Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của ngườ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf (Trang 42 - 48)

dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ :

4.2.5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của hộ trồng dâu Hạ Châu:

Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó (chẳng hạn như năng suất, lợi nhuận). Sau đó, chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa. Từ đó phát huy những nhân tố có

ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng:

Y1 = b0 + b1X1 + b2X2 + … + biXi

Trong đó: Y1: năng suất (biến phụ thuộc) B0: hệ số tự do

Bi: (1, 2,…,n): là các hệ số

X1,X2, X3, X4, X5: số bao phân/công, số chai thuốc/công, số cây/công, trình

Từ số liệu thu thập được của 44 nông hộ trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu, kết quả phân tích được trình bày như sau:

Bảng 11.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

Các yếu tố Hệ số Ý nghĩa

Hằng số 374,137 * 0,049

Số bao phân/công (X1) 101,882 ** 0,078

Số chai thuốc/công (X2) 118,178 * 0,046

Số cây/công (X3) – 2,397 ns 0,646 Trình độ văn hóa (X4) 59,459 ns 0,422 Số năm sản xuất (X5) 10,536 ** 0,095 Biến phụ thuộc (Y1) Năng suất (kg/công) R2 0,359 F 2,659 Sig. 0,037 Chú thích:*, **: tương ứng các mức ý nghĩa 5%, 10% ns: không có ý nghĩa

Hệ số xác định mô hình trên là 0,359. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của năng suất dâu Hạ Châu là 35,9%, còn lại 64,1% sự biến động của năng suất là do các yếu tố khác tác

động không được nghiên cứu trong mô hình. Hay nói cách khác, trong sự thay

đổi của năng suất, có 35,9% được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trong mô hình, còn lại 64,1% không được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trên mà phải được giải thích bởi những biến số khác chưa được đưa vào mô hình này (như sự tác động của điều kiện tự nhiên, yếu tố về khoa học kỹ thuật…).

Hệ số xác định R2 = 0,359 (trong nông nghiệp, R2 từ 0,300 trở lên là đã có ý nghĩa về mặt thống kê), F = 2,659 > Fα [(k – 1), (n – k)] = 2,485 với α = 0,050 (trong đó, k là biến của mô hình, n là số quan sát) và sig. = 0,037 < α = 0,050, nên mô hình hồi quy tuyến tính có ý nghĩa. Điều này, có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính ta khảo sát hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Và qua phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thểđại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu.

Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về năng suất như sau:

Y1 = 374,137 + 101,882X1 + 118,178X2 – 2,397X3 + 59,459X4 + 10,536X5 (1) Giải thích phương trình (1):

- Yếu tố số bao phân/công (X1): hệ số của X1 của phương trình (1) cho thấy yếu tố số bao phân/công có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cốđịnh thì khi yếu tố số bao phân/công tăng lên 01 đơn vị thì năng suất trồng dâu Hạ Châu sẽ tăng lên tương ứng 101,882 kg/công. Điều này cho thấy khi tăng liều lượng phân một cách hợp lý, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây, bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng thì năng suất thu được sẽ

càng cao.

- Yếu tố số chai thuốc/công (X2): cũng như yếu tố đầu tiên, hệ số X2 của phương trình (1) cho thấy yếu tố số chai thuốc/công có mối tương quan thuận với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số chai thuốc/công tăng lên 01 đơn vị thì năng suất trồng dâu Hạ Châu sẽ tăng lên 118,178 kg/công.

Điều này cho thấy khi tăng số chai thuốc/công lên trong quá trình trồng dâu Hạ

Châu thì năng suất dâu Hạ Châu sẽ tăng lên tương ứng.

- Yếu tố số cây/công (X3): hệ số X3 cho thấy yếu tố này có mối tương quan nghịch so với năng suất. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số

cây/công tăng lên 01 đơn vị thì năng suất trồng dâu Hạ Châu sẽ giảm xuống 2,397 kg/công. Bởi vì, theo kinh nghiệm làm vườn của nông dân tại địa phương thì nếu trồng dâu Hạ Châu với mật độ quá dày sẽ làm cho cây dâu phát triển không bình thường, cho năng suất thấp hơn so với trồng dâu với mật độ phù hợp, không quá thưa, cũng không quá dày (mật độ tốt bình quân khoảng 50 cây/công). Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này

ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu.

- Yếu tố trình độ văn hóa (X4): Từ phương trình (1), ta được hệ số của X4 là +59,459. Con số này cho thấy khi trình độ văn hóa của nông dân càng cao thì năng suất dâu Hạ Châu cũng tăng lên theo mối tương quan thuận. Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu. Giả sử các yếu tố

khác không đổi, nông dân nào có trình độ văn hóa cao hơn sẽ có khả năng tự học hỏi, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật trên các phương tiện truyền thông, từ các lớp tập huấn vào thực tiễn trồng dâu Hạ Châu của mình tốt hơn những nông dân có trình độ văn hóa thấp hơn. Tuy nhiên, cũng giống yếu tố số cây/công, về ý nghĩa thống kê yếu tố này cũng không đủ cơ sởđể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu.

- Yếu tố số năm sản xuất (X5): Từ phương trình (1) cho thấy mỗi 01 năm tăng lên của năm kinh nghiệm khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm cho năng suất dâu Hạ Châu tăng trung bình 10,536 kg/công. Đây là yếu tố rất quan trọng

ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu của nông hộ vì sau mỗi năm các nông hộ

sản xuất có thể tích lũy được các kinh nghiệm quý báu để khắc phục những yếu tố không tốt, đồng thời phát huy những yếu tố tích cực là cho năng suất càng tăng

ở những vụ tiếp theo.

4.2.5.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khi có tính công lao động gia đình của hộ trồng dâu Hạ Châu:

Mục đích của hàm hồi quy tuyến tính là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó (chẳng hạn như năng suất, lợi nhuận) ra những nhân tố có ý nghĩa, từđó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố

có ảnh hưởng xấu.

Phương trình hồi quy có dạng: Y2 = b0 + b1X1 + b2X2 + … + biXi

Trong đó: Y2: Lợi nhuận có tính công lao động gia đình (biến phụ thuộc) B0: hệ số tự do

Bi: (1, 2,…,n): là các hệ số

X1, X2,X3, X4, X5: chi phí phân bón/công, chi phí lao động có tính công lao động gia đình/công, doanh thu/công, chi phí thuốc/công, chi phí nhiên liệu/công.

Từ số liệu thu thập được của 44 nông hộ trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu, kết quả phân tích được trình bày như sau:

Bảng 12.KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

Các yếu tố Hệ số t Ý nghĩa

Hằng số – 119,284 ** – 2,821 0,008

Chi phí phân bón/công (X1) – 0,950 * – 16,762 0,000 Chi phí lao động có gia đình/công (X2) – 0,957 * – 37,648 0,000 Doanh thu/công (X3) 0,987 * 143,681 0,000 Chi phí thuốc/công (X4) – 1,311* – 5,197 0,000 Chi phí nhiên liệu/công (X5) – 1,169 * – 8,003 0,000 Biến phụ thuộc (Y2) Lợi nhuận (1.000 đồng)

R2 0,816

F 4.173,365 Sig. 0,000

Chú thích:*, **: tương ứng các mức ý nghĩa 1%, 5%

Hệ số xác định mô hình trên là 0,816. Điều này có ý nghĩa là các yếu tố được đề cập trong mô hình tác động đến sự thay đổi của năng suất là 81,6%, còn lại 18,4% sự biến động của lợi nhuận có tính công lao động gia đình là do các yếu tố khác tác động không được nghiên cứu trong đề tài. Hay nói cách khác là có khoảng 80% khác biệt của lợi nhuận có tính công lao động gia đình được giải thích bởi sự tác động của các biến trong phương trình hồi quy tuyến tính như chi phí phân bón/công, chi phí lao động có tính lao động gia đình/công, doanh thu/công, chi phí thuốc/công, chi phí nhiên liệu/công. Còn lại 18,4% không được giải thích bởi các biến trên mà phải được giải thích bởi những biến khác chưa

được đưa vào mô hình này (như kinh nghiệm sản xuất, độ tuổi, giới tính…). Khi hệ số xác định R2 = 0,816, giá trị F = 4.173,365 tương ứng mức ý nghĩa quan sát được là 0,000(a); đồng thời, tα/2 = 2,571 < |t| với α = 0,050, df = 5. Điều này cho thấy có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính ta khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu. Và qua phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thểđại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu.

Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công như sau:

Y2 = – 119,284 – 0,950X1 – 0,957X2 + 0,987X3 – 1,311X4 – 1,169X5 (2) Giải thích phương trình (2):

- Từ phương trình (2) cho thấy chỉ có yếu tố doanh thu/công (X3) là có mối tương quan thuận với lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số doanh thu/công tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công sẽ tăng lên 987 đồng. Hay nói cách khác, khi doanh thu/công tăng lên thì lợi nhuận có tính công lao động gia

đình/công trồng dâu Hạ Châu sẽ tăng lên tương ứng với hệ số của X3.

- Các yếu tố chi phí khác đưa vào mô hình đều có tương quan nghịch với lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công; tức là khi tăng chi phí lên 01 đơn vị

thì lợi nhuận có tính công lao động gia đình/công sẽ giảm xuống một hệ số tương

ứng theo phương trình (2) và ngược lại, khi các yếu tố khác cốđịnh.

- Từ các hệ số chi phí cho thấy, thuốc là yếu tố tác động tới sự thay đổi của lợi nhuận nhiều nhất. Bởi vì khi chi phí thuốc giảm đi 01 đơn vị thì làm cho lợi nhuận kinh tế tăng lên đến 1.311 đồng/công khi các yếu tố khác cố định. Điều này cho thấy, khi nông dân chọn những loại thuốc với giá cả phù hợp với nguồn tài chính của mình, phù hợp với cây dâu Hạ Châu, sử dụng thuốc hợp lý, đúng lúc, đúng cách, không dùng bừa bãi… thì tiết kiệm được chi phí này, lợi nhuận sẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng cao hơn so với tiết kiệm các chi phí khác.

- Kế tiếp, nhiên liệu là yếu tố tác động tới sự thay đổi của lợi nhuận đứng thứ hai sau yếu tố thuốc. Nghĩa là, khi chi phí nhiên liệu giảm đi 01 đơn vị thì lợi nhuận kinh tế tăng lên 1.169 đồng/công khi các yếu tố khác cố định. Điều này cũng cho thấy, việc sử dụng nhiên liệu tưới tiêu hợp lý, vừa phải, tiết kiệm tối đa nguồn nhiên liệu, sử dụng các nguồn nhiên liệu tốn ít chi phí, hay đầu tư trang thiết bị tưới tiêu tốn ít chi phí nhiên liệu… thì lợi nhuận cũng tăng lên không ít.

- Sở dĩ cần tiết kiệm tối đa 02 nhân tố trên là có một trong những lý do vì cây dâu Hạ Châu là loại cây dẻo dai, khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh, thời điểm hiện nay chưa xuất hiện bệnh khó trị… Cho nên, với kinh nghiệm của người làm vườn thì hoàn toàn có thể tiết kiệm, sử dụng hiệu quả 02 khoản chi phí trên để nâng

- Yếu tố lao động, phân bón là 02 yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng tới sự thay

đổi đến lợi nhuận kinh tế trong mô hình hồi quy (2) . Tuy nhiên, từng hệ số của mỗi yếu tố này cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì chi phí phân bón hay chi phí lao động giảm 01 đơn vị thì làm cho lợi nhuận cũng tăng lên tương ứng nhưng không làm tăng nhiều như 02 yếu tố chi phí đã phân tích ở trên. Cho nên, sử dụng hợp lý, đúng liều lượng, chất lượng… các yếu tố này thì vừa hiệu quả về

mặt năng suất lại vừa hiệu quả về lợi nhuận kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ.pdf (Trang 42 - 48)