1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nươc cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

95 388 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 415,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tham nhũng bản thân nó là một căn bệnh khó trị của mọi xã hội có nhà nước. Tham nhũng làm cho quyền lực công bị suy thoái, tê liệt, mất tác dụng trong điều tiết các quan hệ xã hội; hệ thống quyền lực bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ, bị chi phối hoàn toàn bởi sự tranh giành, co kéo, chia chác tài sản quốc gia giữa vô số lợi ích bất hợp pháp của các nhóm và cá nhân; gây mất niềm tin của nhân dân vào tính chính đáng ban đầu của nhà nước. Tham nhũng là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự phản kháng của nhân dân làm cho nhiều nhiều quốc gia, nhiều triều đại bị sụp đổ trong các giai đoạn trước đây. Tham nhũng được coi là sản phẩm của sự tha hoá quyền lực nhà nước, là tình huống có vấn đề trong sử dụng quyền lực, là sự đối lập kẻ thù của dân chủ. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng luôn gắn liền với việc đảm bảo mục đích sử dụng quyền lực công theo đúng nghĩa là sự phục vụ chứ không phải đòi hỏi. Chống tham nhũng ở các nước được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để đi đến nắm giữ, củng cố và duy trì quyền lực của các đảng chính trị. Bất kể đảng chính trị nào khi tranh cử cũng phải tuyên bố trong cương lĩnh tranh cử của mình là bài trừ tham nhũng. Nếu đảng cầm quyền còn để tình trạng tham nhũng xảy ra, thì nguy cơ mất quyền là rất cao do phải chịu nhiều áp lực cả về chính trị lẫn xã hội. Ở các nước phương Tây, cách chống tham nhũng phổ biến là xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực đủ sức ngăn chặn các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì mụch đích tối đa hoá lợi ích của bản thân. Các cơ chế kiểm soát quyền lực đó chính là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước (tam quyền phân lập, kiềm chế đối trọng), cạnh tranh chính trị giữa các đảng và sự tồn tại của các đảng đối lập trung thành, sự phản biện xã hội đối với việc thực thi quyền lực nhà nước của các nhóm lợi ích…Đó cũng chính là quá trình xã hội hoá, dân chủ hoá hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, tham nhũng ngày càng lộng hành, một bộ phận không nhỏ quyền lực nhà nước dường như được sử dụng nhằm tối đa hoá lợi ích của các quan chức thoái hoá, biến chất. Hậu quả do tham nhũng gây ra có thể rất dễ nhận thấy, thế nhưng việc phòng, chống tham nhũng lại là vấn đề rất khó khăn. Chính sự gia tăng của tình trạng tham nhũng làm cho nhân dân cảm thấy mình uỷ quyền nhưng đã bị mất quyền. Có thể nói, Nhà nước chưa tạo ra được chiếc phanh an toàn cho sự vận hành của bánh xe quyền lực. Cơ chế kiểm soát quyền lực còn hết sức lỏng lẻo, chức năng giám sát tối cao của Quốc hội chưa thực sự hiệu quả trong việc phát hiện và đấu tranh với nạn tham nhũng, các cơ quan tư pháp hoạt động chưa được độc lập, thẩm quyền còn nhiều hạn chế, vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên đối với việc thực thi quyền lực của các cơ quan và công chức nhà nước không phát huy được, các quy định pháp luật về quyền làm chủ của nhân dân mới chỉ dừng lại ở các quy định có tính nguyên tắc chứ chưa phải là các chế định cụ thể, các thiết chế làm chủ của nhân dân còn hình thức và rất khó thực hiện,… Chính vì vậy, trước sự tác động của nền kinh tế đang chuyển đổi sang thị trường, tham nhũng có cơ hội bùng phát trở thành những hành động mang tính phổ biến. Từ trước đến nay, Đảng nhân dân cách mạng Lào và nhà nước nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã nhận thức được hậu quả do tham nhũng gây ra và xác định nó là một trong những nguy cơ có khả năng gây đổ vỡ chế độ. Để đối phó với nó, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống thế nhưng hiệu quả của “liều thuốc kháng sinh” chưa chế ngự được loại “vi rút” này, dường như nó càng ngày càng mạnh lên và đang gây những hậu quả nặng nề cho xã hội. Sở dĩ, căn bệnh tham nhũng tác oai, tác quái là do các chủ thể phòng, chống tham nhũng, dù nỗ lực rất nhiều, vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, nội dung và các hình thức biểu hiện của các hành vi tham nhũng, chưa có các giải pháp phòng, chống hiệu quả cũng đồng thời dù có các biện pháp, giải pháp rất nhiều với quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế và trong nước, tham nhũng vẫn chưa được kiềm chế và đẩy lùi. Việc đấu tranh chống tham nhũng có những yếu kém là yếu kém của người khác, của cấp khác chứ không phải của mình, ở đơn vị mình, v.v. Cứ như vậy, tham nhũng là một “quốc nạn” nhưng chỉ nghe mà không thấy. Đây là một trong những lý do làm cho hầu hết các vụ việc tham nhũng đều do nhân dân và báo chí phanh phui ra. Không một tổ chức đảng nào phát hiện được tham nhũng. Các biện pháp đấu tranh với tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào đã đến lúc cần được xem xét lại một cách nghiêm túc. Các biện pháp mang tính thể chế và chế tài tưởng như hiệu quả thế nhưng chưa đẩy lùi được tình trạng tham nhũng, các biện pháp mang tính giáo dục (tự phê bình và phê bình, giáo dục đạo đức của những người cách mạng...) dường như đã bị mất tác dụng. Do vậy, việc nghiên cứu, đổi mới và tìm kiếm các biện pháp chống tham nhũng hiệu quả hơn đang là thách thức lớn đối với Đảng, Nhà nước và xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay là có tầm quan trọng và một việc làm cấp thiết và cả trên phương diện lý luận và thực tiễn để phục phụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như đào tào nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tham nhũng. Trong công tác nghiên cứu, đào tạo này, các cơ sở đào tạo luật học, hành chính học, báo chí, an ninh, cảnh sát, thanh tra có vai trò quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, một trong những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước là đào tạo, cung cấp nguồn cán bộ, công chức cho các tổ chức Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ đó phải là những người “vừa hồng, vừa chuyên”, không chỉ giỏi về chuyên môn trong hoạt động, mà còn phải có kiến thức, hiểu biết lý luận, thực tiễn về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công cuộc thực hiện chiến lược phòng, chống tham nhũng quốc gia đến năm 2020. Đó cũng là lý do của tác giả viết khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Chính trị học với đề tài “Tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nươc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” với mong muốn làm rõ hơn về vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp. Chính vì vậy mà được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu được tăng trên các báo, tạp chí… đồng thời cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng hầu hết chỉ nghiên cứu về một mặt, một khía cạnh, một phạm vi của vấn đề. Chẳng hạn nghiên cứu về nguồn gốc của tham nhũng và một số biện pháp khắc phục. Nhưng chưa có một công trình nào tổng hợp, để cập tới trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng ở nước CHDCND Lào. Ở nước CHDCND Lào, tham nhũng ngày càng gia tăng phát triển cả về số lượng lẫn quy mô, về tính chất phức tạp của từng vụ việc… Từ thực tế như vậy đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, nghiêm túc hơn về vấn đề này của nhiều nhà khoa học và các sinh viên của chuyên ngành Chính trị học

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHẬN DIỆN THAM NHŨNG VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 8

1.1 Nhận diện tham nhũng 8

1.2 Phòng, chống tham nhũng 28

1.3 Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới 33

Chương 2: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 36

2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào .36

2.2 Thực trạng phòng, chống tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 53

Chương 3 : QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 65

3.1 Dự báo tình hình tham nhũng 65

3.2 Quan điểm phòng, chống tham nhũng 68

3.3 Giải pháp và một số kiến nghị 72

Trang 3

AU Liên minh Châu Phi

FCPA Luật chống hối lộ công chức nước ngoài

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tham nhũng bản thân nó là mộtcăn bệnh khó trị của mọi xã hội có nhànước Tham nhũng làm cho quyền lực công bị suy thoái, tê liệt, mất tác dụngtrong điều tiết các quan hệ xã hội; hệ thống quyền lực bị đẩy vào tình trạng hỗnloạn, vô chính phủ, bị chi phối hoàn toàn bởi sự tranh giành, co kéo, chia cháctài sản quốc gia giữa vô số lợi ích bất hợp pháp của các nhóm và cá nhân; gâymất niềm tin của nhân dân vào tính chính đáng ban đầu của nhà nước Thamnhũng là một trong những nguyên nhân chính tạo ra sự phản kháng của nhândân làm cho nhiều nhiều quốc gia, nhiều triều đại bị sụp đổ trong các giai đoạntrước đây

Tham nhũng được coi là sản phẩm của sự tha hoá quyền lực nhà nước,

là tình huống có vấn đề trong sử dụng quyền lực, là sự đối lập - kẻ thù củadân chủ Chính vì vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng luôn gắn liền vớiviệc đảm bảo mục đích sử dụng quyền lực công theo đúng nghĩa là sự phục

vụ chứ không phải đòi hỏi Chống tham nhũng ở các nước được coi là mộttrong những tiêu chí hàng đầu để đi đến nắm giữ, củng cố và duy trì quyềnlực của các đảng chính trị Bất kể đảng chính trị nào khi tranh cử cũng phảituyên bố trong cương lĩnh tranh cử của mình là bài trừ tham nhũng Nếu đảngcầm quyền còn để tình trạng tham nhũng xảy ra, thì nguy cơ mất quyền là rấtcao do phải chịu nhiều áp lực cả về chính trị lẫn xã hội

Ở các nước phương Tây, cách chống tham nhũng phổ biến là xây dựngmột cơ chế kiểm soát quyền lực đủ sức ngăn chặn các hành vi lạm quyền,chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì mụch đích tối đa hoá lợi ích của bản thân.Các cơ chế kiểm soát quyền lực đó chính là nguyên tắc tổ chức quyền lực nhànước (tam quyền phân lập, kiềm chế đối trọng), cạnh tranh chính trị giữa cácđảng và sự tồn tại của các đảng đối lập trung thành, sự phản biện xã hội đối với

Trang 5

việc thực thi quyền lực nhà nước của các nhóm lợi ích…Đó cũng chính là quátrình xã hội hoá, dân chủ hoá hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.

Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, tham nhũng ngàycàng lộng hành, một bộ phận không nhỏ quyền lực nhà nước dường như được

sử dụng nhằm tối đa hoá lợi ích của các quan chức thoái hoá, biến chất Hậuquả do tham nhũng gây ra có thể rất dễ nhận thấy, thế nhưng việc phòng, chốngtham nhũng lại là vấn đề rất khó khăn Chính sự gia tăng của tình trạng thamnhũng làm cho nhân dân cảm thấy mình uỷ quyền nhưng đã bị mất quyền

Có thể nói, Nhà nước chưa tạo ra được chiếc phanh an toàn cho sự vậnhành của bánh xe quyền lực Cơ chế kiểm soát quyền lực còn hết sức lỏng lẻo,chức năng giám sát tối cao của Quốc hội chưa thực sự hiệu quả trong việcphát hiện và đấu tranh với nạn tham nhũng, các cơ quan tư pháp hoạt độngchưa được độc lập, thẩm quyền còn nhiều hạn chế, vai trò giám sát củaMTTQ và các tổ chức thành viên đối với việc thực thi quyền lực của các cơquan và công chức nhà nước không phát huy được, các quy định pháp luật vềquyền làm chủ của nhân dân mới chỉ dừng lại ở các quy định có tính nguyêntắc chứ chưa phải là các chế định cụ thể, các thiết chế làm chủ của nhân dâncòn hình thức và rất khó thực hiện,… Chính vì vậy, trước sự tác động của nềnkinh tế đang chuyển đổi sang thị trường, tham nhũng có cơ hội bùng phát trởthành những hành động mang tính phổ biến

Từ trước đến nay, Đảng nhân dân cách mạng Lào và nhà nước nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã nhận thức được hậu quả do tham nhũnggây ra và xác định nó là một trong những nguy cơ có khả năng gây đổ vỡ chế

độ Để đối phó với nó, Đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp phòng,chống thế nhưng hiệu quả của “liều thuốc kháng sinh” chưa chế ngự được loại

“vi rút” này, dường như nó càng ngày càng mạnh lên và đang gây những hậuquả nặng nề cho xã hội

Trang 6

Sở dĩ, căn bệnh tham nhũng tác oai, tác quái là do các chủ thể phòng,chống tham nhũng, dù nỗ lực rất nhiều, vẫn chưa hiểu đầy đủ về nguồn gốc, bảnchất, đặc điểm, nội dung và các hình thức biểu hiện của các hành vi tham nhũng,chưa có các giải pháp phòng, chống hiệu quả cũng đồng thời dù có các biệnpháp, giải pháp rất nhiều với quyết tâm cao của cộng đồng quốc tế và trongnước, tham nhũng vẫn chưa được kiềm chế và đẩy lùi Việc đấu tranh chốngtham nhũng có những yếu kém là yếu kém của người khác, của cấp khác chứkhông phải của mình, ở đơn vị mình, v.v Cứ như vậy, tham nhũng là một “quốcnạn” nhưng chỉ nghe mà không thấy Đây là một trong những lý do làm cho hầuhết các vụ việc tham nhũng đều do nhân dân và báo chí phanh phui ra Khôngmột tổ chức đảng nào phát hiện được tham nhũng

Các biện pháp đấu tranh với tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhânLào đã đến lúc cần được xem xét lại một cách nghiêm túc Các biện pháp mangtính thể chế và chế tài tưởng như hiệu quả thế nhưng chưa đẩy lùi được tìnhtrạng tham nhũng, các biện pháp mang tính giáo dục (tự phê bình và phê bình,giáo dục đạo đức của những người cách mạng ) dường như đã bị mất tác dụng

Do vậy, việc nghiên cứu, đổi mới và tìm kiếm các biện pháp chống tham nhũnghiệu quả hơn đang là thách thức lớn đối với Đảng, Nhà nước và xã hội

Chính vì vậy, nghiên cứu tham nhũng và các giải pháp phòng, chốngtham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay là có tầm quantrọng và một việc làm cấp thiết và cả trên phương diện lý luận và thực tiễn đểphục phụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như đào tào nguồn nhân lực hoạtđộng trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tham nhũng Trong công tácnghiên cứu, đào tạo này, các cơ sở đào tạo luật học, hành chính học, báo chí,

an ninh, cảnh sát, thanh tra có vai trò quan trọng

Trong giai đoạn hiện nay, một trong những nhiệm vụ của Đảng và Nhànước là đào tạo, cung cấp nguồn cán bộ, công chức cho các tổ chức Đảng và

Trang 7

Nhà nước Đội ngũ cán bộ đó phải là những người “vừa hồng, vừa chuyên”,không chỉ giỏi về chuyên môn trong hoạt động, mà còn phải có kiến thức,hiểu biết lý luận, thực tiễn về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đáp ứngyêu cầu cấp thiết của công cuộc thực hiện chiến lược phòng, chống thamnhũng quốc gia đến năm 2020 Đó cũng là lý do của tác giả viết khóa luận tốt

nghiệp đại học chuyên ngành Chính trị học với đề tài “Tham nhũng và các giải pháp phòng chống tham nhũng ở nươc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” với mong muốn làm rõ hơn về vấn đề này.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một vấn đề rấtnhạy cảm và phức tạp Chính vì vậy mà được nhiều nhà nghiên cứu quan tâmvới nhiều công trình nghiên cứu được tăng trên các báo, tạp chí… đồng thờicũng có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này Nhưng hầu hết chỉ nghiên cứu

về một mặt, một khía cạnh, một phạm vi của vấn đề Chẳng hạn nghiên cứu

về nguồn gốc của tham nhũng và một số biện pháp khắc phục Nhưng chưa cómột công trình nào tổng hợp, để cập tới trên cả hai phương diện lý luận vàthực tiễn về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng ở nước CHDCND Lào

Ở nước CHDCND Lào, tham nhũng ngày càng gia tăng phát triển cả về

số lượng lẫn quy mô, về tính chất phức tạp của từng vụ việc… Từ thực tế nhưvậy đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu, nghiêm túc hơn về vấn đề nàycủa nhiều nhà khoa học và các sinh viên của chuyên ngành Chính trị học

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

- Cung cấp những luận chứng, luận cứ khoa học cho việc nhận diệntham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trên cơ sở đó làm rõ nộidung, bản chất, đặc điểm, quy mô, hậu quả và các hình thức biểu hiện củatham nhũng ở nươc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay;

Trang 8

- Luận chứng những giải pháp phòng và chống tham nhũng ở nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, từ đó xây dựng các giải pháp kiềmchế tham nhũng hiệu quả và phù hợp hơn với một nền kinh tế đang chuyểnđổi như Lào trong quá trình phát huy dân chủ và xây dựng nhà nước phápquyền XHCN.

3.2 Nhiệm vụ

- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nhận diện tham nhũng vàcác giải pháp phòng, chống thông qua các cách tiếp cận về tham nhũng trênthế giới

- Phân tích các cách tiếp cận về tham nhũng và nhận diện tham nhũng ởnước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (thực trạng tham nhũng)

- Làm rõ thực trạng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian qua và những vấn đề đặt rahiện nay

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phòng chống tham nhũng ởnước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có tham khảo kinh nghiệm phòngchống tham nhũng một số nước trên thế giới)

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

đề tài còn nghiên cứu cả những kinh nghiệm kiềm chế tham nhũng một sốnước trên thế giới

Trang 9

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh , quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về tham nhũng, đấutranh phòng chống tham nhũng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy

vật lịch sử

Phương pháp luận này cho phép nghiên cứu tham nhũng như là mộthiện tượng xã hội, bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, logíc, lịch sử

Phương pháp này cho phép đi sâu phân tích các hiện tượng, các quátrình, kết cấu của các hành vi, thậm chí là của hệ thống tham nhũng

- Phương pháp so sánh

So sánh với tính chất, quy mô, cơ cấu, mô hình, nguyên nhân thamnhũng và các giải pháp chống tham nhũng của các nước, các khu vực,…Từ đótìm kiếm những giá trị tham khảo cho nghiên cứu vấn đề tham nhũng ở nướcCộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Phương pháp mô hình hoá

Cho phép vạch ra những kết cấu có tính bản chất nhất của các loại hành vitham nhũng, từ đó giúp cho việc đề ra những giải pháp có tính ứng dụng chung

- Phương pháp điều tra xã hội học, xã hội học chính trị

Điều tra các hình thức, mức độ, thái độ của các nhóm xã hội đối vớivấn đề tham nhũng Kết quả điều tra là căn cứ tin cậy cho việc nhận diện thamnhũng, đề ra các giải pháp mang tính cụ thể hơn

- Phương pháp phân tích tâm lý

Hành vi tham nhũng có thể không chỉ xuất phát từ các yếu tố chính trị,kinh tế, mà có thể từ yếu tố tâm lý, được hình thành trong tập quán làm ăn,

Trang 10

sinh hoạt, hoạt động chính trị Phương pháp này cho phép làm rõ hơn tính đặcthù của tham nhũng ở nước nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Phương pháp thống kê

- Nhiều phương pháp liên ngành và chuyên ngành khác (khoa họcchính trị, khoa học kinh tế, khoa học pháp lý, khoa học quản lý,…)

6 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm 3 chương (08 tiết), phần ngoài ra khóa luận còn cóphần kết luận, phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo

Chương 1: Nhận diện tham nhũng và phòng, chống tham nhũng - cơ sở

Trang 11

Chương 1 NHẬN DIỆN THAM NHŨNG VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG -

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

1.1 Nhận diện tham nhũng

1.1.1 Khái niệm về tham nhũng

Khái niệm tham nhũng luôn gắn bó chặt chẽ với quá trình tồn tại vàphát triển của bộ máy nhà nước, là biểu hiện sự tha hoá trong sử dụng quyềnlực nhà nước cũng đồng thời tham nhũng cũng là một hiện tượng xuất hiện,phổ biến trên phạm vi rộng khắp, bao trùm các lĩnh vực, lan tràn từ Đôngsang tây Từ trước đến hiện nay chưa có quốc gia, nhà triết học, nhà chính trịnào đưa ra khái niệm nhất định và thống nhất về tham nhũng, nhưng kháiniệm về tham nhũng được định nghĩa thống nhất theo hai nghĩa như sau :

Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ ngườinào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng

chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi Theo Từ điển Tiếng

Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống

tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó

là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng

Theo nghĩa hẹp tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn

đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi Người có chức vụ, quyền hạn chỉ

giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệthống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụngngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước Việc giới hạn như vậy nhằm tập trungđấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất,chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp

Trang 12

phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch tronghoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

1.1.2 Các cách tiếp cận về tham nhũng trên thế giới

Liên hợp quốc:

Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho rằng:

“tham nhũng – đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng”

Ban Tổng thư ký Liên hợp quốc cho rằng tham nhũng bao hàm:

1 Hành vi của những người có chức có quyền ăn cắp, tham ô vàchiếm đoạt tài sản của nhà nước

2 Lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sửdụng quy chế chính thức một cách không chính thức

3 Sự mâu thuẫn, không cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thựchiện nghĩa vụ xã hội với những món tư lợi riêng

Bộ công cụ phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc, thay vì nêumột định nghĩa không có khả năng được chấp nhận rộng rãi, đã liệt kê các hành

vi tham nhũng cụ thể Dưới đây là những hành vi tham nhũng phổ biến nhất:

- Hối lộ

Theo Bộ công cụ phòng chống tham nhũng của Liên hợp quốc, hối lộ là

việc trao một lợi ích để tác động một cách không đúng đắn đến một hành vi

hay một quyết định Việc hối lộ có thể do người đòi hối lộ hoặc người đưa hối

lộ khởi xướng Hối lộ là loại hình tham nhũng phổ biến nhất mà chúng tađược biết Các loại hối lộ cụ thể bao gồm: Lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi; đềnghị hoặc chấp nhận những món quà, tiền thưởng, ơn huệ hay hoa hồngkhông chính đáng; hối lộ để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế hay các chi phíkhác; hối lộ để hỗ trợ lừa đảo; hối lộ để trốn tránh trách nhiệm hình sự; hối lộ

Trang 13

để hỗ trợ cho những hành vi cạnh tranh không lành mạnh; hối lộ trong khuvực tư; hối lộ để có thông tin bí mật hay “nội bộ”.

- Tham ô, trộm cắp và lừa đảo

- Tống tiền

- Lạm dụng quyền quyết định

- Chủ nghĩa thiên vị và nhất thân nhì quen

- Tạo nên hoặc khai thác các lợi ích xung đột nhau

- Đóng góp chính trị không đúng đắn

Cách tiếp cận của Liên hợp quốc cũng như pháp luật của nhiều nước,trong đó có Lào, coi tham nhũng chỉ có thể xẩy ra trong khu vực công, mangyếu tố quyền lực nhà nước Tuy nhiên Công ước Chống tham nhũng của Liênhợp quốc cũng đã ghi nhận sự cần thiết phải tăng cường các biện pháp nhằmphòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong và liên quan đến khu vực

tư Vấn đề này được Công ước chú trọng và quy định tại nhiều điều khoản Ví

dụ như quy định hình sự hóa hành vi hối lộ trong khu vực tư (Điều 21 - 25)

Ở một cách tiếp cận rộng hơn, EU cho rằng, tham nhũng xẩy ra ở khuvực công và khu vực tư Có 3 lý do để Hội đồng Châu Âu coi tham nhũng ởkhu vực tư cũng là tội phạm tham nhũng cần được hình sự hóa và phải đấutranh chống lại nó:

- Tham nhũng khu vực tư đe dọa sự tín nhiệm, trung thực và trungthành, những yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển các quan hệ xã hội vàkinh tế

- Tham nhũng khu vực tư cản trở cạnh tranh bình đẳng lành mạnh

- Trong những năm gần đây, tại châu Âu, một số chức năng công nhưgiáo dục, y tế, giao thông vận tải, viễn thông được tư nhân hóa mạnh mẽ Đây

là những lĩnh vực thường phát sinh tham nhũng

Trang 14

Vì vậy, cần thiết phải có quy định chặt chẽ để phòng và chống thamnhũng trong khu vực tư Cộng đồng châu Âu cho rằng, cũng như trong khu vựccông, tham nhũng trong khu vực tư cũng có hai dạng chính: Đưa hối lộ và nhận

hối lộ Từ đó, Ban nghiên cứu thuộc Hội đồng châu Âu định nghĩa “Tham

nhũng bao gồm những hành vi hối lộ và bất kỳ một hành vi nào khác của những người được giao thực hiện một trách nhiệm nào đó trong khu vực nhà nước hoặc tư nhân, nhưng đã vi phạm trách nhiệm được giao để thu bất kỳ một thứ lợi bất hợp pháp nào cho cá nhân hoặc cho người khác” [40, tr.21].

Theo Công ước Luật hình sự về tham nhũng của Hội đồng châu Âu, cácquy định về tham nhũng trong khu vực công và khu vực tư có 3 điểm khácbiệt căn bản:

Thứ nhất, các hành vi hối lộ trong khu vực tư giới hạn trong phạm vi

“hoạt động kinh doanh” Đó là tất cả các hoạt động thương mại, đặc biệt là

hoạt động thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, bao gồm cả hoạt độngcung cấp dịch vụ cho công chúng

Thứ hai, phạm vi chủ thể nhận hối lộ là bất cứ người nào làm việc trực

tiếp hoặc theo bất cứ hình thức nào khác cho một chủ thể kinh doanh Quy địnhnày không chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động

mà còn điều chỉnh các quan hệ khác như mối quan hệ với đối tác, luật sư, tư vấn,khách hàng và các đối tượng khác không theo quan hệ hợp đồng lao động

Thứ ba, hành vi của người nhận hối lộ theo quy định về tham nhũng

trong khu vực tư có sự khác biệt cơ bản đối với hành vi của người nhận hối lộtrong khu vực công Hành vi của người nhận hối lộ trong khu vực công là

“làm hoặc không làm một việc trong phạm vi chức năng của mình” mà khôngcần phải tới mức vi phạm chức năng nhiệm vụ Trong lúc đó, người được coi

là tham nhũng trong khu vực tư khi “làm hoặc không làm một việc” còn phải

vi phạm nhiệm vụ của người đó

Trang 15

Người nhận hối lộ trong khu vực công, chủ yếu là công chức nhà nước,

họ chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Họ phải thực hiện công vụ

một cách vô tư, khách quan và trung thực Trong trường hợp họ vẫn thực hiệncông vụ theo đúng chức năng nhiệm vụ, nhưng đã có hành vi tư lợi, bất chính,thì đó vẫn được coi là tham nhũng Những người hoạt động trong khu vực tư

được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm Trong quan hệ mang tính

hợp đồng, họ được quyền hưởng những lợi ích do thực hiện các trách nhiệm

và nghĩa vụ tương ứng, kể cả những lợi ích bổ sung hợp pháp Hành vi đượccoi là tham nhũng nếu như trong quá trình thực hiện hợp đồng người đó đồngthời nhận hối lộ mà không thực hiện các nghĩa vụ

Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âu(thông qua tại cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai ở Strasbourg tháng 10 -1997)

đưa ra định nghĩa tham nhũng: “Tham nhũng là việc đòi hỏi, gợi ý, đưa hoặc

nhận trực tiếp hoặc gián tiếp của hối lộ hoặc lợi thế bất chính khác hoặc triển vọng về của hối lộ hay lợi thế bất chính đó, làm ảnh hưởng đến sự thực hiện đúng đắn nhiệm vụ hoặc công việc của người nhận hối lộ hoặc lợi thế bất chính hoặc triển vọng về của hối lộ bất chính đó” [40, tr.223].

Công ước Liên châu Mỹ (OAS) về chống tham nhũng là Công ước thỏathuận khu vực đầu tiên thiết lập khuôn khổ toàn diện và các tiêu chuẩn chung vềchống tham nhũng Công ước đã tạo ra cơ sở hợp tác khu vực trong các vấn đề

về tương trợ thực thi pháp luật đa phương, dẫn độ và điều tra, tương trợ pháp lý,khuyến khích xã hội dân sự…trong việc phòng chống tội phạm tham nhũng.Công ước OAS là thỏa thuận pháp luật quốc tế đầu tiên áp dụng vào thực tiễn vàngày càng được chấp nhận rằng việc đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệmcủa mỗi quốc gia và hợp tác quốc tế Công ước OAS không đưa ra một địnhnghĩa chung về tham nhũng, chỉ đưa ra định nghĩa về những hành vi tham nhũng

và những hành vi đã được coi là tội phạm tham nhũng (tức không đưa vào định

Trang 16

nghĩa những hành vi tham nhũng dưới mức cấu thành tội phạm hình sự) Theođiểm a và điểm b khoản 1 Điều VI, những hành vi dược coi là tham nhũng gồm:

- Đòi hoặc nhận trực tiếp hoặc gián tiếp bởi công chức Chính phủ hoặcngười thực hiện chức năng công bất kỳ vật gì có trị giá bằng tiền hoặc lợi íchkhác như quà tặng, sự ưu đãi, lời hứa, hoặc lợi thế khác cho bản thân hoặc chongười hay thực thể khác để công chức hoặc người thực hiện chức năng công đólàm hoặc không làm việc gì trong thực hiện chức năng công của mình; hoặc:

- Đề nghị đưa, dành cho một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho côngchức Chính phủ hoặc người thực hiện chức năng công bất kỳ vật gì có giá trịbằng tiền hoặc lợi ích khác như quà tặng, sự ưu đãi, lời hứa hoặc lợi thế kháccho bản thân hoặc cho người hay thực thể khác để công chức hoặc người thựchiện chức năng công đó làm hoặc không làm việc gì trong thực hiện chứcnăng công của mình [40, tr.137]

Ngoài ra Công ước còn quy định những hành vi tham nhũng nhưng

không bị coi là tội phạm nếu trong luật hình sự của các quốc gia tương ứng

không coi là tội phạm Ví dụ như hành vi hối lộ xuyên quốc gia, tức hối lộcông chức Chính phủ quốc gia khác; hoặc hành vi “làm giàu bất chính”

Theo Điều IX Công ước OAS, “tội làm giàu bất chính là sự tăng lên

đáng kể tài sản của công chức Chính phủ mà công chức đó không giải trình được một cách hợp lý khối tài sản đó so với thu nhập hợp pháp mà công chức

đó nhận được trong quá trình thực hiện chức năng của mình” [40, tr.139].

Ngoài ra Công ước còn đưa ra một số hành vi cần được coi là tham nhũngnhư tiết lộ thông tin mật, lạm dụng tài sản công vào mục đích trục lợi riêng…

Công ước phòng chống tham nhũng của Liên minh châu Phi (2003):Trong Giới thiệu chung, bản Công ước đã khẳng định rằng, tại châu Phi,tham nhũng đã trở thành nguyên nhân hàng đầu của tình trạng kinh tế chậm pháttriển, dẫn đến nạn đói nghèo và nhiều vấn đề nạn xã hội khác Công ước này đã

Trang 17

thể hiện những nội dung cơ bản của Công ước chống tham nhũng của Liên hợpquốc Công ước chống tham nhũng của AU đưa ra tiếp cận cả trong khu vựccông, khu vực tư, cũng đã xác định được một số hành vi tham nhũng mới nhưlàm giàu bất chính, tham nhũng ở nước ngoài,… và còn đưa ra một số hành vi

mà trong các công ước nêu trên chưa đề cập hoặc đề cập chung chung như:Hành vi che giấu và sử dụng tài sản thu được từ hành vi tham nhũng; đồng phạmtham nhũng, tham nhũng chưa đạt; tài trợ bất hợp pháp cho các đảng chính trị

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay đã trở thành một trongnhững vấn đề toàn cầu Việc đưa và nhận hối lộ, cũng như các hành vi sửdụng quyền lực công vì mục đích tư lợi không chỉ diễn ra trong phạm vi mộtnước hay đối với công chức của một nước mà diễn ra trong và ngoài biên giớicủa bất kỳ nước nào Hoa Kỳ là nước đã phải đương đầu trước hết với việccác công ty Mỹ hối lộ quan chức nước ngoài, hoặc các công ty nước ngoài hối

lộ các quan chức Mỹ ở trong hoặc ngoài lãnh thổ nước Mỹ Vì vậy, năm

1977, Quốc hội Mỹ đã ban hành Luật chống hối lộ công chức nước ngoài(FCPA) để hạn chế tình trạng này Tuy nhiên, nếu các nước khác cũng không

có những luật tương ứng thì doanh nghiệp Mỹ sẽ bị thiệt hại trong các giaodịch kinh doanh quốc tế Năm 1994 OECD bắt đầu phối hợp với Mỹ trongviệc chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch quốc tế Ngày 17 –

12 – 1997, 34 quốc gia, bao gồm 29 thành viên OECD và 5 quốc gia khôngthành viên đã ký vào Công ước này, nhằm thực hiện một môi trường kinhdoanh bình đẳng, lành mạnh giữa các chủ thể trong giao dịch kinh doanh quốc

tế, nhất là khi toàn cầu hóa kinh tế đang chi phối hoạt động kinh tế của tất cảcác nước và vai trò của các doanh nghiệp OECD đang tăng lên ở nước ngoài

Đối tượng điều chỉnh của Bản Công ước là các hành vi hối lộ công

chức nước ngoài Có thể nói rằng bằng thực tiễn OECD, Công ước đã cung

cấp thêm một cách tiếp cận về tham nhũng, mà nếu không có tầm nhìn của

Trang 18

các quốc gia phát triển chúng ta rất dễ bỏ qua Khoản 1 Điều 1 của Công ước

quy định những nội dung về hối lộ công chức nước ngoài như sau:

…đề nghị, hứa hoặc tặng bất cứ khoản tiền hay lợi thế bất chínhkhác một cách trực tiếp hay qua trung gian cho công chức nướcngoài hoặc người thứ ba để công chức đó làm hay không làm mộtviệc liên quan đến việc thực hiện công vụ, nhằm giành được hayduy trì việc kinh doanh hay lợi thế không đúng đắn khác trong việctiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế [40, tr.13]

Điểm đáng chú ý trong Công ước này là chỉ xác định hành vi thamnhũng “chủ động” – tức hành vi ở phía người đưa hối lộ, bất kể là động cơ vàlợi ích của hành vi đó ra sao, đã thực hiện đến đâu

Như vậy với Luật các hành vi tham nhũng ngoài nước Mỹ (FCPA),Công ước của OECD về việc chống hối lộ các công chức nước ngoài tronggiao dịch kinh doanh quốc tế đã đặt hối lộ xuyên quốc gia và nội địa vào vị trínhư nhau Chúng thể hiện nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về thamnhũng và nguy cơ tham nhũng, cũng như quyết tâm chung và thống nhất hànhđộng chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu

Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Tổ chức minh bạch quốc

tế cũng đưa ra cách tiếp cận của mình Theo Ngân hàng thế giới: Tham nhũng

là việc lợi dụng quyền lực công cộng nhằm lợi ích cá nhân [39].

Theo cách tiếp cận này thì quyền lực công cộng không chỉ là quyền lựccủa nhà nước, mà cả quyền lực của những tổ chức, tập thể, cộng đồng khôngthuộc nhà nước Và quyền lực công cộng ở đây là quyền lực được hình thành

do có sự ủy quyền của một tập thể (mà quy mô của nó có thể khác nhau) - ởđâu có sự ủy quyền của một tập thể, một cộng đồng, thì ở đó quyền lực côngcộng xuất hiện

Trang 19

Khi quyền lực công cộng này bị chi phối bởi những lợi ích cá nhân vàđược sử dụng vì mục đích vụ lợi, đi ngược lại với những lợi ích công cộng thì

đó là tham nhũng

Tổ chức minh bạch quốc tế cho rằng: Tham nhũng là hành vi của

người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân [43]

Bản chất của tham nhũng được mô tả bằng công thức:

Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin – trách nhiệm giải trình Công thức trên có thể được diễn giải một cách cụ thể là: mức độ của thamnhũng phụ thuộc vào sự độc quyền, quyền tuỳ ý quyết định mà các quan chức sửdụng, và vào mức độ mà họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình

Tham nhũng còn được tiếp cận với tư cách là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác nhau:

- Cách tiếp cận chính trị học cho rằng tham nhũng là do tha hoá quyền

lực chính trị và quyền lực nhà nước Nguyên nhân gốc rễ của nó là do việc tổchức và sử dụng sai lệch quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước Từ đó, tựgiác hay không tự giác tạo ra các hành vi lạm quyền, chuyên quyền, nhượcquyền, vô quyền,…Vì vậy, trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước, chủthể tham nhũng sử dụng các lợi thế về cấp bậc, chức vụ, vị trí thuận lợi trong

hệ thống nhà nước vào những hành vi vụ lợi Mặt khác, do thiếu quyền lực từphía các cơ quan nhà nước không có lợi thế, cơ quan cấp dưới, người dân, các

tổ chức xã hội công dân hoặc doanh nghiệp thiếu hay không có khả năngkiểm soát quyền lực nhà nước, họ rơi vào trạng thái phải hối lộ để thực hiệncác mục tiêu của mình

- Cách tiếp cận kinh tế học cho rằng: Tham nhũng là hành động cố

tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan đến hành động đó Cách tiếp cận này nhấn

Trang 20

mạnh khía cạnh lợi ích vật chất của hành vi tham nhũng Về phía các chủ thểkinh doanh, đó là đưa hối lộ để tìm kiếm lợi nhuận phi pháp, tìm lợi thế cạnhtranh không lành mạnh, hành vi biển thủ tài sản công, lũng đoạn quá trình rachính sách, lợi dụng các chính sách hoặc cơ quan nhà nước để thực hiện sựthôn tính, chiếm lĩnh thị phần, buôn lậu, đầu cơ,…Về phía cơ quan hoặc quanchức nhà nước thì tạo ra những rào cản, tạo ra những chậm trễ, khó khăn vềthủ tục để đòi hối lộ hoặc “bôi trơn”, đối xử thiên vị…Trong nhiều trườnghợp, việc làm hay không làm của một cơ quan nhà nước, hay một công chứcnhà nước (ra một đạo luật hay không, quyết định một chính sách hay không)

là do thông đồng với giới kinh doanh cụ thể để tạo thuận lợi cho họ nhưnggây thiệt hại cho một giới khác hoặc cho toàn xã hội

- Cách tiếp cận pháp lý thì lại coi tham nhũng là hành vi trái pháp luật,

tham nhũng với một quy mô và tính chất nhất định là tội phạm hình sự Hiệnnay, từ Công ước của Liên hợp quốc, khu vực đến các quốc gia riêng biệt đềuhình sự hóa tội phạm tham nhũng Nguyên nhân của tham nhũng được xácđịnh là do thiếu vắng các quy phạm pháp luật trong việc điều chỉnh hành vicủa nhà nước và xã hội; pháp luật có nhiều sơ hở hoặc xử lý nương nhẹ chonhững hành vi tham nhũng,…

- Các tiếp cận văn hoá - đạo đức cho rằng tham nhũng là hành vi, quan

hệ xã hội trái với những chuẩn mực đạo đức, lối sống; là trạng thái sai lệchcác giá trị xã hội Tham nhũng nhằm thoả mãn lợi ích ích kỷ của cá nhân,nhưng xét trong ý nghĩa sâu xa của cuộc sống, thì nó lại chính là kết quả củanhững tư tưởng đồi bại, đó là những suy tính đen tối, sự dối trá, lừa lọc, sựphản bội tập thể, cơ quan, tổ chức, rộng hơn nữa là nhân dân Tham nhũng trởthành nan đề của đời sống tinh thần, của văn hoá, đạo đức, trở thành tháchthức các giá trị của tiến bộ xã hội, thách thức sự bền vững của những giá trịphổ quát trong đời sống của các cộng đồng Tham nhũng phá hoại các giá trị

Trang 21

công bằng, công minh, làm suy thoái, mục ruỗng lương tâm và trách nhiệm,nghĩa vụ và danh dự của người công dân, đặc biệt là của những người đượcnhân dân ủy quyền, nó tạo nên tâm trạng thiếu tin tưởng vào cơ quan côngquyền, chia rẽ và làm rối loạn các quan hệ xã hội, gây tác hại hết sức xấu xatrong đời sống tinh thần của nhân dân.

Các tiếp cận đã nêu trên về tham nhũng, chủ yếu là cách tiếp cận hành

vi Tuy nhiên, tham nhũng cũng cần được xem xét như là một hiện tượngmang tính lịch sử - xã hội, một trạng thái suy đồi của đạo đức và tinh thần

Như vậy, có thể nói, Tham nhũng (Corruption) là một hiện tượng xã hội, trong đó các tổ chức, tập đoàn, cá nhân…lợi dụng những ưu thế về chức

vụ, cương vị, uy tín, nghề nghiệp, hoàn cảnh của mình hoặc người khác, lợi dụng những sơ hở của pháp luật để trục lợi bất chính.

Như đã phân tích từ đầu, bản chất của tham nhũng là sử dụng sai lệch

quyền lực công (nhà nước) và quyền lực công cộng (tổ chức, cộng đồng) đểtrục lợi bất chính Điều khó khăn nhất trong nhận diện tham nhũng là phân

biệt giữa việc lợi dụng và sử dụng những ưu thế về chức vụ, cương vị, uy tín,

nghề nghiệp, hoàn cảnh của mình hoặc người khác, lợi dụng sở hở của phápluật để trục lợi bất chính Bởi vì, trong thực thi quyền lực công nhất thiết phải

sử dụng chức vụ, cương vị, uy tín, pháp luật…Nhưng ranh giới giữa việc thựcthi đúng đắn và thiếu đúng đắn (lợi dụng) là rất mong manh

Chủ thể của tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn cả

trong khu vực công hoặc khu vực tư Tuy nhiên, để đấu tranh phòng chốngtham nhũng có hiệu quả, cần chú ý đến những người có chức vụ, quyền hạntrong khu vực công, tức là công chức nhà nước, dù trong một số trường hợp,

họ là người bị động nhận hối lộ

Công chức nhà nước được Công ước Liên hợp quốc về chống thamnhũng cũng như nhiều Công ước quốc tế khác đều cơ bản thống nhất rằng:

Trang 22

- Là bất kỳ người nào giữ chức vụ về lập pháp, hành chính hoặc tưpháp tại quốc gia thành viên, bất kể là do bầu hay bổ nhiệm, làm việc thườngxuyên hay không thường xuyên, được trả lương hay không trả lương bất kểthâm niên công tác của người đó;

- Bất kỳ người nào thực hiện chức năng công, kể cả cho cơ quan haydoanh nghiệp công, hoặc cung ứng dịch vụ theo quy định trong pháp luậtquốc gia của quốc gia hữu quan và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liênquan của quốc gia đó

-Bất kỳ người nào được định nghĩa là “công chức” trong nội luật củamột quốc gia

“Hạt nhân của tham nhũng là tệ hối lộ ( ) Tuy nhiên tham nhũng không

chỉ quy lại ở tệ hối lộ ( ) Các cuộc vận động chính trị, bệnh thiên vị, chế độ bảo

hộ mậu dịch, việc bố trí các lãnh tụ chính trị và các quan chức nhà nước vào cáchãng tư nhân, việc đầu tư vào các cơ sở kinh doanh bằng ngân sách nhà nước,việc biến tấu tài sản của nhà nước thành các công ty cổ phần, làm tiền trên cơ sởbiết được sự cấu kết của các tổ chức đơn vị phạm pháp,…đều là những hình thứcngụy trang tinh vi, xảo quyệt của tệ nạn tham nhũng.”

1.1.3 Phân loại tham nhũng và tác hại tham nhũng

1.1.3.1 Phân loại tham nhũng

+ Có tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ: Theo Bộ công cụ phòng,

chống tham nhũng của Liên hợp quốc thì “tham nhũng lớn” là loại thamnhũng xâm nhập đến tận những cấp bậc cao nhất của Chính phủ quốc gia, làmxói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền

và sự ổn định của nền kinh tế Còn “tham nhũng nhỏ” là tham nhũng liênquan đến việc đổi chác một số tiền nhỏ, việc làm ơn không đáng kể bởi những

Trang 23

người tìm kiếm sự ưu đãi, hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữchức vụ nhỏ Sự khác biệt lớn nhất giữa tham nhũng lớn và tham nhũng nhỏ

là ở chỗ tham nhũng lớn làm biến dạng hoặc mục nát các chức năng trọng tâmcủa nhà nước, còn tham nhũng nhỏ phát triển và tồn tại trong mức độ chưa đủphá vỡ các khuôn khổ xã hội và quản lý đã được thiết lập

+ Tham nhũng chính trị hình thành do sự cấu kết giữa những người có

ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao trong

bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác độngthiên lệch vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanhnghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó Tham nhũng chính trị còn nhằm thayđổi các quy định của pháp luật thành những quy định phục vụ quyền lợi củanhững kẻ tham nhũng

Tham nhũng chính trị thường được che đậy và bảo mật rất chặt chẽ,chủ yếu diễn ra dưới các hình thức :

- Dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị để can thiệp vào việc cóhoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị (chính sách, đạo luật,hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận…) một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi

- Tham nhũng chính trị cũng có thể diễn ra dưới các hình thức mua bán,trao đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền lực, hoặc để có chức vụ, vị trí cóquyền lực để sau đó sử dụng chức vụ đó, vị trí đó trục lợi cá nhân

Chủ thể của tham nhũng chính trị là các cơ quan quyền lực nhà nước,chính trị gia hay các chính khách, những nhà hoạt động chính trị xã hội,những cá nhân, nhóm, tổ chức, đảng phái…có vị thế chính trị đáng kể

Tham nhũng nhà nước là một loại hình đặc biệt của tham nhũng chính

trị, trong đó chủ thể của nó là cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp, hành

pháp, tư pháp) Tham nhũng nhà nước là hành vi thao túng, lũng đoạn các cơ

quan quyền lực nhà nước, các quan chức nhà nước cấp cao nhất, sử dụng

Trang 24

quyền lực nhà nước để trục lợi Tham nhũng nhà nước có quy mô và mức độkhác nhau Ở quy mô đầy đủ của nó thường thấy ở các mô hình nhà nướcquân phiệt, nhà nước độc tài, nhà nước chuyên chế.

Trong tham nhũng chính trị và tham nhũng nhà nước, cần chú ý hành vi

không đưa ra một quyết định (một chính sách, một đạo luật ) Hành vi này

thường bị che dấu là không hiểu biết, không đầy đủ thông tin,…nên thườngkhông bị kết tội, không phải chịu trách nhiệm Ngày nay, trên thế giới và ở Lào,nhiều cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, mặc dù có bằng chứng là họ biết rõ vấn

đề, có đầy đủ thông tin, nhưng vì mục đích vụ lợi đã cố tình ngăn cản, phủ quyếthoặc có quyền quyết định nhưng vẫn không đưa ra quyết định Đó là một hành

vi tham nhũng Cũng hành vi này nhưng có thể không phải là tham nhũng nếunhư người thực hiện hành vi không nhằm mục đích vụ lợi, tức do bị giới hạn bởinăng lực, nhận thức, thiếu thông tin hoặc các nguyên nhân “vô tình” khác

+ Tham nhũng hành chính là hình thức tham nhũng xảy ra phổ biến

trong các quan hệ mang tính chấp hành và điều hành của đội ngũ công chứchành chính Ở đây, quyền lực hành chính, các trình tự thủ tục hành chính đãđược các công chức sử dụng để gây khó khăn cho công dân để trục lợi chobản thân

Các loại hình tham nhũng hành chính:

- Tham nhũng để đạt được hoặc đẩy nhanh việc thực hiện một thủ tục,một quyết định cụ thể nào đó mà công dân hay tổ chức có quyền được hưởng

từ cơ quan hành chính nhà nước

- Vi phạm các quy định của pháp luật hoặc việc thực hiện pháp luậtmang nặng tính thiên vị

Chủ thể của tham nhũng hành chính là các công chức nhà nước –

những người làm việc trong bộ máy hành chính

Trang 25

+ Tham nhũng kinh tế là tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực quản lý hoạt

động sản xuất kinh doanh, dịch vụ… của các doanh nghiệp nhà nước, đượcthực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế,những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước

Tham nhũng kinh tế xảy ra trong mọi nền kinh tế, đặc biệt là các nềnkinh tế trong quá trình chuyển đổi từ tập trung – quan liêu sang hàng hóa - thịtrường Đây là giai đoạn mà cơ sở pháp lý của nền kinh tế còn yếu kém, quản

lý kinh tế của nhà nước còn nhiều sơ hở, các thể chế kinh tế còn chưa hoànthiện, tạo kẽ hở cho tham nhũng kinh tế phát triển

Tham nhũng kinh tế thường biểu hiện dưới những hình thức sau:

- Trục lợi cá nhân do chiếm đoạt trái phép các tài sản của nhà nước vàcông dân

- Ra các quyết định kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân

- Lợi dụng sơ hở của pháp luật hoặc vi phạm pháp luật để tiến hành sảnxuất kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã hội (Buôn gian, bán lận, buônlậu, đầu cơ, bắt chẹt, cho vay nặng lãi,…)

Tham nhũng kinh tế ở nước CHDCND Lào chủ yếu được xem xét, vàthường xảy ra trong khu vực kinh tế nhà nước Chủ thể của tham nhũng kinh

tế thường là những người quản lý, nắm giữ các nguồn lực kinh tế trong khuvực quốc doanh

+ Tham nhũng xuyên quốc gia và tham nhũng trong nội bộ quốc gia + Tham nhũng công (trong cơ quan nhà nước – công quyền) và tham nhũng tư (ngoài cơ quan nhà nước)

+ Tham nhũng trực tiếp và tham nhũng gián tiếp

+ Tham nhũng chủ động (đưa hối lộ) và tham nhũng bị động (nhận hối lộ).

+ Tham nhũng cá nhân đơn lẻ và tham nhũng có tổ chức (tập thể)

Trang 26

Tham nhũng cá nhân là do một người tiến hành Đặc trưng nổi bật củatham nhũng cá nhân là toàn bộ giá trị chiếm được do tham nhũng do cá nhânđộc chiếm

Khác với tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể là do một số ngườihoặc một số cơ quan, tổ chức thống nhất với nhau, có sự bàn bạc về kế hoạch

tổ chức và có sự chỉ đạo, điều hành Đặc trưng nổi bật của loại hình thamnhũng này là phần tài sản tham nhũng được không phải do một cá nhân độcchiếm mà đem ăn chia giữa những kẻ tham nhũng

Ở nước CHDCND Lào, tham nhũng cá nhân thường là những thamnhũng nhỏ, xảy ra chủ yếu liên quan đến các quy trình và thủ tục quản lý hànhchính như việc nhũng nhiễu, vòi vĩnh người dân trong việc cấp hộ khẩu, sổ

đỏ, xin các loại giấy phép và các thủ tục khác trong tất cả các lĩnh vực,…Tham nhũng tập thể thường là những tham nhũng lớn Vì tham nhũng lớn đòihỏi phải được tổ chức công phu, có nhiều người, thậm chí một mạng lướitham gia Tham nhũng tập thể thường diễn ra trong lĩnh vực quản lý kinh tếnhà nước như: tham ô tài sản, lập dự án ma, dự án khống để rút tiền chianhau, quy hoạch hờ, quy hoạch treo, móc ngoặc với các doanh nghiệp các tậpđoàn kinh tế trong và ngoài nước để ban hành những chính sách, những quyếtđịnh có lợi cho họ Do tính phức tạp trong tổ chức tham nhũng lớn, nên thamnhũng tập thể lớn cần phải có sự phối hợp của quan chức cao cấp, thậm chí lànhững nhà lập pháp, nhà hoạch định chính sách Vì vậy, trong không ít trườnghợp, tham nhũng tập thể là tham nhũng chính trị, tham nhũng nhà nước

+ Tham nhũng còn được xem xét dưới góc độ một loại hiện tượng tiêu cực của xã hội; dưới góc độ hành vi (nhận và đưa hối lộ), hoặc được nhìn

nhận ở tính chất của nó, như vi phạm đạo đức xã hội; vi phạm pháp luậtnhưng chưa bị coi là tội phạm hình sự

Trang 27

+ Cũng có thể phân loại tham nhũng theo các cấp độ như theo Ngân

hàng thế giới thì tham nhũng bao gồm nhiều cấp độ từ thấp đến cao và nóxuất hiện ở tất cả các quốc gia mà nạn tham nhũng hoàn hành Tuy nhiên, tùythuộc vào mỗi quốc gia mà các cấp độ tham nhũng có những biểu hiện khácnhau, hoặc nặng về cấp độ này, hoặc nặng về cấp độ khác

Các cấp độ của tham nhũng đó là:

1 Bôi trơn: chi một khoản nhỏ để đẩy nhanh những thủ tục thông thường

2 Hối lộ: chi tiền cho những kẻ tham nhũng để đẩy người này làm theo

quyền lợi của người chi

3 Nhũng nhiễu: lợi dụng chức quyền để thu tiền một cách bất hợp pháp

4 Lại quả: chi tiền cho các nhân vật có tác động, sau khi một giao dịch

trục lợi được thực hiện

5 Cấp nhà nước: chính sách hay quy chế của chính phủ chịu tác động

của một nhóm tham nhũng

Cũng cần khẳng định rằng, tách riêng các cách tiếp cận tham nhũngtrên đây chỉ có ý nghĩa tương đối, vì các loại hình tham nhũng thường thâmnhập vào nhau, và thông thường một hành vi tham nhũng, nhất là tham nhũnglớn thường liên quan đến nhiều lĩnh vực Về bản chất và hiện tượng, nội dung

và hình thức các hành vi tham nhũng chỉ là một, tuy nhiên khi xem xét chúngtrong các lĩnh vực khác nhau, quy mô khác nhau chúng có những biểu hiện cụthể khác nhau nhất định

Trang 28

kinh tế, tẩy rửa tiền; làm thất thoát và sử dụng sai trái một phần quan trọngnguồn lực các quốc gia, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị vàphát triển bền vững các nước đó Ngoài ra, tham nhũng ngày nay đang là hiệntượng vượt ra ngoài biên gới quốc gia, ảnh hưởng đến mọi xã hội và mọi nền

kinh tế Liên hợp quốc, trong bộ công cụ chống tham nhũng còn cho rằng:

Tham nhũng có khuynh hướng làm tập trung của cải, làm tăng khoảng cáchgiàu nghèo, bảo vệ vị trí và lợi ích của quan tham bằng những biện pháp bấthợp pháp, nuôi dưỡng các hình thức phạm tội, thậm chí cả khủng bố

Công ước Chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinhdoanh quốc tế viết: “Hối lộ là hiện tượng phổ biến trong các giao dịch kinhdoanh quốc tế, bao gồm cả thương mại và đầu tư, gây ra sự lo ngại nghiêmtrọng về chính trị và đạo đức, làm tổn hại đến quan điểm quản lý tốt và pháttriển kinh tế, bóp méo các điều kiện cạnh tranh quốc tế” [32, tr.187]

Tham nhũng gây ra tác hại rất nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế.tham nhũng được coi là một tác nhân làm suy yếu thị trường, ở ba khía cạnh:Như một loại “thuế”, là hàng rào cản trở sự tham gia vào thị trường; gây ảnhhưởng xấu tới tính hợp pháp của nhà nước; cản trở khả năng cung cấp nhữngthể chế hỗ trợ thị trường Theo World Bank, tham nhũng có thể gây ra hậuquả xấu cho nền kinh tế thị trường, chủ yếu từ các khía cạnh sau:

- Tham nhũng làm méo sự lựa chọn chính sách

- Tham nhũng là một loại hoạt động kinh tế ngầm, khó kiểm soát, bất

ổn, cản trở đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.1

- Tham nhũng làm suy giảm các lực lượng cạnh tranh vốn có của thịtrường, thị trường ít tính cạnh tranh hơn vì các doanh nghiệp mới và nhỏ bịcản trở bởi tham nhũng, đến mức họ sẽ không tham gia được vào thị trường.Mặt khác tham nhũng thường đi kèm với chi tiêu công cộng dành cho y tế và

1 Theo một nghiên cứu ở Uganđa, cho thấy: tăng 1% số tiền hối lộ mà các doanh nghiệp phải trả thì giảm tỉ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp 3%, trong khi tăng 1% thuế chỉ làm giảm tăng trưởng của doanh nghiệp 1%.

Trang 29

giáo dục thấp hơn và như vậy nó làm cho người nghèo ít có cơ hội tham giavào thị trường.

Công ước Luật dân sự về chống tham nhũng của Hội đồng châu Âunhấn mạnh rằng, “tham nhũng là mối đe dọa lớn đối với nguyên tắc phápquyền, dân chủ và quyền con người, công bằng và công lý xã hội, ảnh hưởngđến sự phát triển kinh tế, đe dọa đến sự vận hành đúng đắn và công bằng củacác nền kinh tế thị trường”

Công ước Liên châu Mỹ về Chống tham nhũng thừa nhận rằng: “Thamnhũng làm giảm tính chính đáng của các cơ quan công quyền, xâm hại xã hội,nền tảng đạo đức và công lý cũng như sự phát triển toàn diện của con người.”Công ước cũng thừa nhận rằng, tham nhũng thường là công cụ được bọn tộiphạm có tổ chức sử dụng để thực hiện các mục tiêu của chúng; sự gắn bó giữatham nhũng và buôn bán trái phép chất ma túy, làm giảm và đe dọa đến cáchoạt động thương mại, tài chính hợp pháp và xã hội ở mọi cấp độ

Công ước Liên minh châu Phi về phòng chống tham nhũng cho rằngtham nhũng đe dọa tự do, bình đẳng, công lý và nhân phẩm; đe dọa nguyệnvọng chung của nhân dân châu Phi về một cuộc sống tốt hơn, về thúc đẩynhân quyền, dân chủ, pháp quyền, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xãhội của châu Phi và thừa nhận rằng: “Tham nhũng làm giảm chế độ tráchnhiệm và tính minh bạch trong quản lý các công việc nhà nước cũng như pháttriển kinh tế - xã hội của Châu lục này” [32, tr.250-251]

Ngân hàng thế giới, trong tài liệu Chống tham nhũng ở Đông Á: Giải

pháp từ khu vực kinh tế tư nhân, cho rằng tham nhũng cản trở sự phát triển của

khu vực kinh tế tư nhân, là một trở ngại nghiêm trọng nhất cho kinh doanh.Tổng hợp từ những nghiên cứu gần đây, tài liệu này đưa ra các kết luận: Thamnhũng làm cạn nguồn đầu tư nội địa; làm giảm đáng kể các dòng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài; tham nhũng không chỉ gây trở ngại cho hoạt động kinh tế

vĩ mô mà còn kìm hãm hoạt động của các hãng riêng lẻ… [23, tr.23-25]

Trang 30

Từ góc độ văn hóa, một vấn đề đặt ra là phải chăng, tham nhũng dướicác biểu hiện, hình thức, trạng thái, mức độ, tính chất khác nhau đã trở thànhmột “cách sống” của một số người, thậm chí một “lối sống” trong xã hội ta?

Dù sao đi nữa, tham nhũng đã trở thành một nguy cơ văn hóa trầm trọng

Nếu coi văn hóa là phẩm giá, là tổng hòa các giá trị chân – thiện – mỹ,

là sự hoàn thiện, phát triển và tiến bộ, thì tham nhũng làm tổn thương các giátrị truyền thống quý báu của dân tộc và con người Lào; là lực lượng làm thahóa con người, tha hóa sức mạnh nhân dân, tha hóa quyền lực của Đảng vàNhà nước, là lực lượng cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội

Trong các lãnh tụ của giai cấp công nhân thế giới, Lênin là người đầu

tiên phải đương đầu với những căn bệnh của nhà nước, mặc dù đó là nhà nướccông nông; nhà nước này vẫn tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm lợi ích của công –nông Người giải thích một trong trong những lý do tồn tại của công đoàn là

để bảo vệ công nhân khỏi sự xâm hại từ phía nhà nước của họ [16, tr.256].Bệnh quan liêu, giấy tờ, bệnh kiêu ngạo cộng sản, bệnh hình thức, bệnh tham

ô lãng phí và bệnh tham nhũng…đã gây cho việc thực hiện các nhiệm vụ củamột đảng cầm quyền nhiều tổn thất và khó khăn Lênin kiên quyết chống các

tệ nạn đó Theo Lênin, “đó là cái ung nhọt mà người ta không thể dùng mộtthắng lợi quân sự và một cải cách chính trị nào để chữa khỏi được” [14,tr.215] Lênin gọi nạn hối lộ (tham nhũng) là một trong “ba kẻ thù chính” củacông tác đảng cùng với bệnh kiêu ngạo cộng sản và nạn mù chữ Mối nguycủa nạn này là “nếu còn có thể hối lộ được thì cũng không nói đến chính trịđược” (…) “vì mọi biện pháp sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn khôngmang lại kết quả gì cả” [14, tr.217-218]

Hồ Chí Minh ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa(1945), đã luôn lên án những biểu hiện của sự tha hóa quyền lực nhà nướctrong không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền Người coi tham ô, lãng phí

và quan liêu là ba kẻ thù nguy hiểm Người viết: “Tham ô, lãng phí và bệnh

Trang 31

quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ” [18, tr.640] Nólà: “Kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng mà nó nằmtrong các tổ chức của ta, để làm hỏng mọi việc của ta” [20, tr.490]

Theo Hồ Chí Minh, trong ba kẻ thù trên, tham ô là kẻ thù nguy hiểm nhất,bởi đó là hành động xấu xa nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội Nó nguy hiểmđến mức mà Người từng xếp căn bệnh này ngang hàng với tội phản quốc Năm

1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Người nói: “Nếu cần có đảng phái thì

sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam, Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc

ta hoàn toàn độc lập Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừnhững kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài” [18, tr.161,162]

Bản chất của bệnh tham ô, theo Hồ Chí Minh, đó là “Người cán bộ, cậyquyền thế mà đục khoét của dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư”[19, tr.640] là bất liêm, tức không trong sạch, tham lam mà ngày nay chúng tagọi là tham nhũng

Như vậy, tham nhũng là hành vi gian lận, tham lam, là “dĩ công vi tư”,

là không thương tiếc tiền gạo do mồ hôi nước mắt của đồng bào làm ra, doxương máu của chiến sĩ làm ra Trong lúc các chiến sĩ, đồng bào phải hy sinhxương máu, mồ hôi nước mắt để xây dựng đất nước thì những kẻ tham ô, lãngphí và quan liêu lại phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải củaChính phủ, của nhân dân Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mậtthám Do vậy, chống tham ô, lãng phí và quan liêu cũng quan trọng và cần kípnhư đánh giặc trên mặt trận

Chính vì những hậu quả mà nó đem lại, Hồ Chí Minh xác định đó cũng

là một thứ giặc nguy hiểm, “thứ giặc ở trong lòng” Chưa xoá bỏ hết cái nọcnguy hiểm này thì cách mạng chưa thành công được, vì nó ngấm ngầm chốngphá cách mạng, chống phá sự nghiêp dựng xây chế độ mới của đất nước Vìvậy, Người nhắc nhở nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm

mà quên chống “giặc nội xâm” này thì chưa làm tròn nhiệm vụ của mình

Trang 32

Đảng nhân dân cách mạng Lào từ khi giành được quyền lực năm 1975đến nay đã coi tham nhũng là một trong những nguy cơ đối với vai trò lãnhđạo của Đảng, ổn định chính trị - xã hội và đối với với sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội.

1.2 Phòng, chống tham nhũng

1.2.1 Khái niệm phòng, chống tham nhũng

Phòng( Động từ) là lo liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa hoặc

chuẩn bị đối phó với điều không hay có thể xảy ra

Chống là: Đặt một vật hình thanh dài cho đứng vững ở một điểm rồi

tựa vào một vật khác để giữ cho vật này khỏi đổ, khỏi ngã tì mạnh vào mộtđầu của chiếc sào đã được cắm nghiêng xuống nước, dùng sức đẩy mạnh đểcho thuyền bè di chuyển theo hướng ngược lại

Hoạt động ngược lại, gây trở ngại cho hành động của ai hoặc làm cảntrở sức tác động của cái gì

Xuất phát từ những điều kiện đặc thù của những quốc gia mà quanniệm về tham nhũng khác nhau thì công tác đấu tranh phòng, chống thamnhũng của mỗi quôc gia, mỗi dân tộc cũng khác nhau nhưng dựa trên tìnhhình chính trị, kinh tế xã hội của mình để đề ra cách thức hoặc phương thứcriêng với mong muốn loại trừ tội phạm ngủy hiểm này ra khỏi đời sống kinh

Trang 33

Là quá trình xây dựng lực lượng chuyên trách đủ mạnh, có phẩm chấtchính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp làm nòng cốt trong công tác phòngngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng theo hướng chuyên môn hóa với cácphương tiện, công cụ, kỹ năng phù hợp, bảo đảm vừa chuyên sâu, vừa baoquát các lĩnh vực, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội;

Là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội,điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trongsạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính;lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giảipháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhândân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển;

Là sự áp dụng các giải pháp phòng ngừa đối với một loại vi phạm phápluật, tội phạm cụ thể, là hệ thống các biện pháp tác động về kinh tế, chính trị,văn hóa, giáo dục, tư tưởng, đạo đức, pháp luật… do các chủ thể triển khai,thực hiện nhằm xóa bỏ, loại trừ, vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện làmphát sinh hành vi tham nhũng trong hoạt động, làm giảm thiểu các tác hại củaloại hành vi này, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội

Khái quát lại, phòng, chống tham nhũng là quộc đấu tranh phòng,chống lại hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tàisản của Nhà nước, của xã hội, của nhân dân do những người có chức vụ, cóquyền hạn thực hiện Hoặc, phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh đểđẩy lùi, loại bỏ một loạt hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng

1.2.2 Nội dung phòng, chống tham nhũng

Dựa trên các văn bản pháp lý mà Đảng nhân dân cách mạng Lào vàNhà nước đề ra, tác giả xin khái quát những nội dung phòng, chống thamnhũng ở Nước CHDCND Lào như sau:

Trang 34

Môt là, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng.Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hộitham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước Với việc công khaiminh bạch trong hoạt động tại các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dễ dàngnhận biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theocác quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi cơ quan Nhà nước và các cán

bộ, công chức nhà nước thực hiện các quy định đó Công khai, minh bạch

sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chứctrách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà phápluật quy định bởi, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng

chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý “Công khai và minh

bạch là những chìa khoá then chốt nhằm bảo đảm đấu tranh chống tham nhũng thành công”.

Luật phòng, chống tham nhũng đưa ra các nguyên tắc cũng như thể chế

hoá để bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc đó Bên cạnh đó Luật

phòng, chống tham nhũng quy định công khai, minh bạch trong một số lĩnh

vực hoạt động cụ thể, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng

Hai là, xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý luôn liên quanđến việc sử dụng tài sản, vốn và ngân sách nhà nước Việc thực hiện một cáchtuỳ tiện và trái phép các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đó sẽ dẫn đến việc tàisản của Nhà nước bị thất thoát, tiền bạc hoặc những lợi ích vật chất rơi vàomột số ít người, thực chất đó là sự hưởng lợi bất chính của những người cóchức vụ, quyền hạn hoặc những người có quan hệ thân quen với người cóchức vụ, quyền hạn Đây chính là hành vi tham nhũng cần ngăn chặn

Trang 35

Ba là, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi

vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

Các nước trên thế giới mặc dù có chế độ chính trị khác nhau nhưng về

cơ bản, việc thực hiện quyền lực công đều phải thông qua hoạt động công vụcủa đội ngũ công chức Vì vậy, để chống tham nhũng, không có cách gì tốthơn là tăng cường kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, cụ thể là tácđộng vào đội ngũ cán bộ, công chức và quá trình thực hiện công vụ Ngoài ra,trong chừng mực nào đó, cần kiểm soát cả những quan hệ xã hội của họ,những quan hệ có nguy cơ bị lợi dụng và nảy sinh tham nhũng

Bốn là, vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Nước CHDCND Lào đã thực hiện việc kê khai tài sản - một nội dung của

cơ chế minh bạch tài sản Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống minh bạch tài sản ởLào vẫn chỉ dừng lại ở kê khai tài sản đơn thuần, còn thiếu nhiều yếu tố để Nhànước có thể kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Năm là, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu là một yếu tố quan trọng trong

quản lý nhà nước và chống tham nhũng nói riêng Luật phòng, chống tham

nhũng quy định một cách chi tiết về vấn đề này, bao gồm những nội dung

chính sau:

- Phân định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấpphó được giao phụ trách các lĩnh vực; theo đó, người đứng đầu chịu tráchnhiệm chung và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực do mình quản lý,cấp phó chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực được giao phụ trách

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu đơn vị, phải chịutrách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình

Trang 36

Để tạo cơ sở xử lý trách nhiệm người đứng đầu, trong kết luận thanhtra, kiểm toán, điều tra phải có kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị nơi xảy ra tham nhũng là yếu kém trong quản lý, buônglỏng quản lý hay bao che cho hành vi tham nhũng.

Sáu là, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 chỉ đề cập đến một số khâu

quan trọng cần lưu ý trong quá trình tiến hành cải cách hành chính để gópphần phòng ngừa tham nhũng Trong đó có nội dung” Nhà nước thực hiện cảicách hành chính nhằm tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơquan, tổ chức, đơn vị; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Trungương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; phân định rõnhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước; công khai, đơn giản hoá vàhoàn thiện thủ tục hành chính; quy định cụ thể trách nhiệm của từng chứcdanh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

1.3 Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới

- Ở Trung Quốc, trong công tác phòng, chống tham nhũng, Chính phủluôn coi trọng việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, giáo dục chínhtrị tư tưởng và tác phong liêm chính trong toàn Đảng, bởi theo họ, “giáo dụcđạo đức là hàng đầu, tu dưỡng bản thân là cơ bản” Chính vì vậy, Trung Quốc

đã tăng cường giáo dục lý luận để nâng cao nhận thức về bản chất trong sángcủa Đảng cũng như phẩm chất đạo đức, tác phong liêm chính trong mỗi cán

bộ, đảng viên; giáo dục tác phong sống giản dị, lành mạnh, đồng cam cộngkhổ với nhân dân của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, có chức, cóquyền, có điều kiện nhận hối lộ; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, sống vàlàm việc theo pháp luật… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chủ trương kiên

Trang 37

quyết trừng trị nghiêm khắc những kẻ tham nhũng, cho dù đó là ai Nhiềunăm qua, Trung Quốc đã xử lý hàng trăm nghìn vụ tham nhũng, trong đó cónhiều cán bộ cấp cao bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật Chỉ tính riêngnăm 2010, Uỷ ban Điều tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

đã xử lý kỷ luật 146.517 người, truy tố 5.373 người, xử lý 15.900 vụ án thamnhũng, liên quan đến 4,266 tỷ nhân dân tệ (Báo cáo của Ngân hàng nhân dânTrung Quốc năm 2010) Nhờ việc áp dụng các biện pháp mạnh tay này mànạn tham nhũng ở Trung Quốc bước đầu đã được kiểm soát tuy nhiên vẫn còn

ở mức cao

- Ở Hàn Quốc, Australia, nội dung phòng, chống tham nhũng được đưavào giảng dạy trong hệ thống trường học để giúp học sinh ý thức được nguyênnhân, hậu quả, tác hại của việc tham nhũng và giáo dục ý thức lên án thamnhũng ngày từ khi còn nhỏ Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đẩy mạnh việc tuyêntruyền phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng,thành lập trung tâm thông tin về tham nhũng và lập quỹ chống tham nhũng…Tuy nhiên, khi những hành vi tham nhũng được điều tra làm rõ thì các hìnhphạt nghiêm khắc cũng được áp dụng đối với các quan chức tham nhũng, bất

kể đó là ai, dù là chính khách hay công chức bình thường Kết quả của việc xử

lý được công khai để nhân dân giám sát Chính điều này đã tạo điều kiện chocuộc chiến chống tham nhũng được tiến hành mạnh mẽ và rộng khắp

- Ở Nga, Chính phủ đã thực hiện chiến dịch “bàn tay sắt” trong cuộcchiến với nạn tham nhũng, kiên quyết xử lý những quan chức lạm quyềntrong bộ máy nhà nước, đặc biệt là các quan chức ở Trung ương, nhất là trong

bộ máy hành pháp có hành vi tham nhũng, bao che cho tội phạm tham nhũng.Trong chiến dịch chống “tội phạm đeo quân hàm” năm 2007, hàng loạt sĩquan, trong đó có cả những sĩ quan cấp tướng đã bị truy tố trước pháp luật.Hàng loạt các nhân vật cấp cao trong bộ máy Đảng, Chính phủ cũng bị miễn

Trang 38

nhiệm, cách chức, truy tố vì liên quan đến tham nhũng như: Viện trưởng ViệnCông tố Liên bang Vlađimia Uxtinốp; Phó Ban điều tra các vụ án đặc biệtquan trọng thuộc Cục Điều tra thi hành án Moscow Dumovets về tội nhận 0,5triệu USD tiền hối lộ để tha bổng hai bị cáo phạm tội buôn lậu.

- Ở Mỹ và các nước Tây Âu việc chống tham nhũng được nhấn mạnh ởkhâu thể chế, tức là việc tổ chức bộ máy nhà nước sao cho các nhánh quyềnlực có thể kiểm tra, giám sát lẫn nhau và thiết lập sự kiểm soát từ phía xã hội.Xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực đủ sức ngăn chặn các hành vi lạmquyền, chuyên quyền, sử dụng quyền lực vì mục đích tối đa hóa lợi ích củabản thân… Đó là các cơ chế, tam quyền phân lập nhằm kiềm chế đối trọnggiữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp; tăng cường sựgiám sát, phản biện xã hội của xã hội công dân đối với bộ máy nhà nước…Chính vì vậy quyền lực nhà nước luôn được đảm bảo thực thi nghiêm túc,đúng pháp luật và dân chủ Trong khi đó, ở một số quốc gia phát triển khác ởchâu Á như Hàn Quốc, Xinh-ga-po…, Chính phủ đã xây dựng một hệ thốngcác thiết chế kiểm soát quyền lực hết sức chặt chẽ, đó là thành lập các tổ chứcđộc lập thuộc cơ quan hành pháp và các bộ phận chuyên trách chống thamnhũng như: Văn phòng Tổng thống, Văn phòng Thủ tướng, Viện Kiểm toán

và thanh tra, Uỷ ban giám sát tài chính, Uỷ ban chống tham nhũng, Cơ quancảnh sát điều tra… Các cơ quan khác độc lập với cơ quan hành pháp như: Tòa

án, Uỷ ban bầu cử quốc gia, Hiệp hội công dân và các cơ quan thông tin đạichúng nhằm kiểm soát quyền lực và ngăn chặn tham nhũng

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1 Thực trạng tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

2.1.1 Đặc điểm cơ bản của tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Do đặc điểm lịch sử, đặc điểm kinh tế - xã hội và trình độ phát triểntham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào vừa mang những tínhchất phổ biến của các hành vi tham nhũng chung đã được thế giới nhận diện,mặt khác các hiện tượng, hành vi tham nhũng ở nước CHDCND Lào vẫn cónhững đặc điểm đặc thù

Thứ nhất: Mặt tiêu cực trong văn hóa ứng xử của người Lào là môi trường thuận lợi cho tham nhũng.

Văn hóa ứng xử của người Lào, bên cạnh những mặt tích cực, như đềcao tính trung thực, ngay thẳng, liêm khiết, căm ghét những hiện tượng tham

ô, nhũng lạm, gian tham đục khoét…Trong chính sử cũng như trong dân gianngười Lào cũng thường tôn vinh người cấp trên, quan lại thanh liêm ca ngợinhững con người có khí phách, tiền bạc không mua chuộc được uy vũ khôngkhuất phục được…

Tuy vậy, văn hóa ứng xử của người Lào vẫn còn nặng chữ “tình”,chuộng sự yên lặng, nhàn nhã, “trong ấm ngoài êm” Đây là những phươngchâm sống tốt nhưng phấn đấu phải rất công phu khó nhọc Trong thực tiễn,những phương châm này cộng với một tinh thần vụ lợi nữa thành ra một thái

độ thờ ơ, sự yếu thế, chạy trốn khỏi những đấu tranh, xung đột Đó là thái độ

“dĩ hòa vi quý” “sống chết mặc bay” “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Trang 40

Sự khéo léo đến ma mãnh này của người Lào là môi trường thuận lợi cho thóitham lam, lộng hành đục khoét của đám quan lại Hoặc một thái độ đối phótiêu cực khác trước thói tham lam của vua quan: “Quan tham thì dân gian”

Một số nếp sống thường ngày rất đẹp như “miếng trầu là đầu câuchuyện”, đã biến thành vấn đề “đầu tiên” trong giao dịch chốn quan trường,công sở ngày nay, và là một cớ rất tốt cho tham nhũng Mặc dù trong dân gianvẫn có câu “làm ơn há dễ mong người trả ơn”, nhưng nếp sống “đền ơn đápnghĩa” cũng trở thành công cụ cho biếu xén, hối lộ Thói quen biếu quà, “đếncửa quan không thể đi tay không” cũng bị biến thành đút lót Vấn đề là ở chỗnếp sống lối ứng xử này đã thành chuẩn mực đạo đức xã hội, người ta khôngnhững không lên án nó, mà cố gắng làm theo nó, cho nên nhiều hành vi thamnhũng xảy ra mà xã hội vẫn không biết là tham nhũng

Nghị quyết của Đảng cũng đã đánh giá rằng, nhiều cá nhân đơn vị, chỉnghe nói đến tham nhũng ở đâu, còn trong cơ quan, đơn vị mình thì khôngthấy Ngày nay những “điếu thuốc, miếng trầu” ấy là cả hàng ngàn đô la, là cổphiếu, cổ phần, là căn hộ, là biệt thự…Có thể nói lối ứng xử “lựa chiều” trọngtình, trọng nghĩa không quá “sòng phẳng”, tùy tiện thiếu nguyên tắc và phápluật, trong đời sống cộng đồng xa xưa có thể là một ưu điểm lớn Ngày nay,nếu chúng được dựa trên một nền tảng pháp lý vững vàng, minh bạch, vẫn làmột nét đẹp trong văn hóa ứng xử và có thể bổ sung cho “tính cứng rắn” củapháp luật trong nhà nước pháp quyền Nhưng nếu thiếu một cơ sở pháp lývững chắc, thì lối ứng xử “truyền thống” ấy là môi trường tốt để các hành vitham nhũng ẩn náu, rất khó phát hiện và phòng ngừa

Lối suy nghĩ như trên dường như đang là những thế lực vô hình tiếp taymạnh mẽ cho tham nhũng phát triển Không ít người cho rằng cán bộ, đảngviên khi có điều kiện mà không “dám ăn” là “hâm”, là “điên” Đối với ngườidân, việc đưa hối lộ được coi là chuyện bình thường, không hối lộ là không

Ngày đăng: 16/07/2018, 13:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính phủ nước CHDCND Lào (2012 ), Chiến lược quốc gia chống tham nhũng đến năm 2020, ban hành ngày 04/12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quốc gia chống thamnhũng đến năm 2020
6. Đảng NDCM Lào (2012), Nghị quyết hội nghi lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết hội nghi lần thứ 2, Ban chấp hành"Trung ương
Tác giả: Đảng NDCM Lào
Năm: 2012
9. Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Tài liệu Đại hội toàn Quốc lần IX, Nxb Quốc gia,V.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Đại hội toàn Quốc lần IX
Tác giả: Đảng nhân dân cách mạng Lào
Nhà XB: Nxb Quốc gia
Năm: 2011
12. Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Giáo trình môn xử lý tình huống chính trị, Lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mônxử lý tình huống chính trị
13. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, M Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1977
14. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, M Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1978
15. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 50, Nxb Tiến bộ, M Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1978
16. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, M Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1979
17. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, M Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I. Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1979
18. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1995
19. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1995
20. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1995
21. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1996
22. Khammy NAOTUAYANG (2014) , Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn sống mãi trong sự nghiệp đại cách mạng của nhân dân Lào, Nxb Thanh niên Lào, V Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn sốngmãi trong sự nghiệp đại cách mạng của nhân dân Lào
Nhà XB: Nxb Thanhniên Lào
23. Ngân hàng thế giới (2004), Chống tham nhũng ở Đông Á: Giải pháp từ khu vực kinh tế tư nhân, Nxb. CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống tham nhũng ở Đông Á: Giải pháp từkhu vực kinh tế tư nhân
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Nhà XB: Nxb. CTQG
Năm: 2004
28. Quốc Hội nước CHDCND Lào (2012), Luật Kiểm toán Nhà nước 29. Quốc Hội nước CHDCND Lào (2014), Luật Kiểm toán độc lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Kiểm toán Nhà nước "29. Quốc Hội nước CHDCND Lào (2014)
Tác giả: Quốc Hội nước CHDCND Lào (2012), Luật Kiểm toán Nhà nước 29. Quốc Hội nước CHDCND Lào
Năm: 2014
30. Nguyễn Quốc Sửu (2013), phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: phòng, chống tham nhũng trong hoạt độngcông vụ ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quốc Sửu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2013
31. Nguyên Xuân Trường (2012), Phòng, chống tội tham nhũng có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng, chống tội tham nhũng có yếu tốnước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
Tác giả: Nguyên Xuân Trường
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2012
32. Thanh tra Chính phủ (2006), Giới thiệu các Công ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng, Nxb. Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu các Công ước quốc tế về phòng,chống tham nhũng
Tác giả: Thanh tra Chính phủ
Nhà XB: Nxb. Tư pháp
Năm: 2006
34. Trường Cán Bộ Thanh Tra Việt Nam (2004), Một số vấn đề cơ bản về phòng ngừa và phòng chống tham nhũng, Nxb Tư Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản vềphòng ngừa và phòng chống tham nhũng
Tác giả: Trường Cán Bộ Thanh Tra Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w