đã được trồng phổ biến và nổi tiếng không chỉ một số thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang một số thị trường ngoài nước qua đường tiểu ngạch

- Sơ lược một số đặc điểm sinh học của cây dâu Hạ Châu: cũng như các loại dâu cùng loài khác, dâu Hạ Châu là cây trồng lâu năm, thuộc họ thầu dầu, là loài biệt chu, có cây đực với cây cái riêng, phát hoa là chùm dài Dâu Hạ Châu chịu khí hậu nóng ẩm, chịu nhiệt độ từ 250C – 350C, chịu ánh sáng khuyếch tán, ưa bóng râm, rất cần nước, thích phân hữu cơ, sống cộng sinh Dâu Hạ Châu là loại cây dễ trồng, sống khỏe, ít bệnh

- Đặc tính của sản phẩm: dâu Hạ Châu cho trái 03 vụ/năm; trái có màu vàng nhạt, vỏ mỏng, tròn, dài, mỗi trái có từ 03 - 04 múi, trái có vị ngọt đậm, chua nhẹ

và mùi thơm đặc trưng

Trang 19

- Dâu Hạ Châu đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận nhãn hiệu hàng hóa năm 2006

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu:

Địa bàn khảo sát tại huyện Phong Điền là thị trấn Phong Điền (gồm ấp Nhơn Lộc 1A), xã Nhơn Ái (gồm ấp Nhơn Bình, ấp Nhơn Phú, ấp Nhơn Thọ), xã

Mỹ Khánh (gồm ấp Mỹ Hòa) Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu dựa theo một số tiêu chí sau:

- Tham khảo số liệu từ các Báo cáo Kinh tế, Niên giám Thống kê huyện Phong Điền năm 2006 Đồng thời tham khảo sự giới thiệu của các cô, chú, anh, chị Phòng Kinh tế huyện, trạm Khuyến nông để chọn địa bàn có diện tích trồng dâu Hạ Châu tương đối lớn

- Cách chọn nông hộ phỏng vấn như sau: Trước tiên, tham khảo danh sách các hộ nông dân có trồng dâu Hạ Châu từ Ban Khuyến nông của Thị trấn Phong Điền, xã Nhơn Ái, xã Mỹ Khánh Sau đó, trực tiếp đến địa bàn nghiên cứu, tiến hành chọn nông hộ để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

Bảng 1 MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Trang 20

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp:

- Phỏng vấn trực tiếp 44 hộ nông dân trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu Sở dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 44 nông hộ là do thời gian điều tra nghiên cứu, nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận nông hộ có hạn Đồng thời, theo nguyên lý thống kê, cỡ mẫu điều tra trên 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về mặt thống

Nội dung phỏng vấn nông hộ gồm:

+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của nông hộ (về trình

độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật…)

+ Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, thu nhập, lợi nhuận…)

+ Tình hình về thị trường đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụ

+ Một số nhận định của nông dân về những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

- Bên cạnh đó, do hạn chế của đề tài đã được đề cập ở trên nên chỉ tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc đối với 02 thương lái, 01 chủ vựa thu mua dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu

Nội dung phỏng vấn hai đối tượng trên gồm:

+ Thông tin tổng quát về nguồn lực kinh doanh của thương lái, chủ vựa (trình độ văn hóa, thời gian tham gia ngành nghề, nguồn vốn…)

+ Khái quát về phương thức mua vào và bán ra

+ Một số thuận lợi, rào cản khi tham gia vào kênh tiêu thụ

2.2.3 Phân tích dữ liệu:

- Phương pháp thống kê mô tả: đề tài sử dụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỷ lệ % để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu của nông hộ gồm các nguồn lực sẵn có như diện tích đất sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn lực lao động; các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận, các tỷ số tài chính…

- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng

Trang 21

nào đó (chẳng hạn như năng suất/công, lợi nhuận/công) Chọn những nhân tố có

ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt và khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu Trong đề tài, phân tích 02 phương trình hồi quy tuyến tính sau:

Phương trình hồi quy tuyến tính 1 có dạng:

Y1 = b0 + b1X1 + b2X2 + … + biXi

Trong đó: Y1: năng suất (biến phụ thuộc)

B0: hệ số tự do

Bi: (1, 2,…,n): là các hệ số

X1, X2, X3, X4, X5: số bao phân/công, số chai thuốc/công, số cây/công, trình

độ văn hóa của các đáp viên (đa số là chủ hộ), số năm sản xuất

Phương trình hồi quy tuyến tính 2 có dạng:

Hệ số tương quan bội (R): nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc

Y và các biến độc lập Xi R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ

Hệ số xác định (R2): tỷ lệ biến động của Y được giải thích bởi các Xi

Hệ số xác định đã điều chỉnh (adjusted R2): dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy

Significate F: mức ý nghĩa của phương trình hồi quy Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao Sig.F là giá trị dùng để so sánh với mức ý nghĩa α để làm

cơ sở chấp nhận hay bác bỏ các yếu tố ảnh hưởng

- Phương pháp phân tích phương sai một yếu tố: sử dụng 01 biến yếu tố để phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau Ở đây, so sánh có sự khác biệt hay không về giá bán giữa những nhóm hộ có phương thức tiêu thụ khác nhau

Trang 22

- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: được sử dụng nhằm thu thập thông tin tổng quát về hoạt động kinh doanh của thương lái, chủ vựa

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: được sử dụng để phân tích mục

tiêu nghiên cứu về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất, tiêu thụ dâu Hạ Châu Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi, cơ hội; đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân trồng dâu và các đối tượng thu mua dâu

Hạ Châu ở huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới

Trang 23

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

3.1.1 Vị trí địa lý:

Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2006, huyện Phong Điền là một trong tám đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ Huyện có vị trí địa lý như sau:

- Phía bắc của huyện giáp với quận Ô Môn và quận Bình Thủy

- Phía nam của huyện giáp với quận Cái Răng và tỉnh Hậu Giang

- Phía tây của huyện giáp với huyện Cờ Đỏ

- Phía đông của huyện giáp với quận Ninh Kiều và một phần quận Bình Thủy

Với vị trí địa lý thuộc vùng ven của Thành phố Cần Thơ nhưng cách trung tâm thành phố không quá xa, khoảng 16 km Với vị trí đó, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch vườn trái cây sinh thái

3.1.4 Khí hậu:

Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2006:

- Huyện Phong Điền có đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng miền Nam bộ của Việt Nam Có hai mùa rõ rệt: mùa khô (bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến khoảng tháng 04 của năm sau) và mùa mưa (bắt đầu từ khoảng tháng 05 và chấm dứt vào khoảng cuối tháng 11)

Trang 24

- Nhiệt độ không khí trung bình trên địa bàn huyện dao động khá rộng từ 22,30C đến 33,60C Tháng 12 và tháng giêng hằng năm thường có nhiệt độ thấp nhất khoảng 19,40C, trong khi đó tháng 04, tháng 05 có nhiệt độ cao nhất, lên đến 34,80C

- Số giờ nắng thấp nhất là bình quân cả năm nắng khoảng 2.242,9 giờ Trong đó tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 238,4 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI:

3.2.1 Đơn vị hành chính:

Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2006, huyện Phong Điền bao gồm 07 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và Thị trấn Phong Điền

3.2.2 Dân số:

Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2006, huyện có mật độ dân số trung bình là 839 người/km2 Với số dân trung bình trên toàn huyện là 104.072 người Trong đó, 61.359 người có việc làm; còn lại là số người thất nghiệp hoặc không tham gia hoạt động kinh tế như làm nội trợ, còn độ tuổi đi học, không có khả năng lao động

3.2.3 Văn hóa - xã hội:

Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, 2006:

- Về hệ thống giáo dục, năm 2006-2007, có 4 trường mầm non, 02 trường mẫu giáo, có khoảng 2.500 trẻ em đến trường trong độ tuổi này Về trường trung học phổ thông, tổng cộng có 30 trường học, trong đó có 23 trường tiểu học, 05

Trang 25

trường trung học cơ sở, 02 trường trung học phổ thông; với tổng số học sinh tương ứng là 14.398 học sinh, trong đó, có 6.983 học sinh tiểu học, 5.556 học sinh trung học cơ sở, và 2.083 học sinh phổ thông trung học Tổng số giáo viên giảng dạy cả ba cấp là 777 giáo viên, trong đó, giáo viên tiểu học là 426 người, giáo viên trung học cơ sở là 281 người, giáo viên trung học phổ thông chỉ có 53 người

- Về cơ sở y tế, năm 2006, toàn huyện chỉ có 01 bệnh viện, 01 phòng y tế,

05 trạm y tế xã với 60 giường bệnh, 60 y, bác sĩ Số xã chuẩn Quốc gia về y tế

- Về cơ sở văn hóa giáo dục như sau: có 1 thư viện với 2.950 đầu sách, có

01 trung tâm văn hóa, 01 trung tâm triển lãm, 01 nhà bảo tàng tại trung tâm

huyện

3.2.4 Cơ cấu ngành nghề:

Theo phòng Kinh tế huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng bình quân hằng năm 21% Riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện đạt đến mức 14,04%, vượt 0,58% so với kế hoạch GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3,89 triệu đồng/người/năm vào năm 2000 đã tăng lên đạt khoảng 6,537 triệu đồng năm 2005, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người xấp xỉ 11%/năm

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch dần theo xu hướng thương mại – dịch

vụ, công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, theo đúng quy định phát triển kinh tế của huyện Phong Điền Phấn đấu để đạt tốc tăng trưởng kinh tế của huyện từ 13,64% đến 16% từ 2007 đến 2010

3.2.5 Điều kiện cơ sở hạ tầng:

- Điện: Theo báo cáo tổng kết của phòng Kinh tế huyện Phong Điền thì đến cuối năm 2007, lưới điện hiện hữu trên địa bàn huyện gần như đã được phủ kín với tổng chiều dài đường dây trung thế là 164,661 km; hạ thế 392,114 km; tổng

số trạm là 168 trạm; công suất: 4.226 KVA Tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 20.891 hộ, đạt tỉ lệ 97,05%

- Thủy lợi: Nạo vét xong 03 tuyến kênh, gồm: kênh Đìa Muồng, xã Trường Long; kênh Thủy lợi giữa, xã Tân Thới; và kênh Lò Rèn-Ba Nhớ, xã Giai Xuân với tổng khối lượng 97.500 m3, phục vụ tưới tiêu cho diện tích khoảng 500 ha

Trang 26

- Giao thông vận tải: Theo niên giám thống kê huyện Phong Điền, đa số xã, thị trấn trong huyện đều đã được đầu tư nâng cấp đương giao thông là đường nhựa, đa số không có đường đất, đường đá

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG HUYỆN:

3.3.1 Trồng trọt:

- Sản xuất lúa: Theo báo cáo tổng kết phòng Kinh tế huyện, năm 2007, tổng diện tích xuống giống lúa 03 vụ là 10.063 ha, tổng sản lượng thu hoạch 48.053 tấn, đạt 100,07% kế hoạch lúa cả năm, giảm 1,81% so với cùng kỳ năm trước

- Rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích xuống giống 2.251,9 ha, đạt 119,59% so với kế hoạch và tăng 20,74% so với năm 2006 Tổng sản lượng thu hoạch 23.885 tấn, đạt 122,42% so với kế hoạch, tăng 28,86 % so với năm

2006 Triển khai dự án rau an toàn, vùng màu xã Nhơn Nghĩa

- Cây ăn trái: Diện tích cây ăn trái toàn huyện hiện có 5.460 ha Trong đó diện tích trồng mới 39 ha Cây các múi các loại chiếm 3.815 ha; xoài:320 ha; sầu riêng 186 ha; nhãn:146 ha, dâu Hạ Châu: 141 ha… Tổng sản lượng trái cây thu hoạch đạt 57.200 tấn, đạt 105,93% so với kế hoạch, tăng 14,34% so với năm

2006 Triển khai lớp tập huấn 02 lớp IPM trên cây có múi cho khoảng 60 nông dân và tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ cây giống cho nông dân cải tạo vườn

3.3.2 Chăn nuôi:

Đàn gia súc gia cầm bước đầu được phục hồi, công tác phòng chống dịch bệnh cúm trên gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc được khống chế; triển khai các biện pháp nhằm tổ chức lại đàn chăn nuôi theo hướng bền vững

Hiện tổng đàn gia súc có: 13.600 con heo, tăng 2,45% so với năm 2006 và đạt 88,65% so với kế hoạch; 801 con dê; 478 con bò; 07 con trâu; 460 con thỏ; 05 con hươu, nai; tổng đàn gia cầm có 116.752 con (63.203 con vịt, 53.649 con gà), tăng 5,53% so với năm 2006 và đạt 123,01% kế hoạch năm 2007

3.3.3 Thủy sản:

Diện tích thủy sản thu hoạch 409 ha, đạt 102,25% so với kế hoạch và tăng 16,85% so với năm 2006 Diện tích xuống giống tôm ruộng được 34 ha, đạt 136% so với kế hoạch và tăng 151,85% so với năm 2006, tôm ruộng đạt năng

Trang 27

suất 700kg/ha, sản lượng thu hoạch 23,8 tấn Tổng sản lượng thủy sản thu hoạch 2.917 tấn, đạt 126,82% so với kế hoạch và tăng 28,05%

3.3.4 Công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật:

Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật năm 2007: tập huấn 08 lớp IPM, 02 câu lạc bộ IPM trên lúa, 02 lớp IPM trên cây ăn trái, 02 lớp sản xuất rau an toàn,

11 lớp chăn nuôi gia súc, gia cầm; 66 cuộc phòng chống rầy nâu, 06 cuộc hội thảo thuốc bảo vệ thực vật… Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 3.456 lượt nông dân Bên cạnh đó, các cán bộ kỹ thuật cũng thường xuyên đi thăm đồng, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ cỏ dại trên lúa, ốc bươu vàng; phòng trị bệnh trên cây ăn trái, thủy sản… Ngoài ra còn dự báo diễn biến tình hình sâu bệnh trên lúa, rau màu và cây ăn trái để kịp thời khuyến cáo nhân dân các biện pháp phòng trị

Trang 28

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ DÂU HẠ

CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.1 GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY DÂU HẠ CHÂU:

Hiện nay, dâu Hạ Châu là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản tại huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ bởi có một số giá trị kinh tế như sau:

- Theo kinh nghiệm trồng dâu của nhà vườn tại địa bàn nghiên cứu thì cây dâu Hạ Châu là loài cây chịu đất ẩm, phát triển rất tốt trong điều kiện có bóng râm Cho nên, cây dâu Hạ Châu dễ dàng sống cộng sinh với một số loại cây khác

có thể che mát cho nó Vì thế, tận dụng đặc điểm sinh học này của dâu Hạ Châu

mà người nông dân không chỉ trồng dâu Hạ Châu mà còn trồng xen với một số loại cây khác (phổ biến là cóc) vừa tốt cho dâu Hạ Châu, vừa tăng thêm thu nhập

- Dâu Hạ Châu là cây ít tốn công chăm sóc, sống khỏe, dẻo dai, ít nhiễm bệnh, ưa chuộng phân hữu cơ, ít tốn chi phí đầu tư… Đây là lợi thế của người dân trồng dâu Hạ Châu so với các loại cây đặc sản khác tại huyện

- Dâu Hạ Châu cho trái 03 vụ/năm, vụ nghịch mùa, chín vào tháng 05 âm lịch, vụ mùa, chín vào tháng 08 âm lịch, vụ muộn, chín vào tháng 11 âm lịch Theo kinh nghiệm của nông dân trồng dâu Hạ Châu tại địa phương thì mùa vụ cho trái của dâu Hạ Châu cũng là một lợi thế so với một số loại cây ăn quả khác Bởi vì, các loại cây ăn quả khác, thường có mùa vụ vào khoảng tháng 03, 04, 05

âm lịch, thời điểm này dâu Hạ Châu chưa vào mùa vụ chính; và khi các loại cây

ăn quả khác đã gần hết mùa vụ thì dâu Hạ Châu mới vào mùa vụ chính thức; ở thời điểm này, dâu Hạ Châu không gặp trở ngại trong việc cạnh tranh với một số cây ăn quả khác, gần như mang tính độc quyền trên thị trường vào thời điểm này, tạo thuận lợi trong việc tiêu thụ

- Dâu Hạ Châu trái có màu vàng nhạt, vỏ mỏng, buồng trái dài, mỗi trái có

từ 03 - 04 múi, trái có vị ngọt đậm, chua nhẹ và mùi thơm đặc trưng so với một

số dâu cùng loài như dâu xiêm, dâu xanh, dâu bòn bon… Chính vì những khác biệt so với một số loại dâu khác cho nên dâu Hạ Châu mang lại một giá trị kinh

Trang 29

tế cao hơn, được các thị trường tại Thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia… ưa chuộng

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG

HỘ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – TP.CẦN THƠ:

4.2.1 Nguồn lực sản xuất của nông hộ:

4.2.1.1 Đất sản xuất:

Bảng 2 DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ

NĂM 2007

ĐVT: công/hộ

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Kết quả khảo sát 44 hộ trồng dâu Hạ Châu tại vùng nghiên cứu, cho thấy diện tích đất canh tác bình quân của nông hộ là 7,52 công (nhỏ nhất là 2 công, lớn nhất là 30 công), được sử dụng hết cho việc trồng dâu Hạ Châu là chính (Xem Phụ lục 1) Sở dĩ, diện tích đất được dùng hết cho việc trồng dâu là vì dâu

Hạ Châu phù hợp với đất đai tại địa phương, dễ trồng nhất so với một số cây mà nông dân đã trồng trước đó (như cam, chanh, quýt…)

Tuy nhiên, từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích đất trồng giữa các hộ tại địa bàn nghiên cứu có sự chênh lệch lớn Các hộ có diện tích đất sản xuất từ 2 đến 5 công chiếm đến 50% Trong khi đó, các hộ có diện tích đất trồng nhiều nhất tại vùng nghiên cứu (từ 26 đến 30 công) chỉ chiếm 4,5% Điều này cho thấy nguồn lực về đất sản xuất tại vùng khảo sát tương đối không đồng đều Đa số các

hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ nhưng các hộ này lại không có nhu cầu hoặc không có điều kiện về nguồn vốn để mở rộng diện tích Chỉ có một số hộ có diện

Trang 30

trên cũng cho thấy diện tích đất sản xuất tại địa bàn nghiên cứu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ Điều này cũng là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ, đồng thời lại là một trở ngại đối với việc xây dựng một vùng sản xuất chuyên canh dâu Hạ Châu

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Lực lượng lao động tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp chính bình quân khoảng 02 người trong nông hộ gồm 06 thành viên Bởi vì, các thành viên khác không tham gia sản xuất nông nghiệp, và người già, trẻ em trong độ tuổi đi học thì không tham gia sản xuất chính Mặc khác, cây dâu Hạ Châu ít tốn công chăm sóc, cho nên không cần nhiều lao động vào việc trồng dâu Hạ Châu

Kết quả phỏng vấn 44 người đại diện nông hộ (chủ yếu là chủ hộ) cho thấy

đa số họ có trình độ văn hóa ở bậc trung học cơ sở, chiếm đến 40,9%; 59,1% còn lại thì cấp 3 chiếm 31,8%, cấp 1 chiếm 22,7%, 4,5% là số người có trình độ văn hóa trên cấp 3, và không có tỉ lệ người mù chữ

Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân tại địa bàn nghiên cứu không quá thấp Với trình độ văn hóa bậc trung học cơ sở, bậc phổ thông trung học là phổ biến thì nông dân hoàn toàn có khả năng tự tìm tòi, học hỏi, tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật qua các phương tiện truyền thông (sách báo, truyền thanh, truyền hình…), hoặc được cung cấp kiến thức từ các lớp tập huấn, cán bộ khuyến nông…

Trang 31

Hình 1 TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA CÁC ĐÁP VIÊN TẠI ĐỊA BÀN

NGHIÊN CỨU

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Phần lớn các nông hộ trong địa bàn khảo sát có kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu từ 05 năm đến 10 năm, chiếm đến 81,8% trong tổng số 44 hộ điều tra Trước đây, đa số họ trồng cây cam (cũng là đặc sản của huyện Phong Điền), nhưng vào khoảng đầu những năm 1980 thì cây cam nhiễm bệnh, khó trị, hư hại, gây thất thu lớn, lại chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục Dần dần, cây cam không mang lại thu nhập cho gia đình Trong khi đó, một số hộ trồng dâu Hạ Châu có thu nhập rất cao Từ đó, người dân chuyển dần từ trồng cam sang trồng dâu Hạ Châu Đó là lý do vì sao kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu của nhà vườn chưa lâu năm so với một số loại cây trồng khác Đây là một hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất của những nông hộ mới tham gia vào

81.9%

4.5%

knsx 11-15 năm knsx 16-20 năm knsx 26-30 năm knsx >30n năm

Hình 2 KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU

Trang 32

Bên cạnh việc trồng dâu Hạ Châu là chính, nông hộ còn tham gia vào một

số hoạt động tạo thu nhập khác như chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm…, và rất nhiều nông hộ trồng dâu Hạ Châu ghép cây giống dâu Hạ Châu để bán cho các nông dân ở các địa phương khác hoặc bán cho hàng xóm (chiếm 36,4% trong tổng số 44 hộ khảo sát) (Xem Phụ lục 1)

4.2.1.3 Nguồn vốn sản xuất:

Theo kết quả khảo sát 44 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thì hầu hết các hộ được phỏng vấn đều không có nhu cầu vay vốn Họ chỉ sử dụng đồng vốn tự có của gia đình để tham gia sản xuất Được hỏi vì sao lại có lý do này, đa số người dân đều cho biết có 02 nguyên nhân chính như sau: thứ nhất, nông dân không có nhu cầu vay vốn, theo rất nhiều ý kiến của các đáp viên thì nguồn vốn tự có của gia đình hằng năm cũng đủ để họ trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, tái đầu tư cho trồng dâu Hạ Châu; thứ hai giống dâu Hạ Châu là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn chi phí về phân bón, thuốc… so với các loại cây trồng lâu năm khác

4.2.1.4 Hoạt động xã hội:

Theo số liệu điều tra 44 hộ nông dân trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu cho thấy có đến 61,4% ý kiến trả lời rằng ngoài việc sản xuất nông nghiệp, một số hoạt động khác nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình thì họ không tham gia bất cứ một tổ chức xã hội, đoàn thể nào ở địa phương; chỉ có 22,7% hộ sản xuất tham gia vào hợp tác xã dâu Hạ Châu (các nông dân không tham gia vào Hợp tác xã, khi được hỏi lý do, họ cho biết rằng họ chưa thấy hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nên không tham gia), 15,9% còn lại là các tổ chức như hội người cao tuổi, hội nông dân, hội cựu chiến binh… (Xem Phụ lục 1) Điều này cũng là một hạn chế cho nông dân trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiếp cận các thông tin mới Bởi vì, thông tin thường được truyền đạt theo chiều dọc của hệ thống quản lý

Trang 33

4.2.2 Khái quát thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ:

4.2.2.1 Lý do chọn trồng cây dâu Hạ Châu:

Bảng 4 LÝ DO TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

Cam quýt hư, bệnh, chuyển sang trồng dâu Hạ Châu 15 34,1

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Qua số liệu điều tra từ bảng trên cho thấy, trong tổng số 44 hộ trồng dâu Hạ

Châu được hỏi lý do vì sao chọn trồng cây dâu Hạ Châu, có đến 15 hộ (chiếm

34,1%) trả lời rằng: trước đây họ chuyên trồng cây cam, quýt (cam sành, cam

mật, quýt tiều…) Nhưng, đầu những năm 1980 cây cam bị ảnh hưởng thời tiết,

không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, bệnh, chết hàng loạt, gây thất thu cho

người nông dân trồng cam Thời gian đầu, họ vẫn giữ trồng cam nhưng cam vẫn

không đem lại thu nhập tối thiểu nào cho họ Cho nên, sau một vài năm đầu trồng

thử nghiệm, họ quyết định chuyển dần sang trồng cây dâu Hạ Châu cho tới nay

Bên cạnh đó, có 52,3% các hộ trả lời rằng họ chọn trồng cây dâu Hạ Châu là

vì một số đặc tính tốt của nó như dễ trồng, chất lượng cao, lợi nhuận cao, phù

hợp đất hơn so với một số loại cây trồng khác Còn lại 13,6% nông hộ chọn trồng

dâu Hạ Châu theo phong trào, nghĩa là họ thấy bà con, hàng xóm trồng có hiệu

quả, cho thu nhập cao, cho nên họ trồng theo sự chỉ dẫn của những hộ đã trồng

trước đó

Trang 34

4.2.2.2 Nguồn giống được sử dụng để trồng:

Bảng 5 NGUỒN GIỐNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỒNG CỦA NÔNG HỘ

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Từ bảng số liệu trên cho thấy đa số người dân trồng dâu Hạ Châu mua giống

từ hàng xóm (chiếm tỷ lệ 52,3% trong tổng số 44 mẫu điều tra tại địa bàn huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ) Tỷ lệ nông dân mua giống chủ yếu từ hàng xóm chiếm hơn phân nữa là vì những người dân mới tham gia trồng dâu Hạ Châu sau này một mặt họ chưa có kinh nghiệm nhiều để thực hiện ghép giống dâu Hạ Châu, cho nên họ mua cây giống từ những người hàng xóm đã có kinh nghiệm lâu năm về trồng dâu Hạ Châu; mặt khác do mua từ hàng xóm nên họ không tốn một khoảng chi phí vận chuyển nào

4.2.2.3 Về mặt kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu:

Trong quá trình phỏng vấn 44 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, khi hỏi câu hỏi nhiều lựa chọn rằng kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu có từ đâu, đa số các đáp viên cho biết rằng kinh nghiệm của họ được đúc kết trong quá trình trồng dâu Hạ Châu nhiều năm rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân (chiếm tỷ lệ 47,5%); đồng thời họ cũng học hỏi kinh nghiệm từ những người hàng xóm đã trồng dâu lâu năm hơn họ, từ những người hàng xóm đã bán giống cho họ (chiếm tỷ lệ 41,25%) Qua số liệu khảo sát cho thấy, chỉ có 1,25% hộ trả lời rằng học hỏi kinh nghiệm từ sách báo; và không có lựa chọn nào cho việc học hỏi kinh nghiệm từ các lớp tập huấn hay từ các bộ khuyến nông tại địa phương (tỷ lệ là 0%) Sở dĩ có thực trạng trên là vì cây dâu Hạ Châu là loại cây mới, chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào về dâu Hạ Châu, chưa có các lớp tập huấn về khoa học

kỹ thuật nào về cây dâu Hạ Châu (chỉ có các lớp tập huấn trên cây có múi) Cho nên, người dân tự nghiên cứu là chính

Trang 35

Bảng 6 VỀ MẶT KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU

bù đắp được phần nào chi phí trồng dâu Hạ Châu (4,5%), lấy ngắn nuôi dài (20,5% ý kiến), lại vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình (47,7% ý kiến) (Xem Phụ lục 2)

Trang 36

4.2.3 Phân tích các khoản mục chi phí bình quân tính trên 1 công đất ở 03

xã của huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ:

Bảng 7 CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÌNH QUÂN TÍNH TRÊN 1 CÔNG

ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

- Chi phí lao động nhà 14,22

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Để thấy rõ được các khoản chi phí trong sản xuất của nông hộ, ta dựa vào cơ

cấu chi phí trên 1 công diện tích đất mà nông hộ trồng dâu Hạ Châu như sau:

Hình 3 CƠ CẤU CHI PHÍ/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU

Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008

Từ bảng và hình trên cho ta tiến hành phân tích chi tiết từng khoản mục chi

phí bình quân/công diện tích đất trồng dâu Hạ Châu:

Trang 37

- Chi phí nông hộ tốn nhiều nhất để đầu tư cho việc trồng dâu Hạ Châu là chi phí phân bón, chiếm tỷ trọng khá lớn (54,4%) Theo bảng trên thì bình quân

họ phải chi bình quân khoảng gần 400.000 đồng/công/năm cho việc bón phân Trong vài năm gần đây, giá phân bón càng lúc càng tăng (theo khảo sát thì giá phân bón bình quân của năm này sẽ tăng khoảng một nữa so với năm trước đó Riêng những tháng đầu năm 2008, theo khảo sát thì giá phân bón tăng đột biến gấp 02, gấp 03 lần so với năm 2007 Theo thông tin từ nông dân, phân DAP ở thời điểm phỏng vấn có giá hơn 1.000.000 đồng/bao, tăng gấp 3 lần so với năm

2007 Giá phân tăng, gây khó khăn lớn đến quá trình sản xuất của nông dân Vì không thể nói sản xuất đạt hiệu quả mà không chăm sóc, bón phân để cây trồng cho trái đạt chất lượng

- Chi phí mà nông hộ phải tốn kế tiếp là chi phí nhiên liệu (chiếm 17,4%) Tốn nhiều chi phí nhiên liệu là do điều kiện sinh học của cây dâu phải thường xuyên tưới nước vào mùa khô (từ 02 - 03 tháng) Trong khi đó, cùng với giá phân bón, xăng dầu những năm gần đây cũng không nằm ngoài quy luật tăng giá của thị trường

- Khoản chi phí phải hao tốn thứ ba là chi phí lao động thuê (chiếm 11,45%) Chi phí này cao thứ ba trong tổng cơ cấu chi phí của nông hộ trồng dâu

Hạ Châu vì số lao động thuê trong nông nghiệp ở địa phương hiện nay rất ít Lý

do là lao động nếu không tham gia sản xuất nông nghiệp của gia đình thì họ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, hoặc tham gia xuất khẩu lao động mà không đi làm thuê trong nông nghiệp Cho nên giá thuê mướn nhân công lao động tương đối cao (khoảng từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/người/ngày, chưa kể

Trang 38

trái), thời gian sử dụng được tham khảo quy định về thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình là vườn cây lâu năm của Bộ Tài chính): giống thường hộ nông dân

tự có, từ bà con, hoặc nếu mua từ hàng xóm thì với giá rẻ Trong khi đó, chi phí chăm sóc trong giai đoạn cây con, chưa cho trái là không đáng kể Bên cạnh đó, dâu Hạ Châu là loại cây lâu năm, tuổi thọ rất cao, có thể lên đến 40-50 năm Chính vì những lý do đó nên chi phí khấu hao vườn cây lâu năm/công/năm là rất

ít

+ Về chi phí thuốc: do dâu Hạ Châu sống khỏe, ít bệnh Đồng thời giá bình quân 1 chai thuốc nông dân sử dụng cho dâu Hạ Châu là tương đối không cao (dao động từ 30.000 đồng/chai đến 50.000 đồng/chai tùy theo thể tích) Cho nên, chi phí thuốc cũng tương đối ít

Bảng 8 NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT

TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 Lao động Ngày công/công/năm Cơ cấu (%)

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Qua bảng trên cho thấy, bình quân trong một năm nông hộ tốn khoảng 15 ngày công lao động/công cho việc chăm sóc, thu hoạch dâu Hạ Châu Trong đó, ngày công lao động nhà chiếm đến 97,06%, lao động thuê chỉ chiếm tỷ lệ 2,94%

Có nguyên nhân này là do đa số người dân luôn muốn lấy công làm lời để giảm chi phí, tăng thêm thu nhập Đa số cho rằng, lao động gia đình chăm sóc sẽ tốt hơn, chu đáo hơn lao động thuê; và lao động của chính gia đình thì sẽ có kinh nghiệm hơn lao động thuê, cho nên việc chăm sóc, thu hoạch cũng dễ dàng, nhanh chóng lại không tốn chi phí thuê mướn

Trang 39

4.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế

Bảng 9 CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA

NÔNG HỘ NĂM 2007

Tổng chi phí không có lao động nhà 1.000 đồng/công 731,76

Tổng chi phí có lao động nhà 1.000 đồng/công 1.899,00

Lợi nhuận không có lao động nhà 1.000 đồng/công 4.209,47

Lợi nhuận có lao động nhà 1.000 đồng/công 3.042,24

( Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Sau đây ta tiến hành phân tích các số liệu ở bảng trên:

- Phân tích năng suất:

Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất trung bình dâu Hạ Châu là

742,51kg/công Con số năng suất trung bình trên cũng tương đối cao Tuy nhiên,

nếu so sánh với năng suất cam tại địa bàn nghiên cứu thì năng suất cam cao hơn

nhiều so với dâu Hạ Châu Bình quân trên 1 công đất, nếu trồng cam, sẽ đạt năng

suất gần 900kg/công (Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Phong Điền, năm

2006) Mặc dù hiện nay, trên địa bàn đa số nhà vườn đã chuyển sang trồng dâu,

nhất là trồng dâu Hạ Châu, nhưng theo số liệu cho thấy thì năng suất trồng cam

vẫn cao hơn so với trồng dâu Hạ Châu Có lý do trên là do sự chuyển dịch cơ cấu

cây trồng từ cam, chanh, quýt sang trồng dâu chỉ mới xuất hiện vào những năm

gần đây, kinh nghiệm trồng dâu sẽ ít hơn kinh nghiệm trồng cam, diện tích trồng

cam cũng nhiều hơn diện tích dâu Hạ Châu (Theo Niên giám thống kê Huyện

Phong Điền, 2006 thì diện tích trồng cam, chanh, quýt của toàn huyện chiếm

khoảng 70% trong tổng diện tích trồng trọt.) Một nguyên nhân nữa là do cây

cam là đặc sản của huyện từ rất lâu đời, cho nên nhà vườn trồng cam và cơ quan

chính quyền địa phương vẫn muốn khôi phục và phát triển lại một đặc sản đã vốn

nổi tiếng nơi đây Cho nên, diện tích, sản lượng trồng dâu Hạ Châu không nhiều

Trang 40

- Phân tích giá bán:

Qua số liệu bảng trên cho thấy giá bán vào vụ chính của dâu Hạ Châu nếu trúng giá thì giá bán tại vườn cao nhất lên đến 12.000đ/kg, và giá bán bình quân vẫn cao, vào khoảng 7.000đ/kg Theo điều tra thì dâu Hạ Châu là một trong những cây ăn trái hiếm hoi có giá bán tại vườn tương đối khá cao như vậy Nếu

so sánh với giá bán cam thì giá bán cam tại vườn ở địa bàn nghiên cứu vào những năm gần đây giá rất thấp, nếu trúng giá thì cũng chỉ khoảng 3.000-4.000đ/kg, ít hơn gấp 3-4 lần so với giá bán dâu Hạ Châu mặc dù năng suất có cao hơn khoảng 200kg/công Đây là một lợi thế của người trồng dâu Hạ Châu Từ lý do chính đó, trong quá trình trồng thử nghiệm, nhà vườn thấy cây dâu Hạ Châu vừa dễ trồng lại cho lợi nhuận cao hơn so với các loại cây khác Điển hình, nếu như cây dâu

Hạ Châu vào mùa vụ, trúng giá thì giá bán có thể lên đến 12.000đ-13.000đ/kg, trong khi đó nếu dâu xanh, dâu xiêm, dâu ta trúng giá thì giá bán chỉ có thể lên đến 6.000đ-7.000đ/kg; còn nếu so sánh với cam thì cam chỉ độ khoảng 3.000đ-4.000đ/kg

- Phân tích chi phí và lợi nhuận:

Theo số liệu điều tra từ 44 hộ trồng dâu Hạ Châu được lập nên bảng ở trên cho thấy tổng chi phí bình quân khi không có lao động gia đình khi trồng dâu Hạ Châu là 731.760đ/công/năm Nhưng khi tính lao động gia đình vào thì tổng chi phí tăng lên đáng kể là 1.899.000đ/công/năm Chênh lệch nhau giữa tổng chi phí

có tính lao động gia đình và tổng chi phí không tính lao động gia đình là khá lớn, đến 1.167.240đ/công/năm

Sự khác biệt lớn về tổng chi phí không lao động gia đình và có lao động gia đình kéo theo sự khác biệt giữa lợi nhuận đạt được khi không có lao động gia đình và lợi nhuận đạt được khi có tính lao động gia đình Qua bảng trên ta thấy chênh lệch giữa lợi nhuận không có lao động gia đình và lợi nhuận có tính lao động gia đình là 1.167.230đ/công/năm Theo tâm lý người nông dân thông thường khi tính toán lời lỗ cho một năm sản xuất thì họ chỉ tính lợi nhuận không

có công lao động gia đình vào, vì tâm lý người dân là muốn lấy công làm lời Nhưng thực chất, lợi nhuận không có công lao động gia đình là một con số không đúng thực tế so với những chi phí thực sự đã bỏ ra Trong đó, như đã phân tích ở các phần trước, chi phí công lao động gia đình cũng chiếm một tỷ trọng

Ngày đăng: 04/10/2012, 12:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Thị Thanh Nhanh (2007). Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày – tỉnh Bến Tre, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa ở huyện Mỏ Cày – tỉnh Bến Tre
Tác giả: Cao Thị Thanh Nhanh
Năm: 2007
2. Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ (2006). Niên giám Thống kê Thành phố Cần Thơ, NXB Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, Thành phố Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thống kê Thành phố Cần Thơ
Tác giả: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ
Nhà XB: NXB Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ
Năm: 2006
6. Huỳnh Trường Huy (2006). Đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng”, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài nghiên cứu khoa học “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng”
Tác giả: Huỳnh Trường Huy
Năm: 2006
7. Huỳnh Trường Huy (2007). Giáo trình Kinh tế Sản xuất, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Sản xuất
Tác giả: Huỳnh Trường Huy
Năm: 2007
8. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004). Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
9. Phòng Kinh tế huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ (2005, 2006, 2007). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của phòng kinh tế năm 2005, 2006, 2007 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2006, 2007, 2008, Phòng Kinh tế huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ, Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của phòng kinh tế năm 2005, 2006, 2007 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2006, 2007, 2008
10. Phòng Thống kê huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ (2006). Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, Phòng Thống kê huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ, Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám Thống kê huyện Phong Điền
Tác giả: Phòng Thống kê huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ
Năm: 2006
11. Võ Thành Danh (2007). Giáo trình Marketing Nông nghiệp, NXB Đại học Cần Thơ, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Nông nghiệp
Tác giả: Võ Thành Danh
Nhà XB: NXB Đại học Cần Thơ
Năm: 2007
12. Võ Thị Thanh Lộc (2001). Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, NXB Thống kê, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế
Tác giả: Võ Thị Thanh Lộc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Bảng 1. MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU (Trang 19)
Hình 2. KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Hình 2. KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU (Trang 31)
Hình 1. TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA CÁC ĐÁP VIÊN TẠI ĐỊA BÀN - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Hình 1. TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA CÁC ĐÁP VIÊN TẠI ĐỊA BÀN (Trang 31)
Bảng 4. LÝ DO TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Bảng 4. LÝ DO TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 (Trang 33)
Bảng 6. VỀ MẶT KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Bảng 6. VỀ MẶT KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU (Trang 35)
Hình 3. CƠ CẤU CHI PHÍ/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Hình 3. CƠ CẤU CHI PHÍ/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU (Trang 36)
Bảng 8. NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Bảng 8. NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT (Trang 38)
Bảng 9. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Bảng 9. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA (Trang 39)
Bảng 11. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Bảng 11. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN (Trang 43)
Sơ đồ 4.1. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI KHÂU SẢN XUẤT, TIÊU THỤ - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Sơ đồ 4.1. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI KHÂU SẢN XUẤT, TIÊU THỤ (Trang 57)
Sơ đồ 4.2. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf
Sơ đồ 4.2. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ (Trang 59)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w