Phân tích kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf (Trang 48 - 50)

Trước khi phân tích kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu, ta tiến hành phân tích phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA) nhằm so sánh trị trung bình giữa 03 phương thức tiêu thụ dâu Hạ Châu của nông dân. Từ đó giúp ta biết được chính xác kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu. Ở đây ta so sánh có sự khác biệt hay không về giá bán vụ 2 đối với 03 hình thức bán khác nhau của nông dân. (Ta chỉ so sánh giá bán vụ 2 bởi vì vụ 2 là vụ chính của dâu Hạ Châu nên tất cả nông dân khi tham gia sản xuất dâu Hạ Châu thì đều bán vào vụ chính này; hai vụ còn lại thì có hộ bán, có hộ không bán, cho nên giá bán hai vụ kia không thểđại diện cho tổng thể).

Qua kết quả phân tích phương sai một yếu tố (Xem Phụ lục 7), cho thấy khi nông dân tiêu thụ nông sản qua trung gian là thương lái thì giá bán trung bình là 5.900đ/kg, thấp hơn nhiều so với 2 phương thức tiêu thụ còn lại là chỉ bán trực tiếp cho người tiêu dùng và bán cho cả 2 đối tượng (thương lái và người tiêu dùng); trong khi đó nếu bán thẳng trực tiếp cho người tiêu dùng thì giá bán trung bình đạt cao nhất trong 3 phương thức tiêu thụ là 8.640đ/kg, và nếu nông hộ tiêu thụ bằng cả 2 hình thức trên thì giá bán trung bình là 7.110đ/kg, vẫn cao hơn so với bán cho thương lái. Từ số liệu trên ta có thể thấy được sự khác biệt về giá bán giữa 03 phương thức tiêu thụ của nông dân đối với các nhóm đối tượng khác nhau.

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát 44 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nông hộ bán cho đối tượng là thương lái chiếm tỷ lệ cao nhất (47,7%), tỷ lệ

tỷ lệ nông hộ tiêu thụ theo cả 02 phương thức trên. (Xem Phụ lục 8). Điều này

được giải thích với lý do: trường hợp thứ nhất, do số lượng thu hoạch tương đối nhiều, không có phương tiện vận chuyển lớn, chất lượng không đồng đều, nông dân chấp nhận bán với giá thấp hơn lại không tốn chi phí vận chuyển, nên chọn phương thức tiêu thụ qua thương lái; trường hợp thứ hai, do số lượng thu hoạch không lớn lắm, có khả năng vận chuyển, chất lượng sản phẩm đồng đều nhau, hoặc sở hữu vườn dâu Hạ Châu có thể thực hiện du lịch vườn được, nông dân chọn phương thức tiêu thụ sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng với giá cao hơn nhiều so với bán cho thương lái; trường hợp thứ ba, thuộc dạng nông hộ có diện tích vườn lớn, vừa thu hoạch với số lượng lớn, chất lượng tốt, đồng đều, họ

kết hợp cả hai phương thức tiêu thụ sản phẩm để nâng cao thu nhập.

Vì vậy, do một số đặc điểm tiêu biểu của vườn dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ mà quá trình tiêu thụ dâu Hạ Châu qua hai dạng kênh tiêu thụđiển hình như sau:

Dạng kênh thứ nhất:

- Kênh 1A: Nông dân Æ người tiêu dùng (tại vườn) - Kênh 1B: Nông dân Æ người tiêu dùng (tại chợ) Dạng kênh thứ hai:

- Kênh 2A: Nông dân Æ thương lái Æ chủ vựa Æ tiểu thương Æ người tiêu dùng (trong nước)

- Kênh 2B: Nông dân Æ thương lái Æ chủ vựa Æ tiểu thương Æ người tiêu dùng (ngoài nước)

Từ hai dạng kênh trên, ta hệ thống lại kênh phân phối sản phẩm dâu Hạ

Châu như sau:

Nông dân Æ thương lái Æ chủ vựa Æ tiểu thương Æ người tiêu dùng Giải thích sơđồ kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu:

- Kênh 1A: Một số nhà vườn tại địa phương không chỉ tham gia sản xuất trồng trọt mà họ còn kết hợp việc bán dâu Hạ Châu cùng với vườn du lịch sinh thái. Nghĩa là họ cho khách vào tham quan vườn, chủ động hái trái, bán dâu Hạ

vừa không tốn chi phí vận chuyển; đồng thời phát triển đặc điểm du lịch sinh thái vườn vốn đã nổi tiếng của địa phương. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này chỉ

xuất hiện nhỏ lẻ, một vài hộ có uy tín, có kinh nghiệm lâu năm, có một diện tích trồng dâu Hạ Châu lớn và nông hộ hoạt động theo hình thức này chỉ mang tính tự

phát, chưa được sự hỗ trợ chính thức nào từ phía nhà nước. Ngoài ra, họ còn tham gia vào ba kênh tiêu thụ còn lại.

- Kênh 1B: Với một số lượng ít, hay chất lượng tốt, đồng đều, mẫu mã đẹp, nông dân thường tự chở ra tận chợ bán lẻ với giá cao hơn so với bán cho thương lái. Mặc dù bán theo giá bán lẻ nhưng phương thức tiêu thụ này phải chịu một chi phí vận chuyển. Ngoài ra, họ còn tham gia vào kênh tiêu thụ 2A và 2B.

- Kênh 2A: Nhà vườn bán cho thương lái khi họ thu hoạch với một số lượng lớn, không có phương tiện vận chuyển, chất lượng trái không đồng đều. Đây là kênh tiêu thụ dâu Hạ Châu từ nông dân, qua trung gian là thương lái và chủ vựa trái cây, tiểu thương rồi mới đến người tiêu dùng tại một số tỉnh, thành trong nước như TP.HCM, Cà Mau, Bạc Liêu,…)

- Kênh 2B: Với kênh này, nông dân cũng bán cho thương lái với giá bán sỉ

khi số lượng nhiều. Nhưng ởđây có sự khác biệt với kênh tiêu thụ 2A là sau khi mua một số lượng lớn từ nông dân, thương lái đem đi xuất khẩu theo đường tiểu ngạch qua Campuchia, Thái Lan…

Nhìn chung, qua điều tra, khảo sát cho thấy, kênh phân phối sản phẩm dâu Hạ Châu đơn giản. Tình hình tiêu thụ dâu Hạ Châu theo dạng kênh thứ nhất ít phổ biến hơn so với dạng kênh thứ hai. Thông thường, nông dân thường tiêu thụ

dâu Hạ Châu qua dạng kênh thứ hai là chính với một số lượng lớn, còn tiêu thụ

qua dạng kênh thứ nhất chỉ với một số lượng nhỏ là phụ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)